Xác định cụ thể diện tích các loại đất sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp đã được phân bổ trong kỳ kế hoạch; đề xuất việc khoanh định, phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu
Trang 1DANH MỤC VIẾT TẮT
trường
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Mô hình phân khu chức năng đất đai trong không gian 9 Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng năm 2017 theo 03 nhóm đất chính 33 Bảng 2.2 Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2017 37 Bảng 2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của
huyện Đơn Dương
Bảng 3.4 So sánh chỉ tiêu sử dụng đất năm 2017 và năm 2018 của
huyện Đơn Dương
52
Bảng 3.5 Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích 54
Bảng 3.7 Diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng 56 Bảng 3.8 Danh mục công trình, dự án thực hiện trong năm 2018
huyện Đơn Dương
56
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Khái niệm, chức năng của đất đai 5
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế xã hội 6
1.1.3 Phân loại đất đai 7
1.1.4 Quy luật phân vùng sử dụng đất đai 7
1.1.5 Khái niệm, tính chất và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai 10
1.1.6 Hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam 13
1.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đai 15
1.2.1 Các văn bản pháp lý 15
1.2.2 Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 15
1.2.3 Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 16
1.2.5 Trình tự, nội dung lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện 17
1.2.6 Quy trình lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện 18
1.2.7 Những bất cập trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai 18
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG 20
2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
2.1.2 Các nguồn tài nguyên 21
2.1.3 Thực trạng môi trường 24
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 26
2.2.1 Khái quát thực trạng kinh tế - xã hội 26
2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực 26
2.2.3 Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập 29
2.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 30
2.3 Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 31
2.3.1 Tình hình quản lý đất đai 31
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 32
2.4 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 36
2.4.1 Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất 36
Trang 42.4.3 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 40
2.5 Nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện KHSDĐ năm 2017 41
2.5.1 Nguyên nhân khách quan 41
2.5.2 Nguyên nhân chủ quan 42
Chương 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG 43
3.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 43
3.2 Dự báo nhu cầu sử dụng đất 44
3.2.1 Đánh giá so với chỉ tiêu cấp tỉnh đề ra 46
3.2.2 Phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích 46
3.3 Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất 51
3.4 Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất 53
3.5 Diện tích đất cần thu hồi 54
3.6 Diện tích đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng 55
3.7 Danh mục các công trình, dự án trong năm kế hoạch 55
3.8 Dự kiến thu, chi trong kế hoạch sử dụng đất 65
3.8.1 Cơ sở tính toán các nguồn thu từ đất 65
3.8.2 dự tính các khoản thu chi từ đất 65
3.9 Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 66
3.9.1 Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường 66
3.9.2 Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện KHSDĐ 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong chúng ta, không ai có thể phủ nhận được: Đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố các khu dân cư, là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường sống… Với những giá trị về mặt
“tích cực” con người luôn mong muốn tác động vào nó thường xuyên để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ đời sống cho mình
Trong thời gian qua, công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất đai luôn được quan tâm và đổi mới Các cấp, ban ngành địa phương được Nhà nước, Chính phủ ban hành những cơ chế, chính sách để hoàn thiện chặt chẽ hơn Hiệu lực, hiệu quả của công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần to lớn vào việc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội
Nhưng trong đó vẫn có những nhược điểm gây lãng phí và sử dụng đất không hiệu quả như quy hoạch treo, vẫn đề về giải tỏa, bồi thường cũng là một trong những vấn đề bức xúc của người dân hiện nay
Để giải quyết vấn đề này cần phải chú trọng đến công tác lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất và dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng đất, sử dụng những phương pháp mới hiệu quả hơn
Hiện nay, kế hoạch sử dụng đất cần phải tính toán được lợi nhuận của các
dự án quy hoạch và tránh tình trạng không đủ chi phi phải dừng lại giữa chừng Căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng đất đai để điều hòa và cân đối quỹ đất trong nội bộ các ngành với nhau tùy theo đặc điểm quỹ đất hiện có của địa phương
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm có vai trò rất quan trọng, là căn
cứ để Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, góp phần định hướng tổ chức quản lý sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả Tùy theo quỹ đất của mỗi địa phương mà có những kế hoạch khác nhau để mang lại hiệu quả nhất định cho quốc gia cũng như địa phương
Sự chuyển dịch đất đai là một quy luật vận động tất yếu nhưng ngày nay tốc độ tăng dân số khá cao, quá trình đô thị hóa cùng với nhu cầu sử dụng đất ở ngày một tăng Sự phân bố dân cư không đều, nơi tập trung đông đúc nơi thì thưa thớt cho nên chúng ta phải thực hiện quy hoạch sử dụng đất Vấn đề quy hoạch không đơn thuần là theo khuôn khổ của pháp luật, thực tế diễn ra rất phức tạp, còn nhiều tác động mà chúng ta không lường trước được khi thực hiện quy hoạch… điều này gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Tại huyện Đơn Dương, tình trạng phân bổ đất đai không hợp lí vẫn còn tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào thiểu số, bên cạnh đó việc quy hoạch sử dụng đất không hiệu quả, phân bổ không hợp lí, mất quỹ đất cũng đã gây ảnh hưởng cho công tác của địa phương Vì vậy quy hoạch sử dụng đất là một vấn đề nóng bỏng được sự quan tâm của người dân và cơ quan ban ngành Việc tìm hiểu, hệ thống lại tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để có
Trang 6những kết quả đúng và những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đơn Dương là rất cần thiết
Xuất phát từ những thực tiễn trên, em thực hiện đề tài: “Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
2.1 Mục tiêu
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 nhằm giúp quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững
Xác định cụ thể diện tích các loại đất sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp đã được phân bổ trong kỳ kế hoạch; đề xuất việc khoanh định, phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm
2018, đảm bảo hài hòa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện
Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của huyện, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
2.2 Nhiệm vụ
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý về quy hoạch sử dụng đất đai
Kiểm kê đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lập kế hoạch
sử dụng đất năm 2018 của thành phố
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 nhằm rút ra những kết quả đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục trong điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm kế hoạch
Xác định các chỉ tiêu điều chỉnh sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã, phường
Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đến đến từng đơn
vị hành chính cấp xã, phường
Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã, phường
Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Đất đai, các quy luật phân vùng
sử dụng đất, các chính sách của nhà nước liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu luận văn
4.1 Phương pháp tư duy trừu tượng
Dùng tư duy của bản thân để đánh giá, phân tích, tổng hợp các vấn đề, đưa ra những ý kiến chủ quan, phục vụ cho quá trình hoàn thành luận văn
