Vai trò của hứng thú tác động đến hiệu quả công việc. Như các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng các hoạt động của con người cũng như năng suất lao động là yếu tố trung tâm chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có sự hứng thú. Vậy hứng thú là gì? Một cách khái quát có thể hiểu: “Hứng thú là thái độ con người đối với sự vật, hiện tượng nào đó. Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân với hiện thực khách quan, biểu hiện sự ham thích của con người về sự vật, hiện tượng nào đó”. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, công việc lập lại mỗi ngày, áp lực bủa vây, lương thưởng không tương xứng, môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, mối quan hệ đồng nghiệp nhiều mâu thuẫn….đều dễ khiến người ta rơi vào trạng thái mất hứng thú với công việc. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy chán nản, không còn thiết tha với công việc dẫn đến làm việc không hiệu quả. Vì vậy để đạt được kết quả hơn cả sự mong đợi thì không thể thiếu niềm hứng thú. Qua đó nhóm em xin đưa ra đề tài thảo luận: “Vai trò của hứng thú tác động đến hiệu quả công việc”. Bài thảo luận còn những hạn chế và thiếu sót mong cô giáo đóng góp ý kiến để bài thảo luận của nhóm em hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn PHẦN MỘT : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 1, Lý do chọn đề tài Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong công việc, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với những nhiệm vụ được giao tỉ lệ thuận với năng suất làm việc của nhân viên. Sự thất vọng và chán nản trong công việc của nhiều nhân viên hiện nay đang gia tăng. Có một số lý do giải thích cho việc này, chẳng hạn như họ cảm thấy không có bất cứ ai trong các nhà quản lý doanh nghiệp đã và đang lắng nghe những mối quan tâm, khúc mắc, đề xuất và phàn nàn của họ; họ cảm thấy rằng mình đang đâm đầu vào những vị trí mà không có triển vọng thăng tiến nào cảl; họ chán nản bởi vì các nhiệm vụ quá đều đều và đơn lẻ, họ không được động viên, khích lệ để thực hiện những dự án mới hay những trách nhiệm mới trong công ty. Hay đơn giản là quá nhiều áp lực trong cuộc sống, gia đình, áp lực từ quản lý giám đốc,....Tất cả điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ nhảy việc và giảm hiệu suất công việc. Chúng ta cần tìm hiểu rõ mấu chốt để đưa ra giải pháp cho vấn đề này cải thiện tình hình tạo hứng thú cho nhân viên làm việc. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua bài thảo luận, nhóm mong muốn có thể giúp cho sinh viên có thể hiểu rõ vai trò quan trọng của hứng thú từ đó có thể tìm cho mình hứng thú để học tập cũng như là làm việc. 3. Đối tượng nghiên cứu Tác động của hứng thú đến hiệu quả công việc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hứng thú, chỉ ra những nhân tố có ảnh hưởng đến hứng thú. Chỉ ra thực trạng hứng thú của sinh viên đại học Thương mại đối với công việc học tập. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá tài liệu văn bản, lí luận. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, trò chuyện,phỏng vấn,… PHẦN HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận 1. Sơ lược lịch sử những nghiên cứu về hứng thú : Những công trình nghiên cứu về hứng thú xuất hiện tương đối sớm và ngày được càng phát triển. Ovide Decroly (1871 1932) bác sĩ, nhà tâm lý học người Bỉ, khi nghiên cứu về khả năng tập đọc và tập là tính của trẻ, đã xây dựng học thuyết về trung tâm hứng thú, về lao động tích cực. LK. Strong đã nghiên cứu “sự thay đỏi hứng thú cùng lứa tuổi”. Từ những năm 1931, ông đã đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng hỏi. Năm 1938, Ch.Buher trong công trình “phát triển hứng thú ở trẻ em” đã tìm hiểu khái niệm hứng thú. Đến năm1946 E.Clapade với vấn đề “tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã đưa
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Như các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng các hoạt động của con người cũng như năng suất lao động là yếu tố trung tâm chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có sự hứng thú Vậy hứng thú là gì?
