BIÊN BẢN THẢO LUẬN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3 TỔ XÃ HỘIA. THỜI GIAN:…...giờ….phút, ngày…..tháng …… năm 201…B. ĐỊA ĐIỂM: Phòng hội đồng.C. THÀNH PHẦN:1. Đc Hoàng Đức Thuận. Tổ Trưởng.2. Đc Lý Thị Xoan. Thư kí.3. 9 đc cán bộ giáo viên tổ xã hội.D. NỘI DUNG: Tổ trưởng tổ chức triển khai nội dung cần thảo luận. Hướng dẫn các Gv trong tổ thảo luận tất cả các nội dung trong module. Tổ trưởng xây dựng các câu hỏi yêu cầu các Gv nộp kết quả thu hoạch về tổ. GV tổ xã hội đọc và nghiên cứu tài liệu và thảo luận module 38 những nội dung cơ bản sau: Module 38GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRONG GIÁO DỤC THCSCâu 1: Nêu các nội dung chính của Module 38: Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCSNỘI DUNG 1: HỌC SINH KHUYẾT TẬT 1.1. Các dạng khuyết tật của học sinh THCS Khuyết tật trí tuệ Khuyết tật thị giác (khiếm thị) Khuyết tật thính giác (khiếm thính) Khuyết tật vận động. Khuyết tật khác (Tim bẩm sinh, tự kỉ, mất cảm giác, Dow) Đa tật (có từ 2 khuyết tật trở lên)1.2.Khái niệm về học sinh kuyết tât.(HSKT).Khái niệm: HSKT cấp THCS là HS đang học THCS với độ tuổi từ 11 – 20, có khiếm khuyết về cấu tạo thể chất, phát triển sai lệch các chức năng của cơ thể làm ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt, học tập bình thường của HS để có thể hoàn thành chương trình trung học cơ sở.1.3.Tính quy luật trong sự phát triển sinh lí của con người và ảnh hưởng của các dạng khuyết tật khác nhau đến sự phát triển sinh lí của HSKT THCS.
Trang 1TRƯỜNG PTDTBT THCS CỐC PÀNG
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3
TỔ XÃ HỘI
A THỜI GIAN:… giờ….phút, ngày… tháng …… năm 201…
B ĐỊA ĐIỂM: Phòng hội đồng.
C THÀNH PHẦN:
1 Đ/c Hoàng Đức Thuận Tổ Trưởng
2 Đ/c Lý Thị Xoan Thư kí
3 9 đ/c cán bộ giáo viên tổ xã hội
D NỘI DUNG:
- Tổ trưởng tổ chức triển khai nội dung cần thảo luận Hướng dẫn các Gv trong tổ thảo luận tất cả các nội dung trong module
- Tổ trưởng xây dựng các câu hỏi yêu cầu các Gv nộp kết quả thu hoạch về tổ
- GV tổ xã hội đọc và nghiên cứu tài liệu và thảo luận module 38 những nội dung cơ
bản sau:
Module 38 GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRONG GIÁO DỤC THCS
Câu 1: Nêu các nội dung chính của Module 38: Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS
NỘI DUNG 1: HỌC SINH KHUYẾT TẬT
1.1 Các dạng khuyết tật của học sinh THCS
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật thị giác (khiếm thị)
- Khuyết tật thính giác (khiếm thính)
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật khác (Tim bẩm sinh, tự kỉ, mất cảm giác, Dow)
- Đa tật (có từ 2 khuyết tật trở lên)
1.2.Khái niệm về học sinh kuyết tât.(HSKT).
- Khái niệm: HSKT cấp THCS là HS đang học THCS với độ tuổi từ 11 – 20, có khiếm khuyết về cấu tạo thể chất, phát triển sai lệch các chức năng của cơ thể làm ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt, học tập bình thường của HS để có thể hoàn thành chương trình trung học cơ sở
1.3.Tính quy luật trong sự phát triển sinh lí của con người và ảnh hưởng của các dạng khuyết tật khác nhau đến sự phát triển sinh lí của HSKT THCS.
