1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO THEO DỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

29 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 349,5 KB

Nội dung

việc giúp đỡ các em học sinh lớp 11 học và ôn tập thi môn Ngữ Văn đạt hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết, cần được nhà trường và đặc biệt là người giáo viên Ngữ Văn quan tâm nhiều nhất trong tình hình hiện nay. Từ những lí do trên, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về chủ đề Dạy học truyện ngắn Chí Phèo theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bản chất của chủ đề là vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để dạy truyện ngắn Chí Phèo, nhằm giúp học sinh hình thành các năng lực cần thiết. Qua đây, tôi muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình, hướng dẫn học sinh học đạt kết quả tốt hơn.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO THEO DỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

NGƯỜI THỰC HIỆN : ……….

CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT ………

ĐỐI TƯỢNG : HỌC SINH LỚP 11

DỰ KIẾN SỐ TIẾT: 03 TIẾT

Tháng 12 năm 2018

Trang 2

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO THEO DỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với một số môn học khác, thực trạng dạy- học mônVăn được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tỉ lệ họcsinh yếu ở bộ môn này ngày càng cao, kéo theo kết quả không mấy khả quan qua các kỳ thiTHPT quốc gia

Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao kết quả học tập và ôn thi THPT Quốcgia môn Ngữ Văn cho học sinh THPT thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầuhiện nay Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậcTHPT (năm 2006) đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lạicho học sinh những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiệncông nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao hơn, songviệc học sinh học yếu môn Văn hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ ai quan tâm đến nềngiáo dục của nước nhà cũng có thể thấy Khách quan mà nói, điều đó một phần là do vẫn cógiáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, vẫn dạy học theo phương pháp truyền thống,thầy đọc trò chép nên học sinh thụ động, hạn chế hình thành các kĩ năng và năng lực Từ đó,các em có những lỗ hổng kiến thức cơ bản Một phần không nhỏ là do chính bản thân các

em không thích học (kể cả không chịu học) các môn xã hội nói chung, môn Ngữ Văn nóiriêng; kể cả việc có em không biết cách học như thế nào cho có hiệu quả nên dẫn đến kếtquả học tập của các em ngày càng thấp so với yêu cầu và của mặt bằng xã hội nói chung

Từ thực tế trên, vấn đề được quan tâm hiện nay là làm thế nào để có thể nâng caochất lượng, kết quả học tập môn Ngữ Văn nói riêng, các môn xã hội nói chung qua các kỳthi hàng năm Vấn đề trên đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong mọi chương trình nghị sựkhi bàn về giáo dục

Bất kể nguyên nhân do đâu, việc giúp đỡ các em học sinh lớp 11 học và ôn tập thimôn Ngữ Văn đạt hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết, cần được nhà trường và đặc biệt làngười giáo viên Ngữ Văn quan tâm nhiều nhất trong tình hình hiện nay

Từ những lí do trên, tôi xin trao đổi  kinh nghiệm của bản thân về chủ đề Dạy học

truyện ngắn Chí Phèo theo định hướng phát triển năng lực học sinh Bản chất của chủ đề là

vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để dạy truyện ngắn Chí Phèo, nhằm giúp học sinh hình thành các năng lực cần thiết Qua đây, tôi muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình, hướng dẫn học sinh học

đạt kết quả tốt hơn

II Mục đích của chuyên đề

- Về kiến thức:

+ Củng cố, nắm chắc kiến thức cơ bản về tác giả Nam Cao, về sự nghiệp sáng tác

+ Nắm chắc và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật mới mẻ, độc đáo của tácphẩm, vận dụng thực tế và mở rộng về kiến thức

- Về kỹ năng: Chủ đề này sẽ giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng

lạo thể, cảm nhận văn học

- Về thái độ:

Trang 3

+ Chủ đề này giúp học sinh thay đổi cách học máy móc, khuân mẫu với môn văn, phải cócách tự học, học sáng tạo, tư duy logic, hợp tác, hứng thú khi học bài.

