Giáo trình Kinh tế du lịch.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Tổng quan du lịch là một trong số các môn học chuyên ngành du lịch Mục tiêucủa môn học là giới thiệu một cách có hệ thống, toàn diện và hiện đại các vấn đề vừacăn bản vừa khái quát về du lịch cho học sinh trước khi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cácmôn học chuyên ngành du lịch khác như Kinh doanh Lữ hành, Kinh doanh Khách sạn,Marketing du lịch, Tổng quan du lịch là môn học thuộc khoa học xã hội và nhân văn,
có đối tượng nghiên cứu là các khái niệm, các phạm trù cơ bản nhất liên quan đến hoạtđộng du lịch của con người Trên cơ sở đó, người học có thể hiểu rõ bản chất và rút rađược các quy luật hoặc tính quy luật vận động của các hiện tượng và hoạt động dulịch.Tổng quan du lịch còn nghiên cứu du lịch với tính chất của một hệ thống Hệ thống
du lịch bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối liên hệ bên trong cũng như bên ngoài hệthống Môn học sẽ giúp chỉ ra bản chất của các mối liên hệ này Ngoài ra, môn học còn
đề cập đến việc sử dụng hoặc vận dụng các khái niệm, các phạm trù, các mối liên hệ cơbản đó trong thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam
Học phần Tổng quan du lịch gồm 4 đơn vị học trình, 9 chương, bao quát các vấn
đề cơ bản nhất của hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch, gồm các khái niệm cơ bảntrong du lịch (khách du lịch, thể loại du lịch, sản phẩm du lịch,…); Lịch sử hình thành
du lịch; Nhân lực du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Điều kiện phát triển du lịch;Tính thời vụ trong kinh doanh du lịch; Quy hoạch du lịch; Tổ chức, quản lý du lịch vàHiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch
Trang 2MỤC LỤC CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG DU LỊCH
1.1 Khái niệm du lịch
1.1.1 Thuật ngữ du lịch
1.1.2 Các định nghĩa về du lịch
1.1.2.1 Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người
1.1.2.2 Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế
1.3.2.1 Nội dung của nhu cầu du lịch
1.3.2.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch
1.3.2.3 Điều kiện thực hiện nhu cầu du lịch
1.3.2.4 Đo lường nhu cầu du lịch
1 4 Sản phẩm du lịch
1.4.1 Khái niệm sản phẩm du lịch
1.4.2 Những bộ phận cấu thành của một sản phẩm du lịch
1.5 Thể loại du lịch
1.5.1 Ý nghĩa của việc phân loại
1.5.2 Các tiêu thức phân loại
1.5.2.1 Căn cứ vào phạm vi và lãnh thổ của chuyến đi
Trang 31.5.2.3 Căn cứ vào nhu cầu và mục đích của chuyến đi du lịch.
1.5.2.4 Căn cứ vào thời gian và địa điểm hoạt động của điểm du lịch
1.5.2.5 Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách sử dụng
1.5.2.6 Căn cứ vào phương tiện lưu trú mà khách sử dụng
1.5.2.7 Căn cứ vào hình thức tổ chức đi du lịch
1.5.2.8 Căn cứ vào độ dài của chuyến đi
1.6 Các lĩnh vực kinh doanh trong du lich
1.6.1 Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business)
1.6.2 Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business)
1.6.3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation)
1.6.4 Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác (Other Tourism Business)
2.3.1 Các xu hướng phát triển của cầu du lịch
2.3.2 Các xu hướng phát triển của cung du lịch
2.4 Các tác động của du lịch
2.4.1 Tác động kinh tế của du lịch
2.4.2 Tác động xã hội của du lịch
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.1 Các điều kiện chung
3.1.1 Điều kiện kinh tế của một nước, một địa phương
3.1.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng
3.1.3 Điều kiện chính trị xã hội
Trang 43.2 Các điều kiện đặc trưng
3.2.1 Điều kiện tài nguyên du lịch
3.2.2 Điều kiện đặc biệt - Các sự kiện về tự nhiên, về kinh tế, chính trị xã hội, kỹthuật.v.v…
3.2.3 Điều kiện thị trường du lịch
4.1.3 Đặc điểm của lao động trong du lịch:
4.1.3.1 Lao động trong du lịch có cấu thành 2 bộ phận
4.1.3.2 Quá trình lao động mang tính chuyên môn hoá cao
4.1.3.3 Quá trình lao động trong du lịch là một quá trình liên tục về mặt thời gian.4.1.3.4 Lao động trong du lịch chịu áp lực lớn về mặt tâm lý và môi trường phứctạp
4.2 Nhân lực trong du lịch:
4.2.1.Khái niệm
4.2.2 Đặc điểm nhân lực du lịch
4.2.2.1 Đặc điểm về giới tính nhân lực du lịch
4.2.2.2 Đặc điểm về độ tuổi nhân lực du lịch
Trang 54.2.2.3 Đặc điểm về cơ cấu ngành nghề của nhân lực du lịch
4.2.2.4 Đặc điểm về trình độ của nhân lực du lịch
4.2.2.5 Đặc điểm về tính biến động của nhân lực du lịch do tính thời vụ trong kinhdoanh du lịch
4.2.3 Những yêu cầu về phẩm chất đối với nhân lực du lịch
4.2.3.1 Yêu cầu chung
4.2.3.2 Yêu cầu cụ thể, đặc biệt với một số chức danh chủ yếu
4.2.4 Công tác tuyển chọn nhân lực du lịch
4.2.4.1 Xác định nhu cầu tuyển chọn
4.2.4.2 Xác định số lượng tuyển chọn
4.2.4.3 Tiến hành tuyển chọn
4.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
CHƯƠNG 5 CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH
5.1 Khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
5.1.1 Khái niệm
5.1.2 Cấu thành của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
5.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch:
5.2.1 Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch:
5.2.1.1 Tính phụ thuộc lớn vào tài nguyên du lịch
5.2.1.2 Tính tổng hợp và đồng bộ cao trong xây dựng
5.1.2.3 Giá trị của một công suất sử dụng rất lớn
5.1.2.4 Dung lượng vốn đầu tư ban đầu cao
5.2.1.5 Tính không cân đối trong sử dụng
5.2.2 Phân loại cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch:
Trang 65.2.2.1 Phân loại dựa vào chức năng của mỗi loại cơ sở vật chất kỹ thuật:5.2.2.2 Phân loại dựa vào quá trình tham gia sản xuất tạo sản phẩm du lịch.5.2.2.3 Phân loại dựa vào tính chất, mục đích hoạt động.
