1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa tỉnh ninh thuận giai đoạn 2007 2016

56 319 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Ninh Thuận nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do tác động của điều kiện địa hình đã tạo ra một chế độ khí hậu đặc thù của Ninh Thuận với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 5

TỔNG QUAN 5

1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình tỉnh Ninh Thuận 5

1.1.1 Vị trí địa lý 5

1.1.2 Đặc điểm địa hình 6

1.2 Đặc điểm số liệu khí tượng tại trạm Khí tượng Phan Rang 7

1.2.1 Tính chính xác 7

1.2.2 Tính đại biểu theo không gian và thời gian 8

1.2.3 Thu thập dữ liệu 8

CHƯƠNG 2 9

CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH NINH THUẬN 9

2.1 Bức xạ mặt trời 10

2.2 Hoàn lưu khí quyển 12

2.2.1 Hoàn lưu vùng vĩ độ thấp 12

2.2.2 Hoàn lưu gió mùa 14

2.3 Địa hình – khí hậu Ninh Thuận 20

CHƯƠNG 3 23

ĐẶC ĐIỂM NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TỈNH NINH THUẬN 23

GIAI ĐOẠN 2007 - 2016 23

3.1 Phân bố nhiệt độ 23

3.1.1 Phân bố nhiệt độ ngày 23

3.1.2 Phân bố nhiệt độ tháng và năm 27

3.1.2.1 Nhiệt độ trung bình 27

3.1.2.2 Nhiệt độ tối cao 31

3.1.2.3 Nhiệt độ tối thấp 33

3.2 Phân bố mưa 35

3.2.1 Phân bố mưa năm 36

3.2.2 Phân bố mưa mùa 38

Trang 2

3.2.3 Phân bố mƣa các tháng 39

3.2.4 Phân bố mƣa ngày 44

KẾT LUẬN 48

KHUYẾN NGHỊ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 3

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới

XTNĐ: Xoáy thuận nhiệt đới

ENSO: El – Nino Southern Oscilation

ITCZ: Dải hội tụ nhiệt đới (Inter Tropical Convergence Zone)

TB10N: Giá trị lƣợng mƣa (nhiệt độ) trung bình 10 năm từ năm 2007 đến năm 2016 TBCN: Giá trị nhiệt độ trung bình cao nhất

TBTN: Giá trị nhiệt độ trung bình thấp nhất

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cán cân bức xạ tháng và năm [1] 11

Bảng 3.1: Biên độ nhiệt độ không khí tại các trạm Khí tượng tỉnh Ninh Thuận 23

Bảng 3.2: Nhiệt độ không khí thấp nhất tại trạm Khí tượng Phan Rang 24

từ năm 2007 - 2016 [1] 24

Bảng 3.3: Nhiệt độ trung bình ngày trên 300C tại trạm Phan Rang năm 2007 – 2016 [1] 25

Bảng 3.4: Nhiệt độ trung bình tháng và năm của các trạm khu vực tỉnh Ninh Thuận.[1]27 Bảng 3.5: Nhiệt độ không khí tối cao trung bình 31

Bảng 3.6: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng – năm [1] 32

Bảng 3.7: Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối 32

Bảng 3.8: Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình 33

Bảng 3.9: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng – năm [1] 34

Bảng 3.10: Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 34

Bảng 3.11: Tổng số cơn áp thấp nhiệt đới, bão trên biển Đông ảnh hưởng đến Việt Nam.[7] 35

Bảng 3.12: Lượng mưa tháng trung bình từ 2007 – 2016 tại trạm Khí tượng Phan Rang 36

Bảng 3.13: Lượng mưa năm ứng với các tần suất 37

Bảng 3.14: Phân bố số ngày mưa các tháng trong năm từ năm 2007 đến năm 2016 tại trạm Khí tượng Phan Rang 37

Bảng 3.15: Lượng mưa mùa khô và mùa mưa tại trạm Khí tượng Phan Rang 39

Bảng 3.16: Tổng lượng mưa tháng giai đoạn 2007 – 2016 tại trạm Khí tượng Phan Rang [1] 40

Bảng 3.17: Số ngày mưa, ngày có lượng mưa cao nhất trong tháng từ năm 2007 – 2016 [1] 44

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ địa hình tỉnh Ninh Thuận [1] 5

Hình 2.1: Ảnh mây vệ tinh của dải hội tụ nhiệt đới [4] 12

Hình 2.2: Vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới trên khu vực Đông Dương và

Biển Đông Việt Nam [3] 13

Hình 2.3: Đới gió tín phong trên hành tinh [3] 14

Hình 2.4: Sơ đồ mặt cắt qua Trường Sơn và Biển Đông trong gió mùa đông bắc dầy.[3] 15

Hình 2.5: Hình thế thời tiết khi có gió mùa mùa đông khống chế (07h ngày 17 tháng 12 năm 2015) [7] 16

Hình 2.6: Hiệu ứng Phơn [5] 17

Hình 2.7: Hình thế thời tiết mùa hè (07h ngày 27 tháng 05 năm 2015).[7] 17

Hình 2.8: Ảnh mây vệ tinh của cơn bão Haiyan [6] 20

Hình 3.1: Biến trình nhiệt độ trạm Khí tượng Phan Rang 28

Hình 3.2: Biến trình nhiệt độ trạm Khí tượng Nha Hố 28

Hình 3.3: Biến trình nhiệt độ trạm Ma Nới 29

Hình 3.4: Biến trình nhiệt độ trạm Phước Bình 30

Hình 3.5: Lượng mưa tháng trung bình từ 2007- 2016 tại trạm Khí tượng Phan Rang 36 Hình 3.6: Biến động lượng mưa trong các năm Elnino tại trạm Phan Rang 40