-Một cách khái quát có thể hiểu: “Hứng thú là thái độ con người đối với sự vật, hiện tượng nào đó Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân với hiện thực khách quan, biểu hiện sự ham thích của con người về sự vật, hiện tượng nào đó” Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, công việc lập lại mỗi ngày, áp lực bủa vây, lương thưởng không tương xứng, môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, mối quan hệ đồng nghiệp nhiều mâu thuẫn….đều dễ khiến người ta rơi vào trạng thái mất hứng thú với công việc Kết quả là bạn sẽ cảm thấy chán nản, không còn thiết tha với công việc dẫn đến làm việc không hiệu quả
Vì vậy để đạt được kết quả hơn cả sự mong đợi thì không thể thiếu niềm hứng thú Qua
đó nhóm em xin đưa ra đề tài thảo luận: “Vai trò của hứng thú tác động đến hiệu quả công việc” Bài thảo luận còn những hạn chế và thiếu sót mong cô giáo đóng góp ý kiến
để bài thảo luận của nhóm em hoàn thiện hơn
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2PHẦN MỘT : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1, Lý do chọn đề tài
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao Trong công việc, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với những nhiệm vụ được giao tỉ lệ thuận với năng suất làm việc của nhân viên
Sự thất vọng và chán nản trong công việc của nhiều nhân viên hiện nay đang gia tăng
Có một số lý do giải thích cho việc này, chẳng hạn như họ cảm thấy không có bất cứ ai trong các nhà quản lý doanh nghiệp đã và đang lắng nghe những mối quan tâm, khúc mắc, đề xuất và phàn nàn của họ; họ cảm thấy rằng mình đang đâm đầu vào những vị trí
mà không có triển vọng thăng tiến nào cảl; họ chán nản bởi vì các nhiệm vụ quá đều đều
và đơn lẻ, họ không được động viên, khích lệ để thực hiện những dự án mới hay những trách nhiệm mới trong công ty Hay đơn giản là quá nhiều áp lực trong cuộc sống, gia đình, áp lực từ quản lý giám đốc, Tất cả điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ nhảy việc và giảm hiệu suất công việc Chúng ta cần tìm hiểu rõ mấu chốt để đưa ra giải pháp cho vấn đề này cải thiện tình hình tạo hứng thú cho nhân viên làm việc
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua bài thảo luận, nhóm mong muốn có thể giúp cho sinh viên có thể hiểu rõ vai trò quan trọng của hứng thú từ đó có thể tìm cho mình hứng thú để học tập cũng như là làm việc
3 Đối tượng nghiên cứu
Tác động của hứng thú đến hiệu quả công việc
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hứng thú, chỉ ra những nhân tố có ảnh hưởng đến hứng thú
- Chỉ ra thực trạng hứng thú của sinh viên đại học Thương mại đối với công việc học tập
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu:
-Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và
hệ thống hoá tài liệu văn bản, lí luận
-Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, trò chuyện,phỏng vấn,
…
PHẦN HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận
1. Sơ lược lịch sử những nghiên cứu về hứng thú :
Những công trình nghiên cứu về hứng thú xuất hiện tương đối sớm và ngày được càng phát triển
- Ovide Decroly (1871 - 1932) bác sĩ, nhà tâm lý học người Bỉ, khi nghiên cứu về khả năng tập đọc và tập là tính của trẻ, đã xây dựng học thuyết về trung tâm hứng thú, về lao động tích cực
- LK Strong đã nghiên cứu “sự thay đỏi hứng thú cùng lứa tuổi” Từ những năm
1931, ông đã đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng hỏi
- Năm 1938, Ch.Buher trong công trình “phát triển hứng thú ở trẻ em” đã tìm hiểu khái niệm hứng thú
- Đến năm1946 E.Clapade với vấn đề “tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã đưa
ra khái niệm hứng thú dựa trên tính chất sinh học Trong giáo dục chức năng Clapade đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người Ông cho rằng quy luật của hứng thú là cái trục duy nhất mà các hệ thống phải xoay quanh nó
- Từ những năm 1940 của thế kỉ XX : A.F Beliep đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
về “Tâm lý học hứng thú”
- Các nhà tâm lý học như S.L.Subinstein, N.G.Morodov đã quan tâm nghiên cứu khái niệm hứng thú, con dường hình thành hứng thú và cho rằng hứng thú là biểu hiện của hứng thú, tình cảm
- John Dewey (1859 - 1952) nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ Năm 1896, sáng lập trường thực nghiệm, trong đó ưu tiên hứng thú của học sinh và nhu cầu của của
Trang 4học sinh từng lứa tuổi Hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất với một ý tưởng hoặc một vật thể, đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ
- D.Super trong “tâm lý học hứng thú” (1961) đã xây dựng phương pháp về hứng thú trong cấu trúc nhân cách
- Năm1982 Đinh Thị Chiến “bước đầu tìm hiểu hứng thú về nghề sư phạm của giáo trình Cao đẳng sư phạm Nghĩa Bình” Tác giả đưa ra 3 biện pháp giáo dục hứng thú đối với nghề sư phạm cho giáo trình, trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò dặc biệt quan trọng của dư luận xã hội