Trang 2- Mọi người đều phát triển sinh lí theo quy luật chung Dù có KT các giai đoạn phát triển sinh học của con người vẫn không thay đổi
- Các dạng KT ở các mức độ khác nhau, có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sinh
lí của con người, trong đó có HSKTTHCS
- HSKT được học tập, sinh hoạt trong môi trường thân thiện với phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp sẽ khắc phục được những hạn chế do hậu quả của KT để phát triển năng lực cá nhân, sống tự lập, hòa nhập cộng đồng
1.4 Năng lực và nhu cầu của HSKT
- Mỗi cá nhân đều có những năng lực ở những mức độ khác nhau Theo các nhà tâm lí học trong bản thân mỗi người có 8 năng lực:
Tất cả HS có các dạng và mức độ KT khác nhau vẫn có những năng lực và tài năng riêng: Tư duy lôgic (Toán học), ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa, tìm hiểu thiên nhiên, hướng ngoại, nội tâm
- Những năng lực này có một số đã được bộc lộ, nhưng rất nhiều năng lực còn tiềm ẩn
và cần phải tìm hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy chúng phát triển
Nhu cầu là những thứ cần cho sự tồn tại và phát triển, theo Abraham Maslow, các nhu cầu của con người trong đó có HSKT có tính thang bâc Bao gồm 5 cấp độ sau đây:
- Nhu cầu được phát triển
- Lòng tự trọng:Thành tựu, sự kiểm soát, nhận thức sự ngưỡng mội
- Sự phụ thuộc:Bạn bè, gia đình, người thương yêu
- Sự an toàn: được bảo vệ, sự tự do, không sợ hãi
- Sinh lí tồn tại: Thức ăn, nước uống, sự ấm áp, nơi ở
1.5 Xác định năng lực và nhu cầu của học sinh khuyết tật.
- HSKT tùy thuộc vào dạng và mức độ KT, luôn có những năng lực tiềm ẩn
- Việc tìm kiếm năng lực của HS không nên dựa vào hình dạng bên ngoài mà cần thông qua quá trình quan sát, đặc biệt trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của HS
- Mọi HSKT đều có nhu cầu cá nhân cần được đáp ứng để có thể tham gia các hoạt động chung của xã hội, phát triển và hòa nhập cộng đồng
- Nhu cầu của HS rất đa dạng
- Tại các địa phương khác nhau, HS có cùng dạng và mức độ KT chưa hẳn đã có cùng nhu cầu giống nhau
1.6 Những khó khăn do môi trường gây ra cho HS có một dạng tật nhất định.
- Điều kiện thiên nhiên
- Sản phẩm xã hội
- Điều kiện kinh tế - xã hội lạc hậu và nhận thức còn thấp …
- Các dịch vụ hỗ trợ còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của HSKT
Mức độ ảnh hưởng của KT dù nhiều hay ít nhưng nếu được đảm bảo trong môi trường giáo dục thân thiện và được hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu phù hợp thì HSKT vẫn
có thể lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và đạo đức để phát triển, sống tự lập, hòa nhập cộng đồng
NỘI DUNG 2:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP 2.1.Khái niệm về giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập, giáo dục hòa nhập:
Trang 3- Giáo dục chuyên biệt là HSKT học riêng hoặc học cùng với các bạn có chung dạng khuyết tật tại cơ sở giáo dục riêng theo chương trình được soạn riêng
- Giáo dục hội nhập là HSKT có thời gian và nội dung học riêng hoặc với cùng các bạn
có chung dạng khuyết tật, thời gian và một số hoạt động khác được tham gia trong lớp phổ thông với các bạn không có khuyết tật
- Giáo dục hòa nhập là giáo dục cho mọi đối tượng học sinh HSKT học trong lớp phổ thông tại nơi sinh sống với các bạn cùng độ tuổi do cùng giáo viên dạy theo chương trình chuẩn quốc gia nhưng có sự hỗ trợ phù hợp để tham gia sinh hoạt , hoạt động chung
2.2 Mục tiêu của giáo dục
Học để biết, học để cùng chung sống, học để làm việc, học để làm người.
