Kế hoạch sử dụng đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đ
Trang 1DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban nhân dân
TNMT Tài nguyên môi trường
SDĐĐ Sử dụng đất đai
HĐND Hội đồng nhân dân
QH, KHSDĐ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
BND Ban nhân dân
KT-XH Kinh tế - Xã hội
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 28
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 29
Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2017 30
Bảng 2.4 Đánh giá kết quả thực hiện đất nông nghiệp năm 2017 32
Bảng 2.5 Đánh giá kết quả thực hiện đất phi nông nghiệp năm 2017 34
Bảng 3.1 Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 53
Bảng 3.2 Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 55
Bảng 3.3 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2018 63
Bảng 3.4 Danh mục công trình, dự án trong năm kế hoạch 2018 66
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Tính chất và đặc điểm đất đai 6 Hình 2.1 Sơ đồ vị trí huyện Cầu Kè 18
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa thực tiễn 3
6 Bố cục của luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Tổng quan về đất đai 5
1.1.2 Quy luật phân vùng sử dụng đất đai 7
1.1.3 Tổng quan về QH, KHSDĐĐ 9
1.1.4 Tổng quan về công tác QHSDĐĐ trên thế giới 12
1.1.5 Những bất cập trong QHSDĐ hiện nay 14
1.2 Cơ sở pháp lý 15
1.2.1 Các văn bản pháp lý chung 15
1.2.2 Các văn bản pháp lý trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và huyện Cầu Kè 16
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH 18
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 18
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 18
2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 22
2.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 26
2.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai 27
2.2.1.Công tác đo đạc, bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ 27
2.2.2 Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 27
2.2.3 Công tác lập quy hoạch sử dụng đất 28
2.2.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất 28
2.2.5 Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai 28
Trang 52.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 28
2.3.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2017 28
2.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong năm 2017 30
2.4 Kết quả thực hiện KHSDĐ năm 2017 32
2.4.1 Đánh giá kết quả đạt thực hiện KHSDĐ năm 2017 32
2.4.2 Tính hợp lý của phương án kế hoạch với tiềm năng đất đai 38
2.4.3 Đánh giá những tồn tại trong thực hiện KHSDĐ năm trước 40
2.4.4 Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện KHSDĐ năm trước 41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 42
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH 43
3.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 43
3.1.1 Mục tiêu chung 43
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 44
3.2 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2018 44
3.2.1 Dự báo nhu cầu sử dụng đất 44
3.2.2 Khả năng đáp ứng chất lượng – số lượng đất đai 52
3.2.3 Phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng đất 52
3.2.4 Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích 62
3.2.5 Diện tích đất cần thu hồi 64
3.2.6 Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng 65
3.2.7 Danh mục các công trình, dự án trong năm kế hoạch 66
3.2.8 Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm KHSDĐ 69
3.3 Giải pháp tổ chức thực hiện KHSDĐ 70
3.3.1 Xác định các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường 70
3.3.2 Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện KHSDĐ 71
3.3.3 Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư 71
3.3.4 Giải pháp về khoa học công nghệ 72
3.3.5 Giải pháp khác 72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, dân số đông mật độ lớn, phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành ngày càng cao Vì vậy qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững là việc làm hết sức quan trọng Giúp cho các cấp các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai vừa đáp ứng được yêu cầu “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai” vừa tránh được việc sử dụng chồng chéo, sai mục đích gây lãng phí, hủy hoại môi trường đất, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của xã hội
Huyện Cầu Kè là một huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Trà Vinh, ven Sông Hậu Trong những năm gần đây nền kinh tế huyện Cầu Kè phát triển khá nhanh, đời sống người dân từng bước được cải thiện Trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang tạo ra những bước tiến cho sự tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội luôn đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, nhu cầu phát triển cơ sở
hạ tầng xã hội, cùng với nhu cầu sử dụng đất của các ngành các lĩnh vực ngày càng nhiều, trong khi đó diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện lại có hạn Chính
vì vậy để có giải pháp hợp lý và khoa học trong việc khai thác tiềm năng đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm khi sử dụng quỹ đất của huyện thì cần phải lập KHSDĐ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai 2013 quy định kế hoạch
sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm Do đó, kế hoạch sử dụng đất năm
2018 huyện Cầu Kè là nhiệm vụ phải thực hiện, nhằm cụ thể hóa công tác quản
lý và sử dụng đất trong năm 2018 Kế hoạch sử dụng đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái và đây cũng là cơ
sở pháp lý giúp UBND huyện có căn cứ pháp lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời có đầy đủ cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng và khai thác tài nguyên đất đai
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi nghiên cứu thực hiện đề tài “Xây dựng
kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh”,
để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn liền với phát triển nông thôn
Trang 72 Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức triển khai thực hiện công tác lập KHSDĐ năm 2018, nhằm mục tiêu đáp ứng đầy đủ các loại đất để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; làm cơ sở pháp lý cho thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai,
là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất
Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong kế hoạch năm 2018 của tất cả các dự
án, công trình thực hiện trên địa bàn huyện của các nghành Trung ương, Tỉnh, của huyện và các xã, thị trấn trong huyện
Góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, xây dựng các hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, ổn định và phát triển các khu dân cư
đô thị, nông thôn, các khu dịch vụ, du lịch, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách từ đất đai
Nhiệm vụ của luận văn
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý về quy hoạch sử dụng đất đai
Kiểm kê đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng KHSDĐ năm 2018 trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Đánh giá kết quả thực hiện KHSDĐ năm 2017 nhằm rút ra những kết quả đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục trong xây dựng KHSDĐ năm 2018
Xác định các chỉ tiêu điều chỉnh sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho huyện đến năm 2018 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã
Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2018 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã
Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2018 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã
Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đất đai, các chính sách của nhà nước liên quan đến đất đai, quy luật phân vùng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của huyện
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đơn vị hành chính huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh Phạm vi thời gian: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2018
Trang 8Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Cầu Kè, nhằm đưa ra những phương hướng và kế hoạch sử dụng đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Điều tra, thu thập những số liệu, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Cầu Kè thông qua các trang thông tin huyện, báo cáo thuyết minh, sách báo và Internet
Phương pháp kế thừa
Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện, quy hoạch của các ngành
đã và đang được xây dựng có liên quan đến việc sử dụng đất để so sánh biến động đất đai; đồng thời tiếp tục đưa vào kế hoạch những công trình, dự án chưa được thực hiện nhưng phù hợp với kinh tế - xã hội của huyện
Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại theo nhóm, thống kê diện tích theo từng loại đất cho từng công trình, dự án đã thực hiện theo kế hoạch hoặc chưa thực hiện theo kế hoạch hoặc hủy bỏ; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất
đã phê duyệt So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương
án kế hoạch sử dụng đất
Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ
