Cán cân bức xạ được tính theo công thức: B = S+Dn.1-An - En 2.1 Trong đó: S+Dn là bức xạ tổng cộng An là Albeđô của bề mặt quan trắc En là độ phản xạ hữu hiệu của bề mặt nơi quan trắc
Trang 1ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT 1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình tỉnh Khánh Hòa 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Đặc điểm địa hình 7
1.1.2.1 Vùng núi và bán địa sơn 7
1.1.2.2 Vùng đồng bằng 8
1.1.2.3 Vùng bờ biển 8
1.1.2.4 Thềm lục địa 8
1.2 Đặc điểm số liệu Khí tượng của các trạm tỉnh Khánh Hòa 10
1.2.1Tính chính xác 10
1.2.2 Tính đại biểu theo không gian và thời gian 10
1.2.2.1 Tính đại biểu theo không gian 10
1.2.2.2 Tính đại biểu theo thời gian 10
CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH KHÁNH HÒA 2.1 Bức xạ mặt trời 11
2.2 Hoàn lưu khí quyển 16
2.2.1 Hoàn lưu vĩ độ thấp 20
2.2.1.1 Áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương 20
2.2.1.2 Gió Tín phong 21
2.2.1.3 Sóng gió đông 23
2.2.1.4 Rãnh thấp xích đạo và dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ) 25
2.2.1.5 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt 28
2.2.2 Thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông 34
2.2.2.1 Hoàn lưu mùa đông 34
2.2.2.2 Gió mùa Đông Bắc 34
2.2.3 Thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa hè 36
2.2.3.1 Hoàn lưu màu hè 36
2.2.3.2 Gió mùa Tây Nam 37
Trang 2iii
2.2.4 Thời kỳ chuyển tiếp giữa hai loại gió mùa 38
2.3 Địa hình và khí hậu 44
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2007 – 2016 3.1 Phân bố nhiệt độ 46
3.1.1 Phân bố nhiệt độ ngày 48
3.1.2 Phân bố nhiệt độ tháng và năm 49
3.1.2.1 Nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ năm 49
3.1.2.2 Nhiệt độ tối cao 55
3.1.2.3 Nhiệt độ tối thấp 57
3.2 Phân bố mưa 62
3.2.1 Phân bố lượng mưa năm 62
3.2.1.1 Lượng mưa trung bình nhiều năm 62
3.2.1.2 Sự biến động của lượng mưa năm 64
3.2.1.3 Số ngày mưa trung bình nhiều năm 68
3.2.2 Phân bố lượng mưa mùa 69
3.2.2.1 Chỉ tiêu phân mùa 69
3.2.2.2 Lượng mưa các mùa 70
3.2.2.3 Thời kỳ bắt đầu và kết thúc mùa mưa 70
3.2.3 Phân bố lượng mưa các tháng 76
3.2.4 Phân bố lượng mưa ngày 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 3iv
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới
XTNĐ: Xoáy thuận nhiệt đới
BĐKH: Biến đổi khí hậu
ENSO: El – Nino Southern Oscilation
DHTNĐ (ITCZ): Dải hội tụ nhiệt đới (Inter Tropical Convergence Zone)
KKL: Không khí lạnh
TB: Trung bình
TBNN: Trung bình nhiều năm
Ttb: Giá trị nhiệt độ trung bình nhiều năm
Tx: Giá trị nhiệt độ tối cao
Tn: Giá trị nhiệt độ tối thấp
Trang 4v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ địa hình tỉnh Khánh Hòa 9
Hình 2.1 Bản đồ thời tiết mùa đông 17
Hình 2.2 Bản đồ thời tiết mùa hè 18
Hình 2.3 Bản đồ đường dòng trung bình mặt đất tháng I 19
Hình 2.4 Bản đồ đường dòng trung bình mặt đất tháng VII 19
Hình 2.5 Mô hình hoàn lưu khí quyển với các trung tâm khí áp bề mặt có tính đến sự phân bố đất biển không đều 20
Hình 2.6 Đới gió Tín phong trên hành tinh 22
Hình 2.7 Không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông23 Hình 2.8 Trường gió Đông ở độ cao 10m và 5000m so với mực nước biển 24
Hình 2.9 Ảnh mây vệ tinh của dải hội tụ nhiệt đới 25
Hình 2.10 Vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới trên khu vực Đông Dương và biển Đông xác định theo đường tần suất cao nhất trong lưới 2×2 độ kinh vĩ 26
Hình 2.11 Vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới 27
Hình 2.12 Ảnh mây vệ tinh của bão 29
Hình 2.13 Đường đi trung bình của bão, ATNĐ đổ bộ vào Việt Nam 30
Hình 2.14 Đường đi trung bình và các đường đẳng tần suất bão trên biển Đông tháng IX 30
Hình 2.15 Đường đi trung bình và các đường đẳng tần suất bão trên biển Đông tháng X 31
Hình 2.16 Đường đi trung bình và các đường đẳng tần suất bão trên biển Đông tháng XI 31
Hình 2.17 Đường đi trung bình và các đường đẳng tần suất bão trên biển Đông tháng XII 32
Hình 2.18 Đường đi của một số cơn bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Khánh Hòa 32
Hình 2.19 Các dòng khí trong mùa đông 34
Hình 2.20 Hình thế khí áp mực 850mb ngày 08/X/2016 35
Hình 2.21 Hình thế khí áp mặt đất ngày 18/II/2016 36
Hình 2.22 Các dòng khí trong mùa hè 37
Hình 2.23 Hình thế khí áp mực 850mb ngày 09/VII/2016 38
Trang 5vi
Hình 2.24 Hình thế khí áp mặt đất ngày 10/IV/2016 39
Hình 2.25 Hình thế khí áp mặt đất ngày 10/IX/2005 40
Hình 2.26 Hình thế áp thấp lục địa 41
Hình 2.27 Hình thế áp thấp phía Tây khống chế 41
Hình 2.28 Hình thế thời tiết mùa hè khi dải hội tụ nhiệt đới khống chế (06h ngày 28/V/2016) 42
Hình 2.29 Hình thế thời tiết mùa đông khi dải hội tụ nhiệt đới khống chế (06h ngày 14/XII/2016) 42
Hình 2.30 Hình thế thời tiết khi có gió mùa mùa đông khống chế (06h ngày 18/XII/2016) 43
Hình 2.31 Hình thế thời tiết cơn bão RAI đổ bộ vào Trung Bộ (13/IX/2016) 43
Hình 3.1 Bản đồ đẳng trị nhiệt độ không khí trung bình năm tỉnh Khánh Hòa 50
Hình 3.2 Biến trình nhiệt độ trung bình năm các tháng tại trạm Nha Trang 51
Hình 3.3 Biến trình nhiệt độ trung bình năm các tháng tại trạm Cam Ranh 51
Hình 3.4 Phân bố lượng mưa năm ở các khu vực trong tỉnh Khánh Hòa 63
Hình 3.5 Lượng mưa trung bình năm trong tháng 5 ở một số trạm tỉnh Khánh Hòa 64
Hình 3.6 Biến trình mưa trong các năm ENSO ở trạm Nha Trang và Cam Ranh 66