5.2.2.4 Phân loại dựa vào loại hình du lịch
5.2.2.5 Phân loại dựa vào một số căn cứ khác
CHƯƠNG 6 THỜI VỤ DU LỊCH
6.1 Khái niệm và đặc điểm thời vụ du lịch
6.1.1 Khái niệm thời vụ du lịch
6.1.2 Các đặc điểm của thời vụ du lịch
6.2 Các yêú tố tác động gây ra tính thời vụ
CHƯƠNG 7 QUY HOẠCH DU LỊCH (6 TIẾT)
7.1 Tầm quan trọng của quy hoạch du lịch
7.1.1 Cơ sở lý thuyết của quy hoạch du lịch
7.1.1.1 Lý thuyết về chu kỳ sống của điểm du lịch theo R.W Butler
Trang 77.1.1.2 Giả thiết về xu hướng tăng giảm tính phổ biến của một điểm du lịch ở những giai đoạn phát triển theo Stanley C Plog
7.1.2 Tầm quan trọng của quy hoạch du lịch
7.1.3 Hậu quả của việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch
7.2 Phạm vi quy hoạch và các thành phần của quy hoạch tổng thể vùng du lịch
7.2.1 Phạm vi quy hoạch
7.2.2 Các thành phần của quy hoạch tổng thể vùng du lịch
7.2.2.1 Vùng du lịch và căn cứ định vùng du lịch
7.2.2.2 Các thành phần của quy hoạch tổng thể vùng du lịch
7.3 Các giai đoạn cơ bản trong tiến trình quy hoạch du lịch
7.3.1 Giai đoạn chuẩn bị
7.3.2 Giai đoạn xác định mục tiêu
7.3.3 Giai đoạn khảo sát
7.3.4 Giai đoạn phân tích và tổng hợp
7.3.5 Giai đoạn thiết lập và khuyến nghị về chính sách và quy hoạch
7.3.6 Giai đoạn thực thi và giám sát
8.1.4 Hiệp hội khách sạn quốc tế (IHA)
8.1.5 Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế ( IATA)
8.1.6 Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA)
8.1.7 Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEANTA)
Trang 88.1.9 Trung tâm thông tin du lịch ASEAN (ATIC)
8.2 Hệ thống tổ chức quản lý du lịch của Việt Nam
8.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam
8.2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý du lịch Việt Nam
8.2.3 Quản lý nhà nước về du lịch
8.2.2.1 Khái niệm
8.2.2.2 Chức năng
8.2.2.3 Các loại quản lý nhà nước về du lịch
8.2.2.4 Phân cấp quản lý nhà nước về du lịch
CHƯƠNG 9 HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG KINH DOANH DU LỊCH
9.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
9.1.1 Khái niệm hiệu quả
9.1.2 Các thể loại hiệu quả
9.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch
9.2.1 Các chỉ tiêu chung
9.2.1.1 Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
9.2.1.2 Chỉ tiêu về doanh lợi
9.2.1.3 Chỉ tiêu thu hồi vốn xây dựng cơ bản
9.2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
9.2.2 Các chỉ tiêu đặc trưng
9.2.2.1 Các chỉ tiêu đặc trưng trong kinh doanh khách sạn
9.2.2.2 Các chỉ tiêu đặc trưng trong kinh doanh lữ hành
9.3 Các phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch
Trang 99.3.1 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu qủa
9.3.2 Các yếu tố trực tiếp tác động đến hiệu quả
9.3.3 Phương hướng và giải pháp làm tăng doanh thu
9.3.4 Phương hướng và giải pháp tiết kiệm chi phí
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG DU
LỊCH1.1 Khái niệm du lịch
Tiếng Phỏp: Le tour – Tourisme
Tiếng Đức: Der fremdenverkehrs
í nghĩa chung: Cuộc hành trỡnh đi một vũng, từ một nơi này đến một nơi khác và
có quay trở lại
1.1.2 Các định nghĩa về du lịch.
1.1.2.1 Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người
Quan điểm của PTS Trần Nhạn: Du lịch là quá trỡnh hoạt động của con người rờikhỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận nhữnggiá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằmmục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền
Quan điểm của R.C Mill và A.M Morrison: Du lịch là một hoạt động xảy ra khicon người vượt qua biên giới, ranh giới một vùng, một khu vực hay một nước nhằmmục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một
Trang 10Luật du lịch Việt Nam (27/6/2005): Du lịch là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mỡnh nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, tỡm hiểu, giải trớ, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh.
Bản chất của du lịch
1.Du lịch nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở các nơi đến khácnhau
2.Có hai yếu tố trong hoạt động du lịch: Hành trỡnh tới nơi đến và sự lưu lại, trong
đó bao gồm cả các hoạt động ở nơi đến
3 Chuyến đi và lưu trú xảy ra bên ngoài nơi cư trú và làm việc thường xuyên, do
đó du lịch làm nảy sinh những hoạt động của người đi du lịch ở nơi đến khác biệtvới những hoạt động của cư dân sinh sống và làm việc ở đây
Sự di chuyển tới nơi đến mang tính chất tạm thời, và sau đó quay trở về
5 Chuyến đi với nhiều mục đích song không vỡ mục đích định cư hoặc tỡm kiếmviệc làm tại nơi viếng thăm
1.1.2.2 Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế
Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn dulịch, sản xuất, trao đổi h àng hoá và dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về
đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trớ, tỡm hiểu và cỏc nhu cầu khỏc củakhỏch du lịch Cỏc hoạt động đú phải đem lại lợi ớch kinh tế - chớnh trị - xó hộithiết thực cho cỏc nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp du l ịch.(TrườngĐHKTQD Hà Nội)
1.1.2.3 Tiếp cận du lịch một cách tổng hợp
Vấn đề định nghĩa du lịch một cách tổng hợp phải bao gồm các thành phần tham dự
và chịu ảnh hưởng của ngành du lịch Quan điểm của các thành phần này có tầmquan trọng đến việc triển khai một định nghĩa bao quát Chúng ta có thể phân biệtđược 4 thành phần có quan điểm khác nhau về du lịch
Trang 111 Đối với người đi du lịch (Tourist)
Du lịch là một cuộc hành trình rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến mộtnơi khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần => " Bản chất củacác đối tượng du lịch đi du lịch sẽ xác định địa điểm du lịch được lựa chọn và cáchoạt động được thực hiện"
2 Đối với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách (The businesses providing tourist goods and servicess)
Các nhà kinh doanh này cho rằng du lịch là hiện tượng phát sinh ra các mối quan
hệ kinh tế và phi kinh tế, là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất phục vụnhằm thoả mãn tối ưu nhất những nhu cầu của khách du lịch đồng thời thông qua
đó phải đạt được mục đích số một là tối đa hoá lợi nhuận
3 Đối với dân sở tại(Local Community)
Dân chúng địa phương thường xem du lịch là một cơ hội lao động và giao lưu vănhoá
+ Cơ hội lao động: Tìm kiếm việc làm cũng như bán các sản phẩm địa phương giatăng thu nhập
+ Cơ hội tìm hiểu văn hoá, lối sống
Chú ýý: Một điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là hậu quả của việc giao tiếpgiữa số lượng lớn du khách quốc tế và dân địa phương "Có thể là ích lợi, phươnghại hay kết hợp cả hai"
4 Chính quyền địa phương (Host goverment)
Các giới chức chính phủ xem du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính,
cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho du khách với mục đich mang lại thu nhậpcho dân chúng, ngoại tệ cho quốc gia và tiền thuế cho ngân quỹ (Xuất khẩu tạichỗ) "thu thuế và lệ phí"
Theo cách tiếp cận này, Michael Colman (học giả Mỹ) định nghĩa: Du lịch là quan
hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm: Du khách, cơ quan cung ứng du lịch,chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch
Trang 12Cũng quan điển này các tác giả Rôbert W Mclntosh, Charles R Goeldner phátbiểu:
Du lịch là tổng hoà các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lạigiữa du khách, nhà cung ứng, Chính phủ và cộng đồng dân chúng địa phương trongquá trình thu hút và đón tiếp khách "The sum of the phenomena and relationshiparising from the interaction of tourists, business suppliers, host goverment and hostcommunities in the process of attracting and hosting these tourist"
Nguồn: Mclntosh et al, Tourism Principles, practices, philosophies, 7th edition1995trang 10
Theo định nghĩa trên: Du lịch = Đi du lich (cầu) + Kinh doanh du lịch (cung)
Kết luận: Du lịch là một hiện tượng phức tạp Du lịch liên quan đến hoạt động nghỉngơi của con người cũng như các hoạt động kinh tế phục vụ mục đích đó Trongquá trình phát triển, nội dung của khái niệm du lịch không ngừng mở rộng Khó cóthể nói định nghĩa nào là chính xác nhất, đầy đủ nhất Việc chúng ta chọn địnhnghĩa nào sẽ tuỳ theo quan điểm, góc độ tiếp cận và mục đích sử dụng
Trang 13Lepetit tour (cuộc hành trình nhỏ): Đi thành phố Paris đến miền Đông Nam nướcPháp
Le grand tour (cuộc hành trình lớn): Cuộc hành trình của những người đi dọc theo
bờ Địa Trung Hải xuống Tây Nam nước Pháp, xuyên qua vùng Bourgon
Những người thực hiện cuộc hành trình lớn “Le grand tour” được gọi là khách dulịch “Faire le grand tour”
1.2.1.2 Theo Ogilvie (Nhà kinh tế học người Anh)
Nhà kinh tế học người Anh này cho rằng: Khách du lịch là tất cả những người thoảmãn 2 điều kiện:
- Đi đến nơi nào đó khác nơi cư trú thường xuyên trong thời gian nhỏ hơn 1 năm
- Chi tiêu tiền bạc tại nơi đến
Khái niệm này cho phép phân biệt khách du lịch với người di cư và chỉ ra tính chấtxuất khẩu tại chỗ của hoạt động du lịch (khách đem tiền tới chi tiêu tại nơi du lịch)song khái niệm này chưa bao trùm được mục đích của du khách
1.2.2 Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) về khách du lịch
Để thống nhất tiêu chuẩn định nghĩa và con số thống kê lượng khách của các quốcgia có thể so sánh với nhau một cách ý nghĩa, tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO –OMT) đã đưa ra các định nghĩa sau:
1 Khách du lịch quốc tế: International tourist
Là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc giakhác quốc gia thường trú Du khách có thể đến vì nhiều lý do khác nhau nhưngkhông có lĩnh lương ở nơi đến (chữa bệnh, thăm quan, giải trí, công vụ )
2 Khách du lịch trong nước: Internal tourist
Là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơikhác trong quốc gia đó trong thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm với mụcđích du lịch như: Giải trí, kinh doanh, công tác, hội họp, thăm gia đình, (trừ làmviệc để lĩnh lương)
Trang 14Chú ý: Những người hội đủ các điều kiện trên nhưng không lưu trú qua đêm đượcgọi là khách thăm quan - excursionist or day – visitor ( thời gian nhỏ hơn 24 giờ =>Khách thăm quan).
Ngoài ra thuật ngữ sau của UNWTO cũng đã được hội đồng thống kê Liên HiệpQuốc (United Nations Statisticall Commission) công nhận ngày 4-3-1993:
1.Khách du lịch quốc tế (Internation tourist) gồm 2 loại :
- Inbound tourist: Du lịch nhập cảnh hay du lịch quốc tế chủ động Loại nàygồm những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia (đón khách nướcngoài vào nước mình)
- Outbound tourist: Du lịch quốc tế thụ động hay du lịch xuất cảnh Loại này
là những khách du lịch từ nước mình đi đến du lịch tại một quốc gia khác Hiện naytrên thế giới, các nước như Pháp, Mỹ, giữ đầu bảng về thể loại du lịch quốc tếthụ động
Như vậy khách du lịch quốc tể chủ động của quốc gia này lại là khách dulich quốc tế thụ động của quốc gia khác (nhận khách và gửi khách) Một số điểm cóthể coi là trở ngại đối với khách du lịch quốc tế là:
Ngôn ngữ
Tiền tệ
Thủ tục giấy tờ
Các nhà kinh doanh khách sạn thường quan tâm nhiều hơn đến Inbound, trong khi
đó các công ty lữ hành lại quan tâm nhiều đến Outbound tourist
2 Khách du lịch trong nước: Internal tourist
Gồm những người bản địa và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó
đi du lịch trong nước (Các công ty kinh doanh lữ hành nội địa rất quan tâm)
3.Khách du lịch nội địa: Domestic tourist
Domestic tourist = Internal + Inbound
Trang 15Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong mộtquốc gia.
4 Khách du lịch quốc gia: National tourist
National tourist = Internal + Outbound
1.2.3 Định nghĩa của Việt Nam về khách du lịch Tourist is a person whotravelsTheo Luật du lịch Việt Nam (2005): Khách du lịch là người đi du lịch hoặckết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thunhập ở nơi đến.urism purpose or for others combined with
1 Khách du lịch quốc tế
* Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam (29-4-1995), khách
du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đếnViệt Nam không quá 12 tháng với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, hành hương,thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội kinh doanh
Chú ý: Hạn chế của định nghĩa trên:
- Thiếu trường hợp người Việt Nam đi du lịch nước ngoài và người nướcngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
- Không có cận thời gian dưới
* Theo Luật du lịch Việt Nam (2005)
ChươngV - Điều 34: "Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoàithường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch"
Chú ý: Hạn chế ở chỗ không khống chế điều kiện về mặt thời gian và chúng ta phảingầm hiểu du lịch là gì? Điều này gây khó khăn cho việc thống kê
2 Khác du lịch nội địa
Trang 16* Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam, "Khách du lịch nộiđịa là công dân Việt Nam ra khỏi nơi ở không quá 12 tháng đi du lịch, thăm ngườithân, kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam"
Chú ý: Không đưa ra điều kiện thời gian tối thiểu
* Luật du lịch Việt Nam:
Điều 34 chương V "Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoàithường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam"
Chú ý: Định nghĩa này không khống chế thời gian, mục đích
Kết luận: Một người được gọi là khách du lịch (theo UNWTO) phải thoả mãn 3tiêu chuẩn cơ bản
- Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
- Thời gian: 24h ≤ t ≤ 1 năm
