1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

112 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 214,94 KB

Nội dung

Những điểm mới của đề tài tác giả đã nghiên cứu là: - Luận văn đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về rửa tiền và phòngchống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam - Thông qua

Trang 1

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

VŨ THỊ DIỆU HỒNG

Hà Nội - 2017

Trang 2

GI I PHÁP PHÒNG CH NG R A TI N QUA ẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA ỐNG RỬA TIỀN QUA ỬA TIỀN QUA ỀN QUA

H TH NG NGÂN HÀNG T I VI T NAM Ệ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ỐNG RỬA TIỀN QUA ẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Ệ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – B o hi m ảo hiểm ểm

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã s : 60340201 ố: 60340201

H và tên: Vũ Th Di u H ng ọ và tên: Vũ Thị Diệu Hồng ị Diệu Hồng ệu Hồng ồng

Ng ười hướng dẫn: TS Trần Thị Thu Thủy ướng dẫn: TS Trần Thị Thu Thủy i h ng d n: TS Tr n Th Thu Th y ẫn: TS Trần Thị Thu Thủy ần Thị Thu Thủy ị Diệu Hồng ủy

Hà N i - 2017 ội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị công tác.

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Thị Diệu Hồng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cùng Quý thầy cô của trườngĐại Học Ngoại Thương đã tạo điều kiện và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quýbáu trong quá trình giảng dạy giúp tác giả đã có suy luận mạch lạc và kiến thức tổngquát để hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Thu Thủy,người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả rất nhiệt tình trong suốt thời giannghiên cứu và hoàn thành luận văn

Bên cạnh đó, tác giả xin trân trọng cảm ơn các anh chị trong Cục phòng chốngrửa tiền, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc cung cấp

số liệu cần thiết cho đề tài tác giả đang nghiên cứu

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp làm việctại Ngân hàng HSBC Việt Nam, chi nhánh Hà Nội, nơi tác giả đang công tác, đã tạođiều kiện, hỗ trợ nhiệt tình giúp tác giả có cái nhìn chính xác hơn về thực tiễn vàcung cấp số liệu cần thiết cho đề tài

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự khuyến khích, quantâm và tạo điều kiện của những người thân trong gia đình, cũng như các bạn cùnglớp cao học K22B, đã tạo động lực to lớn để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứunày

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Thị Diệu Hồng

Trang 5

MỤC LỤC

L I CAM ĐOAN ỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG i

L I C M N ỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA ƠNG ii

DANH M C CÁC T VI T T T ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ừ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT v

DANH M C Đ TH ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ồ THỊ Ị - S Đ ƠNG Ồ THỊ vi

DANH M C B NG BI U ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA ỂU vi

TÓM T T K T QU NGHIÊN C U LU N VĂN ẮT ẾT TẮT ẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA ỨU LUẬN VĂN ẬN VĂN THẠC SĨ vii

L I M Đ U ỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Ở ĐẦU ẦU 1

CH ƯƠNG NG I: T NG QUAN V R A TI N VÀ PHÒNG CH NG ỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG ỀN QUA ỬA TIỀN QUA ỀN QUA ỐNG RỬA TIỀN QUA R A TI N ỬA TIỀN QUA ỀN QUA QUA H TH NG NGÂN HÀNG Ệ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ỐNG RỬA TIỀN QUA .5

1.1 T ng quan v r a ti n: ổng quan về rửa tiền: ề rửa tiền: ửa tiền: ề rửa tiền: 5

1.1.1.Đ nh nghĩa v ho t đ ng r a ti n ịnh nghĩa về hoạt động rửa tiền ề hoạt động rửa tiền ạt động rửa tiền ộng rửa tiền ửa tiền ề hoạt động rửa tiền .5

1.1.2.Đ c đi m c a ho t đ ng r a ti n ặc điểm của hoạt động rửa tiền ểm của hoạt động rửa tiền ủa hoạt động rửa tiền ạt động rửa tiền ộng rửa tiền ửa tiền ề hoạt động rửa tiền .10

1.1.3.H u qu c a v n n n r a ti n ậu quả của vấn nạn rửa tiền ả của vấn nạn rửa tiền ủa hoạt động rửa tiền ấn nạn rửa tiền ạt động rửa tiền ửa tiền ề hoạt động rửa tiền .16

1.2 R a ti n qua h th ng ngân hàng ửa tiền: ề rửa tiền: ệu Hồng ống ngân hàng 21

1.2.1.Các giai đo n r a ti n qua ngân hàng ạt động rửa tiền ửa tiền ề hoạt động rửa tiền .22

1.2.2.D u hi u nh n bi t r a ti n qua h th ng ngân hàng ấn nạn rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ậu quả của vấn nạn rửa tiền ết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng 23

1.3 H th ng ngân hàng và ph ệu Hồng ống ngân hàng ương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ ng th c phòng, ch ng r a ti n qua h ức phòng, chống rửa tiền qua hệ ống ngân hàng ửa tiền: ề rửa tiền: ệu Hồng th ng ngân hàng ống ngân hàng 27

1.3.1.Tính c p thi t c a phòng ch ng r a ti n qua h th ng ngân hàng ấn nạn rửa tiền ết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ủa hoạt động rửa tiền ống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng 27 1.3.2.H th ng ngân hàng ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng 28

1.3.3.Ph ương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ng th c phòng, ch ng r a ti n qua h th ng ngân hàng ức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng 30

1.3.4.H p tác qu c t trong công tác phòng, ch ng r a ti n ợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền ống ngân hàng ết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền .32

1.4 Phòng ch ng r a ti n m t s n ống ngân hàng ửa tiền: ề rửa tiền: ở một số nước trên thế giới và bài học kinh ội - 2017 ống ngân hàng ướng dẫn: TS Trần Thị Thu Thủy c trên th gi i và bài h c kinh ế giới và bài học kinh ớng dẫn: TS Trần Thị Thu Thủy ọ và tên: Vũ Thị Diệu Hồng nghi m cho Vi t Nam ệu Hồng ệu Hồng 34

1.4.1.Phòng ch ng r a ti n t i Mỹ ống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ạt động rửa tiền .34

1.4.2.Phòng ch ng r a ti n t i Singapore ống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ạt động rửa tiền .37

1.4.3.Phòng ch ng r a ti n Thái Lan ống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ở Thái Lan 39

1.4.4.Bài h c kinh nghi m cho Vi t Nam ọc kinh nghiệm cho Việt Nam ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 40

Trang 6

CH ƯƠNG NG II: TH C TR NG R A TI N VÀ PHÒNG CH NG R A TI N QUA ỰC TRẠNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA ẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ỬA TIỀN QUA ỀN QUA ỐNG RỬA TIỀN QUA ỬA TIỀN QUA ỀN QUA

H TH NG NGÂN HÀNG VI T NAM TRONG TH I GIAN QUA Ệ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ỐNG RỬA TIỀN QUA Ệ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 42

2.1 Th c tr ng r a ti n t i Vi t Nam ực trạng rửa tiền tại Việt Nam ạng rửa tiền tại Việt Nam ửa tiền: ề rửa tiền: ạng rửa tiền tại Việt Nam ệu Hồng 42

2.1.1 B i c nh kinh t xã h i d n đ n r a ti n ống ngân hàng ả của vấn nạn rửa tiền ết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ộng rửa tiền ẫn đến rửa tiền ết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền .42

2.1.2 Th c tr ng hành vi r a ti n t i Vi t Nam ực trạng hành vi rửa tiền tại Việt Nam ạt động rửa tiền ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 45

2.2 Th c tr ng ho t đ ng r a ti n qua h th ng ngân hàng Vi t Nam ực trạng rửa tiền tại Việt Nam ạng rửa tiền tại Việt Nam ạng rửa tiền tại Việt Nam ội - 2017 ửa tiền: ề rửa tiền: ệu Hồng ống ngân hàng ệu Hồng 48

2.2.1 Các d u hi u r a ti n qua h th ng ngân hàng Vi t Nam ấn nạn rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 48

2.2.2 Các ph ương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ng th c r a ti n qua h th ng ngân hàng Vi t Nam ức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 51

2.3 Th c tr ng phòng ch ng r a ti n qua h th ng ngân hàng Vi t Nam ực trạng rửa tiền tại Việt Nam ạng rửa tiền tại Việt Nam ống ngân hàng ửa tiền: ề rửa tiền: ệu Hồng ống ngân hàng ệu Hồng 54 2.3.1 Các bi n pháp phòng ch ng r a ti n qua h th ng ngân hàng ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng Vi t Nam ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 54

2.3.2 Phòng ch ng r a ti n t i ngân hàng TNHH MTV HSBC Vi t Nam ống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 62 2.4 Đánh giá v ho t đ ng phòng ch ng r a ti n qua h th ng ngân ề rửa tiền: ạng rửa tiền tại Việt Nam ội - 2017 ống ngân hàng ửa tiền: ề rửa tiền: ệu Hồng ống ngân hàng hàng th i gian qua ời hướng dẫn: TS Trần Thị Thu Thủy 70

2.4.1 Nh ng thành t u đ t đ ững thành tựu đạt được ực trạng hành vi rửa tiền tại Việt Nam ạt động rửa tiền ượp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền 70 c 2.4.2 Nh ng h n ch còn t n t i ững thành tựu đạt được ạt động rửa tiền ết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ồn tại ạt động rửa tiền .71

2.4.3 Nguyên nhân c a nh ng h n ch trên ủa hoạt động rửa tiền ững thành tựu đạt được ạt động rửa tiền ết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 74

CH ƯƠNG NG III: CÁC GI I PHÁP PHÒNG CH NG R A TI N QUA H TH NG ẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA ỐNG RỬA TIỀN QUA ỬA TIỀN QUA ỀN QUA Ệ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ỐNG RỬA TIỀN QUA NGÂN HÀNG VI T NAM Ệ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 79

3.1 Đ nh h ị Diệu Hồng ướng dẫn: TS Trần Thị Thu Thủy ng phát tri n chính sách ti n t và c i cách h th ng ngân ển chính sách tiền tệ và cải cách hệ thống ngân ề rửa tiền: ệu Hồng ải cách hệ thống ngân ệu Hồng ống ngân hàng hàng 79

3.1.1 Đ nh h ịnh nghĩa về hoạt động rửa tiền ướng phát triển chính sách tiền tệ, thị trường vốn ng phát tri n chính sách ti n t , th tr ểm của hoạt động rửa tiền ề hoạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ịnh nghĩa về hoạt động rửa tiền ường vốn ng v n ống ngân hàng 79

3.1.2 C i cách h th ng Ngân hàng th ả của vấn nạn rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng ương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ng m i ạt động rửa tiền .80

3.1.3 Đ nh h ịnh nghĩa về hoạt động rửa tiền ướng phát triển chính sách tiền tệ, thị trường vốn ng phòng ch ng r a ti n cho h th ng ngân hàng Vi t ống ngân hàng ửa tiền ề hoạt động rửa tiền ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ống ngân hàng ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Nam 80 3.2 Tình hình r a ti n qua h th ng ngân hàng Vi t Nam trong th i gian ửa tiền: ề rửa tiền: ệu Hồng ống ngân hàng ệu Hồng ời hướng dẫn: TS Trần Thị Thu Thủy t i ớng dẫn: TS Trần Thị Thu Thủy 81 3.2.1 Tình hình th gi i ết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ớng phát triển chính sách tiền tệ, thị trường vốn 81

