1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế mạng lưới cấp nước cho thành phố tuy hòa tỉnh phú yên công suất 100000m3 ngày đêm

88 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 5,57 MB

Nội dung

TÓM TẮT Thành phố Tuy Hòa là một thành phố đang trên đà phát triển, với mục tiêu phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững cũng như các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,

Trang 1

Mục lục

DANH MỤC BẢNG- BIỂU 4

DANH MỤC HÌNH 5

DANH MỤC BẢN VẼ 6

LỜI CẢM ƠN 7

TÓM TẮT 8

ABSTRACT 9

CHƯƠNG 1 10

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ TUY HÒA 10

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 10

1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 10

1.2.1 Địa hình, địa mạo 10

1.2.2 Khí hậu, thủy văn 11

1.2.3 Đất đai, địa chất 11

1.2.4 Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất 13

1.3 ĐIỂU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI 13

1.3.1 Thương mại dịch vụ 13

1.3.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 14

1.3.3 Sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản 14

1.3.4 Công tác quản lý Tài chính – Ngân sách 15

1.3.5 Công tác Giáo dục và Đào tạo 15

1.3.6 Công tác Văn hóa – Thông tin 15

1.3.7 Công tác Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 16

1.3.8 Quốc phòng – An ninh 16

1.4 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT LIÊN QUAN 16

1.4.1 Hiện trạng giao thông 16

1.4.2 Hiện trạng cấp nước 17

Trang 2

1.4.3 Hiện trạng cấp điện 17

1.5 QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC ĐẾN NĂM 2030 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 18

2.1 KHÁI NIỆM VỀ MLCN 18

2.2 PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG 18

2.3 CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO CỦA MLCN 19

2.3.1 Bể chứa 19

2.3.2 Trạm bơm cấp II 19

2.3.3 Đài nước 19

CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 21

3.1 CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ 21

3.1.1 Nguồn nước cấp 21

3.1.2 Yêu cầu về kỹ thuật cấp nước bên trong 21

3.1.3 Phân tích các loại đường ống và tiêu chuẩn kĩ thuật 21

3.2 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 23

3.2.1 Các yêu cầu khi thiết kế & phương án lựa chọn 23

3.2.2 Tính toán MLCN hiện hữu 30

3.2.3 Tính toán thủy lực MLCN phương án 2030 36

3.3 ỨNG DỤNG WATERGEMS MÔ PHỎNG PHƯƠNG ÁN 2030 57

3.3.1 Trường hợp đài nước ở đầu mạng 58

3.3.2 Trường hợp đài nước ở cuối mạng 60

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH 62

4.1 MẶT BẰNG TRẮC DỌC 62

4.2 THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG 62

4.3 KHÁI TOÁN XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI 63

CHƯƠNG 5: SƠ BỘ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 65

5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH 65

Trang 3

5.1.1 Hiện trạng môi trường 65

5.1.2 Những ảnh hưởng tới môi trường, xã hội khi xây dựng MLCN 67

5.1.3 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 67

5.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 68

5.2.1 Tiết kiệm nước (Nước hao hụt, rò rỉ và các mục đích khác) 68

5.2.2 Chất lượng nước (Nước không ổn định mang tính axit và bazo) 70

5.2.3 Vận hành, bảo dưỡng (Nước phát sinh trong quá trình thau rửa) 70

Trang 4

DANH MỤC BẢNG- BIỂU

Biểu đồ 3 1 Biểu đồ tiêu thụ nước theo các giờ trong ngày 39

Bảng 3 1 Vận tốc kinh tế 24

Bảng 3 2 Dấu của Δh và Δq 25

Bảng 3 3 Hệ số bmax-min 31

Bảng 3 4 Chế độ dùng nước trong ngày dùng nước lớn nhất 31

Bảng 3 5 Bảng lưu lượng nước dọc đường 33

Bảng 3 6 Bảng lưu lượng nút 34

Bảng 3 7 Chế độ dùng nước trong ngày dùng nước lớn nhất 37

Bảng 3 8 Vận tốc nước chảy trong trạm bơm 40

Bảng 3 9 Xác định dung tích đài nước 42

Bảng 3 10 Xác định dung tích bể chứa 43

Bảng 3 11 Bảng tính chiều dài thực tế và chiều dài tính toán cho mạng lưới 44

Bảng 3 12 Bảng lưu lượng nước dọc đường 46

Bảng 3 13 Bảng lưu lượng nút 47

Bảng 3 14 Bảng lưu lượng chọn sơ bộ và lưu lượng điều chỉnh lần I 48

Bảng 3 15 Bảng lưu lượng điều chỉnh lần I 50

Bảng 3 16 Bảng phân bố lưu lượng sơ bộ và điều chỉnh lần I 54

Bảng 3 17 Bảng lưu lượng điều chỉnh lần I 55

Bảng 4 1 Thống kê vật tư trên đoạn ống trắc dọc điển hình 62

Bảng 4 2 Thống kê sơ bộ giá xây dựng mạng lưới cấp nước 64

Bảng 5 1 Chất lượng không khí TP Tuy Hòa 65

Bảng 5 2 Độ ồn TP Tuy Hòa 65

Bảng 5 3 Bảng chất lượng nước mặt TP Tuy Hòa 66

Bảng 5 4 Bảng chất lượng nước ngầm TP Tuy Hòa 66

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất năm 2017 13

Hình 1 2 Sơ đồ vị trí nhà máy nước Tuy Hòa 17

Hình 3 1 Mạng lưới cấp nước hiện hữu 26

Hình 3 2 Mạng lưới năm 2030, trường hợp đài ở đầu mạng 28

Hình 3 3 Mạng lưới năm 2030, trường hợp đài ở cuối mạng 29

Hình 3 4 Phân bố lưu lượng mạng hiện hữu 35

Hình 3 5 Phân phối lưu lượng trường hợp đài ở đầu mạng 48

Hình 3 6 Phân phối lưu lượng trường hợp đài ở cuối mạng 53

Hình 3 7 Mô hình thủy lực trường hợp đài nước ở đầu mạng 58

Hình 3 8 Bảng tính thủy lực trường hợp đài nước ở đầu mạng 59

Hình 3 9 Mô hình thủy lực trường hợp đài nước ở cuối mạng 60

Hình 3 10 Bảng tính thủy lực trường hợp đài nước ở cuối mạng 61

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Tố Nữ và thầy Nguyễn Văn Sứng là hai Giảng viên hướng dẫn đã đồng hành và tiếp sức cho em hoàn thành đồ án trong bốn tháng khó khăn này