4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Đây là phương pháp được dùng để thu thập các tài liệu, liệt kê các số liệu, bản đồ, thông tin về toàn bộ các nội dung của dự án làm cơ sở để điều tra, thu thập bổ sung dữ liệu, đối soát số liệu đã có về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất cho thuê đất, bồi thường, giải tỏa, tái định cư,… theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố
4.3 Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và phân tích số liệu
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại, thống
kê diện tích theo từng loại đất, từng xã, phường cho từng công trình, dự án đã thực hiện năm 2017 và kế hoạch năm 2018; Tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSDĐ đã phê duyệt So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án QHSDĐ
4.4 Phương pháp sử dụng và minh họa trên bản đồ
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất huyện Đơn Dương bằng cách sử dụng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất
4.5 Phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng đất
Dự báo dân số, dự báo về sự phát triển của các ngành trong tương lai và diện tích sử dụng đất vào các mục đích khác nhau trong năm kế hoạch
4.6 Phương pháp tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm
Tiến hành tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, am hiểu về tình hình thực tế của huyện Đơn Dương, nhất là lĩnh vực đất đai để có cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi
Trang 84.7 Phương pháp thừa kế, chọn lọc số liệu đã có
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được tiến hành phân loại, chọn lọc, hệ thống các tài liệu có giá trị sử dụng sẽ được đưa vào nội dung lập kế hoạch sử dụng đất 2018
4.8 Một sổ phương pháp hỗ trơ khác: Ứng dụng GIS và viễn thám
Đánh giá biến động: Ứng dụng GIS để chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất để đánh giá biến động đất đai qua các thời kỳ
Đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất: Chồng xếp bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm để đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Nhằm hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến sử dụng đất và quy hoạch
sử dụng đất đai đã được học tập trên giảng đường
Giúp sinh viên nắm vững nội dung và phương pháp thực hiện được quy định trong các văn bản luật hiện hành về công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá năng lực của sinh viên trong nghiên cứu và kĩ năng thực hành nghiệp vụ quy hoạch sử dụng đất đai
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn có 75 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Chương 2 Thực trạng công tác lập kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Đơn Dương
Chương 3 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Đơn Dương
Kết luận
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm, chức năng của đất đai
a Khái niệm đất đai
Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới.Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất
và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa ) (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993)
b Chức năng của đất đai
Đất đai do thiên nhiên ban tặng và gắn liền với mỗi người dân sinh sống trên đó, sự nhận thức này theo mãi với thời gian đủ để mỗi chúng ta đều thừa nhận rằng đất đai có rất nhiều chức năng,trong đó có những chức năng cơ bản sau:
Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng trọt
Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sông cho sinh vật và gen di truyền để bảo tồn nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất
Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyền của địa cầu
Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn
Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi
Trang 10Chức năng không gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại
Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ
Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên
Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nói chung Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù
Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải ai cũng
có thể hiểu và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả Do vậy, lập kế hoạch sử dụng đất là công việc hết sức quan trọng giúp chúng ta sử dụng quỹ đất một cách hợp lí, đạt hiệu quả và góp phần giữ gìn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế xã hội
a Vai trò
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và là đối tượng, tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất đai hiện nay không chỉ là môi trường sống, là nơi để xây dựng kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, xã hội mà còn là một trong các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến phân bố dân cư lao động
Đất đai chính là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội, chính trị và quốc phòng an ninh
b Đặc điểm
Đất đai có 3 đặc điểm chính:
Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt
Về đặc điểm hình thành: Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước con người
Tính hạn chế về Số lượng: Đất đai mang tính khan hiếm, diện tích bị giới hạn bởi ranh giới địa cầu
Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về tỉ trọng vị thế, chất lượng giữa các thủa đất với nhau, không đồng nhất cả về tính chất
Tính thay thế: Thay thế đất đai bằng một tư liệu khác, tại thời điểm hiện tại là không thể được
Tính cố định: Đất đai nó chỉ đc sử dụng cố định tại một vị trí
Tính lâu bền: Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu nếu biết cách sử dụng
Trang 11Thuộc tính của đất đai
Đất đai là sự vật địa lý kinh tế nên nó có hai thuộc tính tự nhiên và xã hội đặc trưng cho khả năng của đất đai đáp ứng các nhu cầu hoạt động kinh tế xã hội của con người bao gồm:
Thuộc tính tự nhiên: bao gồm các thuộc tính không gian như diện tích, hình thể, chiều dài, chiều rộng và vị trí cùng với các đặc điểm về địa chất, địa chấn, địa hình, địa mạo và các tính chất sinh lý hóa của đất, kể cả giá trị đầu tý cải tạo chất lượng tự nhiên của đất đai
Thuộc tính xã hội: là vị thế của đất đai là hình thức đo sự mong muốn về mặt xã hội gắn với đất đai tại một vị trí nhất định
Giá trị của đất đai
Giá trị của đất đai bao gồm giá trị hữu hình và giá trị vô hình Giá trị hữu hình ứng với chất lượng tự nhiên của đất đai Giá trị vô hình ứng với vị thế xã hội của đất đai Giá trị trao đổi của đất đai phụ thuộc vào vị thế đất đai, vào tính chất vô hình của vị thế “ngự trị” trong tâm tưởng nghĩa là trong tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của khách hàng nói riêng và xã hội nói chung
1.1.3 Phân loại đất đai
Nguyên tắc phân loại đất đai: có 2 nguyên tắc
Nguyên tắc hệ thống: tập trung nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các loại đất đai và những tính chất của hệ thống, nguyên tắc này được áp dụng trong luật đất đai 1993 Nguyên tắc này áp dụng cho tập hợp động
Nguyên tắc tương đồng: chỉ chú trọng đến khía cạnh giống nhau về chức năng nào đó của đất đai Nguyên tắc này áp dụng cho tập hợp tĩnh
1.1.4 Quy luật phân vùng sử dụng đất đai
a Lý thuyết phân vùng của Von Thunen
Lý thuyết về phân vùng chức năng đất đai được nghiên cứu trước tiên bởi Von Thunen, người đầu tiên phát triển một mô hình cơ bản phân tích các mối quan hệ giữa thị trường, sản xuất và khoảng cách Với mô hình này, ông nhìn theo khía cạnh sản xuất nông nghiệp Các chi phí tương đối của vận chuyển các loại hàng hóa nông nghiệp khác nhau cho thị trường trung tâm xác định việc sử dụng đất nông nghiệp cho vùng xung quanh Các hoạt động sản xuất do đó sẽ cạnh tranh về vị trí đất gần nhất với thị trường và các hoạt động không đủ sản xuất sẽ xác định vị trí xa hơn Mô hình này trình bày các giả định cơ bản phản ánh các điều kiện nông nghiệp xung quanh một thành phố trong những năm đầu thế kỷ 19 Cụ thể với các giả thiết như sau:
Thị trường trong tình trạng bị cô lập không có tương tác (trao đổi) với bên ngoài Đất đai là hoàn toàn phẳng và khả năng sinh lợi của nó là như nhau Nó được giả định không có cơ sở hạ tầng giao thông như đường giao thông hoặc các con sông và người nông dân vận chuyển sản phẩm của họ để thị trường bằng
Trang 12cách sử dụng ngựa và xe Chi phí vận chuyển phụ thuộc của các loại hàng hóa được vận chuyển đến các thị trường cũng như khoảng cách liên quan