Là phương pháp thể hiện kết quả nội dung nghiên cứu trên không gian đồ họa với những cơ sở toán học thống nhất với tỷ lệ bản đồ được quy định nhằm phản ánh minh họa kết quả nghiên cứu Các thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ KHSDĐ của huyện
Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, các chuyên viên đang công tác trong lĩnh vực đất đai và giảng viên hướng dẩn
Trang 9Đối với người làm luận văn, việc nghiên cứu phải dựa trên nhiều thông tin
từ đó tổng hợp phân tích nên giúp người thực hiện nâng cao kinh nghiệm thực tế trong quá trình thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp phân tích vấn đề Trong quá trình nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên ngành quy hoạch, hiểu được mặt được, mặt trái trong công tác lập QH, KHSDĐ
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý xây dựng kế hoạch sử dụng đất
Chương 2: Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Chương 3: Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Cầu Kè
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về đất đai
a Khái niệm
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự nhiên Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất vật chất cũng như đời sống kinh tế - xã hội của mỗi lĩnh vực, của mỗi quốc gia Đối với từng ngành cụ thể thì đất đai có vị trí, tầm quan trọng khác nhau Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai
là vô cùng cần thiết
Đất đai là một phần bề mặt tơi xốp của lớp vỏ trái đất, chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, sinh vật Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên, một loại tư liệu sản xuất, chỉ tất cả các lục địa
và mặt nước trên bề mặt trái đất Đất đai nghĩa hẹp chỉ bộ phận lục địa trên bề mặt trái đất
Luật đất đai 2013 cũng đã định nghĩa “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người
Để hiểu rõ hơn về khái niệm đất đai cần phải phân biệt rõ các khái niệm khác nhau giữa lãnh thổ, đất và đất đai:
- Lãnh thổ là địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc trong không gian và
thời gian xác định, thuộc phạm trù địa lý - dân tộc
- Đất là lớp bề mặt trái đất hiểu theo nghĩa rộng hơn so với khái niệm thổ nhưỡng, thuộc phạm trù địa lý - tự nhiên
- Đất đai là kết quả của mối quan hệ tổng hoà giữa đất và hoạt động kinh
tế xã hội của con người trong cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định, về mặt không gian thì đất đai bao gồm cả phần bề mặt với không gian bên trên và
bề sâu trong lòng đất, đất đai thuộc phạm trù địa lý - kinh tế
Đất đai được hiểu bao gồm đất và người, trong đó, con người là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của đất đai, không có con người chỉ
có đất và trái đất Đất đai có các tính chất tự nhiên và tính chất xã hội
Trang 11- Tính chất tự nhiên là các đặc điểm không gian, địa hình, địa mạo, địa chất, địa chấn và các đặc điểm lý hóa sinh của môi trường đất, cũng như các đặc điểm kỹ thuật hạ tầng của đất đai
- Tính chất xã hội của đất đai là các đặc điểm văn hóa - xã hội và kinh tế của con người
- Các tính chất này trong mối quan hệ với con người xuất hiện các phạm trù chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội Tự bản thân đất đai thì không có khái niệm chất lượng và vị thế Chất lượng đối với ai, vị thế trong mắt ai
- Các phạm trù này mang tính bất định bởi vì được xác định trong mối quan hệ giữa con người với các tính chất tự nhiên và xã hội của đất đai Chất lượng và vị thế của đất đai được đánh giá phụ thuộc vào trạng thái tình cảm của con người, mà con người luôn ở trạng thái tình cảm hai chiều lẫn lộn là yêu thích và ghét bỏ, có nguồn gốc từ tình cảnh lưỡng nan vừa tự do và vừa phụ thuộc của mình Khi yêu thích thì đất đai được cho là có chất lượng tốt và vị thế cao, còn khi ghét bỏ thì đất đai có chất lượng xấu và vị thế thấp
- Tính bất định của chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội của đất đai, là hai thuộc tính cấu thành giá trị hữu hình và vô hình của đất đai, làm cho giá trị của đất đai không được xác định một cách nhất quán, mà là ngẫu nhiên Đây chính là nguyên nhân làm xuất hiện chức năng định giá và thẩm định giá đất
Hình 1.1 Tính chất và đặc điểm đất đai
b Vai trò của đất đai
Đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai
từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng
là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh
Trang 12điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có
bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia
Tuy nhiên vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau:
- Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng
dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản) Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất
- Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo )
và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…) Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản là sử dụng đất
Mục đích sử dụng đất nêu trên biểu lộ rõ nét trong các khu vực kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công năng nào
đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu
Qua đó ta thấy, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ
1.1.2 Quy luật phân vùng sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản xuất và là không gian phát triển đô thị Đất đai là không gian phân bố các hoạt động kinh tế - xã hội của con người Các hoạt động này diễn ra trên bề mặt trái đất nhưng lại có tính tập trung, từ đó hình thành các trung tâm và hệ thống vị trí trung tâm với các cấp độ khác nhau
Trang 13Vị trí trung tâm là điểm nút trao đổi thông tin, hàng hóa và dịch vụ cho các dân cư xung quanh nó nhằm giảm thiểu chi phí lưu thông Nếu không có vị trí trung tâm thì con người sẽ mất nhiều chi phí vật chất và thời gian lưu thông
để thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau Mỗi vị trí trung tâm có một bán kính phục vụ nhất định Cấp độ của vị trí trung tâm được xác định bởi tính chất tiêu thụ của loại hàng hóa và dịch vụ mà nó cung ứng: hàng hóa và dịch vụ
có tính chất tiêu dùng thường xuyên thì mức độ tập trung thấp, mức độ phân tán cao, vị trí các trung tâm thực hiện các chức năng trao đổi và cung ứng hàng hóa, dịch vụ này có cấp độ thấp Ngược lại, các loại hàng hóa và dịch vụ có tính chất tiêu dùng không thường xuyên thì mức độ tập trung cao, vị trí các trung tâm thực hiện các chức năng trao đổi và cung ứng hàng hóa, dịch vụ này có cấp độ cao
Các vị trí trung tâm phân bố tương đối với nhau trong không gian theo nguyên tắc thị trường, nguyên tắc giao thông và nguyên tắc hành chính hình thành hệ thống trung tâm Trong một hệ thống vùng thị trường của các vị trí trung tâm là hình lục giác đều
Do tính hướng tâm của tất cả người tiêu dùng và nhà sản xuất mà hình thành các phân vùng SDĐĐ khác nhau trong không gian
Cơ chế phân vùng SDĐĐ trước tiên được đề cập nghiên cứu bởi Von Thunen (1826) Von Thunen chỉ lý giải phân vùng đất đai nông nghiệp Chia đất đai nông nghiệp thành các vùng: vùng vành đai cây xanh, vùng trồng lúa, vùng trồng cỏ, vùng trồng rừng Ông kết luận rằng việc bố trí cây trồng chỉ có giá trị trong phạm vi khoảng cách nhất định từ thị trường đến nơi sản xuất
Về sau cơ chế phân vùng SDĐĐ được phát triển bởi William Alonso (1964) William Alonso chỉ lý giải phân vùng đất đai trong không gian đô thị Chia đất ở đô thị thành 3 vùng: vùng thương mại - dịch vụ, vùng khu dân cư, vùng công nghiệp
Hai ông này dựa theo chi phí vận tải hàng hóa và dịch vụ đến vị trí trung
tâm để trao đổi, từ đó rút ra kết luận giữa giá – mục đích sử dụng – khoảng cách
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Sau này, năm 2000, một nghiên cứu của Edward Glaeser đã chứng minh chi phí vận chuyển ngày càng kém quan trọng trong việc hình thành các vị trí trung tâm và phân vùng chức năng đất đai trong không gian Trong thời kỳ hiện nay cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông và phương tiện vận tải thì chi phí vận chuyển giảm mạnh, chiếm một vị trí không đáng kể trong cơ cấu giá cả tiêu thụ hàng hóa, do vậy chi phí vận chuyển không còn là yếu tố đóng vai trò quyết định chi phối trong quá trình phân vùng đất đai
Vì vậy, cơ chế phân vùng SDĐĐ được lý giải theo cách khác trong lý thuyết “Vị thế - Chất lượng” Theo đó, các phân vùng chức năng đất đai là hệ quả của sự lựa chọn cạnh tranh về chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội của đất đai Mỗi loại hình kinh doanh, mỗi người có nhu cầu khác nhau về vị thế và chất
Trang 14cầu cao về vị thế thì sẽ lựa chọn vị trí tiệm cận vào trung tâm Nông nghiệp và công nghiệp có nhu cầu cao về chất lượng tự nhiên, về độ phì và diện tích thì sẽ chọn vị trí ngoại vi trung tâm Cùng với mức độ lợi nhuận của tư bản trong các ngành nghề khác nhau thì có khả năng chi trả cho việc thuê đất, từ đó hình thành
các mức giá khác nhau tại các vị thế khác nhau Giá đất – mục đích sử dụng – vị thế của đất đai có quan hệ chặt chẽ với nhau
1.1.3 Tổng quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo
không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các nghành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh
tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định
KHSDĐ là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực
hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
b Đặc điểm quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:
Tính lịch sử xã hội: Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ
giữa người với đất đai - yếu tố tự nhiên cũng như quan hệ giữa người với người
và nó thể hiện đồng thời hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ sản xuất Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất Tính chất lịch
sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò lịch sử của nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội, thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy hoạch sử dụng đất
Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ
yếu ở hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất đai cho toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế quốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các loại đất chính)
+ Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu
Trang 15kinh tế - xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định
Tính dài hạn: Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời
hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế
xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến
Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng
đất chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như trong kế hoạch ngắn và trung hạn do vậy nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lược chỉ đạo vĩ mô Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng
ổn định
Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị
và chính sách xã hội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển
ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái
Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước,
theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - Tiếp tục thực hiện ” với chất lượng, mức
độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao
c Nguyên tắc, căn cứ và nội dung của việc lập KHSDĐ cấp huyện
Nguyên tắc lập quy hoạch, KHSDĐ
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh
Trang 16- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- Dân chủ và công khai
- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường
- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, KHSDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt
Căn cứ lập KHSDĐ hằng năm cấp huyện bao gồm
- Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các nghành, lĩnh vực, của các cấp;
- Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện KHSDĐ
Nội dung KHSDĐ hằng năm cấp huyện bao gồm
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện KHSDĐ năm trước;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong KHSDĐ cấp tỉnh
và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;
- Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án
sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai năm
2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
- Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai năm 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ KHSDĐ hàng năm của cấp huyện;
- Giải pháp thực hiện KHSDĐ
Trang 171.1.4 Tổng quan về công tác quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
a Vài nét về lịch sử quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai được thừa nhận trên thế giới cũng như ở Việt Nam là khâu nghiên cứu về đất đai nhằm đưa đất vào sử dụng một cách có hiệu quả Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nghiên cứu theo ngành sử dụng đất đai và theo các cấp vùng lãnh thổ rộng lớn tới những nông trường, trang trại,
xí nghiệp , thậm chí tới từng lô đất, thửa đất
Việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai theo góc độ quy hoạch sử dụng đất của một ngành như nông nghiệp đã có từ rất lâu Sở dĩ như vậy vì lúc đầu đất đai chỉ được chú ý ở khía cạnh là tư liệu sản xuất trong nông nghiệp Quá trình công nghiệp hóa đã tác động ngày càng mạnh đến sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số đã làm cho đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp lại Do đó, vào những năm đầu của thế kỷ 20 đã xuất hiện tư tưởng quy hoạch sử dụng đất đai đối với ngành nông nghiệp Từ đó đã làm xuất hiện tư tưởng quy hoạch sử dụng đất đai cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong một ranh giới lãnh thổ nhất định Tuy nhiên, trong thời kỳ này, quy hoạch sử dụng đất mới chỉ được hình thành trong ý tưởng chứ chưa được thực hiện trên thực tế do thiếu cơ sở khoa học và phương pháp tiến hành
Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là tổ chức Lương thực và nông nghiệp thế giới FAO đã nhận thấy việc sử dụng đất đai không thể giải quyết riêng rẽ theo từng ngành mà phải giải quyết, xem xét một cách toàn diện theo ba vấn đề lớn là kinh tế, xã hội và môi trường Từ đó, quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng và áp dụng trong thực tế
b Sơ lược về quy hoạch sử dụng đất đai ở một số nước
* Áo: Ở Áo, vai trò của Chính phủ bị hạn chế trong việc lập và thực hiện quy hoạch Cơ chế tiến hành ở đây là tất cả các cấp lập quy hoạch đều tiến hành đồng thời bao gồm cả các tổ chức cũng như thành viên xã hội thông qua hội nghị quy hoạch quốc gia Hội nghị này đưa ra các quan điểm và mục tiêu cho cả nước Những ý kiến của hội nghị được đưa lên cấp trung ương và đưa xuống cấp vùng địa phương để thực hiện
* Đức: Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn Chính phủ Liên bang cùng với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng Các hướng dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau đó được xây dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng
* Nam Phi: Đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do Chính phủ thiết kế với sự tham gia của Chính quyền các tỉnh Đồ án quy hoạch cấp quốc gia này được coi là căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ
án chi tiết hơn với sự kết hợp của các đơn vị chính quyền cấp thấp hơn Các đồ
án quy hoạch tiếp theo (cấp quận, huyện) được xây dựng với sự tham gia của các chủ sử dụng đất
Trang 18* Đài Loan: Đài Loan chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất đai theo từng cấp khác nhau, từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất đai trong từng giai đoạn và các cấp quy hoạch được tiến hành như sau: Quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan, Quy hoạch sử dụng đất theo vùng, Quy hoạch phát triển tổng hợp của huyện, thành phố, Quy hoạch
đô thị và Quy hoạch sử dụng đất phi đô thị
* Liên Xô (cũ): Có 4 cấp quy hoạch gồm:
- Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang
- Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và các nước cộng hòa
- Quy hoạch sử dụng đất các vùng và huyện
- Quy hoạch sử dụng đất liên xí nghiệp và xí nghiệp
Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai ở các nước phát triển tương đối hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện QH, KHSDĐĐ được triển khai tốt, sử dụng đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường Ở các nước kém phát triển do thiếu kinh phí và cán bộ có trình độ chuyên môn, nên hệ thống Luật đất đai không đồng bộ, hệ thống QHSDĐ không có hiệu quả cao, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế
c Quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ
Thời kỳ trước những năm 1980 quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi
là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ được đề cập đến như là một phần của quy hoạch phát triển nông nghiệp Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất đai được lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp đã được xúc tiến vào năm 1962 nhưng chủ yếu là do các ngành chủ quản tiến hành cùng với một số tỉnh, ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ
Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, nước ta đã soạn thảo và được Chính Phủ phê duyệt phương án phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản theo bảy vùng và trên địa bàn lãnh thổ là cấp tỉnh Các phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên trong đó có tính toán quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp Tuy nhiên, do mục đích đề ra ngay từ đầu là chỉ để phục vụ phát triển nông lâm nghiệp nên các loại đất khác chưa được đề cập tới Bên cạnh đó, do còn thiếu nhiều tài liệu, chưa tính được khả năng đầu tư nên các phương án này có tính khả thi không cao
QH, KHSDĐ lần đầu tiên được quy định tại Điều 11 Luật đất đai năm
1987 Luật này giao nhiệm vụ lập quy hoạch, KHSDĐ cho Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ, ngành ở Trung ương và UBND các cấp Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có được cơ sở pháp lý quan trọng Song cùng với sự trầm lắng của công tác quy hoạch nói chung sau một thời kỳ triển khai rầm rộ, công tác quy hoạch sử dụng đất cũng chưa được xúc tiến như Luật đã quy định Nguyên nhân của vấn đề này là do nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách lớn lao khi chuyển sang cơ chế thị
Trang 19trường Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tăng quyền tự chủ cho nông dân và thực thi các chính sách đổi mới khác Công tác quy hoạch cấp xã trong giai đoạn này nổi lên như một vấn đề cấp bách
về giao đất, cấp đất,… Đây là mốc đầu tiên trong việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên khắp các xã của cả nước Tuy vậy còn nhiều hạn chế về nội dung và phương pháp thực hiện
