1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu công nghiệp giao long , bến tre

121 206 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD: Nhu cầu oxy sinh học BVMT: Bảo vệ môi trường CTR: Chất thải rắn CTNH: Chất thải nguy hại CSSX: Cơ sở sản xuất COD: Nhu cầu oxy hóa học ĐTM: Đánh giá tác động m

Trang 1

TP HCM, ngày tháng năm …

Giảng viên phản biện

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

6 TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3

7 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 4

1.1.1 Định nghĩa Khu công nghiệp 4

1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp ở Việt Nam 7

1.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 10

1.2.1 Ô nhiễm môi trường nước 11

1.2.2 Ô nhiễm không khí 12

1.2.3 Ô nhiễm tiếng ồn 12

1.2.4 Ô nhiễm môi trường đất 12

1.2.5 Chất thải rắn 13

1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 13

1.3.1 Thể chế cơ cấu tổ chức quản lý KCN 13

1.3.2 Công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KCN GIAO LONG - BẾN TRE 26

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 26

Trang 3

2.1.1 Vị trí địa lý 26

2.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 26

2.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KCN GIAO LONG 28

2.3 CÁC NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH 28

2.4 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM 30

2.4.1 Nước thải 30

2.4.2 Môi trường không khí 31

2.4.3 Môi trường rác thải 32

2.4.4 Tiếng ồn và độ rung 32

2.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 32

2.5.1 Cơ sở pháp lý quản lý môi trường KCN Giao Long 32

2.5.2 Cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường tại KCN Giao Long 33

2.5.3 Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại KCN 35

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KCN GIAO LONG 40

3.1 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 40

3.2 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI 43

3.3 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 46

3.4 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM 49

3.5 CHẤT THẢI RẮN 54

3.6 MỨC ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KCN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 54

3.6.1 Môi trường nước 54

3.6.2 Môi trường không khí 55

3.6.3 Môi trường đất 55

3.7 ĐÁNH GIÁ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 55

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG, NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 57

4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KCN GIAO LONG 57

Trang 4

4.2 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH, LUẬT 58

4.3 GIẢI PHÁP KINH TẾ 59

4.4 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 60

4.3.1 Xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường nước mặt, nước thải hằng năm 60

4.3.2 Áp dụng sản xuất sạch hơn 60

4.3.3 Thay đổi công nghệ tiên tiến - công nghệ thân thiện môi trường 62

4.5 GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC 62

4.5.1 Đối với KCN 62

4.5.2 Cộng đồng xung quanh 63

4.6 PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU THEO HƯỚNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI (KCNST) 63

4.5.1 Mức độ chuyển từ KCN hiện hữu sang KCNST được đánh giá theo 4 mức 63

4.5.2 KCNST sẽ mang lại lợi ích cho môi trường hơn so với KCN truyền thống 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

KẾT LUẬN 65

KIẾN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 69

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD: Nhu cầu oxy sinh học

BVMT: Bảo vệ môi trường

CTR: Chất thải rắn

CTNH: Chất thải nguy hại

CSSX: Cơ sở sản xuất

COD: Nhu cầu oxy hóa học

ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

KCN: Khu công nghiệp

KCNST: Khu công nghiệp sinh thái TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

KHBVMT: Kế hoạch bảo vệ môi trường

KKT: Khu kinh tế

QCVN: Qui chuẩn Việt Nam

QĐ: Quyết định

TNMT: Tài nguyên môi trường

UBND: Ủy Ban Nhân Dân

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nhóm đánh giá môi trường 16 Bảng 1.2 Nhóm quản lý chất thải 16 Bảng 1.3 Nội dung cụ thể của một số thông tư quan trọng trong công tác quản lý 17 Bảng 2.1 Các ngành nghề hoạt động sản xuất trong KCN Giao Long 28 Bảng 2.2 Các nguồn ô nhiễm không khí do các nhà máy trong KCN 31 Bảng 2.3 Các văn bản pháp luật về quản lý môi trường của UBND tỉnh Bến Tre 33 Bảng 4.1 Nhận xét công tác quản lý chất lượng môi trường dựa vào

SWOT 57

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sự phân bố các KCN ở Việt Nam năm 2010 9

Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương trong công tác quản lý môi trường 14

Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Ban quản lý các KCN 14

Hình 2.1 Vị trí địa lý KCN Giao Long - Bến Tre 26

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Công ty PTHT - Quản lí KCN tỉnh Bến Tre 34

Hình 2.3 Một góc KCN Giao Long nhìn từ trên cao 36

Hình 2.4 Cây xanh được trồng trên các tuyến đường trong KCN Giao Long 36

Hình 2.5 Sơ đồ quy trình công nghệ Trạm xử lý nước thải tập trung 37

Hình 2.6 Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Giao Long 39

Hình 3.1 Vị trí lấy mẫu quan trắc của KCN Giao Long - Bến Tre 40

Hình 3.2 Diễn biến tiếng ồn tại KCN Giao Long - Bến Tre 41

Hình 3.3 Diễn biến nồng độ bụi tổng tại KCN Giao Long - Bến Tre 41

Hình 3.4 Diễn biến nồng độ CO tại KCN Giao Long - Bến Tre 42

Hình 3.5 Diễn biến nồng độ SO2 tại KCN Giao Long - Bến Tre 42

Hình 3.6 Diễn biến nồng độ NO2 tại KCN Giao Long - Bến Tre 43

Hình 3.7 Diễn biến pH trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến Tre 44

Hình 3.8 Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến Tre……… 44

Hình 3.9 Diễn biến nồng độ COD trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến Tre 45

Hình 3.10 Diễn biến nồng độ Tổng N trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến Tre 46

Hình 3.11 Diễn biến nồng độ Tổng P trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến Tre 46

Hình 3.12 Diễn biến pH trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến Tre 47

Hình 3.13 Diễn biến nồng độ DO trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến Tre 47

Trang 8

Hình 3.14 Diễn biến nồng độ TSS trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến Tre……….48 Hình 3.15 Diễn biến nồng độ COD trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến Tre 48 Hình 3.16 Diễn biến nồng độ coliform trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến Tre 49 Hình 3.17 Diễn biến pH trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến Tre 50 Hình 3.18 Diễn biến độ cứng trong nước ngầm theo tại KCN Giao Long - Bến Tre 50 Hình 3.19 Diễn biến nồng độ TS trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến Tre 51 Hình 3.20 Diễn biến nồng độ Nitrat trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến Tre 51 Hình 3.21 Diễn biến nồng độ Sulfat trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến Tre 52 Hình 3.22 Diễn biến nồng độ Mn trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến Tre 52 Hình 3.23 Diễn biến nồng độ Fe trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến Tre 53 Hình 3.24 Diễn biến nồng độ Coliform trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến Tre 53

