Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả, chính xác, đơn giản hơn so với các phương pháp đã được công bố trước đó, có thể áp dụng để định lượng tobramycin hay các aminoglycosid khác tro
Trang 1Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Bé Y TÕ
TR¦êNG §¹I HäC D¦îC Hµ NéI
Trang 2Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Bộ Y Tế
TRƯờNG ĐạI HọC DƯợC Hà NộI
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế Trường Đại học Dược Hà nội
Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương
Hà nội -2007
Trang 3
2.2 Phương tiện, thiết bị chính sử dụng cho nghiên cứu 16
2.3.1 Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm tobramycin 17 2.3.2 Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho thuốc tiêm tobramycin 17 2.3.3 Bước đầu theo dõi, đánh giá độ ổn định của thuốc 17
Trang 42.4 Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1 Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm tobramycin 18
2.4.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc tiêm tobramycin 21
3.1.1 Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm tobramycin 24
3.1.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dung dịch tiêm tobramycin 40
3.2.1 Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm tobramycin 44
3.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc tiêm tobramycin 46
Trang 6danh mục các bảng
1 Bảng 1.1: Nồng độ thường dùng của một số chất chống oxy hoá
trong thuốc tiêm
13
2 Bảng 1.2: Nồng độ thường dùng của một số chất sát khuẩn trong
thuốc tiêm
15
3 Bảng 2.1: Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm 16
4 Bảng 3.1: Công thức thuốc tiêm tobramycin nghiên cứu 24
5 Bảng 3.2: ảnh hưởng của chất sát khuẩn đến chỉ tiêu cảm quan của
7 Bảng 3.4: ảnh hưởng của chất sát khuẩn đến hàm lượng
tobramycin trong dung dịch
27
8 Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra độ vô khuẩn thuốc tiêm tobramycin 28
9 Bảng 3.6: Sự thay đổi pH của dung dịch tobramycin 29
10 Bảng 3.7: Giá trị pH của một số biệt dược tiêm tobramycin 30
11 Bảng 3.8: ảnh hưởng của pH đến hàm lượng của tobramycin trong
dung dịch
30
12 Bảng 3.9: ảnh hưởng của chất chống oxy hoá đến chỉ tiêu cảm
quan của dung dịch tobramycin
31
13 Bảng 3.10: Sự thay đổi pH của dung dịch tobramycin do ảnh
hưởng của chất chống oxy hoá
Trang 716 Bảng 3.13: Sự thay đổi pH dung dịch tobramycin khi đun sôi liên
tục 10 giờ
36
17 Bảng 3.14: ảnh hưởng của điều kiện đóng ống đến hàm lượng của
tobramycin trong dung dịch
36
18 Bảng 3.15: Hàm lượng của tobramycin trong dung dịch sau khi
đun sôi liên tục trong 10 giờ
38
19 Bảng 3.16 : So sánh kết quả định lượng tobramycin bằng phương
pháp SKLHNC và VSV
41
20 Bảng 3.17: Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của 3 mẻ
thuốc tiêm tobramycin pha theo CT7
42
21 Bảng 3.18 : Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc tiêm tobramycin
80 mg/2 ml, mẻ 1, điều kiện bảo quản (30±2)0C
42
22 Bảng 3.19: Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc tiêm tobramycin
80 mg/2 ml, mẻ 2, điều kiện bảo quản (30±2)0C
43
23 Bảng 3.20: Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc tiêm tobramycin
80 mg/2 ml, mẻ 3, điều kiện bảo quản (30±2)0C
43
24 Bảng 3.21: Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc tiêm tobramycin
80 mg/2 ml, mẻ 1, điều kiện bảo quản (40±2)0C
43
25 Bảng 3.22: Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc tiêm tobramycin
80 mg/2 ml, mẻ 2, điều kiện bảo quản (40±2)0C
44
26 Bảng 3.23:Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc tiêm tobramycin
80 mg/2 ml, mẻ 3, điều kiện bảo quản (40±2)0C
44
Trang 8danh mục các hình STT Trang
1 Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế thuốc tiêm
tobramycin
20
2 Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của chất sát khuẩn đến pH
dung dịch tobramycin ở điều kiện LHCT
26
3 Hình 3.2:Đồ thị biểu diễn sự thay đổi pH của dung dịch tobramycin 29
4 Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi pH của dung dịch
