Tiên lượng tử vong tai biến Mạch máu não
Trang 1TIÊN LƯỢNG TỬ VONG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
TRONG HAI TUẦN ĐẦU Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG
Cao Phi Phong*, Lê Duy Phong**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tử vong của tai biến mạch máu não, nhồi máu não, xuất huyết não và yếu tố tiên
lượng tử vong trong 2 tuần đầu của bệnh nhân đột quị ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả có phân tích với 364 bệnh nhân nhập viện vào bệnh viện đa
khoa tỉnh Bình Dương từ tháng 9/2011- tháng 2/2012
Kết quả: Tỷ lệ đột quị: NMN 62,6% và XHN 37,4% Tỷ lệ nam/nữ = 1,35 Những triệu chứng có tương
quan kết cục trong cả 2 nhóm đột quị là: rối loạn hô hấp, rối loạn cơ vòng, rối loạn nuốt, tăng áp lực nội sọ, hiệu
ứng khối, tăng đường huyết, tăng bạch cầu máu, ECG bất thường
Kết luận: Tỷ lệ chết do TBMMN, NMN và XHN lần lượt là 21,4%, là 8,7% và 42,6% Yếu tố tiên lượng
độc lập tử vong trong 2 tuần đầu ở bệnh nhân NMN là: thang điểm NIH (p< 0,001, OR = 65,6) và ở bệnh nhân XHN là thang điểm NIH (p < 0,001, OR = 66,5), thang điểm XHN (p = 0,008, OR = 11,1) và rối loạn cơ vòng (p
= 0,049, OR = 9,8)
Từ khóa: Tai biến mạch máu não, tiên lượng, tử vong
ABSTRACT
PREDICTORS THE MOTALITY OF STROKE IN THE FIRST TWO WEEKS IN BINH DUONG
PROVINCE GENERAL HOSPITAL
Cao Phi Phong, Le Duy Phong
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 17 - Supplement of No 1 - 2013: 177 - 182
Objectives: To determine the fatality rate resulting from stroke, ischemic stroke, intracerebral haemorrhage
and the predictors of mortality after stroke in the first two weeks in Binh Duong province general hospital
Methods: Descriptive, analysis and prospective study in 364 patients admitted to Binh Duong province
general hospital from September 2011 to February 2012
Results: The rate of ischemic stroke is 62.6% and the rate of intracerebral haemorrhage is 37.4% The rate of
male/female is 1.35 The fatality rate of stroke, ischemic stroke and intracerebral haemorrhage in turn are 21.4%, 8.7%, and 42.6% The symptoms are correlated with outcome in both groups of stroke including: respiratory problems, dysphasia, anus and bladder sphincteral dysfunction, increased intracranial pressure, effect the mass, hyperglycemic, hyperleukocytosis and abnormal ECG
Conclusion: Independent predictors of mortality in the first 2 weeks in the ischemic stroke patients is
NIHSS (p<0.001, OR = 65.6); and in the intracerebral haemorrhage patients are NIHSS (p<0.001, OR = 66.5), ICH score (p = 0,008, OR = 11.1) and sphincter dysfunction (p = 0.05, OR = 9.8)
Key words: Stroke, predictor, fatality
* Bộ môn Thần Kinh ĐHYD TP.HCM ** Bệnh viện Tỉnh Bình Dương
Tác giả liên lạc: BS Lê Duy Phong ĐT: 01227764964 Email: phonglemd@gmail.com
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
TBMMN là một trong những vấn đề chủ yếu
của sức khỏe toàn cầu Nó là nguyên nhân lớn
gây tử vong, mắc bệnh và tàn phế ở các nước
Đột quị trở thành gánh nặng cho mọi quốc gia