Hình 3.7 Phân bố lượng mưa mùa khô tỉnh Khánh Hòa 74
Hình 3.8 Phân bố lượng mưa mùa mưa tỉnh Khánh Hòa 75
Hình 3.9 Biến trình mưa trung bình tháng tại một số trạm tỉnh Khánh Hòa 79
Trang 6vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ngày mặt trời qua thiên đỉnh ở điểm cực Bắc và cực Nam Trung Bộ 11
Bảng 2.2 Độ cao mặt trời ngày 15 các tháng trong năm 12
Bảng 2.3 Độ dài ban ngày của ngày 15 các tháng trong năm 13
Bảng 2.4 Lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng tháng và năm 13
Bảng 2.5 Lượng bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm 14
Bảng 2.6 Cán cân bức xạ tháng và năm 15
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở một số trạm tỉnh Khánh Hòa 47
Bảng 3.2 Phân bố nhiệt độ theo vĩ độ và độ cao 48
Bảng 3.3 Biên độ ngày của nhiệt độ không khí 48
Bảng 3.4 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng và năm ở một số trạm tỉnh Khánh Hòa 53 Bảng 3.5 Sự giảm nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm theo độ cao 54
Bảng 3.6 Sự giảm nhiệt độ tối cao trung bình tháng và năm theo độ cao 55
Bảng 3.7 Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng và năm 56
Bảng 3.8 Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối 57
Bảng 3.9 Sự giảm nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng và năm theo độ cao 58
Bảng 3.10 Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm 59
Bảng 3.11 Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 59
Bảng 3.12 Tổng số cơn bão, ATNĐ trên biển Đông ảnh hưởng đến Việt Nam 60
Bảng 3.13 Lượng mưa trung bình nhiều năm 62
Bảng 3.14 Lượng mưa năm ứng với các tần suất 65
Bảng 3.15 Lượng mưa năm trạm Nha Trang trong các năm El-Nino 67
Bảng 3.16 Lượng mưa năm trạm Nha Trang trong các năm La-Nina 67
Bảng 3.17 Lượng mưa năm trạm Nha Trang trong các năm Trung tính 67
Bảng 3.18 Chuẩn sai lượng mưa trung bình nhiều năm ở một số trạm tỉnh Khánh Hòa68 Bảng 3.19 Phân bố số ngày mưa các tháng trong năm 69
Bảng 3.20 Phân bố tổng lượng mưa trong các mùa 71
Bảng 3.21 Ngày xuất hiện bão, ATNĐ trên biển Đông 72
Bảng 3.22 Phân bố lượng mưa mùa trong các năm ở một số trạm tỉnh Khánh Hòa 73
Bảng 3.23 Lượng mưa trung bình các tháng 76
Bảng 3.24 Lượng mưa tháng trạm Nha Trang 77
Trang 7viii Bảng 3.25 Lượng mưa tháng trạm Cam Ranh 78 Bảng 3.26 Lượng mưa ngày lớn nhất trong tháng (2007 – 2016) 80
Trang 8tế ở từng vùng riêng biệt
Phần diện tích phía Đông tỉnh tiếp giáp biển Đông với 385km đường bờ biển dài và đẹp mà bao đời nay thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho tỉnh Khánh Hòa Qua bao năm tháng vẻ đẹp của vùng biển Nha Trang được bạn bè Năm Châu biết đến như một phần trong linh hồn Việt, thế nhưng song hành với vẽ đẹp ấy là những lúc oằn mình gồng gánh biết bao thịnh nộ của thiên nhiên, là bao lần chứng kiến sự tàn phá khốc liệt bởi thảm họa lũ lụt do bão gây ra liên tục gọi tên vùng đất này Cứ như thế con người vẫn hằng ngày sống giữa muôn vàng mối nguy mà dù muốn hay không cũng không thể tránh được
Bão hay lũ lụt nguy hiểm và tàn khốc như vậy nhưng đôi khi cũng được coi như một nguồn lợi thiên nhiên vĩnh cửu, một mắt xích trong chu trình tuần hoàn, vận động của nưới trong thiên nhiên Cho nên, nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là hạn chế mặt
có hại và khai thác mặc có lợi của nó Trong thực tế, một phần sức mạnh dường như
vô biên của dòng lũ đang được sử dụng phục vụ lợi ích của con người
Trong đồ án này em đặc biệt quan tâm đến vấn đề “đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 – 2016” Để tìm hiểu nguyên nhân gì đã
mang lại những đặc sắc riêng biệt về khí hậu của tỉnh Khánh Hòa Cũng từ đó nâng cao hiểu biết về bão và công tác phòng chống bão, lũ ở địa phương trong mùa mưa lũ hằng năm, nên việc tìm hiểu đặc điểm của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở tỉnh Khánh Hòa là rất cần thiết Từ đó góp phần tìm ra biện pháp dự báo phòng chống hợp lý với điều kiện dân sinh kinh tế vốn còn nhiều hạn chế của địa phương
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đồ án
Trang 9"Đặc điểm Khí hậu Miền Bắc" của nhóm tác giả Nguyễn Xiển, Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, còn ở Miền Nam, Cơ quan Khí tượng Sài Gòn cũng cho ra đời cuốn "Khí hậu Miền Nam" của tác giả Nguyễn Đình Cường Sau này, khi đất nước thống nhất chúng ta có cuốn "Khí hậu Việt Nam " của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc
Cũng vào những năm 1960, ở một số tỉnh Miền Bắc, do yêu cầu của công tác quy hoạch sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, Nha Khí tượng đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ về giúp các địa phương tổ chức công tác thu thập số liệu, biên soạn tài liệu đặc điểm khí hậu cho các tỉnh Sau thời gian thực hiện nhiều tỉnh đã hoàn thành sơ
bộ việc biên soạn đặc điểm khí hậu của tỉnh mình, ví dụ như "Khí hậu Hà Tây" của Phan Tất Đắc, "Khí hậu Hòa Bình" của Trần Việt Liễn, "Khí hậu Lào Cai" của Nguyễn Hữu Tài, "Khí hậu Sơn La" của Nguyễn Ngọc Thông, "Khí hậu Quảng Bình" của Nguyễn Đức Ngữ, "Khí hậu Nghệ An" của Nguyễn Trọng Hiệu…
