1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi và đáp án Thủ tục Hải quan

3 10K 157
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 88,35 KB

Nội dung

Đề thi và đáp án Thủ tục Hải quan.

Trang 1

ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Anh chị hãy trình bày quy định về khai hải quan, thời hạn khai và nộp Tờ khai hải quan đối với các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu

Căn cứ điều 20 luật hải quan sữa đổi bổ sung năm 2005

Căn cứ khoản 1, khoản 2 điều 18 Luật Hải quan sữa đổi bổ sung năm 2005

Căn cứ điều 8, điều 9 nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005

* Khai hải quan:

- Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do bộ tài chính quy định

- Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan, tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nuớc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai

* Thời hạn khai và nộp Tờ KHAI HảI QUAN đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu được quy định như sau:

- Đối với hàng nhập khẩu: Người khai Hải quan được đăng ký Tờ KHAI NHậP KHẩU trước khi hàng về tới CK hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá về tới CK; Tờ KHAI Hải quan có giá trị làm ttHải quan trong thời hạn 15 ngày kể

từ ngày đăng ký

- Đối với hàng XK: Người khai Hải quan được đăng ký Tờ KHAI hàng XK chậm nhất 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; Tờ KHAI Hải quan có giá trị làm thủ tục Hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký

- Đối với hàng XK qua CK đường sông quốc tế, đường bộ, đường hàng không, bưu điện quốc tế, thời gian đăng ký Tờ KHAI Hải quan chậm nhất 02 giờ trước khi hàng hoá được XK qua biên giới;

- Hàng hoá XK, NHậP KHẩU phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo qui định tại Điều 35 Luật Hải quan, người khai Hải quan được tạm nộp tờ lược khai Hải quan để thông quan hàng hoá, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp tờ lược khai, người khai Hải quan phải nộp tờ khai chính thức và các chứng từ kèm theo qui định

- Tờ lược khai Hải quan phải có các nội dung tối thiểu sau: tên, địa chỉ người NHậP KHẩU, người XK; những thông tin sơ bộ về tên hàng hoá, lượng hàng, CK, phương tiện vận tải Hàng có thuế được áp dụng chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký và nộp tờ lược khai Hải quan

- Trường hợp không chấp nhận đăng ký Tờ khai Hải quan, cơ quan Hải quan thông báo lý do bằng văn bản cho người khai Hải quan biết

- Trường hợp có lý do chính đáng, được Chi cục trưởng chấp nhận, người khai Hải quan được gia hạn thời gian nộp bản chính một số chứng từ trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai (trừ Tờ khai Hải quan và giấy phép

XK, NHậP KHẩU không được nợ)

- Trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu người khai Hải quan

có lý do chính đáng, có văn bản đề nghị và được Chi cục trưởng chấp nhận, thì được rút lại Tờ khai đó để bổ sung, sửa chữa hoặc thay Tờ khai khác

Câu 2: Anh chị hãy nêu nguyên tắc thanh khoản hợp đồng gia công

Trả lời: Nguyên tắc thanh khoản:

Thanh khoản hợp đồng gia công là việc cân đối nguyên liệu gia công (đầu vào) với sản phẩm gia công xuất khẩu (đầu ra) của quá trình gia công thông qua định mức nguyên liệu gia công

Nguyên liệu gia công bao gồm: nguyên liệu nhập khẩu từ nuớc ngoài do bên thuê gia công cung cấp; nguyên liệu

nhập khẩu tại chỗ; nguyên liệu là sản phẩm gia công chuyển tiếp của hợp đồng gia công khác; nguyên liệu do hợp đồng gia công khác chuyển sang; nguyên liệu do bên nhận gia công tự cung ứng

Sản phẩm gia công xuất khẩu bao gồm: sản phẩm gia công xuất khẩu ra nước ngoài; sản phẩm gia công chuyển

tiếp; sản phẩm gia công xuất khẩu tại chỗ; sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền công

Không phải hợp đồng gia công nào còng có đầy đủ các dạng cung cấp nguyên liệu gia công và dạng xuất khẩu sản phẩm gia công như nêu trên đây; tùy theo từng hợp đồng gia công mà có thể có một hoặc một số dạng nêu trên hoặc tất cả các dạng nêu trên

Công thức thanh khoản hợp đồng gia công:

A – (BxD) – C = L Trong đó:

A là t ổng nguyên liệu đầu vào;

B là t ổng sản phẩm đầu ra;

D là định mức gia công chung (bao gồm cả tỷ lệ hao hụt)

C là l ượng nguyên liệu xuất trả lại cho bên thuê gia công trước khi thanh khoản (nếu có);

L là l ượng nguyên liệu dư:

L=0 không có nguyên li ệu dư;

L> 0 có nguyên li ệu dư;

L không bao gi ờ có số âm

Trang 2

ĐỀ SÓ 3 Câu 1: Anh chị hãy trình bày nội dung bộ hồ sơ hải quan được quy định đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp động thương mai quy định tại luật hải quan và cá văn bản hướng dẫn liên quan

Căn cứ điều 22 luật hải quan sữa đổi bổ sug năm 2005

Căn cứ Điều 7 mục 1 chương II Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005;

Căn cứ điểm II mục 1 phần B thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005;

Hồ sõ Hải quan gồm:

Đối với hàng hoá XK:

- Tờ KHAI Hải quan HảI QUAN/2002-XK (02 bản chính);

Tuỳ trường hợp cần bổ sung thêm các chứng từ sau:

- Bản kê chi tiết: nhiều mặt hàng hoặc đóng gói không đồng nhất;

- Giấy phép của cõ quan chuyên ngành (bản chính)

- Đối với hàng XK theo loại hình nhập nguyên liệu để SX hàng XK, hàng gia công, phải nộp bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng và chỉ phải nộp lần đầu khi XK mã hàng đó (01 bản chính);

- Các chứng từ khác theo quy định của p/l đối với từng mặt hàng cụ thể (01 bản chính);

Đối với hàng nhập khẩu hồ sõ HảI QUAN gồm:

- Tờ KHAI Hải quan hàng NHậP KHẩU (HQ/2002-NK - 02 bản chính);

- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tưõng đương hợp đồng (01 bản sao, trừ hàng NHậP KHẩU để gia công; hàng NHậP KHẩU theo loại hình biên giới; hàng NK của các tổ chức không phải là thương nhân, không có

mã số thuế)

- Hoá đõn TM (01 bản chính và 01 bản sao trừ hàng hoá NK của các tổ chức không phải là thươ ng nhân, không có

mã số thuế)

-Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đõn có ghi chữ copy hoặc (trừ hàng hoá

NK biên giới);

Tuỳ tường hợp cụ thể, bộ hồ sõ Hải quan hàng NK có thể phải bổ sung thêm 1 số chứng từ sau:

- Bản kê chi tiết: 01 bản chính và 01 bản sao trýờng hợp nhiều mặt hàng hoặc đóng gói không đồng nhất;

- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nýớc về chất lượng hàng hoá hoặc giấy miễn kiểm tra do cõ quan có thẩm quyền cấp

- Trường hợp hàng hoá được giải phóng hàng trên cõ sở kết quả giám định: 01 bản chính chứng thư giám định;

- Trường hợp hàng hoá phải khai tờ khai trị giá: 01 bản chính tờ khai trị giá hàng NK;

- Trường hợp hàng hoá phải có giấy phép NK theo quy định của pháp luật: 01 bản chính nếu NK một lần hoặc 01 bản sao nếu NK nhiều lần, nhýng phải xuất trình bản chính để Hải quan đối chiếu mỗi lần nhận hàng;

- Trường hợp chủ hàng có yêu cầu được hưởng thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt: nộp 01 bản gốc và 01 bản copy thứ 3 của C/O Nếu hàng hoá NK có tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải nộp C/O;

- Chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có đối với từng mặt hàng: 01 bản chính

Câu 2: Trường hợp nào được bổ sung, sữa đổi, thay thế tờ khai hải quan đã đăng ký

Căn cứ khoản 3, điều 9 nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định trường hợp người khai hải quan được

bổ sung, sữa đổi, thay thế Tờ Khai Hải quan:

Trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu người khai hải quan

có lý do chính đáng, có văn bản đề nghị và được Chi cục trưởng hải quan chấp nhận, thì được sữa chữa, bổ sung Tờ khai hải quan đã đăng ký; trường hợp thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu thì được thay Tờ khai hải quan khác

ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Qúa trình chấp hành pháp luật của chủ hàng là căn cứ quan trọng nhất để cơ quan hải quan quyết định hình thức kiểm tra hàng hóa (miễn kiểm tra,kiểm tra xác xuất, kiểm tra toàn bộ lô hàng) Đúng hay sai, dựa trên quy định tại văn bản pháp luật nào? Doanh nghiệp chấp hành tốt páp luật hải quan cần đáp ứng những điều kiện nào?