Hình 3.7: Biến động lượng mưa trong các năm Lanina tại trạm Phan Rang 41

Hình 3.8: Biến động lượng mưa trong các năm trung tính tại trạm Phan Rang 41

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Duyên hải Nam Trung Bộ là một dải lãnh thổ hẹp, nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn Nam Có các nhánh núi ăn ngang ra biển chia duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển Chính vì những đặc điểm tự nhiên này mà Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm khí hậu của Đông Trường Sơn, mùa hạ có gió phơn Tây Nam, về mùa thu - đông mưa địa hình và tác động của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở phía bắc Duyên hải Nam Trung Bộ Tuy nhiên, phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt ở tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do tác động của điều kiện địa hình đã tạo ra một chế độ khí hậu đặc thù của Ninh Thuận với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ cao, ít mưa Tuy nhiên, trong mùa mưa nếu có mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn kết hợp với địa hình lòng chảo ở đồng bằng sẽ gây

ra lũ lụt, lũ quét và úng ngập nghiêm trọng ở nhiều nơi Như vậy, có thể thấy khí hậu Ninh Thuận rất phức tạp, đặc biệt đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa ở tỉnh Ninh Thuận rất riêng biệt, tách khỏi khuôn mẫu chung của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa

Xuất phát từ những khác biệt đó mà em đã chọn đề tài “Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2016” Để tìm hiểu những nguyên nhân đã mang

lại những sắc thái riêng biệt của đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa ở tỉnh Ninh Thuận, góp phần vào những hiểu biết về đặc điểm khí hậu tỉnh Ninh Thuận Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo, giúp đưa ra các giải pháp hợp lý trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khí hậu, phòng chống thiên tai nhằm phục vụ cho đời sống kinh tế - xã hội dân sinh tốt thuận lợi hơn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam đã có rất nhiều các tác giả, các nhóm tác giả nghiên cứu về đặc điểm khí hậu như: Trần Việt Liễn (2004) đã nghiên cứu về các đặc điểm khí hậu Việt Nam như các nhân tố hình thành khí hậu Việt Nam, các quy luật khí hậu cơ bản ở Việt Nam, đặc điểm diễn biến của các yếu tố khí hậu cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam và phân vùng khí

Trang 7

hậu Việt Nam trong giáo trình “Khí hậu Việt Nam” Các nghiên cứu khoa học về đặc điểm

khí hậu từng khu vực, từng tỉnh cũng có rất nhiều như: nhóm nghiên cứu Bùi Thị Tuyết,

Từ Thị Năm (2014) nghiên cứu ra rằng với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bản thân nhịp điệu mùa của nó đã là phức tạp, lại có mối tương tác với cấu trúc địa hình đa dạng như khu vực Nam Trung Bộ nên nhịp điệu mùa ở đây càng phức tạp hơn, sự biến động và phân hóa cũng sâu sắc hơn, đã phản ánh rõ nét trong đặc trưng về chế độ mưa mùa trong

“Đặc điểm phân bố mưa tại khu vực Nam Trung Bộ”, hay nhóm nghiên cứu Nguyễn Tấn

Hương và ccs (2006) đã nghiên cứu về đặc điểm khí hậu, đánh giá biến động của một số

yếu tố khí khí hậu, đặc điểm thủy văn, biến đổi khí hậu thủy văn trong đề tài “Đặc điểm khí hậu – thủy văn tỉnh Bình Định”

Đối với khu vực tỉnh Ninh Thuận, cũng đã có rất nhiền nghiên cứu khoa học liên quan đến đặc điểm khí hậu tại nơi đây như Phạm Quang Vinh (2015) với nghiên cứu

“Hạn hán và vấn đề biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận” là tập hợp các kết quả nghiên cứu nhằm xác định các khu vực khô hạn, dễ bị tổn thương của tỉnh Ninh Thuận, báo cáo tham

luận “Thủy điện Đa Nhim, nơi chia sẻ nguồn nước Lâm Đồng – Ninh Thuận” của nhóm

tác giả Đăng Thanh Bình và ccs (2014) đã phân tích đặc điểm khí tượng thủy văn tỉnh

Ninh Thuận Nguyễn Hồng Trường (2006) “Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Ninh Thuận”

số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1978- 2006, (2016) bổ sung thêm số liệu trong 10 năm

từ năm 2006 – 2016 với đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Ninh Thuận” phân tích quy luật phân bố, biến đổi và nêu bật các đặc

trưng khí hậu, thủy văn, hải văn trong chuỗi số liệu từ năm 1978 đến năm 2016 và dự tính

sự thay đổi khí hậu thủy văn trong những thập kỷ tới

Tuy nhiên, các công trình đã công bố liên quan đến đặc điểm khí hậu tỉnh Ninh Thuận do nhiều đơn vị thực hiện, ở nhiều thời điểm khác nhau với các mục đích khác nhau, mặt khác do các yếu tố khí hậu (trong đó bao gồm yếu tố nhiệt độ và lượng mưa) ở tỉnh Ninh Thuận không hoàn toàn hoạt động ổn định mà có sự biến động ít hay nhiều theo không gian và thời gian, đặc biệt Phan Rang là nơi có lượng mưa ít nhất cả nước và trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay thì sự biến động về lượng mưa và nhiệt độ diễn ra ngày càng phức tạp và theo chiều hướng tiêu cực, nhằm phục vụ cho thời kỳ phát triển

Trang 8

kinh tế hiện nay ở Ninh Thuận tốt hơn thì cần phải có sự đánh giá toàn diện những thuận lợi và khó khăn của khí hậu trên toàn tỉnh Ninh Thuận Chính vì những nguyên nhân trên

mà em chọn đề tài nghiên cứu về “Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 – 2016”

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án

4 Nội dung và phạm vi nghiên cứu

 Nội dung nghiên cứu

 Tổng quan đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Ninh Thuận

 Các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Ninh Thuận

 Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa ở tỉnh Ninh Thuận

 Phạm vi nghiên cứu

Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa ở tỉnh Ninh Thuận

 Số liệu về nhiệt độ trong 10 năm từ năm 2007 – 2016 của các trạm Khí tượng Phan

Rang, trạm Khí tượng Nha Hố, trạm Khí tượng Ma Nới và trạm Khí tượng Phước Bình

 Số liệu về lượng mưa trong 10 năm từ 2007 – 2016 của trạm Khí tượng Phan

Rang

5 Phương pháp nghiên cứu của đồ án

Để làm được những điều nói trên em đã dựa vào số liệu quan trắc của trạm Khí tượng Phan Rang, trạm Khí tượng Nha Hố, trạm Khí tượng Ma Nới, trạm Khí tượng