3.2.2 Tình hình Vi t Nam ệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 82

3.3 Gi i pháp phòng ch ng r a ti n qua h th ng Ngân hàng t i Vi t ải cách hệ thống ngân ống ngân hàng ửa tiền: ề rửa tiền: ệu Hồng ống ngân hàng ạng rửa tiền tại Việt Nam ệu Hồng Nam83

Trang 7

3.3.1 Các gi i pháp dành cho Chính ph ả của vấn nạn rửa tiền ủa hoạt động rửa tiền 83 3.3.2 Các gi i pháp dành cho Ngân hàng Nhà n ả của vấn nạn rửa tiền ướng phát triển chính sách tiền tệ, thị trường vốn 89 c 3.3.3 Các gi i pháp dành cho Ngân hàng th ả của vấn nạn rửa tiền ương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ng m i ạt động rửa tiền .93

K T LU N ẾT TẮT ẬN VĂN THẠC SĨ 98 TÀI LI U THAM KH O Ệ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

T VI T T T Ừ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT TI NG ANH ẾT TẮT TI NG VI T ẾT TẮT Ệ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

ADB The Asian development

bank

Ngân hàng phát tri n Châu ển Châu Á

AML Anti money laundering Phòng ch ng r a ti nống rửa tiền ửa tiền ền

BSA Bank secrecy act Lu t bí m t ngân hàngật bí mật ngân hàng ật bí mật ngân hàng

CDD Customer due diligence Các yêu c u chú ý xác đáng ầu chú ý xác đáng

khách hàng

FATF

Financial action task force on money laundering

L c lực lượng đặc nhiệm tài ượng đặc nhiệm tài ng đ c nhi m tài ặc nhiệm tài ệm tài chính v ch ng r a ti nền ống rửa tiền ửa tiền ền

FBI Federal bereau of

investigation

C c đi u tra liên bang Hoa ục điều tra liên bang Hoa ềnKỳ

IMF International monetary

fund Quỹ ti n t Qu c Tền ệm tài ống rửa tiền ếKYC Know your customer Th t c nh n bi t khách ủ tục nhận biết khách ục điều tra liên bang Hoa ật bí mật ngân hàng ế

hàng

PEP Political exposure

Trang 8

DANH MỤC ĐỒ THỊ - SƠ Đ

Đ th 2.1 S lị ống rửa tiền ượng đặc nhiệm tài ng báo cáo giao d ch đáng ng nhân viên HSBC báo cáo lênị ờng chứng khoánngân hàng trong th i gian quaờng chứng khoán 70

Y

S đ 2.1 Quy trình báo cáo ho t đ ng b t thơng mại ại ộng bất ất ường chứng khoánng c a nhân viên ngân hàngủ tục nhận biết khách 69

DANH M C B NG BI U ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA ỂU

B ng 1.1: Phân lo i các khách hàng có nghi v n đ n ho t đ ng r a ti nả nhân có ảnh hưởng ại ất ế ại ộng bất ửa tiền ền 31

B ng 2.1: S lả nhân có ảnh hưởng ống rửa tiền ượng đặc nhiệm tài ng các v án đục điều tra liên bang Hoa ượng đặc nhiệm tài c đem ra truy t , xét x theo đi uống rửa tiền ửa tiền ền 48

250 B Lu t hình sộng bất ật bí mật ngân hàng ực lượng đặc nhiệm tài 48

B ng 2.2: S lả nhân có ảnh hưởng ống rửa tiền ượng đặc nhiệm tài ng báo cáo giao d ch đáng ng đị ờng chứng khoán ượng đặc nhiệm tài c th ng kê theo bi u hi n ống rửa tiền ển Châu ệm tài

Trang 9

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu luận văn, tác giả đã đưa ra và giải quyếtđược vấn đề mà tác giả đã đề cập đến: đó chính là thực trạng và giải pháp phòngchống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu luận văn được chia thành 3 phần chính sau đây:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống được cơ sở lý luận về hoạt động rửa tiền, tácđộng của nó đến nền kinh tế xã hội Bên cạnh đó cũng đưa ra được quy trình và cácphương thức rửa tiền hiện nay và các kinh nghiệm quý báu từ một số quốc gia đãđạt được những thành công nhất định trong cuộc chiến chống rửa tiền này

Thứ hai, luận văn đã phân tích được thực trạng rửa tiền và công tác phòngchống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nóiriêng trong thời gian vừa qua Thông qua đó, luận văn đưa ra được những tồn tạiđang diễn ra trong công tác phòng chống rửa tiền cần phải giải quyết triệt để trongthời gian tới

Cuối cùng, luận văn đã dựa vào tình hình thực tế và những tồn tại đã tìm hiểu

kĩ bên trên để đưa ra các nhóm giải pháp dành cho các đối tượng khác nhau trongcông cuộc phòng chống rửa tiền đó là: Nhà nước, Ngân hàng nhà nước và ngânhàng thương mại

Những điểm mới của đề tài tác giả đã nghiên cứu là:

- Luận văn đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về rửa tiền và phòngchống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam

- Thông qua việc nghiên cứu kĩ thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền của

hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng HSBC Việt Nam nói riêng,tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng chốngrửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam qua ba nhóm đối tượng cụ thể ở ba vị tríkhác nhau trong cuộc chiến chống rửa tiền này

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động ngân hàng ngày nay, trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, khôngnhững chịu áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tộiphạm liên quan đến hoạt động ngân hàng, trong đó nổi bật nhất là tội phạm rửa tiền.Rửa tiền là một loại tội phạm xuất hiện từ rất lâu đời và là một khâu quan trọngtrong quá trình hoạt động tội phạm, nhằm che đậy, xóa nhòa nguồn gốc bất hợppháp của những thu nhập có được từ hoạt động phạm tội.Vụ rửa tiền đầu tiên đượcbiết đến tại Hoa Kỳ vào năm 1920, cho tới nay hầu hết các nước trên thế giới đềuxuất hiện hành vi này với các mức độ khác nhau và ngày càng có xu hướng giatăng Không những vậy, hoạt động rửa tiền càng ngày càng tinh vi và khó bị pháthiện hơn Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay ngoài việc phải đối phó vớicác khoản tiền bất hợp pháp được tẩy rửa trong nước, còn phải đối phó với nguy cơ

bị các tổ chức tội phạm quốc tế sử dụng thị trường tài chính Việt Nam như mộtmiền đất hứa của việc rửa tiền cho các hoạt động bất hợp pháp Việt Nam là mộtquốc gia hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động rửa tiền như: nền kinh tếcòn sử dụng nhiều tiền mặt; hệ thống pháp luật còn nhiều lỗ hổng, đặc biệt là luậtchống rửa tiền; đang cần nhiều vốn đầu tư cho nền kinh tế đang phát triển Rửa tiềnthường gắn liền với một hoặc nhiều hoạt động tội phạm tại nước đó Do vậy hậuquả nạn rửa tiền đem đến cho nền kinh tế xã hội vô cùng nghiêm trọng, có thể pháhủy nền kinh tế, an ninh và gây ra những hậu quả xấu cho xã hội; không những vậy

nó còn khuyến khích các hoạt động tài trợ khủng bố, buôn bán ma túy, tham nhũng

và kéo theo rất nhiều các hoạt động phạm tội khác, đồng thời nó có thể làm tăngnguy cơ phá sản của các ngân hàng, làm sai lệch quá trình hoạch định chính sáchkinh tế vĩ mô và làm mất đi vai trò kiểm soát các chính sách của Chính phủ Chính

vì vậy có thể nói, nạn rửa tiền không chỉ là vấn đề của các cơ quan thực thi phápluật mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng lên nền an ninh của một quốc gia

Vì những lý do trên, phòng chống rửa tiền đang là một yêu cầu cấp bách đốivới nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Việt Nam cần đánh giá đúngthực trạng rửa tiền hiện nay nhằm hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra, bên cạnh

Trang 11

đó hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng cần có những biện pháp nhận biết và phòngchống hoạt động rửa tiền để chung sức với Nhà nước trong cuộc chiến đấu này Vớimong muốn đóng góp các ý kiến vào cuộc đấu tranh chống rửa tiền đầy gian khónày, nhằm từng bước làm ổn định kinh tế xã hội, làm trong sạch hệ thống tài chính

của nước nhà, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG

RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM”

2 Tình hình nghiên cứu

Thời gian gần đây, Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về rửa tiềntại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Có thể kể đếncác công trình nghiên cứu như:

- Luận văn Cử nhân kinh tế: “Rửa tiền và chống rửa tiền – hiện tượng, giảipháp của các nước trên thế giới và Việt Nam” năm 2003 của tác giả: Nguyễn ThịThu Trang, Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Luận văn này đã phân tích được về hiện tượng rửa tiền và hoạt động phòngchống rửa tiền của một số nước trên thế giới trong khoảng thời gian mà hành vi rửatiền và hoạt động phòng chống rửa tiền chưa thực sự phổ biến và được nhiều ngườibiết đến tại Việt Nam Đó là một ưu điểm rất lớn của luận văn Từ việc phân tíchbản chất vấn đề, nghiên cứu thực trạng hoạt động, tác giả đã cố gắng phân tích từcác giải pháp của các nước phát triển trên thế giới, ứng dụng vào Việt Nam Tuynhiên, các giải pháp chưa thực sự hiệu quả và cụ thể với nền kinh tế Việt Nam nóichung và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói riêng

- Luận văn Cử nhân kinh tế: “Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ và bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam” năm 2010 của tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh, Đạihọc Ngoại Thương Hà Nội

Luận văn này đã nêu rõ được thực trạng về hoạt động phòng chống rửa tiền ở

Mỹ, qua đó đưa ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nhưng luận vănchưa nêu rõ được các bài học kinh nghiệm có tính ứng dụng cao cho ngành ngânhàng mà chỉ nói chung chung về bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chungtrong một số ngành nghề dựa trên các hoạt động phòng chống rửa tiền tại nước Mỹ

Trang 12

Mỹ là một cường quốc trên thế giới, vì thế có rất nhiều điểm khác biệt và hiện đạihơn so với Việt Nam Chỉ từ thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền tại Mỹ đểrút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thực sự chưa mang lại kết quả có tính ứngdụng cao như tác giả mong muốn.