Khi Luật đất đai 1993 ra đời, nội dung QHSDĐ đã được quy định cụ thể hơn Đặc biệt từ năm 1995, Chính phủ đã chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất đai một cách chặt chẽ hơn, cụ thể hơn Trong thời gian này, Tổng cục địa chính (cũ) đã xây dựng báo cáo quy hoạch, KHSDĐ đai của cả nước đến năm
2010 để chính phủ trình ra quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 10 và 11 Tại kỳ họp thứ
11, Quốc hội đã thông qua KHSDĐ đai cả nước giai đoạn 1996-2000 Đây là lần đầu tiên, có một báo cáo về quy hoạch, KHSDĐ tương đối đầy đủ các khía cạnh
về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường đối với việc khai thác sử dụng đất đai cho một thời gian tương đối dài được soạn thảo theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới và có điều tra thống kê để tổng hợp từ dưới lên
Đến khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực đã tập trung vào hoàn chỉnh
hệ thống QH, KHSDĐ với 10 điều quy định cụ thể từ nguyên tắc, căn cứ, nội dung, cách thức lập và điều chỉnh đến thẩm quyền, thẩm định, xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện
Hiện nay, cả nước cũng như các địa phương đều tập trung xây dựng
lập QH, KHSDĐ theo quy định của Luật đất đai 2013 Việc lập KHSDĐ hằng
năm cấp huyện theo quy định Luật đất đai 2013 là nội dung bắt buộc, chi tiết hóa nội dung QHSDĐ của huyện đã phê duyệt, làm cơ sở xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong KHSDĐ cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch; Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã; cũng như có cơ sở để thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật định
1.1.5 Những bất cập trong quy hoạch sử dụng đất hiện nay
a Bất cập trong tư duy về quy hoạch
Tư duy quy hoạch là rất mạch lạc nhưng trên thực tế không thể thực hiện được vì cách phân loại đất trong quy hoạch theo nguyên tắc tương đồng, các loại đất luôn xen kẽ nhau nên không thể khoanh định được
Luật đất đai 2003 chỉ chú trọng về chu chuyển các loại đất mà quên đi cấu trúc của đất đai, tức tính vùng và tính liền kề của đất đai, nhìn vào phương án quy hoạch người sử dụng đất không thấy được tiềm năng thực thụ của đất đai
Trang 20Ngày nay diện tích đất đai không còn quan trọng, mà vùng đất đai có tầm quan trọng hơn so với tổng diện tích
QHSDĐ có hai chức năng chính, thứ nhất là cân đối nguồn lực quốc gia
và thứ hai là làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Với chức năng cân đối nguồn lực quốc gia thì tư duy quy hoạch theo tổng diện tích như hiện nay là không khả thi Hiện nay quá trình đô thị hóa cần phân vùng và xác định mối liên hệ vùng Chức năng cân đối nguồn lực quốc gia là rất quan trọng nhưng khi thực hiện quy hoạch vượt chỉ tiêu hoặc không đủ chỉ tiêu thì không có biện pháp chế tài nào được đưa ra Đồng thời với chức năng làm căn cứ cho thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… thì QHSDĐĐ vẩn chưa phát huy được hiệu quả
b Bất cập trong mối quan hệ với các ngành quy hoạch khác
Với quy hoạch đô thị: Theo pháp luật hiện nay thẩm quyền cao nhất phê duyệt quy hoạch đô thị là thủ tướng Nhưng đối với QHSDĐ thì là Quốc hội Căn cứ vào thẩm quyền thì QHSDĐ có tính pháp lý cao hơn Nhưng trên thực tế quy hoạch đô thị lại có vai trò quan trọng hơn
Với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội: QHSDĐ dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ thực hiện Như vậy, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng, nhưng Hiến pháp lại không có điều khoản nào đề cập đến quy hoạch tổng thể Đồng thời về mặt nội dung giữa hai quy hoạch này có rất nhiều điểm trùng lấp gây tốn kém
c Bất cập trong phân kỳ quy hoạch
Theo hệ thống quy hoạch Việt Nam thì quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội được thực hiện trước, QHSDĐ là bước trung gian phân bổ quỹ đất cho các nghành trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Nếu xem xét cho
kỳ quy hoạch thì quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và QHSDĐ có kỳ là 10 năm nhưng quy hoạch nghành lại có kỳ từ 15 – 20 năm
Bên cạnh đó, QHSDĐ và quy hoạch nghành được lập đầu kỳ và căn cứ vào quy hoạch tổng thể để làm bộ khung, nhưng thực tế quy hoạch tổng thể thường được lập không đúng thời hạn Vì vậy, QHSDĐ và quy hoạch nghành không có căn cứ để thực hiện, do đó tiến độ thực hiện thường không đúng theo quy định tạo nên sự bất cập rất lớn trong việc phân kỳ quy hoạch
1.2 Cơ sở pháp lý
1.2.1 Các văn bản pháp lý của Trung ương
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013;
Luật Đất đai năm 2013 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Trang 21Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, KHSDĐ;
Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ (Nội dung quy định tại Điều 3 Chương II Quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển)
1.2.2 Các văn bản pháp lý của địa phương
Công văn số 1372/STNMT-CCQLĐĐ ngày 27/10/2017 của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh về việc lập KHSDĐ năm 2018;
Công văn 3530/UBND-NN ngày 30/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc lập KHSDĐ năm 2018;
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cầu Kè đến năm 2020 theo Quyết định số 1057/QĐ-UBND ngày 24/08/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh;
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Cầu Kè nhiệm kỳ 2015 – 2020;
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016 - 2020) tỉnh Trà Vinh;
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất (2016 - 2020) huyện Cầu Kè;
Quyết định số 1057/QĐ-UBND ngày 24/08/2012 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cầu
Kè đến năm 2020;
Nghị quyết số 27/NQ-HĐND, ngày 09/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh
Trang 22TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên một cách tổng quan về cơ sở lý luận của đề tài trong
đó có các khái niệm về đất đai, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy tắc, căn cứ pháp lý để lập QH, KHSDĐ cũng như cho thấy được những khó khăn, bất cập mà công tác QHSDĐ hiện nay đang gặp phải
Việc lập QH, KHSDĐ phải dựa trên những quy tắc và quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất, khoa học và hợp lý phù hợp với nhu cầu đối với từng địa phương
QHSDĐ phù hợp đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững là việc làm hết sức quan trọng Giúp cho các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai vừa đáp ứng được yêu cầu “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai” vừa tránh được việc sử dụng đất chồng chéo, sai mục đích gây lãng phí, hủy hoại môi trường đất, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của xã hội
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cầu Kè nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Trà Vinh, ven Sông Hậu Trung tâm huyện nằm cách trung tâm Tp.Trà Vinh 41 km về phía Tây Bắc theo đường Quốc lộ 60 và Quốc lộ 54 Toàn huyện có 10 xã, 01 thị trấn với 70 ấp, khóm, vị trí địa lý của huyện được khái quát mô tả như sau:
- Phía Đông giáp với huyện Càng Long (Đông Bắc);
- Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng qua ranh giới là Sông Hậu;
- Phía Tây Bắc giáp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long;
- Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí huyện Cầu Kè
So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Cầu Kè nằm xa biển Đông về phía Sông Hậu nên ít bị ảnh hưởng mặn Đây là một trong những điểm thuận lợi trong khai thác sử dụng đất nông nghiệp so với các huyện trong tỉnh
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Cầu Kè mang tính chất chung của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên tương đối bằng phẳng Ngoài những giồng cát có địa hình cao đặc trưng (>1,8 m), phần lớn diện tích đất trong huyện có cao trình bình quân
Trang 24phổ biến từ 0,6 - 1,6 m Dọc theo Sông Hậu có địa hình khá cao (cao ven sông)
và thấp dần về hướng Đông (vào nội đồng)
Nhìn chung, địa hình huyện Cầu Kè thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu
và cây lâu năm Tuy nhiên, cục bộ tại một số khu vực trũng thấp thường bị ngập úng và gò cao thường bị khô hạn
Sự truyền triều từ sông Hậu vào nội đồng thông qua mạng lưới sông rạch với biên độ triều giảm dần
- Rạch Tân Dinh với chiều dài qua huyện khoảng 5,5 km chảy qua ranh giới huyện Trà Ôn, tại cửa sông có mặt cắt khá lớn vào bên trong hẹp và cạn
- Rạch Boong Bót – Bà Nghệ: Bắt nguồn từ Bến Cát chảy lên Tam Ngãi – Thông Hòa và nối thông với kênh Trà Ngoa
- Rạch Cầu Kè – Tổng Tồn: Bắt nguồn từ sông Boong Bót chảy qua thị trấn Cầu Kè, nối tiếp với kênh Tổng Tồn đến kinh Trà Ngoa
- Rạch Rùm Sóc: Chảy theo ranh giới xã Hòa Tân – Ninh Thới qua nội đồng xã Phong Phú – Châu Điền đến gặp kênh Bưng Dứa, kênh có mặt cắt khá lớn
- Rạch Mỹ Văn – 19/5: Chảy qua nội đồng xã Ninh Thới, Phong Phú, Phong Thạnh và đến gặp sông Cần Chông (Cầu Kè) mặt cắt tại cửa sông khá lớn
- Kênh Trà Ngoa chịu ảnh hưởng của kênh Bưng Trường – Ngãi Chánh, sông Càng Long, do ảnh hưởng của các kênh ngang bắt nguồn từ sông Hậu, sông Cổ Chiên tạo nên nhiều “giáp nước” trên kênh Đoạn kênh qua Huyện ở xã Thạnh Phú có chiều dài 7,6 km và mặt cắt khá lớn
