1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN PHÁT TRIỂN sức NHANH CHO HS KHỐI 10 năm học 2018 2019 (1)

23 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 622 KB
File đính kèm SKKN PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HS KHỐI 10.zip (100 KB)

Nội dung

Phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt đối với sức nhanh là một trongnhững năng lực thể chất của học sinh, đây là điều kiện quan trọng để các em cóthể học tập lao động và dành được thà

Trang 1

MỤC LỤC

Table of Contents

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 2

3 Đối tượng nghiên cứu: 2

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm: 2

5 Phương pháp nghiên cứu: 2

5.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2

5 2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm 2

5.3.Phương pháp kiểm tra sư phạm 2

5.4 Phương pháp quan sát sư phạm 2

5.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2

5.6 Phương pháp toán học thống kê 2

6 Thời gian nghiên cứu: 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

I Đặc điểm tâm - sinh lý, giải phẫu của HS nữ khối 10 ( lứa tuổi 15-16) 4

1 Về mặt tâm lý: 4

2 Về mặt sinh lý, giải phẫu 4

3 Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh 5

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 10 TRƯỚC ĐỔI MỚI 7

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN SỨC NHANH CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 10 8

1 Phương pháp phát triển sức nhanh phản ứng vận động 8

2 Phương pháp phát triển sức nhanh của động tác 9

3 Phương pháp phát triển tần số động tác 10

4 Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học 10

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13

1 Xác định việc sử dụng các test trong kiểm tra đánh giá 13

2 Đánh giá hiệu quả các phương pháp giảng dạy và bài tập đã lựa chọn để nâng cao sức nhanh cho HS nữ khối 10 13

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21

1 Kết luận 21

2 Kiến nghị 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Mỗi người chúng ta, điều mong muốn và có giá trị nhất là sức khỏe và trítuệ, có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn Thể dụcthể thao ( TDTT) giúp học sinh có được sức khỏe tốt, từ đó học tập các mônhọc và tham gia các hoạt động ở Nhà trường đạt hiệu quả cao hơn, chính là gópphần nâng cao chất lượng giáo dục, để các em trở thành những con người có íchcho xã hội

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước đã quan tâm

và đầu tư rất nhiều đến sự nghiệp giáo dục thể chất (GDTC ) cho thế hệ tươnglai của đất nước Đặc biệt ngành TDTT còn rất chú trọng đầu tư cho việc pháttriển tài năng thể thao bằng việc đào tạo những vận động viên ở nhiều lứa tuổikhác nhau, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất bổ sung trang thiết bị tập luyện vàhoàn thiện hệ thống thi đấu các môn thể thao Từ đó góp phần không nhỏ choviệc phát triển sâu rộng TDTT quần chúng và TDTT thành tích cao

Hiện nay với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng cao, yêu cầugiáo dục ngày càng cao do vậy HS phải học rất nhiều các môn học, nội dungkhác nhau, không chỉ học trong nhà trường mà còn học ở ngoài xã hội Với mộtcường độ dày đặc như vậy việc GDTC trong nhà trường trở nên rất quan trọng,đặc biệt là giáo dục các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền Việc pháttriển các tố chất thể lực là một trong những nội dung cơ bản nhằm chuẩn bị tốtthể lực, và đặc biệt là phát triển tốt chất thể lực “sức nhanh” là khả năng thựchiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất, tạo điều kiện cho các em họctập và tiếp thu các nội dung khác được dễ dàng và nhanh nhẹ hơn

Phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt đối với sức nhanh là một trongnhững năng lực thể chất của học sinh, đây là điều kiện quan trọng để các em cóthể học tập lao động và dành được thành tích cao trong học tập, tập luyện và thiđấu ở tất các môn thể thao, là tiền đề cho việc thực hiện những yêu cầu ngàycàng khó khăn, trong quá trình tập luyện sức nhanh được xác định trước hếtthông qua quá trình thích ứng về mặt năng lượng, chúng phụ thuộc vào nhữngnhân tố năng lực làm việc của các cơ quan, mức độ ổn định và tiết kiệm hoánăng, sức chịu đựng tâm lý