Mục tiêu của giáo dục hòa nhập hướng tới cả 4 mục tiêu trên một cách nhanh nhất
2.3 Xác định mục tiêu của giáo dục hòa nhập HSKT
- Mục tiêu của giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật:
+ Giáo dục nhằm giúp HSKT phục hồi chức năng, phát triển các năng lực nội tại dựa theo quy luật bù trừ
+ Đáp ứng nhu cầu cơ bản, bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho HSKT trong tiếp cận các thành quả chung của xã hội, tham gia các hoạt động học tập, vui chơi và giải trí
+ Giúp HSKT có kiến thức, kỹ năng để tiếp tục học nâng cao trình độ học vấn
+ Định hướng nghề, chuẩn bị tâm thế cho HSKT sống tự lập, hòa nhập cộng đồng Trong một số trường hợp đặc biệt, chỉ cần HS học hòa nhập xong, biết tự phục vụ cho bản thân đã là một thành công lớn vì khi đó sẽ giảm được một nhân lực phục vụ riêng cho HSKTvà nhất là giảm tải căng thẳng về mặt tâm lí cho những người xung quanh
2.3 Xác định mục tiêu của giáo dục hòa nhập HSKT
- Mục tiêu của giáo dục hòa nhập đối với cộng đồng
+ Nhận thức của cộng đồng về sự khác biệt của mỗi cá nhân trong cộng đồng luôn tồn tại nhưng nếu cộng đồng biết tận dụng mặt mạnh của mỗi người và hỗ trợ để cùng nhau phát triển thì cả cộng đồng sẽ phát triển
+ HS không có khuyết tật hiểu hơn và biết cách hoạt động cùng với bạn khuyết tật nghĩa
là biết chia sẻ, hợp tác với những người có điều kiện , hoàn cảnh khác nhau trong hoạt động Mục tiêu giáo dục lòng nhân ái , tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống được thực hiện trong giáo dục hòa nhập
+ HSKT được giáo dục, học tập và phát triển để sống tự lập cống hiến cho xã hội đồng nghĩa với việc gia đình, xã hội bớt phải chăm lo, tốn kém thêm cả nhân lực, vật lực và kinh phí để nuôi dưỡng HSKT sau thời gian dài sau THCS
2.4 Thống nhất về các điều kiện cần thiết để thực hiện giáo dục hòa nhập HSKT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của hệ thống quản lí giáo dục
- Cơ sở pháp lí bảo đảm và khuyến khích thực hiện GDHNHSKT
- Nguồn nhân lực đảm bảo để thực hiện GDHNHSKT có chất lượng
- Nhận thức và ủng hộ của cộng đồng về GDHN HSKT
- Chương trình giáo dục HSKT phải mềm dẻo, được xây dựng có tính mở , tạo cơ hội cho HS có dạng KT khác nhau tham gia Các quy định về đánh giá kết quả giáo dục của HSKT cũng cần mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với đối tượng
Trang 4- Cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục, dạy học bảo đảm để HSKT có thể tham gia vào giáo dục
- Hệ thống dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tham gia giáo dục của HSKT và tư vấn kịp thời cho nhà trường, phụ huynh và cộng đồng về giáo dục hòa nhập HSKT
NỘI DUNG 3: QUY TRÌNH GIÁO DỤC HÒA NHẬP HSKT 3.1 Khái niệm về quy trình.
- Khái niệm: Quy trình là các bước cần tiến hành trong thực hiện một hoạt động để đạt
mục tiêu một cách nhanh nhất với chất lượng cao
- Quy trình giáo dục hòa nhập HSKT có 4 bước cơ bản:
+ Tìm hiểu khả năng, nhu cầu của trẻ khuyết tật
+ Xây dựng mục tiêu,Lập kế hoạch giáo dục
+ Thực hiện Kế hoạch giáo duc
+ Đánh giá kết quả giáo dục
3.2 Những khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật.
- Các nhóm khả năng gồm: Khả năng phát triển thể chất và phục hồi các chức năng; khả
năng phát triển nhận thức, các kĩ năng xã hội; khả năng đặc biệt
- Các nhóm nhu cầu gồm: Hỗ trợ phát triển thể chất,tinh thần, tình cảm; can thiệp y tế,
xã hội, luật; phát triển và phục vụ cộng đồng… Trong tìm hiểu nhu cầu của học sinh khuyết tật có thể áp dụng thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow
3.3 Các phương pháp và phương tiện tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật.
- Các phương pháp:
+ Phương pháp sử dụng phiếu hỏi
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp hồi cứu tư liệu
- Dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào thì cũng cần chú ý tới các yếu tố như: Khuyết tật của HS, thời gian, địa điểm, đối tượng… để thực hiện các phương pháp một cách hiệu quả
3.4 Mẫu bản kế hoạch giáo dục cá nhân
- Mục tiêu:
- Thời gian thực hiện
Hoạt động Phương phápPhương tiện thực hiệnNgười Dự kiếnKết quả Ghi chú
Hoạt động 1:
………
Hoạt động 2:
………
Hoạt động 3:
………
Hoạt động n:
………
Trang 53.5 Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập HSKT ( TT58/2011TT-BGDDT)
4.1 Lớp học có HSKT học hòa nhập
- KN: Lớp học có HSKT học hòa nhập là lớp học phổ thông trong đó có 2 HSKT học với các bạn cùng tuổi theo chương trình chung, do cùng giáo viên dạy
- HSKT học theo chương trình chung nhưng có sự điều chỉnh nhất định phù hợp với đặc điểm phát triển và nhu cầu của cá nhân theo kế hoạch giáo dục cá nhân
- Cơ sở vật chất và phương tiện trong lớp học hòa nhập HSKT được điều chỉnh, cải tạo để phù hợp với sự tham gia hoạt động học tập và sinh hoạt của HS có dạng khuyết tật
- HS không có khuyết tật được chuẩn bị tham gia và tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt cùng với bạn khuyết tật
4.2 Xác định yêu cầu đối với giáo viên dạy học trong lớp có HSKT học hòa nhập.
Giáo viên dạy học tại lớp có HSKT học hòa nhập cần:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục phổ thông cho tất cả mọi học sinh trong lớp
- Tổ chức, quản lí lớp có HSKT học hòa nhập
- Có phương pháp tổ chức các hoạt động cùng nhau của tất cả học sinh trong lớp theo mục tiêu chung và mục tiêu riêng cho học sinh khuyết tất
- Có kiến thức và kỹ năng đánh giá năng lực, nhu cầu của HSKT và thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng với tất cả học sinh trong lớp
- Thực hiện đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng đối tượng học sinh trong lớp
- Biết vận động và huy động nguồn lực cộng đồng tham gia hỗ trợ giáo dục hòa nhập HSKT
4.3 Xác định mục tiêu bài học phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh trong lớp học hòa nhập:
Trong lớp học hòa nhập thì mục tiêu của từng tiết học cụ thể đối với tất cả học sinh không có khuyết tật về cơ bản giữ nguyên
Mục tiêu cần đạt đối với HSKT tùy thuộc vào tiết học và đối tượng học sinh sẽ được giữ nguyên hoặc điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng Việc điều chỉnh có thể là tăng cao hoặc giảm mức độ dựa trên năng lực của học sinh khuyết tật
4.4 Các cách thức điều chỉnh nội dung chương trình dạy học trong lớp có HSKT học hòa nhập:
Khái niệm: Điều chỉnh là sự thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức và cách thức kiểm tra, môi trường học tập…trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh phát triển tốt nhất những năng lực của cá nhân
PPĐC: Đồng loạt, trùng lặp giáo án, thay thế, đa trình độ
4.5 Thiết kế bản kế hoạch bài dạy học hiệu quả trong lớp có HSKT học hòa nhập.
Tên bài:
- Mục tiêu bài dạy học:
+Mục tiêu chung:(Dành cho tất cả lớp)
+ Mục tiêu riêng:(Dành cho HSKT)
- Chuẩn bị của GV và HS:
- Phương pháp chủ đạo
Trang 6- Dự kiến kế hoạch
Nội dung - thời lượng của giáo viênHoạt động của học sinhHoạt động của HSKTHoạt động
1 Kiểm tra bài cũ (phút)
2 Dạy học bài mới ( Phút)
HĐ1 (phút)
HĐ2 (phút)
HĐ (n) (phút)
3.Kết thúc bài (phút)
4.6 Tìm hiểu khái niệm dạy học tương tác:
Dạy học tương tác được thiết kế theo mô hình sau: Dạy học tương tác các hoạt động của
GV, HSKT và các bạn cùng lớp được liên kết gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau
4.7 Tìm hiểu khái niệm cá biệt hóa trong dạy học tại lớp có HSKT học hòa nhập.
Dạy học cá biệt hóa trong dạy học hòa nhập HSKT là hoạt động riêng giữa GV với HSKT trong giờ học trên lớp hoặc ngoài lớp học
Câu 2: Liên hệ với thực tế ở đơn vị đồng chí đang công tác?