Trang 25Nhìn chung, đất đai trong huyện Cầu Kè thích hợp cho việc trồng lúa và một số nơi trong huyện thích hợp trồng màu, cây ăn quả lâu năm
- Chế độ nắng và bức xạ: Huyện có tổng lượng bức xạ quang hợp dồi dào, phân phối khá điều hòa qua các tháng và ổn định qua các năm Lượng bức xạ tăng dần từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 4 đạt cao nhất là 8.400 cal/cm2 tháng
và sau đó giảm dần đến tháng 9 đạt thấp nhất là 5.300 cal/cm2 tháng
- Ẩm độ không khí: Do chịu ảnh hưởng của khối không khí biển nên độ
ẩm tương đối của không khí khá cao, độ ẩm lúc 7 giờ sáng đạt trên 90% Độ ẩm không khí tăng dần trong mùa mưa và giảm dần trong mùa khô Ngoài tháng 4, các tháng còn lại điều có độ ẩm tối cao (xấp xỉ 100%), độ ẩm tối thấp đạt từ 70
10 có lượng mưa tập trung cao nhất (hơn 250 mm/tháng)
- Hạn: Trong các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 (dương lịch) thường xảy ra hạn, chủ yếu là hạn 1 tuần liền với xác suất xảy ra hạn ở tuần thứ nhất tháng 7 đến 44% và tuần thứ hai tháng 8 là 22% Hạn 2 tuần liền có xảy ra nhưng xác suất thấp
- Sự bốc hơi nước: Lượng bốc hơi nước bình quân nhiều năm của các tháng biến thiên từ 48 mm vào tháng 7 đến 111 mm vào tháng 3, lượng bốc hơi nước cao nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
+ Đất cát giồng
Diện tích 513,53 ha (chiếm 2,11% diện tích đất tự nhiên của huyện), tập trung ở xã (Hòa ân, Phong Phú, Tam Ngãi) và rải rác ở xã (Phong Thạnh, Thông Hòa, Châu Điền, An Phú Tân)
Trang 26Đất có địa hình cao đặc trưng (> 1,8 m), sa cấu chủ yếu là cát pha ít thịt - sét, giữ nước kém, thoát nước nhanh, dinh dưỡng đất thấp mùa khô mực thủy cấp rút sâu 3 - 5m, không bị ngập nước
Hiện trạng sử dụng là địa bàn dân cư, kết hợp trồng hoa màu và cây lâu năm, hạn chế chính trong sử dụng canh tác là đất nghèo dinh dưỡng, thiếu nước tưới
+ Đất phù sa
Diện tích 16.822,56 ha (chiếm 69,16% diện tích đất tự nhiên của huyện), gồm các nhóm phụ:
- Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát (đất cát triền giồng): Khoảng
180 ha, ở dọc theo giồng cát ấp Trà Kháo, Giồng Lớn, Bà My thuộc (xã Hòa ân) Đất có địa hình khá cao (1,2 - 1,6 m), tầng mặt có sa cấu là sét pha cát tỷ lệ cát tăng theo chiều sâu Dinh dưỡng đất trung bình đến thấp, ngoài canh tác lúa còn thích hợp trồng hoa màu
- Đất phù sa chưa phát triển: 712,04 ha, phân bố ở ấp Tân Quy I, Tân Quy
II (xã An Phú Tân) và ấp Xẻo Cạn (xã Ninh Thới) Địa hình tương đối khá cao
và trong đất chưa có sự phân tầng rõ rệt, sa cấu là sét pha thịt đến thịt pha sét Tiềm năng dinh dưỡng khá cao và phần lớn diện tích được đào mương lên liếp trồng cây lâu năm
- Đất phù sa đã và đang phát triển: 15.930,52 ha, chiếm phần lớn diện tích đất và phân bố khắp nơi trong huyện Đất có sa cấu là sét đến sét pha thịt, độ dày tầng canh tác phổ biến là 20 - 30 cm, dinh dưỡng đất không cân đối (từ thấp đến trung bình) và có khuynh hướng giảm theo chiều sâu, đất có phản ứng hơi chua đến chua Khoảng 60% diện tích có tích tụ mùn trên mặt nên dinh dưỡng đất từ trung bình đến khá cao
Nhìn chung, đất phù sa thích hợp cho việc trồng lúa và một số nơi còn thích hợp trồng màu, cây lâu năm Vấn đề đặt ra là cần chú ý đầu tư thuỷ lợi, đảm bảo tưới tiêu chủ động, đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý như: Làm đất, bón phân và luân canh lúa - màu nhằm đạt hiệu quả cao
và tích tụ hữu cơ, cacbon và N% cao đến rất cao
- Đất phèn tiềm tàng: 3.423,30 ha, tập trung ở dọc theo sông Hậu thuộc 2
xã An Phú Tân, Ninh Thới; Các ấp: Rạch Nghệ, Ô Chích, Trà Mẹt (xã Thông Hòa) và xã Phong Phú Rải rác một số khu vực thuộc các xã: Tam Ngãi, Châu Điền, Phong Thạnh
Trang 27Nhìn chung, nhóm đất có tiềm năng dinh dưỡng khá cao, độc chất phèn ở tầng mặt còn ở mức thấp Tuy nhiên, do có sự hiện diện của tầng sinh phèn trong đất nên trong canh tác cần lưu ý về biện pháp thủy lợi (rửa phèn, ém phèn)
và biện pháp canh tác (làm đất, lên líp lập vườn) Đặc biệt là đối với đất có tầng sinh phèn ở độ sâu trong vòng 100 cm tầng mặt
Tóm lại, đất đai trong Huyện Cầu Kè chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa và đất phèn tiềm tàng Đặc điểm phẫu diện và tính chất đất thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm Tuy nhiên cần phải chú ý đến việc đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh và áp dụng biện pháp canh tác, bố trí cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng hợp lý theo điều kiện từng khu vực
Tài nguyên nước
+ Nước mặt
Nguồn nước trực tiếp cung cấp cho huyện Cầu Kè chủ yếu là sông Hậu, cùng với các hệ thống sông rạch như: Tân Dinh, Bông Bót - Bà Nghệ, Cầu Kè - Tổng Tồn, Rùm Sóc, Ngoài ra huyện còn ảnh hưởng triều của sông Cổ Chiên khá mạnh thông qua kênh Trà Ngoa ở phần đất xã Thạnh Phú
Tuy có hệ thống sông, rạch khá phong phú, nhưng hệ thống nước mặt của một số xã như: Phong Phú, Châu Điền, Ninh Thới cũng còn nhiều hạn chế vào mùa khô do rạch Mỹ Văn – 19 tháng 5 vận hành cống theo hướng ngăn mặn xâm nhập
+ Nước ngầm
Huyện Cầu Kè có 5 tầng chứa nước, ở tầng trên nguồn nước bị nhiễm mặn, 3 tầng tiếp theo ở giữa nước ngầm phong phú và chất lượng khá hơn và cuối cùng là tầng Miocene ở sâu nhất
Chiều sâu của 3 tầng chứa nước ở giữa, thay đổi từ 60 m đến 400 m và phổ biến từ 90 m đến 120 m
Tài nguyên khoáng sản
Về mặt địa chất, qua những kết quả thăm dò trong thời gian qua cho thấy Huyện hầu như không có tài nguyên khoáng sản nào đáng kể, chỉ có cát sông tập trung chủ yếu ở khu vực thuộc sông Hậu và xã An Phú Tân hầu hết ở dạng cát lẩn bùn, chỉ có khu vực ấp An Lộc (xã Hòa Tân) có hàm lượng cát chiếm đa số, trữ lượng có thể khai thác 30.000 m3/năm
2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng giá trị GDP (theo giá so sánh 2010) thực hiện 10,85%, đạt 99,93% so với kế hoạch Trong đó: Nông - lâm - thủy sản thực hiện 5,53%, đạt 99,83%; công nghiệp - xây dựng thực hiện 16,52%, đạt 100,06%; dịch vụ thực
Trang 28Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại, xây dựng cơ bản, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 31,7 triệu đồng đạt 106,89% so với kế hoạch
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Nông - lâm - ngư nghiệp: Tổng diện tích sản xuất năm 2017 là 31.287
ha, đạt 101,25% so với kế hoạch (31.000 ha), giảm 124,1 ha so với cùng kỳ, năng suất bình quân 6,15 tấn/ha; sản lượng đạt 192.479,3 tấn, đạt 103,82% so kế hoạch, tăng 3.197,3 tấn so với cùng kỳ
Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện là 956.222 con, tăng 116.752 con
so với cùng kỳ Về nuôi trồng thủy sản, trên địa bàn phát triển không ổn định, diện tích thả nuôi tăng nhưng sản lượng giảm so với cùng kỳ năm 2016 Trong năm, thả nuôi được 7,922 triệu con cá giống các loại, với diện tích 760 ha, đạt 97,94% kế hoạch (776 ha), tăng 2,88 ha so với cùng kỳ Sản lượng thu hoạch 7.142 tấn tôm, cá các loại, đạt 51,73% so với kế hoạch, giảm 6.662 tấn so với cùng kỳ
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino làm cho nước mặn xâm nhập lấn sâu vào đất liền, trong đó có một số tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn huyện Cầu Kè đã ảnh hưởng đến việc cung ứng nguồn nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các diện tích lúa, màu vụ đông xuân thuộc các xã: Hòa Tân, Phong Phú, Phong Thạnh, Ninh Thới và Châu Điền
Để chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất cần tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân ngưng triệt để xuống giống vụ Đông xuân Thường xuyên kiểm tra thực tế để xây dựng phương
án trữ ngọt và khắc phục ngay các điểm xâm nhập mặn Tổ chức thăm đồng kết hợp với kiểm tra các vùng sản xuất bị ảnh hưởng thiệt hại do hạn, mặn; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- xây dựng: Giá trị sản xuất công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thực hiện được 331 tỷ đồng, đạt 100,3% so với kế hoạch (330 tỷ đồng), tăng 17,24% so cùng kỳ Số cơ sở Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 16 cơ sở so với đầu năm, nâng tổng số đến nay có 726 cơ sở Bên cạnh đó, nghành xây dựng cũng phát triển ổn định, giá trị sản xuất đạt 1.258,9 tỷ đồng, đạt 100,04% so với kế hoạch năm (11.258,4 tỷ đồng), tăng 16,46% so với năm 2016
- Thương mại - dịch vụ: Phát triển khá, trong năm phát triển mới 96 cơ sở
kinh doanh, nâng tổng số toàn huyện có 1.859 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch
vụ, doanh thu đạt 1.496 tỷ đồng, đạt 100,07% kế hoạch (1.495 tỷ đồng), tăng 19,26
% so với năm 2016 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường được chỉ đạo chặt chẽ góp phần bình ổn thị trường, giữ gìn môi trường kinh doanh thương mại lành mạnh, ổn định tâm lý tiêu dùng trong nhân dân
2.1.2.2 Dân số, lao động
Trang 29 Dân số
Hiện nay, dân số huyện Cầu Kè có 111.791 người, sự phân bố dân cư trên địa bàn không đều, mật độ dân cư trung bình 453 người/km², chủ yếu dân cư tập trung tại trung tâm huyện, xã, ở các giồng cát và ven trục đường giao thông chính
Lao động
Lao động việc làm luôn được các cấp chính quyền và người dân quan tâm hàng đầu, trong năm 2015 tổ chức khai giảng 17 lớp đào tạo nghề cho 385 lao động nông thôn (đạt 100% kế hoạch), thực hiện nhiều cuộc tuyên truyền giới thiệu việc làm và vận động việc làm trong, ngoài nước, kết quả đã giới thiệu việc làm cho 4.216 lao động, đạt 120% so kế hoạch Tổng số lao động làm việc