tobramycin do ảnh hưởng của chất chống oxy hoá ở điều kiện LHCT
32
5 Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của khí nitơ đến pH dung
dịch tobramycin ở điều kiện LHCT
35
6 Hình 3.5: Sắc đồ của dung dịch tobramycin chuẩn 37
7 Hình 3.6: Sắc đồ của dung dịch tiêm tobramycin sau khi đun sôi 10
giờ liên tục
38
8 Hình 3.7: Biểu đồ so sánh hàm lượng tobramycin trong dung dịch
trước và sau khi đun sôi liên tục 10 giờ
39
9 Hình 3.8: Đồ biểu diễn sự mức độ giảm hàm lượng tobramycin
trong dung dịch sau khi đun sôi liên tục 10 giờ
39
Trang 91
đặt vấn đề
Kháng sinh là loại dược phẩm không thể thiếu phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ, ở Việt nam, tỷ trọng của các thuốc kháng sinh chiếm 30,99% trong tổng số thuốc lưu hành [3] Tobramycin là một kháng sinh thuộc họ aminoglycosid có phổ tác dụng rộng trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), có tác dụng trên cả chủng vi khuẩn đã kháng thuốc khác, đặc biệt hơn tobramycin có tác dụng trên cả Pseudomonas aeruginosa và cho hiệu quả
đáp ứng lâm sàng nhanh [25] Chính vì vậy, tobramycin được sử dụng khá phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn, nhất là ở các nước đang phát triển như nước
ta
Tobramycin cũng như các kháng sinh aminoglycosid khác tồn tại trong dung dịch dưới dạng cation phân cực cao và khó hấp thu theo đường uống Do đó các dạng bào chế thường gặp là thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt Tại thời điểm hiện nay, trên thị trường Việt nam thuốc tiêm tobramycin chủ yếu nhập khẩu chưa thấy có cơ sở trong nước sản xuất Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm tobramycin” với 2 mục tiêu
Trang 10NH2OH
H2
- Công thức phân tử : C18H37N5O9 [15], [31],[39], [44], [45]
- Khối lượng phân tử: 467,52 [15], [31],[39], [44], [45]
- Tên khoa học: 4-O-(3-amino-3-deoxy-α-D-glucopyranosyl)-2-deoxy-6-O (2,6-diamino-2,3,6-trideoxy-α-D-ribo-hexopyranosyl)-L-Streptamine [15]
- Tính chất : tobramycin là bột màu trắng hoặc trắng ngà, không mùi hoặc có mùi khó chịu, 20 0
129:+
D
α , tan trong nước (1/1,5), ít tan trong methanol, rất ít tan trong ethanol (1/2000), đặc biệt không tan trong ether, cloroform, có thể được tổng hợp bằng phương pháp vi sinh do vi khuẩn Streptomyces tenebrarius hay bằng các phương pháp khác [44]
Công thức phân tử có 5 nhóm –NH2, 5 nhóm –OH và 2 liên kết osid nên dễ bị oxy hoá, thuỷ phân trong môi trường kiềm
- pH: dung dịch tobramycin 10% trong nước có pH: 9-11 [15]
Trang 113
- Hiện nay, ngoài tobramycin base trong thực tế bào chế còn hay sử dụng dạng muối tobramycin sulfat có công thức phân tử (C18H37N5O9)2.5H2SO4, khối lượng phân tử : 1425,45 [31], [45]
1.1.2 Các phương pháp định lượng ghi trong dược điển
1.1.2.1 Sắc ký lỏng hiệu năng cao [45]
Pha động: dung dịch tris (hydroxy methyl) aminomethan trong nước
Thuốc thử tạo dẫn xuất: 2,4-dinitrofluorobenzen, tris (hydroxymethyl)
r CE D
1000Trong đó:
L: hàm lượng tobramycin (mg/ml) ghi trên nhãn
D: nồng độ tobramycin (mg/ml) trong dung dịch thử
C: nồng độ tobramycin (mg/ml) trong dung dịch chuẩn
Trang 12Bacillus subtilis ATCC 6633
Tính toán hoạt lực kháng sinh dựa trên đường kính vòng vô khuẩn
có thể kể đến một số chủng vi khuẩn nhạy cảm sau:
- Staphyloocci bao gồm cả S aureus và S epiderminis, kể cả các chủng kháng
penicillin [2], [39]
Trang 135
- Streptococci bao gồm các loài tan huyết beta nhóm A và một số loài không
tan huyết, một số Streptococcus pneumoniae [2], [31]
- Pseudomonas, Escherichia, Klebsiella, Enterobacter, Proteus, Haemophilus, Serratia, Vibrio, Brucella, Citrobacter, Calymmatobacterium, Campylobacter và một số loài Neisseria [2], [31], [39]
Một số nghiên cứu về tính nhạy cảm của vi khuẩn chứng minh rằng khoảng 10% các vi khuẩn kháng gentamicin vẫn còn nhạy cảm với tobramycin [2] Vi khuẩn kháng với tobramycin không nhiều, tuy nhiên về lâu dài có thể phát sinh vi khuẩn kháng thuốc [31]
1.1.4 Các đặc tính dược động học của tobramycin