Phước Bình và sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê khí hậu

- Phương pháp vẽ bảng biểu trên phần mềm thống kê chuyên dụng Excel

- Phương pháp vẽ bản đồ được xử lý trên phần mềm Surfer, Photoshop

Trang 9

6 Ý nghĩa thực tiễn của đồ án

Khi thực hiện đồ án này thì em học được cách thu thập thông tin, tham khảo các tài liệu tham khảo, vận dụng các kiến thức đã được học và củng cố thêm kiến thức mới để áp dụng vào đồ án Ngoài ra, em còn được tiếp thu thêm kiến thức về đặc điểm khí hậu khu vực Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng, biết cách xử lí số liệu, nghiên cứu và phân tích số liệu, tiếp thu và biết cách vận dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê khí hậu, phân tích bản đồ synop, được học thêm về cách sử dụng các phần mềm như thống kê chuyên dụng Excel, Surfer, Photoshop Cuối cùng, em đã làm ra được sản phẩm cho riêng mình, đó là đồ án tốt nghiệp mà em đã trình bày ở trên

7 Kết cấu của đồ án

Với những nội dung trên bố cục đồ án gồm có:

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Ninh Thuận

Chương 3: Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2016 Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình tỉnh Ninh Thuận

1.1.1 Vị trí địa lý

Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, nằm

ở tọa độ từ 11° 18’ 14'' đến 12° 09’ 15'' vĩ Bắc và từ 108° 09’ 08'' đến 109°14’ 25'' kinh Đông Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 105km, diện tích vùng lãnh hải rộng trên 18000km2

Hình 1.1: Bản đồ địa hình tỉnh Ninh Thuận [1]

Trang 11

Ninh Thuận là một tỉnh có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị và an ninh – quốc phòng quan trọng trong dải ven biển miền Trung, là cửa ngõ giao thương với các tỉnh trong vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ra biển (với ba cửa biển Đông Hải, Cà

Ná, Khánh Hải) Có diện tích tự nhiên là 3.358 km2 và bảy đơn vị hành chính gồm một thành phố và sáu huyện, trong đó Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận Phan Rang - Tháp Chàm là một trong những khu vực trung tâm chính trị, kinh tế

và văn hóa của tỉnh, nằm cách Tp Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp Nha Trang 105 km và cách Tp Đà Lạt 110 km và đây là một trong những nơi thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Trạm Khí tượng Phan Rang nằm ở vị trí 11033’55’’ vĩ bắc, 108059’50’’ kinh đông.Trạm Khí tượng Nha Hố nằm ở vị trí 11038’41’’ vĩ bắc, 108054’26’’ kinh đông.Trạm Khí tượng Ma Nới nằm ở vị trí 11039’ vĩ bắc , 108042’ kinh đông

Trạm Khí tượng Phước Bình nằm ở vị trí 11059 vĩ bắc, 108047’ kinh đông

1.1.2 Đặc điểm địa hình

Ninh Thuận tuy có diện tích tự nhiên nhỏ hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước, nhưng lại có đặc điểm địa hình khá phức tạp Do địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, nằm ở phía cuối của dãy Trường Sơn kết hợp với nhiều dãy núi đâm ra biển nên Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt là núi và một mặt là biển Vì vậy địa hình Ninh Thuận có các dạng như núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển và điều này đã làm cho các điều kiện thời tiết ở khu vực này bị biến đổi, gây ra các hiện tượng cực đoan làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, kinh tế xã hội ở nơi đây

Địa hình vùng núi

Địa hình đồi núi chiếm khoảng 63% diện tích toàn tỉnh, bao bọc ba mặt bắc, tây và nam của tỉnh, có xu hướng dốc về phía đông (biển Đông), địa hình chủ yếu là núi thấp có cao độ trung bình 200 - 1000m Phía bắc tỉnh có các dãy núi cao với các đỉnh cao trên 1000m như dãy núi Chúa, dãy núi Đào Phía tây có dãy núi Trường Sơn Nam với các đỉnh núi cao trên 1000m như đỉnh Marrai, núi Ya Bio, Tha Nhanh, Hòn Chan Cuối cùng là phía nam và đông nam có dãy núi Hàng Ngo Riêng và Đá Bạc với các đỉnh cao trên

Trang 12

1000m như Ya Bo, Tha Tou, núi Đa, núi Da Ó và các núi với độ cao dưới 1000m như núi Giêng Ma và núi Đá Bạc.

Địa hình vùng đồi gò bán sơn địa

Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm khoảng 15% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn Địa hình có dạng đồng bằng đồi lượn sóng, cao trung bình 50 - 200m xen với nhiều núi đồi còn sót lại cao hơn 200m như núi Yàng, Hòn Giô, núi Chột, núi Thất Sơn, núi Kada Đây là khu vực có dạng bề mặt pediment (hình thành do hoạt động rửa trôi bề mặt của nước mưa và xâm thực yếu) rất điển hình và đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng khô hạn của khu vực tỉnh Ninh Thuận

Địa hình vùng đồng bằng

Vùng đồng bằng ven biển chiếm khoảng 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tập trung

ở các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và TP Phan Rang - Tháp Chàm Được hình thành do bồi đắp phù sa của hệ thống sông Cái Phan Rang nên tương đối bằng phẳng, độ cao phổ biến từ 2 - 15m, có nơi đạt 10 - 20m Trên bề mặt đồng bằng còn sót lại một số núi như núi Cà Đú, núi Quýt, núi Đất, Hòn Giài, núi Ngỗng

Địa hình bờ biển

Bờ biển Ninh Thuận có hướng chạy từ đông bắc đến tây nam rất rõ nét và địa hình chủ yếu là các đồi cát, cồn cát đỏ cao 15 - 20m, có nơi cao tới 50m Tại đây có ba cửa biển là Đông Hải, Cà Nà và Khánh Hải với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch Cùng với sự bao bọc của các dãy núi, sự chuyển hướng đường bờ biển là nguyên nhân làm các hướng gió gây mưa (gió đông bắc, gió tây nam) thổi song song với bờ biển đều gây mưa trên các sườn đón gió, nhưng khi xuống đến Ninh Thuận các luồng gió này mang đặc tính của hiện tượng Phơn