- Có mục đích (nghỉ ngơi tham quan, hành hương ) trừ mục đích lao đôngkiếm tiền
Đặc biệt lưu ý:
Đến với mục đích tị nạn, đại sứ quán, lãnh sự quán, những người trong lựclượng bảo an, những người sống ở biên giới nước này sang biên giới nước kháckiếm tiền, tất cả những thuỷ thủ phi hành đoàn ở các nước khác đến và ngủ lạitrong phương tiện của mình sẽ không được tính vào khách du lịch quốc tế (Xem sơđồ)
1.3 Nhu cầu du lịch
Như chúng ta đã biết, nguồn gốc nội tại căn bản thúc đẩy hoạt động của conngười chính là các nhu cầu F.Enghen đã viết "Người ta thường quen giải thích cáchành động của mình bằng sự suy nghĩ của mình, trong khi đáng lẽ phải giải thích
nó bằng các nhu cầu của chính họ" Vậy nhu cầu là gì ? Nhu cầu là một thuộc tính
Trang 17tâm lý biểu hiện sự đòi hỏi tất yếu về vật chất, tinh thần của con người, phản ánhmối quan hệ mật thiết và phụ thuộc giữa con người với thế giới xung quanh
Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta nhận biết nhu cầu du lịch như thế nào trong
hệ thống các nhu cầu của con người ? Trước hết chúng ta sẽ nhắc lại lý thuyết vềnhu cầu của con người
1.3.1 Lý thuyết về nhu cầu của con người
Lý thuyết về nhu cầu của con người theo ABRAHAM MASLOW (1943)
Maslow là người đầu tiên đua ra hệ thống các nhu cầu của con người, hệthống này là một hình tháp 5 bậc gồm:
1 Các nhu cầu sinh lý cơ bản (Nhu cầu thiết yếu) ăn, ở, mặc, vệ sinh
2 Nhu cầu về an toàn, an ninh tính mạng, tài sản
3 Nhu cầu xã hội văn hoá
4 Nhu cầu kính trọng và được kính trọng
5 Nhu cầu hoàn thiện bản thân (nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định)
Năm 1968, Maslow bổ sung thêm 2 nội dung về nhu cầu của con người, đó là nhucầu thẩm mỹ và nhu cầu hiểu biết (Aesthetics – Knowlegde and understanding)
17
Self Actualization Esteem Belonging and love Safety and curity Physiclogical needs Self Actualization
Esteem Belonging and love Safety and curity
Knowledge and understanding)
understanding Aesthetics – knowlegde
Trang 181.3.2 Nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch đứng vị trí thứ yếu trong bậc thang thứ hạng nhu cầu củacon người Thật vậy:
- Đi du lịch là để thoả mãn nhu cầu về tinh thần (phi vật chất)
- Người ta chỉ có thể đi du lịch (đáp ứng nhu cầu tinh thần) khi và chỉ khi đãđược thoả mãn nhu cầu thiết yếu (nhu cầu vật chất)
Người ta cho rằng nguyên nhân sâu xa làm phát sinh nhu cầu du lịch bao gồmnhững yếu tố sau:
- Cái tự nhiên: Tự nhiên trong ta và tự nhiên ngoài ta
Con người muốn thay đổi trạng thái sinh hoạt muốn tránh sự đơn điệu, nhàmchán, buồn tể còn cái tự nhiên ngoài ta chính là thời tiết, môi trường
- Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Yếu tố kinh tế
- Yếu tố chính trị, xã hội
Theo không gian thời gian, cùng với sự biến đổi và phát triển của những yếu tố
kể trên, nhu cầu du lịch cũng không ngừng thay đổi và phát triển ban đầu chỉ là
Trang 19hiện tượng rời khỏi nơi ở, nơi làm việc đi thăm thú bạn bè, người thân, nghỉ ngơi,vãng cảnh, giải trí của từng cá thể Dần dần trở thành nhu cầu phổ thông của nhiềuđối tượng dân cư
Để nắm bắt được nhu cầu du lịch một cách đầy đủ chúng ta xẽ lần lượt tìnhiểu những khía cạnh sau đây:
1.3.2.1 Nội dung của nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch hàm chứa những nội dung cụ thể sau:
1 Nhu cầu thiết yếu trong du lịch (điều kiện đủ)
Đó là các nhu cầu đi lại, lưu trú và ăn uống Đi lại chính là sự di chuyển từnơi ở đến nơi du lịch và ngược lại, cũng gồm cả sự di chuyên ở nơi du lịch củakhách (vì rằng hàng hoá, dịch vụ du lịch không đến với người tiêu dùng giống nhưtiêu dùng thông thường mà muốn tiêu dùng du lich theo đúng nghĩa của nó buộccon người phải rời chỗ ở thường xuyên tới điểm du lịch – nơi tạo ra các sản phẩm
và điều kiện tiêu dùng du lịch
Ăn uống, ngủ nghỉ cũng là sự thiết yếu song việc thoả mãn nhu cầu này làkhác so với việc thỏa mãn nó trong đời sống thương nhật: Các nhu cầu này đượcthực hiện trong môi trường du lịch: Lịch sự, sang trọng, mới lạ, cao cấp, thoải mái
và tiện nghi Qua đó, các nhu cầu về giải trí, tìm hiểu, thưởng thức cũng được thoảmãn một phần
Chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu thường chiếm tỷ trong lớn
adation)
Ăn uống(Meals)
Vậnchuyển(Transport)
Thămquan(Tour)
Mua sắm(shopping)
Trang 20Bảng 5: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch ở một số nước (tính theo %)
2 Nhu cầu đặc trưng (điều kiện cần)
Đó là nhu cầu cảm thụ cái đẹp cảm thụ các giá trị vật chất, tinh thần và nhucầu về giải trí Về bản chất đó là nhu cầu thẩm mỹ của con người, thoả mãn nó sẽtạo ra cảm tưởng du lịch
Nhu cầu đặc trưng quyết định chuyến du lịch dài hay ngắn, quy mô ra sao,chất lượng của chuyến du lịch phụ thuộc vào mức độ thoả mãn các nhu cầu đặctrưng Mức độ thảo mãn này lại phục thuộc vào các yếu tố sau:
- Đặc điểm cá nhân của khách
- Giai cấp, nghề nghiệp
- Trình độ văn hoá
- Mục đích của chuyến đi
- Khả năng thanh toán
- Thị hiếu thấm mỹ
3 Nhu cầu bổ sung
Đây là những nhu cầu bột phát, không có ý nghĩa quyết định Nhu cầu bổsung có thể đã được dự định từ ở nhà song phần lớn được nảy sinh trong quá trình
đi du lịch, do gợi mở, chào mời
Nhu cầu bổ sung bao gồm:
- Nhu cầu về thông tin, liên lạc qua Tel, Fax
- Nhu cầu về giải trí, vui chơi, thể thao (học làm hoa, món ăn, học hát, chơi cờ,xem phim)
Trang 21- Nhu cầu về dịch vụ giặt là, dịch vụ ý y tế, dịch vụ tư vấn, dịch vụ làm đẹp
- Nhu cầu mua sắm hàng hoá như đồ lưu niệm, hàng hoá thủ công mỹ nghệhay hàng hoá thông thường
- Nhu cầu bổ sung đặc biệt: phục vụ cho một số đối tượng khách như hoạ sĩ,thơ ảnh (cho thuê xưởng vẽ, quay phim, thuê phiên dịch hay hướng dẫnriêng
- Nhu cầu bổ sung đặc trưng của từng thể loại du lịch (du lịch công vụ, chữabệnh, thể thao )
Tỷ trọng chi phí cho nhu cầu bổ sung có xu hướng ngày càng tăng, thậm trí cótrường hợp còn lớn hơn chi phí nhu cầu thiết yếuvà đặc trưng (xem bảng trước)
Tương ứng với mỗi loại nhu cầu, cần thiết có các hoạt động dịch vụ nhằmđáp ứng và thoả mãn cho du khách Đây chính là cơ sở để xác định các loại hìnhkinh doanh du lịch chính của các doanh nghiệp du lịch: Kinh doanh vận chuyển,kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh các dịch vụ khác
1.3.2.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch
1 Nhu cầu du lịch mang tính tổng hợp
Trong chuyến hành trình của mình, du khách thường muốn thoả mãn một số nhữngnhu cầu nhất định từ thiết yếu, thứ yếu đến các nhu cầu khác (nhu cầu về vật chất,nhu cầu về tinh thần ) Vậy có thể nói rằng nhu cầu du lịch là một nhu cầu tươngđối trọn vẹn của cuộc sống khi đi du lịch
2 Nhu cầu du lịch không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về hình thức
Trang 22Nói cách khác mức độ thoả mãn nhu cầu phụ thuộc và rất nhiều yếu tố.
