a, Định nghĩa:Là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng VD: 1ounce vàng -28.3g có giá 20.67 USD trong suốt thời kỳ bản vị vàng b, Ư
Trang 1Bài Tập Tài Chính Quốc Tế ( Bài 1 )
Thành Viên: LƯƠNG ANH DŨNG
NGUYỄN XUÂN HUY NGUYỄN TÂM ANH
1 Dùng đồ thị cung cầu về tỷ giá để diễn tả những hiện tượng
Giá USD tăng với VND, do đó, nhu cầu cho USD giảm đi do hàng hóa Mỹ đắt hơn cho người tiêu dùng VN
Từ điểm cân bằng A, do tỷ giá tăng từ 20000 -> 21000
Tại vị trí cân bằng mới B
Q -> Q*
Trang 2 Giá USD tăng với VND, do đó , kích thích xuất khẩu -> kích thích xuất khẩu -> doanh nghiệp xuất khẩu thu được nhiều USD hơn, gửi vào ngân hàng Điều này làm cho nguồn cung USD tăng lên
Từ điểm cân bằng A, do tỷ giá tăng từ 20000 -> 21000, A -> B
Tại vị trí cân bằng mới B
Q -> Q* nguồn cung USD tăng lên
Do tiến bộ khoa học, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng tốt hơn,
do đó, người dung Mỹ mua nhiều hàng hóa Việt Nam hơn dù tỷ giá không đổi
Trang 3Từ điểm cân bằng A, do tỷ giá không đổi, cung USD tăng khiến đường cung ngoại tệ di chuyển sang phải S -> S*, A -> B
Tại vị trí cân bằng mới B
Q -> Q* nguồn cung USD tăng lên
Do căng thẳng biển đảo, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch giảm mạnh, ngay cả khi tỷ giá không đổi Trước tình hình này NHNN can
Trang 4thiệp để giữ tỷ giá không thay đổi
Từ điểm cân bằng A, do xuất khẩu giảm khiến đường cung ngoại tệ di chuyển sang trái S -> S*, A -> B
Tại vị trí cân bằng mới B
Q -> Q* cung NDT giảm , E -> E* tỷ giá tăng
Để giữ cho tỷ giá không đổi, NHNN bán NDT mua VND, B -> C
Q* -> Q** , E* -> E
Can thiệp của nhà nước thành công làm tỷ giá trở lại mức E
2 Tóm tắt về hệ thống bản vị vàng
Trang 5a, Định nghĩa:
Là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng ( VD: 1ounce vàng -28.3g có giá 20.67 USD trong suốt thời kỳ bản vị vàng )
b, Ưu điểm:
Giá cả hàng hóa có thể tăng hay giảm trong ngắn hạn nhưng thường sẽ trở lại mức ổn định trong dài hạn
c, Nhược điểm:
Cung tiền sẽ bị giới hạn bởi nguồn cung vàng do Chính phủ phải duy trì giá trị cố định của đồng tiền so với vàng Chính phủ không thể dễ dàng tăng cung tiền vì vàng là 1 kim loại rất đắt để sản xuất
d, Lý do hệ thống này sụp đổ
Do nhược điểm chính phủ không dễ dàng can thiệp tăng cung tiền, khi chính phủ vì lý do riêng phải xử dụng vàng hay xuất bản một lượng tiền quá lớn mà không có đủ vàng để đảm bảo sẽ dẫn đến siêu lạm phát gây khủng hoảng kinh tế Hệ thống bản vị vàng trên thế giới sụp đổ do chiến tranh và quyết định mua một lượng lớn vũ khí từ các chính phủ
3 Tóm tắt về hệ thống Bretton Woods
a, Định nghĩa:
Hệ thống Bretton Woods neo tỷ giá cố định vào đồng USD và neo giá USD vào vàng (1 ounce vàng = 35USD)
b, Ưu điểm:
Hạn chế biến động của tỷ giá vì vậy khong cần phải dự phòng cho rủi ro tỉ giá, thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài Giảm được chi phí giao dịch do chuyển dịch vàng giữa các nước với nhau và giúp góp phần kiềm chế lạm phát
c, Nhược điểm:
Không phản ánh được thay đổi trong sức mua thực tế của các đồng tieefn và tương quan trong sự biến động kinh tế của các nước Làm tê liệt khả năng sử dụng chính sách tiền tệ
để can thiệp vào nền kinh tế của các chính phủ
d, Sự sụp đổ của chế độ :
Lý do là sự phụ thuộc vào đồng USD của Mỹ khiến cho khi nước Mỹ khủng hoảng kéo theo sự khủng hoảng của các nền kinh tế thành viên Mỹ không đủ vàng để trả cho số lượng USD lưu hành, lạm phát tăng cao khiến đồng USD mất giá làm nước Mỹ buộc phải thả nổi tỷ giá đồng USD
Trang 64 Trên đường cung cầu ngoại tệ, diễn tả những điều sau:
Khi kinh tế Nhật Bản khôi phục nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ 2 và xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng vọt
Trên lý thuyết đồng yên nhật sẽ tăng giá so với USD, tuy
nhiên ngân hàng trung ương Nhật Bản tung tiền yên nhật để mua USD, giữ cho tỷ giá không thay đổi
Tỷ giá JPY/USD
Số lượng USD
S1
S2
E1= E3 E2
Số lượng USD
S1 S2 E1
E2
Tỷ giá JYP/ USD
Trang 75 Theo Bảng số liệu về GDP và dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản và Trung Quốc thể hiện:
Tỷ lệ dự trữ ngoại tệ tính theo %GDP của Trung Quốc.
