Đề tài giới thiệu tổng quan về họ Mai, đặc điểm hình thái và sinh thái của chi Mai. Một số loài Mai trong Oachna như: Mai vàng Ochna integerrima (Lour.) Merr., Mai vàng Yên Tử, Mai cam (Mai nghệ), Mai trắng (Bạch mai) ... Từ đó phân loại di truyền các giống mai bằng chỉ thị RADP và xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây mai vàng.
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2017-2018
Tên đề tài: Đánh giá đa dạng di truyền các giống hoa mai và xây dựng quy
trình nhân giống in vitro cây mai vàng Ochna integerrima (Lour.) Merr.
Số hợp đồng: 2017.01.57
Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Nhã
Đơn vị công tác: Khoa NNCNC & CNSH
Thời gian thực hiện: 12 tháng
TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 4 năm 2018
NTTU-NCKH-05
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2017-2018
Tên đề tài: Đánh giá đa dạng di truyền các giống hoa mai và xây dựng quy
trình nhân giống in vitro cây mai vàng Ochna integerrima (Lour.) Merr
Số hợp đồng : 2017.01.57
Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Nhã
Đơn vị công tác: Khoa NNCNC & CNSH
Thời gian thực hiện: 12 tháng (4/2017-3/2018)
Các thành viên phối hợp và cộng tác:
1 Hồ Thị Cẩm Nguyên CNSH ĐH Nguyễn Tất Thành
3 Huỳnh Nguyễn Minh Trang CNSH Sinh viên- ĐH NTT
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH 2
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1 Giới thiệu về họ Mai (Ochnaceae) 8
1.2 Giới thiệu về chi Mai (Ochna) 9
1.2.1 Tên khoa học và vị trí của chi Mai trong hệ thống phân loại 9
1.2.2 Đặc điểm hình thái chi Mai 9
1.2.3 Đặc điểm sinh thái của chi Mai 11
1.3 Giới thiệu các loài mai trong chi Ochna 12
1.3.1 Giới thiệu loài Mai vàng Ochna integerrima (Lour.) Merr 12
1.3.3 Giới thiệu loài Mai vàng Yên Tử 16
1.3.4 Giới thiệu loài Mai cam (Mai nghệ) 17
1.3.5 Giới thiệu loài Mai trắng (Bạch mai) 18
1.3.6 Giới thiệu loài Mai vàng Vĩnh Hảo 18
1.3.7 Giới thiệu loài Mai vàng 150 cánh (Mai cúc) 19
1.3.8 Giới thiệu loài Mai kem 19
1.4 Giới thiệu chỉ thị DNA 19
1.4.1 Kỹ thuật dựa trên phản ứng PCR – RAPD 21
1.4.2 Giới thiệu phần mềm NTSYSpc 23
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phân loại các giống mai Ochnacae 23
1.5.1 Tình hình nghiên cứu phân loại trên thế giới 23
1.5.2 Tình hình nghiên cứu phân loại tại Việt Nam 25
1.6 Một số nghiên cứu về nhân giống cây mai Vàng 27
1.6.1 Tình hình nghiên cứu nhân giống cây mai Vàng 27
Trang 41.6.2 Một số phương pháp nhân giống cây mai Vàng 28
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
2.2 Vật liệu nghiên cứu 32
2.3 Phương pháp nghiên cứu 34
2.4 Thu thập và phân tích dữ liệu 36
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Phân nhóm di truyền DNA các giống mai bằng kỹ thuật PCR- RAPD 38
3.1.1 Tách chiết DNA tổng số 38
3.1.2 Chọn lọc mồi khuếch đại các vùng trình tự ngẫu nhiên có tính đa hình 40 3.1.3 Thực hiện các phản ứng PCR- RAPD khuếch đại các vùng trình tự ngẫu nhiên trong genome cây mai 41
3.1.4 Đánh giá, phân tích đa dạng di truyền 15 giống mai 43
3.2 Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây mai vàng Ochna integerrima (Lour.) Merr 45
3.2.1 Khảo sát nồng độ dung dịch Na-hypo, dung dịch Ca-hypo và thời gian khử trùng mẫu mai vàng thực sinh 47
3.2.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của một số chất ĐHST đến khả năng phát sinh chồi mai vàng in vitro 48
3.2.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của một số tổ hợp chất ĐHST đến khả năng tạo đa chồi mai vàng in vitro 50
3.2.4 Khảo sát môi trường thích hợp cho chồi mai vàng in vitro sinh trưởng, phát triển 51
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT……… …….58
PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH VI NHÂN GIỐNG MAI VÀNG……… …60
PHỤ LỤC 3: DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 63
PHỤ LỤC 4: (hợp đồng, thuyết minh đề cương) 64
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RAPD Random Amplification of Polymorphic DNA
DNA Deoxyribonucleic Acid
PCR Polymerase Chain Reaction
NAA α – Naphtalen Acetic Acid
Na – hypo Natri hypochlorite
IAA β – Indole Acetic Acid
IBA β – Indole Butylic Acid
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hình thái giải phẫu hoa chi Ochna .11
Hình 1.2 Vị trí phân bố của chi Ochna 12
Hình 3.1 Dạng hoa và mã hóa 15 mẫu mai vàng 39
Hình 3.2 Kết quả điện di DNA tổng số của 15 mẫu mai vàng .40
Hình 3.3 Kết quả điện di sản phẩm PCR-RAPD cho 5 mồi đa hình trên 3 giống mai 41
Hình 3.4 Kết quả điện di sản phẩm PCR-RAPD mồi OPC12 43
Hình 3.5 Kết quả điện di sản phẩm PCR-RAPD mồi OPG10 43
Hình 3.6 Ma trận tương đồng di truyền của 15 giống mai xây dựng bằng phần mềm NTSYSpc 2.02e .45
Hình 3.7 Sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ di truyền của 15 giống mai 46
Hình 3.8 Phát sinh chồi cây mai vàng in vitro .51
Hình 3.9 Ảnh hưởng của chất ĐHST BA và kinetin đến khả năng tạo đa chồi mai1vàng in vitro .51
Hình 3.10 Sinh trưởng phát triển và ra rễ cây mai Vàng in vitro trong môi trường 53
Bảng 2.1: Danh sách các giống mai nghiên cứu .33
Bảng 2.2: Danh sách và trình tự 30 mồi RAPD .34
Bảng 3.1: Kết quả định lượng 15 mẫu DNA tổng số 40
Bảng 3.2: Tổng số allen, tỷ lệ allen đa hình thu nhận bằng 11 mồi khuếch đại các vùng trình tự ngẫu nhiên 42
Bảng 3.3: Danh sách mồi và kích thước allen có khả năng nhận diện giống .44
Bảng 3.4: Tỷ lệ mẫu sống vô trùng thu được khi khử trùng mẫu lần lượt với 2 dung dịch Na-hypo và Ca-hypo ở các mức nồng độ và thời gian xử lý mẫu khác nhau 48
Trang 7Bảng 3.5: Ảnh hưởng của chất ĐHST BA và NAA đến khả năng phát sinh chồi mai
Trang 8TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sản phẩm thực đạt được
1 Quy trình nhân giống in-vitro
2 Cây phát sinh chủng loại các giống mai
3 02 bài báo
- Phan Minh Đạt, Nguyễn Thị Nhã Đánh
giá đa dạng di truyền các giống mai vàng
(Ochna integerrima) bằng chỉ thị RAPD,
Tạp chí NN&PTNT tháng 12 năm 2017
Chuyên đề Sinh lý thực vật ứng dụng trong
NN công nghệ cao
- Hồ Thị Cẩm Nguyên, Nguyễn Huỳnh Minh
Trang, Huỳnh Văn Hiếu, Nguyễn Thị Nhã
Khảo sát khả năng tạo chồi in vitro cây mai
vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.) Kỷ
yếu Hội thảo Khoa học Sinh lý thực vật toàn
quốc lần 2, tháng 12 năm 2017
4 Đào tạo: 2 SV hoàn thành KLTN đại học,
chuyên ngành CNSH
- Phan Minh Đạt, hoàn thành tháng 8/2017:
“Đánh giá đa dạng di truyền dựa trên hình
thái hoa và chỉ thị RAPD các giống mai
(Ochnaceae)”
- Huỳnh Nguyễn Minh Trang, hoàn thành
tháng 8/2017: “Tạo chồi in vitro cây mai
Vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.)”