Để phát triển tố chất sức nhanh thì bên cạnh việc tiếp thu các nguyên lý

kỹ thuật động tác thì việc tìm ra các phương pháp, phương tiện tập luyện là mộttrong những yêu cầu cấp bách đặt ra Đặc biệt việc phát triển tố chất sức nhanhcho HS nói chung và HS nữ THPT nói riêng là một vấn đề quan trọng và cấp

thiết Từ những vấn đề nêu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng

Trang 3

dụng một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Thanh Oai A”

2 Mục đích nghiên cứu:

Đưa ra những phương pháp giảng dạy và huấn luyện để nâng cao sứcnhanh cho HS nữ khối 10

3 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh nữ khối 10 trường THPT Thanh Oai A

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm:

HS nữ khối 10 trường THPT Thanh Oai A

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

5 2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm.

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tận dụng trí tuệ, hiểu biết vàkinh nghiệm của các quý thầy cô giáo để từ đó lựa chọn các Test kiểm tra banđầu

Đối tượng phỏng vấn của tôi là 10 thầy, cô giáo

5.3.Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả các phươngpháp đã lựa chọn, nhằm kiểm tra thành tích chung của HS trước và sau khi thựcnghiệm Là phương pháp nghiên cứu dựa vào hệ thống bài tập (còn gọi là kiểmtra) được tiêu chuẩn hóa về nội dung, hình thức và điều kiện thực hiện, nhằmđánh giá khả năng khác nhau của người học

5.4 Phương pháp quan sát sư phạm

Là phương pháp sử dụng theo dõi trực tiếp quá trình giảng dạy học tập màkhông làm ảnh hưởng đến quá trình đó Quan sát chủ yếu bằng mắt thườngnhững biểu hiện bên ngoài, từ đó hiểu được dấu hiệu bên trong thầm kín mộtcách khách quan, tin cậy sau đó ghi chép hiện tượng quan sát để thu thập thôngtin phục vụ cho việc nghiên cứu

5.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Sử dụng phương pháp nhằm kiểm định tính thực tiễn, hiệu quả và khoahọc của những phương pháp đã lựa chọn

5.6 Phương pháp toán học thống kê.

Các công thức toán học thống kê được sử dụng để phân tích, tổng hợp vàđánh giá số liệu thu được

- Chỉ số trung bình cộng(x ):

n

x x

n

i i

Trang 4

1 2

i i

x x n

Nếu C V  10% thì đám đông số liệu tương đối đồng đều

6 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài thực hiện từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019 chia thành 3giai đoạn

- Giai đoạn 1: Từ tháng 8/2018 đến 9/2018 Tiến hành thu thập tài liệu,

nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

Xây dựng đề cương nghiên cứu, bảo vệ đề cương

Viết báo cáo, hoàn chỉnh đề tài

Báo cáo hội đồng khoa học

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I Đặc điểm tâm - sinh lý, giải phẫu của HS nữ khối 10 ( lứa tuổi 15-16).

Ở lứa tuổi này cơ thể của các em phát triển tương đối hoàn chỉnh, chứcnăng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống, cơquan của cơ thể cũng được nâng cao hơn Xúc cảm diễn ra tương đối mạnh mẽnên các em dễ bị kích động, kém tự chủ các em có những quan hệ bạn bè thân

Trang 5

thiết, gần gũi nhau trên cơ sở có cùng chung hứng thú, cùng thống nhất trongmột hoạt động nào đó như: Trò chơi vận động, đá cầu, cầu lông ,bóng rổ……

