Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng kali bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống lạc l19 và l26 trồng trong vụ xuân hè năm 2014 tại thành phố hà tĩnh (Trang 39)

2.5.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng:

- Thời gian từ gieo đến mọc mầm (ngày), xác định khi có 50% cây trên ô mọc, khi có 2 lá mầm xòe ra trên mặt đất.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày), xác định khi có 50% số cây trên ô có ít nhất 1 hoa nở trên bất kỳ đốt nào trên thân chính.

- Thời gian từ gieo đến khi phát sinh cành cấp 1 (ngày).

- Tổng thời gian sinh trưởng của cây: (ngày), xác định khi thu hoạch (95% số quả trên cây chín).

- Tổng số cành/cây (gồm cành cấp 1 và cành cấp 2): đếm tổng số cành cấp 1 và cấp 2 vào thời điểm thu hoạch.

- Chiều cao thân chính (cm), đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn, đo tại 5 điểm/ô, mỗi điểm đo 2 cây đại diện (mỗi ô đo 10 cây mẫu). Đo khi chuẩn bị thu hoạch.

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm): theo dõi trên 10 cây mẫu, 10 ngày/lần từ gieo đến thu hoạch.

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): tiến hành theo phương pháp cân nhanh ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, hoa rộ và quả chắc. Lấy mẫu ngẫu nhiên 5 cây ở mỗi ô để xác định.

- Nốt sần: đếm tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, hoa rộ và quả chắc, mỗi ô lấy 10 cây đại diện để xác định. Tính trung bình.

2.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

Trước khi thu hoạch mỗi ô thí nghiệm lấy 10 cây mẫu để xác định

- Số quả/cây: tính bằng cách đếm tổng số quả của 10 cây mẫu/ô sau đó tình trung bình/cây.

- Số quả chắc/cây: tính bằng cách đếm tổng số quả chắc của 10 cây mẫu/ô sau đó tính trung bình/cây.

- Khối lượng 100 quả (g): cân 3 mẫu (chỉ lấy quả chắc), mỗi mẫu 100 quả khô ở độ ẩm hạt 10%.

- Khối lượng 100 hạt (g): cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn không sâu bệnh được tách từ 3 mẫu quả trên, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 10%.

- Năng suất cá thể (g/cây): khối lượng quả 10 cây/10.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = năng suất cá thể x mật độ x 10.000 m2. - Năng suất thực thu (tạ/ha) = năng suất ô/10 m2 x 10.000 m2.

- Tính hiệu quả kinh tế:

2.5.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu

- Mức độ nhiễm bệnh: điều tra 10 cây theo 5 điểm chéo góc.

+ Bệnh gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu: đánh giá theo cấp bệnh từ 1-9 như sau: Cấp 1 (<1% diện tích lá bị hại)

Cấp 3 (1÷5% diện tích lá bị hại) Cấp 5 (>5÷25% diện tích lá bị hại) Cấp 7 (>25÷50% diện tích lá bị hại) Cấp 9 (>50% diện tích lá bị hại)

+ Bệnh thối đen cỗ rễ, héo xanh, thối trắng thân, thối quả đánh giá theo cấp bệnh từ 1÷3 như sau:

Cấp 1: (<30% số cây bị bệnh) Cấp 3: (30÷50% số cây bị bệnh) Cấp 5: (>50% số cây bị bệnh)

- Mức độ nhiễm một số sâu hại: tính theo tỷ lệ và phân cấp hại. Các đối tượng sâu hại chính: sâu xám, sâu hại lá, sâu hại quả và rễ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng kali bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống lạc l19 và l26 trồng trong vụ xuân hè năm 2014 tại thành phố hà tĩnh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)