Sau khi tiêm bắp 1 mg/kg thể trọng, một liều duy nhất cho người có chức năng thận bình thường, nồng độ đỉnh tobramycin trong huyết thanh khoảng 4-6 àg/ml, đạt được trong vòng 30-90 phút Nồng độ điều trị trong huyết thanh thường nằm trong khoảng 4 -6 àg/ml [2]
Thời gian bán thải của thuốc trong huyết thanh ở người bình thường là 2 -3 giờ, 93% liều được đào thải qua thận trong vòng 24h dưới dạng không biến
Chỉ định
Trang 146
Dạng tiêm: được chỉ định trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng đe doạ tính mạng,
đặc biệt các bệnh mà nguyên nhân chưa rõ ràng hoặc bị nhiễm khuẩn huyết do
vi khuẩn Gram âm, trong các trường hợp khác phải theo dõi kháng sinh đồ Khi điều trị nhiễm khuẩn nặng, tobramycin được dùng với một kháng sinh nhóm β-lactam [2]
Trong các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do Pseudomonas spp gây ra,
tobramycin có thể dùng kết hợp với một kháng sinh nhóm β-lactam chống
Pseudomonas Trong bệnh viêm nội tâm mạc do Streptococcus faecalis hoặc alpha-Streptococcus gây ra có thể dùng tobramycin phối hợp với ampicilin
hoặc benzyl penicilin nhưng phải tiêm riêng rẽ [2], [39]
Tobramycin cũng được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, các nhiễm khuẩn da và mô mềm, niệu, sinh dục, bỏng, viêm phúc mạc, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và xơ nang [2], [39]
Dạng nhỏ mắt, nhỏ tai: điều trị nhiễm khuẩn mắt: viêm mi mắt, viêm kết mạc,
viêm túi lệ, viêm giác mạcà hoặc điều trị nhiễm khuẩn tai: viêm tai ngoài [2], [39]
Dạng bột xông hít: điều trị xơ nang [2], [39]
Liều dùng
Liều thường dùng cho người lớn : 3-5 mg/kg thể trọng chia làm 3 liều bằng nhau, cách 8 giờ một lần Trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình đường niệu có thể dùng liều thấp hơn, khoảng 2-3 mg/kg tiêm bắp một lần trong ngày Khi điều trị xơ nang liều dùng có thể lên tới 8-10 mg/kg chia 2-3 lần Liều đề nghị cho trẻ em thường là 6-7,5 mg/kg/ngày chia 3-4 lần, trẻ sinh non
và trẻ sơ sinh đủ tháng từ một tuần tuổi trở lên có thể dùng tới 4 mg/kg mỗi 12h [2]
Tobramycin thường được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng
20-60 phút, pha trong 50-200 ml dung dịch NaCl 0,9%, hoặc glucose 5% Thời gian điều trị kéo dài 7-10 ngày Liều dùng cần điều chỉnh dựa trên nồng độ
Trang 157 tobramycin trong huyết thanh đặc biệt ở người cao tuổi, người suy giảm chức năng thận [2]
Thận trọng và cảnh báo khi dùng
Trong quá trình điều trị cần định kỳ đo nồng độ đỉnh và đáy của thuốc trong huyết thanh Tobramycin làm tăng khả năng độc với thính giác khi dùng phối hợp với cephalosporin Trẻ sơ sinh chỉ được dùng tobramycin khi mắc bệnh nặng đe doạ đến tính mạng Dùng thận trọng cho phụ nữ có thai, người bệnh
bị thiểu năng thận từ trước, bệnh nhân rối loạn tiền đình, thiểu năng ốc tai, sau phẫu thuật và các điều kiện khác làm giảm dẫn truyền thần kinh cơ [2]
Tương kỵ
Trộn đồng thời tobramycin với các kháng sinh β-lactam (penicilin và cephalosporin) có thể gây mất hoạt tính lẫn nhau Nếu dùng đồng thời kháng sinh trên phải tiêm ở các vị trí khác nhau Không trộn chung các chế phẩm này trong cùng một bình hoặc túi để truyền tĩnh mạch [2]
1.1.6 Một số kết quả nghiên cứu về tobramycin
Tobramycin được sử dụng khá phổ biến ở nước ta và trên thế giới Một số công trình nghiên cứu về bào chế, kiểm nghiệm và sử dụng thuốc của các tác giả trên thế giới đã được công bố Tuy nhiên, trong nước còn ít tài liệu nghiên cứu về các dạng bào chế của tobramycin
Trang 168
1.1.6.1 Nghiên cứu về bào chế
- G Pilcer và cộng sự nghiên cứu bào chế và đánh giá tính chất hoá lý và khí
động học của bột đông khô tobramycin ảnh hưởng đến nồng độ thuốc ở phổi Tác giả đã dùng phương pháp phun sấy hỗn dịch để bào chế các tiểu phân bao màng lipid Để đánh giá các tính chất của bột này (bao gồm cả kích thước tiểu phân và các thuộc tính về hình thái học) tác giả sử dụng kính hiển vi điện