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Các KCN/KKT ở Việt Nam đang là nơi hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự đầu tư, tạo ra nguồn vốn

cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11 năm 2016, cả nước có 324 khu công nghiệp (KCN) và 16 khu kinh

tế (KKT) Trong 10 năm qua (2006 -2016), ngành công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao gần 3,5 lần, từ 0,34 triệu tỷ đồng lên 1,17 triệu tỷ đồng với tỉ trọng đóng góp vào GDP duy trì ổn định khoảng 31 - 32%, và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước Công nghiệp luôn là ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam với tỷ trọng ở mức xấp

xỉ 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước qua các năm

Bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được, hiệu quả của một số KCN còn thấp và đặt ra một số vấn đề tồn đọng cần giải quyết mà điển hình là vấn đề ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, điển hình như sự cố môi trường tại Công ty Formosa với 53 lỗi sai phạm làm ô nhiễm môi trường biển của 4 tỉnh miền trung (Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế), hơn 115 tấn hải sản chết trôi dạt vào bờ làm thiệt hại kinh tế hết sức nặng nề

KCN Giao Long được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2004, đây là một trong hai KCN hoạt động ở tỉnh Bến Tre với diện tích 96,3 ha Do là KCN mới thành lập nên việc bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế nên cần được đánh giá tình trạng chất lượng môi trường trong thời gian KCN hoạt động vừa qua để từ đó có những biện pháp quản lý môi trường hợp lí hơn, giúp KCN phát triển bền vững về

cả kinh tế - xã hội và môi trường Do đó đề tài "Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre" đã được chọn thực

hiện

Trang 10

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của đề tài là kịp thời nắm bắt hiện trạng môi trường và đưa ra những biện pháp quản lý chất lượng môi trường trong KCN Giao Long hiệu quả hơn Mục tiêu cụ thể xoay quanh các câu hỏi:

- Hiện trạng chất lượng môi trường ra sao?

- Công tác quản lý môi trường như thế nào? Dựa trên cơ sở gì? Hiệu quả chưa?

- Làm thế nào để cải thiện chất lượng môi trường tốt hơn?

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu tổng quan về khu công nghiệp, hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường KCN ở Việt Nam: khung thể chế, cơ sở pháp lý, các công cụ hỗ trợ khác (kinh tế, kĩ thuật )

- Tìm hiểu hiện trạng chất lượng môi trường thông qua các số liệu của báo cáo quan trắc mỗi quý và việc quản lý môi trường tại KCN Giao Long - Bến Tre

- Phân tích diễn biến và xu hướng thay đổi của môi trường KCN Giao Long

- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại KCN

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu

Tìm hiểu những quy định, chính sách, nghị định về vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp trên cả nước cũng như riêng của tỉnh Bến Tre

Tài liệu về KCN Giao Long, báo cáo quan trắc chất lượng môi trường qua mỗi quý của năm 2016 và 2017

Tìm hiểu việc tổ chức quản lý môi trường tại các KCN tiên tiến khác để tìm các biện pháp khả thi áp dụng cho chính KCN đang đánh giá

* Phương pháp so sánh

Đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 08-MT:2015/BTNMT, QCVN 09-MT:2015/BTNMT

*Phương pháp kế thừa

Thừa hưởng và tham khảo những tài liệu, nghiên cứu đi trước về các vấn đề liên quan đến môi trường KCN trong và ngoài nước

Trang 11

* Phương pháp điều tra

Nắm bắt thông tin thực tiễn khách quan qua ý kiến của cá nhân, tổ chức trong phạm vi trong và ngoài gần KCN về mức độ ô nhiễm, cách xử lý môi trường hiện tại, mong muốn ở tương lai

* Phương pháp SWOT

Dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác quản lý môi trường đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả

*Phương pháp dùng phần mềm excel để vẽ biểu đồ

Dựa vào giá trị các thông số môi trường để vẽ việc thay đổi chất lượng môi trường tại KCN bằng phần mềm excel

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường KCN Giao Long

- Phạm vi nghiên cứu: KCN Giao Long thuộc xã An Phước huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

6 TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả của đề tài đóng góp cho lĩnh vực khoa học như: bảo vệ và quản lý môi trường KCN hướng đến phát triển bền vững về môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người từ các hoạt động sản xuất của KCN Đây là cơ sở để nâng cao công tác quản lý môi trường tại KCN

7 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Việc quản lý môi trường KCN là vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của một KCN, chất lượng môi trường có tốt thì việc hoạt động của KCN mới thực sự có hiệu quả Đề tài tài áp dụng mô hình SWOT đánh giá công tác quản lý môi trường kết hợp với hiện trạng chất lượng môi trường để từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả trong việc quản lý

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP

1.1.1 Định nghĩa Khu công nghiệp

Trên thế giới loại hình Khu công nghiệp (KCN) đã có một quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh,

Mỹ cho đến những nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,…và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN Hiện nay trên thế giới có hai mô hình phát triển KCN, cũng từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về KCN

- Định nghĩa 1: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa lý xác định, trong đó chủ yếu là phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp và có đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ đa dạng; có dân cư sinh sống trong khu Ngoài chức năng quản lý kinh tế, bộ máy quản lý các khu này còn có chức năng quản lý hành chính, quản lý lãnh thổ KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính – kinh tế đặc biệt như các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu

- Định nghĩa 2: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân

cư sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với các khu vực lãnh thổ khác Theo quan điểm này, ở một số nước và vùng lãnh thổ như Malaysia, Indonesia, ….đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau và đây cũng là loại hình KCN nước ta đang áp dụng hiện nay Những khái niệm về KCN còn đang gây nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất và còn những quan niệm khác nhau về KCN

Ở Việt Nam khái niệm về KCN đã được trình bày tại nhiều văn bản pháp luật như Quy chế Khu công nghiệp ban hành theo Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng

12 năm 1994 của Chính phủ; Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996; Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành theo Nghị định số 36/CP ngày

24 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ, Luật đầu tư năm 2005

Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu trong Quy chế Khu công nghiệp ban hành theo Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ thì KCN

Trang 13

được hiểu là KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống

Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về khu công nghiệp được hiểu như sau:

"Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ."