Trong năm 2005 thế giới có khoảng 35 triệu
người chết do các bệnh không lây trong đó có tới
5,7 triệu người chết do đột quị (16,6%) với 87% ở
các nước có thu nhập thấp và trung bình Nếu
không có sự can thiệp tích cực thì con số này là
6,5 triệu vào năm 2015 và khoảng 7,8 triệu vào
năm 2030!(10) Ý nghĩa các yếu tố dự đoán kết cục
sớm ở BN đột quị có tầm quan trọng đặc biệt,
chẳng hạn như làm cơ sở cho các chiến lược
phòng ngừa thứ phát, hỗ trợ quyết định điều trị
hoặc thiết kế các thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên Hiểu biết về các yếu tố có liên quan đến
kết cục lâm sàng có thể dẫn đến các biện pháp
can thiệp hiệu quả hơn để giảm tử vong và cải
thiện tình trạng chức năng ở những bệnh nhân
bị đột quị Phân tích tầm quan trọng của các yếu
tố nguy cơ và kết cục xấu của đột quị có thể giúp
hiểu biết tốt hơn về các nguyên nhân cơ bản của
bệnh Hơn nữa, nếu biết đối tượng hoặc các khu
vực địa lý có nguy cơ cao sẽ giúp các bác sĩ và
các nhà hoạch định chính sách y tế công cộng
phát triển các chương trình mục tiêu có hiệu quả
để giảm nguy cơ tử vong và tàn tật do đột quị(15)
Hiện nay ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu
về tiên lượng đột quị ở rải rác những địa
phương khác nhau Mẫu nghiên cứu thường
giới hạn ở nhồi máu não hay xuất huyết não
hoặc nếu có đủ các dạng đột quị thì có khoảng
thời gian sau đột quị khác nhau; ít có nghiên
cứu TBMMN giới hạn trong 14 ngày đầu Như
nghiên cứu của Hàn Tiểu Sảo (2000): một số yếu
tố tiên lượng tử vong sớm trong xuất huyết não (3);
Nguyễn Bá Thắng (2006): nghiên cứu các yếu tố
tiên lượng sớm trong nhồi máu não tuần hoàn
trước (12) ; Lê Tự Phương Thảo (2006): nghiên cứu
tương quan lâm sàng, hình ảnh học, tiên lượng của
nhồi máu não tuần hoàn sau (6); Vũ Xuân Tân
(2007): yếu tố nguy cơ và tiên lượng ở bệnh nhân
đột qụi thiếu máu não cục bộ cấp (19); Nguyễn
Cảnh Nam (2009) Những yếu tố tiên lượng hậu
quả tử vong và chức năng trên các bệnh nhân xuất huyết não điều trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2008 (13) ; Lý
Ngọc Tú (2009): nghiên cứu các yếu tố nguy cơ
gây tử vong trên bệnh nhân đột quị não cấp trong
14 ngày đầu (7) ; Châu Nam Huân (2010): các yếu
tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa Long An (1)
Để góp phần vào dữ liệu đột quị nói chung
và tỉnh nhà nói riêng, chúng tôi chọn đề tài”Tiên lượng tử vong tai biến mạch máu não trong hai tuần đầu ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương”với 3 mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ mạch máu và các biến chứng của bệnh nhân TBMMN cấp
- Xác định tỷ lệ tử vong do TBMMN trong 2 tuần đầu
- Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong do TBMMN trong 2 tuần đầu
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn bệnh
BN nhập viện vì đột quị lần đầu hay tái phát, thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán đột quị của WHO Mẫu được chọn liên tiếp, tất cả BN đều được chụp CTscan sọ não không cản quang lúc
nhập viện, chụp nhắc lại khi có chỉ định