tử và phương pháp nhiễu xạ tia laser Kích thước tiểu phân dược chất nằm trong khoảng từ 1,3 đến 3,2 àm trong đó hơn 90% tiểu phân có kích thước nhỏ hơn 2,8 àm Từ đó tác giả đưa ra kết luận: công thức bao tobramycin bằng màng lipid đã thu được tiểu phân có kích thước phù hợp, làm tăng nồng độ thuốc tại đích Lượng tá dược trong công thức rất thấp (khoảng 5%) đã mang lại hiệu quả phân bố thuốc có hàm lượng kháng sinh cao, trực tiếp vào cơ quan đích, có ý nghĩa quan trọng trong điều trị xơ nang phổi [38]
- W Sakchai và cộng sự nghiên cứu sử dụng hỗn hợp tert-butanol/nước làm dung môi khi xây dựng công thức bột đông khô tobramycin Kết quả cho thấy bột đông khô dễ dàng tạo bánh, đảm bảo yêu cầu chất lượng [40]
- Hãng ISTA (Mỹ) đã nghiên cứu phối hợp tobramycin và prednisolon trong sản phẩm thuốc nhỏ mắt T-Pred Theo điều tra của hãng, prednisolon là steroid và tobramycin là kháng sinh aminoglcosid được kê đơn nhiều nhất trong điều trị các bệnh về mắt năm 2005 ở Mỹ Việc nghiên cứu phối hợp 2 thành phần này trong công thức thuốc nhỏ mắt tạo ra chế phẩm dùng để điều trị bệnh viêm mắt nhiễm khuẩn đã được chỉ định điều trị bằng corticosteroid
Dự báo sau khi được phê duyệt, sản phẩm này sẽ được đưa ra thị trường vào khoảng giữa năm 2007 [35]
- C Mugabe và cộng sự đã bào chế và đánh giá tính chất của bột khan và hydrat hoá các kháng sinh họ aminoglycosid (amikacin, gentamicin, tobramycin) và macrolid (erythromycin) Các kháng sinh này được bào chế bằng phương pháp thay đổi luân phiên: khử nước, hydrat hoá Kết quả đã thu
được các tiểu phân có kích thước từ 163,37 ±38,44 đến 259,83 ± 11,80 nm và
Trang 179 không có sự khác biệt lớn giữa các loại kháng sinh được bào chế Các tiểu phân này được nghiên cứu độ ổn định sau 48 h ở nhiệt độ 40C và 370C trong dung dịch đệm phosphat và trong huyết thanh ở 370C Kết quả cho thấy hơn 75% tiểu phân ổn định trong điều kiện thí nghiệm sau 48h [31]
- O Felt và cộng sự nghiên cứu sử dụng chitosan trong công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin, đánh giá khả năng dung nạp và thời gian lưu trong màng mắt Chitosan được xem như thành phần quan trọng trong công thức gel tra mắt do
có khả năng làm tăng thời gian lưu thuốc Tá dược có đặc tính cation này làm giảm thải trừ thuốc do làm tăng độ nhớt của dung dịch và có khả năng phản ứng với các thành phần anion của màng nhày Nghiên cứu tiến hành trên 4 loại chitosan có trọng lượng phân tử khác nhau ở các nồng độ khác nhau để
đánh giá ảnh hưởng đến độ dung nạp và thời gian lưu thuốc Kết quả cho thấy khả năng dung nạp thuốc tốt, thời gian lưu tăng gấp 3 lần so với các chế phẩm thuốc tra mắt Tobrex trong thành phần không có chitosan [22]
- Trần Thị Minh Thu thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3%” Tác giả đã xây dựng được công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin, khảo sát ảnh hưởng của bao bì đến chất lượng thuốc [4]
1.1.6.2 Nghiên cứu về phương pháp định lượng tobramycin
Tobramycin không có phổ hấp thụ đặc hiệu vì thế việc định lượng rất phức tạp Mặc dù có khá nhiều phương pháp định lượng tobramycin được công bố nhưng nói chung đều phức tạp, tốn kém cả về thời gian và chi phí Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn mong muốn tìm ra phương pháp định lượng tobramycin đơn giản, nhanh và chính xác để có thể xác định hàm lượng tobramycin trong các chế phẩm bào chế và trong dịch sinh học Hầu hết các tác giả đều nghiên cứu phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với các loại detector khác nhau như detector điện hoá, detector huỳnh quang, detector khối phổà nhằm xác định chính xác hàm lượng tobramycin
- J Szúnyog và cộng sự phân tích các chế phẩm chứa tobramycin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao dùng detector điện hoá Đa số các phương pháp định lượng
Trang 1810 tobramycin đã công bố chỉ quan tâm đến thành phần chính, chưa đề cập đến
ảnh hưởng của các thành phần khác trong chế phẩm Tác giả nghiên cứu phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, sử dụng chất nhồi cột polystyren-divinylbenzen và detector điện hoá Kết quả đã xác định được 9 thành phần khác nhau trong chế phẩm, trong đó có 5 thành phần trước đây chưa được xác