1977197919811983198519871989199119931995199719992001200320052007200920112013
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
GDP
Dự trữ ngoại tệ
Tỷ lệ dự trữ ngoại tệ tính theo %GDP của Nhật Bản
196019631966196919721975197819811984198719901993199619992002200520082011
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
GDP
Dự trữ ngoại tệ
Lý do của việc dự trữ ngoại tệ ( tính theo %GDP) của Trung Quốc tăng cao trong thời gian gần đây:
Trang 8- Sự tăng trưởng mạnh của của các nguồn tài chính quốc tế như FDI, FPI, kiều hối, ODA vào thị trường Trung Quốc
- Khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu (2008-2011) tác động tới nền kinh tế vĩ
mô Trung Quốc, lạm phát Trung Quốc luôn ở mức cao Do vậy, chính phủ Trung Quốc quyết định đảo ngược tình thế bằng việc bình ổn thị trường ngoại hối
- Xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng, trong khi đó tình hình kinh tế trong nước có phần suy giảm, nhập khẩu giảm sút nên xuất siêu tăng lên
- Các doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện “ Chiến lược đi ra ngoài”, cạnh tranh với doanh nghiệp các nước trên thị trường hàng hóa và đầu tư thế giới, nên
có dự trữ ngoại tệ cao sẽ là hậu thuẫn tốt cho các doanh nghiệp
Những lợi ích của Hoa Kỳ khi gia nhập vào TPP:
- Gia tăng lợi ích của Hoa Kỳ trong chính sách kinh tế và đối ngoại với Đông Nam
Á, xây dựng tiền đề cho hội nhập kinh tế của Hoa Kỳ với Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
- Tiếp tục mục tiêu tự do hóa thương mại kiểu Mỹ thông qua việc ký kết và thực thi các FTA (đặc biệt trong hoàn cảnh tiến trình tự do hóa thương mại đa biên thông qua Vòng Đám phán Doha không đạt được tiến triển gì đáng kể)
- Mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu của Hoa Kỳ gắn với việc thực hiện Sáng kiến Tăng cường Xuất khẩu (với mục tiêu tham vọng là tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ trong vòng 5 năm)
- Khắc phục tình trạng Hoa Kỳ bị đứng ngoài một khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới do việc gia tăng các Hiệp định Thương mại Tự do trong khu vực này mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ
- Đặc biệt là mục tiêu đối phó với những ảnh hưởng ngày càng gia tăng về thương mại của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới Thể hiện rất rõ qua chính sách
tỷ giá của Trung Quốc
Phân tích chính sách tỷ giá của Trung Quốc
- Đồng nhân dân tệ hiện nay được đánh giá có thể đang ở mức 20-40% dưới tỷ giá đáng có của nó so với đô la Theo Hoa Kỳ, Trung Quốc giữ cố định tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ và đô la ( hiện 8,28 nhân dân tệ đổi 1 USD) là để hỗ trợ xuất khẩu và ngăn chặn những dòng tiền nóng có thể làm hỗn loạn hệ thống tiền tệ Trung Quốc
Trung Quốc đang ghìm giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực, nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng, nếu tỷ giá Nhân dân tệ gia tăng, thì đó có thể là cách để tạo thêm khoảng nửa triệu việc làm nữa cho người Mỹ trong vòng 2 năm tới, mà không làm gia tăng nợ công hay thâm hụt ngân sách của Mỹ, đồng thời sẽ làm
Trang 9giảm thâm hụt thương mại Mỹ và bình ổn hệ thống kinh tế quốc tế Tóm lại tỷ giá giữa đồng Nhân Dân Tệ và đồng USD có tác động rất lớn tới nền kinh tế Mỹ:
+ Thứ nhất: Trong những năm vừa qua, do buôn bán bất lợi với Trung Quốc, Mỹ
đã mất đi khoảng 2,6 triệu công ăn việc làm vì các cơ sở sản xuất ở Mỹ khó lòng cạnh tranh với chính sách về tỷ giá đối với hàng nhập của Trung Quốc
Thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc ngày càng nặng nề,
từ 6,344 tỷ USD vào năm 1993 lên đến 163,183 tỷ USD vào năm 2007 Trong năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Mỹ đạt: 329,922
tỷ USD, trong đó: Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ: 251,703 tỷ USD Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ: 78,219 tỷ USD Mỹ tiếp tục thâm hụt thương mại 173,484 tỷ USD trong quan hệ thương mại với Trung Quốc
Năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu hồi phục nên việc Trung Quốc định giá thấp đồng NDT đã phát huy tác dụng rõ rệt: Thặng dư thương mại Trung Quốc
là 183,1 tỷ USD Thâm hụt thương mại của Mỹ ở mức 497,8 tỷ USD cao hơn mức 374,9 tỷ USD của năm trước nhưng thấp hơn năm 2008 với 698,8 tỷ USD Trong
đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc – nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, tăng lên đến 252,3 tỷ USD Mỹ nợ 4000 tỷ USD tiền công phiếu sang nước ngoài, trong đó thuộc về Trung Quốc gần 900 tỷ USD Trung Quốc có tổng số dự trữ ngoại tệ là 2400 tỷ USD như vậy, cứ mỗi tháng, Trung Quốc lại kiếm được 30
tỷ USD nhờ vào nguồn dự trữ tệ
+ Thứ hai: Chính sách giữa tỷ giá đồng nhân dân tệ ( đòi hỏi ngân hàng trung ương Trung Quốc bán nhân dân tệ mua đô la) Và Trung Quốc đã dùng đô la này mua công phiếu của Mỹ ( 160 tỷ đô la trong sáu tháng đầu năm nay) Nhờ thế, lãi suất ở Mỹ được giữ ở mức thấp nhờ đó mà thị trường bất động sản của Mỹ được cải thiện
6 Vẽ đồ thị về tỷ giá của 2 nước có chế độ tỉ giá thả nổi và cố định giai đoạn 2009-2013
Trang 102009 2010 2011 2012 2013
0
0.2
0.4
0.6
0.81
1.2
1.4
1.6
1.82
Aruba Australia
7, Nêu lên các chi phí cho dự trữ ngoại tệ.
Dự trữ ngoại hối có vai trò quan trọng trong việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá Việc duy trì một mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là cần thiết nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính Điều này là phù hợp đối với mọi nền kinh tế, nhưng sẽ đặc biệt quan trọng hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu thực hiện mở cửa, tự do hoá các giao dịch vốn quốc tế
Tuy nhiên, nếu dự trữ ngoại hối quá lớn sẽ làm phát sinh chi phí cho việc nắm giữ dự trữ ngoại hối do lợi nhuận thu được từ đầu tư dự trữ ngoại hối thường thấp hơn chi phí đi vay vốn nước ngoài Dự trữ ngoại hối quá lớn, điển hình như Trung Quốc phải đối mặt với 1 vấn đề là liệu đồng USD có bị phá giá, nếu đồng USD bị phá giá sẽ gây thiệt hại rất lớn Thực tế cho thấy, nhiều nước tự do hoá tài khoản vốn quá nhanh đã phải đối mặt với khủng hoảng tài chính nặng nề khi có hiện tượng chuyển vốn đột ngột ra nước ngoài với khối lượng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài Với các nước tự do hoá tài khoản vốn, thường thì NHTW phải can thiệp mua ngoại tệ tăng dự trữ đi đôi với việc thực hiện các nghiệp vụ của thị trường mở để hút bớt lượng tiền đã bơm vào lưu thông để vừa duy trì khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và kiềm chế nguy cơ lạm phát khi luồng vốn đổ vào với khối lượng lớn Bên cạnh đó, NHTW cũng phải sẵn sàng bán ngoại tệ ra để can thiệp khi có sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư để ổn định thị trường ngoại hối
8, Nêu lên ưu, nhược điểm của tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi
Chế dộ tỷ giá cố định
Ưu điểm
Ổn định tỷ giá, ôn định kinh tế vĩ mô
Do ôn định tỷ giá nên hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài được thúc đẩy
Tăng tính hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia
Tạo tính kỷ luật cho các chính sách kinh tế vĩ mô
Trang 11Nhược điểm
Tạo ra sự chênh lênh giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa
Làm sai lệch các tính toán
Tạo ra tỷ giá chợ đen
NHTW phải có một lượng ngoại tế đủ lớn để duy trì tỷ giá và phải thương xuyên giám sát sự biến động của tỷ giá đăc biệt khi có các bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới
Chế độ tỷ giá thả nổi
Ưu điểm
Tạo điều kiện để cạnh tranh bình đẳng
Phản ánh kịp thời các biến động, các xu thế kinh tế thế giới
Chính phủ thả nổi tỷ giả nên không cần có một quỹ bình ổn hối đoái tiết kiệm ngoại tệ phục vụ các mục đích khác
Nhược điểm
Nền kinh tế trong nước luôn chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc kinh tế thế giới
Nếu việc quản lý không chặt chễ có thể gây những cú sốc về cung cầu ngoại thương giả tạo
Độ rủi ro về biến động tỷ giá là rất cao
Mức biến động tỷ giá khó xác định trước trong chế độ tỷ giá này có thể gây những quy định vĩ mô sai lầm ảnh hưởng tới mức tăng trưởng kinh tế