Năm 2001, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Khánh Hòa giao thực hiện đề tài “Đặc điểm Khí hậu Thủy văn tỉnh Khánh Hòa” Tuy nhiên, những thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, đặc biệt là sự tác động của BĐKH cũng làm thay đổi cơ bản các đặc trưng thống kê yếu tố khí hậu Mặt khác do hạn chế về số liệu, khoa học, công nghệ, cuốn đặc điểm đó chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đời sống, kinh tế, xã hội hiện nay Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng BĐKH đối với Khánh Hòa, các giải pháp thích ứng và ứng phó” của Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam thực hiện năm 2011 đã thể hiện những thay đổi của các yếu tố khí hậu thủy văn trong thế kỷ 21, nhưng chưa thể hiện được đầy đủ quy luật phân bố theo không gian và thời gian các yếu tố khí tượng thủy văn
Nối tiếp những thành công đó, nhiều nghiên cứu về khí hậu ở tỉnh Khánh Hòa cũng được tiến hành, thế nhưng những nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu mới nhất thì vẫn còn khá ít, các đề tài chưa thể hiện đầy đủ đặc điểm khí hậu tỉnh Khánh Hòa Tuy
Trang 10Việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu trên quy mô khu vực, quốc gia, một vùng nhỏ rất được quan tâm ở hầu hết các nước trên thế giới như:
Mỹ, Pháp, Nga, Ấn Độ…vì nó liên quan mật thiết đến mọi hoạt động dân sinh kinh tế, định hướng đầu tư và phát triển bền vững
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng với các tổ chức Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á thành lập các Trung tâm thực hiện dự án nghiên cứu nguồn tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước để khai thác sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế giữ vững môi trường trong sạch như Ủy Hội sông Mê Kông,
dự án quản lý và sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Sê Rê Pôk của Đan Mạch, Trung tâm lũ Mê Kông, dự án rừng phòng hộ GTZ của Đức…
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án
Mục tiêu của đồ án: Tìm hiểu về đặc điểm của hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa
ở tỉnh Khánh Hòa
Nhiệm vụ của đồ án: Thu thập số liệu mưa – nhiệt của các trạm Khí tượng khu
vực tỉnh Khánh Hòa, thống kê, xử lý số liệu và phân tích, đánh giá những đặc điểm nổi
bật của chế độ mưa – nhiệt
4 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
Tổng quan về vị trí địa lý và đặc điểm địa hình tỉnh Khánh Hòa
Trang 114
Các nhân tố hình thành nên khí hậu ở tỉnh Khánh Hòa
Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa ở tỉnh Khánh Hòa
Phạm vi nghiên cứu:
Yếu tố mưa – nhiệt khu vực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 - 2016
5 Phương pháp nghiên cứu của đồ án
Để làm được những điều nói trên em đã dựa vào những số liệu thời tiết, khí hậu
ở khu vực Nam Trung Bộ mà cụ thể là số liệu nhiệt độ và lượng mưa trong vòng 10
năm từ 2007 đến năm 2016 của tỉnh Khánh Hòa ở các trạm Ninh Hòa, Nha Trang,
Đồng Trang, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Cam Ranh Kết hợp sử dụng các phương
pháp thống kê khí hậu, synop, phần mềm thống kê chuyên dụng Excel, phần mềm
Surfer, photoshop để xử lý số liệu xây dựng các bản đồ để tìm ra các đặc điểm đặc
trưng của các yếu tố nói trên ở khu vực tỉnh Khánh Hòa
Tính tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối [7]:
X0 = 𝑋̅ + 𝑆𝑥
1.283(− ln (ln ( 𝑇
𝑇−1)) − 0.577) Trong đó: 𝑆𝑥 – Độ lệch chuẩn
𝑋̅ – Gía trị nhiệt độ tối cao tuyệt đối trung bình
T – Chu kỳ lặp lại hiện tượng
Tính tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp tuyệt đối [7]:
X0 = 𝑋̅ − 𝑆𝑥
1.283(ln(ln(𝑇)) + 0.577) Trong đó: 𝑆𝑥 – Độ lệch chuẩn
𝑋̅ – Gía trị nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình
T – Chu kỳ lặp lại hiện tượng
Tính tần suất xuất hiện các cực trị lượng mưa [7]:
P(𝐴) = 𝑚
𝑛+1 x 100%
Trong đó: P – Tần suất xuất hiện hiện tượng A
A – Là sự kiện hiện tượng khí hậu xuất hiện (các giá trị cực
trị lượng mưa)
m – Số lần xuất hiện hiện tượng trong n lần quan sát
n – Số lần quan sát hiện tượng
Trang 125
6 Ý nghĩa thực tiễn của đồ án
Khi hoàn thành đồ án giúp em có thể đạt được những vấn đề sau:
Hiểu và nắm vững được một số đặc điểm nổi bật về chế độ mưa – nhiệt của tỉnh Khánh Hòa
Phát triển các kĩ năng đọc hiểu các loại bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê
Biết cách thu thập thông tin và xử lí số liệu, biết cách viết và trình bày báo cáo
về một vấn đề muốn nghiên cứu
Qua bài nghiên cứu sẽ giúp tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đặc biệt trong giai đoạn phát triển mới
7 Kết cấu của đồ án
Với những nội dung trên đồ án tốt nghiệp có bố cục gồm:
Mở đầu
Chương 1 Tổng quát
Chương 2 Các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Khánh Hòa
Chương 3 Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 – 2016 Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 136
Thành phố biển Nha Trang
Những ai đã từng có dịp đặt chân đến phố biển Nha Trang đằm mình trong làn nước biển xanh ngắt, nằm dài trên bờ cát phẳng mịn ngắm cảnh mây trời hay đón những khoảnh khắc thiên nhiên đẹp diệu kỳ thì hẳn sẽ không thể nào quên được mảnh đất xinh đẹp này Qua bao năm tháng, phố biển Nha Trang ngày càng thay da đổi thịt, hòa cùng nhịp sống trẻ trung, hiện đại và năng động, đổi mới và phát triển từng ngày Thế nhưng, vẽ đẹp của phố biển Nha Trang vẫn luôn khiến bao người mể mẩn và say đắm Cứ thế, Nha Trang vẫn luôn là điểm hẹn du lịch tuyệt vời trong lòng những người lữ khách phương xa!
