Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng kali bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống lạc l19 và l26 trồng trong vụ xuân hè năm 2014 tại thành phố hà tĩnh (Trang 37)

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển và năng suất của hai giống lạc L19 và L26 trong vụ Xuân-Hè tại Tp. Hà Tĩnh.

* Giống thí nghiệm: L19 và L26 với 4 công thức như sau: - MĐ1: Gieo 25 cây/ m2 với khoảng cách 33 x 24 cm/2 hạt. - MĐ2: Gieo 35 cây/ m2 với khoảng cách 33 x 17 cm/2 hạt. - MĐ3: Gieo 45 cây/ m2 với khoảng cách 33 x 15 cm/2 hạt. - MĐ4: Gieo 55 cây/ m2 với khoảng cách 33 x 11 cm/2 hạt.

* Phân bón: 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi bột + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O.

* Cách bố trí thí nghiệm:

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split- plot: + Nhân tố chính là mật độ bố trí trên ô nhỏ. + Nhân tố phụ là giống bố trí trên ô lớn.

+ Diện tích mỗi ô nhỏ là 10 m2 , diện tích mỗi ô lớn là 40 m2 + Thí nghiệm nhắc lại 3 lần.

+ Diện tích khu thí nghiệm: (10 m2 x 8) x 3= 240 m2 chưa kể dải bảo vệ + Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ MĐ3 MĐ2 MĐ4 MĐ1 MĐ2 MĐ1 MĐ4 MĐ3 L19 L26 MĐ2 MĐ4 MĐ1 MĐ3 MĐ3 MĐ4 MĐ2 MĐ1 L26 L19 MĐ1 MĐ2 MĐ4 MĐ3 MĐ3 MĐ4 MĐ1 MĐ 2 L19 L26 Dải bảo vệ Trong đó: - L19, L26 giống lạc L19 và giống lạc L26 - MĐ1, MĐ2, MĐ3, MĐ4 là các công thức thí nghiệm.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống lạc L19 và L26 trong vụ Xuân-Hè tại Tp. Hà Tĩnh.

* Giống thí nghiệm: Giống lạc L19 và L26

Gieo với mật độ 35 cây/m2 với khoảng cách 33 x 17 cm/2 hạt. * Phân bón gồm 4 liều lượng kali khác nhau:

- PB1: 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi bột + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 30 kg K2O. - PB2: 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi bột + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O. - PB3: 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi bột + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O.

- PB4: 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi bột + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O. - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split- plot.

+ Nhân tố chính là lượng kali bón được bố trí trên ô nhỏ. + Nhân tố phụ là giống bố trí trên ô lớn.

+ Diện tích mỗi ô nhỏ là 10m2, diện tích mỗi ô lớn là 40 m2 + Thí nghiệm nhắc lại 3 lần.

+ Diện tích khu thí nghiệm: (10 m2 x 8) x 3= 240 m2 chưa kể dải bảo vệ + Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ PB3 PB2 PB4 PB1 PB2 PB1 PB4 PB3 L19 L26 PB2 PB4 PB1 PB3 PB3 PB4 PB2 PB1 L26 L19 PB1 PB2 PB4 PB3 PB3 PB4 PB1 PB2 L19 L26 Dải bảo vệ Trong đó: - L19, L26 giống lạc L19 và giống lạc L26 - PB1, PB2, PB3, PB4 là các công thức thí nghiệm. 2.4. Phương pháp đánh giá

Đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, khả năng thích ứng, … trên cây lạc theo hệ thống QCVN 01-57:2011/BNNPTNT.

2.5. Các chỉ tiêu theo dõi

2.5.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng:

- Thời gian từ gieo đến mọc mầm (ngày), xác định khi có 50% cây trên ô mọc, khi có 2 lá mầm xòe ra trên mặt đất.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày), xác định khi có 50% số cây trên ô có ít nhất 1 hoa nở trên bất kỳ đốt nào trên thân chính.

- Thời gian từ gieo đến khi phát sinh cành cấp 1 (ngày).

- Tổng thời gian sinh trưởng của cây: (ngày), xác định khi thu hoạch (95% số quả trên cây chín).

- Tổng số cành/cây (gồm cành cấp 1 và cành cấp 2): đếm tổng số cành cấp 1 và cấp 2 vào thời điểm thu hoạch.

