1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu và đề xuất phương án phục hồi môi trường cụm mỏ đá xây dựng núi thị vải, huyện tân thành, tỉnh bà rịa vũng tàu

63 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 4,03 MB

Nội dung

Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất phương án phục hồi môi trường cụm mỏ đá Núi Thị Vải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được lựa chọn với mục tiêu là xây dựng các phương án, mô hình cả

Trang 1

MỤC LỤC

TÓM TẮT 1

MỞ ĐẦU 3

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 3

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

3 NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

3.1 Nội dung nghiên cứu 4

3.2 Đối tượng nghiên cứu 5

3.3 Phạm vi nghiên cứu 5

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 6

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH 6

1.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CTPHMT MỎ Ở VIỆT NAM 6

1.2.1 Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 6

1.2.2 Luật môi trường số 55/2014/QH13 6

1.2.3 Nghị định 19/2015/NĐ-CP 7

1.2.4 Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT 7

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 7

1.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 9

1.5 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 14

1.5.1 Vị trí địa lý 14

1.5.2 Khí hậu 15

1.5.3 Độ ẩm 16

1.5.4 Địa hình 16

1.5.5 Đặc điểm địa chất thủy văn 16

1.5.6 Địa Chất 17

1.5.7 Đặc điểm phong hóa 19

1.5.8 Tài nguyên khoáng sản 20

1.6 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 20

1.6.1 Hệ thống giao thông 20

Trang 2

1.6.2 Dân cư 21

1.6.3 Kinh tế 21

1.6.4 Văn hóa - Xã Hội 22

1.6.5 Quy hoạch khoáng sản 22

1.6.5 Quy hoạch sử dụng đất 22

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU 22

2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 22

2.3 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ 23

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

3.3 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỤM MỎ ĐÁ XÂY DỰNG NÚI THỊ VẢI 25

3.3.1 Mỏ đá xây dựng lô số 14 25

3.2.2 Mỏ đá xây dựng lô số 13 27

3.2.3 Mỏ đá xây dựng lô số 14A 30

3.4 XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CTPHMT CỤM MỎ ĐÁ XÂY DỰNG NÚI

THỊ VẢI 30

3.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình sử dụng đất hợp lý cho MBSKT 30

3.4.2 Đề xuất mô hình, giải pháp 31

3.4.3 Khối lượng công việc thực hiện 36

3.4.4 Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

KẾT LUẬN 50

KIẾN NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC 53

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTPHMT Cải tạo phục hồi môi trường

TN&MT Tài nguyên và môi trường

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Danh sách các mỏ khai thác đá xây dựng tại núi Thị Vải 4

Bảng 3.1 Tổng hợp thông số hệ thống khai thác mỏ đá lô số 14 26

Bảng 3.2 Tổng hợp thông số hệ thống khai thác mỏ đá lô số 13 28

Bảng 3.3 Phân loại tính thích hợp 35

Bảng 3.4 Đánh giá mối tương quan giữa các phương án với nguyên tắc 35

Bảng 3.5 Nội dung và khối lượng công việc thực hiện 39

Bảng 3.6 Chi phí cải tạo bờ mỏ 42

Bảng 3.7 Chi phí làm rào chắn và biển báo xung quanh khai trường 43

Bảng 3.8 Chi phí trồng cây xung quanh bờ hồ 44

Bảng 3.9 Chi phí làm mương thoát nước từ khai trường ra ngoài 45

Bảng 3.10 Chi phí cải tạo khu vực sân công nghiệp 46

Bảng 3.11 Chi phí cải tạo tu sửa tuyến đường 49

Bảng 3.12 Tổng hợp chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 49

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mỏ đá tích nước phục vụ sinh hoạt tại Ohio, Mỹ 8

Hình 1.2 Mỏ đá sau khai thác được làm khu du lịch Coyote Spring, Mỹ 8

Hình 1.3 Trồng rừng tại mỏ khai thác đá Polley, Canada 8

Hình 1.4 Hồ sinh thái tại mỏ khai thác đá Polley, Canada 8

Hình 1.5 Xây dựng khách sạn 5 sao tại mỏ đá núi Thiên Môn, Tùng Giang, Thượng Hải, Trung Quốc 8

Hình 1.6 Khu du lịch Bửu Long được cải tạo sau khai thác đá xây dựng 12

Hình 1.7 Hồ chứa nước ở cụm mỏ đá khu vực Đại Học Quốc Gia TP.HCM 12

Hình 1.8 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 14

Hình 1.9 Hình ảnh các mỏ trên Google Earth 15

Hình 1.10 Núi Thị Vải 15

Hình 1.11 Độ cao núi Thị Vải trên Google Map 16

Hình 1.12 Đá Ryolit có màu xám nhạt 18

Hình 1.13 Đá Ryolit 18

Hình 1.14 Đá mạch Alpit 19

Hình 1.15 Đá bị phủ màu nâu vàng của oxit sắt 20

Hình 1.16 Đường 81 (Đường Trường Chinh) 21

Hình 1.17 Thảm thực vật dưới chân núi phía Tây Bắc mỏ 22

Hình 3.1 Đáy moong 26

Hình 3.2 Tuyến đường mỏ lô số 14 nối ra đường 81 26

Hình 3.3 Hiện trạng khai thác mỏ đá xây dựng lô số 14 26

Hình 3.4 Hiện trạng khu vực Tây Nam của mỏ 28

Hình 3.5 Hiện trạng khu vực Đông Nam của mỏ 28

Hình 3.6 Hiện trạng khu vực Tây Bắc của mỏ 29

Hình 3.7 Hiện trạng khu vực Đông Bắc của mỏ 29

Hình 3.8 Sân công nghiệp 29

Hình 3.9 Đáy moong 29

Hình 3.10 Điểm lộ pha đá mạch 29

Hình 3.11 Tuyến đường mỏ lô số 13 nối ra đường 81 29

Hình 3.12 Nuôi cá bằng lồng bè ở hồ thủy điện Hòa Bình 31

Hình 3.13 Vị trí khai thác tận thu 32

Trang 7

TÓM TẮT

Núi Thị Vải thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những

khu vực có tiềm năng về khai thác đá xây dựng Hiện nay, khu vực đã có 2 mỏ đã tiến hành khai thác và dự kiến sắp tới sẽ có thêm 1 mỏ khai thác nhằm đáp ứng nhu

cầu cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của con người Tuy nhiên, sau khi khai thác kết thúc thì việc CTPHMT cho các mỏ đá còn rất nhiều

hạn chế, chưa mang lại hiệu quả và đồng nhất cho cụm mỏ Đề tài “Nghiên cứu và

đề xuất phương án phục hồi môi trường cụm mỏ đá Núi Thị Vải, huyện Tân Thành,

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được lựa chọn với mục tiêu là xây dựng các phương án, mô

hình cải tạo sử dụng MBSKT cho toàn cụm mỏ, đồng thời đề xuất phương án tối ưu

cho cả cụm mỏ kết hợp tính toán các công việc CTPHMT, chi phí cho phương án đề

xuất

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, đề tài đã thực hiện được các nội dung như:

Thu thập các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, quy hoạch khoáng sản

vùng nghiên cứu, tài liệu của các mỏ khai thác đá xây dựng trong vùng nghiên cứu và tìm hiểucác phương án, mô hình CTPHMT và sử dụng MBSKT của các mỏ khai thác

khoáng sản trong và ngoài nước, khảo sát thực địa, biên tập và xây dựng, thành lập bản đồ trình bày vị trí, đặc điểm địa chất cũng như xây dựng phương án CTPHMT cho

vùng nghiên cứu, xây dựng các phương án sử dụng MBSKT hợp lý cho cụm mỏ dựa

trên các nguyên tắc và tiêu chí, sử dụng mô hình SWOT và phân tích đa chỉ tiêu để lựa chọn phương án cho cụm mỏ, xây dựng khối lượng công tác cần thực hiện và chi phí cho phương án CTPHMT cụm mỏ Các phương pháp như: phương pháp thu

thập tài liệu, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp bản đồ đã được sử dụng

để thực hiện đề tài

Dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quy hoạch khoáng sản và đặc điểm

mỏ sau khai thác cũng như tham khảo kinh nghiệm của các nghiên cứu, dự án trong và

ngoài nước Đề tài đề xuất ra 3 phương án CTPHMT cho cụm gồm: xây dựng hồ nước

kết hợp nuôi trồng thủy sản, khu du lịch sinh thái, khu xây dựng Trên cơ sở dựa vào

phân tích mô hình SWAT và phân tích đa chỉ tiêu đề đánh giá mức độ phù hợp, hiệu

quả kinh tế cũng như mức độ hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng địa

phương ở khu vực nghiên cứu Đề tài đã lựa chọn phương án xây dựng hồ nước kết

Trang 8

hợp với nuôi trồng thủy sản cho PHMT cụm mỏ đá xây dựng Núi Thị Vải Ngoài ra,

đề tài còn xây dựng khối lượng công việc cần tiến hành CTPHMT cho phương án lựa chọn cũng như tính toán tổng chi phí thực hiện phương án

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tham gia vào công tác CTPHMT cho cụm mỏ

đá xây dựng Núi Thị Vải cũng như các địa phương có khai thác khoáng sản Đề tài đề xuất được các phương án mang lại hiệu quả, sử dụng đất hợp lý sau khai thác trong hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Trong các hoạt động của con người thì hoạt động khai thác mỏ có tác động trực tiếp vào vỏ trái đất mạnh mẽ và gây ra những biến đổi tự nhiên đáng kể nhất Khai thác mỏ nói chung và khai thác đá nói riêng nhằm lấy ra từ lòng đất các khoáng sản có ích, phục vụ cho các mục đích khác nhau của nền kinh tế quốc dân Khai thác đá là tiền đề để xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, thành phố,… tạo

công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ dân cư, kích thích kinh tế phát triển,

cung ứng các nguyên vật liệu cho các ngành kinh tế liên quan trong mục đích phát

triển xã hội Tuy nhiên, khai thác đá cũng góp phần phá hủy sự cân bằng vốn có của tự

nhiên: làm biến đổi địa hình mặt đất, cảnh quan tự nhiên bị biến dạng, thảm thực vật bị

phá hủy nặng nề, sự đa dạng sinh học ngày càng bị thu hẹp, gây biến đổi chế độ thủy

văn, phát xả rác thải và chất độc hại vào môi trường,… Mặc dù vậy, vì mục đích phát

triển xã hội nhằm nâng cao chất lượng sống của con người, hoạt động khai thác đá vẫn

ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, tác động ngày càng trầm trọng hơn vào trái đất

và môi trường sinh thái

Hiện nay, Núi Thị Vải thuộc huyện Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu đã có 2 mỏ

đã và đang khai thác gây ra nhiều tác động tiêu cực vào tự nhiên như phá hủy thảm thực vật, gây biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường Hoạt động chiếm dụng đất đai để

mở khai trường, sân công nghiệp và xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ cho khai thác mỏ đã làm biến đổi địa hình địa mạo khu vực, làm mất cảnh quan tự nhiên,

gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến đá Khi kết

thúc khai thác sẽ để lại địa hình sâu so với xung quanh, nguy hiểm với con người nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả Do vậy, việc cải tạo phục hồi cảnh quan môi

trường sau khi khai thác mỏ càng cấp thiết hơn bao giờ hết Việc cải tạo phục hồi cảnh

quan mỏ nhằm giảm thiểu sự suy giảm chất lượng môi trường, hạn chế các biến dạng

địa hình, địa mạo của khu vực Ngoài ra việc cải tạo phục hồi cảnh quan còn đảm bảo

đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh

hưởng của hoạt động khai thác về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường

ban đầu hoặc đảm bảo an toàn phục vụ cho con người

Trang 10

Bảng 1 Danh sách các mỏ khai thác đá xây dựng tại núi Thị Vải

Ngày hết hạn

Diện tích (ha)

Trữ lượng (m 3 )

Công suất (m 3 /năm)

Hiện trạng

25/8/2039 50,00 17.000.000 600.000

Đang khai thác

Mỹ, Tân Thành

30/3/2023 34,15 2.972.000 250.000

Đang khai thác

12/2/2022 34,88 9.075.327 1.000.000

Chưa khai thác

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi cảnh quan cụm mỏ đá núi Thị Vải thuộc huyện Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu

3 NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập các tài liệu về đặc điểm tự nhiên (địa chất, địa chất thủy văn, khí hậu, địa chất công trình, tài nguyên khoáng sản), kinh tế - xã hội khu vực núi Thị Vải

Trang 11

- Thu thập và nghiên cứu công tác CTPHMT ở trong nước và nước ngoài

- Khảo sát thực địa, lấy mẫu (mẫu đá)