Sán phẩn đăng ký tại thuyết minh
1 Quy trình nhân giống in-vitro
2 Cây phát sinh chủng loại các giống mai
3 01 bài báo đã đăng hoặc có giấy xác nhận của tạp chí chuyên ngành trong nước
4 Đào tạo: 2 SV thực hiện KLTN tốt nghiệp đại học, chuyên ngành CNSH
Thời gian đăng ký: từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018
Thời gian nộp báo cáo: ngày 17 tháng 4 năm 2018
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tổng giá trị sản xuất hoa, cây cảnh tăng đều trong 5 năm, từ 1.257 tỷ đồng (2010) lên 1.834 tỷ đồng (2015), diện tích sản xuất cũng như giá trị tăng tập trung vào một số cây như hoa lan, cây bonsai và cây mai Trong đó, mai vàng là loại hoa kiểng không thể thiếu được trong dịp tết cổ truyền, nhất là ở Nam Bộ, hầu như nhà nào cũng có ít nhất một bình mai, chậu mai đón xuân Đời sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu chơi mai, thưởng mai ngày càng lớn Nắm bắt cơ hội này, không chỉ nhiều cá nhân giàu lên nhờ trồng mai
mà có nhiều miền quê đã trở thành “làng tỷ phú” Theo báo cáo Kết quả thực hiện chương trình phát triển hoa cây cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015, sản lượng mai cung ứng hành năm 3,3 triệu chậu, giá trị ước đạt 545 tỷ đồng Tuy nhiên, việc nghiên cứu về cây mai ít được chú trọng, chưa phát triển, và những giá trị về thẩm mỹ, ý nghĩa văn hóa, kinh tế, thực phẩm, dược liệu,… chưa được quan tâm nhiều Tuy nhiên đến lúc nhận thấy được tầm quan trọng của mai đối với thiên nhiên
và con người thì số lượng cây ngày một giảm Ngoài tác động của môi trường, còn có sự khai thác con người làm mất đi nhiều giống mai quý
Chủng loại mai khá phong phú như mai tứ quý, mai giảo, mai năm cánh, mai tỷ muội Để đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn ngày càng đa dạng và càng lớn của người dân, việc đánh giá, phân loại các giống mai là cần thiết phục vụ công tác bảo tồn, đồng thời khai thác và phát triển các giống có đặc tính quý
Bên cạnh đó, cây mai là cây giao phấn, việc nhân giống cây từ hạt sẽ không kiểm soát được đặc tính quý của cây Biện pháp chiết cành được sử dụng phổ biến để nhân các giống mai, tuy nhiên, để có số lượng cây giống lớn và đồng đều về mặt di truyền
cũng như tuổi cây, biện pháp nhân giống in vitro cần được nghiên cứu và đưa vào
ứng dụng
2 Mục tiêu của đề tài
- Phân loại di truyền các giống mai bằng chỉ thị RADP
Trang 10- Xây dựng được quy trình nhân giống in vitro cây mai vàng
3 Nội dung thực hiện và kết quả đạt được
Thu thập và tách chiết DNA tổng số cho 15 giống mai
Khảo sát 30 mồi ngẫu nhiên thu được
11 mồi có các allen đa hình (chiếm 37%) Số locus dao động từ 1 (MAP7, OPA05, OPB09, OPD11 và OPF18) đến 12 (OPG10)
ngẫu nhiên trong
genome cây mai
Sản phẩm PCR- RADP của 15 giống trên 8-10 allen
Thực hiện phản ứng PCR-RAPD cho
11 mồi với 15 giống mai, thu được tổng 634 allen, trong đó 129 allen đa hình đạt 20,3% Các mồi cho tỷ lệ allen đa hình thấp 14,9-31,6%, mồi OPG10 cho đa hình nhiều nhất 31,6% 9/11 mồi xuất hiện allen đa hình hiếm giúp nhận diện 10 giống mai
- Độ tương đồng di truyền giữa các cặp giống mai nằm trong khoảng từ 48 đến 78%
- Ở hệ số tương đồng di truyền 0,48 đã
Trang 11sinh loài giữa các
giống mai
phân tách 15 giống mai thành 2 nhóm riêng biệt Nhóm I gồm mai nghệ, mai kem, mai cúc, mai trắng, mai trâu, mai giảo 12 cánh, mai vàng 5 cánh, mai vàng Yên Tử và mai Vĩnh Hảo Nhóm
II gồm mai tứ quý, mai rừng, 2 giống mai vàng Phú Yên và 2 giống mai giảo
6 cánh
2 Nội dung 2: Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây mai vàng Ochna integerrima (Lour.) Merr
2.1 - Công việc 1: Khảo sát
ảnh hưởng của loại mẫu
ban đầu tới sự hình thành
chồi in vitro
Mẫu phù hợp cho
việc tạo chồi in vitro
Đoạn thân nuôi cấy trong môi trường MS bổ sung nồng độ
BA (1,5 mg/l) + NAA (0,5 mg/l) kích thích phát sinh nhiều chồi (3 chồi/mẫu)
2.2 - Công việc 2: Khảo sát
ảnh hưởng của nồng độ
và sự kết hợp chất điều
hòa sinh trưởng đến khả
năng nhân chồi in vitro
Tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng cho tỷ lệ và số chồi/mẫu nhiều nhất
Tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng kinetin (2 mg/l) kết hợp với BA (4 mg/l) thích hợp cho việc tạo đa chồi ở cây mai
ra rễ của chồi mai vàng in vitro
2.4 - Công việc 4: Khảo sát
ảnh hưởng của một số
môi trường đến sinh
trưởng của cây tái sinh
Môi trường phù
hợp nhất
Môi trường khoáng ½ MS giúp
chồi mai vàng in vitro sinh
trưởng và phát triển tốt
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về họ Mai (Ochnaceae)
Họ Mai (danh pháp khoa học Ochnaceae) là họ thực vật có nguồn gốc từ cây hoang dã, chủ yếu là các cây thân gỗ và thân bụi, bao gồm 27 chi và khoảng 495 loài tùy theo hệ thống phân loại Chúng được tìm thấy tại các khu rừng cận nhiệt đới và
nhiệt đới, đặc biệt là các khu rừng Nam Mỹ Chi lớn nhất là Ouratea (bao gồm Gomphia) với khoảng 200 loài Các chi mai sống ở các khu rừng nhiệt đới châu Phi
và châu Á được phát hiện gần 90 loài phong phú và đa dạng (T E o E Britannica, 2009)
Ochnaceae là một họ của thực vật có hoa Bộ Malpighiales (Bộ sơ ri) Trong
hệ thống phân loại APG III (2009) của thực vật có hoa, họ Ochnaceae được định nghĩa bao quát, khoảng 550 loài, bao gồm hệ thống phân loại riêng lẻ của họ Medusagynaceae và họ Quiinaceae (thực vật hạt kín), nhưng đến APG IV (2016) điều này không được chấp nhận Theo APG, họ Mai được xếp vào nhóm lớn Ochnoidae được mô tả như sau: Lá có 2 tầng, khoang trong vách mạch (nhu mô) không khép một bên Bộ nhụy phát triển hướng tấm, từ 2 – 10 nhụy, cuống nhụy ngắn, vòi nhụy nở, đế hoa nở rộng Hoa một noãn, quả hạch, không nứt (A Allantospermum và ctv, 2016)
Những loài trong họ này có lá mọc so le, lá đơn với những đường gân bên song song nhưng có một số loài lá mọc thành chùm, chùy hay có dạng lông chim,
điển hình ở chi Godoya Các loài mai cây bụi, điển hình như mai tứ quý (Ochna multiflora) cây cao đến 1,5 m với lá thường xanh Một số loài mai được dùng làm
cây kiểng
Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa số đều là mai rừng tự nhiên Hoa có 5 cánh với lá đài, màu sắc sặc sỡ, nhụy nhiều và dày, thường mọc thành chùm và hoa rậm, trái có màu đen tuyền, tuy nhiên cũng có loài
Trang 13đạt đến số lượng cánh rất cao (12 – 18 cánh) Hoa có mùi hương tự nhiên rất thơm (Huỳnh Văn Thới, 2004)
Riêng ở Việt Nam, loài mai Vàng phổ biến nhất là mai Vàng 5 cánh (Ochna integerrima), Tuy nhiên, các nhà vườn sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và
cho ra đời nhiều loại mai lai với nhiều cánh, số lượng cánh từ hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau Hiện nay, Việt Nam có khoảng 13 loài mai khác nhau: Mai năm cánh, Mai núi, Mai chủy, Mai động (mai sẻ), Mai hương (mai ngự), Mai chùm gửi (mai tỳ bà), Mai châu, Mai liễu, Mai nhọn, Mai cà ná, Mai Vĩnh Hảo, Mai tứ quý, và Mai giảo Nhưng chỉ định danh tên khoa học của hai loài mai
là Ochna integerrima (Mai vàng năm cánh hay mai núi) và Ochna serrulata (Mai tứ
quý) (Huỳnh Văn Thới, 2004)
1.2 Giới thiệu về chi Mai (Ochna)
1.2.1 Tên khoa học và vị trí của chi Mai trong hệ thống phân loại
Giới (Kingdom): Plantae Thực vật
Ngành (Phylum): Tracheophyta Thực vật có mạch