Tiêu chuẩn loại trừ
Xuất huyết trong u hay do chấn thương Những trường hợp chuyển viện hay bỏ trị không theo dỏi kết cục được trong 2 tuần đầu Nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch nội sọ BN không hợp tác, không thể lấy đủ thông tin theo mẫu BN nhập viện trể hơn 2 ngày sau khởi phát đột quị Chết trước khi vào viện
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả có phân tích
Dân số mục tiêu
Tất cả những bệnh nhân TBMMN tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Dương
Trang 3Dân số chọn mẫu
BN TBMMN nhập BV tỉnh Bình Dương
trong vòng 48 giờ đầu sau đột quị, thỏa tiêu
chuẩn chọn - loại Mẫu được lấy từ tháng 9/2011
- 2/2012
Cở mẫu
Cở mẫu dự tính là 272 bệnh nhân, thực tế
được 364
Phương pháp thu thập số liệu
BN đột quị được nhập vào 1 trong 3 khoa
cấp cứu hồi sức, hồi sức tích cực và khoa nội 3,
được khám lâm sàng theo bệnh án mẫu, đánh
giá bằng các thang điểm thần kinh chuyên biệt
như NIHSS, ICH, phân loại BAMFORD bởi bác
sĩ chuyên khoa thần kinh; thực hiện các xét
nghiệm cận lâm sàng như công thức máu,
đường huyết, ECG 12 chuyển đạo, CTscan sọ
não không cản quang (những BN có CTscan
không rõ tổn thương thì được chụp lần 2 sau
đó) Sau đó tất cả được theo dỏi trong 2 tuần
điều trị để đánh giá biến chứng và kết cục sống -
chết Nhóm tử vong là những BN chết tại BV
hay bệnh hấp hối xin về
Công cụ thu thập số liệu
Máy CTscan 16 lát cắt của Hitachi Eclos,
máy xét nghiệm huyết học Cell Dyn 3200 của
hãng Abbot cùng các trang thiết bị liên quan đến
nghiên cứu mà bệnh viện đang có
Các biến số trong nghiên cứu
Dân số học: tuổi, giới Tiền căn chỉ khảo sát
những yếu tố nguy cơ mạch máu như: THA,
ĐTĐ, TBMMN Lâm sàng lúc nhập viện và biến
chứng trong thời gian điều trị ≤ 14 ngày đầu:
mạch, kiểu thở, huyết áp, rối loạn cơ vòng, rối
loạn nuốt, viêm phổi, tăng áp lực nội sọ và nhiều
triệu chứng chi tiết khác để đánh giá thang điểm
NIHSS, ICH, phân loại BAMFORD Cận lâm
sàng nhập viện: bạch cầu máu, đường huyết,
ECG, CTscan sọ não
Xử lý và phân tích số liệu số liệu
Bằng phần mềm thống kê SPSS 11.5 Phân tích đơn biến và hồi quy logistic đa biến với biến nhị giá là kết cục sống – tử vong; đưa tiếp vào
mô hình đưa vào - loại ra theo hệ số Wald để tìm yếu tố tiên lượng tử vong độc lập mạnh nhất
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng cộng có 364 bệnh nhân thỏa tiêu chí nghiên cứu Trong đó có 210 BN nam (57,7%) >
154 BN nữ (42,3%) Tuổi TB là 63,9 ± 13,3,
thường gặp là 54, khoảng tuổi từ 32 - 96 Đột quị tăng theo tuổi: ≤ 50 là 15,7%, 51 - 60 là 26,4%, >
61 là 58% NMN có 228/364 trường hợp (62,6%), XHN có 136/364 trường hợp (37,4%), tỷ lệ NMN/XHN = 1,67 Về tỷ lệ tử vong: nhóm chung, sống 286 BN (78,6%); tử vong 78 BN
(21,4%); nhóm NMN có 228 BN, tử vong 8,7%
(20/228); XHN có 136 BN, tử vong 42,6% Tỷ lệ chết của XHN gấp 3 lần NMN (58/364 so với
20/364)
Phân tích đơn biế́n