- Trích lược, biên tập các bản đồ phân bố các mỏ, bản đồ địa chất, bản đồ kết thúc khai thác, bản đồ phục hồi môi trường cụm mỏ đá xây dựng núi Thị Vải

- Xây dựng các mô hình sử dụng đất, các phương án CTPHMT cho cụm mỏ dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực mỏ

- Tính toán khối lượng công việc, chi phí thực hiện công tác PHMT cho cụm

mỏ đá xây dựng

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực cụm mỏ đá xây dựng núi Thị Vải

và xung quanh khu vực nghiên cứu

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Bao gồm 3 mỏ đá lô số 13, 14, 14A thuộc cụm mỏ đá xây dựng khu vực núi Thị Vải thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp khảo sát thực địa

- Phương pháp bản đồ

- Phương pháp SWOT

- Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH

Cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản: “là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái (đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực

vật, ) tại khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động

khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu

hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường và phục vụ

các mục đích có lợi cho con người” (Quyết định 18/2013/QĐ-TTg)

Bãi thải: “Khu vực dùng để chứa đất đá thải và các tạp chất khác trong quá trình

khai thác, sàng tuyển và chế biến khoáng sản” (QCVN 04: 2009/BCT)

Khai trường: “Nơi tiến hành khai thác khoáng sản, khai trường có thể khai thác

một hoặc nhiều loại khoáng sản đồng thời trên một phần hoặc toàn bộ một khoáng

Hiện nay nhằm tăng cường cho công tác quản lý, cải tạo phục hồi môi trường

cho các khu vực khai thác khoáng sản, nhà nước đã ban hành một số văn bản và luật:

1.2.1 Luật khoáng sản số 60/2010/QH12

Luật khoáng sản số 60 quy định về công tác thăm dò, khai thác và đóng cửa mỏ

1.2.2 Luật môi trường số 55/2014/QH13

Luật được ban hành vào ngày 23 tháng 06 năm 2014 Từ điều 35 đến 38 thuộc

chương 3 quy định rõ về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài

nguyên thiên nhiên Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học phải được

điều tra, đánh giá thực trạng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy

hoạch sử dụng hợp lý, xác định giới hạn cho phép khai thác, mức thuế tài

nguyên, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh

Trang 13

học, bồi thường thiệt hại về môi trường, các biện pháp khác để bảo vệ tài

nguyên và môi trường

1.2.3 Nghị định 19/2015/NĐ-CP

Nghị định ban hành vào 14 tháng 02 năm 2015 của chính phủ Nghị định quy

định chi tiết về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối

với hoạt động khai thác khoáng sản từ điều 4 đến điều 10 Phương án cải tạo, phục hồi

môi trường phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch khai thác

khoáng sản, quy hoạch sử dụng đất,

môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Hiện nay, trên thế giới công tác cải tạo phục hồi môi trường và sử dụng mặt

bằng sau khai thác ở các mỏ khai thác khoáng sản đã diễn ra từ lâu và mang lại nhiều hiệu quả ở một số nước như: Úc, Mỹ, và Canada Một số mô hình và phương án cải

tạo có hiệu quả như sau:

- Mỏ đá sau khai thác được xây dựng thành hồ chứa nước và xây dựng khu dân cư xung quanh ở Ohio, Mỹ

- Mỏ đá sau khai thác còn được dùng làm khu nghỉ dưỡng tại Nevada, Mỹ

- Phương án cải tạo mặt bằng sau khai thác để xây dựng các tòa nhà thương mại

và công viên giải trí của mỏ đá Granit Big Gun Quarry tại California, Hoa Kỳ

- Phương án phục hồi môi trường được cải tạo thành hồ sinh thái và trồng rừng

tại mỏ đá Polley, Canada của công ty Forestmeister Services

- Phương án phục hồi môi trường được cải tạo thành hồ và xây dựng khách sạn

5 sao tại mỏ đá núi Thiên Môn, Tùng Giang, Thượng Hải, Trung Quốc của công ty

InterContinental Shimao

Trang 14

Hình 1.5 Xây dựng khách sạn 5 sao tại mỏ đá núi Thiên Môn, Tùng Giang,

Thượng Hải, Trung Quốc

(Nguồn: InterContinental Shimao)

Hình 1.2 Mỏ đá sau khai thác được làm khu du lịch Coyote Spring, Mỹ

(Nguồn: The Interstate Mining Compact

Commission)

Hình 1.1 Mỏ đá tích nước phục vụ

sinh hoạt tại Ohio, Mỹ

(Nguồn: The Interstate Mining Compact

Trang 15

Qua các tài liệu trên cho thấy, công tác CTPHMT và sử dụng MBSKT được rất

nhiều nước chú trọng và quan tâm, đặc biệt là các nước có ngành khai khoáng phát

triển như: Úc, Hoa Kỳ, Canada, Malaysia,… Các mô hình sử dụng MBSKT hiệu quả

như: làm hồ chứa nước lũ, xây dựng khu dân cư, khu giải trí, trung tâm thương mại,… Hầu hết các nước đều khuyến khích việc thực hiện mô hình vừa khai thác vừa cải tạo

Các thành tựu trong CTPHMT này đều gắn chặt và hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, địa phương và quốc gia Các công tác CTPHMT và

sử dụng MBSKT có kế hoạch thực hiện ngay từ khi bắt đầu xây dựng, khai thác và

được thực hiện nghiêm túc trong quá trình khai thác dưới sự quản lý chặt chẽ của cộng

đồng và các quy định pháp lý Do vậy khi kết thúc khai thác và hoàn trả mặt bằng thì

các mô hình này có thể được sử dụng hiệu quả ngay và mang lại lợi ích không nhỏ cho cộng đồng dân cư địa phương nơi có khai thác mỏ

1.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Ở Việt Nam đã có một số đề tài, dự án nghiên cứu về đề xuất các giải pháp cải tạo phục hồi môi trường sau kết thúc khai thác ở một số mỏ khai thác đá cụ thể là:

- Dự án “Thiết kế cải tạo cụm mỏ đá Đông Hòa, xã Thuận An, huyện Dĩ An,

tỉnh Bình Dương thuộc khu bảo tồn thiên nhiên ĐHQG TP.HCM” Huỳnh Thị Minh

Hằng và Công ty khoáng sản Bình Dương, 1998 Dự án đã nghiên cứu thiết kế cải tạo

mỏ đá với diện tích 206 ha sau khai thác (cote -80m) thành hồ chứa nước và đề xuất

thành lập khu bảo tồn thiên nhiên ĐHQG phục vụ giải trí và học tập

- Nghiên cứu của Hoàng Thị Hồng Hạnh và Huỳnh Thị Minh Hằng về hoàn thổ

mỏ đá xây dựng Một số giải pháp cho cụm mỏ đá khu vực Đại Học Quốc Gia

TP.HCM Tạp chí khoa học công nghệ ĐHQG, 1998 Nghiên cứu đề xuất phương án

cải tạo các moong khai thác thành khu vực giải trí và nuôi trồng thủy sản

- Đề án “Đóng cửa mỏ đá xây dựng Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” Phương án cải tạo môi trường là khoét sâu đáy moong khai thác đến mực nước ngầm để đảm bảo có nước quanh năm, song song với cải tạo bờ vách tránh

sạt lở Tại đây, các moong khai thác được cải tạo thành hồ, phục vụ cho du lịch

- Đề xuất hướng cải tạo và sử dụng mặt bằng sau khai thác cho các mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ và Bình Thung thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình

Dương Nghiên cứu của Hoàng Thị Hồng Hạnh và Trần Anh Tú Tạp chí phát triển và

Trang 16

khoa học công nghệ ĐHQG TP.HCM, năm 2009 Nghiên cứu đã đề xuất hướng sử

dụng mặt bằng sau khai thác theo phương án: Cải tạo hồ nước phục vụ du dịch và nghỉ

dưỡng cho cụm mỏ Tân Đông Hiệp, khu giải trí và kết hợp bảo tồn đặc điểm địa chất

phục vụ công tác học tập và nghiên cứu cho Núi Nhỏ và mỏ Bình Thung

- Thiết kế phương án phục hồi môi trường cho các cụm mỏ đã và đang khai thác

tỉnh Bình Thuận Hoàng Thị Thanh Thủy, Nguyễn Hải Âu, Hoàng Thị Hồng Hạnh

Dự án cấp tỉnh năm 2009 – 20011 Dự án đã đề xuất phương án phục hồi môi trường

cho 8 cụm mỏ theo các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, địa chất,

địa hình, địa chất thủy văn trước và sau khai thác

- Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất hợp lý cho các khu vực khai thác

đá xây dựng và sét ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam Luận án Tiến Sĩ của tác giả Hoàng Thị Hồng Hạnh, Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM năm 2014

Dựa vào kinh nghiệm và thành công của các nước trong CTPHMT và SDMBSKT kết

hợp đánh giá hiện trạng môi trường khu vực để đề xuất các phương án CTPHMT cho

mỏ đá xây dựng Đông Hòa, mỏ sét Tân Phước Khánh và mỏ Bình An ở tỉnh Bình

Dương Nghiên cứu đã sử dụng MCA và AHP để phân tích và lựa chọn phương án phù

hợp và xây dựng giải pháp quy trình CTPHMT cho khu vực nghiên cứu

- Quan hệ giữa đặc điểm địa chất, kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đông Nam Bộ) với việc quản lý hoạt động khai thác đá xây dựng theo mục tiêu phát triển bền vững Luận văn Thạc Sĩ Hoàng Thị Hồng Hạnh, Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM năm 2000 Dựa trên đặc điểm tự nhiên khu

vực (đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, tiềm năng khoáng sản), đặc điểm kinh tế - xã hội kết hợp với khảo sát thực tế Tác giả đã đề xuất về quy hoạch tổng thể

việc tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đá xây dựng trong vùng nghiên cứu

nhằm tăng hiệu quả kinh tế và chống lãng phí tài nguyên, đề xuất các mô hình cải tạo

mặt bằng sau khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển kinh tế

vùng nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất sau khai thác mỏ

- Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường tổng hợp hoạt động khai thác đá

xây dựng thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp quản lý, khai

thác sử dụng hợp lý khoáng sản Nghiên cứu của Hà Quang Hải và nnk, đề tài cấp

Tỉnh năm 2008 Dựa trên khảo sát đánh giá các dự án khai thác khoảng sản đá xây

Trang 17

dựng trên địa bàn huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, tác giả đã đề xuất biên giới

khai thác mỏ nhằm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên đồng thời đánh giá

tổng hợp môi trường do khai thác khoáng sản Ngoài ra, tác giả đã đề xuất các biện

pháp bảo vệ môi trường và cải tạo phục hồi môi trường khu mỏ khi kết thúc khai thác

ở một số mỏ: mỏ Tân Đông Hiệp, mỏ Núi Nhỏ và mỏ Bình Thung

- Hiện trạng môi trường các mỏ đá và sét sau khai thác tỉnh Bình Dương và biện pháp quản lý Nghiên cứu của Hoàng Thị Hồng Hạnh, Tạp chí phát triển và khoa học công nghệ ĐHQG TP.HCM, năm 2012 Thông qua quá trình thu thập tài

liệu, khảo sát, lấy mẫu nước mặt và nước dưới đất, phân tích để đánh giá chất lượng môi trường cũng như đánh giá hiệu quả MBSKT của các mỏ đá trong khu vực Tác giả

đã tổng hợp và đánh giá hiện trạng môi trường ở các mỏ đá và sét sau khai ở tỉnh Bình

Dương như: cụm mỏ Đông Hòa, mỏ Tân Phước Khánh Ngoài ra, tác giả còn đề xuất

một số biện pháp quản lý cần thiết cho công tác CTPHMT để sử dụng hiệu quả

MBSKT mỏ và tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường

- Quy trình cải tạo phục hồi môi trường và định hướng sử dụng mặt bằng sau

khai thác các mỏ đá và sét Nghiên cứu của Hoàng Thị Hồng Hạnh, tạp chí Nhà Xuất

Bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ, năm 2013 Nghiên cứu của tác giả đã đề xuất

được các quy trình cơ bản cho công tác CTPHMT và đề xuất các hướng sử dụng mặt

bằng sau khai thác mang lại hiệu quả cao cho mỏ đá và sét

- Dự án điều tra, đánh giá hiện trạng công tác hoàn thổ phục hồi môi trường và

xây dựng kế hoạch Dự án thực hiện chương trình hoàn thổ phục hồi môi trường ở các

vùng khai thác khoảng sản Lê Minh Châu và nnk Viện Khoa Học - Công Nghệ Mỏ

và Luyện Kim năm 2007 Dựa vào thu thập và đánh giá dữ liệu của các loại hình mỏ

khoáng sản khác nhau ở Bắc và Nam Trung Bộ, tác giả đã đánh giá hiện trạng môi

trường và công tác CTPHMT các mỏ Từ đó, tác giả xây dựng các quy trình, lộ trình

cho công tác hoàn thổ phục hồi môi trường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường

Qua đây cho thấy các công tác CTPHMT và sử dụng MBSKT mỏ đá xây dựng

đã được nhà nước cũng như cộng đồng ngày càng quan tâm Một số các công trình

nghiên cứu và dự án đã đưa ra các phương án mang lại một số hiệu quả cao như: Dự

án cải tạo thành khu giải trí Bửu Long, hồ chứa nước lũ ở các mỏ đá,… Các mô hình

Trang 18

được đề xuất như: Hồ chứa nước lũ, xây dựng khu giải trí, khu công nghiệp Các mô hình CTPHMT và sử dụng MBSKT ngày càng được chú trọng và phải dựa trên cơ sở của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, kinh phí và hiệu quả đầu tư ở từng địa phương có khai thác mỏ

(Nguồn: Trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM)

Hình 1.7 Hồ chứa nước ở cụm mỏ đá khu vực Đại Học Quốc Gia TP.HCM Tóm lại: Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước trước khi đưa ra phương

án đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản như: Ưu tiên đưa môi trường hệ sinh thái tại khu vực khai thác và các khu vực bị ảnh hưởng về trạng thái môi trường gần với trạng thái ban đầu, hướng sử dụng đất lựa chọn phải ổn định, bền vững và ít phải bảo trì, phương án cải tạo vừa đảm bảo môi trường nhưng cũng mang lại hiệu quả về kinh tế

Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước có thể tóm tắt lại thành các nhóm mô hình và phương án tiêu biểu

(Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Đồng Nai)

Hình 1.6 Khu du lịch Bửu Long được cải tạo sau khai thác đá xây dựng

Trang 19

Các phương án có thể được chia thành 3 nhóm chính:

Nhóm 1 Mục đích sử dụng cho nông nghiệp và rừng

Một vùng đất trước khai thác mỏ là khu vực rừng hoặc vùng canh tác nông nghiệp thì nên ưu tiên được CTPHMT để đưa mỏ về hiện trạng đó sau khai thác Khi cải tạo phục hồi MBSKT cần chú ý đến chất lượng môi trường đất, sườn dốc và đặc tính lý hóa của đất phù hợp cho công tác trồng cây sau này

Nhóm 2 Khu bảo tồn thiên nhiên/ Hệ sinh thái

Bao gồm các dạng sử dụng như đầm lầy, khu bảo tồn sinh động vật, khu bảo tồn địa phương kết hợp hoặc kế cận với các phương án sử dụng khác Cần phải tái tạo các vùng đất kết hợp đảm bảo đa dạng sinh học cho khu vực

Nhóm 3 Các mô hình sử dụng MBSKT hiệu quả khác

- Khu đô thị và công nghiệp

Phương án này nhằm tận dụng MBSKT cho công tác xây dựng thành khu đô thị hoặc khu công nghiệp Phương án này thích hợp cho các mỏ gần các KCN, KDC có địa hình dương Phương án mang hiệu quả kinh tế nhưng đòi hỏi vốn đầu tư cao

- Khu chôn lấp chất thải

Phương án này nhằm tận dụng các khu mỏ sau khai thác để lại địa hình âm để xây dựng các khu chôn lấp chất thải rắn Phương án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao

- Dự trữ nước

Phương án này xây dựng cho các mỏ để lại MBSKT ở địa hình âm lớn không

có khả năng san lấp Do vậy người ta xây dựng thành các hồ chứa sử dụng để chứa lũ hoặc tưới tiêu, bổ cập nước dưới đất Phương án này yêu cầu kỹ thuật không cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm đối với nếu không có các phương án quản lý

Trang 20

Phương án này xây dựng cho các mỏ để lại MBSKT ở địa hình dương và bề

mặt địa hình khá bằng phẳng xây dựng thành khu đồng cỏ và săn bắn phục vụ du lịch

1.5 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.5.1 Vị trí địa lý

Núi Thị Vải nằm phía Tây của huyện Tân Thành – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có diện tích khoảng 6 km2 Núi Thị Vải nằm trong khu vực của 3 xã của huyện Tân Thành Phía Tây giáp xã Phú Mỹ, Phía Bắc và Đông giáp xã Tóc Tiên, Phía Nam giáp với xã Tân Phước, cách thị xã Bà Rịa khoảng 15km theo quốc lộ 51 Mỏ đá xây dựng

lô số 14 nằm về phía Bắc núi Thị Vải thuộc xã Tóc Tiên Mỏ đá xây dựng lô số 13 nằm ở phía Đông Bắc mỏ đá xây dựng lô số 14, nằm phía Tây Bắc núi Thị Vải thuộc thị trấn Phú Mỹ Mỏ đá xây dựng lô số 14A nằm phía Đông mỏ đá xây dựng lô số 14, nằm phía Bắc núi Thị Vải thuộc xã Tóc Tiên

Hình 1.8 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

Trang 21

Hình 1.9 Hình ảnh các mỏ trên Google Earth

Hình 1.10 Núi Thị Vải 1.5.2 Khí hậu

Vùng nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt :

- Mùa khô: Có nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình là 164 mm/tháng

- Nhiệt độ trung bình từ 25¸27oC Nhiệt độ trung bình năm: 26,3oC

- Nhiệt độ tối cao trung bình: 29,2oC Nhiệt độ tối thấp trung bình: 23,6o

Trang 22

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình hằng năm là khoảng 1.656,5 mm, tháng có lượng mưa cao nhất khoảng 441 mm Độ bốc hơi cả năm là 933 mm Mùa khô tốc độ bốc hơi từ 91,8 – 113,4 mm/tháng, trong mùa mưa từ 49,8 - 70,9 mm/tháng

1.5.3 Độ ẩm

Thời kỳ ẩm ướt trùng với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Độ ẩm trung bình 83¸85% Tháng ẩm nhất là tháng 9, độ ẩm có thể đạt tới 85¸87% Độ ẩm cực đại 87%

- Số giờ nắng (giờ/năm): 2.610 giờ

- Có 2 mùa gió chính: Gió Tây Nam thổi vào mùa khô, Gió Đông thổi vào mùa mưa Tốc độ gió trung bình năm (m/s): 3,7 m/s