Mô hình này so sánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất, giá cả thị trường
và chi phí vận chuyển của một mặt hàng nông nghiệp và được thể hiện như sau:
R = Y(PC) – YFM
Trong đó:
R: Giá thuê một ha
Y: Năng suất của sản phẩm.(đơn vị /ha)
P: Doanh thu trên một ha
C: Chi phí sản xuất trung bình trên một ha M: Khoảng cách đến thị
trường (km)
F: Phí vận chuyển đơn vị sản phẩm trên 1km
Von Thunen kết luận rằng việc bố trí cây trồng chỉ có giá trị trong phạm
vi khoảng cách nhất định từ thị trường đến nơi sản xuất
b Lý thuyết phân vùng của William Alonso
Trên cơ sở của lý thuyết của Von Thunen, năm 1964 Wiliam Alonso đưa
ra cấu trúc đô thị theo mô hình đơn tâm Trong mô hình đơn giản nhất, khoảng cách đền trung tâm tăng, chi phí vận chuyển tăng và hộ gia đình phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để đi lại, theo đó, hộ gia đình lựa chọn giá đất ít hơn để giữ được mức độ tiện ích và theo đó tiền thuê đất giảm Nói cách khác, hộ gia đình xác định vị trí cư trú của họ dựa trên việc đánh đổi giữa chi phí đi lại và chi phí cho nhà đất Kể từ khi phát triển, mô hình đơn tâm đóng góp không ít vào sự phát triển của mô hình không gian đô thị, qua đó trở thành mô hình vị trí cư trú căn bản cho các lý thuyết kinh tế không gian hiện nay
Như vậy, cả hai tác giả trên đều dựa theo chi phí vận tải hàng hóa và dịch
vụ đến vị trí trung tâm để trao đổi, rút ra kết luận giá đất, mục đích sử dụng và khoảng cách có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Các phân vùng chức năng hình thành từ sự cạnh tranh trên thị trường giữa các loại hình sử dụng có hàm chi phí vận tải khác nhau Các loại hình sản xuất
có chi phí vận tải lớn cạnh tranh ở gần vị trí trung tâm để tiết kiệm chi phí vân chuyển và có khả năng chi trả cho việc thuê đất với giá cạnh tranh cao hơn từ khoản chi phí vận tải tiết kiệm được
Theo kết quả nghiên cứu của Edward Glaeser cho thấy trong thời kỳ hiện đại cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông và các phương tiện vận tải thì chi phí vận tải hàng hóa và dịch vụ có mức giảm lớn, chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu giá cả tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, do vậy chi phí vận tải không còn là yếu tố đóng vai trò quyết định chi phối quá trình phân vùng chức năng đất đai trong không gian Như vậy yếu tố ảnh hưởng đến phân vùng chức năng đất đai phải là một yếu tố khác, theo Hoàng Hữu Phê chính là sự cạnh
Trang 13tranh về vị thế xã hội của đất đai
c Lý thuyết Vị thế - Chất lượng
Theo đường ngưỡng của lý thuyết Vị thế Chất lượng, phân vùng chức năng đất đai trong không gian bị chi phối bởi việc lựa chọn vị trí định cư cũng như nơi bố trí xí nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu về vị thế xã hội và chất lượng tự nhiên của đất đai Những người có nhu cầu về vị thế thì sẽ lựa chọn vị trí tiệm cận vào trung tâm (ví dụ những người kinh doanh thương mại), còn những người có nhu cầu về độ phì và diện tích thì sẽ lựa chọn vị trí ngoại vi trung tâm (ví dụ, người sản xuất nông nghiệp)
Mà từ đó hình thành các phân vùng sử dụng đất đai khác nhau Cùng với mức độ lợi nhuận của tư bản trong các ngành nghề khác nhau thì có khả năng chi trả cho việc thuê đất, từ đó hình thành các mức giá khác nhau tại các vị thế khác nhau
Hình 1.1 Mô hình phân khu chức năng đất đai trong không gian
Khác với quan điểm của Von Thunen và Wiliam Adlonso dựa vào mô hình kinh tế tân cổ điển, mô hình phân vùng chức năng đất đai theo lý thuyết Vị thế Chất lượng căn cứ vào hành vi lựa chọn của người tiêu dùng và người kinh doanh, có nét tương đồng với lý thuyết kinh tế học hành vi, mà trong thời gian gần đây bắt đầu nhận được sự ủng hộ của nhiều người
Trang 14Như vậy việc ra quyết định vị trí trong không gian xuất phát từ nhu cầu của con người và các lĩnh vực khác nhau được thể hiện trong mô hình phân khu chức năng ở hình 1.1 Như theo sự mô tả của lý thuyết tâm sinh lý học xã hội được phát triển bởi Abraham Maslow về các loại nhu cầu của con người Điều
cơ bản mà mỗi một con người cần trước tiên là bảo vệ sự sống còn của nó, đó là những nhu cầu mang tính sinh lý tự nhiên (physical) gồm việc thỏa mãn bản năng sinh tồn (physiological) và an ninh (safety) của bản thân Nhưng khi con người đã được thỏa mãn các nhu cầu sinh lý tự nhiên, không còn chỉ chú tâm vào những nhu cầu cơ bản đó thì nó bắt đầu phát sinh những đòi hỏi về mặt xã hội (social) gồm sự mong muốn hội nhập (belonging) và có được uy thế (prestige) Cuối cùng khi đã thỏa mãn những điều trên, thì cá nhân con người (personal) lại thèm khát đạt được sự hoàn thiện của bản thân (selfactualization),
là một động lực mãnh liệt thúc đẩy con người khẳng định nhận thức và hoàn thành hình ảnh mà con người có được
1.1.5 Khái niệm, tính chất và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
a Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển do đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế xã hội Do vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế xã hội Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để
tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của xã hội một cách tiết kiệm khoa học và có hiệu quả cao nhất
Khi nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất có rất nhiều cách nhận thức khác nhau Có quan điểm cho rằng quy hoạch sử dụng đất chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện việc đo đạc, vẽ bản đồ đất đai, phân chia diện tích đất, giao đất cho các ngành và thiết kế xây dựng đồng ruộng Bên cạnh đó, có quan điểm lại cho rằng quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên các quy phạm của Nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch sử dụng đất đai Tuy nhiên, đối với cả hai cách nhận thức trên bản chất của quy hoạch sử dụng đất không được thể hiện đúng và đầy đủ vì bản thân của quy hoạch sử dụng đất không nằm trong kỹ thuật đo đạc và cũng không thuộc về hình thức pháp lý mà
nó nằm bên trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính pháp lý Cụ thể:
Tính kỹ thuật: Trong quy hoạch sử dụng đất sẽ sử dụng các công tác
chuyên môn như điều tra, khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý
số liệu để tính toán và thống kê diện tích đất đai, thiết kế, phân chia khoảnh thửa Từ đó, tạo điều kiện tổ chức sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiến bộ của khoa
Trang 15học kỹ thuật
Tính pháp chế: Biểu hiện của tính pháp chế thể hiện ở chỗ đất đai được
nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mục đích
cụ thể đã được xác định theo phương án quy hoạch sử dụng đất
Tính kinh tế: Khi giao đất, thông qua phương án quy hoạch sử dụng đất
nhà nước đã xác định rõ mục đích sử dụng của diện tích được giao Đây chính là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng đất đai Ở đây đã thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử dụng đất Song, điều này chỉ đạt được khi tiến hành đồng bộ cùng với biện pháp kỹ thuật và pháp chế
Từ đó có thể rút ra khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau: Quy hoạch
sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và cóhiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc lập quy hoạch sử dụng đất có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản
lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa
xã hội
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội
và các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường
b Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:
Tính lịch sử xã hội
Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai yếu tố tự nhiên cũng như quan hệ giữa người với người và nó thể hiện đồng
Trang 16thời hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ sản xuất Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát của quy hoạch sử dụng đất Nói cách khác quy hoạch sử dụng đất có tính lịch sử xã hội Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò lịch sử của nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất
xã hội, thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy hoạch sử dụng đất
Tính tổng hợp:
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các loại đất chính)
Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa
học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định
Tính dài hạn:
Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hộiquan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình
đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội.Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng
với quá trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến
Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi
Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như trong kế hoạch ngắn và trung hạn do vậy
nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lước chỉ đạo vĩ mô Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định
Trang 17Tính chính sách:
Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xã hội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai
và môi trường sinh thái
Tính khả biến:
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy
hoạch động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch thực hiện – quy
hoạch lại hoặc điều chỉnh quy hoạch tiếp tục thực hiện”
1.1.6 Hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Thời kỳ trước những năm 1980
Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ được đề cập đến như là một phần của quy hoạch phát triển nông nghiệp Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất đai lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp đã được xúc tiến vào năm 1962 nhưng chủ yếu là
do các ngành chủ quản tiến hành cùng với một số tỉnh, ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ
Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, nước ta đã soạn thảo và được Chính Phủ phê duyệt phương án phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản theo bảy vùng và trên địa bàn lãnh thổ là cấp tỉnh Các phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên trong đó có tính toán quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp Tuy nhiên, do mục đích đề ra ngay từ đầu là chỉ để phục vụ phát triển nông lâm nghiệp nên các loại đất khác chưa được đề cập tới Bên cạnh đó, do còn thiếu nhiều tài liệu, chưa tính được khả năng đầu tư nên các phương án này có tính khả thi không cao
Thời kỳ 1981-1986
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đã chỉ rõ: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau.” Thực hiện nghị quyết này, các bộ ngành, tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực
Trang 18lượng sản xuất tại Việt Nam đến năm 2000 Cũng trong thời kỳ này, hầu hết 500 huyện của cả nước đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể của huyện.Trong các tài liệu sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh đều đề cập đến vấn đề sử dụng đất đai và được tính toán tương đối có hệ thống để khớp với cả nước, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh với sự tham gia phối hợp của các ngành Các tài liệu này đã bước đầu đánh giá được hiện trạng, tiềm năng đất đai và đưa
ra các dự kiến sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000
Thời kỳ Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993
Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có được cơ sở pháp lý quan trọng Song cùng với sự trầm lắng của công tác quy hoạch nói chung sau một thời kỳ triển khai rầm rộ, công tác quy hoạch sử dụng đất cũng chưa được xúc tiến như luật đã quy định Nguyên nhân của vấn đề này là do nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách lớn lao khi chuyển sang cơ chế thị trường Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tăng quyền tự chủ cho nông dân và thưc thi các chính sách đổi mới khác Công tác quy hoạch cấp xã trong giai đoạn này nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất,… Đây là mốc đầu tiên trong việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên khắp các xã của cả nước Tuy vậy còn nhiều hạn chế về nội dung và phương pháp thực hiện
Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 1993
Sau đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, nước ta triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các vùng kinh tế và hầu hết ở các bộ ngành Các công trình nghiên cứu trong giai đoạn này đều tính đến năm 2010 Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu, triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước được các ngành, các cấp và mọi thành viên trong xã hội hưởng ứng Đây chính là cái mốc bắt đầu của thời kỳ đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp sau một thời gian dài tuyệt đối hóa về công hữu đất đai ở miền Bắc và buông lỏng công tác này ở các tỉnh phía Nam dẫn đến tình trạng có quá nhiều diện tích đất không có chủ sử dụng đất
Đặc biệt từ năm 1995, Chính phủ đã chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất đai một cách chặt chẽ hơn, cụ thể hơn Trong thời gian này, Tổng cục địa chính (cũ) đã xây dựng báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cả nước đến năm 2010 để chính phủ trình ra quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 10 và 11
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội đã thông qua kế hoạch sử dụng đất đai cả nước giai đoạn 1996-2000 Đây là lần đầu tiên, có một báo cáo về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất tương đối đầy đủ các khía cạnh về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường đối với việc khai thác sử dụng đất đai cho một thời gian tương đối dài được soạn thảo theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới và có điều tra thống kê để tổng hợp từ dưới lên
Cùng với báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước, tới nay đã có
Trang 19nhiều tỉnh soạn thảo và triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Còn ở cấp huyện và xã cũng đang được tổ chức triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường Các phương án quy hoạch này ngày càng được đảm bảo tốt hơn các yêu cầu về nội dung khoa học và pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra
Tóm lại, cùng phát triển của nền kinh tế xã hội, sự thay đổi của Luật đất đai, công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta đã không ngừng được hoàn thiện và đã đem lại được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào quá trình quản lý và sử dụng đất hiệ u quả, bền vững đồng thời thúc đẩy sự phát triển một cách tích cực của nền sản xuất xã hội
1.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.1 Các văn bản pháp lý
Luật đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013
Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ
về thi hành Luật đất đai năm 2013
Nghị định số 35/2015/NĐCP ngày 13 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
Nghị định số 11/2003/NĐCP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ
về quản lý và phát triển đô thị
Thông tư số 29/2014/TTBTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định QH,
1 Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội, quốc phòng, an ninh
2 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp vớ quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã
3 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả
4 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu
Trang 205 Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh
6 Dân chủ và công khai
7 Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường
8 Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt
1.2.3 Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013
Nghị định 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
Thông tư 29/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quyết định số 867/QĐUBND ngày 06/5/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng
về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất
05 năm kỳ đầu (20112018) huyện Đơn Dương
Báo cáo số 202/BCUBND ngày 19/9/2014 của UBND huyện Đơn Dương
về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 20112018 và xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 20172020 trên địa bàn huyện Đơn Dương
Quyết định số 2186/QĐUBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 20142020
Nghị quyết số 137//NQHĐND ngày 11/07/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017 –
2020
Quyết định số 876/QĐUBND ngày 26/04/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Quyết định số 2199/QĐUBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Văn bản số 143/STNMTQLĐĐ ngày 07/01/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng về việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 cấp huyện