- Tiểu luận kinh tế: “Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền – Thiênđường Thuế” năm 2013 của nhóm tác giả: Trần Phương Linh, Trần Văn Lợi,Nguyễn Thị Kim Ngọc, Lê Nguyễn Quốc Trung, Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh

Tiểu luận này đã được nhóm tác giả phân tích kĩ về hoạt động rửa tiền vàphòng chống rửa tiền nói chung và tại Việt Nam nói riêng Bên cạnh việc đưa rathực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới, cụ thể là tạimột số Thiên đường thuế trên thế giới, nơi xảy ra dễ nhất các hoạt động rửa tiềnnày, các tác giả đã đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nhưngcũng như khóa luận trên, các tác giả chưa phân tích được thực trạng cụ thể hoạtđộng phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng cũng như chưa đưa được nhiềubài học kinh nghiệm thực tiễn cho hoạt động phòng chống rửa tiền này

Đối với việc nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp để phòng chống rửatiền của Việt Nam nói chung và qua hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng chưathấy có nhiều đề tài nghiên cứu thực sự sâu sắc và có kết quả tốt Hoạt động rửa tiềndiễn ra chủ yếu qua hệ thống ngân hàng tuy nhiên lại chưa có công trình nghiên cứunào thực sự phân tích cụ thể thực trạng của hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệthống ngân hàng tại Việt Nam, qua đó đưa ra được các giải pháp phòng chống rửatiền chỉ qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thay vì cả nền kinh tế Việt Nam nhưmột số công trình nghiên cứu trước đó Vì vậy, căn cứ những kết quả đã tìm hiểu,tác giả nhận thấy đề tài của mình không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu khác.Hơn nữa, qua việc nghiên cứu thông qua thực tế phòng chống rửa tiền của ngânhàng TNHH MTV HSBC Việt Nam nơi tác giả đang công tác, tác giả muốn đưa ranhững bài học và giải pháp thiết thực cho các Ngân hàng thương mại Việt Namtrong thời gian tới

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 13

Trên cơ sở những lý luận cơ bản về rửa tiền và phòng chống rửa tiền, luận vănnhằm mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thốngngân hàng Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạtđộng này.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thốngngân hàng tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu tại hệ thống ngân hàng Việt Nam

từ năm 2013 đến năm 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằmtận dụng được hết các tính ưu việt của từng loại phương pháp Cụ thể là phươngpháp thống kê, phân tích, phương pháp tổng hợp dữ liệu thứ cấp

6 Kết cấu của luận văn

Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 phần:

- Phần 1: phần mở đầu, giới thiệu đề tài và trình bày những vấn đề liên quan đến phương pháp luận trong nghiên cứu

- Phần 2: phần nội dung của đề tài được trình bày thành 3 chương:

Chương I: Tổng quan về rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngânhàng

Chương II: Thực trạng rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngânhàng Việt Nam

Chương III: Các giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàngViệt Nam

- Phần 3: phần kết luận nêu một cách khái quát những nội dung đề tài nghiêncứu và những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu

Trang 14

Vấn đề nghiên cứu của đề tài khá phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực nênkhóa luận không tránh khỏi thiếu sót và mang tính chủ quan của người viết, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thiện vàmang tính thực tiễn hơn.

Xin chân thành cảm ơn

Trang 15

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG

RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1.1 Tổng quan về rửa tiền:

Trước khi đi sâu về tìm hiểu các biện pháp phòng chống rửa tiền, chúng ta cầntìm hiểu thế nào là rửa tiền và tại sao chúng ta lại cần phòng chống rửa tiền Vì thếtrong phân mục này tác giả sẽ cố gắng đưa ra cho bạn đọc một cái nhìn khái quátnhất về thế nào là rửa tiền, đặc điểm của hoạt động rửa tiền và những hậu quả mànạn rửa tiền mang lại

1.1.1 Định nghĩa về hoạt động rửa tiền.

Rửa tiền là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạmpháp nhằm đem lại những lợi nhuận kếch xù Tội phạm tài chính bao gồm nhưngkhông giới hạn: Hối lộ và tham nhũng, rửa tiền, tài trợ khủng bố, tội phạm có tổchức, buôn người, tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt, trốn thuế và buôn bán bất hợppháp như ma túy Dấu hiệu rửa tiền đã có từ 4000 năm trước Công Nguyên: cácthương nhân Trung quốc đã che giấu tài sản thực có của mình để tránh bị phát hiện

và sung công Tuy nhiên phải đến tận thế kỷ XX thì thuật ngữ “rửa tiền” mới được

sử dụng rộng rãi Lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ bêbối tài chính Watergate nổi tiếng nước Mỹ, nhưng phải đợi 5 năm sau đó thuật ngữ

“rửa tiền” mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án

Mỹ Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong những năm gần đây bởi tính phổ biến vàảnh hưởng sâu rộng của chúng

Rửa tiền được hiểu một cách chung nhất là hành vi phạm tội hoặc cố tìnhphạm tội để che giấu hoặc ngụy trang thông tin xác định của các khoản thu có đượcmột cách phi pháp, để chúng tỏ ra là có nguồn gốc hợp pháp Rửa tiền là cách thứctiến hành xử lý các khoản thu được từ hoạt động bất chính hay tiền “bẩn” thông quamột loạt các giao dịch, bằng cách này tiền sẽ được “rửa sạch” để trông có vẻ là cáckhoản thu được từ những hoạt động hợp pháp

Định nghĩa pháp lý đầu tiên về rửa tiền được xác định trong công ước Vienna

về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988 của

Trang 16

Liên hợp quốc: yêu cầu các nước thành viên nghiên cứu đưa vào Luật của nướcmình: “Rửa tiền là hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản

đó đã thu được từ buôn bán ma túy hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tộivới mục đích che giấu nguồn tài sản hoặc giúp người khác thực hiện các hành vitrên, trốn tránh trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình” Đến tháng 12/2000khi Công ước Parlemo về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên HợpQuốc được ký kết về vấn đề tội phạm có tổ chức và tội phạm rửa tiền được xác địnhđầy đủ, cụ thể hơn: “Rửa tiền là hành vi:

- Hoán chuyển hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từnhững hành vi phạm tội, hoặc

- Tham gia vào hành vi nhằm mục đích giấu diếm hoặc che đậy nguồn gốc phipháp của tài sản hoặc tiếp tay cho bất kì cá nhân nào tham gia vào hành vi này, hoặc

- Giấu diếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt,

sự chuyển dịch các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản khi biếtrằng tài sản có được từ hành vi phạm tội, hoặc

- Có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận nó đãbiết rằng tài sản này có được từ hành vi phạm tội.”

Theo Tổ chức chống rửa tiền quốc tế - FATF (Finance Action Task Force):Rửa tiền là việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật;việc có ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển hay chuyển quyền

sở hữu tài sản phạm pháp; việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp.Theo Mục 1 Điều 3 của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP Ngày 07/06/2005 củaChính Phủ về phòng, chống rửa tiền: “Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìmcách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động:

 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tàisản do phạm tội mà có;

 Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vậnchuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;

Trang 17

 Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệphoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bảnchất thực sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản

do phạm tội mà có”

Vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi: Những đối tượng nào tham gia vào hành virửa tiền này? Câu trả lời đơn giản nhất là bọn tội phạm Nhưng trên thực tế, câu trảlời này không phản ánh được hoàn toàn sự thật Vì người ta có thể tìm thấy hành virửa tiền ở mọi khía cạnh của cuộc sống Thực tế có thể có những hành vi rất đơngiản, có những hành vi lại hết sức tinh vi: từ việc buôn lậu, trốn thuế, gửi tiền vàongân hàng, đặt cược đua ngựa đến việc thông qua các công cụ tài chính hết sứchiện đại Chúng ta có thể liệt kê ra các hành vi dễ bị lợi dụng để “rửa tiền” như:Mua bán chứng khoán; Mua bán, đầu tư bất động sản; Đầu tư qua cổ phần hóadoanh nghiệp; Thành lập công ty ma, công ty sân sau, công ty đầu tư; Thông quacasino, các hoạt động vui chơi có thưởng; thừa kế tài sản để khoanh vùng giámsát, điều tra Chúng ta cũng có thể thanh lọc các hoạt động như: Đầu tư (số tiền, tỷ

lệ, tỷ suất đầu tư); Lỗ đầu tư (thời gian, số tiền chịu lỗ); Phá sản doanh nghiệp (tìnhhình, thời gian, số tiền phá sản); kinh doanh nhà hàng, du lịch, khách sạn để xácđịnh hành vi /“rửa tiền”… Chúng ta có thể điểm danh các đối tượng như: Ngườinước ngoài (thực hiện các giao dịch mở - đóng tài khoản chuyển tiền, mua bándoanh nghiệp, ); Các quan chức dễ bị mua chuộc, tham ô, tham nhũng, có tài sản

và tiền gửi lớn…; Các đối tượng tội phạm có tiền án tiền sự (buôn bán ma túy, trộmcắp) để thường xuyên theo dõi, phát hiện kịp thời các hành vi bất thường cấuthành tội phạm “rửa tiền” Tuy nhiên thực tế cho thấy tội phạm rửa tiền không chỉ lànhững tên chủ mưu rửa tiền mà cả những đối tượng giúp đỡ để một tên tội phạmthực hiện hành động đó Điều này có nghĩa là nếu các luật sư, các kế toán, thậm chí

là các ông chủ ngân hàng cho phép ai đó rửa tiền thông qua các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp mình thì họ cũng đang bị quy tội là tham gia rửa tiền.Trong rất nhiều trường hợp, nhiều người không phải là tội phạm cũng không phải làdoanh nhân đều có nguy cơ trở thành tội phạm rửa tiền nếu họ nắm giữ hộ, chứachấp tiền hoặc tài sản thu được từ các vụ rửa tiền Ví dụ đơn giản như bạn gái hoặc

Trang 18

vợ của một tên tội phạm biết hoặc có nghi ngờ bạn trai hay chồng của mình muanhà, mua xe, mua đồ trang sức, chu cấp cho mình bằng nguồn tài chính phi phápcũng bị trở thành tội phạm rửa tiền Đối tượng cuối cùng bị coi như tội phạm rửatiền chính là những người lên kế hoạch giúp bọn tội phạm đưa ra các phương thức,kich bản rửa tiền; cho dù họ không hề tham gia vào kế hoạch đó Ví dụ như một kếtoán, một nhân viên ngân hàng, một tư vấn tài chính có thể gợi ý cho bọn rửa tiềnmột ý tưởng để trốn thuế thì chính những người này cũng bị coi là tội phạm rửatiền

Rửa tiền là “chuyển trốn tư bản” hay còn gọi là “vốn bay” (flight capital).Flight capital là vốn được rút một cách cấp tốc khỏi một nước Rửa tiền còn đượchiểu là “tiền nóng”, là tiền được chuyển từ một địa điểm này đến một địa điểm khác

có thể do sự lo ngại về các chính sách của chính phủ, hoặc do sự mất lòng tin vàochính phủ khi tại nước đó xảy ra những biến động về kinh tế, chính trị Liên quantrực tiếp việc rửa tiền, đó là Smurfing (Smurf) Smurf là những nhân vật giúpchuyển tiền từ một tổ chức này sang tổ chức khác, hoặc từ quốc gia này sang quốcgia khác Hoạt động của các Smurf thường liên quan đến người cầm đầu, gọi làPapa Smurf, người trực tiếp chỉ đạo các Smurf gửi tiền thu được từ buôn bán ma túytại các ngân hàng với số lượng nhỏ hơn số lượng tối thiểu mà các tổ chức tài chínhđược yêu cầu phải báo cáo

Vậy lại một câu hỏi nữa được đặt ra là lý do gì khiến bọn tội phạm cần phảirửa tiền? Theo thống kê trên thực tế có ba loại tội phạm cơ bản Thứ nhất là tộiphạm vì tình hay vì danh dự, thứ hai là tội phạm phá hoại mang tính bạo lực và cuốicùng là tội phạm kinh tế Thực tế đa số là tội phạm kinh tế, chúng phạm tội vì tiền.Đối tượng này có hai lý do để phạm tội: một là do bị kích động, tức là chúng muốnchứng minh rằng chúng có thể làm được việc đó và bỏ trốn ngay sau khi phạm tội;hai là vì cho rằng nếu phạm tội thì sẽ có nhiều tiền hơn là bằng cách nỗ lực kiếmtiền đàng hoàng theo đúng pháp luật Sau khi kiếm được tiền thông qua việc phạmtội, bọn chúng sẽ có ba mục đích sử dụng tiền: trực tiếp đưa vào một vụ phạm tộikhác, gửi tiết kiệm để chứng minh nguồn gốc sạch của đồng tiền và trực tiếp đưatiền sạch vào các kế hoạch đầu tư hợp lệ Hoạt động rửa tiền không chỉ xảy ra ở các