Vì vậy mỗi giáo viên khi giảng dạy ở những lớp có học sinh khuyết tật cần điều chỉnh thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức và cách thức kiểm tra, môi trường học tập…trong quá trình dạy học để phù hợp với các đối tượng HS nhằm giúp học sinh phát triển tốt nhất những năng lực của cá nhân
Giáo viên dạy học tại lớp có HSKT học hòa nhập luôn thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục phổ thông cho tất cả mọi học sinh trong lớp Tổ chức, quản lí lớp có HSKT học hòa nhập Có phương pháp tổ chức các hoạt động cùng nhau của tất cả học sinh trong lớp theo mục tiêu chung và mục tiêu riêng cho học sinh khuyết tất.Có kiến thức và kỹ năng đánh giá năng lực, nhu cầu của HSKT và thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng với tất cả học sinh trong lớp Thực hiện đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng đối tượng học sinh trong lớp
Biết vận động và huy động nguồn lực cộng đồng tham gia hỗ trợ giáo dục hòa nhập HSKT
Biên bản kết thúc lúc 16 giờ 30 cùng ngày.
Thư kí
Lý Thị Xoan
Tổ trưởng
Hoàng Đức Thuận
TRƯỜNG PTDTBT THCS CỐC PÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 7TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3
TỔ XÃ HỘI
A THỜI GIAN:… giờ….phút, ngày… tháng …… năm 201…
B ĐỊA ĐIỂM: Phòng hội đồng.
C THÀNH PHẦN:
1 Đ/c Hoàng Đức Thuận Tổ Trưởng
2 Đ/c Lý Thị Xoan Thư kí
3 9 đ/c cán bộ giáo viên tổ xã hội
D NỘI DUNG:
- Tổ trưởng tổ chức triển khai nội dung cần thảo luận Hướng dẫn các Gv trong tổ thảo luận tất cả các nội dung trong module
- Tổ trưởng xây dựng các câu hỏi yêu cầu các Gv nộp kết quả thu hoạch về tổ
- GV tổ xã hội đọc và nghiên cứu tài liệu và thảo luận module 39 những nội dung cơ
bản sau:
Module 39 Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS
1 Đ/c cho biết vai trò, vị trí của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh?
Trả Lời
Nhà trường là một “ nhạc trưởng” , “ nhà tổ chức hoạt động” thống nhất các lực lượng
và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Nội dung 2: Nội dung phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động GD ở trường THCS:
- Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về mục tiêu, nội dung GD ĐĐ cho HS trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là GV chủ nhiệm lớp người gần gũi, hiểu tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh của từng em Khi nói chuyện với học sinh về đạo cần có sự chuẩn bị kĩ, có tính thuyết phục, tránh qua loa, đại khái lấy lệ Có như vậy, việc nói chuyện mới có tác dụng và mang lại hiệu quả GV chủ nhiệm cần có
sổ liên lạc từng HS với gia đình Nếu HS vi phạm, cần có biện pháp xử lí kịp thời và báo vào sổ liên lạc hay bằng điện thoại với gia đình GV cần cho HS bình bầu xếp loại đạo đức hàng tuần theo tiêu chí và qui trình cụ thể để lấy căn cứ xếp loại hàng tháng, học kì
và cả năm học Mọi thành viên trong nhà trường phải tham gia GDĐĐ cho HS, thấy các
Trang 8em vi phạm thì uốn nắn, nhắc nhở, báo với Gv chủ nhiệm hoặc ban chỉ huy chi đội để nêu trong tiết chào cờ hàng tuần
Nội dung 3: Một số biện pháp tăng cường sự phối hợp của phụ huynh, cộng đồngtrong hoạt động giáo dục ở trường THCS
Biện pháp hàng đầu là nâng cao chất lượng gia đình bằng cách tiếp tục phát động phong trào vận động nhân dân “xây dựng gia đình văn hóa” dưới mọi hình thức mà nội dung chủ yếu là các gia đình phấn đấu đạt và giữ vững các tiêu chuẩn đã đạt của một gia điình văn hóa tiêu biểu Tiếp đến là cần bồi dưỡng kiến thức về kĩ năng giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ Và phải kết hợp với các tổ chức, cơ quan ban ngành cùng giáo dục con