Vịnh Nha Trang là thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới từ tháng 6/2003 Cùng với vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang là vịnh thứ hai của Việt Nam được tôn là vịnh đẹp nhất thế giới
Là vịnh lớn thứ hai của tỉnh Khánh Hòa (sau vịnh Vân Phong), vịnh Nha Trang
là một quần thể du lịch hấp dẫn, rộng 507km2 , nằm ở trung tâm tỉnh Khánh Hòa, có 19 đảo lớn nhỏ bao quanh
Tháng 3/2005, vịnh Nha Trang được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là Danh thắng Quốc gia
Trang 147
CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT 1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình tỉnh Khánh Hòa
Diện tích toàn tỉnh là 5197km2 (không kể diện tích huyện đảo Trường Sa), đứng vào loại trung bình so với cả nước Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền với đường
bờ biển dài 385km Tại điểm cực Đông 109027’55’’ độ kinh Đông thuộc địa phận mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển Do
đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì Trong đó nổi trội nhất là những dạng địa
hình sau:
1.1.2.1 Vùng núi và bán địa sơn
Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000m, trong đó dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264m), Hòn Ngang (1128m) và Hòn Giúp (1127m) Dãy Vọng Phu – Tam Phong có hướng Tây Nam – Đông Bắc, kéo dài trên 60km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Khánh Hòa với hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển
Trang 158
Phía Nam và Tây Nam xuất hiện một vùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1500m đến trên 2000m, trong đó có đỉnh Hòn Giao (2062m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông
1.1.2.2 Vùng đồng bằng
Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển Địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp Các vùng đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có vùng đồng bằng Nha Trang – Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135km2, vùng đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100km2
1.1.2.3 Vùng bờ biển
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam Đường
bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa Khánh Hòa có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh với chiều dài 16km, chiều rộng 32km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6km, có độ sâu 18 – 20m và được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á
1.1.2.4 Thềm lục địa
Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp, đường đẳng sâu chạy sát bờ biển Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền Dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các đảo như Hòn Tre, Hòn Miếu, Hòn Mun… Xen giữa các bãi đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển, đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh
Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hòa còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa, với khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến
Trang 169
180km2, trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên với tổng diện tích 10km2 Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình chỉ rộng 0,65km2, bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30km, rộng 5km (ngập nước khi triều lên) Địa hình trên
bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mỏm đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét
Hình 1.1 Bản đồ địa hình tỉnh Khánh Hòa [10]
Trang 1710
1.2 Đặc điểm số liệu Khí tượng của các trạm tỉnh Khánh Hòa
Số liệu nghiên cứu phải đảm bảo tính chính xác và tính đại biểu
1.2.1 Tính chính xác
Số liệu sử dụng trong đồ án được thu thập từ các trạm Khí tượng trong mạng lưới điều tra cơ bản do Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ Sử dụng có chọn lọc các số liệu mới nhất trong 10 năm (lấy từ năm 2007 – 2016) ở trạm chính Nha Trang và Cam ranh cùng các trạm lân cận, được các cấp thẩm quyền xét duyệt, phúc thẩm theo quy trình, quy phạm của ngành Khí tượng Thủy văn và phát trên trạm phát báo Quốc tế theo tiêu chuẩn của tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Số liệu nghiên cứu phải đảm bảo tính xác và tính đại biểu
Nhiệt độ được tính chính xác đến 0.10C Lượng mưa tính chính xác tới 0.1mm
1.2.2 Tính đại biểu theo không gian và thời gian
1.2.2.1 Tính đại biểu theo không gian
Sử dụng 6 trạm trong khu vực tỉnh Khánh Hòa bao gồm các trạm: Ninh Hòa, Nha Trang, Đồng Trăng, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Cam Ranh
Hệ thống mạng lưới trạm phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, các trạm Khí tượng được bố trí ở các vị trí đại diện cho đặc trưng khí hậu của các vùng Các trạm Khí tượng được bố trí tại các vị trí đặc trưng cho vùng khí hậu đồng bằng, ven biển, vùng núi, thung lũng Nhìn chung hệ thống mạng lưới trạm đủ tính đại biểu cho khu vực mà trạm đại diện
1.2.2.2 Tính đại biểu theo thời gian
Với trình độ khoa học ngày càng phát triển thì số liệu được lấy trong năm 10 (từ năm 2007 – 2016) gần đây đảm bảo được chất lượng tốt và đủ tin cậy, đảm bảo tính đại biểu về thời gian
Trang 1811
CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH KHÁNH HÒA
Khí hậu là sự tiếp diễn có quy luật của các quá trình khí quyển hình thành ở một nơi nhất định dưới tác động lẫn nhau giữa ba nhân tố bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển, điều kiện địa hình và khí hậu Các hiện tượng vật lý xảy ra trên mặt đệm và chi phối chế độ thời tiết đặc trưng cho nơi đó