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch

vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ

Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể

Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập

* Đặc điểm của khu công nghiệp:

- Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế về khu công nghiệp và khu chế xuất

- Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển

cơ cấu, nhưng ngành mà mới sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư Bê cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường

* Phân loại các khu công nghiệp:

Căn cứ vào mục đích sản xuất, người ta chia ra khu công nghiệp và khu chế xuất Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu

Trang 14

 Theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:

-Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình -

Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v

-Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động

-Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới

 Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm khu công nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói v.v

 Theo tình trạng cho thuê, có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%.(Các tiêu thức

3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình

và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa)

 Theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng Các khu công nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ Các khu công nghiệp vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả

 Theo trình độ kỹ thuật: có thể phân biệt

-Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều

-Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn

 Theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm:

-Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước -Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài

Trang 15

-Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài

 Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biêt 2 loại:

-Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, không có khu vực dân cư

-Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố

vệ tinh Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp

 Theo tính chất ngành công nghiệp cóCó thể liệt kê theo các ngành cấp I, như khu chế biến nông lâm hải sản, khu công nghiệp khai thác quặng, dầu khí, hóa dầu, điện tử, tin học, khu công nghiệp điện, năng lượng, khu công nghiệp phục vụ vận tải, khu công nghiệp vật liệu xây dựng v.v

 Theo lãnh thổ địa lý: phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc, Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm); và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững

Quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong thế kỷ

21 sẽ đặt ra những yêu cầu mới, nhân vật mới, tạo ra những đặc trưng mới cho bộ măt các khu công nghiệp

* Vai trò của các khu công nghiệp

Xây dựng các KCN nhằm mục đích phát triển sản xuất công nghiệp để xuất khẩu, gọi vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu kỹ thuật hiện đại và nhận công nghệ tiên tiến,đồng thời học tập kinh nghiệm và hình thành thói quen, phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến, sử dụng nguyên,nhiên vật liệu và lực lượng lao động tại chỗ, tạo việc làm mới và hỗ trợ giải quýêt các vấn đề kinh tế- xã hội của những vùng lạc hậu góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước

Bổ sung bí quyết sản xuất và tìm thị trường, tiếp cận mạng lưới thị trường quốc tế

Khu công nghiệp là công cụ để thúc đẩy xuất khẩu; tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm; tiếp thu chuyển giao kỹ thuật, tay nghề, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển xuất khẩu

1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp ở Việt Nam

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11 năm 2016, cả nước có 324 khu công nghiệp (KCN) và 16 khu kinh

tế (KKT)

Trang 16

Báo cáo cho biết, 324 KCN có tổng diện tích đất tự nhiên 91,8 nghìn ha và

16 KKT có tổng diện tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 815 nghìn ha

Về các KCN, hiện có 220 KCN đã đi vào hoạt động và 104 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%

Đối với các KKT, Vụ Quản lý các khu kinh tế cho biết, hiện nay tại 16 KKT ven biển có 36 KCN, khu phi thuế quan được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 16,1 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 7,8 nghìn ha, chiếm khoảng 48% tổng diện tích đất tự nhiên

Trong đó, 14 KCN, khu phi thuế quan đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 5,5 nghìn ha và 22 KCN, khu phi thuế quan đang trong giai đoạn đền

bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 10,6

và xã hội các KKT đã được hoàn thành bàn giao đi vào sử dụng

Trang 17

Hình 1.1 Sự phân bố các KCN ở Việt Nam năm 2010

Trang 18

Đồng Nai (32 KCN), Bình Dương (48 KCN) và TP.HCM (41 KCN) là những nơi có số lượng KCN lớn nhất trong cả nước

Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm

2015 và định hướng đến năm 2020 Quy hoạch đã xác định sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp

Theo các báo cáo thống kê cho thấy, các chỉ tiêu về phát triển KCN như tăng

số lượng và diện tích KCN đều đạt và vượt kế hoạch Tuy nhiên, chỉ tiêu liên quan đến công tác BVMT đó là 70% các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn thì còn xa so với con số thực tế (đến cuối năm 2009 mới có 43,3 % các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung, nhiều công trình trong số đó còn chưa xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn) Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của chính các KCN, sự quản lý sát sao và sự hỗ trợ của các cấp để có thể đạt được chỉ tiêu này

1.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

Mỗi khu công nghiệp bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau Như bất kỳ ngành nghề nào khác, các khu công nghiệp cũng gây ra các vấn đề về môi trường và sức khỏe cộng đồng với mức ảnh hưởng khác nhau như: gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất thải rắn, chất thải độc hại, tiếng ồn, phóng xạ Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với tốc độ cao vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường

Trang 19

sẽ càng gia tăng Môi trường đât, nước, không khí đang ngày càng bị suy thoái do các nguồn thải từ các khu công nghiệp sinh ra

1.2.1 Ô nhiễm môi trường nước

Nước thải công nghiệp chưa được xử lý là một nguồn ô nhiễm rất nguy hại đối với môi trường nước mặt

Nước thải từ các ngành công nghiệp thực phẩm, thuộc da, giấy, dầu khí chứa các chất hữu cơ ô nhiễm rất lớn, thường gây ra hiện tượng phú dưỡng môi trường nước mặt

Nước thải từ công nghiệp hóa chất chứa rất nhiều hóa chất độc hại, đôi khi với nồng độ rất nhỏ các chất này đã gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người

Công nghiệp thường dùng nước làm mát thiết bị, do đó nước thải của nó sẽ làm tăng nhiệt độ môi trường nước mặt, tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái dưới nước

Nước thải từ công nghiệp cơ khí (đặc biệt độc hại từ các xưởng mạ) thường chứa các kim loại nặng

Nước thải từ công nghiệp hóa dầu thường chứa các chất ô nhiễm dầu mỡ Nước thải từ công nghiệp khai thác khoáng sản thường chứa nhiều bùn, chất

lơ lửngđục nước, một số kim loại nặng và đôi khi cả chất phóng xạ

Những chất ô nhiễm nước chủ yếu và chỉ thị đánh giá:

- Nhu cầu oxy sinh học (BOD)

- Nhu cầu oxy hóa học (COD)

- Chất dinh dưỡng: khi nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất chứa N và P thải vào môi trường nước mặt (sông, hồ) thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng trong nước Trong điều kiện phú dưỡng, các loại tảo lục sẽ phát triển rất nhanh, tiêu thụ oxy hòa tan trong nước làm cho các thủy sinh vật bị nghẹt thở và chết Các thủy sinh vật chết ngày càng nhiều, càng phát sinh chất ô nhiễm trong nước, dần dần nước trở thành màu đen, sủi bọt và bốc mùi hôi thối