3.Nhu cầu du lịch phụ thuộc và khả năng thanh toán
Nhu cầu là vô hạn và chất lượng phục vụ thì không có giới hạn Chất lượngphục vụ càng cao có nghĩa là mức độ thoả mãn của du khách càng lớn Trong khi
đó về cơ bản thì chi phí đó khách bỏ ra tạo ra chất lượng phục vụ tương ứng(nhất làtrong điều kiện kinh tế thị trường) Như vậy kết luận được rằng mức độ thoả mãnnhu cầu phụ thuộc và khả năng chi trả
4 Nhu cầu du lịch chịu tác động của chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ, giá cả các hàng hoá dịch vụ, các hoạt động thông tin,quảng cáo, mức độ gợi mở nhu cầu có tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đếnnhu cầu du lịch Du khách có thể rất hứng thú, có thể rất chán nản và vì vậy chuyến
đi có khi kéo dài, nhiều nhu cầu bổ sung nảy sinh song cũng có khi bị rút ngắn, dukhách hạn chế chi tiêu Điều này phụ thuộc vào các hoạt động phục vụ du lịch
1.3.2.3 Điều kiện thực hiện nhu cầu du lịch
1.Khả năng thanh toán
Đây chính là khả năng tài chính của con người Người ta không thể đi du lịch
mà không có tiền nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường Bởi lẽ để đáp ứng
để thoả mãn cái nhu cầu du lịch với những nội dung cụ thể của nó, tất cả phải nảysinh những chi tiêu cho những dịch vụ, hàng hoá tương ứng Khả năng thanh toáncàng cao, mức độ thoả mãn càng lớn Khả năng thanh toán lại phục thuộc vào mứcthu nhập, đặc điểm tiêu dùng của mỗi người ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khả năngthanh toán của mỗi loại du khách là khác nhau
Ngày nay, khả năng thanh toán cho du lịch ở các quốc gia nhìn chung có xuhướng tăng lên
2 Thời gian nhàn rỗi
Đây là điều kiện cần thiết phải có khi muốn đi du lịch Thời gian nhàn rỗi,nghỉ phép năm ở mỗi nước, mỗi thành phần dân cư hiện nay có xu hướng tăng lên
Trang 23rõ rệt do có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của đời sống kinh tế.Tuy nhiên thời gian rỗi dành cho du lịch lại phụ thuộc vào quỹ thời gian rỗi và cáchphân bố nó của mỗi cá nhân.
Chúng ta có thể kể ra hàng loạt các loại hình dịch vụ du lịch ở đây (nảy sinh
từ sự tổng hợp, đa dạng của nhu cầu du lịch)
- Dịch vụ vận chuyển khách du lịch
- Dịch vụ lập, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
- Dịch vụ lưu trú, nghỉ ngơi, vui chơi
- Dịch vụ thông tin, quảng cáo, hướng dẫn du lịch, phiên dịch
- Và các dịch vụ khác
1.3.2.4 Đo lường cầu du lịch (Demand Measuring)
Nhu cầu du lịch khi được thực hiện (có đủ các điều kiện thực hiện) trở thànhcầu du lịch trong thị trường du lịch Cầu du lịch lúc này là đại lượng xác định, cóthể được đo lường bằng số lượt khách, ngày khách và chi tiêu của khách (đây chính
là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động du lịch)
1.Lượt khách (The number of visitor arrivals)
(Thường tính trong một kỳ kinh doanh – thông thường là một năm)
2.Ngày khách (Visitor days or Visitor nights)
(Tính theo kýỳ kinh doanh)
Trang 24Các nhà quản lýý công viên, bãi biển quan tâm visitor days Các nhà quản lýýkhách sạn quan tâm đến Visitor nights
Số ngày khách trong kỳ = Số khách trong kỳ (lượt khách) X Thời gian lưu trú bình quân của một khách
VD = NV X ND VD: Number of visitor days
NV: Number of visitorsND: Average number of days staying at a destination
3 Chi tiêu của du khách (Tourist Expenditures)
Cách ước tính tổng chi tiêu của du khách một cách phổ biến là nhân số ngàykhách với chi tiêu trung bình một ngày của khách
1 4 Sản phẩm du lịch
1.4.1 Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách được tạo nên bởi
sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng cácnguồn lực như cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng miền,hay một quốc gia nào đó
Như vậy, sản phẩm du lịch có thể biểu diễn bằng công thức sau:
Sản phẩm du lịch = Giá trị tài nguyên du lịch + Cơ sở VCKTDL+ Nhân lực du lịchToàn bộ kỹ nghệ du lịch đều dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, những di tích văn hóa, lịch sử, những công trình xây dựng Để thu hút và lữu giữ khách du lịch, chúng ta phải tổ chức những dịch vụ đó ở những nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp
tự nhiên độc đáo, có giá trị nhân văn thu hút khách du lịch
Trang 25ta có thể sử dụng các loại phương tiên khác nhau như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô.
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Nhằm đảm bảo cho khách du lịch nơi ăn, nghỉ trong quá
trình thực hiện chuyến du lịch Khách du lịch có thể chọn một trong các khả năng: Khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, người quen ngoài ra, việc tạo ra dịch vụ lưu trú còn bao gồm cả việc ho thuê đất để cắm trại và các hình thức thương tự khác Để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, khách du lịch có thể tự mình chuẩn bị bữa ăn, đến nhà hàng
để ăn, hay được mời
- Dịch vụ vui chơi giải trí: Đây là một bộ phận không thể thiếu được của sản phẩm
du lịch Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến du lịch của mình Để thỏa mãn, họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi tham quan, vãn cảnh, đến khu di tích, xem văn nghệ, chơi cờ bạc , vì thời gian rảnh rỗi còn lạitrong ngày của khách du lịch thường rất nhiều, vì vậy cho dù hài lòng về bữa ăn ngon về chỗ ở tiện nghi, du khách vẫn chán vùng du lịch nếu họ không tham gia và thưởng thức các tiết mục vui chơi giải trí
- Dịch vụ mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí, đồng thời đối với nhiều du
khách du lịch thì mang quà lưu niệm có chuyến đi là không thể thiếu được Dịch vụnày bao gồm các hình thức bàn lẻ hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hóa, vải vóc, hàng có giá trị kinh tế
- Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung: Dịch vụ thu gom, sắp xếp các dịch vụ
riêng lẻ thành sản phẩm du lịch trọn gói; dịch vụ bán lẻ sản phẩm du lịch (cung cấp thông tin và bán lẻ sản phẩm du lịch cho khách); dịch vụ sửa chữa, y tế
2.Hàng hoá
Gồm hàng tiêu dùng và hàng lưu niệm
Việc phối hợp các bộ phận hợp thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và cung ứng (bán) cho khách du lịch là quá trình phúc tạp và đa dạng, cần thiết phải tổ chứcquản lý một cách đồng bộ, chật chẽ Từ đó đòi hỏi sự cần thiết ra đời các tổ chức sản xuất dịch vụ trung gian
Trang 261.4.3.Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Tính vô hình
- Đặc tính này phản ánh một thực tế là hiếm khi khách hàng nhận được sản phẩm thực từ kết quả của họat động dịch vụ Kết quả thường là sự trải qua hơn là sự sở hữu
Ví dụ: Một chuyến đi nghỉ trọn gói bao gồm các nhân tố vô hình và hữu hình
- Một dịch vụ thuần túy không thể được đánh giá bằng cách sử dụng bất kỳ cảm giác tự nhiên nào, nó là một sự trừu tượng mà không thể khảo sát được trực tiếp khimua bán Một khách hàng dự định mua hàng hóa có thể nghiên cứu kỹ hàng hóa về các mặt như bản chất tự nhiên, thẩm mỹ, thị hiếu, còn với dịch vụ thì không thể như thế được
Tính mô hình của dịch vụ làm cho khách hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá các dịch vụ cạnh tranh Khi tiêu dùng dịch vụ khách hàng gặp mức độ rủi
ro lớn, họ thường phải dựa vào nguồn thông tin cá nhân và sử dụng giá cả làm cơ
sở để đánh giá chất lượng
Tình đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
Sản xuất trong khi bán, sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau, phải tiến hành cùng môt lúc, không có thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng để kiểm tra sản phẩm hỏng
Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ
Khách hàng trên thực tế có tính chất quyết định việc sản xuất dịch vụ Các tổ chức dịch vụ không thể tạo ra dịch vụ nếu không có đầu vào vững chắc là khách hàng, đầu vào đó có thể chỉ là yêu cầu đối với nhân viên phục vụ bàn hay lễ tân
Tình không đồng nhất
Thông thường dich vụ bị cá nhân hóa nên rất khó đưa ra tiêu chuẩn dịch vụ
Ví dụ: Hai khách hàng cùng đi một tour du lịch nhưng họ có thể có ý kiến hòan
Trang 27toàn khác nhau về dịch vụ phụ thuộc vào kinh nghiệm bản thân của họ và khách hàng rất muốn được chăm sóc là những cá nhân riêng biệt.
