Hoạt động trải nghiệm là hoạt động không thể thiếu của các nhà trường, các bộ môn học. Nhằm đáp ứng nhu câù đổi mơí toàn diện giáo dục và nhu cầu của học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội cần có các hoạt động trải nghiệm để vận dụng lí thuyết vào thực tế và để phát triển các kỹ năng của học sinh trước đòi hỏi của xã hội.
Trang 2Một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo được nêu trong nghị quyết giáo dục Hội nghị trung ương 8 khoá 11 của BCH trung ương là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục
và gia dình và giáo dục xã hội”;
Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông xác định có 9 năng lực cốt lõi; 8 lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trang 3Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, các hoạt động giáo dục trong trường trung
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp…
Được gọi chung là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Trang 5Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mang xã hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuôn hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục
Trang 6Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhấn mạnh đến
sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo: từ nội dung, hình thức, quy mô, địa điểm, lực lượng phối hợp
Hoạt động dạy học có tích hợp các yếu tố của hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ngược lại Hai hoạt động này có mối quan hệ tương hỗ và bổ trợ cho nhau Khoa học đã chứng minh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp cho học sinh có được kết quả học tập tốt hơn
Trang 7Hình thành năng
lực người học
Gắn liền với thực tiễn
Gắn liền với thực tiễn
Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
Nhà trường
Nhà trường
Trang 8Khái niệm HĐTNST
Trang 9Đặc điểm của HĐTNST
Trang 10NỘI DUNG CỦA HĐTNST
- Nội dung Hoạt động TNST rất đa dạng và mang tính tích hợp , tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS…
-Nội dung giáo dục của HĐ TNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
- Nội dung thường chia thành bốn nhóm:
+ Nhóm các hoạt động xã hội + Nhóm các hoạt động học thuật + Nhóm các hoạt động nghệ thuật và thể thao + Nhóm các hoạt động định hướng nghề nghiệp
Trang 11Quy mô và địa điểm tổ chức của HĐTNST
- Về quy mô: HĐ TNST có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau: theo nhóm, theo lớp, theo khối, theo trường hoặc liên trường Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm, lớp có ưu thế hơn
về nhiều mặt như tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, HS tham gia nhiều hơn, có nhiều khả năng phát triển kĩ năng hơn.
- Về địa điểm: HĐ TNST có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong và ngoài nhà trường: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, viện bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhà các nghệ nhân, làng nghề, cơ sở sản xuất Liên quan đến chủ đề hoạt động.
Trang 12Sự phối hợp của lực lượng tham gia các HĐTNST
HĐ TNST có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp,
GV bộ môn, cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương các Hội, tổ chức, doanh nghiệp, các nghệ nhân, …
Tùy nội dung và tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì hoặc phối hợp,
có thể là những mặt khác nhau: kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức, đóng góp về chuyên moob, trí tuệ, chất xám hay ủng hộ tinh thần HĐTNST tạo điều kiện cho HS được học tập và giao tiếp với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động.
Trang 13
So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
Đặc trưng Môn học HĐ trải nghiệm sáng tạo
Nội dung - Kiến thức khoa học, nội dung
gắn với các lĩnh vực chuyên môn.
- Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ hoặc các môđun tương đối hoàn chỉnh
-Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học;
dễ vận dụng vào thực tế.
-Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm.
Trang 14So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
Hình thức
tổ chức - Đa dạng, có quy trình chặt chẽ; hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và
đối tượng tham gia,…
- Học sinh ít có cơ hội trải nghiệm cá nhân.
- Người chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập chủ yếu là giáo viên
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy
mô, đối tượng, số lượng,…
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
cá nhân.
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo,
tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau…
đánh giá - Nhấn mạnh đến năng lực tư duy- Theo chuẩn chung.
-Thường đánh giá kết qủa bằng điểm
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính
cá biệt hóa, phân hóa.
-Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét
Trang 17MỤC TIÊU VÀ LOẠI HÌNH HĐTNST
- Hoạt động tự chủ: Nhà trường tổ chức các hoạt động
tự chủ lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tham gia một cách năng động vào các hoạt động đó Các
hình thức cụ thể bao gồm: hoạt động thích nghi, hoạt động tự trị, tổ chức sự kiện, các hoạt động sáng tạo…
- Hoạt động câu lạc bộ: Học sinh sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động nhóm cùng sở thích, xây dựng
và hình thành thái độ làm việc tập thể, qua đó phát
triển sở thích cũng như những kĩ năng của bản thân
Có nhiều hình thức thể hiện như: hoạt động học thuật, hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể thao,
hoạt động thực tập, hoạt động đoàn và thanh thiếu
niên…
Trang 18MỤC TIÊU VÀ LOẠI HÌNH HĐTNST
- Hoạt động hướng nghiệp: thông qua các hoạt động phát triển bản thân phù hợp với sở thích và hứng thú, khả năng và cá tính của học sinh để tra cứu và xây dựng định hướng nghề nghiệp tương lai Hoạt động này bao gồm: hoạt động giúp hiểu rõ bản thân, hoạt động tìm hiểu thông tin hướng nghiệp, hoạt động kế hoạch hướng nghiệp và hoạt động thể nghiệm trực tiếp nghề nghiệp
- Hoạt động tình nguyện: học sinh thực hiện các hoạt động chia sẻ và giúp đỡ cộng đồng và những người xung quanh và tham gia bảo vệ môi trường Hoạt động này bao gồm: hoạt động tình nguyện trong trường, hoạt động tình nguyện tại khu vực, hoạt động bảo vệ môi
trường, các hoạt động chiến dịch
Trang 19QUY TRÌNH TIẾN HÀNH XÂY DỰNG HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Trang 20VÍ DỤ MINH HỌA
Bước 1: Lựa chọn chủ đề “Vận động và hướng dẫn người dân trong xã thực hiện an toàn điện”
Bối cảnh: Địa phương học sinh là một xã nông thôn điển hình đã được điện
khí hoá, có các dịch vụ sản xuất, giải trí… Sử dụng năng lượng điện Trong xã có đường dây điện cao áp di qua và các dây hạ áp phục vụ sinh hoạt và sản xuất Tuy vậy sự hiểu biết về an toàn điện của người dân trong xã còn hạn chế, còn xảy ra mất an toàn về điện Như vậy, cần thiết phải có một hoạt động ( dự án ) về vận động, Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về an toàn điện, nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an toàn điện.
Bước 2: Tìm hiểu thực trạng
Học sinh chia làm các nhóm nhỏ đi làm các thông tin sau
-Số lượng đường dây cao áp đi qua khu vực sống
- Số lượng trạm biến áp và đường dây cao áp, hạ áp đi qua khu vực sống
- Số lượng các hộ dân sử dụng năng lượng điện để hoạt đọng sản xuất, dịch vụ
- Số lượng hộ dân sử dụng điện sinh hoạt
-Thực trạng sử dụng năng lượng điện
Trang 21Bước 3: Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh về các qui định an toàn điện, các hình ảnh về mất an toàn điện thường gặp trong sách giáo khoa và các tài liệu liên quan Ví dụ tìm
kiếm những thông tin sau:
a.Qui định về an toàn điện:
Nghị định của Chính phủ nước ta đã qui định về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp về chiều rộng và chiều cao như sau:
Điện áp Đến 22Kv 35Kw
66-110kV 220kV 500kV
Loại dây Dây
bọc trầnDây Dâybọc trầnDây Dây trần
Trang 22b Một số hình ảnh về mất an toàn điện
Trang 23Bước 4: Tổ chức hoạt động
-Thống nhất kịch bản: thống nhất cách thức tiến hành: Đến từng nhà quan sát hệ thống điện, chỉ ra những bất hợp lý, giúp đỡ người dân nâng cao kiến thức về an toàn điện, trao tặng tài liệu về an toàn điện…