1.2 Đặc điểm số liệu khí tượng tại trạm Khí tượng Phan Rang

Số liệu nghiên cứu phải đảm bảo tính chính xác và tính đại biểu

Trang 13

còn sử dụng số liệu của các trạm đo mưa nhân dân và của các trạm thuộc đề tài, dự án khác

Trên phạm vi nghiên cứu của đồ án có 13 trạm khí tượng, điểm đo mưa, tuy nhiên

sự phân bố của các trạm này không đồng đều trên toàn tỉnh và bản thân các chuỗi số liệu quan trắc hầu hết có sự gián đoạn và thiết xót Chỉ có ba trạm Tân Mỹ, Nha Hố và Phan Rang có số liệu khá dài, đáng tin cậy và đến nay chỉ có trạm Phan Rang quan trắc các yếu

tố khí tượng Các số liệu đo đạc được kiểm tra tính hợp lý, chỉnh biên tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, đảm bảo các số liệu đưa vào sử dụng có độ chính xác cao

Nhiệt độ được tính chính xác đến 0.10C Lượng mưa tính chính xác tới 0.1mm

1.2.2 Tính đại biểu theo không gian và thời gian

 Tính đại biểu theo không gian

Hệ thống mạng lưới trạm phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, các trạm Khí tượng được bố trí ở các vị trí đại diện cho đặc trưng khí hậu của các vùng Tuy nhiên,

do thời gian nghiên cứu gấp rút và trong khả năng có hạn, nên phạm vi nghiên cứu của đồ

án này chỉ sử dụng số liệu của các trạm Khí tượng Nha Hố, Phan Rang, Ma Nới và Phước Bình (đối với phân bố nhiệt độ), và chỉ sử dụng trạm Khí tượng Phan Rang (đối với phân

bố lượng mưa)

 Tính đại biểu theo thời gian

Với trình độ khoa học ngày càng phát triển thì số liệu trong 10 năm gần đây cũng đảm bảo được chất lượng tốt, đủ tin cậy và đảm bảo tính đại biểu về thời gian

1.2.3 Thu thập dữ liệu

Bản đồ sử dụng trong đề tài là bản đồ số tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ 1/50.000 hệ tọa độ WGS84 Bản đồ được lưu trữ, biên tập bằng phần mềm MapInfo 11.0, dữ liệu được lưu thành các lớp thông tin về đường bình đồ, giao thông, sông suối, địa danh Bản đồ được

sử dụng làm bản đồ nền để xây dựng bản đồ mưa và nhiệt độ

Trang 14

CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH NINH THUẬN

Có ba nhân tố hình thành khí hậu ở Việt Nam nói chung cũng như khu vực tỉnh Ninh Thuận nói riêng đó là bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và đặc điểm địa hình Các nhân tố này có ý nghĩa rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể như sau:

Bức xạ Mặt Ttrời

Bức xạ Mặt Trời là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành nên khí hậu, vì những quá trình vật lí khác xảy ra trong khí quyển là nhờ có bức xạ Mặt Trời Bức xạ Mặt Trời phân bố không đều trên Trái Đất làm cho bề mặt đệm và không khí

ở các vùng khác nhau trên Trái Đất nóng lên không đều Sự khác nhau về nhiệt độ dẫn đến chênh lệch về áp suất, sự chênh lệch này gây nên sự chuyển động của các dòng không khí và sự trao đổi về nhiệt và hơi ẩm có liên quan đến những dòng này Như vậy, bức xạ Mặt Trời quy định đặc tính, tác dụng của một nhân tố tạo thành khí hậu khác đó là hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu chung khí quyển là tổng hợp của chuyển động dòng không khí quy mô lớn trên Trái Đất Hoàn lưu khí quyển cũng phụ thuộc vào bề mặt đệm, lục địa và đại dương giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các khối không khí Mùa hạ, lục địa nóng nhanh hơn đại dương và mùa đông thì ngược lại lục địa lạnh nhanh hơn đại dương

Sự khác nhau về nhiệt độ giữa lục địa và đại dương gây nên sự chênh lệch về phân bố khí

áp Trên lục địa mùa hè hình thành áp thấp, mùa đông hình thành áp cao Ngược lại, trên đại dương mùa hè hình thành áp cao, mùa đông hình thành áp thấp Kết quả, mùa hè có dòng không khí thổi từ đại dương vào lục đại dưới dạng gió mùa đại dương, mùa đông lại

có dòng không khí thổi từ lục địa ra biển dưới dạng gió mùa lục địa

Đặc điểm địa hình

Ngoài lục địa và đại dương thì địa hình cũng có ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển, nhất là những khu vực có địa hình lớn như núi, cao nguyên … Như vậy, một nửa hoàn lưu khí quyển và mặt đệm có liên quan chặt chẽ với nhau Độ cao địa hình không

Trang 15

những làm thay đổi hoàn lưu khí quyển mà chúng còn thay đổi cả hướng bức xạ Mặt Trời chiếu tới bề mặt Trái Đất Mặt đệm là nhân tố quan trọng hình thành khí hậu vì đặc điểm của nó chi phối tính chất vậy lí của khối không khí hình thành trên nó Nước và lục địa có ảnh hưởng đến khí hậu, mặt đất có cây mọc và mặt đất trơ trụi cũng có ảnh hưởng đến khí hậu Ngoài ra, bức xạ Mặt Ttrời và hoàn lưu khí quyển có thể qui định đặc tính của mặt đêm Do tác dụng tương hỗ lẫn nhau của bức xạ Mặt Trời và hoàn lưu khí quyển trên Trái Đất có thể hình thành các miền các vùng thổ nhưỡng và thực vật có đặc điểm khác nhau

Như vậy, bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và địa hình mặt đệm có liên quan chặt chẽ, tác động lẫn nhau và trong đề tài này phạm vi nghiên cứu là tỉnh Ninh Thuận, dưới đây sẽ trình bày cụ thể về bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm tỉnh Ninh Thuận