Trang 19

quốc gia có Luật Bí mật ngân hàng; có những quy định về tài chính, luật pháp lỏnglẻo; các quan chức, nhân viên của các tổ chức tín dụng dễ bị mua chuộc… mà rửatiền còn thường xuyên xảy ra tại các quốc gia có Luật Phòng chống rửa tiền cực kỳnghiêm ngặt như Mỹ và Anh Trong các phương pháp điều tra, phương pháp hiệuquả nhất là phương pháp điều tra “theo dấu đồng tiền”, vì thế bọn tội phạm luônmong muốn dịch chuyển đồng tiền bẩn ban đầu đi xa nhanh nhất có thể để “xóa dấuđồng tiền” trước khi bị phát hiện bởi các điều tra viên Hành vi rửa tiền thường rất

đa dạng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Khi khoa học công nghệ ngàycàng phát triển thì hành vi này càng ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn Tùythuộc vào điều kiện phát triển kinh tế cũng như đặc điểm xã hội và hệ thống luậtpháp của từng quốc gia mà bọn tội phạm sẽ sử dụng phương thức rửa tiền phù hợp

Ví dụ hầu hết các giao dịch ở Mỹ đều được thực hiện qua thẻ thanh toán, qua hệthống ngân hàng nên tội phạm rửa tiền muốn rửa được tiền cũng phải tìm cách láchluật đưa tiền qua hệ thống ngân hàng Nhưng ngược lại, ở Việt Nam thì nền kinh tế

là nền kinh tế tiền mặt, các giao dịch tiền mặt hầu hết đều chưa được kiểm soátnguồn gốc đồng tiền nên tội phạm có rất nhiều cơ hội dùng tiền mặt bất hợp pháp đểđầu tư bất động sản, chứng khoán, mua các tài sản giá trị lớn như đồng hồ, trangsức… Càng ngày tội phạm càng có nhiều ngành nghề và lĩnh vực để lợi dụng thựchiện hành vi phạm tội Có lẽ hình thức sơ khai nhất của hành vi rửa tiền là việc rửatiền qua việc cá độ tại các trường đua ngựa, các trò xổ số, rồi đến các sòng bạc,casino… nhưng tinh vi và phức tạp nhất hiện nay là rửa tiền qua hệ thống ngânhàng, qua các công cụ và thị trường tài chính khác nhau như chứng khoán, bất độngsản Có thể nhận thấy một cách dễ dàng là hoạt động rửa tiền ít có xu hướng dựavào tiền mặt mà lại hay chuyển qua dùng các công cụ khác nhau trên thị trường tàichính như: chứng khoán, bất động sản hoặc hình thức hàng đổi hàng (ví dụ như matúy đổi lấy vũ khí) Số lượng tiền bẩn cần phải rửa càng ngày càng nhiều khiến chohành vi rửa tiền không dừng lại là hành vi của các cá nhân nữa mà nó còn là hành vicủa cả một ngành công nghiệp rửa tiền Đội ngũ chủ chốt của ngành công nghiệpnày càng ngày càng đa dạng ngành nghề như luật sư, người giao dịch chứng khoán,người mua bán bất động sản, cố vấn thuế, kế toán,… Càng ngày cỗ máy này càng

Trang 20

biến tướng và xâm nhập vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề có uy tín trong

xã hội như các ngân hàng lớn, các hiệp hội thể thao, các cơ quan văn hóa, thậm chí

là các tổ chức từ thiện Việc đó khiến cho việc nhận biết và phát hiện hành vi phạmtội càng ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết

Bên cạnh đó, các nước trên thế giới trong những năm gần đây tham gia hộinhập với tốc độ nhanh chóng, tiến độ mở cửa kinh tế đã tăng vọt trong thời gianngắn Các thị trường tài chính đặc biệt là thị trường vốn trở nên thông thoáng hơn,nên số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã tăng từ 6.800 tỷ USD năm 1990 lên đến19.900 tỷ USD năm 2005 Có thể thấy càng xuất hiện nhiều loại hình tài chính thìcàng có nhiều cơ hội cho bọn tội phạm rửa tiền hợp thức hóa nguồn gốc cho nhữngđồng tiền phi pháp

Một khía cạnh nữa là sự cạnh tranh thu hút vốn giữa các quốc gia và các công

ty phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các định chế tài chính trung gian khácngày càng trở nên căng thẳng và khó khăn Hậu quả sẽ có những công ty chứngkhoán hoặc ngân hàng sẵn sàng nhận những số tiền lớn mà bọn tội phạm cần rửa màkhông cần quan tâm đến nguồn gốc của chúng có hợp pháp hay không

Ngày nay chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới vô cùng hiện đại

và công nghệ thông tin được phát triển vượt bậc Mạng Internet phát triển khôngngừng là cơ hội rất lớn cho các giao dịch qua mạng phát triển theo Rất nhiều trangweb thương mại cho phép con người tiến hành giao dịch và thanh toán mà khôngcần phải cung cấp các thông tin cá nhân Điều này càng dẫn đến việc các cơ quanchức năng khó lòng tìm ra dấu vết của bọn tội phạm Có thể thấy được việc rửa tiềnqua mạng Internet đang diễn ra dễ dàng và phổ biến mà ít khi để lại dấu vết

Nói tóm lại, nạn rửa tiền đang ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn thế giới,xâm lấn vào nhiều lĩnh vực trong đời sống với tốc độ rất nhanh Trong phần tới,chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của hoạt động rửa tiền để có được cái nhìnbao quát hơn

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động rửa tiền

1.1.2.1 Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền

Trang 21

Để rửa tiền, quy trình biến những đồng tiền phi pháp thành những đồng tiềnhoặc hàng hóa có bề ngoài hợp pháp của những kẻ rửa tiền đều qua các khâu sắpđặt, phân loại và hòa nhập Cụ thể:

- Giai đoạn 1: Sắp đặt (Placement) - Đây là quá trình sắp đặt các nguồn tiềnbất hợp pháp vào hệ thống tài chính, thông thường qua một tổ chức tài chính “Sắpđặt” được coi là thao tác đầu tiên của hoạt động rửa tiền nhằm chuyển đổi các khoảntiền do phạm tội mà có sang các hình thức hợp pháp khác và đưa vào các chu trìnhkinh tế tài chính Tội phàm tìm cách đưa các khoản tiền phi pháp vào hệ thống tàichính để chuẩn bị cho các bước tiếp theo Việc này có thể được thực hiện bằng cáchgửi tiền vào một tài khoản ngân hàng, chia nhỏ các khoản tiền, gửi dần vào một haynhiều định chế tài chính Việc đổi tiền từ đồng tiền này sang đồng tiền khác có thểxảy ra ở giai đoạn này Ngoài ra, các khoản tiền phi pháp có thể được chuyển đổithành các công cụ tài chính khác để đánh lạc hướng sự chú ý của các cơ quan chứcnăng Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất với bon tội phạm vì tiền và tài sản cóđược là bất hợp pháp và đang bị các cơ quan điều tra theo dõi Mục đích của bướcnày là biến đổi hình thái ban đầu của các khoản thu nhập phạm pháp và tách chúng

ra khỏi tổ chức tội phạm nhằm tránh sự chú ý của các cơ quan chức năng Thủ đoạnphổ biến nhất trong giai đoạn này là chia tiền bẩn ra thành các khoản nhỏ để gửinhiều lần vào các ngân hàng nhằm mục đích vượt qua cửa đầu tiên là số lượng tiềntối thiểu cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc Ngoài ra còn có các thủ đoạn khácnhư mua các hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài

- Giai đoạn 2: Phân loại (chia nhỏ) (layering): Quá trình này chia tách nguồntiền bất hợp pháp khỏi nguồn gốc của nó bằng cách sử dụng một loạt các giao dịchtài chính để làm "trong sạch" đồng tiền một cách hợp pháp Tại thời điểm này, cáckhoản tiền, chứng khoán hoặc hợp đồng bảo hiểm được chuyển đổi hoặc chuyểnsang các tổ chức khác nhằm tiếp tục tách chúng ra khỏi nguồn gốc phạm tội Nhữngkhoản tiền này cũng có thể được chuyển đi dưới bất kỳ một dạng công cụ có thểchuyển nhượng cho người khác để lấy tiền như séc, lệnh chuyển tiền… ở nhiềunước và vùng lãnh thổ khác nhau Hàng ngàn thao tác nghiệp vụ được thực hiện làmcho đồng tiền được chuyển dịch khắp nơi, quay vòng nhiều lần để xóa đi dấu vết tội

Trang 22

phạm, cắt đứt một cách giả tạo mối liên hệ giữa tổ chức tội phạm và tài sản Những

kẻ rửa tiền cũng có thể ngụy trang việc chuyển tiền dưới hình thức thanh toán tiềncho hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc chuyển kinh phí vào một công ty trá hình Bọn rửatiền cũng thường cố gắng che giấu đầu mối của số tiền lớn qua các hoạt động phạmpháp muốn rửa những số tiền lớn thường tìm đến các quốc gia có hệ thống luậtdoanh nghiệp thông thoáng, hệ thống pháp luật về bảo mật ngân hàng ít khắc khehoặc những quy định về phòng chống rửa tiền còn lỏng lẻo để thành lập các công typhục vụ cho hoạt động rửa tiền Các sòng bạc cũng trở thành nơi lý tưởng để rửa tiền

vì tại một số nước việc kinh doanh sòng bạc không bị cấm, các sòng bạc lại có thểchấp nhận tiền mặt sử dụng nhiều Khi thắng bạc, bọn tội phạm dễ ràng rút séc tạicác ngân hàng của sòng bạc đó và số tiền thắng bạc cũng có thể được coi là hợppháp

- Giai đoạn 3: Hòa nhập (Intergration): Đây là giai đoạn cuối cùng trong quytrình “rửa tiền” Tiền bẩn được hòa nhập vào trong nền kinh tế chính thống Sau khitiền “bẩn” trở nên tương đối “sạch” thì bọn tội phạm bắt đầu đầu tư một cách hợppháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các hình thức như vốn đầu tư cho cácdoanh nghiệp, các khoản vay cá nhân, các cổ phiếu, tín phiếu, bất động sản Việcđầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị cho đồngtiền của bọn tội phạm, trộn lẫn những đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp vào vớinhau Những kẻ rửa tiền tập trung thu hồi tiền về từ các tài khoản nhưng không làmcho các cấp chính quyền nghi ngờ hay chính là việc sử dụng các giao dịch có vẻhợp pháp để che đậy nguồn tiền bất hợp pháp Chúng có thể thực hiện việc nàybằng cách mua tài sản như bất động sản, chứng khoán hoặc công cụ tài chính kháchoặc mua hàng xa xỉ Đây cũng là công đoạn khó khăn nhất để có thể xác định hành

vi cấu thành tội phạm trong tội “rửa tiền” Nên nếu bọn tội phạm tiến hành rửa tiềncàng qua nhiều giai đoạn thì các cơ quan chức năng càng khó khăn trong việc tìm radấu vết của tiền “bẩn”

1.1.2.2 Các phương thức rửa tiền

Trong giai đoạn kinh tế phát triển hội nhập ngày nay, hoạt động rửa tiền đượcphát triển toàn diện, về cả phạm vi, quy mô, hình thức, nội dung rửa tiền Bọn tội

Trang 23

phạm rửa tiền sẽ tùy theo mức độ và môi trường pháp lý của mỗi quốc gia mà sửdụng các phương thức khác nhau để rửa tiền Sau đây là lần lượt các phương thứcrửa tiền theo mức độ phổ biến từ thấp lên cao:

- Rửa tiền qua casino: Tại một số nước, đặc biệt là Mỹ, việc kinh doanh sòngbạc, đánh xèng, các trò cá cược,… phục vụ cho vui chơi giải trí là hoàn toàn hợppháp Tại những điểm sòng bạc này, người ta có thể đổi rất nhiều tiền mặt mà không

bị ai quan tâm đến nguồn gốc lấy những đồng tiền hoặc thẻ casino được sử dụngchung tại các điểm đó Bọn tội phạm có thể dùng cách này để chuyển những đồngtiền phi pháp của chúng sang thẻ như vậy rồi dùng ngay những thẻ ấy để đổi thuốcphiện , ma túy với những tên trùm mua bán ma túy hoặc chờ một thời gian sau đổithành các séc tại chính sòng bạc đó, và số séc này có thể được coi là hợp pháp

- Rửa tiền qua các công ty bình phong, công ty vỏ bọc (shell companies andtrust): Các công ty bình phong và các công ty vỏ bọc là các thực thể hợp phápthường được thành lập cho các mục đích kinh doanh hoàn toàn hợp pháp Nhưngcác thực thể này được phép giấu các thông tin về quyền sở hữu, các thông tin chitiết về tình hình tài chính do đó mà tội phạm đã tận dụng được hình thức kinh doanhnày để rửa tiền Công ty “bình phong” là một thực thể được thành lập hợp pháp,nhưng hoạt động của công ty không nhằm thực hiện các chức năng vốn có mà nhằmmục đích rửa các nguồn tiền bất chính Công ty “vỏ bọc” là một thực thể đượcthành lập hợp pháp tại một quốc gia nhưng hoạt động chính của chúng lại được tiếnhành tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác.Tội phạm sử dụng các công ty này đểtrộn lẫn các nguồn tiền phi pháp với tiền hợp pháp của công ty hoặc sử dụng công

ty để chuyển tiền qua lại với nhau nhằm tách số tiền có được từ hoạt động bất hợppháp ra xa nơi chúng thực hiện hành vi phạm tội và nhằm gây khó khăn cho các cơquan thực thi pháp luật trong việc dựng lại các giao dịch tài chính hoặc thu hồi tàisản phạm tội

- Rửa tiền qua thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán (TTCK) làmột trong những thị trường có tốc độ phát triển khó dự đoán, dễ đi từ sự phát triểnquá nóng sang đóng băng Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường luôn có luồngtiền lớn đổ vào, đây là kẽ hỡ để tội phạm lợi dụng rửa tiền Đối với TTCK, mỗi

Trang 24

ngày, khách hàng có thể thực hiện hàng trăm, thậm chí hàng nghìn giao dịch nênviệc truy gốc nguồn tiền trở nên khó khăn nhất hiện nay TTCK cũng chứa đựngnhững rủi ro và tiềm ẩn những yếu tố vi phạm pháp luật, tội phạm, có khả năng ảnhhưởng đến trật tự an toàn xã hội TTCK có thể trở thành mảnh đất màu mỡ mà tộiphạm rửa tiền hướng đến để “rửa sạch” các đồng “tiền bẩn” có được từ hoạt độngphạm tội

- Rửa tiền thông qua các công ty bảo hiểm: Ngày nay, các loại hình bảo hiểmnhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn ngày càng phát triển với những góidịch vụ khác nhau cũng là một mảnh đất để tội phạm rửa tiền hoạt động Trong lĩnhvực bảo hiểm, những giao dịch đáng ngờ đó là việc khách hàng ủy quyền cho ngườikhông có quan hệ được thụ hưởng số tiền bảo hiểm, công ty bảo hiểm thường xuyênchi trả, đền bù số tiền lớn cho cùng một khách hàng Đặc biệt hơn, hành vi rửa tiềnnhắm tới các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vì chúng dễ có cơ hội trục lợi bảo hiểmhơn

- Rửa tiền bằng cách buôn lậu tiền măt số lượng lớn (bulk cash smuggling):Tiền bẩn và tài sản phi pháp có thể được bọn tội phạm giấu vào các phương tiện đilại, các tàu chở hàng hóa, trong các túi hành lý, những thùng đóng gói chuyển phátnhanh, trên các máy bay, du thuyền riêng… Tại các điểm giáp ranh các quốc gianhư sân bay, hải quan,… tình hình kiểm tra hành lý đối với những người nhập cảnhchặt chẽ hơn so với những người xuất cảnh do lo ngại nguy cơ bọn khủng bố đem

vũ khí vào trong nước Chính vì thế, việc kiểm soát tiền, tài sản mang ra nước ngoàichưa thực sự được tổ chức thực hiện một cách hiệu quả Hoạt động buôn lậu tiềnnhư vậy có thê được bọn tội phạm lách bằng cách thực hiện qua đường bộ, đườngbiển hoặc đường hàng không Đặc biệt việc chuyển tiền tại các khu vực biên giớigiữa các nước diễn ra rất nhiều Thực tế cho thấy tại các khu vực cửa khẩu còn xuấthiện những đường hầm để chuyển tiền, rất thuận tiện cho việc qua mặt các cơ quanchức năng

- Rửa tiền qua kênh chuyển tiền “chợ đen” (informal transfer value systems):Đây là một kênh chuyển tiền đã có từ rất lâu và chủ yếu dựa vào lòng tin cũng như

uy tín của các bên Lúc ban đầu, đây là một hình thức chuyển tiền hợp pháp phục

Trang 25

vụ những cộng đồng nhỏ thường xuyên giao dịch với nhau Một số kênh chuyểntiền được coi là trung tâm chuyển tiền như Phoe Kuen của Thái Lan, Hundi ở Nam

Á, Fei Chi’en của Trung Quốc Bọn tội phạm rửa tiền thường xuyên dùng kênh này

để rửa, chuyển tiền, tài sản phạm tội vì chúng ít minh bạch, chi phí cho các phi vụnày thường rất thấp và hình thức này thì xuất hiện ơ những nơi mà công cụ tài chínhhiện đại chưa có, hoặc là khó sử dụng Thực tế chỉ cần trong vài giờ đồng hồ là mộtgiao dịch được thực hiện thành công

- Rửa tiền qua hệ thống thanh toán trực tuyến: Cùng với sự bùng nổ mang tínhtoàn cầu của mạng Internet, việc phát triển những dịch vụ thanh toán mới và tân tiến

đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán nhanh chóng và thuận tiện cho các thương gia.Tuy nhiên bọn tội phạm tranh thủ những kẽ hở của pháp luật tại một số nước đểlách luật, tiến hành rửa tiền xuyên quốc gia Trong giai đoạn thứ hai là giai đoạnphân loại, chia nhỏ thì đây chính là hình thức thuận tiện nhất Thực tế có rất nhiềunhà cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến không để lộ các thông tin cá nhâncủa các chủ tài khoản online như paypal, e-gold Mọi người có thể sử dụng tàikhoản ngân hàng đã có, thẻ tín dụng, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền và thậm chí

cả tiền mặt để tạo nên các tài khoản thanh toán trực tuyến trên các trang mua sắm.Khi đã có tài khoản online thì mọi người có thể dễ dàng thanh toán qua mạng đểmua bán các hàng hóa, tài sản kể cả tài sản có giá trị lớn Các giao dich đó lại rất dễdàng diễn ra trên toàn cầu Hiện nay mới chỉ có các công ty cung cấp dịch vụ đưa racác điều khoản quy định cho các chủ tài khoản mà chưa hề có sự can thiệp của cơquan nhà nước nên rất khó kiểm soát Do đó bọn tội phạm hoàn toàn có thể thựchiện các giao dịch chồng chéo lên nhau và rất khó để nhận ra dấu vết nguồn gốc củađồng tiền

- Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng: Các ngân hàng luôn là đối tượng chính củabọn tội phạm rửa tiền vì ngân hàng cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ và phươngtiện tiền tệ rất đa dạng như séc, chi phiếu, séc du lịch và đặc biệt là chuyển tiền liênngân hàng Ngày nay các nước rất phát triển cùng hệ thống ngân hàng rất hiện đại

và tiên tiến rất dễ bị lợi dụng bởi bọn tội phạm rửa tiền trong việc thanh toán vàthực hiện các giao dịch qua hệ thống ngân hàng trên toàn cầu Hệ thống ngân hàng

Trang 26

được coi là cửa ngõ cho các dòng tiền đi vào nên cũng chính là cửa ngõ chính củahoạt động rửa tiền Khi một lượng tiền bẩn đã thâm nhập vào một ngân hàng nào đóthì nó có thể dễ dàng được luân chuyển trong các định chế tài chính khác Ở đâyngân hàng được hiểu là các ngân hàng thương mại, các hiệp hội cho vay và tiếtkiệm, các hiệp hội tín dụng Thời gian trước, khi thực hiện giao dịch qua ngân hàngngười ta mới chỉ biết đến các giao dịch qua giấy tờ, lúc ấy vẫn có sự tương tác trựctiếp giữa khách hàng và cán bộ ngân hàng Hơn nữa hệ thống ngân hàng khi đó vẫnchỉ cho phép thanh toán giữa các ngân hàng nội địa với nhau mà không tiếp nhậnthanh toán trực tiếp giữa các ngân hàng quốc tế với nhau nếu như ngân hàng đókhông có chi nhánh hay đại lý ở nước kia Chính điều này cũng gây trở ngại đôi chỗcho bọn tội phạm muốn tiến hành rửa tiền xuyên lục địa Nhưng trong những nămgần đây, kiểu thanh toán truyền thống đã được chuyển đổi sang kiểu thanh toán điện

tử cùng với sự phát triển như vũ bão của hệ thống Internet Banking tại các ngânhàng đã mang đến cho bọn tội phạm nhiều cơ hội hơn trong việc rửa tiền Các ngânhàng trên toàn thế giới với những thay đổi chóng mặt về công nghệ đã có thể dễdàng kết nối với nhau, khách hàng có thể truy cập vào tài khoản qua mạng, điều nàycũng giúp cho tội phạm có cơ hội thực hiện các giao dịch rửa tiền dễ dàng hơn

1.1.3 Hậu quả của vấn nạn rửa tiền

Rửa tiền không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới màngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tếcũng không tránh khỏi Đặc biệt khi các thị trường mới nổi mở cửa nền kinh tế vàlĩnh vực tài chính thì họ dể dàng trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền Nóicách khác rửa tiền là hành động gây vẩn đục nền kinh tế Rửa tiền có thể tàn pháthành quả kinh tế của một quốc gia Bằng những thủ đoạn tinh vi, các băng đảng tộiphạm tìm cách hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm của mình -những đồng tiền bất chính một "nguồn gốc sạch sẽ" Những hoạt động này đã gây

ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế vĩ mô nói chung và lĩnh vực tài chínhnói riêng Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hậu quả cụ thể của nạn rửatiền:

1.1.3.1 Các thị trường kinh tế mới nổi rất dễ bị tổn thương

Trang 27

Do xuất hiện các hoạt động phạm tội dẫn đến có một lượng tiền bẩn cần được

“rửa” dẫn đến tội phạm rửa tiền xuất hiện Thời gian đầu tội phạm rửa tiền xuất hiện

và hoạt động mạnh mẽ ngay tại các trung tâm kinh tế và tài chính, nơi mà nhữngđồng tiền bẩn đó được tạo ra Tuy nhiên, nạn rửa tiền không chỉ là vấn đề của cácthị trường tài chính lớn và Trung tâm tài chính của thế giới mà còn là vấn đề hết sứcnan giải với các thị trường tài chính mới nổi Cùng với việc phát triển của tình hìnhkinh tế, các quốc gia xuất hiện rửa tiền cũng hình thành hệ thống pháp luật để ngănchặn tội phạm rửa tiền, do đó bọn tội phạm sẽ ngay lập tức tìm cách thâm nhập vàothị trường các quốc gia mới nổi, nơi có rất nhiều tiềm năng để phát triển, đangmong mỏi, chờ đợi các khoản đầu tư quốc tế vào nước mình Bên cạnh đó, nhữngnước đó cũng có hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo và chưa xây dựng được nhữngbiện pháp hữu hiệu để phòng chống nạn rửa tiền Chúng đang gia tăng việc đầu tư

có tổ chức vào bất động sản, kinh doanh thương mại trong những thị trường này, rõràng không phải là mục tiêu lợi nhuận mà là nhằm che giấu nguồn gốc thực của tiềnphi pháp để tạo ra một vỏ bọc hợp pháp cho đồng tiền Vì vậy các thị trường mớinổi rất dễ bị lợi dụng và dẫn đến tổn thương