em mình
2 Để phối hợp với gia đình Hs và cộng đồng trong công tác giáo dục HS THCS cần:
- Thường xuyên giữ mối quan hệ với gia đình, cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan (Thông qua phiếu liên lạc, bản cam kết giữa nhà trường và gia đình; liên hệ qua điện thoại; qua các cuộc họp PHHS; họp giao ban, các kế hoạch phối hợp với các ban - ngành địa phương …) để kịp thời xử lí thông tin thường xuyên, đột xuất liên quan đến HS
- Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Tăng cường việc phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, trò chơi dân gian vui chơi lành mạnh trong nhà trường và tại địa phương thường xuyên theo từng tháng trong năm học và các dịp kết thúc học kì, kết thúc năm học, nghỉ hè hằng năm
- Động viên, khuyến khích HS đến trường, thường xuyên có liên hệ và phối họp với gia đình, hội PHHS, chính quyền địa phương quan tâm đến HS có hoàn cảnh khó khăn; bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho Hs yếu, kém
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như công an, mặt trận Tổ quốc, Hội cựu Giáo chức, Hội cựu Chiến binh, Hội Khuyến học, Hội phụ nữ, ban đại diện cha mẹ Hs và các tổ chức có liên quan trong việc giáo dục HS trong và ngoài nhà trường
- Phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể trong trường: Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho HS
2 Trình bày nội dung phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục của nhà trường THCS?
Quy trình lập kế hoạch
a) Mục tiêu: Nắm đuợc quy trình lập kế hoạch
b) Cách tiến hành
- GV giới thiệu một quy trình lập kế hoạch cụ thể:
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định quy trình lập kế hoạch
Phối hợp giáo dục với gia đình và cộng đồng Dưới đây giới thiệu một số
phương pháp tham khảo
Quy trình lập và thực thi kế hoạch:
Bước 1: Đánh giá thực trạng việc phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm
Trang 9Bước 2: Xác định các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các mục tiêu ưu tiên
Bước 3: Xác định các giải pháp phổi họp cụ thể và đạt được mục tiêu đề ra ở giai đoạn 2
Bước 4: Xây dung kế hoạch giám sát việc thục hiện kế hoạch
Bước 5: Phê duyệt công bố kế hoạch đến đông đảo người thực hiện
Bước 6: Thực thi, giám sát và điều chỉnh kế hoạch
3 Đ/c hãy kể ra các chủ thể trong sự phối hợp giáo dục học sinh của nhà trường, gia đình và cộng đồng?
Trả lời: Nếu là GVCN trong tình huống trên tôi sẽ :
Thông báo tình hình vi phạm của học sinh với phụ huynh vì như thế mới kịp thời uốn nắn và tìm ra những giải pháp đúng đắn nhất Bên cạnh đó giải thích thêm học sinh THCS là lứa tuổi mới lớn nên tâm lý chung là thích thể hiện nên phụ huynh cần phải nắm được tâm lý tình cảm của con và có cách giáo dục hợp lý nhất khi ở nhà Đồng thời giáo viên nêu vai trò giáo dục học sinh có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường sẽ là biện pháp hữu hiệu để dạy dỗ con em trong quá trình học tập rèn luyện ,tu dưỡng để trở thành một công dân tốt Qua đó có những biện pháp giáo dục hiệu quả kịp thời giáo dục uốn năn học sinh mắc khuyết điểm để kịp thời sửa chữa tạo mối quan hệ tốt giữa gia đình và nhà trường
4 Đ/c hãy trình bày các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình
và cộng đồng mà đ/c biết hoặc bạn đã thực hiện?
