Đụcôngbắtđịa TTC - Trên báo Tuổi Trẻ Cười số ra ngày 15-5, Bì tôi đã có bài bàn về những địa phương chuyên dùi sức dân bằng cách buộc người dân đóng những khoản tiền trời ơi đất hỡi. Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 25-5 cũng có bài “Chóng mặt với các khoản thu” của các đồng nghiệp tôi phản ánh về tình hình thu tiền đến nỗi bà con nghèo xây xẩm mặt mày ở Tân Hiệp (Kiên Giang), Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) và Châu Thành (Tiền Giang). Theo các đồng nghiệp của tôi thì người nghèo được cấp sổ hộ nghèo cũng phải đóng đến 368.000 đồng/năm, có chiếc máy cày đóng 300.000 đồng, xin chứng hồ sơ vay vốn sản xuất phải đóng từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng . Nhân dân có thứ gì thì chính quyền xã “tư duy” ra một tên gọi để buộc đóng góp cho thứ ấy. Thí dụ có công đất thì phải đóng tiền đầu công, có chiếc xe gắn máy thì phải đóng tiền đầu xe. Tình hình ngặt nghèo hơn khi nhân dân đi chứng giấy tờ thì xã buộc phải trả hết nợ mới chứng. Nhân dân thiếu nợ thì phải mần giấy cam kết trả nợ. Nhân dân trả không kịp nợ thì cán bộ xã, ấp, công an, mặt trận tới nhà thăm hỏi, động viên . trả nợ mau mau. Một người mẹ có công với cách mạng phải bi quan mà thốt lên rằng: “Cán bộ đòi “rát” lắm!”. Rát có nghĩa là đòi hoài, gặp đâu đòi đó. Than ôi, một chữ “rát” có thể cho ta hình dung toàn cảnh nỗi lo lắng, sợ hãi của những người nghèo lỡ thiếu nợ chính quyền xã. Mà có phải là thiếu nợ hay không? Đất nước chúng ta có 63 tỉnh và thành phố, mỗi nơi áp dụng một kiểu “vận động đóng góp” khác nhau. Chính phủ chỉ đạo bỏ nhiều khoản thu, trong đó có khoản thu phí an ninh quốc phòng. Thế nhưng chính quyền xã Thạnh An (Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) thì vẫn cương quyết thu khoản này. Một hành vi vi phạm luật pháp như vậy vẫn diễn ra ở xứ Cần Thơ văn vật mới thật lạ lùng. Rất nhiều khoản thu không có biên lai. Rất nhiều khoản thu có biên lai như thu phí xin vay vốn đã được cán bộ xuống thăm dân xin lấy biên lai lại, nhưng tiền thì không trả. Những khoản thu được dùng vào việc công ích nào, có được công khai cho dân biết không, và tại sao một ông xã dám làm trái qui định của Chính phủ thì không ai hiểu nổi. Xanh dờn nhất có lẽ là ông Phan Phú Đức - chủ tịch xã Thạnh Trị (Gò Công Tây, Tiền Giang). Ông đã ký tên vào một tờ giấy vận động một hộ nông dân đóng góp, trong đó cả 3 khoản đóng góp đều sai pháp luật. Đó là sử dụng đất nông nghiệp 107.400 đồng, một máy xới tay 200.000 đồng, một xe gắn máy 30.000 đồng. Bài toán cộng ở dưới mới hay: Tổng cộng 407.400 đồng. Thu đã sai mà còn cộng ăn gian nữa thì thật là siêu . bắt địa. Xin các bạn đọc giữ tờ Tuổi Trẻ này lại đọc chơi, kỷ niệm ngày chúng ta quen nhau. Đất nước chúng ta đã làm cuộc Cách mạng Tháng 8 lật đổ chính quyền thực dân phong kiến. Cái thối nát nhất của chính quyền thực dân phong kiến ấy là bắt dân ta chịu sưu cao, thuế nặng. Chính phủ ta ngày nay đã chỉ đạo các bộ ngành giảm bớt thuế cho dân. Cụ thể là bỏ thu thủy lợi phí, bỏ thu hoặc giảm thuế nông nghiệp, bỏ thu thuế thu nhập cá nhân 5 tháng đầu năm 2009. Chế độ đi sưu đã cáo chung từ lâu. Thế nhưng, nhiều ông chính quyền xã lại đi vào vết xe đổ, chế ra những khoản thu ngớ ngẩn và dùng áp lực hành chánh công quyền để buộc dân đóng. Ai phải đóng? Đó là những hộ nông dân nghèo ở nông thôn. Không học chung trường, nhưng các ôngbắtđịa cùng có chung sáng kiến: Tạo ra những khoản đóng góp vô lý nhất buộc dân đóng. Nếu dân đóng không đủ, không ngoan thì chính quyền không chứng giấy tờ. Không chứng giấy tờ thì đám cưới không được, đám ma chẳng xong, đi thi đại học không kịp, xin đi mần không lọt . Cái đó có lẽ là một kiểu “cải cách hành chánh” riêng của các ôngbắtđịa dân nghèo. Kỹ thuật làm khó đó tỏ ra công hiệu như thần. Tôi gọi những ông quan địa phương này là những ông . địa. Tình trạng xảy ra tràn lan và tràn trề như vậy tại sao huyện không biết, tỉnh không hay, thành không rõ. Mà tại sao lãnh đạo huyện các nơi lại không in ra một bảng qui định đóng góp đúng theo sự cho phép của Chính phủ; nghiêm cấm những khoản thu thêm ngoài qui định, cho dán hoành tráng ở xã ấp. Huyện cũng phải buộc xã là những khoản thu chi từ sự đóng góp của dân phải được niêm yết minh bạch cho dân biết. Mình mần chặt chẽ như vậy thì đố ông xã nào dám bắtđịa thêm của dân nghèo! Tôi vốn huyết áp không bình thường, nghẹt động mạch vành dễ nhồi máu cơ tim, không quen nghề đục đẽo. Thế nhưng hôm nay phải liều cái mạng già, đục mấy ôngđịa một phen. Ông nào mần sai pháp luật đi chỗ khác chơi cho người khác mần! ĐỒ BÌ Tuổi Trẻ Cười số 381 (ra ngày 01-6-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! . hành chánh công quyền để buộc dân đóng. Ai phải đóng? Đó là những hộ nông dân nghèo ở nông thôn. Không học chung trường, nhưng các ông bắt địa cùng có. những ông quan địa phương này là những ông. địa. Tình trạng xảy ra tràn lan và tràn trề như vậy tại sao huyện không biết, tỉnh không hay, thành không rõ.