- Hoạt động thực tế: Học sinh chia thành các nhóm nhỏ với sự chỉ đạo, giúp đõ của giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp……
Bước 5: Đánh giá và tổng kết, rút kinh nghiệm
Trang 24Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
TRƯỜNG HỌC
• Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, …về truyền thống nhà trường để chuẩn bị cho ngày hội trường
• Tập làm thủ thư trong một giờ đọc sách
• Tổ chức tham quan di tích lịch sử hoặc nhà tưởng
niệm, quê hương của danh nhân mà trường mang tên
• Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ và các di tích lịch sử
• Thăm quan các làng nghề truyền thống
• Trồng và phụ trách chăm sóc cây xanh
• Lập mô hình về ngôi trường mơ ước
• Tìm hiểu về đội thiếu niên tiền phong HCM
Trang 25Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
VĂN HÓA DU LỊCH
• Thăm quan và tập làm người nông dân trong một ngày
• Thăm quan và tập làm hướng dẫn viên cho làng nghề
• Thăm quan dâng hương Văn miếu Quốc Tử Giám
• Hội thi bày mâm ngũ quả, tết trung thu
• Hội thi cắm trại chào mừng ngày 26/3
• Hội thi thiết kế tập san nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
• Đóng kịch phòng chống HIV/AIDS
• Hội diễn văn nghệ
• Làm phóng sự ảnh giới thiệu về ngày 22/12
Trang 26Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
NỘI TRỢ/GIA ĐÌNH
• Trang trí phòng ngủ và góc học tập
• Cắt tỉa rau, củ, quả và cắm hoa
• Lên thực đơn và chế biến theo thực đơn
• Trồng và chăm sóc cây
• Pha chế đồ uống
GIAO THÔNG
• Tổ chức một buổi hội thảo về an toàn giao thông
• Tập làm cảnh sát giao thông đường bộ
• Hoạt động phân luồng giao thông tại cổng trường
• Hoạt động xử lý tình huống khi tham gia giao thông
đường bộ
Trang 27Gợi ý một số hoạt động cho cấp THCS
• Tổ chức hội thảo về ngành nghề TCN truyền thống.
• Sưu tầm những câu ca dao, câu thơ, bài thơ về các ngành nghề
TCN
Trang 28Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
LÂM NGHIỆP
• Thăm quan vườn Quốc gia
• Tập làm tuyên truyền viên bảo vệ rừng
• Tập huấn phòng cháy chữa cháy rừng
• Chăm sóc cây trồng trong trường
• Làm video về vai trò của rừng đối với cuộc sống
• Tổ chức Tết trồng cây
• Xây dựng tiểu phẩm về vấn đề bảo vệ các loại lâm sản quý
• Thăm quan bộ mẫu vật động, thực vật quý hiếm tại Bảo tàng
Trang 29Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
KINH DOANH/KINH TẾ
• Tổ chức hội chợ.
• Làm và kinh doanh đồ handmade.
• Lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình trong 1 tháng.
• Câu lạc bộ kinh doanh hướng nghiệp
• Lập kế hoạch kinh doanh căn cứ khả năng tự sản xuất, sản phẩm của địa phương, tình hình thời tiết.
Trang 30Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
NÔNG NGHIỆP
• Gieo trồng và chăm sóc khóm hoa trong khu vườn của lớp
• Trồng 1 số cây lương thực ở đồng ruộng
• Tập làm công nhân trong trang trại chăn nuôi
• Làm phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp
• Ngày thu hoạch ở vườn cây ăn quả
• Một ngày làm đất ở cánh đồng
• Thu dọn vệ sinh ruộng lúa sau thu hoạch
• Một ngày ở trang trại trồng rau sạch
Trang 31Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
CÔNG NGHIỆP
• Tổ chức vận hành máy bơm nước
• Thực hành sửa chữa những bộ phận đơn giản của xe đạp
• Thăm quan xưởng may
• Thực hành may quần áo theo ý thích bằng máy may mini
• Trải nghiệm một ngày là công nhân chế biến thực phẩm (đóng gói, phân loại, )
• Lắp ráp điện thoại
• Trải nghiệm một ngày làm công nhân chế biến cao su
(cách lấy mủ….)