Lớp (Class): Magnoliopsida Thực vật hai lá mầm
Họ (Family): Ochanaceae Hoàng mai
Ngoài chi Ochna, họ Hoàng mai Ochnaceae tổng cộng có 30 chi khác với 400
loài trên thế giới, phân bố ở vùng Nhiệt đới Nam Mỹ, chủ yếu ở Brazil Ở Việt Nam
họ Hoàng mai chỉ có 4 chi: Euthemis, Gomphia, Indosinia, Ochna Trong đó chi Ochna phổ biến nhất, với 2 loài Ochna integerrima (Lour ) Merr và Ochna serrulata Tuy nhiên vẫn còn nhiều loài mai ở Việt Nam chưa có tên khoa học (A K
Leyden, 1971)
1.2.2 Đặc điểm hình thái chi Mai
Theo một số tài liệu nghiên cứu, mai là cây thân bụi thấp (chủ yếu) thuộc họ Ochnaceae, chúng có nguồn gốc từ vùng rừng nhiệt đới của châu Phi Cây mọc hoang
Trang 14dại, chiều cao từ 3 – 8 m Lá đơn, mọc đối, gân nổi cong ngược lên đặc biệt ở phần rìa, mép lá có răng cưa, màu xanh bóng Cụm hoa màu vàng, mọc thành chùm ở nách lá, cuống hoa nhỏ, mỏng, lá đài thường 5 cánh có màu xanh nhạt bóng Số lượng cánh hoa dao động từ 5 đến 10 cánh, mép hoa hơi xoăn, tùy các đặc điểm sinh thái khác nhau mà mỗi vị trí sẽ có màu sắc hoa khác nhau Nhị nhiều, mỏng Nhụy hoa từ 5 – 10 bầu nhụy, mỗi múi 1 noãn Bao phấn mở, có 2 túi ở ngọn Đế hoa có nhiều khía Hầu hết, các loài trong chi mai đều có quả nhỏ màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu đen xếp quanh đế hoa (Thái Văn Thiện, 2008; Codd và ctv, 1976; A K Leyden, 1971)
Hình 1.1 Hình thái giải phẫu hoa chi Ochna (L Watson và M J Dallwitz, 1991)
Trang 151.2.3 Đặc điểm sinh thái của chi Mai
Nơi phân bố: Châu phi, phía Nam sa mạc Sahara, đảo Madagascar; vùng khí hậu ôn đới châu Á: Đảo Hải Nam; vùng khí hậu nhiệt đới châu Á: Ấn Độ, quần đảo Nicobar, phía bắc bán đảo Malaysia (A K Leyden, 1971)
Hình 1.2 Vị trí phân bố của chi Ochna
(http://portal.cybertaxonomy.org/flora-malesiana/node/6859)
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho các loài mai phát triển tốt từ 25 – 35 0C Nếu trên mức thì cây mai sẽ bị cháy lá, lá mau già và có hiện tượng rụng lá sớm Cây phát triển chậm nhưng vẫn chịu được trong 2 – 3 tháng Nếu nhiệt độ hạ thấp dưới 10
0C, cây sẽ bị ức chế không phát triển, cây hút nước và chất dinh dưỡng kém đi, nụ rụng, nếu nhiệt độ dưới 15 0C thì cây có hiện tưởng kéo dài thời gian nở hoa (Thái Văn Thiện, 2008; Trương Hoàng Giang, 2011)
- Nước: Cây mai là cây chịu hạn rất tốt và có thể sinh trưởng phát triển ở các vị trí địa lý có lượng mưa khác nhau Tuy vậy, ở những vùng có lượng mưa nhiều, độ
ẩm cao, cây mai sinh trưởng và phát triển tốt hơn (Thái Văn Thiện, 2008) Nước có thể lấy từ các mạch nước ngầm, ao hồ, sông suối Nồng độ pH dao động từ 5,0 – 7,2 không bị nhiễm chua, mặn Những vùng có lượng mưa trung bình đạt 1.500 – 2.000 mm/năm rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây (Đặng Văn Đông và
Trang 16ctv, 2013) Tuy nhiên, nếu cây ngập úng trong thời gian lâu, cây sẽ bị thối rễ và dễ bị chết (Thái Văn Thiện, 2008)
- Ánh sáng: Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài mai Thời gian nhận ánh sáng được 6 tiếng trở lên mới đảm bảo Những nơi thiếu ánh sáng thì cây sinh trưởng kém, ra hoa ít (Trương Hoàng Giang, 2011)
- Đất: Trong tự nhiên, các loài mai không kén đất, chúng có thể phát triển ở nhiều vị trí có tính chất đất khác nhau như: đất cát, cát pha sét, đất thịt nhẹ, đất thịt, đất phù sa, gò đồi, đất nhiều sỏi đá… nhưng thích hợp nhất là đất phù sa ven sông
Độ pH đất thích hợp từ 5,5 – 7,0 cây mai vẫn có thể chịu được đất có độ phèn nhẹ Ở những vùng đất cao như gò đồi như vùng đồi núi miền Trung hay ở Tây Ninh có kết cấu đất chủ yếu là đá, sỏi, cát và mực nước ngầm thấp, cây thường phát triển rễ cọc sâu và có ít rễ bàng Ngược lại, ở những khu vực mực nước ngầm cao và đất giàu chất hữu cơ, rễ mai thường phát triển theo bề ngang, rễ cọc phát triển giảm dần theo chiều sâu (Thái Văn Thiện, 2008)
1.3 Giới thiệu các loài mai trong chi Ochna
1.3.1 Giới thiệu loài Mai vàng Ochna integerrima (Lour.) Merr
Mai vàng (còn gọi là Huỳnh mai) là loài cây phổ biến ở miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán Chúng không những có vẻ đẹp tao nhã mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta Mai vàng biểu trưng cho sự sung túc, may mắn và thịnh vượng mỗi dịp xuân về
Đây là loài cây đa niên mọc hoang dã, có thể tồn tại trên 100 năm, do có nguồn gốc cây rừng nên gốc to, rễ lồi lõm Thân cây cao từ 2 – 7 m màu nâu sậm, bề mặt thân sần sùi, khô ráp, cành nhánh nhiều, thon dài, dễ uốn nắn theo ý muốn của người trồng cây Đường kính thân 10 – 25 cm Cành thưa và có màu xám nâu (Jiang Qing Hai, 2006) Lá đơn, mọc xen kẽ, hơi thon dài, phiến lá bầu dục, dai, không có lông trên bề mặt, gân phụ từ 8 đến 10 cặp, mép lá có răng cưa thấp Lá non thường có màu xanh tươi hoặc phơn phớt hồng, lá già màu đậm và dày hơn, cuống dài 4 – 7
mm Hoa thường mọc từ nách vệt cuống lá, ban đầu là một hoa to, còn gọi là hoa cái,
Trang 17có vỏ lụa bọc bên ngoài, khi vỏ lụa bung ra thì sẽ xuất hiện nhiều hoa nhỏ, từ 1 – 10
nụ nên thấy mai thường mọc thành chùm, cuống dài treo lơ lửng bên cành Chúng tăng trưởng rất nhanh, khoảng 3 – 5 ngày sau là nở, nụ lớn sẽ nở trước (Phạm Hoàng
Hộ, 1999) Hoa có từ 5 – 7 cánh hình oval, cánh hoa dài 1,3 – 2 cm, chiều rộng 1 – 1,4 cm Hoa màu vàng có nhiều nhị, số lượng thay đổi, có chiều cao từ 0,9 – 1,2 cm Nhụy thường cao hơn nhị, trung bình 1 – 1,4 cm Đài hoa màu xanh, số lượng thay đổi từ 4 – 6 chiếc Nhụy hoa nằm giữa, mang phấn nhiều, màu vàng đậm Hạt mai non có màu xanh, khi già chuyển sang màu đen (Jiang Qing Hai, 2006)
Mai vàng thường phân bố chủ yếu: quần đảo Andaman (Ấn Độ), khu vực khí hậu nhiệt đới châu Á: Campuchia, Lào, bán đảo Malaysia, Thái Lan và Việt Nam (A
K Leyden, 1971)
Mai vàng nhiều cánh thường là loại mai do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên, chọn giống cải tạo dần Theo ông Huỳnh Văn Thới, Mai nhiều cánh ở Việt Nam gồm có: Mai giảo Thủ Đức (12 cánh thẳng, 2 tầng cánh); mai 12 cánh Bến Tre (loại hoa chùm, cánh hoa lớn hơn mai giảo Thủ Đức); mai 18 cánh Bến Tranh (3 tầng cánh, cánh hoa hơi nhỏ); mai 12 – 14 cánh Tư Giỏi (3 tầng cánh); mai Cửu Long 24 cánh (3 tầng cánh); mai cúc Thủ Đức (24 cánh, 3 tầng cánh); mai BB hay mai Ba Bi (24 –
32 cánh, 3 tầng cánh), rất giống mai cúc Thủ Đức nhưng nhiều cánh và hoa to hơn; mai 24 cánh chín Đợi (hoa vàng rất to, nở thẳng); mai 48 cánh Gò Đen (5 – 6 tầng cánh); mai 120 – 150 cánh Bến Tre (rất nhiều tầng cánh, giống như cúc Mâm xôi, nở tròn, to đẹp) (Huỳnh Văn Thới, 2004)
Trong tự nhiên có sự giao phấn giữa các cá thể khác nhau trong quần thể, nhờ
có sự thụ phấn của ong bướm hoặc nhờ gió Do đó, trong quá trình sinh sản để phát triển giống, loài, đã xuất hiện những biến dị về mặt di truyền, làm cho số lượng cánh trên một hoa, cấu trúc của hoa, màu sắc hoa cũng có sự biến đổi Nhờ vậy các nhà vườn đã sưu tầm, chọn lọc và duy trì các giống mai cũng như tạo ra sự đa dạng chủng loại nhằm cung cấp cho nhu cầu của thị trường:
1.3.1.1 Mai trâu (Mai châu)