định trong khi đó tổng thời gian phân tích mẫu không quá 30 phút [43]
- C Feng và cộng sự phân tích vết tobramycin trong huyết thanh bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao tạo dẫn xuất trước cột, sử dụng detector tử ngoại Các tác giả đã thành công trong việc tạo dẫn xuất nhằm làm tăng độ hấp thụ quang phổ tử ngoại của tobramycin bằng cách thực hiện phản ứng của 5 nhóm chức amino trong phân tử tobramycin với thuốc thử 1-naphthyl isothiocyanat tạo ra dẫn xuất isothioure bền hơn Sau thời gian phản ứng tạo dẫn xuất, thêm vào hỗn hợp phản ứng dung dịch methylamin trong acetonitril để khử lượng thuốc thử dư Tác giả đã dùng cột RP-18, pha động gồm nước-acetonitril (50:50), detector tử ngoại 230 nm Phương pháp này đơn giản, nhanh và có thể áp dụng
để phát hiện chính xác vết tobramycin cũng như các kháng sinh aminoglycosid trong dịch cơ thể [21]
- V Hanko và cộng sự nghiên cứu định lượng tobramycin và xác định tạp chất bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng cột trao đổi anion, detector ampe kế Các tác giả đã chứng minh rằng sử dụng phương pháp này có thể tách được tobramycin và các tạp chất chính của nó bao gồm cả neamin (neomycin A), nebramin, kanamycin B và 3 tạp chưa xác định khác [25]
- M Guo và cộng sự nghiên cứu định lượng tobramycin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, pha đảo, detector khối phổ, cột RP18, pha động là dung dịch amoni hydroxyd, có thể phát hiện tobramycin ở nồng độ từ 0,2-0,8 mg/ml Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả, chính xác, đơn giản hơn so với các phương pháp đã được công bố trước đó, có thể áp dụng để định lượng tobramycin hay các aminoglycosid khác trong các chế phẩm bào chế [24]
- Theo J Straikovic và cộng sự, phương pháp đo quang để định lượng amikacin trong các dạng bào chế với thuốc thử palladium (II) clorid đã được
Trang 1911 công bố và sử dụng Dựa trên đặc điểm cấu trúc hoá học của tobramycin tương
tự như amikacin có thể áp dụng phương pháp này để định lượng tobramycin trong các chế phẩm thuốc Phương pháp đo quang dựa trên sự khử nhóm amino do phản ứng phân huỷ của tobramycin trong môi trường acid nitric ở
800C và phản ứng của tobramycin và thuốc thử palladium (II) clorid trong môi trường kiềm ở 800C Phương pháp này được đánh giá là nhanh, chính xác và
có thể được sử dụng trong phòng kiểm nghiệm các dạng bào chế khác nhau có chứa tobramycin [42]
Tóm lại, trên thế giới đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về tobramycin cả về hoạt chất, chế phẩm và sử dụng Nghiên cứu cho thấy ngoài phương pháp định lượng thông thường (xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp vi sinh) có thể áp dụng các phương pháp khác để xác định tobramycin trong các chế phẩm bào chế Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của sử dụng thuốc, qua đó đưa ra những yêu cầu mới cho việc tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm thuốc chứa tobramycin đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh
1.1.7 Một số chế phẩm thuốc tobramycin trên thị trường
Dung dịch nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt, hỗn dịch nhỏ mắt tobramycin 0,3%: Tobradex, Tobramycin, Tobrex
Thuốc tiêm 40 mg/ml: Brulamycin, Tobacin, Tobramycin sulphat Inj
1.2 Thành phần thuốc tiêm
1.2.1 Dược chất
Dược chất là thành phần quyết định tác dụng điều trị hay phòng bệnh trong một công thức thuốc Nói chung, dược chất dùng để pha thuốc tiêm phải đạt
Trang 2012
độ tinh khiết về vật lý, hoá học và sinh học cao hơn so với cùng dược chất đó nhưng dùng trong các dạng thuốc khác [5]
1.2.2 Dung môi hay chất dẫn
Dung môi hay chất dẫn thường dùng trong các công thức thuốc tiêm là nước, dầu thực vật hay các dung môi đồng tan với nước như glycerin, ethanol, propylen glycolàtrong đó nước là một dung môi lý tưởng để pha chế phần lớn các thuốc tiêm có chứa các dược chất khác nhau Để pha thuốc tiêm có dược chất dễ bị oxy hoá nên dùng nước cất pha tiêm không có O2 hoà tan [5]