2. Khái niệm về hứng thú.
Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú
ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng Một sự vật, hiện tượng nào đó
3. Các loại hứng thú.
Có rất nhiều loại hứng thú khác nhau Ta có thể phân loại hứng thú như:
3.1 Căn cứ vào nội dung của đối tượng và phạm vi hoạt động gắn với hứng thú ta có thể
chia hứng thú thành:
- Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng muốn có chỗ đầy đủ, tiện nghi, thích ăn, mặc đẹp
- Hứng thú nhận thức: Là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được một hoặc một số lĩnh vực khoa học nhằm vào mặt nội dung của nó cũng như quá trình hoạt động Trong đó cá nhân k chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng muốn nhận thức Hứng thú học tập được coi là một biểu hiện đặc biệt của hứng thú nhận thức, hứng thú khoa học có tính chất chuyên môn như:
+Hứng thú toán học
+Hứng thú vật lý
+Hứng thú triết học
+Hứng thú tâm lý học
- Hứng thú lao động nghề nghiệp: là hứng thú đối với một nghành nghề cụ thể như:
+ Hứng thú nghề sư phạm
Trang 5+ Hứng thú đối với nghề nông.
+ Hứng thú đối với công việc hành chính
- Hứng thú xã hội - chính trị: Là loại hứng thú đối với hình thức nhất định của công tác
xã hội, hứng thú đối với hoạt động chính trị, hứng thú đối với tin tức thời sự
- Hứng thú mý thuật: Là loại hứng thú với cái hay, cái đẹp trong văn học, phim ảnh, âm nhạc, hội họa
3.2 Căn cứ vào chiều hướng hứng thú ta chia hứng thú thành hứng thú trực tiếp, hứng
thú gián tiếp
- Hứng thú trực tiếp: là loại hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động như hứng thú đối với quá trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt động sáng tạo
- Hứng thú gián tiếp: Là loại hứng thú đối với kết quả của quá trình hoạt động
Sự tương quan đúng mức giữa hứng thú trực tiếp và gián tiếp là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tích cực của bản thân Trong học tập người ta thường dùng hưng thú gián tiếp trong học tập
3.3 Căn cứ vào hiệu quả của việc hứng thú ta có thể chia hứng thú thành hứng thú thụ
động ( Hứng thú tiêu cực) và hứng thú chủ động ( Hứng thú tích cực)
- Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú tĩnh quan, khi con người chỉ dừng lại ở sự thích ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, nhưng không thể hiện tính tích cực để nhận thức sâu sắc hơn, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mình hứng thú
- Hứng thú chủ động: Là loại mà con người không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú mà còn lao vào hoạt động với mục đích làm chủ đối tượng Hứng thú tích cực là một nguồn kích thích sự phát triển của nhân cách, hình thành kỹ năng, kỹ sả là nguồn gốc của sự sáng tạo
3.4 Căn cứ vào khối lượng của hứng thú( Phạm vi khái quát của đối tượng, có thể chia
hứng thú thành hứng thú rộng và hứng thú hẹp)
- Hứng thú rộng: Là loại hứng thú bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực nhưng thường không sâu Tuy nhiên cũng có trường hợp vừa có hứng thú rộng nhưng lại sâu sắc vấn đề
- Hứng thú hẹp: Là loại hứng thú đối với từng mặt, từng nghành nghề cụ thể, một lĩnh vực cụ thể
Trang 6Trong cuộc sống cá nhân đòi hỏi phải có hai loại hứng thú này, vì nếu chỉ có hứng thú hẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách họ của sẽ không toàn diện, song nếu chỉ có hứng thú rộng thì nhân cách sẽ phát triển hời hợt, thiếu sâu sắc
3.5 Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú có thể phân chia hứng thú sâu sắc và hứng thú
hời hợt bên ngoài
- Hứng thú sâu sắc: Thường thể hiện thái độ trân trọng, có trách nhiệm đối với ccoong việc Những người có hứng thú sâu sắc, mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo nghề nghiệp của mình
- Hứng thú hời hợt bên ngoài: Thường là người qua loa đại khái trong quá trình nhận thức
và trong thực tiễn họ là những người nhẹ dạ, nông nổi
3.6 Căn cứ vào tính bền vững của hứng thú ta có hứng thú bền vững hay không bền
vững
- Hứng thú bền vững: Thường gắn liền với nâng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ
và khuynh hướng của mình
- Hứng thú không bền vững: Thường bắt nguồn từ sự hời hợt đối tượng hứng thú Xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn
Trong thực tế ở mỗi cá nhân, các loại hứng thú này có thể kết hợp với nhau theo một cách riêng, tiêu biểu cho cá nhân đó Các cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối
4 Vai trò và ý nghĩa của hứng thú :
-Đối với hoạt động nói chung: Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩch vực đó phát triển dễ dàng hơn Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau, nhu cầu là tiền đề, cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn Công việc nào có hứng thú cao hơn người thực hiện nó một cách