Em cũng xin cảm ơn các thầy cô Khoa Môi Trường đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án

Em xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cấp Thoát Nước Phú Yên đã tận tình giúp

đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc thực hiện đồ án

Sinh viên thực hiện

Trần Viết Mạnh

Trang 8

TÓM TẮT

Thành phố Tuy Hòa là một thành phố đang trên đà phát triển, với mục tiêu phát triển kinh

tế tốc độ cao và bền vững cũng như các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, việc đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt đủ về chất lượng và số lượng cho tương lai là điều cấp bách cần thực hiện Để đảm bảo điều đó cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước hoàn chỉnh đáp ứng được công suất cần thiết

Đồ án đã tính toán được công suất cần thiết, chỉ rõ được phạm vi phục vụ của mạng lưới cấp nước, xác định được vị trí đặt tuyến ống chính, tính toán kích thước đường ống phù hợp cho việc truyền tải nước sạch đến năm 2030

Đồ án đã khái toán khối lượng (chiều dài và đường kính ống) và tính toán sơ bộ giá trị xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu cho từng tuyến ống và cho toàn mạng lưới dựa trên tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng Đồ án đã thực hiện các bản vẽ kĩ thuật cơ bản của mạng lưới cấp nước

Trang 9

ABSTRACT

Tuy Hoa city is a developing city, with the goal is fast and sustainable economic development as well as policies to attract high-quality human resources, meeting the demand for all water needs both quality and quatity in the future is an urgent need To ensure that goal it is necessary to design a complete water supply network that meets the required capacity

The thesis has calculated the required capacity, indicating the service scope of the water supply network, determining the location of the main pipeline, calculating the size of pipelines suitable for the transmission of clean water to 2030

The thesis has estimated the construction volume(length and diameter of pipeline) preliminary calculated construction cost of water supply pipeline’s structural assemblies based on standards of Ministry of Construction The thesis has made basic technical drawings of the water supply network

Trang 10

- Phía Bắc giáp: Huyện Tuy An

- Phía Nam giáp: Huyện Đông Hòa

- Phía Đông giáp: Biển Đông

- Phía Tây giáp: Huyện Phú Hòa

1.2.1 Địa hình, địa mạo

Thành phố Tuy Hòa nằm ở hạ lưu sông Ba, có cửa Đà Diễn, tiếp giáp biển, có núi, đồi, đồng bằng và cồn cát sông, biển nên địa hình, địa mạo tương đối phức tạp được chia làm

3 vùng địa hình như sau: - Khu vực đồi, núi có núi Chóp Chài đỉnh cao 391m có độ dốc cao trên 250 nằm trong lòng Thành phố, các đồi núi thấp có độ cao dưới 200mét, độ dốc thấp, thoai thoải từ 8 đến 250 ở phía Tây, Tây Bắc ở các xã Hòa Kiến, Bình Kiến, An Phú

- Khu vực đồng bằng thuộc hạ lưu vùng châu thổ sông Ba, rất màu mỡ và bằng phẳng, cao độ so với mực nước biển từ 0,7m đến 2,0m, đã được cải tạo mặt bằng, xây dựng đồng ruộng, nên rất thuận lợi trong sản xuất lúa 2 vụ cho năng suất cao, vùng đồng bằng tập trung ở phường Phú Lâm, phường 9, xã Bình Ngọc, xã Bình Kiến, xã Hòa Kiến Đặc biệt, giữa lòng Thành phố cũng có vùng đồng bằng trồng lúa của rạch Bầu Hạ

- Vùng đất cồn cát ven biển có độ cao dưới 10m, phân bố dọc theo ven biển, có nơi rộng nhất đến 3km có ở các xã An Phú, Bình Kiến, phường 9, phường 7, phường Phú Đông và phường Phú Thạnh Ngoài ra, trong lòng sông Đà Rằng có nhiều cồn, bãi cát trong sông

là nguồn vật liệu cát dùng san lấp mặt bằng và xây dựng, được bồi tụ hàng năm theo dòng

nước Sông Ba

Trang 11

1.2.2 Khí hậu, thủy văn

Thành phố Tuy Hoà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương

- Mùa nắng kéo dài từ tháng I đến tháng VIII, chiếm 20% đến 30% lượng mưa cả năm

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII, chiếm 70% đến 80% lượng mưa của cả năm, mưa tập trung vào tháng X, XI

- Trong 2 năm gần đây khí hậu thời tiết của thành phố Tuy Hòa bị ảnh hưởng chung của hiện tượng El ninô nên có nhiều hiện tượng dị thường vào các tháng mùa mưa không có

áp thấp nhiệt đới, không xảy ra hiện tượng lũ như thường lệ mọi năm

a) Nhiệt độ

b) Lượng mưa

- Lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian Bốn tháng IX, X,

XI, XII là các tháng mùa mưa Theo thống kê tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng X,

XI Mùa mưa với đặc trưng mưa có cường độ lớn, tập trung, thường gây ra lũ lụt ở hạ lưu sông Ba