Hơn nữa,sự thỏa mãn khách hàng phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của họ, nhữngngười cung ứng dịch vụ cần đặt bản thân vào vị trí khách hàng, hay còn gọi là sự đồng cảm, đấy là kỹ năng có tính chất quyết định trong việc cung ứng sự tuyệt hảo của dịch vụ
Tính dễ hư hỏng và không cất giữ được
Vì tình đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được và rất dễ bị hư hỏng Các nhà cung ứng dịch vụ không thể bán tất cả các sản phẩm mình sản xuất ở hiện tại và lại càng không có cơ hội để chuyển nó sang bán ở thời điểm sau đó Một hãng hàng không chở khách du lịch từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh không thể bán vé một lần khi máy bay khởi hành vào lúc 9 giờ Sự cung ứng dịch vụ mất đi và các ghế trống không thể được dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng lên vào lúc 10 giờ Do đó sản phẩm dịch vụ rất dễ bị hỏng
Trong khách sạn - du lịch điều này rất dễ thấy, khi một phòng khách sạn bị
bỏ phí một đêm, nó không thể bán lại được Tương tự thời gian của các nhân viên dịch vụ du lịch không thể để dành cho lúc cao điểm Một khi khách hàng nhận được sự phục vụ nghèo nàn từ nhân viên với thái độ cáu kỉnh, thì không có cách nào phục hồi sự chạn trán đó và thay thế nó trong hàng tồn kho với sự phục vụ của nhân viên thân thiện Hay nói cách khác sản phẩm dịch vụ không cất giữ trong kho được
Tình dễ hư hỏng, không lưu kho được của dịch vụ dẫn đến sự chủ tâm lớn hơn của các nhà quản trị là phải tạo điều kiện làm bằng phẳng cầu bằng việc sử dụng công cụ giá cả và các công cụ khác nhằm thu hút khách hàng trong từng thời điểm nhất định
Quyền sở hữu
Khi mua hàng hóa, người mua có quyền được sở hữu đối với hàng hóa và có thể làm được gì sau đó Khi một dịch vụ được tiến hành không có quyền sở hữu nào
Trang 28được chuyển từ người bán sang người mua Người mua chỉ là đang mua quyền đối với tiến trình dịch vụ Sự khác biệt được mô tả giữa việc không thể sở hữu họat động dịch vụ và quyền mà người mua nhận được để có quyền tham gia đối với tiến trình dịch vụ trong tương lai.
Kiển tra chất lượng sản phẩm dịch vụ trước khi bán là rất khó
Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng nên không có thời gian để kiểm tra chất lượng sản phẩm, vì vậy cần sản xuất sản phẩm dịch vụ theo triết lý của ISO-900: “Làm đúng ngay từ đầu là hiệu quả nhất”
1.5 Thể loại/loại hình du lịch.
1.5.1 Khái niệm loại hình du lịch và ý nghĩa của việc phân loại
Phân loại các loại hình du lịch giúp xác định được những đóng góp về kinh tế cũngnhư hạn chế của từng loại hình du lịch, trên cơ sở đó các tổ chức quản lý du lịch sẽhoạch định những chính sách phù hợp để khuyến khích hoặc hạn chế đối với từngthể loại du lịch tuỳ theo mục tiêu và chính sách phát triển chung của một vùng, mộtđịa phương hay một quốc gia
Phân loại các loại hình du lịch làm cơ sở cho hoạt động marketing của các nơi đến
và các tổ chức kinh doanh du lịch Mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêngcủa nhóm khách du lịch Thông qua việc phân tích các loại hình du lịch, mỗi vùng,mỗi địa phương, quốc gia có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình đểlựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp
1.5.2 Các tiêu thức phân loại.
Người ta phân các loại hình du lịch dưới nhiều góc độ khác nhau hay nói cách khác
là có nhiều cách phân loại các thể loại du lịch Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, sửdụng mà chọn cách phân loại cho thích hợp
1.5.2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi (Phân loại theo tiêu thức địa lý)
Theo tiêu thức này, du lịch được phân ra thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa
Trang 29Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà điểm đi và điểm đến của du khách nằm ởcác quốc gia khác nhau Trong quá trình thực hiện loại hình này sẽ nảy sinh sự giaodịch thanh toán bằng ngoại tệ.
Du lịch quốc tế lại được chia thành: Du lịch quốc tế chủ động (Inbound) Là loại
hình du lịch quốc tế, đón tiếp, phục vụ khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi,tham quan các đối tượng du lịch tại đất nước của cơ quan cung ứng du lịch, còn gọi
là du lịch nhận khách
Du lịch quốc tế thụ động (Outbound) Phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước
đi nước ngoài
Du lịch nội địa
Điểm đi và điểm đến thuộc trong điểm vi một quốc gia
Du lịch nội địa là các hoạt động tổ chức, phục vụ người bản địa, người Nước ngoài
cư chú tại nước mình đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, du lịch nội địa thường được dịch làDomestic Tourism nhưng nếu theo quan điểm của Mc Intosh thì chính là Internaltourism
1.5.2.2 Căn cứ vào nhu cầu và mục đích của chuyến đi du lịch.
1.Du lịch chữa bệnh
Mục đích chuyến đi là vì sức khoẻ Loại du lịch này gắn liền với việc chữa bệnh vànghỉ ngơi tại các trung tâm chữa bệnh được xây dựng gần nguồn nước khoáng, giữkhung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu thích hợp
Du lịch chữa bệnh còn có thể phân ra thành các loại khác nhau như chữa bệnh bằngkhí hậu, bằng phương pháp thuỷ lý (tắm ngâm) bằng bùn, bằng hoa quả…
2 Du lịch nghỉ ngơi giải trí
Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhật Khách
đi với mục đích này, thường thích những điểm du lịch có không khí trong lành,yên tĩnh
Trang 303 Du lịch văn hoá
Mục đích là để nâng cao hiểu biết cá nhân Khách du lịch thích đến những nơi xa lạ
để tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, nền kinh tếcũng như cuộc sống và phong tục tập quán của đất nước du lịch
Loại hình này rất phát triển ở Ai Cập, Hy Lạp, Italia…
du lịch săn bắn phát triển ở Tiệp Khắc, Thuỵ Điển, Ba Lan…, du lịch câu cá (pháttriển ở Na Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển…)
6 Du lịch công vụ
Mục đích là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó Tham gialoại hình này là khách dự hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm,… Khách loại này thườngđược bao cấp với chế độ cao (khả năng thanh toán cao) Kiểu du lịch hội nghịthường đem lại hiệu quả kinh tế cho nước chủ nhà Nhiều nước trên thế giơí trở
Trang 31thành trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế như Thuỵ Sỹ (Giơneve), Ý (Rome), Áo(Viên)…
Vấn đề đặt ra cho Việt Nam???