có thời hạn ở nước ngoài là 24 lao động, đạt 96% so kế hoạch, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, từng bước xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện
2.1.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Mạng lưới giao thông
+ Giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông bộ đã xây dựng hoàn chỉnh, đường nhựa thuận lợi cho xe ôtô vào đến trung tâm các xã; hệ thống cầu trên Quốc lộ 54 được xây dựng hoàn chỉnh; xây dựng hoàn chỉnh Bến xe khách huyện; xây dựng, nâng cấp
hệ thống đường dal liên ấp, liên xã Hiện tại trên địa bàn huyện có các trục đường chính đi qua (Quốc lộ 54, Đường tỉnh 915, Đường tỉnh 911 và các tuyến đường huyện) Ngoài các đường giao thông các cấp hạng trên, địa bàn huyện còn có hệ thống đường dal, đường đất liên ấp kết nối các khu dân cư trong toàn huyện tạo thành một mạng lưới giao thông tương đối phát triển các phương tiện
có thể lưu thông vận chuyển thông suốt cả hai mùa mưa nắng tạo điều kiện cho việc đối ngoại về giao thông
+ Giao thông đường thủy
Cũng như các nơi khác trong tỉnh Trà Vinh nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, huyện Cầu Kè có hệ thống sông rạch chằng chịt Ngoài việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, ngoài ra còn góp phần phục vụ đáng
kể cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa với các huyện trong tỉnh
Giao thông đường thủy huyện Cầu Kè gồm các hệ thống chính sau:
- Hệ thống Sông Bông Bót - rạch Cầu Kè: Là hệ thống quan trọng nhất của huyện, có khả năng cho phương tiện có trọng tải lớn lưu thông dễ dàng Từ đây hàng hóa của huyện được vận chuyển ra sông Hậu và đi các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại (nhất là thành phố Cần Thơ một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long)
Trang 30- Hệ thống kênh Tổng Tồn - Trà Ngoa: Có khả năng cho phương tiện có trọng tải 50 tấn hoạt động dễ dàng Từ đây hàng hóa của huyện được vận chuyển theo hướng Tây ra sông Măng Thít đi các tỉnh khác trong khu vực và ngược lại
- Hệ thống Mỹ Văn - Rùm Sóc: Chủ yếu cho phương tiện trọng tải khoảng
30 - 40 tấn hoạt động và phục vụ cho vận chuyển nội huyện
Thủy lợi
Trong năm 2017 huyện đã thi công nâng cấp được 9,5 km hệ thống đê bao
và nạo vét gần 30 tuyến kênh phục vụ sản xuất Nâng tổng số đến nay có 184 tuyến kênh trục chính và 360 tuyến kênh nội đồng, với tổng chiều dài 714,25
km, 19 cống hở ngăn mặn và 22 tuyến đê bao với tổng chiều dài gần 106km
Lưới điện
Trong năm 2017 toàn huyện có 167 hộ đăng ký sử dụng điện, nâng tổng
số đến nay có 31.562 hộ đạt 98,99% so với tổng số hộ dân toàn huyện (trong đó
có 97,1% hộ sử dụng điện an toàn), lập phương án bồi thường GPMB công trình cung cấp điện cho các hộ chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer (giai đoạn 3) tổng
số hộ thụ hưởng là 844 hộ Triển khai khắc phục đường dây điện câu đuôi không
an toàn cho 147 hộ nghèo và hộ cận nghèo 3 xã điểm (An Phú Tân, Châu Điền, Ninh Thới)
Giáo dục - đào tạo
Chỉ đạo các trường trực thuộc trên địa bàn huyện tổ chức tốt kỳ thi kiểm tra chất lượng học kỳ II và kỳ thi tốt nghiệp THPT, hoàn thành tổng kết năm học
2016 - 2017 với tổng số 17.526/17.741 học sinh ở 03 cấp học được lên lớp, đạt 98,78% Kết quả xét tốt nghiệp THCS năm 2015 có 1.146/1.151 em được công
nhận tốt nghiệp, đạt 99,57%; tốt nghiệp THPT đạt 91,18%
Công tác giáo dục - đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc được giữ vững
và ngày càng phát triển Toàn huyện hiện có 12/29 trường tiểu học dạy ngữ văn Khmer, với 85 lớp/1.518 học sinh Cuối năm có 1.518/1.518 học sinh hoàn thành chương trình học (đạt 100% so với số học sinh tham gia)
Nhìn chung, công tác giáo dục luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt, số lượng, chất lượng và quy mô trường, lớp, học sinh luôn được giữ vững và ngày càng phát triển
Văn hóa – thể thao
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục phát triển về tổ chức và phong trào; công tác quản lý văn hóa được tăng cường; phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có chuyển biến khá, đến nay có 28.674 /31.148
hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 92% tổng số hộ dân, 65/70 ấp, khóm được tái công nhận ấp, khóm văn hóa Trong năm đã kiểm tra công nhận mới 9 đơn vị văn minh Nâng tổng số đến nay toàn huyện có 57/66 cơ quan, 35/64 cơ sở tôn giáo, 3/11 chợ văn minh, đề nghị tỉnh Quyết định công nhận 02 xã đạt chuẩn
Trang 31xã văn hóa (Hòa Ân, Thông Hòa) Nâng tổng số toàn huyện có 04 xã đạt chuẩn xã
văn hóa
Y tế
Thường xuyên củng cố mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở, công tác khám
và điều trị bệnh có tiến bộ, các hoạt động của chương trình mục tiêu y tế quốc gia mang lại hiệu quả thiết thực Công tác phòng, chống các dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân tiếp tục được tăng cường Trong năm số lượt người đến khám chữa bệnh là 22.539 người, giảm 2.855 lượt người so với cùng kỳ Số người điều trị nội trú là 5.923 lượt người, tăng 1.088 lượt người so với cùng kỳ
Công tác xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia luôn được quan tâm, hiện toàn huyện có 6 trạm y tế đạt chuẩn 10 tiêu chí (An Phú Tân, Ninh Thới, Tam Ngãi, Phong Phú, Hòa Tân, Hòa Ân), các trạm còn lại đạt từ 5 - 6 tiêu chí trạm y
tế đạt chuẩn quốc gia
2.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên
- Nguồn nước tưới dồi dào phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề khác Đoạn sông Hậu chảy qua địa bàn huyện Cầu
Kè rất rộng và sâu, sông rộng lớn thoát nước nhanh, trữ nước nhiều, khả năng cung cấp nước cho đồng ruộng rất dồi dào
- Về thổ nhưỡng, chủ yếu là đất phù sa và một phần đất phèn, thích hợp trồng lúa, nhiều nơi còn thích hợp trồng màu, cây ăn trái, những nơi trũng ven sông lớn có điều kiện trao đổi nước rất thích hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh, áp dụng các biện pháp canh tác, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bố trí cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng thích hợp theo điều kiện từng vùng
- Về khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt, lượng mưa khá dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi cho các mô hình canh tác ở các vùng đất giồng tận dụng nước trời để tưới tiêu
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện ít có những thay đổi đáng kể, các điều kiện tự nhiên như: Địa hình, khí hậu, thủy văn…, có sự ổn định cao Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino làm cho nước mặn xâm nhập lấn sâu vào đất liền, trong đó có một số tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn huyện Cầu Kè đã ảnh hưởng đến việc cung ứng nguồn nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các diện tích lúa, màu Hiện tượng này có khả năng kéo dài và nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào các sông, kênh, rạch nội đồng và còn diễn biến rất phức tạp nên nguy cơ thiếu nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là điều khó tránh khỏi Sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp
2.1.3.2 Kinh tế - xã hội
Trang 32Tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong năm qua tiếp tục chuyển biến theo
hướng tích cực, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, nước… được đầu tư xây dựng rất lớn; các mặt văn hóa – xã hội đều có bước phát triển; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại, xây dựng cơ bản, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển đổi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội có nhiều tiến bộ; lĩnh vực y
tế, văn hóa, giáo dục, thể dục - thể thao tiếp tục phát triển An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn chỉnh nhưng chưa đồng
bộ như hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; hệ thống giao thông liên ấp và trong các xóm vẫn còn đường đất, đường chặt hẹp Song song đó, cơ sở vật chất để phục vụ văn hóa, thể dục thể thao hiện tại trên địa bàn các xã đã có nhưng với qui mô nhỏ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sản xuất nông nghiệp chưa có những giải pháp phục vụ cho yêu cầu phát triển bền vững, nhất là trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi Đồng thời, phần đông lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu lao động trong nông nghiệp nên việc chuyển đổi người lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác hết sức khó khăn Các vấn đề xã hội quan tâm chưa cao, công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế, vẫn còn nhiều trường hợp người dân vi phạm pháp luật và tình trạng tranh chấp, khiếu nại vẫn còn xảy ra
2.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai
2.2.1.Công tác đo đạc, bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ
Được sự quan tâm và đầu tư của Trung ương và của Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác đo đạc, bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ đã được triển khai kịp thời, cơ bản huyện đã có đủ các tài liệu, hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai
Đến nay, toàn huyện có 583 tờ bản đồ địa chính chính quy Sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo qui định của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) Số Giấy chứng nhận đã cấp được đạt tỷ lệ 97,57% diện tích cần cấp Giấy chứng nhận.
