Cưỡng đoạt tài sản là tội phạm xâm hại nghiêm trọng tới cảquan hệsởhữu và nhân thân, hành vi phạm tội thường được thực hiện một cách nguy hiểm, côn đồ, công khai với người bị hại, thểhiệ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I Những vấn đề chung về tội cưỡng đoạt tài sản trong PLHS Việt Nam 2
1 Khái niệm 2
2 Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cưỡng đoạt tài sản 3
II Quy định mới của tội cưỡng đoạt tài sản trong bộ luật hình sự Việt Nam 2015 7
III Thực tiễn và một vài biện pháp đảm bảo áp dụng pháp luật 9
1 Một số tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp 9
2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật 10
KẾT LUẬN CHUNG 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam càng ngày càng đa dạng, phát triển tốt hơn kéo theo dó là những hệ lụy khó tránh khỏi đó là vấn đề về tội phạm nói chung và tôi phạm về sở hữu nói riêng càng trở nên phức tạp, Trong các tội phạm xâm phạm sở hữu, hành vi cưỡng đoạt tài sản được coi là một trong những hành vi gây hậu quả lớn, là vấn đề gây nhức nhối với toàn xã hội, tội phạm này vừa phổ biến, đa dạng vềhình thức, đối tượng phạm tội lại vừa gây tâm lý hoang mang trong đại đa số bộ phận dân chúng, gây ảnh hưởng rất lớn tới trật tựan toàn xã hội Cưỡng đoạt tài sản là tội phạm xâm hại nghiêm trọng tới cảquan hệsởhữu và nhân thân, hành vi phạm tội thường được thực hiện một cách nguy hiểm, côn đồ, công khai với người bị hại, thểhiện ý thức coi thường pháp luật, kỷcường xã hội Bài viết sau đây sẽ trình bày nội dung “ Tội cưỡng đoạt tài sản trong bộ luật hình sự 2015, thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.”
NỘI DUNG
I Những vấn đề chung về tội cưỡng đoạt tài sản trong PLHS Việt Nam.
1 Khái niệm.
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình hoặc là hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc của một nhóm người hoặc cho người khác mà mình quan tâm Ở đây, khái niệm "quản lý"có thể hiểu là trông coi, giữ gìn "Chủ tài sản"được hiểu bao gồm
Trang 3chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quản lý tài sản đó (thông qua giao dịch dân sự hoặc theo quy định của pháp luật được giao nhiệm vụ quản lý tài sản)
Đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe dọa lo sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị dùng sức mạnh thể chất tấn công Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ngoài việc đe dọa sẽ dùng vũ lực và thủ đoạn này sẽ uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm vềtài sản, như dọa sẽ nói cho vợ hoặc chồng của người bị hại về việc vợ hoặc chồng họ ngoại tình, dọa sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc vi phạm đạo đức của người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản
2 Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cưỡng đoạt tài sản.
2.1 Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của nhà nước,
cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền nhân thân của con người Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu Nếu có quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất (tính mạng, thương tật), mà chỉ có thể
là những thiệt hại về tinh thần (như sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại; tính chất và mức độ xâm phạm đến quan hệ nhân thân ít nghiêm trọng hơn so với tội cướp tài sản hoặc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và con người
Trang 42.2 Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản.
Về mặt khách quan:
a Hành vi khách quan
Tội cưỡng đoạt tài sản được thể hiện bởi hành vi: đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc dùng thủa đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoat được tài sản Trong đó:
+ Đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo ra cho những người bị tấn công cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản Việc dùng vũ lực không phải ngay tức khắc sau khi
đe dọa mà người bị hại có thời gian suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn
Ví dụ: Tạ Phú C đã có hành vi đe doạ cháu Nguyễn Thị O là học sinh lớp 6 nếu không đưa cho C 50.000 đồng thì ngày mai đi học sẽ bị đánh Cháu O rất lo sợ nhưng không biết lấy đâu ra 50.000 đồng đưa cho C, nên hôm sau cháu O rủ thêm bốn bạn khác cùng đi để nếu C có gây sự thì đã có các bạn can thiệp Hôm sau, cháu O cùng các bạn trên đường đi đến trường thì bị C chặn đường đánh vì cháu O không thực hiện yêu cầu của C, các bạn cùng đi với cháu O đã kịp báo cho lực lượng bảo vệ bắt C Việc C thực hiện lời đe doạ của mình đối người bị hại nhưng không vì thế mà cho rằng hành vi của C là hành vi phạm tội cướp tài sản, vì sau khi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với cháu O nếu cháu không giao tài sản thì hành vi cưỡng đoạt tài sản của C đã hoàn thành, còn việc C đánh cháu O thật là hậu quả do hành vi cưỡng đoạt tài sản của C gây ra cho cháu O chứ không phải là hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của cháu O Tuy nhiên, nếu trước hoặc trong khi đánh cháu O, C vẫn yêu cầu cháu O phải đưa tiền cho C, thì hành vi cưỡng đoạt tài sản của C đã chuyển hoá thành hành vi cướp tài sản và trong trường hợp này C sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản
Trang 5+ Dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
là hành vi sẽ đe dọa làm một việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội Như:
Doạ sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết Ví dụ: A biết B có ngoại tình với chị H, nên A viết thư yêu cầu B phải giao cho y một số tiền, nếu không y sẽ nói cho vợ của B biết về việc ngoại tình của B
Bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản Ví dụ: Trần Tuấn A là phóng viên một tờ báo của một ngành, viết một bài vu khống đồng chí Nguyễn Văn T là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã quan hệ bất chính với chị Trần Thị M là nhân viên văn thư của huyện Tuấn A không gửi bài đăng báo mà giử cho đồng chí T với lời yêu cầu bóng gió “anh nên thu xếp cho êm” và gọi điện thoại gợi ý cho đồng chí T chi một số tiền, y sẽ “dẹp yên” chuyện này Mặc dù không có việc quan hệ bất chính với chị M, nhưng vì sợ nếu A cho đăng bài báo thì uy tín của mình bị ảnh hưởng, nhất
là sắp đến kỳ bầu cử lại Hội đồng nhân dân huyện, nên đồng chí T đã phải giao cho A một khoản tiền Sau khi nhận được tiền, Tuấn A thấy có thể tiếp tục tống tiền được đồng chí T nên lại gọi điện yêu cầu đồng chí giao thêm tiền để lo việc, nhưng đồng chí T đã tố cáo hành vi tống tiền của A
Giả danh là cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội, Thuế vụ, Hải quan để kiểm tra, bắt giữ, khám người có trách nhiệm về tài sản buộc họ phải giao nộp tiền hoặc tài sản Ví dụ: Bùi Huy T, Vũ Văn Đ và Hoàng Văn H đã giả danh Cảnh sát giao thông để chặn xe tải do anh Đinh Văn Th lái, buộc anh
Th phải nộp một số tiền nếu không sẽ đưa xe về trụ sở Vì anh Th chở hàng tươi sống nếu để chúng đưa xe về trụ sở thì sẽ hỏng hết hàng nên anh Th đã giáo cho bọn chúng một số tiền
b Hậu quả
Trang 6Tội cưỡng đoạt tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm Việc chiếm đoạt được tài sản hay không không ảnh hưởng đến việc định tội danh Cưỡng đoạt tài sản là hành vi được thực hiện một cách công khai, trắng trợn Tuy nhiên, sự công khai trắng trợn chủ yếu đối với người có trách nhiệm về tài sản, còn đối với những người khác, người phạm tội không quan tâm, nếu hành vi phạm tội được thực hiện ở nơi công cộng, người phạm tội chỉ công khai trắng trợn với người có trách nhiệm về tài sản còn những người khác thì người phạm tội lại có ý thức lén lút
2.3 Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản.
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Diều 170 BLHS2015 là người có đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ là chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại các khoản 2,3,4 Điều 170 BLHS
2.4 Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản.
Tội cưỡng đoạt tài sản thực hiện do lỗi có ý trực tiếp Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác và mong muốn hậu quả ấy xảy ra
Cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản Nếu hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản lại nhằm một mục đích khác mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội cưỡng đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về một tội phạm tương ứng khác
Trang 7Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội cưỡng đoạt tài sản Ví dụ: Nguyễn Tiến D, có thù với anh Trịnh Quốc H nên
D đã rủ Đỗ Văn S và Lê Thị T viết thư cho vợ anh H vu khống anh H có quan hệ bất chính với một cô sinh viên để trả thù, nhưng khi bàn với S và T thì S và T nói :
“Chúng tao cần tiền” Sau khi đã viết thư vu khống anh H, S và T điện thoại cho anh H phải nộp 50.000.000 đồng nếu không sẽ gửi tiép thư cho cơ quan anh H, D biết việc làm của S và T nhưng không nói gì Trong trường hợp này, lúc đầu Nguyễn Tiến D chỉ có ý định trả thù anh H, nhưng khi bàn với đồng bọn, D đã tiếp nhận mục đích của S và T, nên D cũng phải chịu trách nhiệm về tội cưỡng đoạt đoạt tài sản cùng với S và T
II Quy định mới của tội cưỡng đoạt tài sản trong bộ luật hình sự Việt Nam 2015.