Trang 18Mai trâu là giống mai vàng 5 cánh nhưng có ưu điểm là ra hoa với đoá lớn, đường kính từ 5 – 7 cm Cánh hoa to, rộng, màu vàng rực, thường bị dún, cấu trúc hoa thường hở nhiều, không đẹp mắt Tuy nhiên cũng có một số loại mai trâu có cánh phẳng, cấu trúc hoa tròn, đẹp hơn nhưng rất ít gặp Số lượng cánh hoa trên cành thưa Ở một số cây mai trâu, số lượng cánh có thể lên đến 7 – 8 cánh (Thái Văn Thiện, 2008) Cây mọc khắp nơi ở miền Nam, có nơi mọc thành rừng như Tây Ninh, nhưng hoa không nhiều bằng các giống khác (Huỳnh Văn Thới, 2004)
1.3.1.2 Mai tai giảo (Mai giảo Thủ Đức)
Hiện nay, phổ biến nhất của mai vàng 5 cánh là mai giảo lá mỏng, là giống mai được ưa chuộng nhất hiện nay, chiếm hơn 95% tổng số các giống mai ghép Giống mai này sinh trưởng khỏe, ổn định, chống chịu sâu bệnh khá Cành màu nâu, phân nhánh mạnh, chiều dài mỗi lóng khoảng 1 – 3 cm Lá có màu xanh non; phiến
lá to và mỏng, mép lá gợn sóng, hoa to, đường kính hoa lớn Ngoài ra giống đột biến của mai giảo lá mỏng, mai giảo lá gai cũng được nhà vườn phát hiện Khác với giảo
lá mỏng, lá của mai giảo lá gai hơi cứng, màu xanh đậm, phiến lá to và dày, gân lá lộ
rõ, phiến lá có răng cưa đều nhau (Lê Thị Nghiêm, 2016)
1.3.1.3 Mai rừng
Loại mai đặc biệt được các nghệ nhân sưu tầm và làm kiểng không kém gì mai thường do đặc điểm hình thái bên ngoài của thân Cây mọc ở đồi đất trắng, ven suối, nơi có tiết trời nóng ẩm, các khu rừng khộp Búp hoa mọc đầy cành Cây do thiên nhiên tạo ra với các đặc điểm thích nghi sinh tồn, chúng mọc len vào các kẽ đá cheo leo, khó tiếp cận, nhờ gió và nắng tạo ra các dáng đẹp Thân của chúng bò ra gặp đất mềm, tơi xốp thì phát triển mạnh, gặp đá thì thân mai ùn lại, phình to lên tạo nên những hình hài độc đáo Điểm độc đáo của mai rừng là vừa vươn lên khỏi mặt đất thì búp hoa sẽ mọc đầy cành Cây thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn Hoa 5 cánh màu vàng nhạt, cuống hoa hơi dài và màu tím sậm Những năm qua, do sự chặt phá rừng bừa bãi, khai thác quá mức đã khiến cho mai rừng ngày một ít đi và dần trở nên khan hiếm (Huỳnh Văn Thới, 2004)
Trang 19Mai rừng thường mọc thành từng láng rộng 300 – 400 m2 ở những nơi ngày càng xa xôi trên các vùng núi cao khu vực Sơn Hải, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bác Ái (Ninh Thuận) và Vĩnh Hảo (Bình Thuận) Tuy nhiên do ít dưỡng chất nên mai rừng mọc chậm hơn các giống mai khác (Huỳnh Văn Thới, 2004)
1.3.2 Giới thiệu loài Mai tứ quý Ochna serrulata
Mai tứ quý (còn gọi là nhị độ mai) là loài cây có nguồn gốc từ Nam Phi, rất được ưa chuộng làm mai kiểng, vì có hoa quanh năm, cây sống khỏe, ít bị sâu bệnh
và ra hoa to và đẹp
Cây thân gỗ rất to, có thể cao khoảng 2 – 4 m, rễ lồi lõm, thân xù xì có nhiều vết sần hột nhỏ, cành nhánh nhiều, màu nâu đỏ, lá thưa có phiến không lông, thuôn dài hình ngọn giáo, dài 5 – 5 cm, rộng 1 – 1,5 cm, dày và cứng, ngoài mép có răng gai nhọn, cuống lá ngắn khoảng 1 mm, nhưng khi quá trình nở hoa thì cuống dài 1
cm Hoa nhỏ, mọc đơn hiếm khi mọc đôi, 5 cánh tràng màu vàng, mau rụng còn lại 5
lá đài màu xanh, hình trứng, dài 8 mm, cứng và không rụng mà còn lại cùng với sự lớn lên của quả, đài sẽ dài 1,5 cm, về sau chuyển thành màu đỏ, úp trở lại ôm lấy nhụy, y như nụ hoa đỏ mới lú ra Nụ hoa này sẽ kết hạt bên trong, hạt to dần và đẩy 5 đài bung ra, ôm lấy hạt, quả hạch, hạt non màu xanh 0,8 – 1 cm, từ 4 – 6 hạt, hạt già màu đen, tồn tại rất lâu trên cây (Phạm Hoàng Hộ, 1999; Codd và ctv, 1976; T Inkson và ctv, 2015) Bao phấn có khe rỗng ở ngọn Chúng được khảo sát bên ngoài chứa 21 – 24 nhị hoa, ở giữa 15 – 18 và phía trong từ 12 – 15 nhị Bộ nhụy hoa chứa
6 – 10 noãn (C Govil và U Kumar, 2010)
Vào đầu những năm 1960, chúng đươc trồng trong vườn của Hiệp hội vườn Hoàng gia ở Wisley, Anh Loài này thỉnh thoảng được trồng là cây cây cảnh, cây bụi trong vườn ở Nam Phi và ở Anh Tại Kirstenbosch, chúng được trồng làm hàng rào trước các ngôi nhà (Codd và ctv, 1976)
Mai tứ quý có sức sống tốt, chịu được nắng tốt lại có thể sống ở nơi ít nắng
Do đó, các nghệ nhân thường dùng cây mai tứ quý để làm gốc ghép, ghép các loại cây mai nhiều cánh, nhiều màu, rất khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh và ra hoa rất to và đẹp
Trang 20Trên thế giới có nhiều loài mai Vàng, có đài hoa đỏ gần giống với hình thái của mai
tứ quý ở Việt Nam nên chúng có những tên khoa học đồng nghĩa như: Ochna atropurpurea; Ochna atropurpurea DC; Ochna serrulata và Diporidium serrulatum
(Codd và ctv, 1976)
1.3.3 Giới thiệu loài Mai vàng Yên Tử
Mai vàng Yên Tử là cây thân gỗ phát triển ở miền Bắc Việt Nam, không chỉ có ý nghĩa về văn hóa mà còn có giá trị kinh tế cao Đây là mai có thể mọc ở khu vực lạnh giá, lại là giống mai vàng sinh trưởng trên dãy núi thiêng Yên Tử, thuộc tỉnh Quảng Ninh, được mệnh dạnh là “Đại lão mai vàng Yên Tử” với các huyền thoại bí
ẩn xung quanh
Cây mọc thành rừng mai cổ thụ lớn hơn 800 năm tuổi, ở độ cao hơn 1000 m
so với mực nước biển, phân bố tại nhiều điểm ở quanh núi Yên Tử như: khu vực chùa Đồng Tử, Thác Vàng, Thác Bạc, chùa Một Mái, chùa Vân Tiêu, chùa Bảo Sái, Thân cao từ 10 – 15 m, đường kính thân từ 40 – 50 cm, gân guốc, sinh trưởng mạnh mẽ trên vách đá cheo leo, gốc to, cành nhánh nhiều, xum xuê (Huỳnh Văn Thới, 2004)
Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu rau quả - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết mai vàng Yên Tử và mai vàng miền Nam sinh trưởng phổ biến ở một số tỉnh miền Nam đều cùng một loài nhưng do được trồng ở những địa điểm khác nhau nên đặc điểm hình thái và sinh thái khác nhau (Đặng Văn Đông và ctv, 2013)
Mai vàng Yên Tử là tiểu mộc hoặc đại mộc nhỏ, vỏ thân xám trắng, cành non
có bì khổng rất rõ, có chồi búp vào mùa bất lợi (Đặng Văn Đông, 2008) Hoa 5 cánh, màu vàng chanh tươi rất sáng, cánh hoa dày, hình dẻ quạt, viền cánh hoa lượn sóng
và xếp thưa, tách rời nhau; hương thơm hoa dễ chịu, hoa mọc thành chùm, một cây
có rất nhiều chùm (Đặng Văn Đông và ctv, 2013) Kích thước hoa không lớn, đường kính hoa 2 – 3cm Lá có phiến bầu dục, dai, mọc chụm ở đầu cành, cuống dài 0,3 – 0,5 cm, gân phụ rất rõ gồm 8 – 9 gân, mép lá có răng cưa (Đặng Văn Đông, 2008)
Trang 21Hoa mai mọc từ nách lá, ban đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa, vỏ trấu bọc lại bên ngoài Khi vỏ lụa bung ra sẽ xuất hiện một chumg hoa nhỏ từ một nụ đến mười nụ tăng tưởng rất nhanh, sau 7 ngày là nở rộ, mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh bên trong có 5 cánh màu vàng, ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu vàng sậm hơn Đài hoa xanh, sau chuyển sang màu đỏ Hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt Hạt non màu xanh sau chuyển sang màu tím đen rụng xuống đất mọc thành cây con (Đặng Văn Đông và ctv, 2013)
Tuy nhiên do khả năng sinh trưởng của cây con trong tự nhiên rất chậm do không được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng nên khó có thể chống chịu với điều kiện tự nhiên hay thời tiết khắc nghiệt lạnh giá của mùa đông phương Bắc
Với những đặc tính vốn có, mai vàng Yên Tử được các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá đây là một nguồn gen quý của Việt Nam, cần được quan tâm và đề xuất nhân giống để bảo tồn nguồn gen và phát triển giống mai