- Mùa nắng có 8 tháng từ tháng I đến tháng VIII, vào tháng IV, V có mưa, lũ tiểu mãn Trong năm 2016 mùa mưa đến muộn, số cơn mưa, cường độ mưa ít hơn những năm trước, nhưng đều hơn những năm trước, tổng lượng mưa trung nhiều hơn năm 2015, tuy vậy vẫn có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp

c) Sông suối

Trên địa bàn thành phố Tuy Hòa có sông Đà Rằng chảy qua Sông Ba còn gọi là sông Eapa ở thượng lưu và sông Đà Rằng ở hạ lưu, có diện tích lưu vực rộng 13.900 km² Chiều dài sông khoảng 90km, phần thành phố Tuy Hòa có chiều dài sông khoảng 400m

sông Đà Rằng giáp với biển Đông có tên là cửa Đà Diễn Cụ thể các tháng mùa nắng với lượng mưa thấp, tích nhiệt nhiều, nhiều tháng đầu năm khô hạn, không có dòng chảy làm lấp cửa Đà Diễn làm tàu thuyền vào cảng cá khó khăn Vào mùa mưa có hiện tượng lượng mưa lớn bất thường, kéo dài nhiều ngày trong tháng 11 và tháng 12 so với nhiều năm trước gây ra 2 trận lụt liền kề nhau trên địa bàn Tỉnh đã làm mở rộng cửa sông

1.2.3 Đất đai, địa chất

Thành phố Tuy Hoà có 5 nhóm đất chính như sau:

Trang 12

- Đất cát biển: Diện tích 1.808,80ha, chiếm 16,35% tổng diện tích đất tự nhiên Khu vực phân bố loại đất cát ven biển này ở các xã, phường là: xã An Phú, xã Bình Kiến, phường

9, phường 7, phường 6, phường Phú Đông và phường Phú Thạnh

- Đất mặn phèn: Có diện tích 348,60ha, chiếm 3,15 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, chịu tác động của phèn, nhiễm mặn, loại đất này có tại các phường Phú Đông, phường 5, phường 6, phường 7 và xã Bình Ngọc

- Đất phù sa: Có diện tích 881,61 ha, chiếm 7,97%, so với tổng diện tích đất tự nhiên, do quá trình bồi tụ của sông Đà Rằng, sông Bơ, phân bố ở các phường Phú Lâm, phường 9,

xã Bình Ngọc, xã Bình Kiến, xã Hòa Kiến

- Đất đen: Có diện tích 2.833,19 ha, chiếm 25,62 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã Hoà Kiến, Bình Kiến và phía Tây xã An Phú

- Đất đỏ vàng: Có diện tích 5.187,8 ha, chiếm 46,90 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các vùng đồi núi thấp phía Tây các xã Hòa Kiến, Bình Kiến và An Phú

Nhìn chung tài nguyên đất ở thành phố Tuy Hòa khá đa dạng về nhóm đất và các loại đất, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sản xuất: Trồng lúa, rau màu, rừng trồng, rừng tự nhiên Đặc biệt là nhóm đất cát biển bãi bồi khu vực cửa Đà Diễn, hằng năm tiến hành nạo vét, tận thu khai thác cát Và các điểm khai thác cát dọc theo sông Đà Rằng

Hiện tại đất chưa sử dụng còn lớn, đây là quỹ đất có khả năng khai thác vào trồng rừng mới, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 13

1.2.4 Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Hình 1 1 Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất năm 2017

Trên sở sở nhu cầu đăng ký các dự án của các ngành, thành phố Tuy Hòa, các xã, phường, đối soát với kế hoạch sử dụng đất của Tỉnh, kết quả tổng hợp nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các tổ chức, tổng số dự án đăng ký trong kế hoạch 2017 là

và tăng cường; phát hiện và xử lý 498 vụ vi phạm, phạt tiền 833,458 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy nhiều hàng hóa vi phạm Dịch vụ vận tải hoạt động ổn định và phát triển Tổng doanh thu vận tải đường bộ thực hiện 952.774 triệu đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước Giải quyết việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 605 hộ (cấp mới 516

Trang 14

hộ, với tổng vốn đăng ký kinh doanh 18.060 triệu đồng; cấp đổi 168 hộ) và giải quyết nghỉ hẳn kinh doanh cho 173 hộ

1.3.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp thực hiện 6.130.939 triệu đồng (giá

so sánh 2010), đạt 96,8% so với kế hoạch, tăng 9,6% so cùng kỳ năm trước Trong đó: - Ngành công nghiệp khai khoáng 255.861 triệu đồng, tăng 12,7% so năm trước Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 5.011.991 triệu đồng, tăng 10,4% so năm trước Ngành công nghiệp sản xuất điện và phân phối điện 782.270 triệu đồng, tăng 4,5% so năm trước Ngành công nghiệp nước sạch, nước thải, xử lý nước thải, rác thải 80.817 triệu đồng, tăng 7,5% so năm trước Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhìn chung ổn định và phát triển, một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá như: Đá xây dựng tăng 16,7%, bia các loại tăng 5,7%, nước khoáng các loại tăng 14,8%, gia công quần áo tăng 11,3%, cá khô xuất khẩu tăng 14,6%, Tổ chức rà soát, tổng hợp các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn

1.3.3 Sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản

Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản đạt 1.026.279 triệu đồng, đạt 95,5% so với kế hoạch Giá trị sản xuất Nông nghiệp đạt 478.179 triệu đồng, tăng 3,8% so với năm trước; giá trị sản xuất Lâm nghiệp là 516 triệu đồng, tăng 10,7% so với năm trước; giá trị sản xuất Thủy sản đạt 547.584 triệu đồng, tăng 2,5% so với năm trước - Về sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 6.303,7 ha, đạt 101,75% kế hoạch năm và tăng 0,9% so với năm trước; tổng diện tích cây lâu năm là 130 ha, đạt 206,3% so với kế hoạch và giảm 32,6% so với cùng kỳ năm trước Sản lượng lương thực

có hạt 32.304 tấn, tăng 3,8% so với kế hoạch và giảm 0,9% so với năm trước - Công tác khuyến nông được chú trọng và đẩy mạnh, các tiến bộ khoa hoc kỹ thuật, công nghệ mới được tiếp tục chuyển giao cho nông dân áp dụng vào sản xuất, đã tổ chức 32 lớp tập huấn khuyến nông và 20 buổi hội thảo giới thiệu thuốc bảo vệ thực vật và các mô hình nông nghiệp với số lượng 960 nông dân tham gia học tập Triển khai thực hiện 03 mô hình khuyến nông - Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, PCCC rừng: Được quan tâm, xây dựng

và triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm; Diện tích rừng được chăm sóc là 75 ha, đạt 107,1% so với kế hoach tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích trồng rừng mới là 10 ha đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng là 16,2%, đạt 99,4% so với kế hoạch Tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý 07 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (giảm 09 vụ so với cùng kỳ năm trước), xử phạt vi phạm hành chính và bán tang vật, phương tiện tịch thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 52 triệu đồng Triển khai thực hiện dự án Đầu tư trồng rừng phi lao chắn gió, cát tại dải bờ biển thành phố Tuy Hòa, thời gian từ 2016 - 2020 - Về thuỷ sản: Sản lượng đánh bắt thủy sản thực hiện 7.247 tấn, tăng 9,0% so với kế hoạch, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương 3.130 tấn, đạt 92% kế hoạch và tăng 1,6% so với năm trước Diện tích nuôi trồng thủy sản 07 ha, đạt 31,8% kế hoạch, giảm 65% so cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng 42 tấn, đạt 30,7% kế hoạch, giảm 73,6% so cùng kỳ năm

Trang 15

trước Sản xuất tôm giống và thủy sản khác đạt 601 triệu con, trong đó tôm giống 594 triệu con (chủ yếu là tôm thẻ chân trắng) Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính Phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính Phủ: Phê duyệt

09 hồ sơ đủ điều kiện - Công tác thủy lợi: Hướng dẫn các địa phương nạo vét, tu bổ kênh mương nội đồng kịp thời phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; thực hiện tốt việc điều tiết nước tưới cho các xứ đồng Nghiệm thu và đưa vào sử dụng 12 giếng nước tập thể (với tổng kinh phí: 220 triệu đồng), giải quyết kịp thời nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân tại xã Hòa Kiến vào mùa khô Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Chủ động rà soát, kịp thời bổ sung lực lượng, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn Kịp thời triển khai các biện pháp cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ người dân khi có ngập, lụt xảy ra (từ ngày 04/11 - 06/11); đồng thời huy động lực lượng làm vệ sinh môi trường, quét dọn rác các tuyến đường trên địa bàn ngay sau khi kết thúc lũ, lụt

1.3.4 Công tác quản lý Tài chính – Ngân sách

- Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 327 tỷ đồng, đạt 102,2% dự toán tỉnh giao

và đạt 101,8% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 4,32% so với cùng kỳ năm 2015 (trong đó thu ngân sách ngoài cân đối là 17,7 tỷ đồng)

+ Thu ngoài quốc doanh 139 tỷ đồng, đạt 97,2% kế hoạch

+ Tiền sử dụng đất 55 tỷ đồng, đạt 91,7% so với kế hoạch

+ Lệ phí trước bạ 60,6 tỷ đồng, đạt 110,2% so với kế hoạch

- Tổng chi ngân sách Nhà nước thực hiện 546,6 tỷ đồng, đạt 108,34% dự toán Tỉnh giao

và đạt 108,06% dự toán HĐND thành phố giao, cơ bản đáp ứng các hoạt động trên địa bàn thành phố theo dự toán được giao

1.3.5 Công tác Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu h c đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung h c cơ

sở Thực hiện luân chuyển cán bộ giáo viên các trường thuộc Phòng GD & ĐT thành phố trong năm học 2015-2016 đảm bảo đúng quy định, kế hoạch Triển khai xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn Tổ chức kiểm tra, xử lý tình trạng dạy thêm, học thêm tại các trường trên địa bàn

1.3.6 Công tác Văn hóa – Thông tin

Tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Tổ chức tốt các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân 2016 với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; tuyên truyền, các ngày lễ lớn của đất nước, các sự kiện nổi bật diễn

ra tại thành phố, tỉnh và tuyên truyền sâu rộng về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

Trang 16

- Đánh giá bình xét công nhận gia đình văn hóa đạt 91,47%; thôn, khu phố văn hóa đạt 73,41%, phường đạt chuẩn văn minh đô thị, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới đạt 18,75%; cơ quan đạt chuẩn văn hóa đạt 100% Các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn diễn ra sôi nổi và đạt được thành tích cao tại các hội thi do tỉnh tổ chức

- Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Phú Yên về đầu tư, phát triển đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2016 - 2020

- Tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp Tỉnh đối với di tích lịch sử - văn hóa Lăng Đông Tác Lẫm Phú Lâm được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

1.3.7 Công tác Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh trong nhân dân được tăng cường, đã phát hiện

và xử lý 16 ổ dịch (tăng 08 ổ dịch); với 134 ca sốt xuất huyết (tăng 53 ca so với năm 2015), 159 ca bệnh lao (tăng 05 ca so với cùng kỳ năm 2015), 32 ca bệnh tâm thần (giảm