1 Về mặt tâm lý:

Bắt đầu muốn tự lập, sáng tạo và muốn thể hiện trước mặt người khác

1.1 Hứng thú: Đối với HS THPT hưng thú được xuất hiện nhiều nét mới

và được xác định rõ ràng hơn mang tính chất bền vững, sâu sắc và phong phú.Hứng thú của các em rất năng động, sẵn sàng tìm hiểu lĩnh vực tri thức mìnhyêu thích Tuy nhiên các em còn ham chơi và ngại vận động nên GV cần địnhhướng cho các em có được hứng thú học tập các môn học nói chung và mônGDTC nói riêng

1.2 Tình cảm: HS trung học cơ sở có xúc cảm diễn ra tương đối mạnh

mẽ, dễ bị kích động, có những quan hệ bạn bè thân thiết, gần gũi nhau trên cơ sởcùng hưng thú, cùng thống nhất Điều đó tạo ra nhiều thuận lợi cho GV trongquá trình giảng dạy, nó thúc đẩy các em tự giác, tích cực trong tập luyện TDTT

Vì vậy GV phải là người mẫu mực, công bằng và biết động viên các em đúnglúc, đúng thời điểm trong quá trình học tập

1.3 Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như các em không còn tình trạng ghi nhớ

máy móc mà các em đã ghi nhớ một cách lôgic tư duy chặt chẽ hơn, nên GV cóthể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân tích các chi tiết

kỹ thuật động tác cũng như các phương pháp, phương tiện để các em có thể vậndụng trong giờ học trên lớp cũng như là trong quá trình luyện tập Ở lứa tuổi này

có thể thực hiện tốt những bài tập khó với yêu cầu kỹ thuật cao Vì thế có thểđưa ra các phương pháp trong việc học tập môn chạy ngắn phù hợp và phát huyđược tính tích cực của học sinh

2 Về mặt sinh lý, giải phẫu

Ở lứa tuổi này cở thể đang trong giai đoạn dậy thì nên cơ thể chưa đạt đếntrình độ hoàn thiện, nhất là về mặt chức năng, hình thái Đây là giai đoạn pháttriển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần

2.1 Hệ xương: thời kỳ này tính đàn hồi của xương giảm, độ giãn xương

tăng do hàm lượng canxi và phốt pho trong xương tăng, xương phát triển vữngchắc và ít bị cong vẹo (trừ cột sống ) Vì vậy tập luyện TDTT ở giai đoạn nàycòn có tác dụng chỉnh hình

2.2 Hệ vận động: Hệ xương đang phát triển mạnh về chiều cao Hệ thống

sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện Do vậyGDTC có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương, nhưng phải chú ý tới tưthế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh sai lệch của hệ xương và kìm hãm

sự phát triển chiều dài Hệ cơ phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương

Trang 6

2.3 Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển của

mạnh máu, sức co bóp còn yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổnđịnh nên khi hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng sẽ nhanh dẫn tới mệt mỏi Vìvậy, tập luyện TDTT thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt tới hoạt động của hệ tuầnhoàn, hoạt động của tim dần được thích ứng và có khả năng chịu đựng với khốilượng lớn sau này Nhưng trong quá trình tập luyện TDTT cần phải đảm bảonguyên tắc tăng dần yêu cầu trong GDTC, tránh hoạt động quá sức và quá độtngột

2.4 Hệ hô hấp: Phổi phát triển chưa hoàn chỉnh, phế nang còn nhỏ, các

cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé Vì vậy, khi hoạt động các

em phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi Rèn luyện TDTT cho các emphải toàn diện, phải chú ý phát triển các cơ hô hấp, hướng dẫn các em biết cáchthở sâu, thở đúng và biết thở trong vận động

3 Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh

Sức nhanh là tổ hợp những đặc điểm về chức năng của cơ thể, xác định đặc tính tốc độ của động tác và phản ứng vận động

Người ta phân biệt ba hình thức dơn giản biểu hiện sức nhanh như nhau:

3.1 Sức nhanh đơn giản:

Ở những người tập luyện về tốc độ thì thời gian phản ứng thường ngắnhơn ở những người không tập luyện Do kết quả của bài tập có hệ thống, thờigian phản ứng giảm xuống

- Tốc độ còn thể hiện ở thời gian thực hiên các động tác riêng lẻ

- Tốc độ còn thể hiện ở nhịp co cơ và vận tốc chuyển động trong khônggian - thường liên quan đến các hoạt động có chu kỳ

3.2 Sức nhanh phức tạp:

Sức nhanh này là tổng hợp của ba thành phần sức nhanh đơn giản, đó làthời gian phản ứng, thời gian của động tác đơn lẻ và tần số động tác hay nóicách khác sức nhanh này là thời gian thực hiện động các động tác phức tạp khácnhau như: tốc độ chạy 100m, tốc độ các cú đấm trong quyền anh

Nếu thời gian phản ứng, thời gian của động tác đơn lẻ và tần số động táccục bộ càng cao thì tốc độ thực hiện các hoạt động phức tạp càng cao Nhưng

Trang 7

trong thực tế, các dạng biểu hiện của sức nhanh dơn giản lại phát triển độc lậpvới nhau.

3.3 Yếu tố ảnh hưởng tới sức nhanh

3.3.1 Yếu tố sinh lý

Yếu tố sinh lý quyết định tốc độ là tính linh hoạt của các quá trình thầnkinh, có nghĩa là sự chuyển nhanh từ quá trình hưng phấn sang ức chế và ngượclại trong các trung tâm thần kinh, tính linh hoạt của thần kinh còn làm cho cơ cókhả năng chuyển nhanh từ trạng thái hoạt động sang trạng thái thả lỏng vàngược lại Sự chuyển nhanh giữa hưng phấn và ức chế làm cho các nơron vậnđộng cá khả năng phát xung động với tần số cao, đơn vị thả lỏng nhanh - đó làyếu tố làm tăng cường độ và tần số của động tác

3.3.2 Yếu tố sinh hóa

Yếu tố này ảnh hưởng tới tốc độ co cơ Tốc độ co cơ chịu ảnh hưởng củahàm lượng các chất năng lượng như ATP, CP Nếu hàm lượng ATP ở trong cơnhiều thì tốc độ co cơ nhanh hơn

Tốc độ co cơ còn phụ thuộc vào hoạt tính của các men phân giải và tổnghợp ATP và CP, đó là men ATPa - za, hoạt tính của các men này tăng làm tốc

độ phản ứng phân giải ATP diễn ra nhanh hơn vì thế năng lượng cung cấp choquá trình co cơ được đáp ứng kịp thời

Nói chung sức nhanh phụ thuộc vào tính linh hoạt của thần kinh và tốc độ

co cơ Nhưng yếu tố này có sự biến đổi dưới tác dụng của tập luyện, nhưng đềuđược quyết định bởi đặc điểm về di truyền Do đó trong quá trình tập luyện - sứcnhanh biến đổi chậm hơn so với sức mạnh và sức bền

3.4 Cơ sở sinh lý và bài tập phất triển sức nhanh

sức nhanh có liên quan mật thiết với sức mạnh, phụ thuộc chủ yếu vàotính linh hoạt của thần kinh và tốc độ co cơ

Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh là tăng cường độ linh hoạt và tốc độdẫn truyền hưng phấn ở trung tâm thần kinh và bộ máy vận động Tăng cường

sự phối hợp giữa các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ

Từ cơ sở sinh lý trên, để phất triển sức nhanh nên sử dụng những bài tậpsau: bài tập sức mạnh động lực, bài tập tốc độ cao, trọng tải nhỏ, thời gian dài

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 10 TRƯỚC ĐỔI MỚI

Sau một khoảng thời gian hoạt động hay thi đấu, học tập, lao động kéodài HS bắt đầu xuất hiện mệt mỏi có các biểu hiện như: cơ mặt rất căng thẳng,mặt đỏ, toát mồ hôi dẫn đến HS bị nản mỗi khi phải học tập, lao động, tập luyện,