1.2.3 Các thành phần khác
Một chế phẩm thuốc không ổn định có thể do xảy ra những biến đổi hoá học (thuỷ phân, oxy hoá, quang hoá, dehydrat hoá, racemic hoáà) làm giảm hàm lượng dược chất, gây ra biến đổi cảm quan như vẩn đục, biến màuà Có thể biến đổi hoá học làm giảm hàm lượng dược chất không nhiều nhưng lại tạo ra sản phẩm mới độc hơn nhiều so với dược chất Có thể biến đổi hoá học và vật
lý xảy ra trong chế phẩm không phải là do sự biến chất của dược chất mà do
sự biến đổi của dung môi và tá dược Những biến đổi đó sẽ làm giảm sinh khả dụng của thuốc và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn [12] Vì vậy, để
đảm bảo chất lượng thuốc tiêm trong quá trình pha chế-sản xuất, bảo quản và
sử dụng (ổn định về vật lý, hoá học, bào chế, sinh khả dụng và an toàn), cần phải có một số thành phần khác [5]
Có thể kể đến các thành phần khác trong công thức thuốc tiêm như sau:
1.2.3.1 Chất chống oxy hoá
Nhiều dược chất như adrenalin, vitamin C, diclofenacà tự bản thân chúng là các chất khử nên rất dễ bị oxy hoá Phản ứng oxy hoá càng nhanh khi ở dạng dung dịch Bản chất của quá trình oxy hoá là sự tự oxy hoá, xảy ra theo phản ứng chuỗi, được khởi đầu bằng một lượng rất nhỏ oxy hoặc gốc tự do, được thúc đẩy nhanh hơn khi có vết ion kim loại nặng (Cu++, Fe+++), tia tử ngoại và nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn [5], [46]
Trang 2113
Để đảm bảo hiệu lực điều trị và độ an toàn của thuốc tiêm có thành phần dược chất dễ bị oxy hoá cần phải vận dụng đồng thời nhiều biện pháp để bảo vệ dược chất:
- Sử dụng nguyên liệu có độ tinh khiết cao [5], [46]
- Điều chỉnh pH của chế phẩm đến một khoảng giá trị thích hợp [5], [46]
- Thêm chất chống oxy hoá như:
+ Các chất sinh SO2: các muối natri hay kali sulfit, bisulfit, metabisulfit
và dithionit là những chất oxy hoá thường dùng nhất trong các thuốc tiêm nước [46] Ngoài ra, có thể dùng rongalit (natri formaldehyd sulfoxylat), tác dụng chống oxy hoá tốt nhất ở pH từ 9 – 11 [5]
+ Thêm chất hiệp đồng chống oxy hoá: các chất này có tác dụng khoá vết ion kim loại nặng làm mất tác dụng xúc tác của các ion kim loại này trong phản ứng oxy hoá Thường dùng là dinatrri EDTA, một số acid dicarboxylic như acid citric, acid tartric
Một số chất chống oxy hoá có thể gây ra phản ứng dị ứng trong một số trường hợp, vì thế chỉ nên sử dụng ở một nồng độ tối thiểu, bảng 1.1 ghi nồng độ thường dùng của một số chất chống oxy hoá trong thuốc tiêm
Bảng 1.1: Nồng độ thường dùng của một số chất
chống oxy hoá trong thuốc tiêm
Ngoài ra, để chống oxy hoá dược chất có hiệu quả hơn, người ta còn phối hợp
đồng bộ các kỹ thuật bào chế khác như : dùng nước cất đã loại oxy hoà tan, hoà tan các chất điều chỉnh pH và các chất chống oxy hoá trước khi hoà tan dược chất, tiến hành pha chế nhanh hoặc pha chế trong các thiết bị hoà tan
Trang 2214 kín, đóng ống, hàn ống trong dòng khí trơ để thay thế không khí ở đầu ống bằng khí trơ, tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian cần thiết để hạn chế tác
động bất lợi của nhiệt độ cao [5]
1.2.3.2 Các chất sát khuẩn
Các chất sát khuẩn được đưa vào công thức thuốc tiêm nhằm duy trì độ vô khuẩn của thuốc trong quá trình pha chế cũng như trong quá trình sử dụng thuốc Các nhóm chất sát khuẩn sau thường dùng trong thuốc tiêm
- Phenol và dẫn chất : phenol có tác dụng diệt khuẩn mạnh, tác dụng tốt trong môi trường acid, có nhược điểm là tương kỵ với các muối sắt và bị oxy hoá dưới tác động quá mức của ánh sáng [5]
- Các este của acid parahydroxybenzoic (các paraben): thường dùng là nipagin, nipasol [5], [8]
- Các alcol: alcol benzylic tan trong nước và trong dầu Ngoài tác dụng kháng khuẩn alcol benzylic còn có tác dụng gây tê nên có tác dụng giảm đau tại chỗ, hay được dùng cho thuốc tiêm dầu vitamin A, D, E [5]
- Các dẫn chất thuỷ ngân hữu cơ: được chia thành 2 loại: cation và anion Loại cation thường dùng thuỷ ngân phenyl acetat: có tác dụng tốt khi thuốc tiêm có pH > 6