dễ dàng, có hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ đối với người tiến hành hoạt động đó, và họ sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, công việc trở nên nhẹ nhàng, ít tốn công sức hơn, có sự tập trung cao Ngược lại người ta cảm thấy gượng ép, công việc trở nên nặng nhọc khó khăn làm cho người ta mệt mỏi, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt
Trang 7- Đối với hoạt động nhận thức: Hứng thú là động lực giúp con người tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu quả, hứng thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động Hứng thú làm tích cực hóa các quá trình tâm lý (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng )
- Đối với năng lực: Khi chúng ta được làm việc phù hợp với hứng thú, thì dù phải vượt qua khó khăn, người ta vẫn cảm thấy thoải mái làm cho năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy dễ dàng hình thành, phát triển Năng lực phụ thuộc vào sự luyện tập, nhưng chỉ
có hứng thú mới cho phép người ta say sưa làm một việc gì đó tương đối lâu dài không mệt mỏi mà không sớm thỏa mãn mà thôi Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén Đối với người học việc hình thành năng lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hứng thú của người học đối với môn học là rất quan trọng, trong quá trình giảng dạy giảng viên phải thu hút được người học vào bài giảng làm cho người học có hứng thú đối với môn học Hứng thú là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân Hứng thú và năng lực có quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại Hứng thú và năng lực là một cặp không tách rời khỏi nhau, có nghĩa là tài năng
sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ, nói chung hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có những năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú Đối với người học hứng thú học tập có vai trò quan trọng Nó tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập, đối với người học, vì vậy việc hình thành và phát triển hứng thú nói chung hứng thú học tập nói riêng của người học là mục đích gần của người giảng viên
5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hứng thú:
5.1. Chủ quan:
- Trình độ phát triển trí tuệ của 1 cá nhân: đây là yếu tố quan trọng giúp cá nhân nhận thấy tầm quan trọng của công việc và ý nghĩa của nó đối với mình
- Thái độ đúng đắn đối với công việc: sự thích thú, niềm đam mê với công việc là yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự hứng thú của con người
5.2 Khách quan:
- Chính sách đãi ngộ, lương thưởng: là động lực thúc đẩy họ làm việc
- Môi trường làm việc: là không khí làm việc, mối quan hệ với cấp trên và nhân viên khác Trong một tập thể có nề nếp, có sự cạnh tranh giữa các nhân viên cũng là yếu tố giúp cho từng cá nhân nỗ lực trong công việc
Trang 8- Điều kiện cơ sở vật chất: văn phòng, bàn làm việc, phương tiện làm việc ( máy tính, sổ sách, bút ) Nếu được làm việc trong điều kiện vật chất đầy đủ, con người sẽ thấy thoải mái, dễ chịu, giúp họ làm việc tốt hơn
II Thực trạng:
1 Thực trạng học tập hiện nay của sinh viên Thương Mại
Là sinh viên còn ngồi trên ghế trường đại học, công việc lớn nhật hiện tại của chúng ta chính là học tập Sau đây nhóm mình xin đưa ra những nét cơ bản về thực trạng hứng thú học tập của sinh viên thương mai
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam
Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục Đại học, người ta thường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảng dạy của giảng viên, việc học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn mà quên đi thái độ của SV trong việc học của mình Theo số liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trong
số những sinh viên được hỏi có thái độ tích cực trong học tập, trong khi có đến 60% chọn giải pháp học đối phó
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì không ít Sinh viên đã vội vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân Tại sao lại như vậy? Một trong những lý do là khả năng tiếp cận thông tin của SV ta còn kém Khi còn học phổ thông, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình, người thân là phải vào Đại học Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưa hoặc không nhận thức được vào Đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không? Chính vì thế mà khi đã đậu vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc
đã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ không phải đạt được ước mơ của chính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập
Một lý do khác nữa là Sinh viên năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ “sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm nhiên trở thành sinh viên Đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bản
Trang 9thân mình lắm Rồi các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý Đúng quá! Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà thôi vội gì “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiến thức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới Cứ chọn đại một
“tủ” may mắn thì trúng, còn không thì thi lại Thi lại mà rớt thì học lại Những bạn này thường đến lớp thi bằng khuôn mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ có trời mới biết May mắn thì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại lục đục mượn vở bạn bè ôn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không, chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui Kết quả là các cô cậu sinh viên được “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập “tụng” một cách vội vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khi
kỳ thi vừa kết thúc
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo nổi chương trình học ĐH là những lý do sinh viên bị buộc thôi học Tuy nhiên đó không phải
là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn đạt điểm cao sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình, mặc dù trong phương pháp giảng dạy ĐH nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu, liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo
Trong khi đó, ở Việt Nam, thầy giáo phải nhắc đi nhắc lại cho sinh viên từng ý bài học cho sinh viên vì sợ họ quên Có những sinh viên không chịu đọc giáo trình trước khi đến lớp khiến thầy phải ghi chú gạch từng ý trong trang giáo trình cho sinh viên Thầy phải
“cầm tay chỉ việc” cho từng sinh viên
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập ĐH hiện nay đã nặng nề, thì công
cụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng Nhân viên quản lý thư viện cho biết, một ngày bình quân chỉ có khoảng chục em đến đây ngồi học, tìm tòi tư liệu Có điều một số sinh viên đến mượn hai ba cuốn sách rồi đánh bài “chuồn” luôn, hết học kỳ mà vẫn không thấy bóng dáng các bạn đến thư viện để trả sách lại
Đa số sinh viên Thương Mại đều đi làm thêm.Việc ra môi trường bên ngoài làm việc là
cơ hội để sinh viên mở mang kiến thức Vì môi trường thực tế khá năng động nên khi đến trường học tập nhiều sinh viên cảm thấy nhàm chán.Thực tế cũng khá nhiều sinh viên, do
đi làm thêm nhiều quá sức của mình nên khi đến trường thái độ học tập uể oải,chống đối thậm chí là bỏ học
Trang 102 Hứng thú làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp:
Theo khảo sát thì 70% sinh viên Việt Nam ra trường làm trái ngành, trái nghề mình học,
có nhiều người phải làm những công việc không như mình mong muốn từ đầu, điều đó làm cho không ít người cảm thấy không thấy hứng thú với công việc Bên cạnh đó áp lực công việc nặng nề, hay môi trường làm việc không thoải mái sẽ dẫn đến tình trạng
“stress” cho nhân viên Nhưng vì cuộc sống, họ bắt buộc phải tiếp tục làm việc dù không
hề có hứng thú, tuy nhiên hiệu quả công việc không cao
Ngày nay, khi đất nước phát triển thì con người theo đó cũng phát triển hơn, nếu nói hoàn toàn 70% những người làm trái ngành, trái nghề kia đều làm việc không tốt do không có hứng thú thì chưa đúng Bởi con người ngày nay ngày càng năng động và sáng tạo, dù làm không đúng ngành nghề nhưng họ vẫn tự tìm ra cho mình hứng thú, tự tạo ra cho mình môi trường làm việc phù hợp để có thể hoàn thành tốt công việc của mình Sau đây
là một vài giải pháp hữu ích đã được áp dụng nhiều để nâng cao hứng thú trong công việc, những giải pháp này cũng có thể áp dụng tốt đối với học sinh, sinh viên trong công việc học tập
3 Giải pháp cải thiện hứng thú trong công việc:
3.1 Tăng cường tập trung:
Trong khi làm việc, sẽ có rất nhiều việc diễn ra trong tâm trí, hoặc các nhân tố bên ngoài khiến bạn bị phân tâm Do đó, khi làm bất kỳ một việc nào đó, hãy dồn sự tập trung tư tưởng tối đa cho công việc
3.2 Suy nghĩ tích cực:
Suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản hơn Khi thấy mất hứng thú, hãy nhắc nhở bản thân nghĩ về những khía cạnh tích cực trong công việc như: Bạn đang có công việc đúng chuyên môn mà nhiều người ao ước, bạn được trả lương đều đặn và mức lương đủ cho bạn trang trải cuộc sống, môi trường làm việc thân thiện và mọi người luôn yêu quý nhau… Suy nghĩ như vậy sẽ khiến bạn phấn chấn và lạc quan hơn
3.3 Thử thách bản thân:
Hãy tìm kiếm những thách thức mới trong công việc, bởi một trong những lý do khiến bạn cảm thấy chán việc chính là sự nhàm chán Hãy sáng tạo để công việc của bạn trở nên thú vị hơn Hãy chủ động trao đổi với sếp để nhận một dự án mới, giúp đỡ một