Bộ chịu sự chi phối của bức xạ mặt trời nội chí tuyến mà tiêu biểu là một năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh đồng thời độ cao mặt trời khá lớn, nhất là trong những tháng mặt trời đi qua thiên đỉnh
Bảng 2.1 Ngày mặt trời qua thiên đỉnh ở điểm cực Bắc và cực Nam Trung Bộ [10]
Tại Nha Trang quanh năm có độ cao mặt trời lớn, độ cao mặt trời trung bình ngày 15 hàng tháng vượt xa các tỉnh phía Bắc khoảng 4,20 (Hà Nội), chỉ kém các tỉnh
Trang 1912
phía Nam một ít 0,40 (Thành phố Hồ Chí Minh) Độ cao mặt trời cực đại rơi vào tháng
4 và tháng 8 cũng là tháng có mặt trời đi qua thiên đỉnh (Bảng 2.2)
Bảng 2.2 Độ cao mặt trời ngày 15 các tháng trong năm [10]
Năng lượng mặt trời chiếu xuống mặt đất phụ thuộc vào vĩ độ địa lý vì vĩ độ địa
lý tại một nơi nào đó quyết định độ cao mặt trời và thời gian ban ngày của nơi đó, do
đó vĩ độ địa lý quyết định số năng lượng do mặt trời cung cấp cũng như số năng lượng
bị mất đi khi không có tia bức xạ mặt trời chiếu xuống
Nhờ có độ cao mặt trời lớn, thời gian chiếu sáng đồng đều quanh năm, nên Khánh Hòa nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn, đặc trưng của vùng vĩ độ thấp trong vành đai nhiệt đới Tổng lượng năm của bức xạ tổng cộng lý tưởng khi trời không có mây cũng rất lớn, có thể đạt tới 238 Kcal/cm2/năm Nói chung tháng có độ cao mặt trời lớn thì tổng lượng bức xạ lý tưởng cũng lớn và ngược lại
Trong đó, độ dài ban ngày được tính là thời gian từ lúc mặt trời mọc đên lúc mặt trời lặn, ở Khánh Hòa biến đổi trong khoảng 11 – 13 giờ, thời gian ban ngày cũng khá dài và ít thay đổi trong năm Độ dài ban ngày lớn nhất vào tháng 6 từ 12,7 – 13,4 giờ và ngắn nhất là vào tháng 12 và tháng 1 từ 11,2 – 11,4 giờ Đây là điều kiện quan trọng tạo nên sự đồng đều về điều kiện nhiệt độ giữa các tháng (Bảng 2.3)
Trang 20độ trong suốt khí quyển kém (Bảng 2.4)
Bảng 2.4 Lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng tháng và năm [10]
Trang 2114
Chênh lệch giữa tháng có bức xạ tổng cộng lớn nhất và tháng nhỏ nhất không lớn, vào khoảng 7,1 Kcal/cm2/tháng Biên độ bức xạ tổng cộng lý tưởng năm là 10,1 Kcal/cm2/năm, nhỏ hơn Hà Nội 1,9 Kcal/cm2/năm
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khí quyển, trong đó chủ yếu là mây và sự hấp thụ của hơi nước làm cho lượng bức xạ mặt trời khi tới mặt đất bị suy giảm, vì thế lượng bức xạ tổng cộng thực tế ở Khánh Hòa đạt khoảng 177,9 Kcal/cm2/năm, bằng khoảng 75% lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng khi trời không mây Được thể hiện qua bảng 2.5 như sau:
đi là 100% thì không có nghĩa bề mặt đất đều nhận được hết 100% năng lượng bức xạ
đó, mà chúng bị hấp thụ hoặc phát xạ ngược trở lại khí quyển trong suốt quá trình chúng di chuyển xuống bề mặt Do đó, khi xem xét đến năng lượng bức xạ mặt trời nhận được ở một nơi nào đó không thể chỉ dựa vào giá trị lượng bức xạ mặt trời lý tưởng, nghĩa là khi trời không có mây mà cần kết hợp với lượng bức xạ mặt trời thực
tế mới có thể nhận định được
Trang 22đi Tổng đại số năng lượng thu vào và mất đi trên mặt nằm ngang gọi là cán cân bức
xạ Cán cân bức xạ được tính theo công thức:
B = (S+D)n.(1-An) - En (2.1) Trong đó: (S+D)n là bức xạ tổng cộng
An là Albeđô của bề mặt quan trắc
En là độ phản xạ hữu hiệu của bề mặt nơi quan trắc
Từ công thức (2.1) ta tính được cán cân bức xạ trung bình tháng ở tỉnh Khánh Hòa như sau:
Trên thực tế, do mặt đất phản xạ nên một phần lượng bức xạ thực tế bị phản xạ
ra ngoài khí quyển và không trung Ngoài ra, mặt đất còn phát xạ ra ngoài một lượng bức xạ hữu hiệu (bức xạ sóng dài do mặt đất phát ra, trừ đi bức xạ nghịch của không khí bức xạ xuống mặt đất) Do đó, cán cân bức xạ năm của Khánh Hòa chỉ còn khoảng
90 Kcal/cm2/năm, nhưng cũng thuộc vào loại lớn nhất nước ta (Bảng 2.6)
Với các cân bức xạ này góp phần tạo nên một nền nhiệt độ cao ở Khánh Hòa
Trang 2316
2.2 Hoàn lưu khí quyển
Trái đất không ngừng tiếp nhận nhiệt từ mặt trời qua bức xạ mặt trời và phát nhiệt quay trở lại khí quyển qua bức xạ phản hồi, nhưng hoạt động này diễn ra không đồng đều Cụ thể, ở khu vực xích đạo do có góc nhập xạ lớn nên mức thu nhận nhiệt trung bình lớn hơn ở hai cực khoảng 270W/m2 Ở khu vực hai cực, bức xạ mặt trời tới mặt đất một góc nghiêng hơn với suất bức xạ thu nhận trung bình vào khoảng 90W/m2 Ngược lại, phát xạ mặt đất lại xảy ra đồng đều hơn so với bức xạ thu nhận được, bởi suất bức xạ tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật mà nhiệt độ tuyệt đối lại thay đổi không nhiều giữa xích đạo và cực
Ngoài ra, sự tiếp nhận bức xạ mặt trời cũng không đồng đều giữa đại dương và
bề mặt đất, do tính chất khác nhau về sự nóng lên và lạnh đi giữa lục địa và đại dương
đã tạo nên chế độ nhiệt khác nhau ở từng vùng, cũng từ đó tạo ra các trung tâm khí áp cao, áp thấp vĩnh cửu và bán vĩnh cửu hoạt động mạnh, yếu theo mùa luân chuyển không khí trong không gian Chính vì vậy, khí quyển phải hoạt động như một động cơ nhiệt vận chuyển năng lượng từ xích đạo về vùng cực để cân bằng nhiệt lượng trên trái
đất Sự lưu thông tuần hoàn của không khí trên địa cầu như vậy gọi là hoàn lưu khí quyển
