SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THITUYỂNSINHLỚP10NĂMHỌC2011-2012LONGANMônthi:Ngữvăn(Cônglập) Ngày thi: 29 – 06 - 2011 Thời gian : 120 phút (không kể phát đề) ----------------------------------------------------------------------------------- PHẦN I (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) a) Hai dòng thơ sau trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. b) Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long . Câu 2: (3 điểm) a) Trong câu sau, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó. Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy. b) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) -Chỉ ra phép liên kết và từ ngữ liên kết trong đoạn trích. -Trong các câu trên, câu nào là câu ghép? Vì sao? PHẦN II : Làm văn (5 điểm) Phân tích ba khổ thơ cuối trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải: …Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. ------Hết------- ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THITUYỂNSINHLỚP10NĂMHỌC2011-2012LONGANMônthi:Ngữvăn(Cônglập) Ngày thi: 29 – 06 - 2011 Thời gian : 120 phút (không kể phát đề) ----------------------------------------------------------------------------------- PHẦN I (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) a/ Hai dòng thơ sau trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. b/ Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Câu 2: (3 điểm) a/ Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : […] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) - Xác định thành phần phụ chú. - Chỉ ra phép liên kết và từ ngữ liên kết. - Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích. b/ Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý: Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm.” Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) PHẦN II : Làm văn (5 điểm) Phân tích bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. ------------Hết------------ ĐỀ DỰ BỊ . hòa ca M t nốt tr m xao xuyến. M t m a xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai m ơi Dù là khi tóc bạc. M a xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình. sao? PHẦN II : L m văn (5 đi m) Phân tích ba khổ thơ cuối trong bài thơ M a xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải: …Ta l m con chim hót Ta l m một cành hoa