- Chiều cao thân chính (cm), đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn, đo tại 5 điểm/ô, mỗi điểm đo 2 cây đại diện (mỗi ô đo 10 cây mẫu). Đo khi chuẩn bị thu hoạch.

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm): theo dõi trên 10 cây mẫu, 10 ngày/lần từ gieo đến thu hoạch.

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): tiến hành theo phương pháp cân nhanh ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, hoa rộ và quả chắc. Lấy mẫu ngẫu nhiên 5 cây ở mỗi ô để xác định.

- Nốt sần: đếm tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, hoa rộ và quả chắc, mỗi ô lấy 10 cây đại diện để xác định. Tính trung bình.

2.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

Trước khi thu hoạch mỗi ô thí nghiệm lấy 10 cây mẫu để xác định

- Số quả/cây: tính bằng cách đếm tổng số quả của 10 cây mẫu/ô sau đó tình trung bình/cây.

- Số quả chắc/cây: tính bằng cách đếm tổng số quả chắc của 10 cây mẫu/ô sau đó tính trung bình/cây.

- Khối lượng 100 quả (g): cân 3 mẫu (chỉ lấy quả chắc), mỗi mẫu 100 quả khô ở độ ẩm hạt 10%.

- Khối lượng 100 hạt (g): cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn không sâu bệnh được tách từ 3 mẫu quả trên, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 10%.

- Năng suất cá thể (g/cây): khối lượng quả 10 cây/10.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = năng suất cá thể x mật độ x 10.000 m2. - Năng suất thực thu (tạ/ha) = năng suất ô/10 m2 x 10.000 m2.

- Tính hiệu quả kinh tế:

2.5.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu

- Mức độ nhiễm bệnh: điều tra 10 cây theo 5 điểm chéo góc.

+ Bệnh gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu: đánh giá theo cấp bệnh từ 1-9 như sau: Cấp 1 (<1% diện tích lá bị hại)

Cấp 3 (1÷5% diện tích lá bị hại) Cấp 5 (>5÷25% diện tích lá bị hại) Cấp 7 (>25÷50% diện tích lá bị hại) Cấp 9 (>50% diện tích lá bị hại)

+ Bệnh thối đen cỗ rễ, héo xanh, thối trắng thân, thối quả đánh giá theo cấp bệnh từ 1÷3 như sau:

Cấp 1: (<30% số cây bị bệnh) Cấp 3: (30÷50% số cây bị bệnh) Cấp 5: (>50% số cây bị bệnh)

- Mức độ nhiễm một số sâu hại: tính theo tỷ lệ và phân cấp hại. Các đối tượng sâu hại chính: sâu xám, sâu hại lá, sâu hại quả và rễ.

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý thống kê dựa trên chương trình EXCEL và phần mềm IRRISTAT 4.0.

2.7. Thời gian, địa điểm và điều kiện đất đai nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: tháng 4/2014÷09/2014. - Địa điểm nghiên cứu tại Tp. Hà Tĩnh.

- Điều kiện đất đai thí nghiệm bố trí tại tại Tp. Hà Tĩnh thí nghiệm được bố trí trên đất thịt nhẹ có pH = 6,5.

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống lạc L19 và L26 suất của hai giống lạc L19 và L26

3.1.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hai giống lạc L19 và L26

Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lạc phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tuy nhiên các giai đoạn này rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là điều kiện khí hậu của từng vùng và từng mùa vụ cụ thể. Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lạc giúp bố trí thời vụ, các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Kết quả thu được trong nội dung nghiên cứu này có trên Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng của hai giống lạc L19 và L26

Giống (G) Mật độ (MĐ) T.gian gieo-mọc (ngày) T.gian gieo- phân cành cấp 1 (ngày) T.gian gieo-ra hoa (ngày) T.gian sinh trưởng (ngày) MĐ1 5 18 28 116 L19 MĐ2 5 17 27 114 MĐ3 5 17 26 114 MĐ4 5 17 25 112 MĐ1 5 18 28 113 L26 MĐ2 5 18 27 111 MĐ3 5 18 27 110 MĐ4 5 18 26 110

- Thời gian từ khi gieo đến mọc mầm: thời gian mọc mầm có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Giống có thời gian mọc nhanh là cơ sở để có một cơ thể khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, tiềm năng năng suất cao và ngược lại.