1.1.3.2 Khu vực kinh tế tư nhân bị suy yếu

Một trong những tác động kinh tế vi mô nghiêm trọng nhất của nạn rửa tiền là

ở khu vực kinh tế tư nhân Bọn tội phạm thường thành lập các công ty vỏ bọc, ngụytrang dưới bóng các công ty tư nhân, dùng để trộn lẫn các khoản tiền hợp pháp vàphi pháp vì ở hầu hết các nước, việc thành lập các công ty tư nhân ít có sự kiểm soátchặt chẽ về mặt nguồn vốn Việc trộn lẫn tiền bẩn và tiền sạch đã làm mất dấu củatiền bẩn khiến các cơ quan thẩm quyền khó tìm ra được nguồn gốc thực sự của nó.Việc này đã khiến cho các công ty trong nước cùng ngành bị yếu thế hơn về lợi thếcạnh tranh với các công ty vỏ bọc này Vì các công ty này không nhằm vào lợinhuận mà chủ yếu để chúng rửa tiền nên chúng thường vẫn tiến hành sản xuấtnhưng với lượng tiền bẩn sẵn có, chúng sẵn sàng đưa sản phẩm ra thị trường với giá

cả thấp hơn hẳn so với giá thị trường để có thể có những chứng từ chứng minh chonguồn gốc đồng tiền Điều này gây ra một cuộc cạnh tranh không lành mạnh trên thịtrường và đe dọa đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của những doanh nghiệp

Trang 28

làm ăn hợp pháp Việc này sẽ làm đảo lộn thị trường khu vực và nhiều công ty hợppháp sẽ có thể phải phá sản vì không thể cạnh tranh nổi với các công ty vỏ bọc này.

1.1.3.3 Thị trường tài chính bị suy yếu.

Những tổ chức tài chính dựa vào các nguồn tiền phi pháp sẽ gặp rất nhiều bấtlợi trong việc quản lý các nguồn tài sản, các khoản nợ khi những đồng tiền bẩn nàyđược đưa vào thị trường Giả dụ một khoản tiền lớn cần chuyển hóa được chuyểnvào tài khoản ngân hàng nhưng sau đó lại biến mất đột ngột mà không hề thông báoqua sự chuyển giao hữu tuyến để đối phó với những nhân tố phi thị trường nhưnhững hoạt động nhằm thực thi pháp luật, chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn chocác ngân hàng về khả năng thanh khoản và các hoạt động khác nữa Các ngân hàngnói riêng và cá định chế tài chính nói chung sẽ dẫn tới bị rối loạn khi xảy ra những

cú sốc đột ngột như vậy Các định chế tài chính này có thể dẫn đến hậu quả sẽ bị rơivào tình trạng phá sản

1.1.3.4 Các chính sách kinh tế bị mất kiểm soát

Theo ông Micheal Camdesus, cựu giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) đã dự tính rằng quy mô to lớn của nạn rửa tiền đã chiếm từ 2 đến 5% tổngsản lượng quốc nội toàn thế giới Tại một số quốc gia có thị trường mới nổi, nhữngkhoản tiền phi pháp này làm cho ngân khố của Chính phủ bị thu nhỏ lại, kết quả làChính phủ mất quyền kiểm soát chính sách kinh tế Trong thực tế có nhiều trườnghợp rửa tiền gây ra một số lượng khổng lồ tài sản phi pháp và những tài sản này cóthể được sử dụng để làm lũng đoạn thị trường trong khu vực, thậm chí cả những nềnkinh tế nhỏ Nạn rửa tiền có thể làm gia tăng sự bất ổn của đồng tiền do không xácđịnh được nguồn gốc của những sai lệch trong giá cả tài sản và hàng hóa Nó cũng

có thể tác động bất lợi đến đồng tiền và tỷ lệ lãi suất vì bọn tội phạm rửa tiền táiđầu tư vào những tổ chức mà âm mưu của chúng ít có khả năng bị phát hiện ra hơn

là những nơi mà có tỷ lệ lợi nhuận cao Chính vì thế các cơ quan chức năng sẽ rấtkhó khăn trong việc xác định được những thay đổi về nhu cầu tiền tệ và sự biến đổigia tăng của các nguồn vốn Điều này dẫn đến mục tiêu chính sách tiền tệ quốc giakhông được thực hiện đúng

Trang 29

1.1.3.6 Ngân sách quốc gia bị tổn hại

Xét về bản chất, rửa tiền là che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của một khoảntiền và hiển nhiên đi kèm với nó la hành vi trốn thuế Trong khi thuế là nguồn thuchủ yếu của chính phủ nên các doanh nghiệp trốn thuế sẽ đồng nghĩa với việc làmcho chính phủ nước đó thất thu một lượng lớn Thêm một khoản tiền bất hợp phápđược rửa sạch là chính phủ mất một khoản thuế trên thu nhập đó Mặt khác, để giảiquyết hậu quả do nạn rửa tiền gây ra, chính phủ các nước lại phải buộc chi ngânsách để thực hiện các yêu cầu về thực thi pháp luật, tăng những chi phí cho việcchăm sóc sức khỏe cộng đồng (điều trị cho người nghiện ma túy,…) Bên cạnh đó,chính phủ còn phải chi cho những hoạt động để khắc phục những hậu quả mà nạnrửa tiền gây ra

1.1.3.7 Những nỗ lực tư nhân hóa có thể bị rủi ro

Những quốc gia muốn thực hiện cải cách nền kinh tế của mình bằng việc thựchiện tư nhân hóa nền kinh tế sẽ bị hoạt động rửa tiền đe dọa Vì thông qua việc rửa

Trang 30

tiền, bọn tội phạm có nhiều tiền hơn để trả giá rất cao cho việc mua lại Doanhnghiệp nhà nước hơn là những cá nhân dùng tiền hợp pháp còn lại Nhà nước tiếnhành tư nhân hóa nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng và hiệu quả hơn cho cácdoanh nghiệp nhưng có lẽ mục tiêu này khó mà thực hiện được khi việc nắm quyềndoanh nghiệp lại rơi vào tay bọn tội phạm rửa tiền Những kẻ rửa tiền thường mualại những bến cảng, du thuyền, khách sạn, sòng bài và ngân hàng để che đậy nhữngkhoản tiền bất chính và đẩy mạnh những hoạt động tội phạm của chúng Chính vìthế nên việc khởi đầu của tư nhân hóa cùng với việc mang lại lợi ích kinh tế thì lại

vô tình làm phương tiện tiếp tay cho việc rửa tiền của bọn tội phạm

1.1.3.8 Danh tiếng có nguy cơ bị tổn hạn

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, nạn rửa tiền đã phát triển rộng rãi vớiphạm vi toàn cầu thì việc chống lại nó không phải là nhiệm vụ của riêng từng quốcgia nữa mà đây là một mặt trận chung toàn cầu cần sự góp sức của mọi quốc gia,mọi tổ chức Các quốc gia đều được khuyến cáo yêu cầu phải đặt ra các khung pháp

lý, các biện pháp cụ thể để phòng chống rửa tiền Nếu một quốc gia bị cho là códính líu đến hành vi rửa tiền, tội phạm tài chính thì quốc gia đó sẽ bị mang tiếngxấu và bị giảm đi những cơ hội hợp tác hợp pháp và tăng trưởng bền vững Bêncạnh đó các nước đó còn thu hút những tổ chức tội phạm quốc tế với những mụctiêu ngắn hạn Các quốc gia không thể chấp nhận được việc tiếng tăm và nhữngcông ty tài chính của họ bị một tổ chức rửa tiền làm ô uế thanh danh khi mà cả thếgiới đều tuyên chiến với rửa tiền, nếu một quốc gia bị coi là đồng minh cua tộiphạm loại này sẽ bị mất đi thiện chí hợp tác của các quốc gia khác, có thể dẫn tớitình trạng bị các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về sự bất ổn kinh tế của quốc gia đónên sẽ dè dặt trong việc đầu tư hoặc thậm chí có thể bị tẩy chay

1.1.3.9 Gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội

Tội phạm rửa tiền phát triển kéo theo nhiều loại tội phạm khác cũng phát triểntheo như buôn ma túy, buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế, tội phạm tài chính tài trợcho các hoạt động khủng bố Nạn rửa tiền là một quá trình quan trọng đối với những

kẻ phạm tội Nó cho phép những kẻ buôn bán ma túy, những tên buôn lậu và những

Trang 31

kẻ phạm tội khác mở rộng hoạt động của mình Nó làm chính phủ tại các nước đóphải tăng chi phí để chống lại những hậu quả nghiêm trọng do việc rửa tiền đó gây

ra, như các yêu cầu về việc thực thi pháp luật gia tăng và những chi phí cho việcchăm sóc sức khỏe cộng đồng… Bên cạnh đó, sự phát triển của những loại tội phạmnày không chỉ đe dọa đến nền kinh tế mà còn đe dọa đến cả chính trị và xã hội.Buôn bán ma túy gây ra tình trạng nghiện ngập dẫn đến nhiều tệ nạn như trộm cắp;buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế làm lũng đoạn thị trường; tội phạm khủng bố gây rachiến tranh và những cuộc thảm sát không đáng có gây mất đoàn kết và tình bằnghữu giữa các quốc gia Việc rửa tiền còn chuyển quyền lực kinh tế từ thị trường, từmọi người dân và từ chính phủ sang bên bọn tội phạm Rửa tiền còn gây ra nạntham nhũng của mọi bộ phận, tầng lớp nhân dân trong xã hội dẫn đến mọi quyền lựclại nằm trong tay bọn tội phạm này, trong tường hợp nghiêm trọng nó có thể dẫnđến việc tội phạm nắm giữ Chính phủ hợp pháp Nhìn chung, tội phạm rửa tiềnkhông trực tiếp gây ra những tội ác kinh hoàng có thể nhìn thấy nhưng nó lại đemlại hậu quả nghiêm trọng cho mọi quốc gia Nó đặt ra cho cộng đồng chung thế giớinhững thử thách khó khăn và phức tạp Tính chất toàn cầu của nạn rửa tiền đòi hỏiphải có sự hợp tác và những chuẩn mực quốc tế để các quốc gia tuân theo một cáchthống nhất và nghiêm túc nếu như chúng ta muốn giảm khả năng rửa tiền củachúng

1.2 Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn trong các cách thức mà tộiphạm tài chính sử dụng để rửa tiền Đặc biệt ngày nay, các ứng dụng khoa học côngnghệ kỹ thuật tiên tiến rất phát triển và được áp dụng rộng rãi trong các giao dịchngân hàng, cộng với việc rửa tiền qua ngân hàng thu được những món lời khổng lồ,thì ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng quốc tế được xem như là một “cỗ máy rửatiền” thuận lợi nhất Vì thế, ngành ngân hàng đang phải ý thức được đầy đủ về vaitrò của mình trong công cuộc phòng chống rửa tiền trên toàn thế giới

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tự nhận thấy rằng, bản thân khi họ tiến hànhcác hoạt động biện pháp nhằm ngăn chặn việc rửa tiền không chỉ là những nguyêntắc mang tính chất bắt buộc mà còn là lợi ích thiết thực đối với chính bản thân ngân

Trang 32

hàng đó Các ngân hàng và tổ chức tài chính là những nơi dễ bị bọn tội phạm tàichính lợi dụng để rửa tiền nhất trong các hình thức Do đó ngân hàng cần luôn điđầu trong việc nghiên cứu, phát triển các chương trình nhằm phát hiện, ngăn chặnviệc rửa tiền Rửa tiền cũng như các hoạt động phạm tội khác như lừa đảo, in tiềngiả, buôn lậu ma túy, hối lộ,… làm suy yếu danh tiếng của các tổ chức tài chính,ngân hàng đó Một ngân hàng đã có vết nhơ do việc rửa tiền sẽ bị các cơ quan banhành văn bản quy định buộc tội, bị các cơ quan chấp hành pháp luật trừng trị và bịgiới báo chí lên án mạnh mẽ trên toàn thế giới.