7 Du lịch thăm hỏi
Gồm thăm người thân, bạn bè, bà con, đi dự lễ cưới, lễ tang…
Giữ tỷ lệ lớn trong loại hình du lịch này là số lượng ngoại kiều hồi hương
Ở Việt Nam, theo tài liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam, có khoảng 20% số dukhách đến Việt Nam với mục đích thăm thân trong mấy năm gần đây
1.5.2.3 Căn cứ vào thời gian và địa điểm hoạt động của điểm du lịch.
Phân loại theo vị trí địa lý của các điểm du lịch)
1 Du lịch nghỉ biển
Gồn các hoạt động du lịch như tắm biển thể thao biển…
Thời gian thuận lợi cho loại hình này thường là mùa hè (mùa nóng)
Tình trạng ô nhiễm bãi biển hiện nay do sự quá tải lượng khách không có quy chếbảo vệ chặt chẽ đang được báo động ở Việt Nam (đặc biệt Đồ Sơn, Bãy cháy…)Thể thao biển ở Việt Nam chưa phát triển
1.5.2.4 Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách sử dụng
1 Du lịch xe đạp
Trang 32Phát triển ở những nước có địa hình bằng phẳng như áo, Hà Lan, Đan Mạch… Dulịch xe đạp thường được tổ chức từ 1-3 ngày cuối tuần ở Việt Nam, loại hình nàychưa được đưa vào sử dụng ở Việt Nam một cách phổ biến, mới chỉ xuất hiện một
số người tự tổ chức chuyến đi du lịch xuyên việt bằng xe đạp
2 Du lịch ô tô
Tốc độ nhanh, thông dụng phổ biến, giá thành không cao được sử dụng nhiều trongvận chuyển du lịch ở Châu Âu 80% du khách đi du lịch bằng ô tô
3 Du lịch máy bay
Loại hình vận chuyển tiên tiến nhất, trang bị tiện nghi đầy đủ, tốc độ cực lớn, đi xa
mà tốn ít thời gian song giá cả cao, khả năng rủi do lớn
Tuy nhiên ngày nay số khách đi du lịch bằng máy bay vẫn tăng lên đáng kể
1.5.2.5 Căn cứ vào phương tiện lưu trú mà khách sử dụng
Có nhiều loại hình lưu trú trong du lịch theo đó du lịch được phân thành
1.Du lịch nghỉ ở khách sạn
Khách sạn là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ các nhu cầu khác nhau của
du khách từ ăn, uống, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí…
Quy định tiêu chuẩn xếp hạng Khách sạn (QĐ số 107/TCDL 22/6/94)
Khách sạn được phân thứ hạng tuỳ theo mức độ sang trọng của CSVCKT, trangthiết bị, trình độ nhân viên…
2 Du lịch nghỉ ở Motel
Dạng cơ sở lưu trú được xây gần đường giao thông với kiến trúc thấp tầng, bảođảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách cho khách du lịch đi bằng phương tiện
Trang 33của họ như ô tô con, xe ngựa Cơ sở lưu trú này thường có cả nơi để phương tiệnvận chuyển cho khách với dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…
3 Nhà nghỉ, nhà trọ thanh niên
Chủ yếu phục vu học sinh, sinh viên khả năng thanh toán không cao
Tiện nghi dịch vụ bình dân như phòng nhiều giường, khu vệ sinh chung…
6 Du lịch tại làng du lịch
Làng du lịch là cơ sở lưu trú gồm quần thể các biệt thự hoặc bungalow được quyhoạt xây dựng với các tiện nghi, dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui trơigiải trí cần thiết của du khách Du lịch kiểu này giúp du khách vừa được giao tiếpvừa có không gian biệt lập
1.5.2.6 Căn cứ vào độ dài của chuyến đi
Du lịch ngắn ngày: Là chuyến đi được thực hiện trong thời gian dưới một tuần và
du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày, nó khá phát triển ở Mỹ, Anh,Pháp…
Chế độ làm việc 5 ngày 1 tuần hiện nay ở nước ta đã và đang tạo điều kiện chohình thức du lịch cuối tuần phát triển: Chương trình du lịch 2 ngày 1 đêm tuyến HàNội – Mai Châu (Hoà Bình) của các công ty du lịch hiện nay rất được ưa thích.Nhìn chung di lịch ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với du lịch dài ngày do
du khách ngày càng muốn nghỉ ngơi nhiều lần trong một năm hơn là nghỉ một lần ở
Mỹ, vào những năm 90, thu nhập từ du lịch cuối tuần đạt 68%
Trang 34Du lịch dài ngày: Thường vào kỳ nghỉ phép năm hoặc nghỉ đông, nghỉ hè Loại nàythường kéo dài vài tuần.
1.5.2.7 Căn cứ vào thành phần xã hội của du khách.
Du lịch cao cấp: Dành cho những người có khả năng thanh toán cao với những dịch
vụ có chất lượng đặc biệt, mức giá cao và thường đem lại hiệu quả kinh tế cao chodoanh nghiệp du lịch
Du lịch đại chúng (Mass Tourism) Dành cho những người có khả năng thanh toánhạn chế Du khách sử dụng các dịch vụ có chất lượng trung bình, mức giá thấp Cáchạn chế của du lịch đại chúng là dễ tạo ra ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế đạtkhông cao như du lịch cao cấp