Vài năm trở lại đây, khi giá trị của cây mai vàng Yên Tử được nhìn nhận thì nạn chặt phá, buôn bán diễn ra càng nhiều, vì vậy số lượng cây ngày một giảm dần
Sự khai thác thiếu bền vững của người dân khiến rừng mai cổ thụ đứng trước nguy
cơ bị tàn phá Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh đã chính thức phê duyệt dự án bảo tồn mai vàng Yên Tử do UBND thành phố Uông Bí là chủ đầu tư, nhằm khôi phục, bảo tồn loài cây độc đáo này
Đặc biệt, mai vàng Yên Tử được Nhà nước công nhận là Chỉ dẫn địa lý theo văn bằng bảo hộ số 00040 ngày 18 tháng 12 năm 2013 theo Quyết định số 3463/QĐ/SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Việc này đồng nghĩa với việc loài cây này đã trở thành tài sản quốc gia, đây là niềm vinh dự cũng như trách nhiệm của nhân dân Quảng Ninh trong việc bảo tồn, phát triển cây mai vàng Yên Tử
1.3.4 Giới thiệu loài Mai cam (Mai nghệ)
Mai cam là cây thân gỗ nhỏ, dễ trồng, không kén đất, được dùng làm cây kiểng vào mỗi dịp Tết Cành nhỏ, màu nâu đen sẫm Lá nhỏ, thon dài, gân lá lộ rõ
Trang 22Mầm sinh thực khi phát động hình thành 6 – 7 nụ, nụ có màu xanh ánh cam Hoa màu cam đậm, cánh mỏng dễ bị rủ dưới nắng mạnh, thông thường hoa có 5 – 7 cánh,
to tròn, nở đều Nhưng do quá trình trồng, cấy ghép phát sinh ra đột biến nên ngoài thị trường có những hoa mai cam từ 8 cánh đến 24 và 48 cánh (Thái Văn Thiện, 2008)
1.3.5 Giới thiệu loài Mai trắng (Bạch mai)
Phân bố nhiều ở vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, hay Bến Tre, Hà Tiên, cây thân
gỗ cao từ 2 – 5m, cành nhánh to khỏe, cành và mầm sinh thực khi còn non có màu trắng Lá non màu trắng, lốm đốm hồng nhỏ, lá già có màu xanh đốm trắng Đặc biệt, khi cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện bóng mát thì có tán lá màu trắng Trong tất cả các giống mai thì mai trắng là giống khó trồng nhất, sức sống kém, dễ nhiễm bệnh do chăm sóc và nuôi dưỡng khó, thời gian ra hoa phải mất 3 năm từ lúc ghép đến lúc ra hoa Hoa lớn màu trắng, 5 – 10 cánh, kích thước từ 2 – 3 cm cánh hoa to tròn, dày, nhụy màu vàng tươi, có mùi hương thoảng Mai trắng thuộc loại hoa hiếm do tín ngưỡng người dân ngày Tết, không được ưa chuộng bằng mai vàng (Lê Thị Nghiêm, 2016; Thái Văn Thiện, 2008)
Trên thế giới cũng có loài mai trắng đã có tên khoa học là Ochna afzelii, Ochna alba, phân bố duy nhất ở châu Phi với các vùng Đông bắc (Sudan, Chad), phía Tây và
Nam Phi Tuy nhiên, với đặc điểm hình thái bên ngoài thì mai trắng ở châu Phi có những điểm khác với mai trắng ở Việt Nam: cánh hoa nhỏ, cuống lá từ 1 đến 2 cuống,
lá đài màu xanh non lúc cây ra hoa và chuyển sang màu đỏ khi ra hạt, lá đài khó rụng như loài Ochna serrulata (D Oliver, 1868; D E Pegnyemb và ctv, 2001) Đồng thời cũng chưa có tài liệu nghiên cứu nào chỉ ra rằng mai trắng Việt Nam và mai trắng châu Phi là cùng một loài
1.3.6 Giới thiệu loài Mai vàng Vĩnh Hảo
Là loài cây đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo Thân cứng, nặng hơn cây mai bình thường, đường kính thân 0,5 – 1cm, cây cao 2 – 4m, cành nhánh nhiều nhưng dễ giòn Lá có kích thước nhỏ, hình bầu dục, trơn bóng
Trang 23và mép lá có răng cưa Tuy vậy hoa có kích thước to, 12 – 16 cánh, mọc thành chùm
từ 4 – 7 hoa, màu vàng tươi óng, cánh hoa thon dài, xếp phẳng thành 2 tầng, mỗi tầng 5 – 6 cánh, hương thơm dịu nhẹ Đặc biệt, hoa mai vàng Vĩnh Hảo rất lâu tàn, hoa vẫn giữ màu sắc Hạt non màu xanh đậm, hạt già màu đen như các giống mai khác (Huỳnh Văn Thới, 2004)
1.3.7 Giới thiệu loài Mai vàng 150 cánh (Mai cúc)
Mai cúc là giống mai đặc biệt về hình thái hoa so với các giống mai khác Nhìn qua, cây mai này chẳng khác gì những cây mai bình thường, nhưng nhờ cấu trúc hoa có rất nhiều cánh và xếp nhiều tầng như bông cúc nên cây rất hiếm và đặc biệt Cây thân gỗ như mai vàng nhưng sinh trưởng chậm hơn mai thường Búp mai tròn chứ không thon dài như bình thường Giống mai này cánh hoa có từ 120 – 150 cánh, xếp thành các tầng, tương tự cấu trúc của hoa cúc mâm xôi, nở tròn, màu vàng sặc sỡ Cánh hoa nhỏ, mỏng, hoa nở liên tục đến khi rụng nụ và không có nhụy Đặc biệt, mai vàng 150 cánh là loài đột biến, cây không có hạt nên chỉ có thể nhân giống bằng cách ghép cành Tùy vào độ dinh dưỡng của hoa mà số lượng cánh sẽ thay đổi
Lá mai thon dài, cong tròn phần đầu lá, lá non màu nâu nhạt, lá già màu xanh
Hiện nay, giống này số lượng còn rất hạn chế do không thể nhân giống bằng hạt mà chỉ ghép cành với các gốc mai vàng miền Nam, nhưng đang được ưa chuộng trong những năm gần đây
1.3.8 Giới thiệu loài Mai kem
Loại mai màu vàng kem, đậm hơn mai thau nhưng nhạt hơn mai vàng, được các nghệ nhân ở Thủ Đức sưu tầm Hoa thường có 5 cánh, cánh phẳng, tròn, kích thước hoa từ 3 – 5 cm (Thái Văn Thiện, 2008) Cành mập, màu nâu sáng, mắt lá thưa, lá to Nụ hoa khỏe, cuống hoa dài, hoa khá to Do mắt lá thưa, ít mầm sinh thực nên khi hoa trổ thưa thớt Cây thường được ghép với mai vàng và mai cam thành cây ghép 3 màu, có giá trị kinh tế cao hơn khi trồng đơn chiếc
1.4 Giới thiệu chỉ thị DNA
Trang 24Chỉ thị DNA là một trong hai loại của chỉ thị di truyền, được Xu giới thiệu là những thay đổi trong phân tử DNA và được chia thành nhiều loại dựa trên sự khác nhau về phương pháp và kỹ thuật xác định sự đa hình (Y Xu, 2010)
Chỉ thị được định nghĩa là phân đoạn DNA chỉ ra được những đột biến hoặc những thay đổi có thể sử dụng để xác định tính đa hình (khác nhau) giữa các kiểu gen khác nhau hoặc các allen khác nhau của gen trong trình tự DNA nhất định của cá thể, quần thể hoặc nguồn gen (Y Xu, 2010) Có thể hiểu đơn giản chỉ thị DNA là những chuỗi DNA ngắn biểu hiện sự đa hình giữa các cá thể khác nhau
Các chỉ thị DNA được ứng dụng phổ biến và rộng rãi do số lượng chỉ thị không hạn chế, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như chỉ thị hình thái và sinh hóa Nó được hình thành từ các loài đột biến DNA khác nhau như thay thế (đột biến điểm, sắp xếp lại (thêm hoặc bớt nucleotide) hoặc các sai sót trong quá trình sao chép các đoạn DNA lặp lại liền kề Chỉ thị DNA thường nằm ở các vùng không phiên mã nên được sử dụng nhiều trong các ứng dụng như: lập bản đồ liên kết di truyền; nghiên cứu quan hệ di truyền, phát sinh chủng loài và phân loại phân tử (Nguyễn Đức Thành, 2015)
Ưu điểm của chỉ thị DNA có thể chỉ ra những khác biệt về mặt di truyền và có thể nhìn thấy bằng kỹ thuật điện di và nhuộm bằng Gelred Nucleid Acid Strain Nó
có thể phân biệt các cá thể trong cùng loài hoặc khác loài được gọi là các chỉ thị đa hình, còn những chỉ thị không phân biệt được các cá thể cùng loài hoặc khác loài là chỉ thị đơn hình Các chỉ thị đa hình có thể là trội hoặc đồng trội nhưng không thể phân biệt chính xác (Nguyễn Đức Thành, 2015)
Các chỉ thị được chia thành ba loài dựa trên phương pháp phát hiện đa hình là:
- Chỉ thị dựa vào phương pháp lai DNA
- Chỉ thị dựa vào phản ứng PCR
- Chỉ thị dựa trên trình tự DNA
Trong đó, chỉ thị dựa vào phản ứng PCR gồm nhiều loại chỉ thị khác như: chỉ thị đa hình độ dài các đoạn nhân bản chọn lọc – AFLP, chỉ thị đa hình các đoạn lặp