Trang 211.2.4 Trách nhiệm lập, thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
Huyện Đơn Dương đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết định số 867/QĐUBND ngày 06/5/2014 UBND huyện Đơn Dương đã tiến hành phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho 10 xã, thị trấn trên địa bàn Trên
cơ sở đó, để có căn cứ pháp lý cho giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện, theo quy định tại Điều 52 – Luật Đất đai
2013 cần thiết phải tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất
Tên dự án: Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Đơn Dương
Chủ đầu tư: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đơn Dương
Chủ quản đầu tư: Ủy ban Nhân dân huyện Đơn Dương
Cơ quan thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng
Cơ quan phê duyệt: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng
1.2.5 Trình tự, nội dung lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện
Nội dung lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được quy định tại Thông tư 29/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm các nội dung chính sau:
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm
Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai
Trang 22
1.2.6 Quy trình lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện
Các bước chính khi lập một KHSDĐ hàng năm cấp huyện
1 Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
2 Phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
3 Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
4 Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
5 Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã
6 Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch
7 Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
8 Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích
9 Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch
10 Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án
11 Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất
12 Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ
13 Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
14 Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
1.2.7 Những bất cập trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai
Nhìn chung hệ thống quy hoạch sử dụng đất còn một số bất cập sau:
Do quá trình dự báo trong phương án kế hoạch sử dụng đất chịu tác động của nhiều mặt dẫn đến quy hoạch không đảm bảo được chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu
Do chuyên gia không lường trước được những phát sinh trong quy hoạch dẫn đến tình trạng không xử lí kịp thời
Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng sẽ gặp nhiều khó khăn làm chậm tiến độ xây dựng
Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc đánh giá các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch không đầy đủ, chính xác
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các ngành có liên quan đến sử dụng đất chưa đồng bộ
Trang 23Kinh phí đầu tư để thực hiện các công trình là một trong những bất cập lớn hay gặp phải dẫn đến kì kế hoạch, quy hoạch không hoàn thành đúng thời hạn
Tiểu kết chương 1:
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá Thế nên việc vận dụng và phát huy hết những vai trò và chức năng của đất đai sẽ đem lại hiệu quả
to lớn để sử dụng tài nguồn đất về lâu dài
Chương này đã trình bày tóm tắt lý thuyết tổng quan về đất đai Những cơ
sở lý luận và pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tạo tiền đề để đi vào đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đây là những lý luận cơ bản để vận dụng phân tích làm sáng tỏ những vấn
đề liên quan ở chương 2, cũng như làm cơ sở để đưa ra lập kế hoạch ở chương 3
Trang 24Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG 2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Huyện Đơn Dương là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Lâm Đồng Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương; phía Đông – Đông Nam giáp tỉnh Ninh Thuận; phía Tây – Tây Nam giáp huyện Đức Trọng
Có tiềm năng về nguồn nước để sản xuất thủy điện, chia sẻ nguồn nước cho tỉnh Ninh Thuận và bảo vệ nguồn nước cho sông Đồng Nai
Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng không những cho riêng tỉnh Lâm Đồng mà cho cả các tỉnh cực Nam Trung Bộ
Địa hình núi cao: Tạo thành hình vòng cung bao bọc toàn bộ phía Tây Bắc – Bắc – Đông Bắc – Đông Nam huyện Là các dãy núi cao, hiểm trở, bị chia cắt mạnh, đỉnh cao nhất là Yang Kuét, cao 1.562m Diện tích 45.926ha, chiếm trên 75% diện tích tự nhiên toàn Huyện
Địa hình lòng chảo: Diện tích 1.960ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên là thung lũng hẹp nằm dọc sông Đa Nhim
Địa hình bằng thoải: Diện tích 9.920ha, chiếm 16,26% là dãi đất bằng
Trang 25thoải, có độ dốc trung bình từ 3 – 80, phân bố tập trung phía Nam sông Đa Nhim, kéo dài từ Ka Đô – Quảng Lập – Próh – Ka Đơn – Tu Tra
Địa hình đồi thấp khu vực Ya Hoa: Diện tích 3.350ha là các đồi thấp, độ dốc từ 8 – 150, nằm tiếp giáp chân núi cao
Nắng: Số giờ nắng trung bình là 6,1 giờ/ngày, các tháng có số giờ nằng trung bình/ngày cao là tháng 6, 7 và tháng 8 có số giờ nắng trung bình trên 7 giờ/ngày; các tháng 11, 12 có giờ nắng trung bình từ 5,2 – 5,6 giờ/ ngày
Lượng mưa: Xem xét số liệu quan trắc của trạm Liên Khương và các trạm
đo mưa trong Huyện cho thấy lượng mưa trung bình năm vào khỏang 1.600mm, nhưng trên 91% lượng mưa cả năm tập trung chủ yếu vào 6 tháng mùa mưa
Nhận xét chung về khí hậu: Mặc dù nhiệt độ tương đối mát, thích nghi
nhiều loại cây trồng từ ôn đới và nhiệt đới nhưng yếu tố hạn chế lớn nhất về khí hậu là lượng mưa, lượng mưa năm không cao nhưng cường độ mưa lớn lại tập trung chủ yếu trong 6 tháng mùa mưa, ngược lại 6 tháng mùa khô lượng mưa chiếm chưa đến 10% lượng mưa cả năm hệ quả là: Mưa lớn tập trung vào mùa mưa gây ngập lũ, đất đai bị rửa trôi, xói mòn mạnh, tuổi thọ công trình không cao, việc đi lại khó khăn đặc biệt là giữa 2 vùng Nam và Bắc sông Đa Nhim Trái lại mùa khô lượng mưa quá thấp cộng vào đó nguồn nước thượng nguồn Đa Nhim bị chặn lại để đưa về nhà máy điện tại Sông Pha, do đó làm thiếu nước vùng hạ lưu
2.1.2 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
Theo số liệu tổng hợp trên bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1/100.000
(Viện Quy hoạch và TK Miền Nam thực hiện năm 2006), huyện Đơn Dương có
7 nhóm đất sau:
(1) Nhóm đất Phù sa: Có diện tích 5.676,31 ha, chiếm 9,28 % tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện Trong đó đất phù sa có tầng loang lổ (Pf) có diện tích lớn nhất với 3.600,70 ha, nhóm đất này chủ yếu phân bố ở dọc sông suối chính ở các xã và thị trấn: Đran, Ka Đô, Quảng Lập; đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện (P) có diện tích 1.490,49 ha; các loại đất phù sa gley (Pg) và phù sa suối (Py) có diện tích không đáng kể
(2) Nhóm đất xám bạc màu (X)
Diện tích: 426,07 ha; chiếm 0,70 % diện tích tự nhiên toàn huyện
Trang 26Phân bố: Nhóm đất xám bạc màu của huyện là đất xám trên đá granit (Xa) phân bố ở các địa hình thấp trũng, tập trung chủ yếu ở khu vực Ya Hoa thuộc các xã P’ró, Ka Đơn, đất có thành phần cơ giới cát pha, nghèo dinh dưỡng, phân
bố ở độ dốc từ 5º 15º
Tính chất: có thành phần cơ giới nhẹ chủ yếu là cát mịn, cát thô; kết cấu rời rạc; có biểu hiện gia tăng hàm lượng sét ở các tầng sâu Hàm lượng đạm, lân tổng số dao động từ nghèo đến trung bình; kali tổng số từ nghèo đến khá
Hướng sử dụng: nhóm đất này phù hợp với sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm
(3) Nhóm đất đen
Diện tích: 699,10 ha, chiếm 1,14 % diện tích tự nhiên toàn huyện
Phân bố: chủ yếu ở các vùng thung lũng
Hướng sử dụng: hiện nay đang sử dụng rất đa dạng từ trồng lúa 1,2 vụ, cây hoa màu, cây ăn quả lâu năm cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao Đây
là nhóm đất có độ phì cao
(4) Nhóm đất đỏ vàng (F)
Diện tích: 22.979,68 ha, chiếm 37,59 % diện tích tự nhiên toàn huyện Phân bố: ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện Trong nhóm đất này có 7 loại đất, trong đó có 2 phân loại đất là: đất đỏ vàng trên đá Granite và đất nâu trên đá Điorit, phần lớn phân bổ ở độ dốc từ 15 20° Các loại đất khác hầu hết phân bố ở độ dốc dưới 15º
Đất nâu đỏ trên đá Basalt: Diện tich 5.737,64 ha; đất này có độ dày trên