Loại anion hay dùng thiomersal: tác dụng tốt khi thuốc tiêm có pH > 7 [5]
- Dẫn chất amoni bậc 4: thường dùng benzalkonium clorid - một chất sát khuẩn có tính diện hoạt nhưng ít nhiều gây phá huyết và tương kỵ với một số anion và bị màng lọc hấp phụ [5]
Mỗi chất sát khuẩn có nồng độ tối thiểu gây tác dụng khác nhau, bảng 1.2 trích dẫn nồng độ tối thiểu có tác dụng và nồng độ thường dùng của một số chất sát khuẩn hay dùng trong thuốc tiêm [5]
Trang 2315
Bảng 1.2: Nồng độ thường dùng của một số chất
sát khuẩn trong thuốc tiêm
Tên chất Nồng độ tối thiểu
có tác dụng (%)
Nồng độ thường dùng (%)
Methylparaben
Các paraben khác
Phenol
0,05 – 0,25 0,005 – 0,03 0,1 – 0,8
0,18 0,02 0,25 – 0,5
1.2.3.3 Một số thành phần khác: ngoài các chất chống oxy hoá, chất sát
khuẩn nêu trên, trong thuốc tiêm còn có thêm một số thành phần khác sau
đây: Chất làm tăng độ tan của dược chất [5]
Chất điều chỉnh pH và hệ đệm [5]
Chất phụ đẳng trương [5]
Chất gây thấm và gây phân tán [5]
1.2.4 Bao bì đóng thuốc tiêm :
Bao bì đóng thuốc tiêm có vai trò bảo vệ và duy trì độ vô khuẩn của thuốc, tạo
điều kiện thuận lợi khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng Một số vật liệu hay
được sử dụng làm bao bì thuốc tiêm như thuỷ tinh, chất dẻo, cao su [5]
Khi sử dụng bao bì màu sẽ có tác dụng ngăn cản bức xạ tử ngoại, giúp bảo vệ thuốc tiêm có dược chất nhạy cảm với ánh sáng Thành phần của thuỷ tinh màu có sắt oxyd hay mangan oxyd; các vết ion kim lọai nặng này có thể hoà tan từ bề mặt bao bì vào thuốc và xúc tác quá trình oxy hoá dược chất [5]
Trang 24Bảng 2.1: Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm
3 Natri hydroxyd (NaOH) Trung quốc TKHH
4 Acid sulfuric (H2SO4) Trung quốc TKHH
2.2 Phương tiện, thiết bị chính sử dụng cho nghiên cứu
Cân PRECISA, SATORIUS
Máy đo pH: MP 220, Mettler Toledo
Máy đóng, hàn ống tiêm ROTA
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao
Trang 2517 Thiết bị lọc màng SARTORIUS
Các dụng cụ thuỷ tinh dùng trong bào chế và phân tích
Tủ vi khí hậu CLIMATE CELL
Máy soi ống tiêm P.W ALLEN & C
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm tobramycin
- Từ tài liệu tham khảo, lựa chọn công thức khởi điểm nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố : chất chống oxy hoá, chất sát khuẩn, pH, loại ống tiêm, điều kiện đóng ống và tiệt khuẩn tới chất lượng của thuốc Mỗi công thức nghiên cứu, pha chế 500 ống
- So sánh đối chứng với sản phẩm có trên thị trường
- Lựa chọn sơ bộ công thức bào chế với pH, chất bảo quản, chất chống ô
xy hoá đã được xác định dựa trên kết quả nghiên cứu ban đầu kết hợp với so sánh với các sản phẩm đang lưu hành Pha chế lặp lại 3 mẻ mỗi
mẻ 500 ống
- Xây dựng quy trình bào chế
- Thẩm định công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm tobramycin
2.3.2 Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho thuốc tiêm tobramycin
Nghiên cứu lựa chọn phương pháp định lượng tobramycin trong dung dịch thuốc tiêm Kiểm định, so sánh 2 phương pháp định lượng bằng phương pháp phân tích số liệu thống kê
Dự thảo xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc tiêm tobramycin 80 mg/2 ml với 1 số chỉ tiêu: cảm quan, pH, thể tích, định tính, độ vô khuẩn và định lượng
2.3.3 Bước đầu theo dõi, đánh giá độ ổn định của thuốc
Theo dõi độ ổn định của thuốc tiêm tobramycin ở các điều kiện khác nhau thông qua một số chỉ tiêu chất lượng thuốc (cảm quan, pH, thể tích, hàm lượng tobramycin, độ vô khuẩn)
Trang 2618 2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm tobramycin
Dung dịch NaOH M hoặc H2SO4 vđ để pH 7,0
Từ công thức khởi điểm, thay đổi 1 số thành phần để so sánh, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của dung dịch thuốc (cảm quan, pH, độ vô khuẩn, định lượng) bao gồm:
- pH: pha các dung dịch có pH khác nhau từ 3,0 đến 7,0
- Chất chống oxy hoá: pha các dung dịch với các chất chống oxy hoá khác nhau:
+ Không có chất chống oxy hoá
+ Có và không có natri metabisulfit
+ Có và không có natri EDTA
+ Thay natri metabisulfit bằng natri dithionit cùng tỷ lệ