1.5.4 Địa hình

Địa hình khu vực nghiên cứu gồm 2 dạng chính là núi và đồng bằng Núi Thị Vải có độ cao 467m, đỉnh hơi nhọn, khối núi gần đẳng thước, xung quanh là sườn dốc (>35o) Phía Tây và Bắc khu vực là đồng bằng chuyển tiếp từ chân núi và hơi dốc về phía Bắc có độ cao tuyệt đối từ 10-30m, bề mặt nghiêng thoải về phía Tây bị phân cắt bởi suối Sao và các dòng suối cạn, tạo nên lượn sóng thoải

Hình 1.11 Độ cao núi Thị Vải trên Google Map 1.5.5 Đặc điểm địa chất thủy văn

Trang 23

hướng Đông sang Tây và đổ ra sông Thị Vải Cụm mỏ cách suối Sao khoảng 532 m về

phía Bắc của cụm mỏ

Nước Dưới Đất

Căn cứ vào dạng tồn tại của nước dưới đất, khu vực có 3 đơn vị chứa nước:

- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích hệ Đệ Tứ không phân chia: Trong các thành tạo deluvi (dQ) có bề dày từ 5-18m, tuy nhiên lại khá nghèo nước Chiều sâu mực nước từ 2,75m vào mùa mưa đến 6,2m vào mùa khô

- Tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo hệ tầng Nha Trang: Độ chứa

nước không lớn

- Tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo xâm nhập phức hệ Đèo Cả: Phức hệ này khá nghèo nước

1.5.6 Địa Chất

Theo thiết kế cơ sở mỏ đá xây dựng lô số 13 và thiết kế cơ sở mỏ đá xây dựng

lô số 14, khu vực nghiên cứu có đặc điểm địa chất:

Địa tầng

Hệ tầng Nha Trang lộ ra ở phía Bắc, Tây, Đông của núi Thị Vải Hệ tầng có

tuổi Krêta muộn Thành phần thạch học chủ yếu là Felsit, Ryolit, Ryolit – Pocfia,

Trachiryolit với độ silic 59–70% và tuf của chúng Các đá có màu xám đen đến xám

nhạt, hạt mịn, cấu tạo khối đặc sít đôi khi gặp cấu tạo dòng chảy, kiến trúc Felsit biến tinh Bề dày của hệ tầng Nha Trang thay đổi từ 50m đến 100m Đá của hệ tầng Nha Trang bị biến đổi khá mạnh do đá xâm nhập của phức hệ Đèo Cả xuyên cắt và

các hoạt động kiến tạo vì vậy chúng bị sừng hóa và bị nứt nẻ khá nhiều

Trang 24

Hình 1.12 Đá Ryolit có màu xám nhạt

Hình 1.13 Đá Ryolit

Các thành tạo trầm tích bở rời tuổi Đệ Tứ Q

+ Trầm tích deluvi – proluvi không phân chia (dpQ)

Thành tạo nằm ven theo chân núi tạo thành một vành khăn ôm lấy núi Thị Vải Thành phần thạch học chủ yếu là cát, bột lẫn cuội, tảng lăn và mảnh đá có thành phần

là Ryolit, Granit tùy thuộc vào đá gốc Chúng thường phủ trực tiếp lên các đá phun trào axit trung tính (Ryolit, Andezit, Felsit, ) và đá xâm nhập Chiều dày được thu thập từ các công trình thăm dò trước đây thay đổi từ 1.5 đến 4m

Phân bố rộng rãi ở phía Bắc của khu vực nghiên cứu, từ độ cao địa hình khoảng 25m trở xuống Thành phần bao gồm: Cát bột sét chứa sạn, càng xuống sâu lượng sỏi càng tăng lên Phần trên mặt chủ yếu là cát bột màu vàng nhạt Bề dày trung bình khoảng 10-20m Chúng nằm trực tiếp lên bề mặt bóc mòn của các đá phun trào

Trang 25

+ Thống Holocen thượng, Trầm tích sông (aQ 2 3 )

Trầm tích Holocen thượng phân bố trên diện tích dọc theo suối Sao ở phía Bắc núi Thị Vải, tạo thành những dải thềm thấp Thành phần trầm tích chủ yếu là cát bột lẫn sạn sỏi với bề dày thay đổi từ 1–3m

Magma

Gần như toàn bộ khối núi Thị Vải thuộc pha 2 của phức hệ Đèo Cả Thành phần thạch học chủ yếu là Granit, Granosienit hạt trung Đá sáng màu, kiến trúc hạt trung không đều, đôi chỗ có dạng Porphyr, cấu tạo khối cứng chắc Thành phần thạch học chủ yếu là Felspat Kali 30-50%, Plagioclas 15-35%, Biotit 1-6%, Horblend 2-6%, Thạch anh 15-38% Khoáng vật chủ yếu là apatit, zoizit, octet

+ Pha đá mạch

Trong mỏ đá xây dựng lô số 13 có lộ ra pha đá mạch xuyên cắt đá Ryolit hệ

tầng Nha Trang Đây là các mạch đá Aplit bị biến đổi có màu xanh xám phớt lục

Pha đá mạch lộ ra từ đỉnh đồi chạy xuống chân đồi theo phương 10-15o

, góc dốc gần như thẳng đứng >85o, có bề dày 1-2m

Hình 1.14 Đá mạch Alpit 1.5.7 Đặc điểm phong hóa

- Vỏ phong hóa trên đá phun trào Riolit – Felsit: gồm 2 đới phong hóa hóa học

và phong hóa cơ học Đới phong hóa hóa học có bề dày từ 2-10m, phần trên tạo thành một lớp sét bị Laterit hóa màu nâu đỏ dày 2-4m, phần dưới là sét màu xanh xám, xám vàng khá dẻo còn giữ được các mảng Riolit dạng bán phong hóa, mềm bở màu nâu vàng Đới phong hóa cơ học dày 3-6.5m, là đới đá nứt nẻ cách nhau 20-30cm, đá

bị phủ màu nâu vàng của oxit sắt

Trang 26

- Vỏ phong hóa trên đá xâm nhập Granit: là các vách đá lộ bị rạn nứt và các tảng lăn chồng lên nhau Giữa các khe nứt được lấp đầy các sản phẩm phong hóa của

đá Granit có: cát, thạch anh, Fenspat, đôi chỗ còn lẫn các mảnh đá Granit

Hình 1.15 Đá bị phủ màu nâu vàng của oxit sắt

1.5.8 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đá xây dựng và vật liệu san lấp