75 cm có độ cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, PH từ 5,5 – 6,5, độ phì từ trung bình – khá
Hướng sử dụng: Hiện nay những vùng đất bằng đã được khai thác sản xuất nông nghiệp; vùng lượn sóng đã được khai thác gần hết vào trồng màu, mía, cây lâu năm và trồng rừng Những vùng đồi, núi cao ngoài diện tích còn rừng ra thì hầu hết đất đồi núi chưa sử dụng đều phân bố trên loại đất này Hướng sử dụng lâu dài: những vùng đất có độ dốc dưới 15 độ, tầng dày trên 30
cm dùng vào sản xuất nông nghiệp (trồng cây lâu năm, đồng cỏ chăn thả, ); còn lại dùng vào mục đích lâm nghiệp Những vùng đất thuận lợi về giao thông, cung cấp điện, nước sẽ chuyển sang mục đích phi nông nghiệp theo nhu cầu của các ngành
Đất nâu vàng trên đá Bazanlt: Diện tích 41,25 ha
Đất nâu vàng trên đá Điorit: diện tích 498,45 ha
Đất vàng đỏ trên đá Granitte: Diện tích 14.828,89 ha, phân bố trên dãy núi phía Đông – Nam của huyện, loại đất này có tầng mỏng, xuất hiện nhiều các loại đá nhất là đá lộ đầu
Đất đỏ vàng trên đá cát, sét kết: Loại này có diện tích tương đối nhỏ với
Trang 2761,14 ha
Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Có diện tích 68,51 ha
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Diện tích 1.369,80 ha, phân bố ở các xã Tu Tra, P ró, Ka Đơn
Diện tích: 3.059,37 ha, chiếm 5,00 % diện tích tự nhiên toàn huyện
b Tài nguyên nước
Nước mặt: Sông, suối ở Đơn Dương khá nhiều và do lượng mưa tập trung
chủ yếu vào 6 tháng mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 12) và hệ thống hồ chứa nước chưa hoàn thiện nên mùa khô thường bị thiếu nước phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt Vì vậy, cần xây dựng các công trình thuỷ lợi (hồ chứa nước) để
điều tiết nước dùng cho mùa khô
Trên địa bàn huyện Đơn Dương có một số lưu vực sông, suối có thể xây dựng các hồ chứa nước để mở rộng diện tích cây trồng được tưới và cung cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt Trong những năm tới trên địa bàn huyện sẽ xây dựng hồ chứa nước KaZam và xây dựng mới một số các hồ lớn nhỏ ở các xã
để khai thác nguồn nước mặt phát triển sản xuất nông nghiệp để thâm canh và tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; cấp nước cho công nghiệp, du lịch và cải tạo môi trường
Nước ngầm: Theo các tài liệu nghiên cứu về nước ngầm trên địa bàn
huyện cho thấy: trữ lượng nhỏ, phân bố không đều giữa các vùng địa lý Quan sát các giếng đào tại các xã, thị trấn trong huyện cho thấy độ sâu từ 16m - 20m tuỳ theo từng điểm dân cư Mặt khác do những hạn chế về kinh tế và kỹ thuật nên việc khai thác ở quy mô lớn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế Do mức độ nông sâu của tầng nước ở các vùng khác nhau nên chất lượng nước biến đổi khác nhau
c Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn Huyện có: đá, cát làm vật liệu xây dựng, Hiện nay chủ yếu là phát triển công nghiệp khai thác đá làm vật liệu xây dựng
d Tài nguyên rừng
Đơn Dương là Huyện có quỹ rừng lớn, đa dạng về loài và nó có giá trị bảo
vệ môi trường cho cả vùng phía đông của tỉnh, một số năm trở lại đây rừng đã được bảo vệ và trồng mới nhiều diện tích, tuy nhiên vẫn còn có tình trạng lấn
Trang 28chiếm đất và khai thác rừng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Diện tích rừng 37.471,57 ha, chiếm 61,29% diện tích tự nhiên của toàn huyện, toàn bộ là rừng sản xuất và rừng phòng hộ Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng non, rừng trung bình; mức độ che phủ khá tốt Điều này ảnh hưởng lớn đến điều hoà khí hậu của huyện và khả năng điều tiết nước cho các công trình thuỷ lợi
e Tài nguyên nhân văn – du lịch
Đơn Dương có nhiều thành phần dân tộc tụ hội về đây sinh sống, toàn huyện có 24 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%; các dân tộc tại chỗ K’ho, Chill, Chu Ru, Êđê, Raglai…,các dân tộc thiểu số di cư
từ Bắc vào như: Thái, Tày, Nùng, Hoa, Chăm đã làm cho văn hóa ở huyện ngày càng phong phú, bản sắc văn hóa dân tộc ở đây ngày càng có nét độc đáo; đây là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc anh em
Nằm cách thành phố Đà Lạt 40km, có trục quốc lộ 27 và 20 chạy qua; trên địa bàn có nhiều địa danh để thu hút khác du lịch như: thác Thiên Thai đèo Ngoạn Mục, hồ Bokabang, hồ Đạ Ròn, hồ Đa Nhim, hồ Próh… có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: gốm Krăng Gọ, dệt thổ cẩm, rượu cần, kim hoàn trạm bạc, nghề mộc mỹ nghệ…tất cả tạo nên những bản sắc văn hóa rất riêng của Đơn Dương
Ngoài ra huyện có nhiều loại nông sản là đặc sản như: chuối Laba, dứa Cayenne, quýt D’ran, hồng vuông, hồng trứng, bơ bút, các loại rau, hoa cây cảnh, sữa bò tươi…là địa phương có nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khá phát triển…đây là những tiềm năng thu hút khách du lịch đến Đơn Dương
2.1.3 Thực trạng môi trường
Theo kết quả quan trắc môi trường, chất lượng nước và không khí của
huyện tương đối tốt Do còn giữ được diện tích rừng là tương đối lớn nên mức
độ che phủ rừng trong toàn huyện Đơn Dương khá cao (56,8%) Chất thải của các cơ sở sản xuất trên địa bàn được giám sát và quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng nên môi trường trên toàn huyện khá tốt, không khí trong lành, mát mẻ Tuy nhiên trong thời gian lâu dài cũng cần có các giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ về xử lý ô nhiễm khi nhân dân bơm thuốc sâu, bón phân hóa học, xây dựng các nhà máy trong cụm công nghiệp Ka Đô, cơ sở chế biến nông lâm sản…
Quá trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp và du lịch cũng đang gặp phải một số vấn đề môi trường như: sự gia tăng dân số làm ô nhiễm về rác thải, sự suy giảm nhanh chóng tài nguyên rừng vùng đầu nguồn, tài nguyên sinh vật, ô nhiễm nước, nạn thiếu nước sạch, suy thoái tài nguyên đất do hạn hán, không khí bị ô nhiễm do khói, bụi,
Trang 29a Môi trường đất
Nằm trong vùng tiếp giáp giữa 2 luồng khí hậu nên tình trạng suy thoái đất
do rửa trôi (đồi núi cao độ dốc lớn); hiện tượng xói lở đất ven sông suối ở mức độ tương đối nghiêm trọng
Bên cạnh đó, dưới áp lực của thị trường, sản xuất nông nghiệp đã sử dụng một lượng lớn hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học cộng với trình độ, ý thức của người dân trong việc sử dụng và bảo quản hoá chất bảo vệ thực vật còn hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và sức khoẻ của con người
b Môi trường không khí, tiếng ồn
Hiện nay tại các khu vực sản xuất nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chính của huyện như: khu sản xuất gạch ngói, tại thị trấn Thạnh Mỹ, xã Tu Tra các cơ sở sản xuất chế biến nông lâm sản đã ảnh hưởng đến môi trường không khí Trong tương lai, với tốc độ phát triển đô thị và công nghiệp cao, vấn đề ô nhiễm không khí là điều đáng lưu ý nghiêm túc và có giải pháp kỹ thuật và quản
lý hợp lý
Chất lượng không khí ở Huyện tương đối tốt; tuy nhiên trong quá trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp và du lịch đều có những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh đó, công tác lập dự án quy hoạch đầu tư các công trình như: bãi xử
lý chôn lắp chất thải rắn, quy hoạch khu giết mổ tập trung…triển khai còn chậm so với yêu cầu đặt ra, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường; ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở giết mổ gia súc vẫn chưa được khắc phục, gây bức xúc đến người dân xung quanh
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy cùng với việc tăng cường khai thác các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển kinh tế xã hội thì việc đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường tương xứng với mức độ đầu tư khai thác và yêu cầu đảm bảo cho phát triển bền vững là điều hết sức cần thiết
c Môi trường nước
Huyện Đơn Dương ở trong vùng khí hậu tiếp giao sự giao thoa giữa nóng
và lạnh Về mùa khô thường thiếu nước cho sản xuất và đời sống Khi xây dựng
xong các hồ chứa nước lớn để đưa vào sử dụng (hồ Sao Mai, hồ Ka Zam, ) thì
vấn đề cấp nước sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
du lịch và sản xuất công nghiệp cơ bản được giải quyết Ngoài ra cần quản lý chặt chẽ việc cho các chất thải chảy trực tiếp xuống sông, suối mà không qua xử
lý của các cơ sở, nhà máy sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản
Nhìn chung, huyện Đơn Dương có nhiều loại đất đai màu mỡ có độ phì khá cao, khí hậu ôn hòa phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất của người dân