Qua Bảng 3.1 cho thấy: Mật độ khác nhau chưa ảnh hưởng đến thời gian mọc mầm của các giống lạc, hai giống lạc có thời gian mọc mầm tương đương

nhau (5 ngày). Như vậy có thể thấy thời gian từ gieo đến mọc mầm chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm, chất lượng giống, điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật gieo trồng không phụ thuộc vào mật độ gieo trồng.

- Thời gian từ gieo đến phát sinh cành cấp 1: nghiên cứu thời gian phát sinh cành cấp 1 của giống lạc chúng tôi nhận thấy đây là những cành mang hoa, quả đầu tiên, quyết định đến năng suất lạc. Đây cũng là một trong những đặc tính của giống và chịu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật.

Mật độ khác nhau thời gian phát sinh cành cấp 1 đồng đều nhau, điều này cho thấy thời gian này cũng chưa chịu ảnh hưởng bởi mật độ gieo trồng. Hai giống lạc thí nghiệm thời gian này biến động từ 17÷18 ngày. Giống lạc L19 có thời gian phát sinh cành cấp 1 sớm hơn giống lạc L26 1 ngày.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa: Mật độ khác nhau thời gian từ khi gieo đến ra hoa của hai giống thí nghiệm đã có sự sai khác. Thời gian này có xu hướng giảm dần ở các mật độ dày hơn. Sớm nhất là ở mật độ 55 cây/m2 với thời gian sau gieo 25 ngày trên giống L19 và 26 ngày trên giống L26, ra hoa muộn nhất là ở mật độ 25 cây/m2 với thời gian sau gieo là 28 ngày trên cả giống L19 và L26. Như vậy, có thể thấy rằng thời gian này đã chịu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng.

- Thời gian ra hoa: Mật độ khác nhau thời gian ra hoa của các giống thí nghiệm dao động từ 25÷28 ngày, ngắn nhất là ở mật độ 55 cây/m2 với thời gian ra hoa là 25 ngày trên giống L19 và 26 ngày trên giống L26.

- Thời gian sinh trưởng: Mật độ khác nhau thời gian sinh trưởng của hai giống lạc thí nghiệm đạt từ 110÷116 ngày, ở mật độ 25÷35 cây/m2 thời gian này có xu hướng kéo dài hơn 2÷4 ngày so với hai mật độ còn lại. Điều này có thể do ở các mật độ càng cao thì sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cá thể càng lớn, nên các cá thể có xu hướng phát dục sớm, hoàn thành nhanh các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Thời gian sinh trưởng ngắn nhất ở mật độ 45 cây/m2 và 55 cây/m2 là 110 ngày trên giống L26 và 112 ngày trên giống L19, dài nhất ở mật độ 25 cây/m2 là 116 ngày trên giống L19 và 113 ngày trên giống L26. Trong hai giống lạc thí nghiệm, giống L19 có thời gian sinh trưởng dài hơn giống L26.

3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính hai giống lạc L19 và L26

Chiều cao cây và động thái tăng trưởng chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của giống. Đồng thời, chiều cao cây cũng liên quan trực tiếp đến tổng số hoa, số hoa hữu hiệu, khả năng đâm tia hình thành quả cũng như khả năng tích lũy, khả năng vận chuyển các chất và khả năng chống chịu của cây. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của hai giống lạc thí nghiệm ở các mật độ khác nhau chúng tôi thu được các kết quả được trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của hai giống lạc L19 và L26

ĐVT: cm Giống

(G)

Mật độ (MĐ)

Thời gian sau gieo (ngày)

20 30 40 50 60 70 80 Thu hoạch L19 MĐ1 6,42c 10,35g 19,72e 26,96e 31,78g 33,12f 36,55g 38,33f MĐ2 6,29d 12,56e 21,85d 28,56d 33,56f 34,90e 35,42h 39,42e MĐ3 6,55b 14,75d 24,01c 31,76c 35,58d 36,59d 39,59d 42,51c MĐ4 7,12a 15,36b 25,81b 32,42b 37,59c 38,86b 40,83c 43,76b L26 MĐ1 6,52bc 10,62f 22,12d 28,81d 34,38e 35,41e 37,31f 39,86d MĐ2 6,45cd 12,69e 24,13c 30,56c 36,28d 37,56c 38,65e 41,72d MĐ3 6,69b 14,92c 26,12b 33,76b 38,31b 39,23b 41,85b 43,75b MĐ4 7,76a 15,96a 26,94a 34,42a 40,76a 41,26a 43,51a 46,33a TB L19 6,59b 6,85b 22,85b 29,92b 34,63b 35,87b 38,10b 41,01b giống L26 6,85a 13,55a 24,83a 31,89a 37,41a 38,37a 40,33a 42,91a LSD0,05 G 0,07 0,06 0,22 0,22 0,27 0,49 0,30 0,60 MĐ*G 0,13 0,13 0,45 0,43 0,54 0,98 0,60 1,20

Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy, chiều cao thân chính của các giống lạc ở các mật độ khác nhau tăng dần theo thời gian sinh trưởng, tốc độ tăng mạnh nhất là ở giai đoạn ra hoa đến làm quả tức là từ sau trồng 30÷60 ngày. Các mật độ dày hơn thì chiều cao thân chính có xu hướng cao hơn so với các mật độ thưa trên cả hai

giống lạc L19 và L26. Thời điểm thu hoạch chiều cao thân chính đạt cao nhất ở mật độ 55 cây/m2 là 43,76 cm trên giống L19 và 46,33 cm trên giống L26, thấp nhất là ở mật độ 25 cây/m2 đạt 38,33 cm trên giống L19 và 39,86 cm trên giống L26. Giữa hai giống lạc L19 và L26 thì giống L26 có chiều cao thân chính cao hơn giống L19.

3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá hai giống lạc L19 và L26

Chỉ số diện tích lá nói lên khả năng che phủ của cây ở mức độ nhất định, trong điều kiện trồng với mật độ, chế độ phân bón và điều kiện ngoại cảnh thích hợp thì thân lá phát triển mạnh đó là điều kiện cho năng suất sau này. Chỉ số diện tích lá cao hợp lý, quang hợp thuận lợi thì năng suất lạc sẽ tăng. Để nâng cao năng suất lạc trên đồng ruộng thông qua tăng chỉ số diện tích lá, trong sản xuất hiện nay đã đề ra một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả như: điều chỉnh mật độ gieo trồng, chọn tạo giống và bón phân hợp lý. Theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá của hai giống lạc L19 và L26 ở các giai đoạn khác nhau chúng tôi thu được kết quả trình bày ở Bảng 3.3.

Chỉ số diện tích lá tăng dần từ khi cây có lá thật đến giai đoạn ra hoa, tiếp tục tăng mạnh và đạt cao nhất ở thời kỳ quả mẩy để huy động cao nhất các chất đồng hóa về quả và hạt sau đó giảm dần đến khi thu hoạch, hầu hết ở các công thức trên cả hai giống lạc thí nghiệm mật độ tăng chỉ số diện tích lá đều tăng.

- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: chỉ số diện tích lá của các công thức thí nghiệm dao động từ 0,83÷1,60 m2 lá/m2 đất, thấp nhất là mật độ 25 cây/m2 (MĐ1), giống L19 đạt 0,83 m2 lá/m2 đất và cao nhất là mật độ 55 cây/m2 (MĐ4), giống L26 đạt 1,60 m2 lá/m2 đất.

Trên hai giống lạc L19 và L26, mật độ càng dày thì chỉ số diện tích lá càng cao. Mật độ 55 cây/m2 cho diện tích lá cao nhất đạt 1,34 m2 lá/m2 đất trên giống L19 và 1,60 m2 lá/m2 đất trên giống L26; mật độ 25 cây/m2 có chỉ số diện tích lá thấp nhất đạt 0,83 m2 lá/m2 đất trên giống L19 và 0,98 m2 lá/m2 đất trên giống L26.

- Thời kỳ ra hoa rộ: Các số liệu trên Bảng 3.3 cho thấy, thời kỳ này chỉ số diện tích lá của lạc ở các mật độ trồng đã cao hơn (đạt 1,23÷3,23 m2 lá/m2 đất). Mật độ 55 cây/m2 (MĐ4), giống L26 có chỉ số diện tích lá cao nhất là 3,23 m2 lá/m2 đất, thấp nhất ở mật độ 25 cây/m2 (1,48 m2 lá/m2 đất). Mật độ 55 cây/m2 (MĐ4) giống L19 có chỉ số diện tích lá cao nhất (2,81 m2 lá/m2 đất) và thấp nhất ở mật độ 25 cây/m2 (MĐ1) đạt 1,23 m2 lá/m2 đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng kali bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống lạc l19 và l26 trồng trong vụ xuân hè năm 2014 tại thành phố hà tĩnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)