+ Trân trọng nhà văn Nam Cao, sống có tình thương, trân trọng khát vọng của con người…,

có cách giải quyết tỉnh táo, sáng suốt trước khó khan

- Về năng lực cần hình thành cho học sinh: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ…

III Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu đề ra, chủ đề đã vận dụng các phương pháp, kĩ thuật

dạy học tích cực để dạy truyện ngắn Chí Phèo, nhằm giúp học sinh hình thành các năng lực

cần thiết

IV Đối tượng nghiên cứu

Chủ đề hướng vào đối tượng nghiên cứu là: Dạy học truyện ngắn Chí Phèo theo định

hướng phát triển năng lực học sinh

V Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp lý luận

- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Nghiên cứu thực tế: Giảng dạy, điều tra thực tế ( dự giờ, nắm bắt tình hình giảng dạy, họctập bộ môn của học sinh )

- Thực nghiệm sư phạm

VI Phạm vi và thời gian nghiên cứu

Do điều kiện thời gian và hạn chế của một báo cáo chuyên đề nên đề tài chỉ có thểnghiên cứu ở phạm vi hẹp.( thực nghiệm ở một trường THPT nơi tác giả công tác)

Dự kiến thời lượng : 03 tiết

Áp dụng cho HS lớp 11,12 học và thi THPT QG

Trang 4

PHẦN HAI: NỘI DUNG

Ngày soạn 07/11/2018

Tiết 01: Đọc văn

CHÍ PHÈO

- Nam Cao – PHẦN MỘT: TÁC GIẢ

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 Về kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Về kiến thức

+ Nắm đựợc những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính

và phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

+ Vận dụng hiểu biết về  hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải về quan điểm sáng tác, các đề tài và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

- Về kỹ năng 

+ Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học.

+ Nhận biết và đánh giá đựợc những quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính trong

sáng tác của nhà văn Nam Cao

+ Nhận biết và đánh giá đựợc những nét đặc sắc nghệ thuật của tác giả: điểm hình

hoá nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí, trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật

+ Trân trọng với khát vọng của con người

2 Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; pháthiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập

+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tinliên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề

+ Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giảiquyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện

- Năng lực giao tiếp:

+ Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lờigiải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,

+ Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp vàhiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp

- Năng lực hợp tác:

Trang 5

+ Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợptác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhấtbằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.

+ Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạtđộng chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm

II CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án/thiết kế bài học;

– Sách giáo khoa, SGV, sách bài tập

- Các slides trình chiếu (nếu có)

– Sưu tầm tranh, ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại ngày ấy, video bài hát “Chí

Phèo”, các tác phẩm của nhà văn Nam Cao

- Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng đểkiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; bút dạ

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2 Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, sách bài tập

- Đọc trước bài Chí Phèo (phần tác giả) ; tìm đọc toàn bộ tác phẩm Chí Phèo, Giăng

sáng, Đời thừa, một bữa no…

- Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn học bài

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức

11A3 11A4

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ

3 Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt

I. Hoạt độ ng 1- Kh ở i độ ng ( 5 phút)

* Mục tiêu:

+ Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có

tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận

kiến thức mới

+ Rèn kĩ năng cảm thụ văn học

+Có thái độ trân trọng nhà văn Nam

Cao

+ HS phát triển năng lực: năng lực giải

quyết vấn đề, năng lực giao tiếp

* Phương pháp/kĩ thuật: Kĩ thuật đặt

câu hỏi, kĩ thuật công não

* Phương tiện:

Trang 6

+ Giáo án/thiết kế bài học

và nhà văn Nam Cao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

nhưng phải đến Chí Phèo Nam Cao

mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn

Trước Nam Cao đã có những nhà văn

thành công khi viết về đề tài nông dân

như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,

Vũ Trọng Phụng và cũng có những tác

phẩm hấp dẫn viết về đề tài lưu manh

hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây

thực sự là thử thách lớn với những cây

bút đến sau, trong đó có Nam Cao

Bằng ý thức “khơi những nguồn chưa ai

khơi, sáng tạo những gì chưa có” và

bằng tài năng nghệ thật độc đáo của

mình của mình, Nam Cao đã vượt qua

thử thách và khiến cho Chí Phèo trở

thành kiệt tác trong văn xuôi việt Nam

hiện đại Hôm nay, các em sẽ được tìm

hiểu những kiến thức cơ bản về nhà

văn Nam Cao

II Hoạt độ ng 2: Hình thành kiến

thức mới (35 phút)

2.1 GV hướng dẫn HS tìm hiểu vài

nét về tiểu sử và con người Nam Cao

* Mục tiêu:

- HS nêu được vài nét về tiểu sử và

con người Nam Cao, từ đó, thấy được

 I Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao

1 Cuộc đời

- Tên thật là Trần Hữu Tri (1917 – 1951)

- Bút danh: Nam Cao (…)- chứng tỏ ông rất có

ý thức với quê hương của mình

Trang 7

những ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng

tác của Nam Cao

- Rèn kĩ năng tóm lược hệ thống luận

điểm của bài về tác giả văn học

- Có thái độ trân trọng nhà văn Nam

Cao

- HS phát triển năng lực: năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào sgk và suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

- GV trình chiếu ảnh về Nam Cao

- Gia đình :nông dân nghèo

- Quê: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyệnNam Sang, phủ Lí Nhân – Hà Nam Làng quênghèo dân đông, ruộng ít, bị bọn cường hàobóc lột trắng trợn, nặng nề, xuất hiện trong tácphẩm của Nam Cao với tên: làng Vũ Đại

- Cuộc đời:

+Trước CMT8: Thuộc lớp trí thức tư sảnnghèo, dạy học ở một trường tư thục, sống cuộcđời “giáo khổ trường tư”, Năm 1940, Nhậtnhảy vào Đông Dương, ông về quê tiếp tục dạyhọc Đây là thời gian ông có điều kiện hiểu biết

về người nông dân, về cuộc sống, khát vọngcủa họ

+ Sau CMT8: Ông tận tụy phục vụ cách mạng

và kháng chiến cho đến lúc hi sinh tại liên khuIII

=> Nam Cao là nhà văn, chiến sĩ, liệt sĩ.

2 Con người

 - Nam Cao có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng

có đời sống nội tâm phong phú, sôi sục

- Là người trí thức “trung thực vô ngần”, luônnghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoátkhỏi cuộc sống tầm thường nhỏ nhen

- Là con người đôn hậu, chan chứa tình thương,gắn bó sâu nặng với quê hương và những ngườinông dân nghèo khổ

->Chọn con đường nghệ thuật hiện thực “vịnhân sinh”

->Cuộc đời và nhân cách của nhà văn - chiến sĩNam Cao đã trở thành tấm gương cao đẹp tronggiới văn nghệ sĩ

2.2 GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự

nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao

* Mục tiêu:

- HS nêu được những nét chính về

quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính,

phong cách nghệ thuật của nhà văn

- Rèn kĩ năng tóm lược hệ thống luận

điểm của bài về tác giả văn học

- Có thái độ trân trọng nhà văn Nam

Cao; hiểu được vẻ đẹp tình người trong

tác phẩm; có tinh thần nhân ái, cảm

thông với những số phận người bất

hạnh trong xã hội ; trân trọng với khát

vọng của con người

- HS phát triển năng lực: năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao

tiếp và hợp tác, năng lực thẩm mỹ:

II Sự nghiệp văn học

1 Quan điểm nghệ thuật

a Trước cách mạng Nam Cao là 1 trong số không nhiều nhà

văn trước CM T8/1945 tự giác về quan điểm

nghệ thuật và có quan điểm nghệ thuật tiến bộ.

- NT vị nhân sinh:

+ Lên án văn học lãng mạn thoát li.

+ Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân

dân lao động ”Nghệ thuật không cần phải là

ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than (Giăng sáng).

- Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội

dung nhân đạo cao cả “…Nó ca tụng lòng

thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa)

Trang 8

* Phương pháp/kĩ thuật: Nêu vấn đề,

kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi,

kĩ thuật công não, kĩ thuật bản đồ tư

Trình bày quan điểm nghệ thuật của

nhà văn Nam Cao? Nhà văn đã thể hiện

quan điểm nghệ thuật như thế nào trong

các sáng tác của mình? Hãy chứng minh

tác phẩm của nhà văn Nam Cao có giá

Nêu những nét chính của phong cách

nghệ thuật Nam Cao? Hãy chứng minh

ngắn gọn qua 1 tác phẩm cụ thể của

Nam Cao ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dựa vào sgk, các nhóm tiến hành trao

đổi thảo luận , ghi sản phẩm ra bảng

phụ, chọn cử nhóm trưởng, thư kí,

người trình bày, gv quan sát và hỗ trợ

hs các nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

  – Gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản

- Nghề văn phải là nghề sáng tạo Nhà văn phải

có lương tâm nghề nghiệp: Văn chương chỉ

dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có

Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện (Đời thừa)