2.2.2 Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 5 năm được thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai, nhằm phản ánh hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện làm cơ sở để lãnh đạo huyện có định hướng chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo kỳ kiểm kê đất đai được lập bằng phương pháp số (file chuẩn DGN), nằm trong hệ tọa độ VN-2000, cấp huyện (1/25.000), cấp xã (1/5.000)
Trang 332.2.3 Công tác lập quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020, KHSDĐ chi tiết 5 năm kỳ cuối (2016- 2020) của huyện Cầu Kè và KHSDĐ năm 2017 của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt Công tác lập QH, KHSDĐ của huyện được thực hiện đúng và đầy đủ theo qui định của Luật đất đai năm 2013, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
2.2.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất nhìn chung được thực hiện đúng quy định Kết quả giao đất, cho thuê đất trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, nhiều dự án công trình công cộng
đã được thực hiện và hoàn thành từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện môi trường sống cho người dân trên địa bàn huyện
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở, chuyển đổi mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp… không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.2.5 Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai
Hằng năm phòng Tài Nguyên – Môi Trường phối hợp với các sở nghành trên địa bàn tiến hành nhiều đợt thanh tra về việc chấp hành pháp luật đất đai của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất và được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Các cuộc thanh tra được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, kiến nghị và quản lý chặt chẽ, có tính khả thi cao Công tác thanh, kiểm tra chuyên nghành tiếp tục hoạt động hiệu quả, phát hiện và xữ lý nhiều sai phạm được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm
2.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
2.3.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2017
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017, cơ cấu sử dụng đất của huyện Cầu Kè như sau:
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017
Đơn vị: ha
Cơ cấu (%)
Trang 34Huyện Cầu Kè có tổng diện tích tự nhiên là 24.666,02 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích, hiện trạng năm 2017 là 20.000,82 ha chiếm 81,80% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp có 4.662,07 ha chiếm 18,90% trên tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng có 3,13 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên
2.3.1.1 Nhóm đất nông nghiệp
Tổng diện tích theo kết quả thống kê năm 2017 là 20.000,82 ha; chiếm tỷ
lệ 81,08% diện tích tự nhiên, gồm:
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017
(Nguồn: Số liệu thống kê đất đai 2017 huyện Cầu Kè )
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017, nhóm đất nông nghiệp có diện tích 20.00,82 ha, chiếm 81,08% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là trồng lúa chiếm 52,23% và đất trồng cây lâu năm chiếm 45,81%
2.3.1.2 Nhóm đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích theo kết quả thống kê năm 2017 là 4,662.07 ha, chiếm 18,90% diện tích tự nhiên, trong đó:
Đất phi nông nghiệp đa số là đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 3.400,71 ha chiếm 72,94%, đất ở 670,83 ha chiếm 14,39% diện tích đất phi nông nghiệp
(chủ yếu là đất ở nông thôn chiếm 13,75% diện tích đất ở) và đất phát triển hạ
tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 448,63 ha chiếm 9,62% diện tích
đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất giao thông 372,56 ha chiếm 7,99% diện tích đất hạ tầng, đất giáo dục và đào tạo 30,59 ha chiếm 0,66% diện tích đất hạ tầng)
Trang 35Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2017
1.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 6,78 0,15 1.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS - - 1.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT 1.202,66 17,62
1.10 Đất có di tích lịch sử - văn hoá DDT 1,38 0,03 1.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL - - 1.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,99 0,02
1.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,03 0,22 1.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS - - 1.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG - -
1.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng
1.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX - -
1.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV -
1.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 3.400,71 72,94 1.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC - -
(Nguồn: Số liệu thống kê đất đai 2017 huyện Cầu Kè )
2.3.1.3 Nhóm đất chưa sử dụng
Tổng diện tích theo kết quả thống kê năm 2017 là 3,13 ha; chiếm 0,02% diện tích tự nhiên
Theo kết quả thống kê đất đai, đất bằng chưa sử dụng chiếm 0,02% diện
tích tự nhiên chủ yếu là khu vực đất đã có quyết định giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm thống kê chưa được thực hiện, hiện
trạng là đất trống
2.3.2 Đánh giá hiệu quả của sử dụng đất trong năm 2017
2.3.2.1 Hiệu quả về kinh tế
Sau khi kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện được đưa vào thực hiện UBND huyện đã có những phương hướng và căn cứ thực hiện phân phối
Trang 36quỹ đất theo hướng khoa học và hợp lý hơn, thúc đẩy nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội ngày càng tăng, công tác quản lý nhà nước về đất đai như thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng
cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, khu du lịch, thương mại dịch vụ được đầu tư Bên cạnh đó việc đảm bảo an toàn lương thực cho huyện cũng rất được chú trọng, diện tích đất trồng cây hằng năm tuy có giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp nhưng vẩn được duy trì ở mức ổn định tạo nên động lực lớn thúc đẩy cho phát triển kinh tế của huyện Cầu Kè
Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao gắn với việc phát triển nông nghiệp
Hoàn chỉnh cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo kế hoạch được duyệt đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đặc biệt là các nút giao cắt, giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong hoạt động trao đổi
và giao lưu kinh tế
2.3.2.2 Hiệu quả về xã hội
Tăng hiệu quả sử dụng đất, đóng góp vào việc đáp ứng yêu cầu thực tế về nhà ở và đảm bảo điều kiện cho sự phát triển bền vững của huyện
Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống, sinh hoạt của người dân, điều này có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội
Với việc xây dựng các công trình y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ, giao thông…đã được triển khai thực hiện, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện Tuy nhiên cần tiếp tục đầu tư hơn nữa vào những công trình thiết yếu này, nhằm đem lại hiệu quả xã hội cao nhất trong việc sử dụng đất cho người dân
2.3.2.3 Hiệu quả về môi trường
Với hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, việc bố trí xây dựng các khu xử lý rác thải, nghĩa địa với cơ cấu sử dụng đất hợp lý đã tạo nên tác động lớn cho việc cải tạo môi trường sống và sinh hoạt của người dân địa phương trên các mặt như:
- Chất lượng môi trường nước:
+ Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường, đặt biệt là các sông, ngòi, kênh, rạch;
+ Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch cho các khu vực nhiểm mặn, phèn trong các khóm, ấp trên địa bàn huyện
- Chất lượng môi trường không khí: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô
nhiễm môi trường không khí do hoạt động nông nghiệp và tại các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt đối với khu vực sản xuất vật liệu xây dựng gạch ngói và một số tuyến đường giao thông bị xuống cấp
Trang 37- Chất lượng môi trường đất:
+ Xử lý các điểm ô nhiễm môi trường đất; thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn
+ Có biện pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý đối với các khu vực nhiễm phèn, mặn không đem lại hiệu quả kinh tế cho cây trồng và các khu vực
có khả năng sạt lở cao
2.4 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017
2.4.1 Đánh giá kết quả đạt thực hiện KHSDĐ năm 2017
Đánh giá kết quả thực hiện KHSDĐ năm trước là cơ sở quan trọng để so sánh hiện trạng sử dụng đất năm 2017 với việc thực hiện QH, KHSDĐ đã phê duyệt; là cơ sở quan trọng để lập KHSDĐ năm 2018 Cơ sở xác định, đánh giá lại các công trình dự án đã được triển khai, bồi thường, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất trong năm 2017 Về cơ sở so sánh là Báo cáo KHSDĐ năm 2017 của huyện Cầu Kè đã được UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt
Theo đó kết quả thực hiện KHSDĐ của huyện được thể hiện ở như sau:
2.4.1.1 Đất nông nghiệp
Bảng 2.4 Đánh giá kết quả thực hiện đất nông nghiệp năm 2017
Hiện trạng năm 2016 có 20.263,28 ha đất nông nghiệp, kế hoạch năm
2017 giảm 706,57 ha, thực tế thực hiện giảm 403,16 ha chưa đạt so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân là do các dự án đất phi nông nghiệp có sử dụng đất nông nghiệp đã đăng ký nhưng không thực hiện được nên đất nông nghiệp chuyển mục đích là tương đối ít so với kế hoạch được duyệt
So sánh các chỉ tiêu KHSDĐ năm 2017 được duyệt với kết quả thực hiện của từng loại đất cụ thể như sau:
- Đất trồng lúa: Hiện trạng năm 2016 có 10.883,91 ha, diện tích kế hoạch
năm 2017 giảm 645,70 ha, thực tế thực hiện giảm 436,80 ha Nguyên nhân, do các công trình, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa chưa được triển
=(5)-(4) 7 (8)=(7)-(4)
(9)=(8)/(6)* 100%
Kết quả thực hiện
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha) STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã
Hiện trạng năm 2016
Diện tích (ha)
Tăng (+), giảm (-) (ha)
Kế hoạch năm 2017
Trang 38mở rộng trạm cấp nước xã Hòa Ân Đồng thời do diện tích chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân thực hiện chưa đạt
so với kế hoạch đề ra
- Đất trồng cây hàng năm khác: Hiện trạng năm 2016 là 351,58 ha; kế
hoạch 2017 giảm 15,51 ha, thực tế thực hiện giảm 10,53 ha so với kế hoạch, chưa đạt so với kế hoạch đề ra Nguyên nhân, do các công trình, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm khác chưa được triển khai thực hiện như: Trường Mẫu giáo ấp Kinh Xuôi xã Thông Hòa, Mở rộng đường đanl Xóm Lớn
- Đất trồng cây lâu năm: Hiện trạng năm 2016 là 8,982.47 ha, kế hoạch
được duyệt tăng 89,90 ha; thực tế thực hiện tăng 181,08 ha Nguyên nhân do trên địa bàn huyện đang dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích phát triển các giống cây trồng lâu năm thích ứng với biến đổi khí hậu do đó diện tích đất trồng cây lâu năm ngày càng tăng mạnh chủ yếu ở các xã: An Phú Tân, Ninh Thới, Thông Hòa
- Đất nuôi trồng thủy sản: Hiện trạng năm 2016 là 43,02 ha, kế hoạch
được duyệt tăng 7,70 ha; thực tế thực hiện tăng 6,02 ha so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân, do diện tích chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa
và đất trồng cây hằng khác sang đất nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình, cá nhân thực hiện chưa đạt so với kế hoạch đề ra
- Đất nông nghiệp khác: Hiện trạng năm 2016 là 2,30 ha, kế hoạch được
duyệt giảm 2,22 ha; kết quả thực hiện giảm 2,19 ha so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân, do các công trình, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác chưa được triển khai thực hiện như: Sửa chữa, gia cố đê bao ấp Ngọc Hồ xã Tam Ngãi, sửa chữa, gia cố đê bao từ Me Tây đến Cây Chăng xã Tam Ngãi
2.4.1.2 Đất phi nông nghiệp
Hiện trạng năm 2016 là 4,402.74 ha, diện tích theo kế hoạch được duyệt
có 4,968.57 ha tăng 408,89 ha so với hiện trạng, thực tế thực hiện có 4.662,07 ha tăng 259,33 ha so với hiện trạng Nguyên nhân, do ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công trình dự án bị hạn chế, bên cạnh đó các dự án ngoài ngân sách của các nhà đầu tư cũng chậm triển khai Biến động một số chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể như sau:
Trang 39Bảng 2.5 Đánh giá kết quả thực hiện đất phi nông nghiệp năm 2017
- Đất quốc phòng: Hiện trạng năm 2016 có 1,28 ha, diện tích kế hoạch
được duyệt là 1,32 ha cao hơn 0,04 ha; kết quả thực hiện không thay đổi so hiện trạng, không đạt so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân thấp hơn là do số liệu nguồn hiện trạng đất quốc phòng năm 2016 được lấy từ 02 nguồn số liệu khác nhau, diện tích hiện trạng đầu kỳ năm 2016 theo KHSDĐ năm 2017 được duyệt là 1,32 ha; diện tích năm 2016 theo thống kê đất đai năm 2016 là 1,28 ha, chênh lệch 0,04 ha
=(5)-(4) 7 (8)=(7)-(4)
(9)=(8)/(6)* 100%
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4,402.74 4,968.57 408.89 4,662.07 259.33 63.42
2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,
Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 1.23 3.13 1.90 1.33 0.10 5.26 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 0 0.04 0.04 0.07 0.07 175.00 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 2.82 2.46 -0.36 2.76 -0.06 16.67 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 30.47 31.27 0.80 30.59 0.12 15.00 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 5.59 5.04 -0.55 5.14 -0.45 81.82 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH 376.61 -376.61 - -376.61 100.00 Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác DSK 25.00 -25.00 - -25.00 100.00 Đất giao thông DGT 372.54 383.63 11.09 372.56 0.02 0.18 Đất thủy lợi DTL 23.87 28.80 4.93 25.00 1.13 22.92 Đất công trình năng lượng DNL 0.51 0.69 0.18 1.20 0.69 383.33 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 1.49 1.72 0.23 1.71 0.22 95.65 Đất chợ DCH 8.1 8.33 0.23 8.27 0.17 73.91
2.12 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2.41 2.41 - 0.00
2.14 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
2.17 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 2,847.12 3,077.13 230.01 3,400.71 553.59 240.68
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã
Hiện trạng năm 2016
Kế hoạch năm 2017 Kết quả thực hiện
Tỷ lệ (%) Diện tích
(ha)
Tăng (+), giảm (-) (ha)
Diện tích (ha)
Tăng (+), giảm (-) (ha)
Trang 40- Đất an ninh: Hiện trạng năm 2016 là 0,89 ha, kế hoạch được duyệt diện
tích đất an ninh tăng 4,99 ha, kết quả thực hiện tăng 4,21 ha Nguyên nhân chênh lệch là dự án Công an huyện Cầu Kè vẩn chưa được thực hiện
- Đất khu công nghiệp: Hiện trạng 2016 không có đất khu công nghiệp, kế
hoạch được duyệt diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2017 dự kiến tăng 25,00 ha cho Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Cầu Quan giai đoạn 1 ở
xã Ninh Thới Tuy nhiên, kết quả thực hiện đến năm 2017 vẫn chưa thực hiện được dự án, kết quả thực hiện không đạt kế hoạch được duyệt
- Đất thương mại, dịch vụ: Hiện trạng năm 2016 có 9,52 ha, kế hoạch
năm 2017 giảm 2,41 ha, thực tế thực hiện giảm 2,31 ha Nguyên nhân không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch được duyệt là do số liệu nguồn hiện trạng đất thương mại, dịch vụ năm 2016 được lấy từ 02 nguồn số liệu khác nhau, diện tích hiện trạng đầu kỳ năm 2016 theo KHSDĐ năm 2017 được duyệt là 9,52 ha; diện tích năm 2016 theo thống kê đất đai năm 2016 là 7,21 ha, chênh lệch 2,31 ha
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Hiện trạng năm 2016 là 0,98 ha, kế
hoạch năm 2017 tăng 1,62 ha, kết quả thực hiện tăng 5,80 ha Nguyên nhân do
kế hoạch được duyệt trong năm xã An Phú Tân sẽ bố trí Nhà máy sản xuất viên trấu nén nhiên liệu với diện tích 1,62 ha, thực tế đến năm 2017 diện tích xây dựng được điều chỉnh lớn hơn so với kế hoạch được duyệt chênh lệch 4,18 ha
- Đất phát triển hạ tầng: Hiện trạng năm 2016 là 1.194,96 ha, kế hoạch
năm 2016 tăng 94,00 ha, thực tế thực hiện tăng 7,70 ha Nguyên nhân do đất phát triển hạ tầng luôn tăng qua từng năm, nhất là các chỉ tiêu đất giao thông, đất thủy lợi, đất cơ sở giáo dục Tuy nhiên do nhu cầu kế hoạch đất phát triển hạ tầng khá cao, trong khi huyện chưa chủ động được nguồn vốn nên có nhiều công trình, dự án không triển khai theo kế hoạch như: đê bao chống lũ ve sông Hậu, đường giao thông, trường học… Trong đó, kết quả thực hiện từng chỉ tiêu đất phát triển hạ tầng như sau:
+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa: Hiện trạng 2016 có 1,23 ha, kế hoạch năm
2017 tăng 1,90 ha, thực tế thực hiện tăng 0,10 ha Nguyên nhân thấp hơn do
chưa thực hiện các công trình dự án nhà văn hóa – khu vui chơi ở các xã Châu
Điền, Thạnh Phú
+ Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội: Hiện trạng năm 2016 không có đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội, kế hoạch năm 2017 tăng 0,04 ha, kết quả thực
hiện tăng 0,07 ha Nguyên nhân do trong năm 2017 huyện đã triển khai xây
dựng dự án Trung tâm sinh hoạt cộng đồng diện tích 0,07 ha
+ Đất xây dựng cơ sở y tế: Hiện trạng năm 2016 có 2,82 ha, kế hoạch
năm 2017 giảm 0,36 ha, kết quả thực hiện giảm 0,06 ha Nguyên nhân do số liệu nguồn hiện trạng đất xây dựng cơ sở y tế năm 2016 được lấy từ 02 nguồn số liệu khác nhau, diện tích hiện trạng đầu kỳ năm 2016 theo KHSDĐ năm 2017 được duyệt là 2,82 ha, diện tích năm 2016 theo thống kê đất đai năm 2016 là 2,76 ha, chênh lệch 0,06 ha