Có 11 biến số giống nhau của 2 phân nhóm đột quỵ có tương quan đơn biến với kết cục (bảng 1) Riêng nhóm NMN có thêm biến số viêm phổi, mạch, phân loại Bamford với nhóm PAC và LAC; tất cả có p = 0,001 Nhóm XHN có thêm 4 biến số có ý nghĩa thống kê là nhóm huyết áp trung bình > 140mmHg (p = 0,024), thang điểm XHN (p = 0,001), vị trí và thể tích ổ xuất huyết (p = 0,008 và p = 0,001)
Các biến số không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) trong NMN là: tuổi, giới tính, tiền căn tăng huyết áp - đái tháo đường - tai biến mạch máu não, đầu nước cấp, huyết áp trung bình, phân nhóm nhồi máu toàn bộ tuần hoàn trước (TAC)
và tuần hoàn sau (POC); trong nhóm XHN là: tuổi, giới tính, tiền căn tăng huyết áp - đái tháo đường - tai biến mạch máu não, đầu nước cấp, mạch đếm, viêm phổi
Trang 4Bảng 1: Tương quan đơn biến giữa NMN và XHN –
kết cục
Biến số
Nhồi máu não
n (%)
P
Xuất huyết não
n (%)
P Sống
còn
Tử vong
Sống còn
Tử vong
Rối loạn hô
hấp
4
(1,9)
9 (45) 0,001
6 (7,7)
40 (69) 0,001 Nuốt khó 18 (8,7) 13 (65) 0,001 (25,6) 20 (96,6) 56 0,001
Rối loạn cơ
vòng 14 (6.7) 11 (55) 0,001
21 (26,9)
48 (82,8) 0,001 Đường
huyết 102 (49) 16 (80) 0,008
49 (62,0)
50 (86,2) 0,002 Bạch cầu
máu
41
(19,7) 10 (50) 0,002
22 (28,2)
42 (72,4) 0,001 ECG (30,8) 64 12 (60) 0,008 (24,4) 19 (44,8) 26 0,012
Lệch đường
giữa/CT 10 (4,8)
4 (20) 0,007
33 (42,3) (72,4) 42 0,001 Chèn ép não
thất/CT
8
(3,8)
4 (20) 0,002
39 (50)
42 (72,4) 0,008 Biến dạng
bể não tủy
1
(5)
4 (20) 0,001
11 (14,1) (79,3) 46 0,001 Biến chứng
TALNS 19 (9,1)
7 (35) 0,001
26 (33,3) 58 (100) 0,001 NIHSS (≥ 20
điểm)
5
(2,4) 12 (60) 0,001
7 (9,0)
53 (91,4) 0,001
Phân tích đa biến
Nhồi máu não
Đưa 15 biến số có ý nghĩa thống kê như nêu
trên vào mô hình phân tích hồi quy đa biến
logistic như đã nêu trên Kết quả NIHSS là biến
số duy nhất có giá trị tiên lượng độc lập tử vong
với độ mạnh cao: p < 0,001, OR = 65,6 Điều này
có nghĩa là nếu BN thuộc nhóm NIHSS cao thì
có nguy cơ tử vong tăng 4,1 đơn vị hay gấp 65
lần BN trong nhóm NIHSS thấp (bảng 2)
Bảng 2: Tương quan đa biến NMN – kết cục
Biến số Hệ số
KTC 95% cho
OR
dưới Trên NIHSS 4,184 32,286 0,001 65,601 15,495 277,737
Xuất huyết não
Đưa 15 biến số có ý nghĩa thống kê như nêu
trên vào mô hình phân tích hồi quy đa biến
logistic nhị giá với biến kết cục sống – tử vong;
bằng phương pháp đưa vào – loại ra để tìm biến
số có độ mạnh cao nhất Kết quả có 3 biến số có
ý nghĩa tiên lượng độc lập là thang NIH, thang XHN, rối loạn cơ vòng Trong đó thang NIH có
độ mạnh cao nhất (bảng 3)
Bảng 3: Tương quan đa biến XHN – kết cục
Biến số wald p OR KTC 95% cho OR
Dưới Trên RLCV 3,878 0,049 9,833 1,011 95,663
NIHSS 18,778 < 0,001 66,563 99,68 444,497
BÀN LUẬN Biến số có ý nghĩa tiên lượng độc lập trong nhồi máu não
Thang điểm NIH
Kết quả của chúng tôi phù hợp với rất nhiều nghiên cứu trong - ngoài nước Có thể dùng NIHSS tiên lượng NMN trong các giai đoạn và nó cũng là công cụ được lựa chọn để đánh giá nhiều vấn đề liên quan đột quỵ Trương Văn Sơn có kết luận tương tự chúng tôi với nghiên cứu ứng dụng thang điểm NIH
và Rankin đánh giá đột quị giai đoạn cấp NHISS có điểm trung bình là 8,39, dao động từ