Trang 8

thi đấu với cường độ cao Như vậy HS sẽ ngại tập luyện hay sợ phải tập luyện

“ở lứa tuổi 14-16 tuổi đối với nữ là giai đoạn phát triển nhất của các tố chất thểlực” dẫn tới HS mệt mỏi trí óc, mệt mỏi cảm giác và mệt mỏi thể lực khi nghethấy mình sẽ phải tập luyện, thi đấu và lao động Khi cảm giác mệt mỏi sẽ ảnhhưởng tới việc học tập, sinh hoạt như (ăn uống, giấc ngủ ).Cho nên việc tậpluyện các tố chất thể lực là rất quan trọng và đặc biệt là tố chất sức nhanh Vìvậy cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy và bài tập để phát triển sức nhanhcho HS nữ, xóa mờ cảm giác mệt mỏi khi phải tập luyện, thi đấu, lao động vàhọc tập với cường độ cao Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và bài tập cho

HS nữ khối 10 là hết sức quan trọng

Đổi mới phương pháp giảng dạy và bài tập để nâng cao các tố chất thể lựccủa HS “đặc biệt là sức nhanh” đáp ứng được nhu cầu cơ thể cần dẫn tới khôngmất ngủ, ăn ngon, không có cảm giác mệt mỏi khi hoạt động với cường độcao…

THUẬN LỢI: Phương pháp áp dụng cho HS nữ lớp 10, nên HS trungthành với phương pháp và bài tập GV đưa ra

KHÓ KHĂN: Tập luyện sức nhanh nhịp độ phải nhanh trong khi tậpluyện các bài tập mà phương pháp này lại áp dụng cho HS nữ THPT

Trang 9

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN SỨC

NHANH CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 10

Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, giải phẫu, đặc điểm sinh lý của mônchạy ngắn, cơ sở sinh lý của sức nhanh và từ thực tiễn tôi đưa ra một số phươngpháp phát triển sức nhanh như sau:

1 Phương pháp phát triển sức nhanh phản ứng vận động.

1.1 Phương pháp phát triển sức nhanh phản ứng vận động đơn giản

Phản ứng vận động đơn giản là sự đáp lại tín hiệu đã biết trước, nhưngxuất hiện đột ngột bằng động tác đã định trước

VD: phản ứng của người tập với tiếng còi, tiếng súng phát lệnh trong chạyhay bơi

Sức nhanh phản ứng vận động có ý nghĩa thực dụng rất lớn Trong bài tậpkhông nhất thiết phải tác động chuyên môn để phát triển sức nhanh phản ứngvận động đơn giản Bởi vì, sức nhanh phản ứng đã được phát triển nhờ tập luyệncác bài tập tốc độ Do vậy tôi sử dụng trò chơi vận động: đá bóng, bóng rổ, cầulông

Phương pháp phổ biến nhất trong phát triển sức nhanh phản ứng vận động

là lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột (đặc biệt có tác dụngnhanh tới người mới tập)

Trong trường hợp sức nhanh phản ứng vận động đơn giản giữ vai trò quantrọng tôi sử dụng phương pháp chuyên môn để hoàn thiện(phương pháp phântích) Được tiến hành theo ba giai đoạn:

+ Giai đoạn một: HS thực hiện động tác trong điều kiện phản ứng nhanhnhất đối với tín hiệu Sau mỗi lần thực hiện bài tập giáo viên, huấn luyện viênthông báo cho người tập về thành tích đạt được

+ Giai đoạn hai: Phản ứng và các động tác sau đó cùng thực hiện với tốc

độ cao Trong giai đoạn này HS thông báo cho giáo viên(HLV) dự thành tíchcủa mình, sau đó GV thông báo thành tích thực của người tập đạt được Nhờthường xuyên đối chiếu cảm giác thời gian của bản thân với thời gian thực tế mà