->Đánh giá chung:

Những quan điểm này không được trìnhbày trong một chuyên luận mà được nhà vănthể hiện trong các tác phẩm Tuy thể, chúngvẫn cho thấy tính hệ thống, nhất quán và tiến

bộ trong quan niệm về nghệ thuật (văn học) củaNam Cao Gấn một thế kỷ đã trôi qua nhưngnhững suy nghĩ, chiêm nghiệm của Nam Cao

về chức năng của nghệ thuật chân chính và giátrị của tác phẩm văn học, về nghề văn và ngườinghệ sĩ vẫn còn nguyên tính thời sự

+ Giá trị: Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tànphá con người, đồng thời thể hiện niềm khaokhát một cuộc sống thực sự có ích, có ý nghĩa

- Người nông dân:

+ Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Một bữa no…

+ Nội dung: Tập trung khắc hoạ tình cảnh, số

phận những người nông dân nghèo bị đẩy vàođường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn, đặc biệt là bịtha hoá, lưu manh hoá

+ Giá trị: Kết án xã hội tàn bạo đã huỷ diệtnhân tính của những người nông dân hiền lành,đồng thời khẳng định nhân phẩm và bản chấtlương thiện của họ

->Đánh giá chung Viết về người nông dân hay trí thức, sáng táccủa nam Cao thường mang tư tưởng triết họcsâu sắc, có khả năng khái quát thành những quyluật chung của đời sống như hoàn cảnh và conngười, mội trường và tính cách… Nam Cao

Trang 9

con người

b Sau cách mạng

- Tác phẩm: Truyện ngắn Đôi mắt ( 1948), Nhật kí Ở rừng (1948) và tập ký sự Chuyện

biên giới ( 1950).

- Nội dung: Sáng tác của Nam Cao ở giai đoạnnày thể hiện tình yêu nước và cách nhìn, cáchsống của giới văn nghệ sĩ với nhân dân và cuộckháng chiến của dân tộc

- Giá trị: Đều là những tác phẩm có giá trị của

nền văn học chống thực dân Pháp thời kì đầu

3 Phong cách nghệ thuật Phong cách nghệ thuật là cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm qua:

- Cách lựa chọn và xử lí đề tài: Nam Cao

thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầmthường trong đời sống hàng ngày, từ đó đặt ranhững vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, nhữngtriết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệthuật

- Quan niệm nghệ thuật về con người: Nam

Cao luôn có hứng thú khám phá con người

trong con người, có biệt tài diễn tả, phân tích

tâm lí nhânvật

- Những biện pháp nghệ thuật ưa thích và quendung: Nam Cao thường sử dụng thủ pháp đốithoại và độc thoại nội tâm

- Giọng điệu riêng: Giọng điệu buồn thương,chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằmthắm yêu thương

-> Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, NamCao là nhà văn có phong cách độc đáo

2.3 GV hướng dẫn HS tổng kết bài

học

* Mục tiêu:

- HS nhận xét được những nét khái

quát về nhà văn Nam Cao

- Rèn kĩ năng khái quát tác giả văn học

- Có thái độ trân trọng nhà văn Nam

Cao

- HS phát triển năng lực: năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao

tiếp

* Phương pháp/kĩ thuật: Nêu vấn đề,

kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật trình

bày 1 phút

III Tổng kết

- Nam là nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩalớn Nếu thời gian là thước đo để thử thách thìtác phẩm của ông càng ngời sáng Ông để lạicho nền văn xuôi hiện thực nhiều kiệt tác vớinhiều sáng tạo mới mẻ về tư tưởng và nghệthuật

- Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong qúatrình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyếtnửa đầu thế kỉ XX Ông là nhà văn cách mạngtiêu biểu

Trang 10

- GV yêu cầu: Qua bài học, nhận xét

chung về nhà văn Nam Cao?

Bước2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, có thể

trao đổi thảo luận cặp đôi

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

- HS phát triển năng lực: năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao

tiếp

* Phương pháp/kĩ thuật: Kĩ thuật đặt

câu hỏi, kĩ thuật công não

Câu 2: Ý nào không đúng với đề tài viết

về người nông dân của Nam Cao?