03 ca so với cùng kỳ năm 2015) Triển khai diệt b gậy ở những địa phương xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết và chủ động phun hóa chất xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đã tiếp nhận và khám chữa bệnh cho 166.917 lượt người tại Trạm y tế các phường, xã và Bệnh viện đa khoa thành phố Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm so với năm 2015

1.3.8 Quốc phòng – An ninh

Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an toàn các mục tiêu; phối hợp với

03 lực lượng triển khai phương án bảo vệ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 Công tác tuyển quân năm 2016, đạt 100% Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ thành phố năm 2016, mật danh “PH-16” kết quả đạt giỏi Tổ chức hội thao và liên hoan văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang thành phố Chuẩn bị tốt các bước phục vụ công tác tuyển quân năm

2017 đảm bảo theo đúng kế hoạch Triển khai xây dựng Thao trường huấn luyện cụm phường, xã tại thôn Phú Vang, xã Bình Kiến và Sở chỉ huy thường xuyên của Ban chỉ huy quân sự thành phố tại Phuờng 8 Tăng cường công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, triển khai kế hoạch tấn công, trấn áp các loại tội phạm; phát hiện 198 vụ phạm pháp hình sự (giảm 01 vụ so với cùng kỳ năm 2015), đã điều tra làm rõ 153/198 vụ, đạt 77,27% Tai nạn giao thông giảm trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người bị thương và số người chết) xảy ra 82 vụ: Chết 22 người, bị thương 98 người, thiệt hại tài sản 334.4 triệu đồng Trong năm 2016, xảy ra 09 vụ cháy nổ trên địa bàn

1.4.1 Hiện trạng giao thông

Đường phố Tuy Hòa được thiết kế theo mảng ô hình chũ nhật 300x100m Lòng đường nội thị theo quy hoạch đã được duyệt thông kê được 91 đường với tổng chiều dài 109,631

km Mật độ đường tương đối dày, có nhiều ngã tư giao cắt, chất lượng đường được nâng

Trang 17

cấp tương đối tốt Trong lòng thành phố có nhà ga tàu Bắc-Nam và đường quốc lộ 1A

Theo quy hoạch tổng thể, thành phố Tuy Hòa đến năm 2030, Thành phố sẽ nâng cấp nhà

nước sẽ được nâng cấp, cung cấp cho các nhu cầu sử dụng nước của thành phố theo quy hoạch

Hình 1 2 Sơ đồ vị trí nhà máy nước Tuy Hòa

Trang 18

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

Sự phân bố các tuyến ống của mạng lưới phụ thuộc vào các yếu tố sau:

riêng lẽ, sự bố trí các tuyến đường, hình thú kích thước các khu nhà ở, cây xanh…

đường sắt,…

2.2.1 Phân loại theo chức năng phục vụ gồm có:

như cấp nước ăn uống, tắm rửa, giặt giũ

sản xuất của các nhà máy

đám cháy khi có cháy xảy ra

thành một hệ thống cấp nước

2.2.2 Phân loại theo phương pháp sử dụng:

sau đó thải vào mạng lưới thoát nước đô thị Hệ thống này thường dùng cho hệ thống cấp nước sinh hoạt

thống này tiết kiệm nước vì bổ sung một lượng nước hao hụt trong quá trình tuần hoàn Hệ thống này thường dùng cho các khu công nghiệp

của đối tượng dùng nước trước vẫn đảm bảo cấp nước cho đối tượng dùng nước sau Thường dùng cho các khu công nghiệp

2.2.3 Phân loại theo phương pháp chữa cháy:

tại điểm cao nhất của ngôi nhà cao nhất không nhỏ hơn 10(m) với lưu lượng tính toán là 5 (l/s)

Trang 19

 Hệ thống chữa cháy áp lực thấp: là hệ thống cấp nước được thiết kế với áp lực nước của mạng lưới chỉ đủ đưa nước lên xe chữa cháy Bơm trên xe chữa cháy có nhiệm vụ tạo ra áp lực cần thiết để dập tắt đám cháy

2.2.4 Các sơ đồ mạng lưới cấp nước

Sơ đồ mạng lưới cấp nước có thể phân biệt thành 3 loại sau:

trên nó nước chỉ được cấp tới từ một hướng Theo nguyên tắc này thì sơ đồ mạng lưới phân nhánh là sơ đồ mạng lưới cụt

kỳ trên nó nước được cấp tới ít nhất từ hai hướng

b) Phân loại bể chứa:

tròn trên mặt bằng

0.5m Nước trong bể chứa nước sạch thường cao hơn mặt đất tự nhiên

trọng đất và nước, không được rò rỉ và chống được ô nhiễm cho nước trong bể

nước với chất khử trùng thường là 30 phút

thuận tiện cho việc tháo rửa

2.3.2 Trạm bơm cấp II

Trạm bơm nước sạch từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới cấp nước đô thị

Chế độ làm việc của trạm bơm cấp 2 phải bám sát chế độ tiêu thụ nước để đảm bảo yêu cầu dùng nước

2.3.3 Đài nước

Trang 20

đô thị trong tương lai

b) Các phương án xây dựng đài:

mạng lưới cấp nước nằm ở khu vực có địa hình cao, hoặc khu vực này có vị trí cao cục bộ (đồi, khu đất cao tự nhiên…)

dựng mạng lưới cấp nước bằng phẳng hoặc có địa hình cao ở khu vực giữa mạng lưới

độ thấp hơn mạng lưới, ta có thể chọn phương án đặt đài ở cuối mạng lưới

Nếu thể tích đài nước quá lớn, khu vực cấp nước rộng lớn và các điểm sử dụng nước tập trung nằm rải rác… ta có thể xây dựng nhiều đài nước

Nhìn chung, việc lựa chọn số lượng, vị trí đài nước cần phải được xem xét kỹ, ngoài những yếu tố kỹ thuật, còn phải xem xét về cảnh quan, an toàn,…