- Các vi khuẩn gây bệnh: có nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh trong nước thải, trong đó trục khuẩn là loại vi khuẩn có hại nhất đối với sức khỏe của con người Người ta thường dùng hàm lượng trục khuẩn để ddasnh giá mức độ ô nhiễm nước về mặt vi khuẩn gây bệnh

- Các chất độc hại: các chất độc hại phổ biến trong nước thải bao gồm các hóa chất độc hại và kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi các chất độc hại này chủ yếu phát sinh từ nước thải công nghiệp , đặc biệt là công nghiệp mạ, hóa chất,

Trang 20

thuốc bảo vệ thực vật, nhuộm, luyện kim Chúng trực tiếp tác động đến sức khỏe của con người thông qua nước uống hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn Kim loại nặng thường tích lũy lâu dài trong cá, thủy sinh vật sống trong môi trường nước

bị ô nhiễm Con người ăn các thực phẩm này sẽ bị nguy hại đén sức khỏe và tính mạng

1.2.2 Ô nhiễm không khí

Trong quá trình hoạt động, các nhà máy trong khu công nghiệp gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí từ các ống khói của nhà máy, các phương tiện giao thông

cơ giới như xe tải, xe máy , đốt chất thải, khí độc, chất có mùi bị rò rỉ

Các chất ô nhiễm không khí chính phát sinh trong công nghiệp có thể là: bụi, CO2, SO2, NO2, hơi dung môi

Các nguồn ô nhiễm này không chỉ gây ô nhễm trong phạm vi khu công nghiệp mà còn khuếch tán đi xa, gây ô nhiễm vùng xung quanh, và cuối cùng làm ô nhiễm bầu khí quyển toàn cầu về lâu dài

1.2.3 Ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn công nghiệp phát sinh từ các động cơ, máy nổ, máy nén, từ quá trình va chạm, chấn động hoặc sự chuyển động, sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng khí - hơi Có thể giảm nhỏ tiếng ồn va chạm và chấn động bằng các thiết bị trên đệm đàn hồi, giảm tiếng ồn dao động bằng cách tăng trọng lượng máy, hạn chế tiếng ồn động cơ bằng các vật liệu hút âm bao bọc, che phủ thiết bị

1.2.4 Ô nhiễm môi trường đất

Quá trình phát triển công nghiệp cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hoá học của đất Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường

Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ

trong đất rất khó bị phân huỷ

Cadimi thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp Các kim loại này tích luỹ trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ

Trang 21

 Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn

bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất

1.2.5 Chất thải rắn

Trong quá trình sản xuất, bất cứ ngành công nghiệp nào cũng phát sinh chất thải rắn Có nhiều loại hình sản xuất công nghiệp nên chất thải rắn công nghiệp cũng có rất nhiều loại khác nhau, bao gồm:

- Chất thải rắn sinh hoạt: thức ăn, thành phần chất thải rắn sinh hoạt thường giống nhau ở các nhà máy

- Chất thải công nghiệp không nguy hại: giấy, nhựa, thủy tinh

- Chất thải công nghiệp nguy hại: thủy ngân, xianua, dầu nhớt, bã sơn Công nghệ sản xuất càng lạc hậu thì tỉ lệ chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng lớn

1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1.3.1 Thể chế cơ cấu tổ chức quản lý KCN

Để thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý môi trường, nhà nước đã tiến hành phân cấp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương để kịp thời quan lý, xử lý, kiểm tra các vấn đề liên quan trong công tác bảo

vệ môi trường Có thể được trình bày khái quát như sau:

Trang 22

Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương trong công tác

quản lý môi trường

Trong phạm vi các khu công nghiệp, Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 6/2015/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản ly Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, trình bày như sau:

Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Ban quản lý các KCN

Trong đó, phòng quản lý môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh

Trang 23

tế… Ban quản lý có nhiệm vụ xem xét và hướng dẫn cho các công ty trong KCN thực hiện các biện pháp BVMT

1.3.2 Công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp

a Công cụ pháp lý

Các quy định và tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính được sử dụng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý Tiêu chuẩn do chính phủ trung ương xây dựng và ban hành, là công cụ trực tiếp để điều chỉnh chất lượng môi trường

Các loại tiêu chuẩn bao gồm: các chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn nước thải công nghiệp, tiêu chuẩn phát khí thải, tiếng ồn, các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ, các tiêu chuẩn vận hành, các tiêu chuẩn sản phẩm, câc tiêu chuẩn về quy trình công nghệ

Cùng với tiêu chuẩn là các quy định về hình phạt như: tiền phạt đối với người vi phạm, thu hồi giấy phép, những người gây ô nhiễm môi trường có thể bị truy tố trước pháp luật

Để cho các cấp có thẩm quyền quản lý được môi trường KCN thì cần có quy định pháp lý rõ ràng, lấy đó làm nền tảng cho công tác quản lý có hiệu quả và đúng chức năng Các quy định pháp lý về môi trường quốc gia được hình thành trên cở sở của Hiến pháp, thể hiện rõ trong Luật Môi trường và các luật có liên quan Về công tác quản lý môi trường, Nhà nước đã ban hành các thông tư - nghị định quy định rõ ràng, cụ thể về thực hiện việc quản lý môi trường KCN, đây là cơ sở pháp lý vững chắc để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi tốt, có hiệu quả Một số thông tư - định điển hình cho công tác quản lý môi trường KCN có thể nói đến như:

Bảng 1.1 Nhóm đánh giá môi trường

STT Văn bản

Hiệu lực/Ghi chú

2

Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 18/02/2015 của Chính phủ về qui hoạch môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo

vệ môi trường (CBM) (thay thế nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 và Nghị định số 29/2011/NĐ-CP)

01/04/2015

3 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài 15/07/2015

Trang 24

nguyên và Môi trường về ĐMC, ĐTM, CBM (thay thế thông

tư số 26/2011/TT-BTNMT)

4

Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường qui định Đề án BVMT chi tiết, đề án

bảo vệ môi trường đơn giản (thay thế thông tư số

01/2012/2012/TT-BTNMT)

15/07/2015

5

Thông tư 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường qui định về báo cáo hiện trạng môi

trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi

Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế,

KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao

17/08/2015

4 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về quản lý CTNH 01/09/2015

5

Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/09/2015 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm

nguyên liệu sản xuất

27/10/2015

6

Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về BVMT cụm công nghiệp, khu kinh

doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh

01/12/2016

Trang 25

+ Việc lập quy hoạch phải đảm bảo giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, thuận lợi cho phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