1.2.1 Các giai đoạn rửa tiền qua ngân hàng

Tội phạm rửa tiền có thể cố gắng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngânhàng để đưa khoản tiền thu được từ các hoạt động phạm tội vào hệ thống ngân hàng

và ngụy trang nguồn gốc và quyền sở hữu của khoản tiền đó (thường là thông quacác giao dịch phức tạp) để khoản tiền này xuất hiện như là một khoản tiền có nguồngốc hợp pháp Theo truyền thống, rửa tiền là một quy trình được mô tả qua 3 giaiđoạn khác nhau Trong đó, ngân hàng có thể chịu nguy cơ rửa tiền ở bất kì khâu nàotrong những giai đoạn này

Trong quá trình thực hiện chương trình chống rửa tiền, các ngân hàng đã tìmhiểu và phân chia quy trình rửa tiền qua các ngân hàng thông thường có 3 giai đoạn,mỗi giai đoạn đều độc lập và có liên hệ với một đơn vị tài chính khác nhau

Cụ thể, các công đoạn rửa tiền được triển khai thực hiện chủ yếu như sau:

- Giai đoạn 1: Đưa vào hệ thống – là giai đoạn tiền bẩn hay tiền thu được từhoạt động phạm tội được đưa vào các hệ thống tài chính, ngân hàng Đây là giaiđoạn trực tiếp phân bổ lượng tiền mặt thu được từ những hoạt động phạm pháp Bọntội phạm tách các khoản tiền lớn thành các giao dịch nhỏ hơn để tránh bị chú ý vàphát hiện khi gửi tiền vào ngân hàng (hoạt động này thường được gọi là chia nhỏ)

- Giai đoạn 2: Phân tầng – là giai đoạn các khoản tiền sau khi được đưa và hệthống sẽ được luân chuyển qua hàng loạt giao dịch hoặc hoạt động để tạo khoảngcách giữa những khoản tiền này với nguồn gốc bất hợp pháp thực sự của chúng.Giai đoạn này chính là giai đoạn tạo vỏ bọc, tách những khoản tiền bất hợp pháp

Trang 33

khỏi nguồn gốc của chúng bằng cách tạo nên một loạt những vỏ bọc phức tạp dướihình thức các giao dịch tài chính để cản trở việc kiểm toán dấu vết, che đậy nguồngốc của những khoản tiền đó và làm mai danh ẩn tích nguồn gốc xuất xứ thật sự của

nó Chúng có thể dùng hình thức chuyển khoản tiền qua hàng loạt các tài khoản tạicác ngân hàng khác nhau trên khắp thế giới Chúng chuyển tiền qua nhiều quốc gia

và tạo ra hàng loạt các giao dịch tài chính phức tạp để che giấu hành trình di chuyểncủa các khoản tiền và cắt đứt liên kết với tội phạm ban đầu

- Giai đoạn 3: Kết hợp – Tiền được quay trở lại với kẻ phạm tội từ nguồn gốctưởng chừng như hợp pháp Đây còn gọi là giai đoạn hợp thức hóa Giai đoạn nàyđưa các khoản tiền đã được rửa trở lại hệ thống lưu thông trong nền kinh tế theocách thức giống như các khoản tiền này là kết quả của các hoạt động kinh tế hợppháp Chúng bán tài sản đã được rửa và đầu tư tiền vào một doanh nghiệp mới.Chúng tái đầu tư các khoản tiền sạch vào các sản phẩm của ngân hàng mà thậm chíkhông cần rút tiền ra

Qua nghiên cứu cho thấy, hoạt động rửa tiền qua ngân hàng của bọn tội phạmrất đa dạng, phức tạp và được triển khai thực hiện qua nhiều công đoạn Vì vậy, vấn

đề phòng chống rửa tiền không chỉ là hoạt động riêng của bất kỳ ngân hàng nào mà

là sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, giữa ngân hàng Trung ương và các ngânhàng thương mại và giữa các phòng ban trong nội bộ ngân hàng thương mại

1.2.2 Dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Các thủ thuật mà bọn tội phạm sử dụng để che giấu nguồn gốc và mục đíchcủa các quỹ của chúng liên tục được thay đổi và biến hóa Mặc dù khó có thể liệt kêhết các giao dịch và hành vi mà Ngân hàng nên cảnh giác, có một số dấu hiệu đểnhận biết những hoạt động đáng ngờ tiềm ẩn Những dấu hiệu này được xem là dấuhiệu cảnh báo Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các dấu hiệu của hoạt động rửatiền qua hệ thống ngân hàng ta có thể chia thành các dấu hiệu sau:

- Thứ nhất là thông qua danh sách những đối tượng khách hàng đặc biệt: Những đối tượng khách hàng đặc biệt là những đối tượng khách hàng đượcxem là có rủi ro cao về tội phạm tài chính Những người này bao gồm các quan

Trang 34

chức công quyền và các cá nhân, các tổ chức có liên quan đến họ cũng như nhữngđối tượng đặc biệt khác Các quan chức công quyền và các cá nhân và tổ chức cóliên quan đến họ được gọi là Những người có ảnh hưởng về chính trị (PEP)

+ Các viên chức và sỹ quan cao cấp trong quân đội

Các cá nhân và tổ chức có liên quan:

+ Gia đình trực hệ, chẳng hạn như vợ/chồng, cha/mẹ và anh/em

+ Các cơ quan tổ chức do nhà nước hay chính phủ sở hữu có rủi ro cao

+ Các cá nhân sở hữu, điều hành hay có quyền kiểm soát đáng kể đối với bất

kì loại hình doanh nghiệp nào trong số này

Trang 35

Trên đây là danh sách nhóm các Khách hàng đặc biệt có nguy cơ cao lợi dụngngân hàng để rửa tiền vì thế các ngân hàng đều hết sức thận trọng với những kháchhàng này Công chức và những người và tổ chức có liên quan của họ, có rủi ro caotham gia vào hối lộ, tham nhũng, và tiếp xúc với tiền có nguồn gốc tội phạm do vịthế và tầm ảnh hưởng của họ hoặc do họ có liên hệ với những người có vị thế vàtầm ảnh hưởng.

- Thứ hai là thông qua thái độ của khách hàng khi cung cấp thông tin:

Ngân hàng hoàn toàn có đủ cơ sở để nghi ngờ bất cứ một khách hàng nào cóthái độ miễn cưỡng khi cung cấp các thông tin, chứng từ thông thường theo quyđịnh của ngân hàng trong một quan hệ giao dịch cơ bản với khách hàng Đặc biệt lànhững khách hàng cung cấp ít thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật, hoặc khi nộpđơn xin mở tài khoản tại ngân hàng, khách hàng này đã cung cấp những thông tin

mà nếu muốn xác minh được những thông tin đó thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khókhăn hoặc phải trả chi phí khá cao

- Thứ ba là thông qua các tài khoản giao dịch đang bị điều tra, khởi kiện

Nhân viên ngân hàng thường chú ý đến các chủ tài khoản đang bị điều tra,khởi kiện hoặc liên quan đến các vụ án đang được xét xử tại tòa án, hoặc nằm trongdanh sách cảnh báo rửa tiền

- Thứ tư là thông qua tính chất, đặc điểm của giao dịch

+ Các giao dịch gồm nhiều khoản tiền mặt, giá trị lớn

Một là, các khách hàng thường xuyên gửi tiền mặt với số lượng lớn vào ngânhàng, nhưng tiền rút ra khỏi tài khoản thường bằng séc chi trả cho các cá nhân, haycông ty không có quan hệ kinh doanh với khách hàng

Hai là, gửi tiền mặt với số lượng lớn vào các tài khoản bằng cách chia nhỏ sốtiền mặt muốn gửi thành nhiều khoản khác nhau Tuy nhiên nếu tính tổng số tất cảcác khoản tiền gửi đã chia nhỏ thì giá trị rất lớn

Ba là, rút tiền mặt với số lượng lớn từ tài khoản vừa mới bất ngờ nhận đượcmột khoản chuyển tiền vô cùng lớn từ nước ngoài

Trang 36

Bốn là, thường rút tiền mặt từ tài khoản với số lượng lớn, mà số tiền nàydường như không phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Năm là, mua hoặc bán ngoại tệ bằng tiền mặt với số lượng lớn cho dù kháchhàng có tài khoản của ngân hàng

+ Các giao dịch không mang lợi ích về mặt kinh tế:

Các giao dịch này có đặc điểm không phù hợp với các hoạt động thông thườngcủa khách hàng Ví dụ như xuất hiện các giao dịch qua các tài khoản mà trước đóchúng hầu như không có giao dịch nào, nhưng hiện giờ lại có rất nhiều giao dịchmột cách bất thường mà chủ tài khoản này không đưa ra được sự giải thích hợp lýcho việc liên tục sử dụng tài khoản ở mức độ cao Hoặc như việc sử dụng thư tíndụng và một số biện pháp tài chính thương mại của doanh nghiệp để chuyển tiền từquốc gia này sang quốc gia khác Nhưng việc chuyển tiền này lại không hề phù hợpvới các hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng

+ Các giao dịch liên quan đến các tài khoản trong ngân hàng có những đặcđiểm bất thường:

Một là, các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau

về một tài khoản thành một khoản tiền lớn và ngược lại Trong một thời gian rấtngắn, tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản khác nhau

Hai là, tài khoản bất ngờ có tốc độ chu chuyển tiền trong ngày rất cao Điềunày thể hiện ở việc doanh số giao dịch trên tài khoản được thay đổi đột biến Tổngdoanh số giao dịch bỗng nhiên rất lớn trong một thời gian ngắn nhưng thực tế số dưtài khoản lại rất nhỏ

+ Các giao dịch có liên quan đến hoạt động đầu tư

Một là, các doanh nghiệp có vốn đầu tư đến từ mảng vốn đầu tư nước ngoài,

có nguồn gốc từ các nước có tỷ lệ tội phạm cao như: Ý, Ma cao, Nga,… hoặc từ cácnước có hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền còn yếu kém như các nướcthuộc Châu Phi

Trang 37

Hai là, hoạt động mua bán chứng khoán không phù hợp với vị thế hiện tại củakhách hàng, hoặc khách hàng đầu tư chứng khoán bằng tiền mặt một cách khácthường với số lượng lớn.