Hiện nay 2 mỏ đá xây dựng lô số 13 và lô số 14 khai thác là các đá phun trào

thuộc hệ tầng Nha Trang Thành phần thạch học của chúng chủ yếu là Fensit, Ryolit

Porphy, Andezit và Ryolit Các đá thường có màu xám đen, kiến trúc hạt mịn, cứng

chắc cấu tạo khối đặc sít Thành phần khoáng vật chủ yếu: Plagiocla 38-40%, Piroxen 10-12%, Andesit 50%

1.6 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

1.6.1 Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông trong khu vực nghiên cứu khá phát triển đặc biệt là hệ

thống đường bộ Cụm mỏ có các tuyến đường mỏ nối ra Đường 81 (Đường Trường

Chinh) Các hệ thống đường liên tỉnh khá phát triển và có hệ thống đường quốc lộ 51

nối Vũng Tàu với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh

Trang 27

Hình 1.16 Đường 81 (Đường Trường Chinh)

Ngoài ra cách 6 km về phía Tây có hệ thống sông Thị Vải rất thuận lợi cho

phát triển hệ thống giao thông đường thủy

Trang 28

Hình 1.17 Thảm thực vật dưới chân núi phía Tây Bắc mỏ

1.6.4 Văn hóa - Xã Hội

Ở núi Thị Vải có hệ thống 3 ngôi chùa chính: chùa Liên Trì, chùa Hồng Phúc

và chùa Linh Sơn Bửu Thiền Hằng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch khám phá và các phật tử hành hương góp phần phát triển kinh tế trong khu vực

1.6.5 Quy hoạch khoáng sản

Căn cứ vào nhu cầu về đá xây dựng, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đưa ra quy hoạch khai thác đá xây dựng trong khu vực nghiên cứu Trong quyết định 17/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020” ban hành ngày 26/8/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, vị trí các cụm mỏ, mỏ không

có nhiều thay đổi Khu vực sẽ có thêm 1 mỏ khai thác đá xây dựng lô số 14A núi Thị Vải, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành với diện tích 34,88 ha

1.6.5 Quy hoạch sử dụng đất

Trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020 Khu vực mỏ đá xây dựng lô số 14 nằm trong vùng phát triển trồng cây công nghiệp Khu vực mỏ đá xây dựng lô số 13 nằm trong khu vực trồng cây công nghiệp, xây dựng cơ

sở hạ tầng và giao thông

Trang 29

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu dựa trên phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, mặt bằng sau khai thác của các mỏ đá xây dựng, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế

xã hội khu vực kết hợp kinh nghiệm thành công của các phương án sử dụng mặt bằng

sau khai thác mỏ ở trong và ngoài nước Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các phương án, mô hình phục hồi cảnh quan môi trường hợp lý cho mặt bằng sau khai thác khu vực nghiên cứu

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU

- Thu thập các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội dựa vào các tài liệu

như: thu thập thiết kế cơ sở mỏ đá xây dựng lô số 13, dự án đầu tư và nâng công suất

của mỏ đá xây dựng lô số 13, thiết kế cơ sở mỏ đá lô số 14, các nghiên cứu và tài liệu

về khu vực núi Thị Vải

- Tìm hiểucác phương án, mô hình cải tạo phục hồi môi trường và sử dụng mặt

bằng sau khai thác của các mỏ khai thác khoáng sản trong và ngoài nước Thông qua

tìm tòi các nghiên cứu và dự án đã mang lại hiệu quả cao trong cải tạo phục hồi môi

trường và sử dụng mặt bằng sau khai thác ở trong và ngoài nước trên các sách báo, tạp

chí khoa học, công trình nghiên cứu, luận án, luận văn của các nhà khoa học từ đó tổng

kết và đánh giá

- Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến các mỏ đá xây dựng trong khu vực nghiên cứu thông qua các tài liệu như: thu thập thiết kế cơ sở mỏ đá xây dựng lô số 13,

dự án đầu tư và nâng công suất của mỏ đá xây dựng lô số 13, thiết kế cơ sở mỏ đá lô

số 14, các văn bản của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kết hợp với

đi thực địa, thu thập số liệu tại mỏ đá xây dựng lô số 13 của Cty TNHH Bình Phương

và mỏ đá xây dựng lô số 14 của Cty TNHH khai thác sản xuất VLXD Thuận Lập

2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

- Tiến hành khảo sát thực địa thu thập dữ liệu, số liệu ở các mỏ

- Chụp hình thực địa về các mỏ đá xây dựng và khu vực xung quanh khu vực

nghiên cứu Lấy mẫu đá và chụp hình mẫu nhằm lấy tư liệu cho đồ án

- Khảo sát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư xung quanh

khu vực khai thác mỏ và người lao động bên trong mỏ

Trang 30

2.3 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ

Sử dụng phần mềm Mapinfo trên nền bản đồ địa hình, bản đồ địa chất khoáng sản và bản đồ quy hoạch sử dụng đất để thành lập, biên tập bản đồ Các bản đồ

đã được thực hiện trong đồ án như: bản đồ vị trí, bản đồ địa chất, bản đồ kết thúc khai

thác và bản đồ phục hồi môi trường cho cụm mỏ Phần mềm sử dụng là Mapinfo

Professional 12.5 để biên tập xây dựng bản đồ Các bản đồ đã thực hiện:

- Bản đồ vị trí: Sử dụng bản đồ quy hoạch khoáng sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

1/50.000 trích lược và biên tập bản đồ vị trí cụm mỏ đá xây dựng núi Thị Vải thuộc

huyện Tân Thành – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tỷ lệ 1/50.000

- Bản đồ địa chất khoáng sản: Sử dụng bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu 1/50.000 trích lược và biên tập bản đồ địa chất khu vực núi Thị Vải huyện

Tân Thành – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tỷ lệ 1/10.000

- Bản đồ kết thúc khai thác: số hóa bản đồ kết thúc khai thác của mỏ đá xây

dựng lô số 13 và mỏ đá xây dựng lô số 14 kết hợp dữ liệu địa chất khoáng sản của khu

vực nghiên cứu, xây dựng bản đồ kết thúc khai thác cho cụm mỏ đá xây dựng núi Thị

Vải tỷ lệ 1/5.000

- Bản đồ phục hồi môi trường: Dựa trên nền bản đồ kết thúc khai thác xây dựng

bản đồ phục hồi môi trường cho cụm mỏ đá xây dựng núi Thị Vải tỷ lệ 1/10.000

2.4 PHƯƠNG PHÁP SWOT

SWOT là một công cụ nhằm phân tích và đánh giá về một đối tượng dựa trên

nguyên lý hệ thống, trong đó bên trong hệ thống là các điểm mạnh, điểm yếu và môi

trường bên ngoài là các cơ hội, thách thức

Đồ án đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT để thể hiện các ưu thế, nhược