Đảm bảo diện tích cây xanh ít nhất chiếm 10% diện tích khu công nghiệp;

+ Về hạ tầng kỹ thuật, cụm công nghiệp phải có hệ thống thoát nước mưa, thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn Việc xây dựng các hệ thống phải đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư số 31

- Riêng với khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, phải đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và có hệ thống thoát nước hoạt động đủ công suất, ổn định

2 Bảo vệ môi trường làng nghề theo Thông tư số BTNMT

31/TT Điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề để được công nhận làng nghề như sau:

+ Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;

+ Cơ sở hoạt động trong làng nghề được phê duyệt báo cáo tác động môi trường hoặc thủ tục tương đương, thu gom, xử

lý chất thải đúng quy định;

Trang 26

+ Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề, phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, có điểm tập kết chất thải rắn;

+ Có tổ chức tự quản bảo vệ môi trường

- Đồng thời phải tiến hành đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm định kỳ 02 năm/lần

Có biện pháp quản lý đối với các cơ sở không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề và không cấp phép cho cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao

3 Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ

Hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hệ thống

xử lý nước thải và lưu lượng nước thải từ 30 m3/ngày.đêm trở lên phải lập, ghi vào nhật ký vận hành hệ thống nước thải

Trường hợp các cơ sở không tự xử lý thì thực hiện quy định

về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chuyển giao nước thải không nguy hại để xử lý

- Ngoài ra, cơ sở cũng phải thực hiện quản lý chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo hướng dẫn của Thông tư

Hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung; làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ có hiệu lực ngày 01/12/2016

1 Bảo vệ môi trường khu kinh tế

Khi thành lập hay mở rộng một khi kinh tế thì cơ quan thẩm quyền phải tiến hành đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện BVMT của KKT Bộ Tài Nguyên và Môi Trường sẽ tổ chức thanh tra khi nhận được hồ sơ trong vòng 20 ngày, sau đó gửi kết quả đên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên

Trang 27

Khi điều chỉnh quy hoạch KKT phải lấy ý kiến của Bộ TN

và MT về khả năng đáp ứng điều kiện BVMT khi thay đổi quy hoạch so với ban đầu đã thanh tra

2 Bảo vệ MT Khu công nghiệp

Quy hoạch hợp lý KCN để giảm thiểu tác hại đối với môi trường, xây dựng các hạ tầng bảo vệ môi trường, vận hành

và kiểm tra thường xuyên, quản lý nước thải, khí thải, chất thải rắn các doanh nghiệp trong KCN và ứng phó khi xảy ra

sự cố môi trường Khi thay điều chỉnh quy mô chưa tới mức lập lại ĐTM thì phải gửi báo cáo để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định

3 Trách nhiệm BVMT khu kinh tế, Khu công nghiệp

- Ban quản lý: có bộ phận chuyên trách bảo vệ môi trường (đại học, 3 năm kinh nghiệm), xây dựng qui chế BVMT từ nhiều cơ quan, kiểm tra hoạt động môi trường của chủ đầu

tư, định kì báo cáo công tác BVMT cho UBND tỉnh, Bộ TN

và MT

- Chủ đầu tư: có bộ phận chuyên môn về môi trường (đại học, 2 năm kinh nghiệm), vận hành thường xuyên các công trình BVMT và thực hiện báo cáo quan trắc định kì cho Ban quản lý

- Chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất: kí kết các văn bản liên quan đến vấn đề BVMT với chủ đầu tư, quan trắc báo cáo định kì với chủ đầu tư

có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại Chủ nguồn thải chất thải nguy hại được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại do mình sở hữu hoặc

Trang 28

về quản lý

CTNH

điều hành trong phạm vi 01 tỉnh hoặc được lựa chọn 01 điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có dạng tuyến trải dài trên phạm vi

Riêng đối với các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có thời gian hoạt động không quá 01 năm; cơ sở dầu khí ngoài biển và cơ sở phát sinh chất thải nguy hại thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600kg/năm (trừ trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất

ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy), chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ, không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Tương tự, tổ chức, cá nhân chỉ được phép tự tái sử dụng chất thải nguy hại phát sinh trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại của mình và phải đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Cũng theo Thông tư này, các hoạt động vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản phẩm để tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu hoặc vận chuyển mẫu vật là chất thải nguy hại để mang đi phân tích không được coi là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

và không phải cấp phép xử lý chất thải nguy hại Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015

kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với công nghệ, thiết bị xử

lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu Bên cạnh đó là hướng dẫn về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trách nhiệm của

tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu trong việc quản lý, bảo vệ môi trường

Ngoài ra, cũng hướng dẫn việc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc

Trang 29

Thông tư quy định rõ, Bộ tài nguyên và Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong trường hợp: Tổ chức , cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có khối lượng có khối lượng phế liệu nhập khẩu quy định, hoặc tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức cá nhân sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định những trường hợp thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu Theo đó, việc thu hồi Giấy xác nhận được thu hồi trong các trường hợp như vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, hoặc

tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sau thời hạn một năm

kể từ ngày cấp Giấy xác nhận mà không tiến hành việc nhập khẩu trừ trường hợp bất khả kháng…

Ban hành kèm theo thông tư là Quy mô khối lượng Phế liệu nhập khẩu thuộc thẩm quyền cấp giấy xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường

quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có hiệu lực kể từ ngày 27/10/2015, thay thế thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT

Ngoài ra, ở từng địa phương sẽ có các quy định khác nhau, riêng biệt phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện quản lý của nơi đó Những quy định này sẽ bổ sung, hỗ trợ cho cơ sở pháp lý thêm khả thi và hợp lý Có như vậy, công tác quản lý môi trường mới đem lại hiệu quả cao và thiết thực

b Công cụ kinh tế

b1 Lệ phí ô nhiễm

Lệ phí ô nhiễm là các chi phí phải trả để kiểm soát lượng ô nhiễm tăng lên thêm, nhưng lại để cho mức tổng chất lượng là bất định Nói chung các lệ phí xả

Trang 30

thải được sử dụng cùng với những tiêu chuẩn, các giấy phép và cho phép các tiêu chuẩn chất lượng nước - khí được thực hiện với chi phí tối thiểu

 Các loại phí bao gồm như sau:

- Lệ phí phát thải: Đây là những lệ phí đánh vào việc thải chất ô nhiễm vào không khí, nước, đất và gây tiếng ồn Lệ phí chất thải liên quan đến số lượng, chất lượng chất ô nhiễm và những chi phí tác hại gây ô nhiễm môi trường

- Lệ phí sử dụng: Lệ phí sử dụng liên quan đến chi phí xử lý, chi phí thu gom

và thải bỏ, hoặc thu hồi chi phí quản lý tùy vào tình huống mà chúng được áp dụng

Lệ phí sử dụng không liên quan trực tiếp đến chi phí tác hại đến môi trường

- Lệ phí sản phẩm: Lệ phí này đánh vào sản phẩm có hại cho môi trường khi được sử dụng trong quá trình sản xuất, hoặc tiêu thụ hay loại bỏ nó Mức lệ phí này tùy thuộc vào chi phí tác hại đến môi trường có liên quan gắn liền với sản phẩm đó

 Ưu điểm của công cụ lệ phí ô nhiễm:

- Giảm bỏ các quy định pháp lý và giảm bớt sự tham gia của chính phủ

- Khuyến khích các nhà máy giảm ô nhiễm

- Kích thích các nhà máy, xí nghiệp đầu tư vào công nghệ sản xuất mới

- Các chi phí xả thải có thể bù đắp, ít nhất là một phần chi phí không được thanh toán của các hoạt động bảo vệ môi trường khu công nghiệp nói chung

 Nhuận thuận lợi khi áp dụng công cụ lệ phí ô nhiễm trong việc quản lý môi trường:

- Các khu công nghiệp được quy hoạch chung thành các cụm sẽ dễ dàng trong việc kiểm soát ô nhiễm

- Trước khi thành lập xây dựng nhà máy, các chủ nhà máy đều làm báo cáo đánh giá tác động môi trường và đăng ký tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm

- Công tác quản lý, kiểm tra, đo lường môi trường được cải thiện tốt hơn

- Cung cấp cho chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ các chương trình kiểm soát ô nhiễm

- Có nhiều công cụ hiện đại giúp đo lường chính xã hơn nồng độ chất ô nhiễm

b2 Phí môi trường

Phí môi trường thường được xem xét ở hai nội dung: chi phí đối với các hoạt động khai thác thành phần môi trường và phí đối với hoạt động gây ô nhiễm môi trường

Trang 31

Phí môi trường có thể được xác định theo 3 cách tiếp cận khác nhau:

- Căn cứ vào nguồn thải (nước, khí, chất thải rắn)

- Căn cứ đầu vào hoặc nguyên liệu

- Căn cứ vào sản phẩm cuối cùng có liên quan đến vấn đề môi trường

Nguyên tắc áp dụng phí môi trường:

- Mức phí phải áp dụng trên cơ sở mang tính chất phương pháp và phải điều chỉnh cho phù hợp với các vùng ô nhiễm, loại hình sản xuất gây ô nhiễm

- Phí môi trường phải đủ mức cao để có hiệu lực với các đối tượng gây ô nhiễm Nếu quá thấp thì sẽ không có tác dụng, nếu quá cao thì công cụ này sẽ bị sự khống chế của nhà sản xuất

Có 3 cách tính phí môi trường:

- Phí môi trường tính theo nguồn thải:

 Phí môi trường tính cho các nguồn khí thải, nước thải, chất thải rắn tại điểm cuối đường ống thải Đây là hình thức thu phí trực tiếp đối với chất gây ô nhiễm môi trường Phí môi trường sẽ làm chi phí của các nhà sản xuất cao hơn, tuy nhiên họ có thể chuyển phí này vào giá thành sản phẩm và người phải chịu phí ở đây là người tiêu thụ

 Căn cứ để xác định mức phí:

+ Tổng lượng thải

+ Hàm lượng các chất gây ô nhiễm

+ Đặc tính của các chất gây ô nhiễm

- Phí môi trường tính theo đầu vào của nguyên liệu:

 Phí môi trường được tính theo mức độ, khả năng phát thải của một dây chuyền sản xuất hoặc nguyên liệu Phí đánh vào đầu vào hoặc nguyên liệu có nhiều lợi thế hơn so với đầu ra Mức phí cũng sẽ khác nhau cho các loại dây chuyền sản xuất hoặc nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường khác nhau

 Khi sử dụng phí môi trường đánh vào đầu vào, các nhà sản xuất sẽ tìm cách chuyển nguồn nguyên vật liệu đầu vào có hại sang có lợi cho môi trường

- Phí môi trường theo sản phẩm đầu ra

b3 Chế độ thuế

Tăng giảm thuế được dùng để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn về môi trường

Trang 32

Các khuyến khích về thuế bao gồm: ưu đãi thuế, khấu hao nhanh vào khoảng đầu tư công nghiệp cho thiết bị làm giảm ô nhiễm, cũng có thể miễn thuế đối với nhà máy áp dụng sản xuất sạch hơn hay thải ra lượng chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép

b4 Các loại giấy phép môi trường

Các loại giấy phép môi trường đều do chính quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp theo sự phân định của pháp luật Có nhiều loại giấy phép như giấy thẩm định môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy phép thải chất ô nhiễm Giấy phép môi trường là một trong những công cụ kiểm soát ô nhiễm

Lợi thế chính của giấy phép là chisng có thể tạo ra thuận lợi cho việc thực thi các chương trình môi trường, giấy phép có thể rút hoặc tạm treo và thường được yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải các chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại giấy phép thường kéo theo sự giám sát và thường xuyên phải báo cáo các hoạt động có liên quan đến giấy phép, điều đó dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

c Công cụ kỹ thuật

c1 Hệ thống quan trắc môi trường

Quan trắc môi trường khu công nghiệp là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Các mục tiêu cụ thể của hệ thống quan trắc môi trường gồm:

dựng báo cáo hiện trạng môi trường

quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo

vệ môi trường

môi trường

và trao đổi thông tin

c2 Hệ thống xử lý nước thải tập trung

Phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài KCN Nước thải của các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp sau khi được xử lý

Trang 33

cục bộ đạt quy chuẩn thải theo qui định của từng khu công nghiệp, sau đó theo hệ thống ống dẫn của hệ thống cống nước thải tập trung KCN về trạm xử lý tập trung Tại đây, nước thải được tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn thải của nguồn tiếp nhận

c3 Xử lý chất thải

Chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại được phân loại và cơ sở đó tự

xử lý hoặc ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (nghị định số 38/2015)

Bùn cặn của nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước của khu công nghiệp và các cơ sở trong khu công nghiệp được thu gom, vận chuyển và xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý bùn thải