Bức xạ Mặt Trời (trực tiếp và khuếch tán) là tổng năng lượng thu vào trên mặt nằm ngang Bức xạ phản hồi và bức xạ hữu hiệu của mặt đất là tổng năng lượng mất đi Tổng đại số năng lượng thu vào và mất đi trên mặt nằm ngang gọi là cán cân bức xạ Trên lãnh thổ Việt Nam tổng xạ năm đạt từ 95 đến 160 Kcal/cm2 (diễn biến của tổng xạ năm thay đổi theo thời gian và không gian, từ bắc vào nam và từ đông sang tây) Trực xạ thường chiếm từ 40 đến 70% tổng xạ, trực xạ lớn nhất và cao nhất từ tháng 4 đến tháng 8, thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1 Tán xạ ở Việt Nam, đặc biệt phần miền Bắc lớn hơn miền

Trang 16

Nam, đạt tỉ lệ khá cao, vào mùa đông ở Đồng bằng Bắc bộ tán xạ đạt tới 30 đến 60% tổng

từ bắc vào nam, từ đông sang tây và giảm dần theo độ cao Từ bảng 2.1, thấy rằng hiệu số giữa lượng bức xạ thu vào và bức xạ chi ra hàng năm ở Ninh Thuận vào khoảng từ 91 đến

117 Kcal/cm2/năm, tại khu vực Hà Nội đạt khoảng 69 Kcal/cm2/năm, TP.HCM đạt khoảng 83 Kcal/cm2/năm, từ đó có thể thấy rằng cán cân bức xạ năm ở Ninh Thuận cao hơn Hà Nội từ 22 đến 48 Kcal/cm2/năm, cao hơn TP.HCM từ 8 đến 34 Kcal/cm2/năm Từ những phân tích trên cho thấy cán cân bức xạ giữa các tháng trong năm ở khu vực tỉnh Ninh Thuận cũng sẽ cao hơn ở khu vực Hà Nội và TP.HCM Mặt khác, Ninh Thuận có giá trị cực đại tháng vào khoảng từ 10 đến 15 Kcal/cm2/tháng (từ tháng 2 đến tháng 4), đạt giá trị cực tiểu vào khoảng từ 3 đến 5 Kcal/cm2/tháng, chênh lệch giữa tháng cực đại

và tháng cực tiểu khoảng 7 đến 10 Kcal/cm2/tháng Như vậy, cán cân bức xạ ở khu vực tỉnh Ninh Thuận dương và lớn là cơ sở để có nền nhiệt độ cao và ít biến đổi trong năm

TP HCM 6.0 7.9 10.4 10.6 7.1 6.1 6.1 6.4 6.0 5.6 5.3 5.1 82.6

Trang 17

2.2 Hoàn lưu khí quyển

2.2.1 Hoàn lưu vùng vĩ độ thấp

Nằm trong vùng nội chí tuyến, khí hậu tỉnh Ninh Thuận thuộc khu vực Nam Trung

Bộ của Việt Nam đã chịu tác động chung của cơ chế hoàn lưu vùng vĩ độ thấp thuộc hoàn lưu chung khí quyển với các thành phần cơ bản đó là:

Rãnh thấp xích đạo và dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ) là dải áp thấp nằm giữa hai đới

áp cao cận nhiệt đới, cũng là dải hội tụ của hai dòng tín phong đông bắc ở hai bán cầu Bắc

và tín phong đông nam ở bán cầu Nam (hình 2.1) Ở Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng ITCZ được hình thành bởi gió mùa tây nam và tín phong đông nam hay đông thổi từ phần phía xích đạo của áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương Hoạt động tiêu biểu trên vùng này là đối lưu với những dòng thăng khổng lồ đi lên (chủ yếu từ mặt biển), tạo điều kiện cho nguồn ẩm rất phong phú của các khối khí nóng ẩm tồn tại lâu ngày trên biển ở rìa của hai đới áp cao cận nhiệt đới ngưng kết để hình thành mây và mưa Từ hình 2.2 ta thấy rằng tháng 9 là khoảng thời gian dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh nhất ở khu vực Trung Bộ nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng (do áp cao cận nhiệt bị áp thấp hành tinh đẩy về phía xích đạo), trong khoảng thời gian này sự liên kết giữa ITCZ phía đông Philippines và hệ thống gió mùa Nam Á tạo điều kiện cho việc hình thành mưa ở khu vực Trung Bộ nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng, vì vậy ở đây có những vùng mây dày đặc và có lượng mưa lớn thậm chí có lũ lụt vào thời kỳ này

Hình 2.1: Ảnh mây vệ tinh của dải hội tụ nhiệt đới [4]

Trang 18

Hình 2.2: Vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới trên khu vực Đông Dương và

Biển Đông Việt Nam [3]

Áp cao cận nhiệt đới là hai đới áp cao nằm ở hai phía của xích đạo trên các vĩ tuyến từ 20 - 400 bắc và 20 - 400 nam nhưng không liên tục mà tạo thành những trung tâm xoáy nghịch có hình gần như elip trên bản đồ khí áp mực biển Áp cao cận nhiệt đới thường có tính đối xứng, ở bề mặt tâm áp cao thường lệch về phía đông còn ở trên cao tâm lại lệch về phía tây Áp cao cận nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung cũng như Ninh Thuận nói riêng là áp cao cận nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương nên được gọi là áp cao Thái Bình Dương Về mùa đông áp cao này suy yếu, dịch xa hơn về phía đông do sự bành trướng của áp cao Siberia nên trong khoảng thời gian này ở khu vực phía bắc bị ảnh hưởng bởi áp cao này thời tiết khô lạnh còn ở khu vực miền Trung và Nam Bộ hầu như không bị ảnh hưởng, do đó khu vực Ninh Thuận trong thời kỳ này cũng không bị ảnh hưởng của khối không khí lạnh Vào mùa hè áp cao Thái Bình Dương có xu thế mạnh lên và lấn sang phía tây, khi ảnh hưởng đến Việt Nam trong