Huyện Đơn Dương có tập hợp đá mẹ, mẫu chất rất đặc thù, nó tạo ra các
Trang 30loại đất có chất lượng cao rất thích hợp với sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời
có sức chịu nén tốt thuận lợi cho các công trình xây dựng
Huyện còn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới và độ ẩm cao đều quanh năm,gió bão, rất thuận lợi cho sử dụng đất nhưng đất dễ bị sói mòn
Tóm lại, những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường của huyện Đơn Dương rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và
sử dụng đất thu hút dân cư sinh sống tuy nhiên cần sử dụng một cách hợp lí, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống xanh-sạch-đẹp
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1 Khái quát thực trạng kinh tế - xã hội
Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông lâm thủy sản của huyện trong 5 năm trở lại đây có xu hướng tăng lên là do ngành nông nghiệp có sự phát triển đáng kể, đặc biệt là việc đẩy mạnh áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất đã đẩy mạnh tăng trưởng về sản lượng cũng như giá trị của ngành nông nghiệp
2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
a Ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản
Nông lâm thuỷ sản là ngành sản xuất chính giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện; tổng giá trị sản xuất (GHH) của ngành nông lâm thuỷ sản năm 2017 đạt 7.598.280 triệu đồng, chiếm 70,7% tổng giá trị sản xuất (tổng giá trị tăng thêm đạt 3.467.246 triệu đồng); tốc độ tăng GTSX của ngành giai đoạn
2011 – 2017 đạt 13,6%/năm; thực trạng phát triển như sau:
Sản xuất nông nghiệp
Kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp; huyện có khoảng 80% số hộ có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp và giải quyết việc làm cho trên 42.000 lao động, chiếm 76,9% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao đạt kết quả trên cả 3 lĩnh vực:
về nhận thức, về giá trị sản xuất và nhân rộng mô hình
Trồng trọt
Lĩnh vực sản xuất chủ lực của huyện, năm 2017 giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt đạt 5.428.415 triệu đồng, bình quân giá trị sản xuất đạt 150 triệu đồng/ha, tăng 74 triệu đồng/ha so với năm 2010; đặc biệt những mô hình rau hoa công nghệ cao giá trị sản xuất từ 500 triệu đến 01 tỷ đồng/ha/năm Các loại cây
trồng chính gồm: cây lương thực (lúa, bắp), cây thực phẩm: rau, hoa, đậu các loại, cây lâu năm (cà phê, cây ăn quả)
Chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành có thế mạnh và lợi thế để phát triển; những năm qua, ngành chăn nuôi đã tạo ra một khối lượng lớn về sản phẩm hàng hóa, có những
Trang 31bước phát triển đáng kể và đạt được thành quả nhất định Thành quả nổi bật là
đã hình thành được các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi tập trung, chăn nuôi bò sữa và bò thịt theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; năm 2017 giá trị ngành chăn nuôi đạt 584.638 triệu đồng, chiếm 7,8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2017 bình quân đạt 21,8%/năm
Huyện đang thực hiện chương trình sinh hóa đàn bò, hiện tỷ lệ bò lai trên tổng đàn bò chiếm khoảng 60%, khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi bò tập trung, đẩy mạnh việc phát triển bò sữa trên địa bàn huyện
Đàn heo: Tổng số có 16.358 con, sản lượng đạt 3.075 tấn; nuôi heo đã dần chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang chăn nuôi quy mô trang trại
Đàn gia cầm: Tổng số 230.370 con, sản lượng đạt 519 tấn thịt và 18.988 ngìn quả trứng các loại Nuôi gia cầm đã chuyển dần từ chăn nuôi gia cầm nhỏ
lẻ hộ gia đình sang chăn nuôi quy mô trang trại
Đất rừng phòng hộ có 15.617,85 ha, chiếm 41,7% diện tích đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất: có 21.853,7 ha, chiếm 58,3% diện tích đất lâm nghiệp
Công tác quản lý bảo vệ rừng luôn được quan tâm, huyện thường xuyên chỉ đạo các ngành, phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền nhiệm vụ quản lý bảo
vệ rừng; công tác tuần tra kiểm soát tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản được tăng cường, thường xuyên củng cố các chốt chặn, trạm kiểm soát bảo vệ rừng ở những địa bàn dễ xảy ra vi phạm về chăm sóc, bảo vệ và phát
triển rừng
Thuỷ sản
Ngành thuỷ sản của huyện chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản; năm 2017 giá trị sản xuất của ngành (GHH) đạt 25.203 triệu đồng, chiếm 0,33% giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nuôi ở các ao nhỏ trong khu dân cư; tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2017 có 260 ha, sản lượng đạt 572 tấn (trong đó diện tích chuyên nuôi 4,10
ha, nuôi ghép trong các hồ thủy lợi 255,9 ha) Tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện là không lớn (do khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng khá hạn chế)
b Thực trạng phát triển ngành công nghiệp xây dựng
Trang 32Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đơn Dương là một trong những huyện của tỉnh có lợi thế để phát triển
công nghiệp như lợi thế về vị trí (có trục quốc lộ 27 chạy qua, cách quốc lộ 20
khoảng 12 km…), về tiềm năng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến
(là vùng sản xuất rau hoa, thịt bò, sữa tươi, gỗ… khá lớn của tỉnh); Năm 2017 giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (GHH) của huyện đạt 501.378 triệu đồng, chiếm 35,4% giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng; tốc độ tăng trưởng 2011 – 2017 bình quân đạt 5,64%
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện gồm: đá xây dựng, gạch tuy nen, chế biến sản phẩm nông sản, nước đóng chai, nước chấm, chế biến gỗ cao cấp, may mặc, phân vi sinh, các sản phẩm chế biến từ tre nứa, sản xuất phân phối điện nước…
Ngành công nghiệp – TTCN của huyện những năm qua có những chuyển biến tích cực tập trung vào các ngành có lợi thế, chế biến thực phẩm, sản xuất giường tủ, bàn ghế, sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại… đã đóng góp nhiều cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân
c Ngành Thương mại – Dịch vụ
Năm 2017 giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ (GO) đạt 1.738.998
triệu đồng, chiếm 16,2% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (trong đó thương mại đạt
1.468.397 triệu đồng, dịch vụ du lịch đạt 270.951 triệu đồng)
Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành Thương mại dịch vụ giai đoạn 206 –
2010 đạt 16,4%, giai đoạn 2011 – 2017 đạt 17,7%
Lĩnh vực thương mại
Thương mại: Mạng lưới thương mại trên địa bàn đang được mở rộng, tăng
cả về số lượng cơ sở và ngành hàng Đã hình thành được hệ thống chợ, các điểm tiếp nhận và phân phối hàng hoá dịch vụ rộng khắp; thương mại tư nhân ngày càng phát triển thay thế cho quốc doanh đáp ứng phần lớn nhu cầu lưu thông hàng hoá Theo số liệu thống kê năm 2017 toàn huyện có 4.341 cơ sở thương mại dịch vụ thu hút 6.262 lao động tham gia;
Xuất khẩu: Giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn ngày càng tăng, chủ
yếu tập trung vào nhóm hàng xuất khẩu nông sản; năm 2017 giá trị xuất khẩu hàng nông sản của huyện đạt 8.964 ngàn USD (tăng 4.627,2 ngàn USD)
Doanh thu dịch vụ
Tổng mức doanh thu dịch vụ năm 2017 đạt 270.591 triệu đồng (tăng 77.610 triệu đồng so với năm 2010), trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú 2.291 triệu đồng (chủ yếu ở TT Thạnh Mỹ), doanh thu từ dịch vụ ăn uống 268.300
triệu đồng
Dịch vụ sản xuất, công cộng
Trang 33Các hoạt động dịch vụ sản xuất và công cộng như vận tải bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, khuyến nông đã và đang phát triển tốt đáp ứng yêu cầu cho đời sống của nhân dân, hỗ trợ tích cực cho sản xuất
2.2.3 Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 ở mức 1,3%; từ năm 2011 – 2017 tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm 0,15% (từ 1,45% năm 2010 xuống 1,3% năm 2017, bình quân giảm 0,03%/năm)
b Nguồn nhân lực, sử dụng lao động và cơ cấu lao động
Số người trong độ tuổi lao động của huyện có 56.730 người (chiếm 55,8% tổng dân số) Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 54.706 người; trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có 42.069 người (chiếm 76,9%), lao động phi nông nghiệp có 12.637 người, chiếm 23,1% tổng số lao động có việc làm
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2014 chiếm 32,5% (tổng số người trong độ tuổi lao động), năm 2017 tăng lên 35%