Đúng Điều 29 Luật Hải quan quy định các căn cứ quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa dưới đây:

- Quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp (Đây là căn cứ chính)

- Chính sách pháp luật về quản lý hàng hoá XNK (chính sách thuế, chính sách mặt hàng)

- Tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hoá xuất nhập khẩu

- Hồ sơ hải quan

- Các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu

( Các căn cứ sau là các căn cứ bổ sung)

Doanh nghiệp chấp hành tốt páp luật hải quan cần đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ khoản 1 điều 6 nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005

Căn cứ điểm 2.1 phần A Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005

Quy định:

Doanh nghiệp chấp hành tốt páp luật hải quan cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Không bị pháp luật xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng qua biên giới;

- Không quá 2 lần bị xử lý vi phạm hành chính về Hải quan với mức phạt výợt thẩm quyền của Chi cục trưởng;

- Không trốn thuế, không bị truy tố hoặc bị phạt ở mức độ 1 lần số thuế phải nộp trở lên;

- Không nợ thuế quá 90 ngày;

- Thực hiện nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ;

Trang 3

Câu 2: Khái niệm, so sánh sự khác nhau, giống nhau của của gia công chuyển tiếp và XNK tại chỗ?

Trả lời:

Khái niệm:

Gia công chuyển tiếp: Là hình thức gia công mà sản

phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng

làm nguyên liệu gia công của hợp đồng gia công khác tại

Việt Nam

XNK tại chỗ: Hàng hoá xuất, nhập khẩu tại chỗ là hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác

Người xuất khẩu tại chỗ: Là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam

Người nhập khẩu tại chỗ: là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ

Giống nhau: Thủ tục thực hiện nhập khẩu tại chỗ, chuyển tiếp nhập trước rồi mới làm thủ tục xuất khẩu, chuyển tiếp xuất

Đơn vị hải quan làm thủ tục nhâp khẩu, nhận chuyển tiếp thực hiện lấy mẫu giao DN lưu

Việc giao nhận hàng hóa không đưa ra khỏi Việt Nam mà được giao nhận tại Việt Nam

Tờ khai chuyển tiếp, Tờ khai XNK tại chỗ thực hiện đúng qui định được sử dụng làm chứng từ để thanh khoản hợp đồng

Khác nhau:

Tờ khai hải quan, thủ tục hải quan:

Tờ khai chuyển tiếp sử dụng mẫu HQ/2004-GCCT

Tờ khai và văn bản chỉ định nhận hàng của bên thuê gia

công

Giữa 2 doanh nghiệp Việt Nam không có quan hệ mua

bán hàng hoá với nhau mà chỉ làm nhiệm vụ giao nhận

hàng hoá theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thuê

gia công

- Quan hệ giữa 2 doanh nghiệp giao hàng và nhận

hàng Việt Nam với thương nhân không phải là quan hệ

mua bán hàng hoá mà chỉ là quan hệ bên nhận gia công

và bên thuê gia công, nên không yêu cầu phải có hợp

đồng mua bán hàng hoá như XNK tại chỗ

Hàng hoá được giao, nhận tại Việt Nam theo chỉ định của

thương nhân nước ngoài

Tờ khai hàng hoá XNK tại chỗ sử dụng mẫu HQ/2002-

TC

- Đăng ký tờ khai xuất khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp nhận gia công như đối với xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài;

- Đăng ký tờ khai nhập khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ như quy định đối với một lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài (trong hồ sơ hải quan không yêu cầu phải có vận tải đơn);

Phải có ít nhất 01 thương nhân Việt Nam (người nhập khẩu tại chỗ hoặc người xuất khẩu tại chỗ) trực tiếp ký hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài

- Về mối quan hệ mua bán: 02 thương nhân Việt Nam (người nhập khẩu tại chỗ và người xuất khẩu tại chỗ) không trực tiếp mua bán hàng hoá với nhau mà phải thông qua thương nhân nước ngoài

Ngày đăng: 22/10/2012, 13:44

w