đó có tỉnh Ninh Thuận, áp cao này thường thể hiện dưới dạng một lưỡi cao và khi áp cao này đã khống chế ổn định, thời tiết sẽ tốt dần, nắng nóng và không mưa

Tín phong là dòng không khí tầng thấp thổi từ rìa phía xích đạo của áp cao cận nhiệt đới vào vùng áp thấp xích đạo Do tác động của lực Coriolis, dòng không khí đi về xích đạo này đều bị lệch tây nên tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc – đông đông

Trang 19

bắc, còn tín phong bán cầu Nam có hướng đông nam – đông đông nam Đối với Việt Nam nói chung cũng như khu vực tỉnh Ninh Thuận nói riêng, dòng tín phong thổi từ rìa phía nam áp cao Bắc Thái Bình Dương thường ảnh hưởng tới phần phía nam, từ vĩ độ 150N trở vào Thời kỳ tín phong có ảnh hưởng là hai thời kỳ chuyển tiếp của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè, khi ảnh hưởng tới khu vực tỉnh Ninh Thuận tín phong có hướng đông bắc Khi đã khống chế ổn định thì thời tiết tốt, trời ít mây, không mưa, nhiệt độ cao, độ

ẩm khá thấp

Hình 2.3: Đới gió tín phong trên hành tinh [3]

2.2.2 Hoàn lưu gió mùa

Việt Nam nằm trong khu vực thường xuyên xảy ra sự giao tranh giữa hai hệ thống gió mùa Đông Á và gió mùa Nam Á Với các trung tâm tác động mùa đông đó là áp cao Siberia, áp thấp Aleut, rãnh thấp xích đạo, áp cao phụ biển Đông Trung Quốc Mùa hè có các trung tâm như áp cao cận nhiệt đới Tây Bắc Thái Bình Dương, áp thấp Nam Á, dải hội tụ nhiệt đới, áp cao cận nhiệt đới Nam bán cầu Ninh Thuận là một tỉnh nằm trong khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam nên cũng chịu ảnh hưởng của một trong các trung tâm khí áp đã nêu trên theo các mùa

Trang 20

Mùa đông, Việt Nam chịu ảnh hưởng của áp cao Siberia, vào thời kì đầu khi trung

tâm áp cao chưa dịch chuyển phía đông, không khí cực đới tràn đến miền Bắc Việt Nam theo đường lục địa Trung Quốc, vì thế nó giữ được đặc tính khô lạnh, trên nửa phần phía Bắc tồn tại thời tiết lạnh và khô khá điển hình, vào thời điểm này do áp cao mới hình thành nên còn yếu không có khả năng gây ảnh hưởng đến Trung Bộ (trong đó có Ninh Thuận) và Nam Bộ Vào giai đoạn giữa mùa (tháng 12 đến 2) áp cao Siberi phát triển mạnh và khống chế thời tiết miền Bắc, chỉ khi lớp khí lạnh trong gió mùa đông bắc đủ dầy thì trên sườn đông Trường Sơn đón gió dòng khí thăng cưỡng bức do địa hình tạo hệ thống mây kéo dài từ đỉnh núi tới Biển Đông, cho mưa ở khu vực tỉnh Ninh Thuận (hình 2.4) Mặt khác, thời kỳ mùa đông vẫn còn nằm trong thời kỳ mùa mưa ở khu vực Trung

Bộ Khi áp cao Siberia suy yếu, lưỡi áp cao bị tách ra hình thành hoặc tiếp thêm cho áp cao phụ trên Biển Đông Trung Quốc Áp cao phụ mạnh lên và thế cho áp cao Siberia rút khỏi Việt Nam ảnh hưởng đến thời tiết miền Bắc

Hình 2.4: Sơ đồ mặt cắt qua Trường Sơn và Biển Đông trong gió mùa đông bắc dầy.[3]Thời kỳ mùa mưa ở khu vực Trung Bộ (từ tháng 9 đến tháng 12) trùng với thời kỳ giao tranh giữa gió mùa mùa hè và gió mùa mùa đông trên lãnh thổ Việt Nam hay nói cách khác là mùa mưa dị thường ở khu vực Trung Bộ, như đã trình bày trong phần hoàn lưu vùng vĩ độ thấp, vào tháng 9 do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ITCZ kết hợp với rãnh gió mùa Nam Á (vị trí nằm ở khoảng khu vực Trung Bộ), tháng 10 và tháng 11 do ảnh hưởng của dòng tín phong có hướng đông bắc tạo nên những tâm xoáy thuận phát triển mạnh mẽ, đem lượng hơi nước khá cao từ biển vào khu vực Trung Bộ gây ra mưa lớn thậm chí lũ lụt trong khoảng thời gian này

Trang 21

Hình 2.5: Hình thế thời tiết khi có gió mùa mùa đông khống chế

(07h ngày 17 tháng 12 năm 2015) [7]

Khu vực Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng chịu tác động chính của hệ thống thống lưỡi áp cao cực đới và áp cao phụ biển Đông Trung Hoa, hướng gió bắc đến đông bắc thịnh hành, thời tiết phổ biến ít mây, không mưa Trời nhiều mây và cho mưa khi có đợt không khí lạnh cực đới tràn về Sự hội tụ của tín phong đông bắc hay hội tụ nội chí tuyến thường là nhân tố chính làm tăng tổng lượng mưa thời kỳ này Song, lượng mưa và nhiệt độ ở khu vực tỉnh Ninh Thuận giảm đi nhanh chóng từ tháng 12 cho đến tháng 1 so với hai tháng trước đó

Vào mùa hè, không khí nhiệt đới chủ yếu từ vùng vịnh Bengal tràn tới Việt Nam

theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên Khi vượt dãy Trường Sơn đã gây hiệu ứng phơn cho khu vực Trung Bộ (bao gồm tỉnh Ninh Thuận) Khi gió mùa tây nam tới Ninh Thuận, do bị chắn bởi dãy Trường Sơn nên đã gây

ra hiệu ứng “Phơn” ở nơi đây cụ thể là sườn tây của dãy Trường Sơn có thời tiết nóng ẩm mưa lớn, còn sườn đông lại có thời tiết khô nóng hạn hán (hình 2.6)