Việt Nam nói chung và khu vực tỉnh Khánh Hòa nói riêng nằm ở tận cùng phía Đông Nam của liên lục địa Âu Á rộng lớn nên chịu sự chi phối thường xuyên của các trung tâm khí áp vùng cận nhiệt đới (áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương) và vùng xích đạo (dải áp thấp xích đạo là tiền thân của dải hội tụ nhiệt đới)
Sự tác động theo mùa của các trung tâm khí áp hình thành và tồn tại trong mùa:
Áp cao lục địa Châu Á trong mùa đông của Bắc bán cầu và áp thấp lục địa Châu Úc,
áp thấp lục địa Châu Á, áp cao lục địa Châu Úc và áp cao Bắc Ấn Độ Dương trong mùa hạ của Bắc bán cầu Sự thay đổi trị số khí áp từ tháng này qua tháng khác: Cao nhất trong tháng 1, thấp nhất trong tháng 7, giảm nhanh nhất từ tháng 2 sang tháng 3, tăng nhanh nhất từ tháng 9 sang tháng 10 Các trung tâm kể trên tác động theo mùa trong mối quan hệ phức tạp với hoàn lưu chung của hành tinh, do đó gió mùa Châu Á hoạt động trong mùa hạ và mùa đông đều ảnh hưởng đến Việt Nam và bị phân hóa khác nhau ở từng nơi do vị trí địa lý địa hình
Trang 2417
Hình 2.1 Bản đồ thời tiết mùa đông [10]
Nhìn trên bản đồ hình 2.1 có thể nhận thấy vị trí địa lý nước ta khá đặc biệt, kéo dài theo chiều Bắc – Nam Phía bắc nối liền với lục địa rộng lớn tới tận Xiberi, phía Đông và phía Nam là biển Thái Bình Dương mênh mông Mùa đông, hoạt động biểu kiến của mặt trời đã lùi về phía Nam bán cầu, phần lục địa gần cực đới lạnh đi mau chóng, khiến cho lớp không khí bên trên cũng trở lên lạnh giá, một trung tâm áp cao được hình thành có tâm ở gần hồ Bai – can Đồng thời, dải hội tụ nhiệt đới cũng dịch
về phía Nam xích đạo, tạo ra một sự chênh lệch nhiệt độ rõ rệt giữa hai bán cầu Gió mùa mùa đông với hướng gió đặc trưng là Đông Bắc, phát triển thành từng đợt, bao trùm cả khu vực Đông Nam Châu Á trong đó có nước ta
Trang 2518
Hình 2.2 Bản đồ thời tiết mùa hè [10]
Mùa hạ, hình thế đảo ngược lại, mặt trời dịch lên những vĩ độ nhiệt đới của Bắc bán cầu, kéo theo dải hội tụ nhiệt đới lên tới tận 25 – 300 vĩ Bắc Lục địa Châu Á nóng lên mạnh mẽ, một áp thấp nóng rộng lớn hình thành có tâm ở Iran được khơi sâu nhất vào tháng 7, thu hút về đó các luồng không khí tương đối mát và ẩm từ các vùng biển phía Nam và Đông Nam Áp cao mùa đông suy yếu, gió mùa mùa hạ thay thế gió mùa mùa đông, tạo ra sự tương phản không những về nhiệt mà cả các đặc trưng mưa, ẩm
Tuy nhiên, gió mùa Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng thể hiện rõ tính không liên tục, luôn mang tính hai mặt đối lập nhau là ổn định và không ổn định
Về bản chất, hoàn lưu gió mùa hoạt động phản ánh những quy luật của các chu kỳ synop tự nhiên vừa mang đặc tính hoàn lưu hành tinh, vừa mang đặc tính hoàn lưu khu vực, lại bị chi phối bởi tính địa phương rõ rệt
Trang 2619
Hình 2.3 Bản đồ đường dòng trung bình mặt đất tháng I [10]
Hình 2.4 Bản đồ đường dòng trung bình mặt đất tháng VII [10]
Trang 2720
2.2.1 Hoàn lưu vĩ độ thấp
Nằm ở khu vực nội chí tuyến, khí hậu Việt Nam nói chung và khí hậu tỉnh Khánh Hòa nói riêng chịu tác động của cơ chế hoàn lưu khí quyển vùng vĩ độ thấp với các thành phần cơ bản sau: áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương, rãnh thấp xích đạo
và dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ), gió Tín phong, sóng gió đông
Hình 2.5 Mô hình hoàn lưu khí quyển với các trung tâm khí áp bề mặt có tính
đến sự phân bố đất biển không đều [10]
2.2.1.1 Áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương
Áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương hay gọi tắt là áp cao cận nhiệt đới Đây
là hai đới áp cao nằm ở hai phía của xích đạo trên các vĩ tuyến từ 20 – 40 độ Bắc (N)
và 20 – 40 độ Nam (S) (vùng kí hiệu chữ H - High trên Hình 2.5) nhưng không liên tục
mà tạo thành những trung tâm xoáy nghịch có hình gần như Elip trên bản đồ khí áp mực biển Áp cao cận nhiệt đới thường có tính đối xứng, ở bề mặt tâm cao thường lệch
về phía Đông còn ở trên cao tâm lại lệch về phía Tây Áp cao cận nhiệt đới chính là nơi mà nhánh đi xuống của vòng hoàn lưu Hadley với chế độ dòng giáng thịnh hành
Vì thế, trên vùng bị khống chế bởi áp cao này đối lưu không có điều kiện phát triển
Trang 28Úc ở Nam bán cầu (lúc này là mùa hạ) tạo thành gió mùa mùa đông với hướng chủ yếu
là Đông Bắc Mùa hạ, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng mạnh lên và lấn Tây Khi ảnh hưởng đến Việt Nam, áp cao cận nhiệt đới thường thể hiện dưới dạng một lưỡi cao mà nước ta thường nằm ở rìa phía Tây của lưỡi cao đó Không khí từ áp cao Châu Úc và
áp cao Bắc Ấn Độ Dương di chuyển đến vùng áp thấp lục địa Châu Á (tâm thấp ở Iran, Pakistan) tạo thành gió mùa mùa hạ với hướng chủ yếu là Tây Nam Vì không khí tồn tại ở rìa phía Tây và phía Nam của áp cao vốn là không khí nhiệt đới biển nóng và ẩm nên khi lưỡi cao mới lấn vào thường gây mưa rào và dông Khi áp cao đã khống chế
ổn định thời tiết sẽ tốt dần lên nắng nóng và không mưa
2.2.1.2 Gió Tín phong
Gió Tín phong dưới tác động của áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương, ở tầng thấp của khí quyển, một luồng không khí có hướng chủ yếu là Đông Bắc ở Bắc bán cầu và hướng Đông Nam ở Nam bán cầu thổi khá ổn định trong cả năm từ vùng cận nhiệt đới về vùng xích đạo tạo thành hoàn lưu Tín phong, một hoàn lưu cơ bản của vùng cận nhiệt đới Ở đây không khí chuyển động đi lên mạnh mẽ, gió yếu hoặc lặng gió nên còn được gọi là dải lặng gió xích đạo Ở trên cao của dải này, không khí chuyển động về các vĩ độ cận nhiệt đới với hướng chủ yếu là Tây Nam ở bán cầu Bắc