Hình dạng có thể là:

dựng cao, thi công phức tạp nhất là việc ghép chân vào đầu đài

giá thành hạ Phần bâu đài được đổ ngay dưới đất sau đó được kích lên độ cao nhất định

chân đài được ghép dưới đất sau đó dùng hệ thống tời để giữ đài đứng thẳng, cố định đài bằng hệ thống căn dây

Khi xây dựng đài cần bố trí các đặc điểm sau:

cho việc tháo rửa bề theo định kỳ Ống tràn với ống xã cặn được nối với mạng lưới thoát nước Thước báo hiệu mực nước có thể dùng hệ thống phao nối với dây và

hệ thống truyền động để thể hiện mực nước trong đài để có thể quan sát từ xa phục

vụ cho việc quản lý trạm bơm cấp 2

Trang 21

CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

3.1.1 Nguồn nước cấp

Nguồn nước cấp lấy từ Khu xử lý nước nhà máy nước Tuy Hoà

Chất lượng dịch vụ cấp nước : 24/24giờ, với áp lực cuối nguồn tại các khu vực là 1

3.1.2 Yêu cầu về kỹ thuật cấp nước bên trong

a) Nước sạch

Chất lượng nước sạch : Sản phẩm nước sạch của Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Yên được sản xuất và quản lý chất lượng theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, được Tổ chức quốc tế Intertek cấp chứng nhận hợp chuẩn và chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nước đáp ứng theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế

b) Nước chữa cháy

Các trạm bơm chữa cháy thiết kế theo tiêu chuẩn phòng chữa cháy (TCVN 1995)

3.1.3 Phân tích các loại đường ống và tiêu chuẩn kĩ thuật

Các loại ống được dùng trong mạng lưới đường ống cấp nước bên ngoài là ống gang, ống thép, ống bêtông cốt thép và ống nhựa

áp lực tương đối cao, ít có biến động do nhiệt gây ra trong các mối nối, nhưng có nhược điểm là dòn, có trọng lượng lớn, tốn kim loại, chịu tải trọng động kém

Ống gang thường được sản xuất ngay trong công xưởng, ống thường có dạng một đầu trơn, một đầu loe để có thể dễ dàng nối với nhau Đôi khi ông gang cũng được chế tạo theo kiểu hai đầu là mặt bích

Ống gang thường được sản xuất bằng phương pháp đúc: đúc bằng phương pháp ly tâm, đúc bằng phương pháp rót thẳng đứng liên tục hoặc đúc bằng khuôn cát Ống gang

Trang 22

thường được chế tạo với cỡ đường kính D = 50 ÷ 1200 mm, chiều dài L= 2 ÷ 7 m và chịu áp lực P = 6 at (tùy thuộc vào chiều dày thành ống)

Cách nối ống gang:

+ Nối bằng sợi gai tẩm bitum

+ Nối bằng gioăng cao su (thường sử dụng)

+ Nối bằng mặt bích

kính từ 100 ÷ 1600 mm Các ống thép đều được sản xuất hai đầu trơn và được nối với nhau bằng hàn điện Ống thép có ưu điểm là nhẹ hơn ống gang và ống bê tông; nó nhẹ, bền, chịu tải trọng động tốt và áp lực cao, ít mối nối, lắp ráp đơn giản Nhưng ống thép có nhược điểm là dễ bị xâm thực nên tổn thất thủy lực tăng nhanh, thời hạn sử dụng ngắn hơn các loại ống khác Vì vậy trong các hệ thống cấp nước, ống thép chỉ nên dùng cho các tuyến chuyển dẫn làm việc với áp lực bên trong lớn hay ở những nơi thường chịu tác động cơ học mạnh (dưới đường sắt, đường ô tô,…) hoặc những nơi có nền móng không

ổn định (đầm lầy, bùn cát chảy, vùng hay động đất, …)

Để chống rỉ, bên ngoài ống phải quét một lớp nhựa đường hoặc hỗn hợp nhựa đường - cao su Sử dụng loại vật liệu chống rỉ nào còn tùy thuộc vào mức độ ăn mòn của các yếu

tố ảnh hưởng như đất, nước bên ngoài Thành ống bên trong có thể dùng các lớp bảo vệ khác nhau như quét nhựa đường, hỗn hợp nhựa đường – bột đá mài hoặc gia cố một lớp

xi măng dày 3 – 6mm ngay trong nhà máy chế tạo hoặc ngoài hiện trường Các nước như

Mỹ, Pháp, Anh … thường gia cố thành trong ống thép bằng một lớp xi măng theo phương pháp quay li tâm Lớp xi măng này ngoài tác dụng chống rỉ còn giữ cho ống không bị đóng cặn, đảm bảo được khả năng thông thoát lâu dài

Ống thép có thể sản xuất theo kiểu đúc, hàn dọc hoặc hàn xoắn, có thể tráng kẽm hoặc không Ống thép tráng kẽm thường có đường kính nhỏ từ 10 – 150 mm, dài từ 4 -12.5m

và thường được sử dụng cho hệ thống cấp nước trong nhà

Cách nối ống thép:

+ Nối bằng hàn điện (đối với ống thép có hai đầu trơn)

+ Nối bằng ống lồng (đối với ống thép có hai đầu trơn)

+ Nối bằng mặt bích (đối với ống thép theo kiểu mặt bích)

suất trước có đường kính 400 – 600 mm, dài 4m, áp lực công tác từ 6 – 8 at Còn loại không ứng suất trước có đường kính 400, 500, 600, 700 mm; dài 4m, áp lực công tác 2-3

at

Các ống bê tông cốt thép có thể nối với nhau bằng các ống lồng và vòng cao su, xảm đay

và xi măng amiăng Đối với ống bê tông cốt thép ứng suất trước, loe được nối với nhau