Trang 22

Hình 2.6: Hiệu ứng Phơn [5]

Hình 2.7: Hình thế thời tiết mùa hè (07h ngày 27 tháng 05 năm 2015) [7]

Từ cuối tháng 4, khi hệ thống gió mùa mùa đông bắt đầu rút lui ảnh hưởng ở các vĩ

độ nội chí tuyến, áp thấp mùa hạ bắt đầu phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động về phía đông, mạnh dần trong tháng 5 đến hết tháng 7 Tháng 7 là giai đoạn cực thịnh của gió mùa tây nam, bao trùm một vùng rộng lớn phía Nam Á và Đông Nam Châu Á, sang tháng

8 mới bắt đầu suy yếu đi Rãnh nội chí tuyến vượt xích đạo dịch chuyển lên Bắc bán cầu tiến dần lên vĩ độ cao và nhập lại với áp thấp mùa hạ Châu Á, trở thành trung tâm tác động rộng lớn Lưỡi áp cao Thái Bình Dương bị đẩy lùi ra phía đông nhưng vẫn có khả năng gây ảnh hưởng, còn lại là hội tụ kinh hướng giữa hai hệ thống này (thường do không

Trang 23

khí cực đới lấn xuống tạo ra đường đứt ở miền bắc) và hội tụ nội chí tuyến Ở khu vực Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng, nếu do ảnh hưởng phía nam áp thấp nóng và rãnh thấp mùa hạ (rãnh gió mùa) Châu Á thì gió thịnh hành hướng tây đến tây nam, thời tiết khô và nắng nóng, hay cho mưa rào và dông vào chiều và tối ở vùng núi Nếu do ảnh hưởng lưỡi cao Thái Bình Dương thời tiết nóng và ẩm, gió thịnh hành hướng đông đến đông nam và không mưa Nếu do hội tụ giữa hai hệ thống thời tiết thì có mưa rào và dông rải rác và hiện tượng này chấm dứt khi kết thúc hiện tượng hội tụ Thời

kỳ này còn chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nội chí tuyến, thường gây ra một cực đại mưa

phụ vào tháng 5 hoặc tháng 6 (mưa tiểu mãn)

Sóng Đông (nhiễu động trong đới gió đông trên cao)

Trong mùa gió tây nam, trên các tầng cao từ 5000m trở lên thậm chí có lúc từ 3000m là lớp gió đông khống chế (của áp cao cận nhiệt đới), trong phần phía nam của đới gió đông này có dạng sóng nhiễu động, khi dạng sóng rõ rệt các nhiễu động này có độ xoáy càng rõ nét, cường độ tăng lên với phạm vi nhiễu động từ 200 đến 300km, theo đới gió đông di chuyển vào đất liền Sóng đông này di chuyển từ đông sang tây, theo dòng dẫn của trường đường dòng trên cao, tốc độ sóng đông tùy thuộc vào dòng dẫn này Khi chạm vào đất liền thường gây nên thời tiết xấu phía trước trục rãnh, mưa không kể ngày đêm, có khi mưa to đến rất to và thời gian mưa không kéo dài quá hai ngày, ngay sau khi sóng đông đi qua thì mưa cũng kết thúc

Xoáy thuận nhiệt đới

Xoáy thuận nhiệt đới là một dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất trong cơ chế gió mùa,

nó có ý nghĩa rất quan trọng về mặt khí hậu Xoáy thuận nhiệt đới là một loại nhiễu động khí quyển với khí áp thấp ở tâm, gió mạnh nhất ở vùng trung tâm đạt từ cấp 6 trở lên (≥ 50km/h), hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở hai bên xích đạo từ 5 độ đến 20 độ vĩ tuyến, gió thổi xoáy vào tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và cùng chiều kim đồng ở Nam bán cầu

Bão là tên gọi địa phương của những xoáy thuận nhiệt đới có gió mạnh từ cấp 8 trở lên ở khu vực tây Thái Bình Dương, còn ở Đại Tây Dương là Hurricane, ở Ấn Độ Dương thì gọi là Cyclone, ở Châu Úc thì gọi là Vili – Vili,…

Trang 24

Theo sự phân loại của tổ chức khí tượng thế giới trong lần họp ở Manila vào tháng 6 năm 1949 thì xoáy thuận nhiệt đới được phân ra làm bốn loại theo cường độ như sau:

o Áp thấp nhiệt đới (Tropical Depression viết tắt TD): cấp 6 ≤ Vmax< cấp 8 (10.8m/s

Trên toàn cầu có nhiều khu vực hình thành bão, nhưng tập trung mạnh và nhiều nhất là khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương bao gồm cả biển Đông, trung bình hàng năm khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có khoảng 30 cơn bão hoạt dộng, chiếm khoảng 38% tổng số cơn bão của toàn cầu Việt Nam nói chung và khu vực tỉnh Ninh Thuận nói riêng nằm ở khu vực Đông Nam Á có bờ biển dài, tiếp giáp với biển Đông là một bộ phận của ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương Trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động ở trên biển Đông bao gồm bão và áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông và những cơn di chuyển từ Tây Bắc Thái Bình Dương vào

Bão và áp thấp nhiệt đới là một trong những thiên tai nguy hiểm, không những gây gió xoáy, gió giật mạnh trên một khu vực rộng mà còn gây mưa to, lũ lụt làm thiệt hại đến người, tài sản và nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, ở những mức độ nhất định, bão và áp thấp nhiệt đới đem đến một lượng nước mưa dồi dào cung cấp cho ao hồ và các đập chứa

Trang 25

phục vụ cho nông nghiệp và đời sống, đặc biệt có ý nghĩa đối với khu vực tỉnh Ninh Thuận khi tỉnh là nơi có mùa mưa ít và lượng mưa thấp nhất cả nước

Hình 2.8: Ảnh mây vệ tinh của cơn bão Haiyan [6]