Điều 170 BLHS 2015 quy định bốn khung hình phạt đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
“1 Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
10 năm:
a) Có tổ chức;
Trang 8b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
So với điều 135 BLHS năm 2009 thì quy định tại điều 170 BLHS năm 2015
có một số điểm mới sau đây:
- Thứ nhất, bỏ tình tiết “Gây hậu quả nghiêm trọng”, bổ sung tình tiết “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có năng lực tự vệ” làm tình tiết tăng nặng như khoản 2
- Thứ hai, bỏ tình tiết “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”, bổ sung các tình tiết
”Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh làm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại khoản 3
- Bỏ tình tiết “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” bổ sung tình tiết “Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp” làm tình iết tặng nặng định khung hình phạt tại khoản 4
Trang 9Quy định như trên thuận tiện cho việc áp dụng, thay vì đánh giá tính nghiêm trọng của hậu quả theo ý kiến chủ quan của người áp dụng pháp luật tạo nên sự mâu thuẫn giữa các khu vực, không thống nhất, BLHS2015 đã bỏ tình tiết trên và đưa nhóm đối tượng không có năng lực tự vệ và yếu về tinh thần và các trường hợp đặc biệt vào
III Thực tiễn và một vài biện pháp đảm bảo áp dụng pháp luật.
1 Một số tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp.
Sau nhiều năm thực hiện, BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 lộ ra nhiều thiếu sót, theo không kịp với thực tiễn đất nước hiện tại Cụ thể trong quá trình áp dụng pháp luật còn xuất hiện những vấn đề sau:
- Bất cập trong việc áp dụng tình tiết định khung hình phạt
Khi xử lý các hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản, mặc dù Điều luật có quy định tình tiết định khung là số lượng tiền bị chiếm đoạt, nhưng khi vận dụng để xét
xử, các Tòa án cũng có những cách hiểu khác nhau, lúng túng trong việc xác định hậu quả của hành vi cưỡng đoạt tài sản, dẫn đến việc vận dụng pháp luật không phù hợp Ngoài ra, việc xác định phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cũng gặp khó khăn và có những cách hiểu khác nhau như người phạm tội thực hiện năm lần trở lên là năm lần liên tục hay không liên tục, căn cứ nào để xác định họ chỉ dùng tài sản cưỡng đoạt được để làm nguồn sống chính, nếu chỉ cưỡng đoạt một số lần trong năm và dùng vào nguồn sống thì có bị coi là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hay không?
- Bất cập trong việc quyết định hình phạt Có thể nhận thấy hình phạt đối với người phạm tội này là không nặng, thậm chí có những vụ xử quá nhẹ Có những vụ bị cáo thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, số tiền chiếm đoạt lớn nhưng hình phạt thấp, có vụ còn được hưởng án treo Có những vụ án, hành vi phạm tội tương tự nhau, nhưng có vụ xử quá nặng, có vụ xử quá nhẹ
Trang 10- Bất cập trong việc xử lý hành vi xiết nợ Pháp luật dân sự đã quy định trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận Tuy nhiên, trên thực tế, các giao dịch dân sự vay mượn tài sản xảy ra rất đa dạng và phức tạp, các bên giao dịch vay mượn tài sản với nhau nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật về điều kiện giao kết hợp đồng, các thỏa thuận về lãi suất, thời hạn trả, biện pháp xử lý nợ thường không
rõ ràng và thường gây bất lợi cho người vay, thậm chí có những trường hợp vượt quá khả năng thanh toán mà người vay vẫn phải chấp nhận Trong khi đó, thủ tục khởi kiện, giải quyết tại Tòa án lại chưa đảm bảo về thời hạn, thủ tục xét xử và thi hành án kéo dài và gặp nhiều khó khăn do sự bất hợp tác của những người tham gia tố tụng Dẫn tới việc người cho vay không thu hồi được tài sản, trong khi người vay không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào, dẫn đến sự bức xúc của người chủ nợ
Họ đã tự mình hoặc thuê những thành phần bất hảo, xã hội đen thực hiện việc bắt giữ, dọa nạt, đánh đập người vay nợ, dùng các biện pháp trấn áp mà pháp luật không cho phép, dẫn đến phạm tội Trong thực tiễn xét xử, các Tòa án thường kết
án các bị cáo về tội "Cưỡng đoạt tài sản", kèm theo tội "Bắt giữ người trái pháp luật" Tuy nhiên, trong Điều 135 BLHS không có quy định cụ thể để xác định hành
vi này, nên trong mọi trường hợp, các Tòa án thường căn cứ vào số lượng tài sản bị chiếm đoạt để áp dụng khung hình phạt Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này của mỗi Tòa án cũng không thống nhất Như vậy, cùng một dạng hành vi, nhưng do không có hướng dẫn cụ thể nên việc xác định hậu quả của hành vi phạm tội không thống nhất, dẫn đến có vụ xử quá nặng, nhưng có vụ lại xử quá nhẹ