Cơ cấu lao động có xu hướng giảm dần trình độ sơ cấp và chưa đào tạo, tăng trình độ cao hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Năm 2010 lao động có trình độ sơ cấp và không qua đào tạo chiếm tỷ lệ 86,1% tổng số lao động, trung cấp chiếm 3,2%, cao đẳng chiếm 5%, đại học và trên đại học chiếm 5,7%; đến năm 2017 tỷ lệ trên tương ứng 80%, 4,2%, 7,3% và 8,5%
Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao (56,0%) đây là nguồn lực rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Tuy nhiên, tỷ trọng lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (76,9%), lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp thấp (chiếm 23,1% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế) đây là một khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của huyện theo hướng công nghiệp, thương mại dịch vụ
Chất lượng nguồn nhân lực của huyện đã được nâng lên (tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 35%) nhưng đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì trên nhiều lĩnh vực còn thiếu cán bộ và lực lượng lao động có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, lĩnh vực thương mại dịch vụ, du lịch…
Bên cạnh đó tỷ trọng lao động ngành CN TTCN còn thấp nên chưa đáp
Trang 342.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a Giao Thông
Các tuyến đường giao thông
Quốc lộ: có 2 tuyến chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 35,0 km: Quốc lộ 20: Nối thị trấn D’ran với thành phố Đà Lạt, Tuyến đường này thích hợp phát triển du lịch và vận chuyển các mặt hàng nhẹ, ít cồng kềnh
Quốc lộ 27: Tuyến giao thông huyết mạch chạy xuyên suốt từ Đông sang Tây nối huyện với các tỉnh Duyên Hải Trung Bộ, đoạn qua huyện dài 30 km
Đường huyện: có 08 tuyến với tổng chiều dài 85,3 km (đường cấp IV và cấp V miền núi)
Bến xe, khai thác tuyến xe công cộng
Bến xe thị trấn Thị trấn Thạnh Mỹ là bến xe chính để vận chuyển hành khách và hàng hoá nông sản với địa phương bên ngoài Bến xe đã được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách
Khai thác tuyến xe buýt: Hiện có 02 tuyến xe buýt
Đánh giá chung: Mạng lưới giao thông của huyện khá phát triển, tất cả
các xã được liên kết với các trục giao thông chính và liên kết với các tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 27 Tuyến đường đóng vai trò quan trọng nhất đối với nền kinh tế của huyện là Quốc lộ 27 nối Phan Rang với Lâm Đồng và tuyến đường song song với quốc lộ 27 ở phía Nam sông Đa Nhim đã tạo thành hành lang kinh tế Nam sông Đa Nhim đây là 2 tuyến đường đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tếxã hội của huyện trước mắt cũng như lâu dài Tuyến đường nối từ thành phố Đà Lạt đi thị trấn D’ran là tuyến gắn kết và hướng mở rộng của thành phố Đà Lạt trong tương lai Với 2 quốc lộ này huyện Đơn Dương trở thành cầu nối của Lâm Đồng với Duyên hải miền Trung
b Thủy lợi
Trên địa bàn huyện hiện có 43 công trình thủy lợi (hồ Sao Mai đang thi
công) cung cấp nguồn nước tưới phục vụ sản xuất với tổng diện tích tưới thực tế
2.314 ha (lúa 1139 ha, màu 1117 ha, cây công nghiệp lâu năm 12 ha)
Các hệ thống tiêu thoát nước hiện có là khe suối tự nhiên hoặc do nhân dân tự khơi đào trong quá trình sinh sống và sản xuất Do phát triển các khu dân
cư, công trình xây dựng, san lấp cải tạo đồng ruộng, xâm lấn …vv…làm thu hẹp phạm vi dòng chảy nên đã dẫn đến tình trạng úng ngập nước vào mùa mưa gây thiệt hại, ảnh hưởng đáng kể cho sản xuất và đời sống người dân
Trang 35c Điện
Hệ thống lưới điện cao áp của huyện có chiều dài trên 200km Đến nay 100% các thôn có điện lưới Quốc gia với tỉ lệ hộ sử dụng điện an toàn, thường xuyên đạt trên 98%, hệ thống điện tương đối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện Số hộ sử dụng điện là 22.251 hộ trong đó: thị trấn là 6.615 hộ và nông thôn
là 15.636 hộ
Nhìn chung, khối lượng xây dựng lưới điện trong những năm qua cho thấy việc đầu tư xây dựng lưới điện phân phối cũng đã đáp ứng được nhu cầu phụ tải trên địa bàn huyện Ngoài ra, nhân dân còn chủ động đầu tư kinh phí để
hạ thế 106 km điện để phục vụ sản xuất và lắp đặt 64,1 km điện chiếu sáng
d Bưu chính viễn thông
Huyện đã có hệ thống cáp điện thoại đến tất cả các xã, thị trấn; hệ thống thu phát sóng di động, sóng điện thoại di động đã phủ kín trên địa bàn đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt
Mạng lưới điện thoại và internet đã phủ kín trên địa bàn huyện đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu truy cập thông tin và thông tin liên lạc của người dân Huyện chủ trương thực hiện đa dạng hóa hoạt động nhằm phát huy tốt hiệu quả hoạt động của các điểm Bưu điện công cộng
Đài truyền thanh, truyền hình huyện thu và phát sóng truyền hình của trung ương và của tỉnh; ở các xã xa trung tâm đều có trạm tiếp sóng
e Chợ
Toàn huyện có 09 chợ, trong đó có 02 chợ thị trấn cùng với hệ thống các cửa hàng, tạp hoá trải rộng khắp các xã, thị trấn góp phần đảm bảo nhu cầu của người dân Chợ nông thôn đáp ứng được nhu cầu giao thương, tiêu thụ sản phẩm của người dân
Từ đó ta có thể thấy được kinh tế xã hội mang đến những áp lực không nhỏ đến đất đai như dân cư phát triển dẫn đến tình trạng thiếu nơi ở, xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường sống, chặt cây phá rừng làm nương rẫy…hủy hoại môi trường đất, nhận thức của dân cư còn chưa cao, hạ tầng kĩ thuật còn kém phát triển
2.3 Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất
2.3.1 Tình hình quản lý đất đai
UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân các xã, thị trấn thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất theo các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất hiện hành như Luật đất đai năm 2013 và các văn bản dưới Luật hướng dẫn thực hiện Luật đất đai
Nhìn chung, công tác quản lý và sử dụng đất được thực hiện tốt và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đang thực hiện theo quy hoạch
Trang 36sử dụng đất cấp huyện, cấp xã và các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt Ủy ban nhân dân Huyện đã triễn khai, giám sát, điều chỉnh và
bổ sung xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo luật định Công khai quy hoạch và chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong quá trình thực hiện quy hoạch, Ủy ban nhân dân Huyện vẫn thường xuyên giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch, trên cơ sở đó đã có những ý kiến
bổ sung và điều chỉnh lại các chỉ tiêu quy hoạch theo từng kỳ, từng năm để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan cấp huyện (giao đất, thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân) thực hiện khá tốt; tại cấp xã tình trạng nhân dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, sang nhượng đất trái pháp luật
đã giảm đáng kể
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên của huyện Đơn Dương là 61.135,24 ha; chiếm 6,25% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng, cụ thể diện tích theo các nhóm đất chính như sau:
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng năm 2017 theo 03 nhóm đất chính
Trang 372.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp
DTS
2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
(Nguồn: Kết quả thống kê đất đai 2017)
a Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 57.785,95ha chiếm 94,52% tổng diện
tích tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp phân bố đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; trong đó:
Đất trồng lúa: diện tích 2.774,77 ha, chiếm 4,80% diện tích nhóm đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở xã Tu Tra (diện tích 1.321,89 ha) chiếm 47,64% diện tích đất trồng lúa nước toàn huyện; xã Ka Đơn (544,88 ha) chiếm 19,64% diện tích đất trồng lúa của huyện; xã Pró (529,54 ha) chiếm 19,08% diện tích đất trồng lúa của huyện; xã Ka Đô (152,70ha) chiếm 5,50% diện tích đất trồng lúa của huyện và Thị trấn Thạnh Mỹ (116,05 ha) chiếm 4,18 % diện tích đất trồng lúa của huyện; các
xã còn lại có diện tích đất lúa không đáng kể
Đất trồng cây lâu năm: diện tích 3.848,29 ha chiếm 6,66% diện tích nhóm đất nông nghiệp của toàn huyện, tập trung nhiều nhất ở xã Tu Tra (1.354,76 ha), thị trấn Dran (1.575,55 ha), xã Đạ Ròn (237,27 ha), xã Lạc Xuân (211,13 ha) và
xã Pró (202,54ha); các xã còn lại có diện tích đất trồng cây lâu năm là tương đối
ít