1 – 27; các yếu tố tiên lượng là NIHSS, tuổi, rối loạn đi tiểu, bạch cầu máu; khi đưa vào phân tích đa biến chỉ còn NIHSS Kết luận: NIHSS
có ý nghĩa tiên lượng mạnh nhất trong nhồi máu não(18) Nguyễn Bá Thắng cũng cho thấy NIHSS lúc xuất viện có giá trị tiên đoán phục hồi chức năng tốt hơn NIHSS lúc nhập viện ở
BN nhồi máu não(12) Krassen: thang NIH cao khi nhập viện là yếu tố duy nhất tiên lượng độc lập kết cục nhồi máu não(11) NHISS cũng
có giá trị tiên đoán thuyên tắc động mạch gần(8) NIHSS cũng dùng để so sánh nhồi máu não tuần hoàn trước - sau Đa biến có hiệu chỉnh cho thấy ở những BN đột quị tuần hoàn sau có kết cục tốt hơn so với tuần hoàn trước là
2,339 (KTC 95% (1,331- 4,109), p = 0,003) Điểm
cắt tối ưu của NIHSS cơ bản cho kết quả thuận lợi là ≤ 5 cho BN bị đột quị tuần hoàn sau và ≤ 8 cho các BN đột quị tuần hoàn trước(16) Mức độ nghiêm trọng đột quị có liên quan với sự mất dần khả năng điều ứng tổng thể của thần kinh
Trang 5tự trị, suy giảm trương lực đối giao cảm và sự
nhạy cảm phản xạ áp thụ cảm (baroreflex) làm
cho thần kinh giao cảm dần nổi bật hơn Thang
NIH phù hợp để dự đoán nguy cơ của rối loạn
thần kinh tự trị(4) Kimura, nghiên cứu đa
trung tâm 15831 BN nhồi máu não ở Nhật Bản
đã xác định được lớn tuổi, rung nhĩ và điểm số
NIHSS lúc nhập viện là yếu tố độc lập liên
quan đến tử vong sớm sau đột quị(5).
Biến số có ý nghĩa tiên lượng độc lập trong
xuất huyết não
Thang NIH
Là biến số có giá trị tiên lượng độc lập mạnh
nhất với p <0,001, OR = 66,56 Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với 1 số nghiên cứu
khác Raymond: yếu tố tiên lượng độc lập tử
vong là điểm NIHSS cao, xuất huyết não thất,
lan rộng vào khoang dưới màng nhện Yếu tố
độc lập cho kết cục tốt là điểm số NIHSS thấp và
nhiệt độ nhập thấp(2) Nguyễn Thanh Tùng:
NHISS 16 điểm cũng là 1 yếu tố tiên lượng sống
còn ở BN xuất huyết não(14) Tuy nhiên, nghiên
cứu về giá trị tiên lượng của thang NIH trong
xuất huyết não thì không nhiều như trong nhồi
máu não
Thang XHN (ICH Score)
Là biến số có giá trị tiên lượng độc lập hàng
thứ 2 Mạc Văn Hòa, nghiên cứu giá trị các yếu
tố của thang XHN cũng cho kết quả phù hợp
tiên đoán độc lập XHN(9) Điểm cắt <3 và ≥ 3 của
thang điểm XHN cho giá trị tương ứng kết cục
tốt và tử vong(2) Nghiên cứu XHN của Sia ở
Kuala Lumpur cũng kết luận thang XHN là yếu
tố tiên lượng tử vong (p < 0,001)(17) Kết quả của
chúng tôi tương tự Mạc Văn Hòa
Rối loạn cơ vòng
Hiện nay ít có nghiên cứu về vấn đề này
trong lĩnh vực đột quị Theo nghiên cứu của
Wilson từ năm 1998 - 2004: tiểu không kiểm
soát sau đột quị thì liên quan đáng kể với tỷ lệ
tử vong(20) Đây là 1 trong 3 biến số có giá trị
tiên lượng độc lập XHN trong nghiên cứu của
chúng tôi (nhưng độ mạnh ít nhất với p = 0,049, OR = 9,83)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Châu Nam Huân, Cao Phi Phong (2012), Các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa Long An.Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản của Số 1