Trang 34

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KCN GIAO LONG - BẾN TRE

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI

2.1.1 Vị trí địa lý

Hình 2.1 Vị trí địa lý KCN Giao Long - Bến Tre

Khu công nghiệp Giao Long nằm ở phía Bắc tỉnh Bến Tre, thuộc địa phận xã An

Phước huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre Tọa độ địa lý: 10.311N 106.4E

- Phía Đông tiếp xã Giao Long, Giao Hòa

- Phía Nam tiếp giáp sông Ba Lai

- Phía Tây giáp xã Phú Hòa An

- Phía Bắc giáp xã Quới Sơn

2.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

a Điều kiện tự nhiên

Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa

rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Trang 35

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C – 270C Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm… Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh và du lịch của tỉnh

Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất: có nguồn tài nguyên đất phong phú, với nhiều loại đất như: đất cát, đất phù sa, đất phèn, đất mặn Sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng mở rộng, nhu cầu thâm canh, tăng vụ ngày càng được chú trọng

- Tài nguyên nước: có sông Tiền giữ một vai trò quan trọng trong đời sống

kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi

b Điều kiện kinh tế - xã hội

Với diện tích tự nhiên 22.145 ha và số dân 162.294 người, Châu Thành thuộc loại huyện rộng trung bình của tỉnh, trong đó đất nông nghiệp chiếm 16.364 ha, bằng 72,4% diện tích tự nhiên Nằm ở phía đầu cù lao, huyện Châu Thành có ưu thế lớn về nông nghiệp so với các huyện khác ở trong tỉnh, đặc biệt về kinh tế vườn Tuy nhiên hằng năm, do ảnh hưởng của gió chướng, triều cường, những cánh đồng thuộc các xã phía đông huyện thường bị nhiễm mặn nhẹ Hiện nay, mật độ dân cư của huyện Châu Thành thuộc loại cao nhất trong các huyện của tỉnh, trừ thị xã Bến Tre

Ngày nay, huyện Châu Thành cải tạo, trồng mới, đạt 5.020 ha dừa và 8.324

ha vườn cây ăn trái Cơ cấu cây trồng cũng có nhiều chuyển đổi, đưa vào những giống cây có múi sạch bệnh như cam; quýt, loại dừa lai F1 cho năng suất cao ở các

xã Tam Phước, Tường Đa, Phú Đức, Thành Triệu, chuyển từ nhãn long sang trồng nhãn da bò, nhãn tiêu ở xã Quới Sơn, Phước Thạnh, đưa sản lượng hàng năm đạt khoảng 100 tấn trái cây thương phẩm và khoảng 36 triệu trái dừa/năm

Chăn nuôi gia súc cũng như nuôi tôm cá nước ngọt đã có bước phát triển đáng kể Trong số 2.732 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, đã đưa vào

sử dụng 661 ha nuôi tôm càng xanh và cá các loại Sản lượng đạt 400 tấn/năm Về xây dựng cơ sở hạ tầng, tính đến nay ô-tô có thể về đến tận trung tâm 23/23 xã, thị trấn Đang từng bước nhựa hóa và bê-tông hóa đường dẫn vào thôn, ấp

Bộ mặt đời sống vật chất có bước thay đổi lớn, đời sống tinh thần cũng có bước tiến đáng kể Từ một vùng bị bom đạn, chất độc hóa học tàn phá biến thành hoang hóa, nay là những xóm làng xanh tươi, khang trang, sạch đẹp 27 ấp văn hóa

đã được công nhận với những trường học các cấp, bệnh xá được ngói hóa Huyện

Trang 36

Châu Thành đã được công nhận là ngọn cờ đầu của tỉnh về chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng dân cư

2.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KCN GIAO LONG

Quyết định thành lập khu công nghiệp: được thành lập theo công văn số 284/TTg-CN ngày 22/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc dự án Khu công

nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre Tổng diện tích KCN: 101,468 ha (diện tích xây dựng khu nhà tạm cư tái định cư 0,2 ha diện tích lộ giới 2,768 ha; trong đó diện tích đất cho thuê là 65,52 ha chiếm 66,52%, đất xây dựng hạ tầng và các khu công trình phụ trợ 21,35 ha chiếm 21,67%, đất cây xanh 11,63 ha chiếm 11,8%

Phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp: Quyết định số UBND ngày 30/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

2064/QĐ-Được phép đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Giao Long tại: giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 55201000009 do Ban Quản lý các khu công nghiệp Bến Tre cấp chứng nhận

Loại hình hoạt động: Đầu tư hạ tầng cơ sở (điện, đường, san nền, thoát nước,

xử lý nước thải, cây xanh, dịch vụ tiện ích khác,…) sau đó cho các doanh nghiệp thuê mặt bằng để đầu tư sản xuất

Loại hình sản xuất được thu hút đầu tư vào khu công nghiệp: công nghiệp chế biến các sản phẩm từ thủy hải sản, thực phẩm, cây ăn trái,…; công nghiệp dệt may;sản xuất vật liệu xây dựng, nghành cơ khí phục vụ nông ngư nghiệp và các nhóm ngành khác

Thời gian đã hoạt động: 2004 –> 2017 diện tích mặt bẳng gần 96,3ha

Số lượng dự án đã được cấp phép đầu tư: 26 dự án

2.3 CÁC NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Bảng 2.1 Các ngành nghề hoạt động sản xuất trong KCN Giao Long

T

1 Công ty TNHH Dừa Định Phú Mỹ Mua bán hàng thủy sản, chế thực phẩm

Trang 37

2 Công ty TNHH may mặt Alliance

3 Công ty TNHH Thế Giới Việt Chế thực phẩm

4 Công ty TNHH 1TV Furukawa

Automotive Systems VN (FAS) Sản xuất dây dẫn điện xe hơi, xe ô tô

5 Công ty Cổ phần Công nghiệp nặng

6 Công ty TNHH 1 TV Pica Việt Nam Sản xuất than hoạt tính

7 Công ty TNHH MTV Pungkook

Bến Tre

Sản xuất, gia công túi xách, túi hành lý, giày dép và may trang phục

8 Công ty Cổ Phần Đông Hải Sản xuất giấy

9 Công ty TNHH Dân duy Việt Nam

(Min Wie)

Dệt nhuộm, in bong khăn lông, gia công may mặc sẵn

10 Chi nhánh Ngân hàng PT Nhà ĐBS

11 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Bến Tre Dịch vụ về ngân hàng