+ Thay natri metabisulfit bằng rongalit cùng tỷ lệ
- Chất sát khuẩn: pha chế theo các công thức khác nhau với sự thay đổi các chất sát khuẩn:
Trang 27Qua tham khảo tài liệu và dựa trên các kết quả nghiên cứu thăm dò công thức,
so sánh với các sản phẩm đối chứng, chúng tôi đã xây dựng công thức thuốc tiêm tobramycin 80 mg/2 ml như sau:
Dung dịch NaOH M hoặc H2SO4 vđ để pH 5,0
Nước cất pha tiêm vđ 2 ml 1000 ml
* Mô tả tóm tắt các giai đoạn pha chế:
- Kiểm tra nguyên liệu, cân nguyên liệu
- Hoà tan natri metabisulfit, dinatri EDTA, tobramycin vào khoảng 80% thể tích nước có trong công thức, tiếp đó hoà tan phenol
- Điều chỉnh pH bằng dung dịch H2SO4 M hoặc NaOH M
- Bổ sung nước vừa đủ thể tích
- Lọc qua màng lọc 0,2 àm hoặc 0,45 àm
- Kiểm nghiệm bán thành phẩm trước khi đóng ống: cảm quan, độ trong, pH
- Đóng ống thuỷ tinh trung tính 2 ml
- Tiệt khuẩn
- Soi ống
- Hoàn thiện sản phẩm
Trang 2820
* Tóm tắt các bước pha chế thuốc tiêm tobramycin được trình bày ở sơ đồ hình 2.1 và áp dụng cho tất cả các công thức nghiên cứu
Hoà tan tá dược và dược chất
vào dung môi
Đóng gói Kiểm nghiệm thành phẩm
Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế thuốc tiêm tobramycin
Trang 2921
2.4.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc tiêm tobramycin 80 mg/2 ml
2.4.2.1 Định lượng tobramycin trong dung dịch thuốc tiêm
a Xác định hoạt lực kháng sinh của tobramycin
Chúng tôi đã tiến hành xác định hoạt lực kháng sinh của tobramycin trong trong dung dịch thuốc tiêm bằng phương pháp vi sinh theo mục 1.1.2.3
Phương pháp này được sử dụng định lượng tobramycin trong tất cả các mẫu thuốc tiêm
b Sắc ký lỏng hiệu năng cao, sử dụng detector huỳnh quang [10], [20]
Phương pháp này được sử dụng định lượng tobramycin trong các mẫu thuốc tiêm tobramycin sau khi đun sôi 10h và một số mẫu để so sánh kết quả 2 phương pháp định lượng
* Thuốc thử tạo dẫn xuất : dung dịch hỗn hợp o-phtalaldehyd trong methanol;
polyoxyethylenlauryl ether và đệm borat pH 10,4
* Dung dịch chuẩn: cân chính xác một lượng khoảng 40 mg tobramycin
chuẩn vào bình định mức 100 ml, thêm 1 lượng nước vừa đủ hoà tan, lắc đều; pha loãng bằng nước đến vạch (dung dịch A) Lấy chính xác 5 ml dung dịch A
và bình định mức 25 ml, thêm nước vừa đủ đến vạch, lắc đều (dung dịch B).Lấy chính xác 1 ml dung dịch B vào bình định mức 10 ml, pha loãng vừa
đủ đến vạch, lắc kỹ (dung dịch chuẩn)
Trang 3022
* Dung dịch thử: lấy chính xác 1 ml dung dịch thuốc tiêm tobramycin vào vào
bình định mức 100 ml, pha loãng bằng nước đến vạch, lắc đều (dung dịch C) Lấy chính xác 5 ml dung dịch A và bình định mức 25 ml, thêm nước vừa đủ
đến vạch, lắc đều (dung dịch D) Lấy chính xác 1 ml dung dịch D vào bình
định mức 10 ml, pha loãng vừa đủ đến vạch, lắc kỹ (dung dịch thử)
2.4.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn và quy trình bào chế cho chế phẩm nghiên cứu
Pha chế 3 mẻ thuốc tiêm theo công thức đã lựa chọn, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng Trên cơ sở đó dự thảo tiêu chuẩn chất lượng cho chế phẩm nghiên cứu
2.4.3 Đánh giá độ ổn định
Bảo quản thuốc trong những điều kiện khác nhau, sau những khoảng thời gian nhất định (ban đầu, 1, 2, 3, 4 tuần, 2, 3 à tháng) đánh giá chất lượng của sản phẩm dựa trên một số chỉ tiêu như sau:
- Cảm quan: quan sát và so sánh độ trong, màu sắc của dung dịch
- pH: phải đạt từ 3,5 đến 6,0
- Thể tích: phải đạt tiêu chuẩn
- Độ vô khuẩn: chế phẩm phải vô khuẩn
- Hàm lượng tobramycin: từ 90% đến 120% so với hàm lượng ghi trên nhãn
Do điều kiện thời gian có hạn, để có thể đánh giá được sự ảnh hưởng của một
số yếu tố đến độ ổn định của thuốc tiêm tobramycin chúng tôi sử dụng phương pháp lão hoá cấp tốc để nghiên cứu, bên cạnh đó thuốc vẫn được theo dõi ở
điều kiện thường
2.4.3.1 Phương pháp theo dõi ở điều kiện bình thường
Các mẫu thuốc được bảo quản ở điều kiện bình thường trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ 300C à 20C
2.4.3.2 Phương pháp lão hoá cấp tốc (LHCT)