2 Cheung RTF, Zou LY (2007) Use of the Original, Modified, or New Intracerebral Hemorrhage Score to Predict Mortality and Morbidity After Intracerebral hemorrhage Stroke, 34: 1717-1722
3 Hàn Tiểu Sảo (2000) Một số yếu tố tiên lượng tử vong sớm trong xuất huyết não, Luận văn thạc sỹ y khoa, ĐHYD TP.HCM
4 Hilz MJ, Moeller S (2011) High NIHSS Values Predict Impairment of Cardiovascular Autonomic Control Stroke, 42: 1528-1533
5 Kimura K et al (2000) Atrial fibrillation as a predictive factor for severe stroke and early death in 15 831 patients with acute ischaemic stroke J Neurol Neurosurg Psychiatry,74:649-653
6 Lê Tự Phương Thảo (2006) Nghiên cứu tương quan lâm sàng, hình ảnh học, tiên lượng của nhồi máu não tuần hoàn sau Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM
7 Lý Ngọc Tú (2009) Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây tử vong trên bệnh nhân đột quị não cấp trong 14 ngày đầu Luận văn thạc sỹ y khoa, ĐHYD TP.HCM
8 Maas MB (2009) NIHSS Score Is Poorly Predictive of Proximal Occlusion in Acute Cerebral Ischemia Stroke, 40(9): 2988–2993
9 Mạc Văn Hòa, Cao Phi Phong (2009).”Tiên lượng tử vong ở bệnh nhân xuất huyết não theo điểm ICH” Luận văn thạc sĩ y học Đại học Y Dược TPHCM
10 Murray CJ, Lopez AD (1997) Mortality by cause for eight regions of the world: Global Burden of Disease Study Lancet, 349(9061):1269-76
11 Nedeltcheva K ,Renza N et al (2007) Predictors of early mortality after acute ischaemic stroke SWISS MED WKLY2 010;140 (17–18):254–259
12 Nguyễn Bá Thắng (2006) Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng sớm trong nhồi máu não tuần hòan trước Luận văn thạc sỹ y khoa, ĐHYD TP.HCM
13 Nguyễn Cảnh Nam, Lê Tự Phương Thảo và cs (2009) Những yếu tố tiên lượng hậu quả tử vong và chức năng trên các bệnh nhân xuất huyết não điều trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2008 Y Hoc TP Hồ Chí Minh, chuyên đề Hội Nghị KH KT BV Nhân Dân Gia Định
2009 tập 13, phụ bản số 6: 59 – 63
14 Nguyễn Thanh Tùng (2007) Tiên lượng xuất huyết não trên lều bằng các thang điểm đột quị tại Bệnh viện Thủ Đức Luận
án CKII, ĐHYD TP.Hồ Chí Minh
15 Ovbiagele B and Nguyen-Huynh MN (2011) Stroke Epidemiology: Advancing Our Understanding of Disease Mechanism and Therapy Neurotherapeutics, 8(3): 319–329
16 Sato S, Toyoda K (2008) Baseline NIH Stroke Scale Score predicting outcome in anterior and posterior circulation strokes Neurology, tập 70, số 24, 2371-2377
17 Sia SF et al (2007) Primary intracerebral haemorrhage in Malaysia: in-hospital mortality and outcome in patients from
a hospital based registry, 62(4):308-12
18 Trương Văn Sơn, Cao Phi Phong (2010) Ứng dụng thang
Trang 6điểm đánh giá đột quị trong tiên lượng sớm bệnh nhân đột
quị thiếu máu não cục bộ cấp Y Hoc TP HCM, chuyên đề
Nội khoa, tập 14, phụ bản số 1, tr 310 – 314
19 Vũ Xuân Tân, Vũ Anh Nhị (2007) Yếu tố nguy cơ và tiên
lượng ở bệnh nhân đột qụi thiếu máu não cục bộ cấp Luận
văn thạc sĩ y khoa Đại học Y dược TP.HCM
20 Wilson D et al (2008) Urinary incontinence in stroke: results from the UK National Sentinel Audits of Stroke 1998-2004, 37(5):542-6