độ chính xác tri giác thời gian của người tập được nâng lên

+ Giai đoạn ba: GV yêu cầu người tập thực hiện bài tập với các tốc độđịnh trước

Trải qua ba giai đoạn như trên sức nhanh phản ứng vận động đơn giải sẽđược nâng lên

1.2 phương pháp phát triển sức nhanh phản ứng vận động phức tạp (gồm hai giai đoạn)

Trang 10

1.2.1 Giai đoạn một: phản ứng với các vật di động thường gặp trong các môn bóng và các môn đối kháng cá nhân.

Trong giai đoạn này người tập phải đánh giá những phương hướng và tốc

độ của vật di động, chọn kế hoạch hành động, thực hiện kế hoạch đó với thờigian ngắn nhất Thời gian phản ứng với vật di động thường kéo dài từ 0,25 đến 1giây Do vậy cần chú ý hoàn thiện kĩ năng này

Để phát triển khả năng quan sát tôi sử dụng các bài tập phản ứng đối vớivật di động bằng các phương pháp:

+ Tăng tốc độ di chuyển của vật thể + Tăng sự đột ngột của đối tượng.+ Rút ngắn cực ly + Thu hẹp hình dạng đối tượng

HS hoàn thiện độ chính xác của phản ứng đối với vật di động song songvới sự phát triển sức nhanh Nhưng trước tiên cần tiến hành một buổi tập đặcbiệt nhằm phát triển độ chính xác Trong đó cần giải thích cho HS phải thựchiện động tác sớm hơn một chút so với vật di động

1.2.2 Giai đoạn hai phản ứng lựa chọn

Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần một trong số những động tác có thể đáplại sự thay đổi hành vi của đối phương ( Hoặc sự biến đổi tình huống )

Tính phức tạp của phản ứng lựa chọn phụ thuộc vào tình huống cụ thể.Trong các môn đối kháng cá nhân, tình huống phức tạp của phản ứng phụ thuộcvào hành vi của đối phương.phương pháp giáo dục bao gồm: trong giáo dụcphản ứng này cần tuân thủ quy tắc từ đơn giản đến phức tạp Số lượng tìnhhuống cũng phải tăng từ từ Phát triển khả năng phán đoán hành động của đốiphương Các loại trò chơi vận động, trò chơi linh hoạt trò chơi với các môn bóng

có ý nghĩa rất lớn với việc phát triển phản ứng lựa chọn

2 Phương pháp phát triển sức nhanh của động tác

Sức nhanh động tác đơn là thực hiện nhanh nhất một động tác riêng lẻ nào

đó trong một hành động hoàn chỉnh phức tạp

Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác nào đó, khôngchỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: Sứcmạnh động lực, độ linh hoạt của khớp, mức độ hoàn thiện kĩ thuật Vì vậy rènluyện sức nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với rèn luyện các phẩm chất thểlực khác và hoàn thiện kĩ thuật

Để phát triển sức nhanh động tác tôi sử dụng các bài tập có thể thực hiệnvới tốc độ tối đa, thực hiện đảm bảo yêu cầu sau đây:

+ Thực hiện kĩ thuật với tốc độ giới hạn: tức là phải nắm vững kĩ thuật: kĩthật phải đơn giản và thường được sử dụng các bài tập không có chu kỳ

Trang 11

+ Người học cần nắm vững các bài tập tốc độ để khi thực hiện phải nỗ lực

ý chí, chủ yếu không phải tập trung vào cách thực hiện mà vào tốc độ động tác

+ Cực ly phải đảm bảo sao cho tới cuối lúc thực hiện động tác, tốc độkhông bị giảm do mệt mỏi

+ Phát triển sức mạnh tốc độ Phương pháp chủ yếu ở đây là lặp lại, lặplại tăng tiến, biến đổi Các phương pháp này cần tuân theo một xu hướng cơbản là cố gắng vượt tốc độ lớn nhất của bản thân trong các buổi tập Cần chọnlựa sao cho tốc độ di chuyển không bị giảm đi vào các buổi tập