Trang 23

bằng các vòng cao su và vữa xi măng Khi nối ống bê tông cốt thép với các thiết bị bằng gan như van, khóa,… thì dùng các đầu nối chế tạo riêng bằng thép

Ống bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm là bền, ít tốn thép, rẻ, chịu được áp lực cao, chống xâm thực, ít tổn thất thủy lực vì trong quá trình làm việc độ nhám thành ống ít tăng hơn

so với các loại ống kim loại Nhược điểm chính là trọng lượng lớn và dễ vỡ khi vận chuyển

Cách nối ống bêtông cốt thép:

+ Nối bằng ống lồng (đối với ống có hai đầu trơn)

+ Nối bằng gioăng cao su (đối với ống một đầu trơn một đầu loe)

thường có hai đầu trơn, chịu được áp lực từ 2 – 10 at, có thể nối với nhau bằng các ống lồng ren, hàn nhiệt bằng que hàn nhựa hoặc bằng các chi tiết chế tạo sẵn và keo dán Ống nhựa có nhiều ưu điểm như chống xâm thực tốt, nhẹ, mối nối đơn giản, tổn thất áp lực ít do thành ống trơn, nhẵn, khả năng thoát nước tốt, giá thành rẻ và có khả năng giảm

âm khi có hiện tượng va thủy lực nên ngày càng được dùng rộng rãi Nhưng ống nhựa có nhược điểm là dễ lão hóa do tác dụng nhiệt, độ giãn nở theo chiều dài lớn, sức chống va đập yếu

Các phụ tùng ống thép có thể chế tạo sẵn trong công xưởng hay có thể chế tạo bằng phương pháp khai triển thép tấm và hàn lại ở hiện trường Đối với ống có đường kính nhỏ

3.2.1 Các yêu cầu khi thiết kế & phương án lựa chọn

Vạch tuyến mạng lưới, nghĩa là phát họa hình học trên mặt bằng vị trí các đường ống cấp nước Công tác vạch tuyến MLCN phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : địa hình khu vực , các chướng ngại vật ( sông , hồ , đường sắt , đường ôtô v v ), quy hoạch, mật độ dân cư…

phạm vi phục vụ

giữa các tuyến chính 300-600m phụ thuộc qui mô của thành phố Một mạng lưới phải

có ít nhất 2 tuyến chính, có thể làm việc thay thế lẫn nhau khi có sự cố

tuyến vạch theo đường ngắn nhất, tránh đặt quá cao chướng ngại như: ao hồ, đường tàu, nghĩa địa Cần lưu ý tới vị trí các đối tượng dùng nước với lưu lượng lớn

Trang 24

 Có thể kết hợp được với các công trình khác và phát triển trong tương lai

Mạng lưới cấp nước thường bao gồm các tuyến truyền dẫn chính và tuyến phân phối Cần lưu ý là khi vạch tuyến ta cần xác định tất cả các tuyến đường sẽ đặt ống cấp nước, sau

đó xác định đường ống nào là tuyến ống chính(cấp 1, cấp 2), tuyến ống nào là tuyến ống nhánh(ống phân phối) Tính toán thủy lực chỉ thực hiện đối với mạng truyền dẫn(ống chính), còn các nhánh phân phối ta lấy theo cấu tạo(kinh nghiệm) Khi thiết kế

hệ thống cấp nước cho xí nghiệp công nghiệp cần lưu ý là giữa ống truyền dẫn và nhánh phân phối không có sự khác biệt lớn Khi vạch tuyến cần tính sao cho ống truyền dẫn chính đi tới nơi tiêu thụ theo con đường ngắn nhất

Bảng 3 1 Vận tốc kinh tế

Định lý 1: Tổng đại số của lưu lượng tại mỗi nút phải bằng không, nếu qui ước lưu lượng

đến nút đó là dương (Q) và đi ra khỏi nút là âm (q) Tức là : Σqi + ΣQj = 0

Định lý 2: Đối với MLCN vòng, tổng đại số tổn thất áp lực của mỗi vòng sẽ bằng không

Nếu ta qui ước tổn thất áp lực của các đoạn ống trong 1 vòng có hướng nước chảy theo chiều kim đồng hồ là dương và ngược lại là âm thì Σh = 0

Thực tế điều này khó đạt khi tính toán bằng phương pháp “thủ công” nên qui ước

Σh = Δh ≤ 0,5 m đối với vòng con

Σh = Δh ≤ 1,5 m đối với vòng bao lớn

Quy định dấu của Δh và Δq theo bảng sau

Trang 25

Bảng 3 2 Dấu của Δh và Δq

Trang 26

Hình 3 1 Mạng lưới cấp nước hiện hữu

Trang 27

Đường ống cấp nước chính được lắp đặt trên các tuyến đường: Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Trần Phú, Nguyễn Hữu Thọ, Hùng Vương, Ngô Gia Tự Đây

là các tuyến đường giao thông chính của thành phố, đi ngang qua khu công nghiệp An Phú- Tp Tuy Hòa, và các khu dân cư đông đúc Đường ống chính được kết nối với nhau thành mạng vòng Có 2 phương án bố trí đài nước được đưa ra trong đồ án để lựa chọn phương án phù hợp nhất

Trang 28

Phương án mạng lưới quy hoạch năm 2030: Đài nước ở đầu mạng

Hình 3 2 Mạng lưới năm 2030, trường hợp đài ở đầu mạng

Trang 29

Phương án năm 2030: Đài nước ở cuối mạng

Hình 3 3 Mạng lưới năm 2030, trường hợp đài ở cuối mạng

Trang 30

3.2.2 Tính toán MLCN hiện hữu

Tiêu chuẩn cấp nước của 1 người: 150l/ ngày đêm, theo TCXD33-2006

Tỉ lệ dân số được cấp nước: 90%

1) Nhu cầu dùng nước sinh hoạt của các khu dân cư và công trình công cộng:

q là tiêu chuẩn cấp nước của 1 người, 150l/s Theo TCXD 33-2006

N là dân số hiện trạng

f là tỉ lệ dân số được cấp nước

TCXD 33-2006

Lấy bằng 25% tổng các nhu cầu dùng nước bên trên:

Lấy bằng 10% tổng các nhu cầu dùng nước bên trên:

1 http://bqlkkt.phuyen.gov.vn/khu-kt-khu-cn/cac-khu-cong-nghiep/kcn-an-phu.html

Trang 31

Kh,max= αmax βmax

Trang 33

Giờ dùng nước lớn nhất từ 16-17 giờ, với lưu lượng= 4713,13 m3/h= 1309,25 l/s

b) Phân bố lưu lượng sơ bộ cho mạng hiện hữu

Xác định lưu lượng đơn vị dọc đường

Trong đó:

nhất

tế

Hệ số phục vụ

Chiều dài tính toán

Lưu lượng đơn

vị dọc đường

Lưu lượng dọc đường

Trang 34

Tổng lưu lượng dọc đường

Lưu lượng tập trung

Lưu lượng nút

Trang 35

Lưu lượng sơ bộ cho mạng hiện hữu:

Hình 3 4 Phân bố lưu lượng mạng hiện hữu

Trang 36

Mạng lưới hiện hữu đủ đáp ứng cho nhu cầu dùng trong tương lai gần, nhưng không đảm bảo nhu cầu đến năm 2030, khi dân số gia tăng và tỉ lệ dân số được cấp nước cũng tăng theo, vì vậy cần tính toán, thiết kế nhằm xây dựng cải tạo mạng lưới để đáp ứng nhu cầu đến năm 2030

3.2.3 Tính toán thủy lực MLCN phương án 2030

a) Xác định quy mô dùng nước

= 241657 người

Tiêu chuẩn cấp nước của 1 người: 150l/ng ngày đêm, theo TCXD33-2006

( Tạm cho rằng Thành phố Tuy Hòa đến năm 2030 vẫn là đô thị loại II, nên tiêu chuẩn cấp nước cho một người không thay đổi)

Tỉ lệ dân số được cấp nước: 99%

1 Nhu cầu dùng nước sinh hoạt của các khu dân cư và công trình công cộng:

q là tiêu chuẩn cấp nước của 1 người, q= 150l/ng ngày đêm

N là dân số dự kiến năm 2030, N= 241653 người

f là tỉ lệ dân số được cấp nước, f= 99%

TCXD 33-2006

Lấy bằng 25% tổng các nhu cầu dùng nước bên trên:

Lấy bằng 10% tổng các nhu cầu dùng nước bên trên:

2

Trang 37

/ngày

Bảng tổng hợp lưu lượng nước dùng trong 1 ngày của đô thị:

Kh,max= αmax βmax

Trang 39

Ta có lưu lượng tổng ở đây là lưu lượng đã trừ lượng nước sử dụng cho bản thân nhà

Biểu đồ 3 1 Biểu đồ tiêu thụ nước theo các giờ trong ngày

b) Chọn chế độ làm việc của trạm bơm cấp II Tính thể tích bể chứa và đài nước

Vì trạm bơm cấp I hoạt động điều hòa cấp nước vào công trình xử lí nên công suất giờ

Trang 40

tiêu thụ nước của khu vực Vì vậy dựa vào biểu đồ dùng nước của thành phố ta chia quá trình hoạt động của trạm bơm cấp II thành 2 bậc:

- Bậc I: thời gian hoạt động từ 22h-5h (với 2 bơm công tác)

- Bậc II: thời gian hoạt động từ 6h-21h (với 3 bơm công tác)

Khi có nhiều bơm cùng làm việc thì các hệ số hoạt động đồng thời của các bơm như sau:

- 2 bơm làm việc đồng thời: α = 0,9

- 3 bơm làm việc đồng thời: α = 0,88

- 4 bơm làm việc đồng thời: α = 0,85

Cấp độ I: trạm bơm cung cấp 2,63% tổng nhu cầu dùng nước liên tục trong 5 giờ; cấp độ

II trạm bơm cung cấp mỗi giờ 4,8% tổng nhu cầu dùng nước trong 19 giờ còn lại, khi đó: (2,63.7)+(4,8.17) ≈ 100% tổng nhu cầu dùng nước

- Chế độ làm việc Bậc I từ 22-4h ta dùng 2 bơm chạy với lưu lượng mỗi bơm là

- Chế độ làm việc Bậc II từ 5-21h ta dùng 3 bơm chạy với lưu lượng mỗi bơm là

Đường kính ống hút và các phụ tùng kèm theo phải căn cứ vào vận tốc nước chảy theo TCXD 33-2006

Bảng 3 8 Vận tốc nước chảy trong trạm bơm

0,8 - 2,0 1,0 - 3,0 1,5 - 4,0

Chọn ống hút có đường kính 800mm

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. TCXDVN 33 – 2006 Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, nhà xuất bản Bộ xây dựng, Hà Nội 3/2006 Khác
[2]. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005 Khác
[3]. Hướng dẫn đồ án môn học mạng lưới cấp nước( Khoa Môi Trường- Bộ môn CTN) Khác
[4]. Nguyễn Thị Hồng, Các bản tính toán thủy lực, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2001 Khác
[5]. Quyết định Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình 2016 của Bộ Xây Dựng Khác
[6]. Dự thảo giáo trình tin học chuyên ngành CTN- Khoa môi trường- Bộ môn CTN Khác
[7]. TCVN 2262 : 1995 phòng cháy chữa cháy nhà và công trình - yêu cầu kỹ thuật Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w