và đông bắc ở bán cầu Nam Trên cao vùng cận nhiệt đới, không khí bị tích tụ và chuyển động đi xuống
Đặc điểm quan trọng nữa là nghịch nhiệt tồn tại trong cấu trúc của Tín phong
Ở vùng cận nhiệt đới, do ảnh hưởng của dòng giáng trong áp cao, lớp nghịch nhiệt tương đối thấp (≈ 500m) Trong quá trình di chuyển về xích đạo, bất ổn định động lực
và nhiệt lực tăng lên, làm cho lớp nghịch nhiệt được nâng lên, cuối cùng lớp nghịch nhiệt tan đi khi tín phong nhập vào dải áp thấp nhiệt đới
Nước ta chịu ảnh hưởng của hoàn lưu Tín phong Bắc Thái Bình Dương Mùa
hè, khi áp cao nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương phát triển và mở rộng về phía Tây, lưỡi
áp cao Thái Bình Dương khống chế vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới Tây Thái
Trang 2922
Bình Dương, đôi khi lưỡi áp cao này lấn sâu vào phần phía Đông của lục địa Châu Á,
luồng Tín phong Đông Bắc của lưỡi áp cao ảnh hưởng đến thời tiết nước ta
Hình 2.6 Đới gió Tín phong trên hành tinh [10]
Mặc dù Tín phong hoạt động quanh năm có hướng khá ổn định, tốc độ trung
bình của gió Tín phong trên các đại dương đạt 3 – 7m/s mạnh nhất vào thời kỳ mùa
đông, song có lúc thịnh lúc suy Trong các tháng mùa hạ, áp cao cận nhiệt đới Thái
Bình Dương phát triển mạnh mẽ nhất, phạm vi hoạt động của nó mở rộng về phía Tây
nên Tín phong lúc này được tăng cường Vào các tháng mùa đông là thời kỳ thịnh
hành nhất của gió mùa Đông Bắc Vị trí trung bình tháng 1 của một Front cực đới
(vùng tiếp giáp giữa không khí cực đới ở phía Bắc và không khí nhiệt đới Thái Bình
Dương ở phía Nam) vào khoảng vĩ độ 17 – 180 Bắc trên lãnh thổ nước ta Như vậy, có
thể thấy phạm vi ảnh hưởng của Tín phong trong cả hai mùa đều bị hạn chế và thay
đổi theo thời gian
Khi gió mùa Đông Bắc suy yếu tức là khi cường độ của áp cao lục địa Châu Á
không mạnh hoặc trung tâm áp cao di chuyển ra phía Đông đến vùng biển Đông Trung
Hoàn lưu cực Hoàn lưu Ferrel
Hoàn lưu Hadley
Áp cao cực đới
Front cực
Dải thấp xích đạo Đới lặng gió xích đạo
Vĩ độ ngựa (30-350)
Đới tín phong
Trang 30200 – 300 km, theo đới gió Đông di chuyển vào đất liền
Hình 2.7 Không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với nhiễu động
trong đới gió Đông [10]
Sóng đông này di chuyển từ Đông sang Tây, theo dòng dẫn của trường đường dòng trên cao, tốc độ sóng đông tùy thuộc vào dòng dẫn này Khi chạm vào đất liền thường gây nên thời tiết xấu phía trước trục rãnh, mưa không kể ngày đêm, có khi mưa
to đến rất to, và thời gian mưa không kéo dài quá 2 ngày, ngay sau khi sóng đông đi qua thì mưa cũng kết thúc
Trang 3124
Trường gió ở độ cao 10m
Trường gió ở độ cao 5000m Hình 2.8 Trường gió Đông ở độ cao 10m và 5000m so với mực nước biển [10]
Trang 3225
2.2.1.4 Rãnh thấp xích đạo và dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ)
Rãnh thấp xích đạo và dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ) đây là dải áp thấp thuộc vùng xích nằm giữa hai đới áp cao cận nhiệt đới, hay nói cách khác đây còn gọi là dải hội tụ của hai dòng Tín phong Đông Bắc (NE) ở bán cầu Bắc và Tín phong Đông Nam (SE)
ở bán cầu Nam (Hình 2.9)
Hình 2.9 Ảnh mây vệ tinh của dải hội tụ nhiệt đới [10]
Tại nơi hội tụ, dòng không khí đi lên đến một độ cao nhất định, tùy thuộc vào thời gian trong năm, rồi chảy ngược lại về phía cực Hoạt động tiêu biểu trên vùng này
là đối lưu với những dòng thăng khổng lồ đi lên (chủ yếu từ mặt biển) tạo điều kiện cho nguồn ẩm rất phong phú của các khối không khí nóng ẩm tồn tại lâu ngày trên biển ở rìa của hai đới áp cao cận nhiệt đới ngưng kết để hình thành mây mưa Vì thế, trong khu vực này có những vùng mây dày đặc và có lượng mưa hàng năm lớn
Dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ) là nhiễu động quan trọng trong gió mùa Tây Nam Hoạt động của dải này phụ thuộc vào vị trí, cường độ của áp cao cận nhiệt đới, gió mùa Tây Nam và đới gió Tây xích đạo Trung bình nhiều năm khoảng vào tháng 4 vùng áp thấp xích đạo (tiền thân của DHTNĐ) vượt qua xích đạo tiến lên phía Bắc khống chế bán đảo Malaysia, bắc Borneo và bắc quần đảo Indonesia, sau đó nó dịch chuyển lên phía Bắc cho đến tháng 7 thì khống chế Bắc biển Đông, bắc bán đảo Đông Dương và kéo dài đến tận bán đảo Luzon, rồi lùi về phía Nam Đến tháng 10 thì vị trí của nó khoảng 100 Bắc
Trang 3326
Dải hội tụ này hình thành từ nam biển Đông vắt qua Nam Bộ - Nam Trung Bộ, rồi dịch lên phía Bắc lên đến trên 200 Bắc rồi suy yếu và tan đi, để rồi sau đó lại tiếp tục một chu trình hoạt động mới (xuất hiện, duy trì và suy yếu) theo quá trình hoạt động của áp cao phó nhiệt đới ở khu vực này
DHTNĐ thường thể hiện từ mặt đất lên đến 3000 - 5000m, phía trên là cao áp cận nhiệt đới khống chế Do vậy khu vực dọc theo DHTNĐ có điều kiện nhiệt và động lực thuận lợi cho dòng thăng phát triển, hệ thống mây tầng thấp phát triển rất nhanh,
có khả năng gây nên mưa rào và dông trong phạm vi rộng lớn kéo dài hàng trăm kilômet và thời tiết ở phía Nam của DHTNĐ xấu hơn phía Bắc Lượng mưa do DHTNĐ đơn thuần gây ra thường lớn nhưng không kéo dài quá ba ngày, tổng lượng mưa cả đợt khoảng 100 - 200mm Tuy nhiên dạng hình thế thời tiết do DHTNĐ đơn thuần chi phối ít khi xuất hiện vì trên DHTNĐ thường có hoạt động của các xoáy thuận, kèm theo lại rơi vào thời kỳ gió mùa Tây Nam thịnh hành, do vậy lượng mưa càng tăng lên và là một tổ hợp các hình thế synop gây mưa lớn nhất, tần xuất cao nhất