13 Công ty Cổ phần may Việt Thành Sản xuất hàng may mặc sẵn

14 Chi nhánh Ngân hàng công thương

15 Chi nhánh Công ty Cổ phần đóng

hộp Kiên Giang tại Bến Tre Sản xuất thực phẩm đóng hộp

16 Công ty Cổ phần sản xuất thương

mại Phương Đông Sản xuất bao bì nhựa công nghiệp

17 Công ty TNHH 1 TV Shin Kwang

Trang 38

(Phụ lục 8 đính kèm: lượng CTR, nước thải phát sinh hằng năm của từng doanh nghiệp)

2.4 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM

2.4.1 Nước thải

Nước thải của khu công nghiệp gồm có: Nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp

a Nước mưa chảy tràn

- Nước mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của KCN sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy Nếu lượng nước mưa này không được quản

lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường

- Lượng nước mưa chảy tràn được thu gom tách riêng với các nguồn gây ô nhiễm khác, lọc các cặn rác có kích thước lớn trước khi thải ra hệ thống thoát nước mưa Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ rác, cặn lắng Bùn thải được xử

lý theo phương pháp chôn lấp

- Theo thiết kế xây dựng, đường cống thoát nước mưa sẽ tách riêng khỏi các nguồn nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt Lượng nước mưa chảy tràn trên mặt bằng KCN sau khi được thu gom xử lý cơ học sơ bộ sẽ được thoát ra sông Tiền

19 Công ty TNHH SX chế biến TP KM Chế biến thực phẩm

20 Công ty TNHH MTV Nidec Tosok

21 Công ty TNHH phân bón Lio Thái Sản xuất phân bón

22 Công ty TNHH Puratos

23 Công ty nhựa MêKông Sản xuất bao bì nhựa

25 Công ty TNHH Yong Quing

26 Công ty TNHH bao bì Wally Việt

Trang 39

b Nước thải sinh hoạt

- Thành phần chất bẩn trong nước thải sinh hoạt bao gồm cặn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N, P), chất hữu cơ (BOD), vi sinh…

- Tại mỗi đơn vị nhà máy có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất đạt tiêu chuẩn cột B trở lên trước khi dẫn vào hệ thống đường ống vào trạm

xử lý nước thải chung

c Nước thải sản xuất

Mỗi đơn vị nhà máy đều có nước thải từ hoạt động sản xuất Theo quy định phải có hệ thống xử lý nước đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B, sau đó được dẫn vào trạm xử lý nước thải chung của khu công nghiệp để nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A trước khi thải ra môi trường (sông Tiền) Công suất của trạm xử lý nước thải được tính toán: 2.500m3/ngày.đêm

Như vậy, phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong khu công nghiệp Giao Long được xử lý bởi 2 hệ thống:

- Hệ thống thu gom, xử lý trong từng nhà máy (do chủ doanh nghiệp đầu tư)

- Hệ thống thu gom bên ngoài nhà máy dẫn đến trạm xử lý tập trung (do Công ty phát triển hạ tầng đầu tư)

2.4.2 Môi trường không khí

Bảng 2.2 Các nguồn ô nhiễm không khí do các nhà máy trong KCN

1 Dệt, may, thêu, giày dép, túi xách Mùi của các dung môi hữu cơ, bụi

2 Sản xuất vật liệu xây dựng Bụi xi măng, khói đốt dầu máy nén khí

3 Sản xuất bao bì giấy, đan lát Bụi, mùi dung môi

4 Cơ khí phục vụ nông nghiệp, chế

5 Chế biến nông sản, thực phẩm Mùi hôi do tồn trữ nguyên liệu và chất

thải

- Khí thải do hoạt động sản xuất của các xí nghiệp bao gồm:

Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu: các loại máy móc thiết bị như nồi hơi, lò đốt, máy phát điện…sử dụng các nhiên liệu như xăng, dầu DO, dầu FO…sinh ra khí

Trang 40

thải với thành phần chủ yếu là bụi, SOx, NOx, CO, THC…phát sinh ở nhà máy sản xuất giấy, sản xuất thực phẩm

Các loại khí thải từ dây chuyền công nghệ: thành phần khí thải dạng này rất khác nhau, phụ thuộc vào từng công nghệ sản xuất

- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải:

Lưu lượng xe cao sinh ra một lượng khí thải đáng kể Thành phần khí thải của các phương tiện giao thông vận tải bao gồm bụi, SOx, NOx, COx, THC…Tải lượng của các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng kỹ thuật xe qua lại

và tình trạng đường giao thông

Khí thải từ các hoạt động khác: như hoạt động xử lý nước thải (bể aerotank, sân phơi bùn…), khu vực tồn trữ, đốt rác…cũng sinh ra các khí ô nhiễm như: NH3, H2S, CH4, Mercaptan (HF-)…

2.4.3 Môi trường rác thải

Tổng lượng rác thải của KCN Giao Long khá lớn khoảng 1.637,88 tấn/ năm Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, CTNH của các doanh nghiệp thứ cấp do từng doanh nghiệp thứ cấp thuê đơn vị có chức năng thu gom xử lý theo đúng nội dung cam kết và được phê duyệt của ĐTM của từng doanh nghiệp thứ cấp; chất thải rắn công cộng phát sinh trên các tuyến đường nội bộ của KCN được Công

ty phát triển hạ tầng thu gom, thuê Công ty CP công trình đô thị Bến Tre vận chuyển và xử lý

2.4.4 Tiếng ồn và độ rung

Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ các nguồn sau đây:

- Tiếng ồn do sản xuất được phát sinh từ quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng không khí, hơi Đây là nguồn ồn, rung quan trọng nhất trong các nhà máy xí nghiệp sẽ được hoạt động tại KCN

- Tiếng ồn, rung do các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc thi công trong phạm vi khu công nghiệp

2.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

2.5.1 Cơ sở pháp lý quản lý môi trường KCN Giao Long

Bên cạnh thực hiện các quy định chung của Nhà nước về việc quản lý môi trường KCN dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật và sử dụng các công cụ quản

lý môi trường thì tại KCN Giao Long việc quản lý chất lượng môi trường còn dựa

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Vân Hà, Quản lý chất lượng môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2006 Khác
2. Nguyễn Thị Vân Hà, Sinh thái và môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2011 Khác
3. Lưu Đức Hải, Cẩm nang quản lý môi trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 Khác
4.Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và Khu công nghiệp, NXB Xây dựng Hà Nội, 2004 Khác
5. QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh Khác
6. QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Khác
7. QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm Khác
8. QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w