điểm và khảo sát các cơ hội cũng như thách thức của 3 phương án cải tạo phục hồi môi

trường và sử dụng mặt bằng sau khai thác cho cụm mỏ đá xây dựng núi Thị Vải Cụ

thể 3 phương án: cải tạo thành hồ chứa nước phục vụ thủy lợi kết hợp nuôi trồng thủy

sản, khu sản xuất, công trình và xây dựng khu du lịch sinh thái sẽ được phân tích các

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Từ đó sẽ lựa chọn ra phương án mang lại

hiệu quả nhất cho cho cụm mỏ

Trang 31

2.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU

Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu là một công cụ được phát triển để giải quyết các vấn đề đa mục tiêu có liên quan tới chất lượng và số lượng trong quá trình đưa ra các quyết định

Trong đồ án đã sử dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu nhằm lựa chọn ra phương án sử dụng đất hợp lý, mang lại hiệu quả cho cộng đồng theo hướng phát triển bền vững Cơ sở để lựa chọn phương án CTPHMT cần dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực cụm mỏ Đồ án đã đánh giá mối tương quan, mức độ quan trọng giữa 3 phương án cải tạo phục hồi môi trường với các nguyên tắc về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, an toàn môi trường và hiệu quả kinh tế Nguyên tắc về đặc điểm tự nhiên bao gồm các tiêu chí: địa hình, nước mặt, nước dưới đất, khí hậu, hệ sinh thái, địa chất Nguyên tắc về kinh tế - xã hội bao gồm các tiêu chí: khu dân cư, khu công nghiệp, khu công trình Nguyên tắc về an toàn môi trường bao gồm các tiêu chí: nước, đất và các rủi ro Nguyên tắc về hiệu quả kinh tế bao gồm các tiêu chỉ: chủ đầu tư, cộng đồng dân cư địa phương xum quanh cụm mỏ đá xây dựng Căn cứ vào so sánh đánh giá mực độ quan trọng của các nguyên tắc và tiêu chí, qua đó chọn lựa phương án sử dụng đất hợp lý đất cho mặt bằng sau khai thác cụm mỏ đá xây dựng núi Thị Vải

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Quang Hải và nnk - Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường tổng hợp hoạt động khai thác đá xây dựng thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác sử dụng hợp lý khoáng sản, đề tài cấp Tỉnh (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường tổng hợp hoạt động khai thác đá xây dựng thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác sử dụng hợp lý khoáng sản
3. Hoàng Thị Hồng Hạnh và Huỳnh Thị Minh Hằng - Các kiểu hoàn thổ và sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá xây dựng, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học công nghệ mỏ Việt Nam (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kiểu hoàn thổ và sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá xây dựng
4. Hoàng Thị Hồng Hạnh và Trần Anh Tú - Đề xuất hướng cải tạo và sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ và Bình Thung huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Tạp chí phát triển và khoa học công nghệ ĐHQG TP.HCM (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất hướng cải tạo và sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ và Bình Thung huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương
5. Hoàng Thị Hồng Hạnh - Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất hợp lý cho các khu vực khai thác đá xây dựng và sét ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM (2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất hợp lý cho các khu vực khai thác đá xây dựng và sét ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
6. Hoàng Thị Thanh Thủy, Nguyễn Hải Âu, Hoàng Thị Hồng Hạnh và nnk - Thiết kế phương án phục hồi môi trường cho các cụm mỏ đã và đang khai thác tỉnh Bình Thuận, Dự án cấp tỉnh Bình Thuận (2009 – 20011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế phương án phục hồi môi trường cho các cụm mỏ đã và đang khai thác tỉnh Bình Thuận
7. Hoàng Thị Hồng Hạnh - Quan hệ giữa đặc điểm địa chất, kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đông Nam Bộ) với việc quản lý hoạt động khai thác đá xây dựng theo mục tiêu phát triển bền vững, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM (2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa đặc điểm địa chất, kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đông Nam Bộ) với việc quản lý hoạt động khai thác đá xây dựng theo mục tiêu phát triển bền vững
8. Hoàng Thị Hồng Hạnh - Hiện trạng môi trường các mỏ đá và sét sau khai thác tỉnh Bình Dương và biện pháp quản lý, Tạp chí phát triển và khoa học công nghệ ĐHQG TP.HCM (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng môi trường các mỏ đá và sét sau khai thác tỉnh Bình Dương và biện pháp quản lý
9. Hoàng Thị Hồng Hạnh - Quy trình cải tạo phục hồi môi trường và định hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá và sét, tạp chí Nhà Xuất Bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình cải tạo phục hồi môi trường và định hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá và sét
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ (2013)
10. Hồ Sỹ Giáo, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toàn - Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên
Nhà XB: Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội (2010)
11. Huỳnh Thị Minh Hằng - Thiết kế cải tạo cụm mỏ đá Đông Hòa, xã Thuận An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương thuộc khu bảo tồn thiên nhiên ĐHQG Tp.HCM (1998) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế cải tạo cụm mỏ đá Đông Hòa, xã Thuận An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương thuộc khu bảo tồn thiên nhiên ĐHQG Tp.HCM
12. Lê Minh Châu và nnk - Dự án điều tra đánh giá hiện trạng công tác hoàn thổ phục hồi môi trường và xây dựng kế hoạch, Dự án thực hiện chương trình hoàn thổ phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoảng sản, Viện Khoa Học và Công Nghệ Mỏ và Luyện Kim (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án điều tra đánh giá hiện trạng công tác hoàn thổ phục hồi môi trường và xây dựng kế hoạch, Dự án thực hiện chương trình hoàn thổ phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoảng sản
13. Võ Minh Đức - Thiết kế cơ sở mỏ đá lô số 14 núi Thị Vải huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty TNHH Thuận Lập (11/2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế cơ sở mỏ đá lô số 14 núi Thị Vải huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
14. Vũ Văn Nghi - Thiết kế cơ sở mỏ đá lô số 13 núi Thị Vải huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty TNHH Bình Phương (2/2001). Tài liệu tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế cơ sở mỏ đá lô số 13 núi Thị Vải huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2. Indian and Northern Affairs Canada (INAC), Mine site reclamation guidelines for the Northwest territories (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mine site reclamation guidelines for the Northwest territories

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w