1.5.2.8 Căn cứ vào hình thức tổ chức đi du lịch.
1.Du lịch theo đoàn: Số lượng khách đông, có thể là một nhóm các bạn bè, một gia
đình, một nhóm những người cùng cơ quan hoặc một nhóm được tập hợp một cách
tự nguyện…Những loại đoàn du lịch như thế thường thích sử dụng hay mua mộtchương trình du lịch chọn gói (Package Tour) Đi du lịch theo đoàn thường đượchưởng mức giá thấp hơn đi đơn lẻ
2 Du lịch cá nhân: (Individual Tourism) Du khách dạng này rất thích tự tổ chức
chuyến đi của mình và sử dụng các dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch một cáchhạn chế
Khách đơn lẻ rất thích đi theo Tour trọn gói vì giá thành rất cao
Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến một số căn cứ phân loại khác như theo lứa tuổi,theo môi trường tài nguyên, (Du lịch văn hoá - Du lịch thiên nhiên hay còn gọi là
du lịch xanh, du lịch sinh thái)
Kết luận: Hoạt động du lịch có tính phong phú và đa dạng về loại hình Việc nghiêncứu các thể loại du lịch và xu hướng phát triển của nó giúp những người làm dulịch xác định được mục tiêu, nội dung và phương thức kinh doanh thích hợp, cóhiệu quả nhất
Trang 35Trong thực tế, nhìn chung các loại hình du lịch thường kết hợp với nhau, do đó phải
có cách nhìn tổng hợp về loại hình du lịch
Có một số loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái, du lịch hang động, du lịch vănhoá Những thể loại du lịch mà Vn có lợi thế cần nhấn mạnh
1.6 Các lĩnh vực kinh doanh trong du lich
1.6.1 Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business)
Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung, các chuyên gia về du lịchmuốn đề cập đến các hoạt động chính như “Làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các
tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện cácchương trình du lịch đã bán cho khách du lịch” Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói đếnhoạt động kinh doanh lữ hành chúng ta thường thấy song song tồn tại hai hoạt độngphổ biến sau:
Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): Là việc thực hiện các hoạt động
nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần;quảng cáo và bán chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặcvăn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch
Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Sub-Agency Business)
Là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫnthăm quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng
Các phân định như trên chỉ mang tính tương đối Không có nghĩa là tồn tại các doanh nghiệp chỉ kinh doanh lữ hành với các hoạt động kể trên và doanh nghiệp chỉkinh doanh đại lý lữ hành với các hoạt động kể trên Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành Trên thực tể các công ty
lữ hành du lịch có rất nhiều loại khác nhau, với hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp và biến đổi không ngừng theo sự phát triển của hoạt động du lịch Những
Trang 36vấn đề đó sẽ được nghiên cứu một cách đầy đủ và kỹ lưỡng trong môn học “Quản trị kinh doanh lữ hành”
1.6.2 Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business)
Ở Việt Nam trước đây thường tồn tại một số tranh cãi xung quanh vấn đề thuật ngữ
“Kinh doanh khách sạn” và “Kinh doanh lưu trú” Một số chuyên gia về du lịch chorằng, nên chập nhận thuật ngữ “Kinh doanh khách sạn” sẽ dẫn đến việc bó hẹp phạm vi của lĩnh vực hoạt động kinh doanh muốn đề cập và khái niệm “Khách sạn”thường được hiểu từ nghĩa tiếng Anh là “Hotel”, và như vậy chỉ đề cập được một loại hình kinh doanh lưu trú Còn một số chuyên gia khác lại cho rằng nếu chấp nhận thuật ngữ “Kinh doanh lưu trú” cũng sẽ dẫn đến việc bó hẹp phạm vi của lĩnh vực hoạt động kinh doanh muốn đề cập, vì ngoài hoạt động kinh doanh lưu trú (Accommodation) ra, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh này, còn có cả các hoạt động kinh doanh khác như: ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng cho khách du lịch, v.v…
Theo nguyên bản tiếng Anh “Hospitality Industry” có thể hiểu là “Ngành khách sạn” Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là hiểu đúng nội dung của lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch mà chúng ta muốn đề cập Theo quy chế quản lý lữ hành của TCDL ban hành ngày 29/04/1995 thuật ngữ “Kinh doanh khách sạn” được hiểu
là “Làm nhiệm vụ tổ chức việc đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch” Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, tại Chương V, Điều 34, lĩnh vực kinh doanh này được định nghĩa là “Kinh doanh cơ
sở lưu trú du lịch” Trên thực tế chúng ta có thể bắt gặp các khái niệm “Kinh doanhkhách sạn, nhà hàng” hoặc “Kinh doanh khách sạn”, “Kinh doanh nhà hàng”, những nội dung cụ thể đó sẽ được nghiên cứu chi tiết trong môn học “Quản trị kinhdoanh khách sạn:
1.6.3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation)
Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi nàyđến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường vơi khoảng cách xa Do
Trang 37vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh, nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như dịch chuyển tại điểm du lịch.
Để phục vụ cho việc kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch Phần lớn trong các trường hợp khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển
1.6.4 Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác (Other Tourism Business)
Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt động du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ, như kinh doanh các loại hình dịch
vụ vui chơi giải trí; Tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tư vần đầu tư du lịch v.v… Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch,
sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này càng có xu hướng phát triển mạnh
Trong Luật Du lịch của Việt Nam tại Chương VI, điều 38 có quy định về các ngànhnghề kinh doanh trong du lịch như sau: Các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có:
1 Kinh doanh lữ hành
2 Kinh doanh lưu trú du lịch;
3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
4 Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
5 Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác
Trang 39CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ Ý
NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DU LỊCH
Ở Ai Cập cổ đại: Xuất hiện các loại hình du lịch như: Du lịch công vụ (của các pháiviện hoàng đế, nhân viên nhà nước) du lịch tôn giáo (các chuyến đi truyền giáo của
cá tu sĩ, thực hiện lễ ghi tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hộitôn giáo…); và du lịch nghỉ ngơi của các quý tộc, quan chức cấp cao
Ở Hylạp cổ đại: Loại hình du lịch phát triển hơn cả là du lịch thể thao, tại thành phốAten, năm 390 trước công nguyên, thế vận hội Olympic đã tiên diện ra (Tổ chức 4năm một lần, thu hút nhiều khách du lịch)
Ở La mã cổ đại: Du lịch buôn bán, giả trí, chữa bệnh nghỉ ngơi được coi như mộtphần cuộc sống của các nhà buôn, các quý tộc chủ nô
- Đồng tiên xu đầu tiên (680 TCN) xuất hiện và sử dụng ở Lydia đã làm giatăng các hoạt động buôn bán, qua đó góp phần thúc đẩy du lịch phát triển
- Du lịch y học, du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng thiên nhiên cũng đã xuấthiện ở nhiều nơi như Trung Quốc, Ấn Độ…
Trang 40- Thời kỳ này cũng đã xuất hiện những chuyến đi biển đầu tiên, trong đó phải
kể đến những phục vụ cho các loại hình du lịch kể trên Chuyến đi của dânvùng Đông Nam Á đến các khu vực của Châu Đại Dương (phương tiện thô
sơ bằng thuyền độc mộc)
1.2 Thời kỳ trung đại (phong kiến) (Từ thế kỷ V - XVII)
Giai đoạn đầu phong kiến (thế kỷ V- XI) Sự sụp đổ của đế chế La Mã, sự xân lượccủa Mông Cổ đối với Châu Âu… đã làm cho du lịch bị ảnh hưởng sâu sắc Nhiềukiệt tác nghệ thuật, kiến trúc bị phá huỷ, đường xa bị hư hỏng nhiều; nhà cầmquyền thay đổi, biên giới biến động… Du lịch không còn an toàn, tiện nghi nhưtrước đây ở thời kỳ này chỉ có du lịch công vụ và du lịch tôn giáo tồn tại là chính.(Thiên chúa giáo phát triển mạnh mẽ với những cuộc thập tự chính hành hương vềthánh địa, nhà thờ Nơi bán đồ ăn thức uống, đồ tế lễ, thậm chí cả người hướng dẫn
đi lại, hành lễ xuất hiện khá nhiều)
Từ thế kỷ thứ XI đến đầu thế kỷ XVI chế độ phong kiến hưng thịnh, các thể loại dulịch chữa bệnh nghỉ ngơi, giải trí, thể thao được phục hồi
Những chuyến viễn du dài ngày xuất hiện mà tiêu biểu phải kể đến là: (mục đíchthương mại)
- Chuyến viễn du của Marco Polo (1275) nhà lữ hành người ý, cuốn “MarcoPolo nhiều lưu kỳ” ra đời sau 17 năm ông ở tại sứ sở Trung Hoa kỳ bí vàđược coi là tài liệu hướng dẫn du lịch đầu tiên trên thế giới
- Cuộc hành trình của Christopher Columbus nhà hằng hải xứ Jenoa (1492)
- Hành trình của Magenlla (1519) ông đặt tên cho argentina, quần đảo Đất lửa,
eo biển Magenllan… (phía Nam Mỹ)
Các chuyến đi này, có ý nhgiã cơ bản đối với sự phát triển du lịch bởi lẽ chúng đã
để lại kinh nghiệm hiểu biết cho thế hệ sau và đặt biệt là chúng đã khêu gợi óc tò
mò, sự ham muốn tìm hiểu của nhiều người đến mở đường cho các chuyến đi xa vềsau