5 Nếu đ/c là GVCN trong câu chuyện tình huổng “GVCN đưa học sinh phạm lỗi
về nhà" đ/c sẽ ứng xử như thế nào? Tại sao?
6 Đ/c hãy cho biết các quy trình lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS?
7 Học sinh của lớp đ/c thường bỏ tiết, bỏ buổi, với tư cách là GVCN lớp, đ/c hãy xây dựng nội dung cuộc họp với phụ huynh nhằm phối hợp hoạt động với nhà trường, với lớp để khắc phục tình trạng trên?
Như chúng ta đã biết để giáo dục học sinh đạt hiệu quả tối ưu nhất thì cần có sự phối hợp giữa các chủ thể giáo dục, cụ thể là phối hợp giữa gia đình với nhà trường và cộng đồng Bất kì lứa tuổi hay đối tượng học sinh nào cũng vậy, cần có cách giáo dục đúng và phương pháp giáo dục đặc thù để đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có nhiều sự thay đổi về cơ thể và tâm lí “lứa tuổi dở ông dở thằng” thì cần có biện pháp hợp lí hơn
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, luôn phảo đối mặt với nhiều vấn đề, nhiều tình huống liên quan đến học sinh lớp mình, tôi luôn trăn trở rất nhiều suy nghĩ Đặc biệt, lúc học sinh trong lớp vi phạm các nội quy mà tôi có nhắc nhở vấn tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ khá nghiêm trọng thì việc đầu tiên tôi nghĩ đến là cần báo cho gia đình nắm được tình hình để có phương án giải quyết phù hợp nhất Là một giáo viên chủ nhiệm lớp mà có một số học sinh thường bỏ giờ, bỏ tiết, tôi sẽ tổ chức cuộc họp phụ huynh của những học sinh đó
Trang 10Đầu tiên tôi gọi từng em học sinh vi phạm lên để nói chuyện riêng, để nắm được tình hình gia đình, lí do vì sao thường hay bỏ giờ, bỏ tiết Sau khi thu thập được thong tin tôi sẽ định hướng được các cách để khắc phục Tùy theo từng đối tượng học sinh và
lí do các em trình bày cộng thêm thái độ mà giáo viên cần có cách xử lí khác nhau Nếu những em học sinh sau khi được nói chuyện nhắc nhở mà vẫn vi phạm thì giáo viên cần liên hệ trực tiếp với gia đình đến trường trao đổi, bàn bạc để giáo dục con em mình Cuộc họp có thể gồm các nội dung chính như sau:
(1) Ổn định tổ chức, điểm danh
(2) Tuyên bố lí do cuộc họp
(3) Trình bày thực trạng vi phạm của từng học sinh
(4) Dựa vào nội quy, quy định của nhà trường để đưa ra một số hình phạt (cả hình phạt đã sử dụng và chưa sử dụng.)
(5) Lắng nghe ý kiến từ phía phụ huynh
(6) Nghe ý kiến học sinh vi phạm
(7) Đi đến kết luận thống nhất về hình phạt đưa ra
Sau khi giải quyết xong các công việc, giáo viên cần nói chuyện thẳng thắn với phụ huynh Cùng nhau trao đổi về thực trạng học tập và ý thức của con em mình để từ
đó có biện pháp răn đe thích hợp, hứơng các em trở về thực hiện tốt theo nội quy trường, lớp GVCN và phụ huynh phải có số điện thoại của nhau để tiện liên lạc và trao đổi, phối hợp trong công tác giáo dục con em mình
Nếu gia đình luôn quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình đến trường và luôn hỏi thăm tình hình học tập, tu luyện đạo đức của học sinh từ phía nhà trường và nhà trường có bất kì vấn đề nào cũng báo cóa với phụ huynh để cùng giải quyết thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục học sinh
Độ tuổi học sinh trung học cơ sở có rất nhiều sự thay đổi về tâm, sinh lí vậy nên rất cần nhận được sự quan tâm đúng lúc, kịp thời của gia đình, nhà trường và toàn xã hội
8 Đ/c hãy mô tả một mô hình phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục học sinh của lớp hoặc của trường bạn?
Biên bản kết thúc lúc 16 giờ 30 cùng ngày.
Thư kí
Lý Thị Xoan
Tổ trưởng
Hoàng Đức Thuận