Hình 2.10 Vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới trên khu vực Đông Dương và biển Đông xác định theo đường tần suất cao nhất trong lưới 2×2 độ kinh vĩ [10]
Trang 3528
2.2.1.5 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
a) Xoáy thuận nhiệt đới
Xoáy thuận nhiệt đới là một loại nhiễu động khí quyển với khí áp thấp ở tâm, gió mạnh nhất ở vùng gần tâm đạt từ cấp 7 trở lên (≥ 50 km/h), hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở hai bên xích đạo từ 5 – 200 vĩ tuyến, gió thổi xoáy vào tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và cùng chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu
Bão là tên gọi địa phương của những xoáy thuận nhiệt đới có gió mạnh từ cấp 8 trở lên ở khu vực Tây Thái Bình Dương, còn ở Đại Tây Dương thì gọi là Hurricane, ở
Ấn Độ Dương thì gọi là Cyclone, ở Châu Úc thì gọi là Vili-Vili,v.v…
Trên toàn cầu có nhiều khu vực hình thành bão, nhưng tập trung nhiều và mạnh nhất là khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương bao gồm cả biển Đông, trung bình hằng năm khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có khoảng 30 cơn bão hoạt động, chiếm khoảng 38% tổng số cơn bão của toàn cầu
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á có bờ biển trải dài trên 15 vĩ độ, tiếp giáp với biển Đông là một bộ phận của ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương Trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động ở biển Đông bao gồm bão và áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông và những cơn di chuyển từ tây Thái Bình Dương vào Tuy nhiên, không phải tất cả cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thời tiết nước ta Theo thống kê trung bình hàng năm có khoảng 5 - 7 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đất liền nước ta
Mùa bão ở Việt Nam kéo dài từ tháng 3 cho đến tháng 12, tập trung nhiều nhất vào tháng 7 đến tháng 10 Ở Khánh Hòa mùa bão tập trung vào khoảng tháng 10 đến tháng 12, trong đó tháng 10 và tháng 11 là xuất hiện nhiều nhất, rồi đến tháng 12 Các tháng 1, 2, 4, 7, 8 trong suốt 38 năm qua chưa quan sát được cơn bão nào đổ bộ vào khu vực bờ biển Khánh Hòa [10]
Sự di chuyển của bão không phải lúc nào cũng trơn tru cả về quỹ đạo lẫn tốc độ
mà có khi là những đường đi ngoằn ngoèo, có khi lại thắt nút, có khi đi rất nhanh, có khi lại đứng yên một chỗ thật khó mà dự báo một cách chính xác được
Trang 3629
Terra/MODIS ảnh mây vệ tinh cơn bão nhiệt đới Sinlaku ngày 29/XI/2014
METEOSAT-7 ảnh mây vệ tinh ngày 30/XI/2014 00:00 UTC
Hình 2.12 Ảnh mây vệ tinh của bão [15]
Trang 3730
Hình 2.13 Đường đi trung bình của bão, ATNĐ đổ bộ vào Việt Nam [10]
Hình 2.14 Đường đi trung bình và các đường đẳng tần suất bão trên biển Đông
tháng IX [10]
VI VII VIII
IX
V
X
XI, XII
Trang 4033
Bão số 11 (Có tên quốc tế là MARINAE) năm 2009
Ngày 29/10/2009 một cơn bão có tên quốc tế là MARINAE hình thành từ phía Đông Philippin và đi vào biển Đông trở thành cơn bão số 11 trong năm Bão số 11 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam đến chiều ngày 02/11/2009 đổ bộ trực tiếp vào khu vực Nam Phú Yên và Bắc Khánh Hòa, gây ra gió mạnh cấp 8, giật cấp 9 (Nha Trang giật 21m/s) Hoàn lưu của bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường đã gây mưa to đến rất to trên toàn khu vực Tổng lượng mưa toàn đợt các nơi phổ biến từ 240 - 330mm
b) Chế độ dông sét
So với toàn khu vực Nam Trung Bộ thì Khánh Hòa có ít ngày có dông Theo số liệu quan trắc được từ sau ngày giải phóng đến nay, trung bình hàng năm có đến 25 –
35 ngày dông (khu vực Nam Trung Bộ hàng năm có khoảng 40 – 50 ngày dông) [10]
Mùa dông tỉnh Khánh Hòa thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10
Từ tháng 5 đến tháng 9, trung bình mỗi tháng có 12 đến 17 ngày dông Các tháng 12,
1, 2, 3 hiếm khi dông xuất hiện (trừ 2 trạm đảo), cá biệt có năm dông xuất hiện sớm vào tháng 3 (trường hợp này chỉ xuất hiện 1 – 2 ngày dông trên tháng) [10]
Dông ở Khánh Hòa chủ yếu là dông nhiệt, xảy ra vào thời kỳ mùa hạ (thời kỳ gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh) là thời kỳ có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lớp không khí gần mặt đất không ổn định, đối lưu không khí phát triển mạnh Ở vùng núi dông thường xuất hiện vào buổi chiều tối, vùng ven biển thường xảy ra buổi đêm [10]
c) Đặc điểm nắng nóng và khô hạn
Chỉ tiêu của thời tiết gió Tây khô nóng là nhiệt độ tối cao tuyệt đối ngày
350C, kết hợp độ ẩm tương đối trong ngày 55% Trung bình hàng năm vùng ven biển Khánh Hòa có 2 – 14 ngày gió Tây khô nóng, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng
9, trong đó tháng 6 đến tháng 8 xảy ta nhiều nhất trùng với thời kỳ gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh [10]
Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, luồng không khí với thuộc tính nóng, ẩm thổi qua lục địa rộng lớn đến Việt Nam bị dãy Trường Sơn ngăn cản Khi vượt qua dãy núi khối không khí để lại phần lớn lượng hơi ẩm dưới dạng mưa ở sườn đón gió, không khí tiếp tục trượt xuống sườn khuất gió dồn về vùng thung lũng và đồng bằng ven biển, lúc này khối không khí trở nên khô nóng hơn tính chất vốn có ban đầu, người ta thường gọi là gió Tây khô nóng