Trang 32Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
NGƯ NGHIỆP
• Tổ chức sưu tầm tranh ảnh các loại thủy – hải sản
• Tổ chức tham quan các cơ sở chế biến thức ăn từ thủy – hải sản
• Tổ chức tham quan các làng nghề liên quan đến thủy – hải sản
• Tổ chức thi thuyết trình về 1 loài thủy hải sản mà em yêu thích
• Tổ chức thực hành quan sát nội quan, một số bệnh tích ở thủy – hải sản
• Tổ chức cho học sinh nhận biết, phân loại một số loài thủy – hải sản đặc sản ở địa phương cũng như phương hướng phát triển mô hình sản xuất kinh doanh loại thủy – hải sản đó
Trang 33Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
Y TẾ
• Tập làm y tá (sơ cứu, băng bó vết thương…)
• Sơ cứu người bị nạn
• Tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên
• Vẽ tranh tuyên truyền phòng chống HIV-AIDS
• Tham gia vệ sinh môi trường xung quanh
• Tìm hiểu các cây thuốc chữa bệnh xung quanh
Trang 34Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
TDTT
• Tham gia mô hình Câu lạc bộ các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao,
• Tham gia nhảy dân vũ trong các giờ ra chơi giữa giờ
• Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường
• Thăm quan thực tế một câu lạc bộ thể hình và tham gia tập thử một vài nội dung
• Tham gia các diễn đàn tìm hiểu về các nội dung thi đấu thể thao, vận động các bạn cùng đều đặn luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày có sức khỏe tốt để học tập tốt
• Tham gia chương trình“huấn luyện viên nhỏ tuổi” hướng dẫn các em năm dưới 7 động tác thể dục tay không cơ bản
• Tham gia giải chạy Hà Nội - thành phố vì hòa bình do báo
Hà Nội mới tổ chức
• Thăm quan tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia
Trang 35Gợi ý một số hoạt động cho học sinh trung học
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
• Trải nghiệm qua cuộc thi chế tạo Rôbốt
• Tham gia cuộc thi viết phần mềm không chuyên
• Trải nghiệm tạo nhà máy chế tạo sản suất máy móc tại địa phương
• Cùng làm kỹ sư chế tạo để cải tiến hoặc chế tạo các thiết
bị quanh ta
Trang 36KẾT LUẬN
• NĂNG LỰC CỦA CON NGƯỜI CHỈ ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG, QUA SỰ TRẢI NGHIỆM CỦA CHÍNH CHỦ THỂ.
• BẢN THÂN SỰ PHẢN ÁNH TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI ĐÃ MANG TÍNH SINH ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO, CHÚNG TA CẦN PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA ĐẶC TÍNH NÀY.
• HOẠT ĐỘNG CẦN CÓ SỰ CHỈ DẪN, ĐỊNH HƯỚNG RÕ RÀNG VÀ TRIỂN KHAI ĐÚNG NGUYÊN TẮC (PPDH VÀ GD) THÌ MỤC TIÊU GIÁO DỤC MỚI ĐẠT ĐƯỢC NHƯ MONG ĐỢI.
• GIÁO VIÊN LÀ LỰC LƯỢNG THEN CHỐT TẠO NÊN SỰ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GV LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐÓN ĐẦU SỰ ĐỔI MỚI NÀY.
Trang 37- Chia sẻ về KHGD đã soạn theo các hình thức.