+ Các giao dịch liên quan đến các điện chuyển tiền ra nước ngoài

Trên thế giới hiện nay các hoạt động kinh doanh đang có bối cảnh toàn cầuhóa nên các giao dịch có liên quan đến chuyển tiền ra nước ngoài là rất phổ biến.Chính vì thế nên bọn tội phạm rửa tiền rất hay lợi dụng sơ hở của nhân viên ngânhàng để chuyển tiền bẩn ra nước ngoài Trong số các giao dịch chuyển tiền ra nướcngoài đó, cũng có những giao dịch với mục đích bất thường Hầu hết các ngân hàngđều phải đào tạo các nhân viên có thể nhận biết được qua mục đích, tính chất củaviệc chuyển tiền Một số dấu hiệu điển hình có thể là dấu hiệu của hành vi “rửatiền” qua hình thức này là:

Một khách hàng vãng lai chuyển tiền ra nước ngoài mà không có lý do gìhợp pháp

Một khách hàng chuyền tiền tới chi nhánh nước ngoài, công ty con, hoặcngân hàng có trụ sở tại một quốc gia nơi mà buôn lậu, tham nhũng, sản xuất và muabán ma túy thường xuyên diễn ra Hoặc thậm chí còn chuyển tiền đến những nước

bị cấm vận trên thế giới

1.3 Hệ thống ngân hàng và phương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.

1.3.1 Tính cấp thiết của phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Lượng tiền có nguồn gốc không trong sạch đổ vào các nền kinh tế mỗi nămkhoảng 1.000 tỷ USD, tương đương 5% GDP toàn cầu, có khả năng làm sụp đổ hệthống tài chính bất cứ lúc nào Các nước trên thế giới bắt đầu hợp tác phòng chốngrửa tiền từ năm 1989, khi cho ra đời cơ quan chuyên trách có tên FATF (FinancialAction Task Force on money laundering, tức Lực lượng đặc nhiệm tài chính vềchống rửa tiền) Các chuẩn mực về phòng chống rửa tiền đã được ngân hàng thếgiới (WB) và FATF khuyến nghị nhằm hướng đến việc "tiêm vắc xin" phòng ngừa

là chính chứ không đi tìm bệnh để diệt

Trang 38

Hiện nay, các nước đã triển khai các biện pháp về chống rửa tiền trong hệthống các tổ chức tài chính Cụ thể, mỗi tổ chức tài chính đều có một ban chỉ đạochống rửa tiền và các quy định riêng về chống rửa tiền.

Thực tế, công tác phòng, chống rửa tiền, chống khủng bố trong ngành ngânhàng là rất quan trọng, góp phần ổn định hoạt động ngân hàng nên cần được thườngxuyên triển khai thực hiện.Vì vậy, các ngân hàng cần xây dựng quy định, phương

án cụ thể về phòng, chống khủng bố và xử lý các tình huống liên quan tại đơn vịphù hợp với phương án phòng, chống khủng bố trong ngành ngân hàng

Theo đó, công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố phải lấyphòng ngừa là chính, vô hiệu hóa mọi kế hoạch không để bị động bất ngờ Bảo đảmđến mức cao nhất an ninh, an toàn về người và tài sản và hoạt động ngân hàng, hạnchế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hànhđộng khủng bố, tài trợ cho khủng bố…

Được biết, công tác phòng, chống rửa tiền, chống khủng bố, tài trợ khủng bốtrong lĩnh vực ngân hàng hiện nay,hầu hết các ngân hàng và một số tổ chức tín dụng

đã xây dựng quy định, phương án cụ thể về phòng, chống khủng bố và xử lý cáctình huống liên quan

Theo đó, ngành ngân hàng đã tiến hành điều tra, xác minh một số đối tượng cógiao dịch qua hệ thống ngân hàng nghi tài trợ cho khủng bố Từ đó tổ chức thanhtra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định liên quan đến phòng, chốngkhủng bố, tài trợ khủng bố

1.3.2 Hệ thống ngân hàng.

Tại hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được chiathành hai cấp: cấp 1 là ngân hàng trung ương, cấp 2 là ngân hàng trung gian

1.3.2.1 Cấp I - Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là một định chế quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng,

nó nằm trong bộ máy quyền lực quốc gia Hiện nay, các nước trên thế giới dù lớnhay nhỏ đều có ngân hàng trung ương, nó có thể được xây dựng ngay sau khi hình

Trang 39

thành quốc gia, hoặc có thể có nguồn gốc từ các ngân hàng thương mại tư nhânđược quốc hữu hóa.

1.3.2.2 Cấp II - Ngân hàng trung gian

Thuật ngữ “ngân hàng trung gian” dùng để ám chỉ nhiều loại ngân hàng Tùytheo mỗi quốc gia, các loại ngân hàng này có thể có những tên gọi khác nhau,nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng trung gian gồm có: ngân hàng thương mại,ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng đặc biệt, các định chế tài chính trung gianphi ngân hàng khác Trong điều kiện kinh tế thị trường, ngân hàng trung gian thựchiện các chức năng cơ bản như sau:

Thứ nhất là trung gian tín dụng, vì ngân hàng là cầu nối giữa khách hàng gửitiền và vay tiền, ngân hàng chuyển hóa những khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, tài sảntạm thời chưa sử dụng của một số chủ thể kinh tế này đến tay chủ thể kinh tế khácđang cần tiền để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng Với chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng trung gian là một thiết chế kinh doanh chuyên nghiệp, giúp chocung cầu tín dụng trong nền kinh tế có thể dễ dàng gặp nhau

Thứ hai là trung gian thanh toán Theo chức năng này, ngân hàng trung gianthực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoảntiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiềngửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Đểthực hiện tốt chức năng này, ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiệnthanh toán tiện lợi như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán,thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thứcthanh toán phù hợp

Thứ ba là trung gian giữa ngân hàng trung ương và nền kinh tế Thông quangân hàng trung gian, tiền mặt từ ngân hàng trung ương cung ứng ra lưu thông vàviệc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ tác động trực tiếp đếnnền kinh tế Cũng thông qua ngân hàng trung gian, tình hình về nhu cầu tiền, tổngcung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, gian lận thương mại, đặc biệt là việc lợi dụng hệ thốngngân hàng để tiến hành rửa tiền được phản hồi về ngân hàng trung ương

Trang 40

1.3.3 Phương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.

Với những tác hại to lớn của việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để tiến hànhrửa tiền, nhìn chung, các quốc gia phát triển đều đã thực hiện phương thức phòng,chống rửa tiền như sau:

- Ban hành Luật và các quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền Hiệnnay, tại hầu hết các nước phát triển đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền Thờigian ban hành Luật ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, mức độ tác hạicủa rửa tiền đối với quốc gia đó Tuy nhiên, Luật phòng, chống rửa tiền ở các nước

có một số đặc điểm chung như: (i) Luôn hướng đến việc tuân thủ các khuyến nghịcủa FATF; (ii) Liệt kê tất cả các tội danh liên quan đến rửa tiền; (iii) Yêu cầu các tổchức tín dụng phải thực hiện quy tắc nhận biết khách hàng; (iv) Quy định mức giaodịch phải báo cáo; (v) Các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ; (vi) Trách nhiệm,quyền hạn của cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền Thành lập cơ quanchuyên trách về phòng, chống rửa tiền Hầu hết các quốc gia đều xây dựng chomình một cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền Nhiệm vụ của cơ quannày là giám sát việc thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền Có hai mô hình hoạtđộng cơ bản:

Mô hình thứ nhất, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị trực thuộc bộ máyChính phủ, thường là trực thuộc ngân hàng trung ương, trợ giúp chính phủ thực hiệncông tác phòng, chống rửa tiền Bên cạnh việc thực hiện chức năng giám sát thihành Luật phòng, chống rửa tiền, cơ quan này còn thực hiện chức năng thu thập cácthông tin từ các tổ chức tín dụng, xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ và đề xuất cácbiện pháp liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền

Mô hình thứ hai, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị hoàn toàn độc lậpvới bộ máy Chính phủ, không chịu sự chi phối của bất kỳ đơn vị nào trong bộ máychính phủ Nó có quyền hạn, chức năng, phạm vi hoạt động rộng rãi hơn Ở cácnước xem cơ quan này là cơ quan tình báo tài chính Ưu điểm nổi bật của mô hìnhnày là đảm bảo sự độc lập, khách quan trong điều tra rửa tiền

Ngày đăng: 04/04/2019, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. Liên Hợp Quốc (1988), Công ước Viên về chống buôn lậu ma túy tổng hợp và các chất hướng thần, Vienna Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước Viên về chống buôn lậu ma túy tổng hợp vàcác chất hướng thần
Tác giả: Liên Hợp Quốc
Năm: 1988
21. Liên Hợp Quốc (2000), Công ước Palermo về chống tội phạm có tổ chức, Palermo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước Palermo về chống tội phạm có tổ chức
Tác giả: Liên Hợp Quốc
Năm: 2000
22. Nguyễn Thị Minh Quế (2005), Một số ý kiến về rửa tiền và phòng chống rửa tiền trong các giao dịch tài chính giữa nước ta với nước ngoài, Tạp chí ngân hàng, số 12, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về rửa tiền và phòng chống rửa tiềntrong các giao dịch tài chính giữa nước ta với nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Quế
Năm: 2005
23. Robert Procope, Ludmila Greechanik (2005), Cuộc chiến chống rửa tiền, Tạp chí ngân hàng, số 12, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc chiến chống rửa tiền
Tác giả: Robert Procope, Ludmila Greechanik
Năm: 2005
24. Paul Allan Schott (2007), Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và tài trợkhủng bố
Tác giả: Paul Allan Schott
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2007
25. Phạm Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (2008), Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện tham nhũng và các giải phápphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Xuân Sơn, Phạm Thế Lực
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
26. Nguyễn Thị Thu Trang, Rửa tiền và chống rửa tiền – Hiện tượng, giải pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam, Đại Học Ngoại Thương Hà Nội, Năm 2003II/ TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rửa tiền và chống rửa tiền – Hiện tượng, giải pháp ởcác nước trên thế giới và Việt Nam
27. FATF (2016), First Mutual Evaluation Report on Anti-money Laundering and Combating the financing of terrorism in USA, France Sách, tạp chí
Tiêu đề: First Mutual Evaluation Report on Anti-money Laundering andCombating the financing of terrorism in USA
Tác giả: FATF
Năm: 2016
28. Reuter, Peter, và Truman, Edwin R. (2004), Chasing Dirty Money, Washington D.C: Institute for International Economics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chasing Dirty Money
Tác giả: Reuter, Peter, và Truman, Edwin R
Năm: 2004
29. Baker, Raymond W. (2005), Capitalism’s Archilles Heel, NY: Wiley III/ WEBSITE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capitalism’s Archilles Heel
Tác giả: Baker, Raymond W
Năm: 2005
31. Đỗ Huyền (2016), Chống nguy cơ đô la hóa nền kinh tế, Những bước tiến mới của Ngân hàng Nhà nước, http://www.doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/chong-nguy-co-do-la-hoa-nen-kinh-te-nhung-buoc-tien-moi-cua-nhnn/1096633/, ngày truy cập: 23/2/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống nguy cơ đô la hóa nền kinh tế, Những bước tiến mớicủa Ngân hàng Nhà nước
Tác giả: Đỗ Huyền
Năm: 2016
32. Trịnh Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai (2015), Quản lý rủi ro về phòng chống rửa tiền, Tạp chí Tài Chính, http://tapchitaichinh.vn/viet-nam-chong-rua-tien,-tai-tro- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rủi ro về phòng chống rửatiền
Tác giả: Trịnh Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w