1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển khá nhanh và toàn diện của đất nước thì giáo dục cũng đã có những bước phát triển về chất lượng, quy mô, loại hình đào tạo... Giáo dục đã và đang thể hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước. Trong đó nổi lên một vấn đề đang được quan tâm và cũng là xu thế tất yếu cho sự phát triển hiện nay – đó là giáo dục cho mọi người. Đối với giáo dục phổ thông, tinh thần trên được thể hiện ở việc tiến hành phổ cập giáo dục các cấp học (Tiểu học, THCS, THPT). Chúng ta đặt ra mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục nhằm: Đảm bảo cơ hội và quyền được hưởng giáo dục cho mọi trẻ em; nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển môi trường giáo dục phù hợp nhất cho sự tham gia của trẻ. Trong đó đối tượng mà giáo dục phổ thông đang dành sự quan tâm đặc biệt đó là học sinh khyết tật (KT). Đó cũng là việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và ngành giáo dục:“...tạo điềukiện để người khuyết tật và người nghèo được đi học văn hoá và học nghề.” (Hiếnpháp nước CHXHCNViệtNam năm 2013;Điều61); “... Nhà nướcưu tiêntạo điềukiệncho con em cácdân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình” (Luậtgiáo dục năm 2005; Điều 10); “Nhà nước tạo điều kiện để ngườikhuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật” (Luật người khuyết tật 2010; Điều 27); Chiếnlược Pháttriển Giáo dục và Đào tạo Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể: “... có 70%học sinh KT được đi học” và “Tăngđầu tư cho giáo dục đặc biệt; có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên giáo dục đặc biệt và học sinh khuyết tật”. Nghị quyết 29NQTW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: “…Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật”. Nội dung cơ bản của các văn bản nói trên đều khẳng định: Quyền bình đẳng của mọi công dân Việt Nam trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa; khẳng định học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được học văn hóa và học nghề phù hợp, đảm bảo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi người với những phương thức giáo dục phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của những đối tượng khó khăn.
#Nguy?n Th? Thu Hi?n####################################N#g#u#y#�#n# #T#h#�# #T#h#u# #H#i#�#n#########################################@#;#####Pe�#################