A.Thường quan tâm tới những hạng cố

cùng, những số phận hẩm hiu

B Phê phán, lên án những con người bị

lưu manh hóa đi phá hoại xóm làng

C Đi sâu vào những trường hợp con

người bị lăng nhục một cách độc ác

D Phát hiện và khẳng định bản chất

IV Luyện tập

Câu 1: Đáp án CCâu 2: Đáp án B 

 

Trang 11

lương thiện đẹp đẽ của người nông dân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

- GV gọi hs trả lời, gọi hs khác  nhận

- HS phát triển năng lực: Năng lực tự

học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng

tạo

* Phương pháp/kĩ thuật: Kĩ thuật đặt

câu hỏi, kĩ thuật công não

- Câu hỏi: Qua tìm hiểu về nhà văn

Nam Cao, em rút ra bài học sống gì cho

mình?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch

ở nhà Nộp sản phẩm vào buổi học sau

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập

- HS nộp sản phẩm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

- GV xem sản phẩm, nhận xét, đánh

giá, bổ sung, chốt lại

Qua tìm hiểu về nhà văn Nam Cao, em rút rabài học sống gì cho mình: Phải luôn nghiêmkhắc đấu tranh với bản thân; yêu thương conngười, yêu quê hương đất nước…

V Hoạt độ ng 5: Mở rộng , sáng tạo

( 1 phút)

* Mục tiêu:

- HS mở rộng thêm kiến thức

- HS phát triển năng lực: Năng lực tự

học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng

tạo

* Phương pháp/kĩ thuật: Kĩ thuật đặt

câu hỏi, kĩ thuật công não

Trang 12

* Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học

tập.

- Câu 1: Tìm đọc một số tác phẩm của

Nam Cao: Đời thừa; Giăng sáng; Sống

mòn; Một bữa no; Trẻ con không được

ăn thịt chó; Đôi mắt…

- Câu 2: Tìm xem bộ phim Làng Vũ

Đại ngày ấy, vở hài kịch Giấc mơ Chí

Phèo, những bài thơ viết về Chí Phèo

(Trăng nở nụ cười-Lê Đình Cánh; Nỗi

niềm thị Nở-Quang Huy)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu ở nhà và báo cáo kết quả

ở tiết học sau

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập

- HS báo cáo kết quả tìm hiểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá

Trang 13

Ngày soạn 07/11/2018

Tiết 02: Đọc văn

CHÍ PHÈO

- Nam Cao – PHẦN HAI: TÁC PHẨM

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 Về kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Về kiến thức

+ Nắm đựợc những nét chính về thể loại, đề tài, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, giá trị

tóm tắt ; hình ảnh làng Vũ Đại, hình tượng Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn

Nam Cao

+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm

+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật

+ Vận dụng hiểu biết về  hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật củatác phẩm văn học

+ Trân trọng với khát vọng của con người

2 Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; pháthiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập

+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tinliên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề

+ Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giảiquyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện

- Năng lực giao tiếp:

+ Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lờigiải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,

+ Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp vàhiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp

- Năng lực hợp tác:

Trang 14

+ Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợptác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhấtbằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.

+ Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạtđộng chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm

II CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án/thiết kế bài học;

– Sách giáo khoa, SGV, sách bài tập

- Các slides trình chiếu (nếu có)

– Sưu tầm ảnh về làng quê, ảnh Chí Phèo, thị Nở, Bá Kiến, vi deo phim Làng Vũ

Đại ngày ấy

- Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng đểkiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; bút dạ

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2 Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, sách bài tập

- Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn học bài

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức

11A3 11A4

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ

3 Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt

I. Hoạt độ ng 1- Kh ở i độ ng ( 5 phút)

* Mục tiêu:

- Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có

tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp

cận kiến thức mới

- Rèn kỹ năng cảm thụ văn học.

- Có thái độ trân trọng nhà văn Nam

Cao, yêu thương con người

- HS phát triển năng lực: năng lực giải

quyết vấn đề, năng lực giao tiếp

* Phương pháp/kĩ thuật: Kĩ thuật đặt

câu hỏi, kĩ thuật công não

* Phương tiện:

- Giáo án/thiết kế bài học

- Sách giáo khoa

- Các slides trình chiếu

Ngày đăng: 11/04/2019, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w