3 Phương pháp phát triển tần số động tác

Tần số động tác biểu hiện cho các hoạt đông có tính chu kỳ Tấn số độngtác là số lần lặp lại động tác trên đơn vị thời gian Thông thường tần số động táccủa tay lớn hơn của chân Tần số đông tác tứ chi lớn hơn thân mình

Phương pháp để phát triển tần số động tác thường sử dụng các bài tậpphát huy được tốc độ tối đa, thực hiện các bài tập có chu kỳ như chạy xuốngdốc, chạy có lực kéo cơ học, chạy theo kích thích của tín hiệu

Phương pháp phát triển tần số động tác chủ yếu tôi sử dụng phương pháplặp lại, tăng tiến và biến đổi Cự ly cần chạy sao cho tốc độ không bị giảm đivào giai đoạn cuối

Những điểm cần chú ý: trong quá trình huấn luyện tốc độ, thường sử dụngphương pháp tập lặp lại Song nếu quá lạm dụng phương pháp này sẽ dẫn đếnhiện tượng “Hàng rào tốc độ”, thực chất đây là đỉnh của kỹ xảo tốc độ

Biện pháp ngăn ngừa: Tập lặp lại kết hợp với tập biến đổi, tăng tiến Khixuất hiện “Hàng rào tốc độ”cần nhanh chóng sử dung các biện pháp sau đây:

+ Dập tắt định hình trên vỏ não, cho phép ngừng tập các bài tập tốc độmột thời gian thích hợp, cần tập các bài tập liên quan đến sức mạnh

+ Tạo điều kiện để hình thành tần số động tác cao hơn

+ Thay đổi cấu trúc, điều kiện và phương pháp phá đỉnh kỹ xảo

4 Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học.

Kiểm tra và tự kiểm tra y học đối với người tập trong quá trình GDTC lànhững biện pháp rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả giáo dục, nâng cao sức khỏe,ngăn ngừa tác động xấu có thể xẩy ra

Kiểm tra y học trong GDTC nhằm nghiên cứu trạng thái sức khoẻ, mức

độ phát triển thể lực, trạng thái chức năng, trình độ tập luyện của người tập dướitác động của quá trình tập luyện Nó cho phép GV cũng như bản thân người tập

có thể phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ thể và trên cơ sở đó tiến hànhlập kế hoạch tập luỵện chính xác và tăng cường sức khoẻ

4.1 Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra y học:

Ngày đăng: 17/04/2019, 01:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình: “Lý luận và phương pháp giao dục thể chất” trường ĐHSP TDTT HÀ NỘI , NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp giao dục thể chất
Nhà XB: NXB TDTT
3. Giáo trình: “Y học TDTT” trường ĐHSP TDTT HÀ NỘI, NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TDTT
Nhà XB: NXB TDTT
4. Giáo trình: “Điền kinh” trường ĐHSP TDTT HÀ NỘI, NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điền kinh
Nhà XB: NXB TDTT
6. Giáo trình: “Sinh lý người” trường ĐHSP TDTT HÀ NỘI, NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý người
Nhà XB: NXBTDTT
7.Giáo trình: “phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao” trường ĐHSP TDTT HÀ NỘI, NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao
Nhà XB: NXB TDTT
8. Giáo trình: “sắc xuất thông kê” trường ĐHSP TDTT HÀ NỘI, NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: sắc xuất thông kê
Nhà XB: NXBTDTT
9. Giáo trình: “ Sinh lý học thể dục thể thao” trường ĐHSP TDTT HÀ NỘI, NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học thể dục thể thao
Nhà XB: NXB TDTT
10. Sách GV TD 10 (2006) NXB giáo dục Khác
11. Sách GV TD 11 (2006) NXB giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w