Trang 25lại đơn giản – SSR, đa hình các đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên – RAPD, chỉ thị đa hình các chuỗi DNA nhân bản cắt hạn chế – CAPS, chỉ thị đa hình vùng nhân bản chuỗi DNA được mô tả – SCAR, chỉ thị vị trí chuỗi đánh dấu – STS Với nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ thị dựa vào phương pháp PCR – RAPD
1.4.1 Kỹ thuật dựa trên phản ứng PCR – RAPD
Với sự phát triển của kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase chain reaction – PCR) đã dẫn đến những tiến bộ tuyệt vời trong việc cải tiến các kỹ thuật xây dựng chỉ thị DNA dựa trên phản ứng PCR (K B Mullis và F A Faloona, 1987) Trong đó, hai kỹ thuật được sử dụng rộng rãi là RAPD và AFLP
RAPD là chữ viết tắt của cụm từ “Random Amplification
of Polymorphic DNA” nghĩa là đa hình các đoạn DNA được khuếch đại ngẫu nhiên được xây dựng và sử dụng đầu tiên vào năm 1990 bởi J Welsh và M McClelland (J Welsh và M McClelland, 1990) Đây là một phương pháp dựa trên kỹ thuật PCR nhằm đánh giá tính đa hình các đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên Trong phương pháp này một đoạn trình tự DNA bất kì được dùng làm mồi duy nhất, nó gắn lên các trình tự bộ gen bất kì để tạo ra một hồ sơ thông tin về di truyền, đó là một dải các đoạn DNA được khuếch đại đặc trưng cho mỗi chủng sinh vật Kết quả của phản ứng RAPD sẽ tạo ra nhiều đoạn DNA khác nhau về độ dài và trình tự Một mồi ngẫu nhiên có thể cho kết quả là có băng nhân bản với DNA từ nguồn này nhưng là không xuất hiện băng nhân bản với DNA từ nguồn khác (Nguyễn Đức Thành, 2015)
Cơ sở của kỹ thuật này là sự nhân bản DNA genome bằng phản ứng PCR với các mồi ngẫu nhiên để tạo ra sự đa hình DNA do sự tái sắp xếp hoặc mất nucleotide
ở vị trí bắt mồi (J G Williams và ctv, 1990) Lượng DNA cần cho 1 phản ứng khuếch đại là 40 nanograms được sử dụng trong thể tích 25 l với các thành phần
khác như: Taq DNA polymerase, 50 mM Tris-HCl (pH 8,3), 3 mM MgCl2, 250 nM
bốn loại deoxynucleotide triphosphates (dATP, dTTP, dGTP, dCTP) và dung dịch đệm (J Sambrook và ctv, 1989)
Trang 26Khảo sát tính đa hình DNA dựa trên việc khuếch đại ngẫu nhiên các đoạn DNA bằng mồi đơn có trình tự nucleodide ngẫu nhiên dài 8 – 10 Nu Các mồi ngẫu nhiên ngắn nên khả năng tìm được những điểm gắn theo nguyên tắc bổ sung trên DNA là rất dễ dàng Trong phản ứng PCR-RAPD đoạn mồi gắn với DNA khuôn ở nhiệt độ trung bình từ 30 – 40 0C Sản phẩm dễ dàng phát hiện khi điện di trên gel agarose, được nhuộm bằng chất nhuộm và quan sát trực tiếp bằng tia tử ngoại (Nguyễn Đức Thành, 2014)
Kỹ thuật RAPD rất phù hợp cho việc lập bản đồ di truyền đối với cây trồng, các ứng dụng chăn nuôi và để lấy dấu vân tay DNA hoặc một số tiện ích đặc biệt cho các nghiên di truyền số lượng, nhằm kiểm tra tính đa hình RAPD có thể phát hiện ra những thay đổi cơ bản nhất trong DNA (J G Williams và ctv, 1990)
1.4.1.1 Ưu điểm của kỹ thuật RAPD
Ưu điểm chính của RAPD là nhanh và dễ thực hiện Quy trình bao hàm bước PCR và vì vậy chỉ cần lượng nhỏ DNA mẫu (P Winter và G Kahl, 1995) Mồi ngẫu nhiên luôn sẵn có trên thị trường vì vậy không yêu cầu dữ liệu trình tự để tạo mồi, có thể dùng một mồi chung để phân tích nhiều loài khác nhau, không cần các bước xử lý sơ bộ như phân lập hay dòng hóa mẫu dò DNA, chuẩn bị bộ lọc cho các phép lai, hay giải trình tự Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể tự động hóa quy trình xác định kiểu gen Bản đồ gen bao hàm các marker RAPD được tạo ra với hiệu quả cao hơn và mật độ marker cao hơn nhiều so với các phương pháp RFLP hay phương pháp dựa vào PCR đích RAPD rất dồi dào về di truyền và phân bổ ngẫu nhiên khắp bộ gen (Nguyễn Đức Thành, 2015)
Chỉ thị RAPD cho phép phát hiện nhanh đa hình với các mồi đơn ngẫu nhiên vì vậy không đòi sự hiểu biết về trình tự DNA trong đối tượng nghiên cứu, chỉ cần một lượng nhỏ DNA mà vẫn có thể phát hiện nhiều locus cùng một lúc Thời gian từ giai đoạn PCR-RAPD cho đến đọc kết quả thường không tốn nhiều thời gian, kỹ thuật phòng thí nghiệm đơn giản không dùng lai hay mẫu dò phóng xạ nên không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp Hơn thế, kỹ thuật RAPD có giá thành phân tích thấp hơn các kỹ thuật
Trang 27khác nên dễ dàng phân tích một khối lượng mẫu lớn nhưng vẫn đảm bảo kết quả Mỗi mồi được dùng trong kỹ thuật cung cấp số liệu từ nhiều vị trí ngẫu nhiên trong hệ gen,
vì vậy, những đa hình hiếm giữa các mẫu có quan hệ gần gũi sẽ được phát hiện nhanh hơn với phân tích locus đơn (Nguyễn Đức Thành, 2015)
1.4.2 Giới thiệu phần mềm NTSYSpc
NTSYSpc là phần mềm dùng để thống kê đặc điểm di truyền trong kỹ thuật DNA Dựa vào kỹ thuật PCR mẫu DNA và sau đó điện di Thông thường trong tự nhiên về mặt hình thái có những cây rất giống nhau nhưng về bản chất di truyền thì khác nhau, và ngược lại Do đó việc thống kê tính giống và khác nhau giữa các cá thể
là việc rất cần thiết trong việc chọn tạo giống cho sản xuất cũng như việc phòng trừ dịch hại
NTSYSpc viết tắt của cụm từ “Numical Taxonamy SYStem for persional computer” là một hệ thống gồm các chương trình thống kê được sử dụng để dò tìm
và hiển thị cấu trúc trong dữ liệu đa biến Phần mềm này ban đầu phát triển để chỉ sử dụng trong sinh học nhưng cũng đã được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật đo lường hình thái (y khoa), sinh thái và trong nhiều lĩnh vực khác như khoa học tự nhiên, công nghệ và nhân văn (F J Rohlf, 1992) Việc sử dụng NTSYSpc phổ biến nhất là thực hiện phân tích kết cụm khác nhau của một số loại ma trận tương đồng hoặc không tương đồng (F J Rohlf, 1992; A Tarinezhad và ctv, 2005)
Phiên bản đầu tiên được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình FORTAN cho hệ thống máy tính IBM 360/50 tại trường Đại học Kannas 1996 Đến năm 1985, F Jame Rohlf và các nhà tin sinh học đã thiết kế nên NTSYSpc dựa trên NTSYS, có thể sử dụng độc lập trên hệ thống máy tính cá nhân Với mục tiêu phân loại kiểu hình, NTSYSpc được sử dụng để phát hiện, mô tả mô hình của đa dạng sinh học và phân nhóm kết quả trên cơ sở tương đồng của dữ liệu trên (F J Rohlf, 1992)
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phân loại các giống mai
Ochnacae
1.5.1 Tình hình nghiên cứu phân loại trên thế giới
Trang 28Cách đây 5 thế kỷ, các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện và đưa giống mai vàng được tìm thấy ở vùng núi về trồng làm cảnh Đặc điểm cơ bản của giống mai này là nhị màu nâu, nở hoa vào dịp tết Nguyên đán, rất phù hợp để trong nhà, trên bàn khách Ngoài ý nghĩa đón xuân, hoa mai vàng còn có ý nghĩa của sự khỏe khắn, may mắn nên rất được người Trung Quốc ưa chuộng Ngoài ra, mai vàng còn có đặc tính khác là tỷ lệ đậu quả khá cao, quả chín hình thuôn dài, màu vàng rất đẹp, vì vậy không những dùng để chơi hoa mà còn có thể dùng để chơi quả trong nhiều tháng Ở Trung Quốc, phương pháp ghép cành được áp dụng rộng rãi để nhân giống Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cây mai vàng có thời gian rụng lá vào mùa đông, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 18 – 30 0
C, thích hợp lúc phân hóa mầm hoa từ 12 – 18 0C Điều này rất phù hợp với khí hậu miền Nam Việt Nam nên có triển vọng phát triển tốt (Hà Văn Sinh và Miếu Thường Hổ, 2000)