2.3 Địa hình – khí hậu Ninh Thuận

 Đặc điểm địa hình

Ninh Thuận là một tỉnh mặc dù có diện tích nhỏ so với các tỉnh thành khác trong cả nước, tuy nhiên lại là một khu vực có địa hình khá phức tạp và địa hình ở nơi đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên khí hậu địa phương Địa hình, trong đó vai trò của các khối và dãy núi lớn có ý nghĩa quan trọng nhất Các dòng gió mùa tây nam bị dãy Trường Sơn chặn lại đã gây mưa lớn bên sườn tây thuộc Tây Nguyên, Trung và Hạ Lào, tạo ra hiệu ứng “Phơn” khô nóng khá điển hình trên dải ven biển Trung

Bộ nói chung và khu vực tỉnh Ninh Thuận nói riêng Ngược lại về mùa đông, khối không khí cực đới đã bị biến tính qua biển hoặc đã nhiệt đới hóa trong áp cao phụ ở biển đông Trung Quốc, theo sau front lạnh thổi tới ven biển Trung Bộ đã bị chặn lại bên phía sườn đông, góp phần tạo ra một mùa mưa dị thường, lệch về mùa đông trên suốt dải ven biển này

Trang 26

Biển cũng có một đóng góp lớn vào việc hình thành khí hậu của Ninh Thuận Với một mặt tiếp biển, không khí biển đã có ảnh hưởng đến đại bộ phận lãnh thổ, đóng vai trò của một hệ thống điều hòa nhiệt ẩm rất độc đáo đối với phần lớn các vùng

 Đặc điểm khí hậu Ninh Thuận

Khí hậu đặc trưng của Ninh Thuận là bán khô hạn, nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn Do sườn phía đông của dãy Trường Sơn lấn ra sát biển tạo ra một vòng cung chắn gió từ phía bắc qua tây và tây nam, không những tạo điều kiện cho vùng đồng bằng ven biển đón gió từ phía đông và đông nam, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập những ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng “Phơn” của các luồng gió từ phía tây

Ninh Thuận là một tỉnh khô cằn có lượng mưa thấp nhất cả nước, như đã được trình bày ở phần hoàn lưu gió mùa, lượng mưa Ninh Thuận được phân bố theo mùa và chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) và mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8) Lượng mưa phân bố không đều, có xu hướng tăng dần về hướng tây, khi địa hình càng lên cao thì lượng mưa các tháng mùa khô càng tăng, thời gian mưa càng dài, vùng ven biển có lượng mưa thấp hơn vùng núi Trong một số năm lượng mưa phân bố khắc nghiệt, có những tháng không phải mùa mưa nhưng lại có lượng mưa lớn, còn những tháng mùa mưa lại có lượng mưa không cao

Với chế độ mặt trời vùng nhiệt đới, Ninh Thuận có lượng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao quanh năm, biên độ nhiệt lớn, vùng gần biển có biên độ thấp hơn, nhiệt độ phân hóa theo độ cao và địa hình, biên độ nhiệt độ ngày ở Ninh Thuận có trị số cao vào mùa khô và thấp hơn vào mùa mưa

Tóm lại, đặc điểm địa hình và đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng bức xạ dồi dào, nhiệt độ trung bình năm ở Ninh Thuận cao, lượng mưa thấp là một trong những thuận lợi lớn cho việc phát triển ngành, lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, phát triển nông – lâm – ngư, phát triển du lịch, đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tuy nhiên, khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiễu động thời tiết thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa đã làm cho sản xuất nông – lâm – ngư thêm nhiều bấp bênh, hư hỏng các thiết bị trong các ngành công nghiệp,

Trang 27

hạn chế hiệu quả ngành du lịch,… như vậy, có thể thấy rằng khí hậu ở khu vực tỉnh Ninh Thuận vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh

tế - xã hội của người dân nơi đây

Trang 28

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TỈNH NINH THUẬN

GIAI ĐOẠN 2007 - 2016 3.1 Phân bố nhiệt độ

Ninh Thuận là một tỉnh nằm trong khu vực nội chí tuyến nên được thừa hưởng chế

độ bức xạ mặt trời nhiệt đới với cán cân bức xạ luôn dương, đã dẫn đến một nền nhiệt độ cao trong toàn khu vực tỉnh Ninh Thuận, khá tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới Tuy nhiên, do bị chi phối bởi bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển, địa hình và các nhân tố khí hậu khác mà đặc điểm phân bố nhiệt độ ở tỉnh Ninh Thuận có một số đặc điểm riêng biệt so với các tỉnh thành khác trong cùng khu vực nhiệt đới

3.1.1 Phân bố nhiệt độ ngày

Biến trình ngày của nhiệt độ trong mùa đông cũng như mùa hè đều theo một quy luật, sáng sớm thường nhiệt độ có giá trị thấp nhất rồi tăng dần và đạt cực đại vào quá trưa, sau đó giảm dần cho đến sáng sớm hôm sau Biên độ ngày của nhiệt độ không khí là

sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trong ngày Phân tích bảng 3.1

có thể thấy rằng, tại Ninh Thuận biên độ nhiệt độ ngày trung bình năm dao động từ 12.40C đến 14.50

C, từ tháng 2 đến tháng 8 có biên độ nhiệt độ ngày trung bình từ 12.30C đến 16.60C, trong các tháng này có những ngày ban ngày trời nắng, đêm quang mây, sáng

có sương mù hoặc mù Từ tháng 9 đến tháng 1 biên độ trung bình ngày đạt từ 110C đến 15.20C, vào những tháng này, ngày có nhiều mây, mưa lớn

Bảng 3.1: Biên độ nhiệt độ không khí tại các trạm Khí tượng tỉnh Ninh Thuận

(Đơn vị: 0

C)

Phan Rang 12.4 12.9 13.1 12.6 12.8 13.1 12.7 13 12.3 11.3 11 11.3 12.4 Nha Hố 13.8 14.6 14.6 13.6 13.8 14.1 13.7 14.1 13.4 12.5 12.3 13.1 13.6

Ma Nới 12.5 13.4 14.4 14.7 15.6 16.1 15.3 15.7 14.7 12.6 11.8 11.6 14.0 Phước Bình 12.9 13.8 14.8 15.2 16.1 16.6 15.8 16.2 15.2 13.1 12.3 12.1 14.5

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w