Năm 1971, Kanis và Leyden đã mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của chi
Ochna Trong nghiên cứu đã mô tả loài Ochna integerrima (Lour.) Mer với vị trí
phân bố, đặc điểm hình thái: Cậy bụi, thấp nhỏ Lá kèm nhỏ, hợp nhất ở vùng giữa cuống và thân, dễ rụng Lá có cuống ngắn, gân cong ngược lên, đặc biệt ở phần gần rìa, không nối với nhau Hoa dạng chùm bên hoặc chìm ở đầu mút; cuống dạng sợi, có đốt Hoa có đế bán cầu, quả thể phồng to rõ và có màu đỏ Đài hoa có 5 đài, màu xanh, cùng phát triển với quả và dần trở thành đỏ (A K Leyden, 1971)
Đến năm 1976, Codd và cộng sự đã nghiên cứu “Hệ thực vật của Nam Phi: Liên quan đến các lãnh thổ của Cộng hòa Nam Phi, Lesotho, Swaziland và phía Tây
Nam Phi” đã mô tả 12 loài mai trong chi Ochna với các đặc điểm hình thái, điều kiện
sinh thái và vị trí phân bố một cách chi tiết (Codd và ctv, 1976)
Năm 1999, Jiang Qing Hai đã viết cuốn sách “400 câu hỏi đáp về trồng hoa và cây cảnh” do Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Giang Tô xuất bản Đến năm 2006,
GS Trần Văn Mão đã biên dịch, lựa chọn nhưng câu hỏi phù hợp với điều kiện của Việt Nam, trong đó đã hướng dẫn, miêu tả mai vàng với các đặc điểm, kích thước chi tiết như: Chiều cao thân, kích thước lá, nhị, nhụy, hoa, đài hoa, các trồng, kiểu pH
Trang 29đất, ánh sáng, nhiệt độ giúp các nhà vườn, người đam mê hoa, cây cảnh có những kiến thức cơ bản (Trần Văn Mão, 2006)
Năm 2010, Govil và cộng sự đã nghiên cứu hệ mạch và hình thái học của mai
tứ quý Ochna serrulata (Hochst.) Walp Việc giải phẫu hình thái hoa đã cho thấy có
9 – 10 bó mạch trong mỗi cuống hoa với 3 đặc điểm ở mỗi đài hoa: phần ở giữa và hai phía bên rìa cánh hoa và nhị hoa kết hợp Năm cánh hoa đơn đều có một đặc điểm chúng có sự liên kết của 3 – 5 bó mạch Noãn hình cầu cùng nhiều kết quả khác (C Govil và U Kumar, 2010)
Năm 2014, Schneider và cộng sự đã tiến hành xây dựng hệ thống phát sinh loài, nguồn gốc tổ tiên của họ Mai Vàng dựa trên năm trình tự vùng DNA (ITS,
matK, ndhF, rbcL và trnL-F) Nhóm tác giả đã thực hiện trên tất cả các chi thuộc họ Mai Vàng trừ chi Indosinia và Perissocarpa, lần đầu tiên họ cung cấp bộ dữ liệu phát
sinh loài hoàn chỉnh bao gồm các phân họ Medusagynoideae, Quiinoideae, Ochnoideae, Sauvagesioideae, Luxemburgoideae Kết quả nghiên cứu cho thấy, dữ liệu họ cung cấp cho họ Mai Vàng đơn ngành với các phân họ khác Tuy nhiên Sauvagesioideae lại có quan hệ cận ngành với Ochoideae và các nhánh tiếp theo cho
thấy chi Luxemburgia + Philacra có quan hệ gần gũi với họ Ochnoideae Để tránh
cận ngành nhóm nghiên cứu đã loại Luxemburgieae và Testuleeae thành một nhánh mới nhưng chưa giải thích được vấn đề này (J V Schneider và ctv, 2014)
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về mai vàng tập trung nhiều ở Trung Quốc, các nước khác hầu như ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu về loại cây này
1.5.2 Tình hình nghiên cứu phân loại tại Việt Nam
Năm 1999, Giáo sư thực vật học của Việt Nam Phạm Hoàng Hộ đã xuất bản
ba quyển Cây cỏ Việt Nam (An illustrated flora of Vietnam, 1999), trong đó miêu tả hình thái của các chi mai Vàng và một số loài mai khác có ở Việt Nam một cách khái quát chi tiết nhất (Phạm Hoàng Hộ, 1999)
Năm 2005, tác giả Việt Chương và kỹ sư Nguyễn Việt Thái đã xuất bản cuốn sách “Thú chơi mai của người xưa” – Nhà xuất bản Mỹ thuật, trong đó miêu tả chi
Trang 30tiết mai vàng 5 cánh được chia làm nhiều loại như: mai sẻ, mai trâu, mai cánh tròn, mai cánh dún, với các đặc điểm hình thái cũng như đặc điểm sinh thái (N V T Việt Chương, 2005)
Sau đó, năm 2007, Đặng Văn Đông và cộng sự đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống cây hoa mai vàng Yên Tử ở Quảng Ninh Nhóm tác giả tiến hành đánh giá số lượng, tuổi cây và tình hình sinh trưởng phát triển; tiến hành giải phẫu hoa, xác định vị trí phân loại thực vật bằng phương pháp PCR; nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây mai vàng Yên Tử Kết quả bước đầu cho thấy mai vàng Yên
Tử có hình thái chỉ khác nhau về kích thước và số lượng đài hoa, cánh hoa so với mai Vàng miền Nam; thí nghiệm nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành cho hiệu quả không cao, tỷ lệ ra rễ và xuất vườn thấp Tuy nhiên, kết quả ấy chưa thực sự khả quan vì mai vàng Yên Tử và mai Vàng miền Nam chưa có tên khoa học
riêng, chúng vẫn thuộc cùng loài Ochna integerrima (Lour.) Merr., mặc dù hình thái
hoàn toàn khác nhau Mặt khác chưa nêu ra các kiến nghị, biện pháp để để nhân giống, bảo tồn loài hoa này (Đặng Văn Đông và ctv, 2007)
Tuy nhiên, năm 2015, Lê Văn Hai đã nghiên cứu thành công chọn tạo dòng
mai Vàng Ochna integerrima (Lour.) Merr mới có hoa đẹp, lâu tàn Ông sử dụng hai
giống mai giảo Thủ Đức và mai Vàng lâu tàn làm vật liệu lai tạo với các chỉ tiêu theo dõi gồm đường kính hoa, số cánh hoa, hình dạng cánh hoa và thời gian rụng cánh hoa Qua kết quả nghiên cứu đã chọn được hai cá thể lai ưu tú THLI-9 và THLII-7 Tuy nhiên, trong các chỉ tiêu thí nghiệm trên, đường kính hoa và số cánh hoa bị ảnh hưởng
tế bào chất, chưa áp dụng kỹ thuật phân tử, kỹ thuật di truyền vào nghiên cứu sẽ nhanh
và ổn định hơn (Lê Văn Hai, 2015)
Các công trình nghiên cứu trên đã bước đầu tìm hiểu về nguồn gốc di truyền của hoa mai cũng như mối quan hệ với các phân họ khác cũng như các công dụng, lợi ích của hoa mai Vàng đem lại cho khoa học, nhân văn Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu về mặt hình thái cũng như về mặt di truyền, tính đa hình của các giống mai chưa được phát triển, đặc biệt tại Việt Nam Chủng loại mai tại Việt Nam ngày càng nhiều
Trang 31và phong phú Vì vậy, việc đánh giá đa dạng phân loại các giống mai là rất cần thiết phục vụ cho công tác bảo tồn đồng thời khai thác các đặc tính quý đồng thời có cơ sở chọn lọc, lai tạo các giống mai, đem lại nguồn thu nhập cho các nhà vườn
1.6 Một số nghiên cứu về nhân giống cây mai Vàng
1.6.1 Tình hình nghiên cứu nhân giống cây mai Vàng
a Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cách đây 5 thế kỷ, các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện và đưa giống mai Vàng dùng để làm cảnh Đặc điểm cơ bản của giống mai Vàng là nhị màu nâu,
nở hoa vào cuối mùa đông đầu mùa xuân Mai Vàng cũng có đặc tính quý khác là tỷ
lệ đậu quả khá cao, quả chín hình thuôn dài, quả chín có màu nâu đỏ rất đẹp Vì vậy, mai Vàng không những dùng để chơi hoa mà còn sử dụng chơi quả trong nhiều tháng
Ở Trung Quốc, các nhà làm vườn nhân giống mai Vàng chủ yếu bằng 3 phương pháp là chiết cành, giâm cành và ghép cành Trong đó phương pháp ghép cành được
áp dụng rộng rãi hơn Gốc ghép thường là gốc cây mai dại Cây ghép từ lúc trồng đến lúc ra hoa thường kéo dài 2 năm Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, cây mai Vàng có thời gian rụng lá vào mùa đông, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 18 -300C, thích hợp phân hóa mầm hoa từ 12 - 180C Điều này rất phù hợp với khí hậu Miền Nam Việt Nam Nhược điểm cây mai Vàng là khi vận chuyển đi xa làm hoa tàn nhanh và mặc dù tỷ lệ đậu quả cao nhưng số quả còn lại ít Để khắc phục điều này, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau - Quả Quảng Châu (Trung Quốc) đã sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng và phân bón dưỡng cây, kết quả cho thấy đã khắc phục được những điểm yếu này (Jiang Qing Hai, 2006)
Mai Tứ quý không chỉ được dùng làm cây cảnh mà còn được sử dụng làm dược liệu trong họ mai Vì thế, các nhà khoa học tại trường Đại học Meerut, Ấn Độ (2008)
đã nghiên cứu nhân giống mai Tứ quý (Ochna serrulata) bằng phương pháp nuôi cấy
in vitro Việc nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm ra nồng độ các chất điều
hòa sinh trưởng (BA, Kinetin, IBA, BAP) thích hợp cho sự tạo chồi, nhân chồi và tạo
Trang 32rễ cây mai tứ quý Kết quả cho thấy, giai đoạn tạo chồi in vitro với môi trường MS
bổ sung BAP (2,0 mg/l) và IBA (0,25 mg/l) tạo số chồi nhanh và cao nhất, giai đoạn tạo rễ trên môi trường MS bổ sung 2% đường + IBA (1,0 mg/l) cho rễ hình thành nhiều và phát triển mạnh Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu nhân giống cũng chỉ trong phòng thí nghiệm chưa được đưa ra sản xuất đại trà.(X Zhang and J Zhao., 2010)
b Tình hình nghiên cứu trong nước
Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, nhờ vào lai tạo của nhiều nghệ nhân đã tạo ra rất nhiều loại mai Vàng mới với số cánh hoa nhiều hơn so với ban nguyên thủy là 5 cánh, số cánh hoa có thể lên đến 10 - 12 cánh như mai giảo, mai huỳnh tỷ, mai cúc,…Bên cạnh đó, nghệ nhân chơi hoa và trồng mai còn chọn tạo ra rất nhiều loại mai Vàng có kiểu dáng bonsai độc, lạ cùng với số lượng hoa khác khác biệt
Những năm gần đây, mai Vàng Yên Tử bị khai thác bừa bãi, không kiểm soát được là do quan điểm của người chơi hoa mai cho rằng cây lão niên mới có "thế" đẹp nên thường bị chặt cả cây Một số người đào nguyên cả gốc đem về vườn nhà trồng, song do không nắm rõ điều kiện sinh trưởng, không thích nghi môi trường mới, mai Vàng Yên Tử không thể tồn tại Do đó, số lượng đại lão mai Vàng tại Yên Tử giảm
rõ rệt, đến mức cảnh báo có nguy cơ tuyệt chủng
Đứng trước vấn đề đó, Viện nghiên cứu Rau - Quả và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiên phong trong công tác nghiên cứu, và thực hiện thành công bước đầu việc ươm giống 2.500 cây mai Vàng Yên Tử trồng tại xã Thượng Yên Công Bên cạnh đó, còn có đề án nghiên cứu về “Các biện pháp chăm sóc và điều khiển ra hoa cây mai Vàng Yên tử tại Gia Lâm - Hà Nội” Các phương pháp nghiên cứu trên tiến triển thuận lợi thì giống mai "đại lão" Yên Tử sẽ là cây mai thương mại của cả miền Bắc Điều đó có nghĩa là rừng mai cổ thụ trong di tích sẽ bớt đi rất nhiều những nguy cơ diệt chủng
1.6.2 Một số phương pháp nhân giống cây mai Vàng
Mai Vàng là loài cây hoang dại, sức sống dẻo dai, không quá kén đất trồng Dù đất thịt, đất đỏ bazan, đất phù sa, sét pha hay lẫn cả sỏi đá,…Mai Vàng vẫn tươi tốt,
Trang 33sinh trưởng phát triển mạnh và phân bố trên nhiều khu vực Trước đây, việc nghiên cứu về cây mai Vàng ít được chú trọng, chưa phát triển sâu rộng Và những giá trị về thẩm mỹ, ý nghĩa văn hóa, kinh tế, thực phẩm, dược liệu,… chưa được quan tâm nhiều Tuy nhiên đến lúc nhận thấy được tầm quan trọng của mai Vàng đối với thiên nhiên và con người thì số lượng cây ngày một giảm Ngoài tác động của môi trường, còn có sự khai thác con người làm mất đi nhiều giống mai quý Từ tính cấp thiết trên,
đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về cây mai như: kỹ thuật nhân giống vô tính, hữu tính, chọn tạo dòng mai Vàng, chiết xuất các hợp chất kháng nấm có trong
cây mai Vàng, tạo chồi và tái sinh cây mai Vàng in vitro,… nhằm lưu giữ và bảo tồn
các loài mai Vàng quý hiếm (Việt Chương, 2005)
1.6.2.1 Nhân giống hữu tính cho cây mai Vàng
Là cách trồng mai Vàng bằng hạt Hoa mai Vàng thường chỉ nở trong 5 - 7 ngày Sau đó các cành hoa héo đi và rụng, đài hoa dính lại trên cây và tạo hạt Hạt mai Vàng già hái về, loại bỏ các hạt lép, lửng và bị ong đục, lấy những hạt mẩy Phơi trong nắng nhẹ 1 - 2 ngày, tránh phơi trực tiếp ngoài nắng nóng dễ mất sức nảy mầm Hạt đã hong khô, gieo trong bầu đất, mỗi bầu 2 - 3 hạt Khi cây mọc cao 5 - 10
cm, loại bỏ cây xấu, để lại mỗi bầu 1 cây tốt Cũng có thể gieo hạt trong luống rộng khoảng 1 m, các hạt gieo cách nhau 25 - 30 cm, mỗi hốc gieo 2 - 3 hạt, lấp đất sâu 2 -
3 cm đã làm đất kỹ, cây mai không chịu được đất quá phèn nên kiểm tra và cân nhắc trước khi gieo Hạt gieo xong tưới ẩm đều, sau 10 - 15 ngày hạt nảy mầm, mỗi hốc để 1 cây khỏe Khi cây con cao 10 - 15 cm thì bứng trồng vào chậu hoặc bầu đất dùng làm gốc ghép hoặc uốn tỉa làm kiểng Không nên để cây con cao quá mới bứng vì bộ rễ ăn sâu, khi bứng thường bị đứt rễ trồng khó sống Từ khi gieo hạt đến khi bứng cây mất vài ba tháng
Việc nhân giống bằng phương pháp truyền thống này sẽ tạo ra rất nhiều cây con,
ít tốn công và kinh phí Nhưng phải tốn thời gian dài, cây con không giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ, cây sinh trưởng phát triển không đồng nhất
1.6.2.2 Nhân giống vô tính cho cây mai Vàng
Trang 34Nhân giống vô tính mai Vàng bằng cách chiết cành và ghép
- Chiết cành: Trên cây mai mẹ chọn cành nhỏ, đường kính khoảng 1 cm Cắt khoanh vỏ dài 3 - 4cm, không để phạm vào phần gỗ bên trong Để 1 - 2 giờ cho vết cắt khô rồi bó bầu Bầu là hỗn hợp đất với phân chuồng hoai, rơm mục nát, rễ bèo lục bình hoặc xơ dừa khô, làm sao cho bầu được xốp, lưu ý cần kiểm tra hỗn hợp bầu đất có bị phèn hay không Bầu đất tưới nước cho vừa dẻo thì bó vào chỗ cắt vỏ Dùng nilong trắng bao lại rồi buộc chặt 2 đầu và giữ ẩm thường xuyên Khoảng 3 - 4 tháng thấy trong bầu có nhiều rễ mọc ra thì cắt cành để trồng (Việt Chương, 2005)
- Ghép: Có 2 cách ghép chính là ghép cành (ghép nêm) và ghép mắt
Với cách ghép nào trước hết cũng cần ương cây gốc ghép Cây gốc ghép ương bằng hạt trong bầu hoặc trên luống đất Cây có đường kính gốc khoảng 1cm và có đợt chồi non thứ 2, là giai đoạn cây đang có khả năng sinh trưởng mạnh, dễ tách vỏ
và tỷ lệ đạt cao Sau khi trồng cây con từ hạt khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm thì ghép được Nếu dùng cách ghép nêm thì gốc ghép có thể nhỏ hơn một chút Vị trí ghép ở đâu cũng được nhưng nên ghép sát gốc hoặc sát vị trí cành chính trên thân sau này mắt ghép sẽ mau liền và mọc mạnh Thời vụ ghép tốt từ đầu đến giữa mùa mưa (tháng 6 - 9) là thời gian cây đang sinh trưởng mạnh Trước khi ghép vài tháng cần tưới nước bón phân đầy đủ cho cây gốc ghép và cây lấy mắt hoặc cành ghép, thao tác cần nhanh chóng để nhựa không bị khô
+ Cách ghép cành là vạt hình cái nêm trên cành ghép và vạt hình lỗ nêm trên gốc ghép rồi ráp 2 bộ phận này cho khớp nhau Dùng dây nilon quấn chặt bên ngoài vết ghép Khi vết ghép đã liền, chồi cành ghép đã nảy là được, có thể tháo dây nilong + Ghép mắt thì trên gốc ghép cắt bỏ một miếng nhỏ hình tam giác hoặc chữ nhật rộng khoảng gần 1cm (cỡ hạt bắp) Dùng mũi dao bén tách một chồi nhỏ hoặc 1 mắt
lá của cây mai mẹ rồi áp vào chỗ lột vỏ của gốc ghép Dùng dây nilong hoặc băng keo buộc chặt vết ghép, nhớ chừa để lộ mắt ghép ra Sau vài tuần lễ thấy mắt ghép xanh tươi là vết ghép đã liền, có thể tháo dây buộc Khi mắt ghép đã mọc chồi cần tiếp tục chăm sóc cho chồi ghép phát triển mạnh Khi chồi ghép cao khoảng 10 cm