Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 91)

đề xuất

Để tiến hành xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng điều tra thông qua phiếu xin ý kiến dành cho 16 đồng chí cán bộ quản lí, 80 TTCM, 100 GV của 16 trường trên địa bàn Quận 5 TP.HCM. Phiếu trưng cầu đề nghị các HT;

P.HT; TTCM; GV đánh giá ở 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; Rất khả thi; khả thi, không khả thi. Kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp đề xuất

Biện pháp Đối tượng khảo sàt Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1. Quản lý kế hoạch hoạt

động TCM

HT, PHT(16) 14 87,5 2 12,5 0 0 TT,TPCM(80) 65 81,3 15 18,8 0 0 GV(100) 84 84,0 16 16,0 0 0

TB 163 83,2 33 16,8 0 0

2. Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học của GV.

HT, PHT(16) 15 93,8 1 6,3 0 0 TT,TPCM(80) 73 91,3 7 8,7 0 0

GV(100) 92 92,0 8 8,0 0 0

TB 180 91,8 16 8,2 0 0

3. Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV.

HT, PHT(16) 14 87,5 2 12,5 0 0 TT,TPCM(80) 66 82,5 14 19,5 0 0 GV(100) 85 85,0 15 15,0 0 0

TB 165 84,2 31 15,8 0 0

4.Chỉ đạo sát sao công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và viết sáng kiến kinh nghiệm của GV.

HT, PHT(16) 11 68,9 4 31,1 0 0 TT,TPCM(80) 58 72,5 22 27,5 0 0 GV(100) 79 79,0 21 21,0 0 0

TB 148 75,5 47 24,5 0 0

5. Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của TCM

HT, PHT(16) 15 93,8 1 6,3 0 0 TT,TPCM(80) 67 83,8 13 16,2 0 0 GV(100) 81 81,0 19 19,0 0 0

TB 163 83,2 33 16,8 0 0

6. Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm nhà giáo trong các TCM. HT, PHT(16) 14 87,5 2 12,5 0 0 TT,TPCM(80) 70 87,5 10 12,5 0 0 GV(100) 85 85,0 15 15,0 0 0 TB 169 86,2 27 73,0 0 0 7. Chỉ đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động TCM.

HT, PHT(16) 10 62,5 6 37,5 0 0 TT,TPCM(80) 60 75,0 20 25,0 0 0 GV(100) 78 78,0 22 22,0 0 0

Qua kết quả thăm dò đánh giá ở Bảng 3.1 cho thấy HT, PHT; TTCM, TPCM; GV đa số nhất trí cao và cho rằng các giải pháp QL hoạt động TCM mà chúng tôi đề xuất là rất cần thiết. Các biện pháp có tỷ lệ đánh giá cao là: Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và đổi mới PPDH của GV(TB 91,8% ý kiến cho rằng rất cần thiết); Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm nhà giáo trong các TCM (TB 86,2% ý kiến cho rằng rất cần thiết); Đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động TCM đánh giá mức độ rất cần thiết có tỷ lệ thấp hơn (TB 75,52 % ý kiến cho rằng rất cần thiết); Trong khi đó, đối tượng khảo sát là GV cho rằng phải tăng cường việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học của GV ở mức độ rất cần thiết cao nhất so với các đối tượng khảo sát khác (92,0%). Điều đó cho thấy GV rất quan tâm đến việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Với kết quả thăm dò trên, chúng tôi bước đầu khẳng định tính cần thiết của các giải pháp đã đề xuất trong việc QL hoạt động của TCM ở các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Biện pháp Đối tượng khảo sàt Mức độ Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL (%) TL SL (%) TL SL (%) TL 1. Quản lý kế hoạch hoạt động TCM HT, PHT(16) 10 62,5 6 37,5 0 0 TT,TPCM(80) 62 77,5 18 22,5 0 0 GV(100) 70 70,0 30 30,0 0 0 TB 142 72,5 54 27,5 0 0

hiện nội dung, chương trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học của GV.

TT,TPCM(80) 70 87,5 10 12,5 0 0 GV(100) 86 86,0 14 14,0 0 0

TB 169 86,2 27 13,8 0 0

3. Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV.

HT, PHT (16) 13 81,3 3 18,8 0 0 TT,TPCM (80) 60 75,0 20 25,0 0 0 GV (100) 84 84,0 16 16,0 0 0

TB 157 80,1 39 19,9 0 0

4.Chỉ đạo sát sao công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và viết sáng kiến kinh nghiệm của GV

HT, PHT(16) 7 43,8 9 56,2 0 0 TT,TPCM(80) 55 68,8 25 31,2 0 0 GV(100) 70 70,0 32 30,0 0 0

TB 132 67,3 66 32,7 0 0

5. Chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của TCM HT, PHT(16) 12 75,0 4 25,5 0 0 TT,TPCM(80) 66 82,5 14 17,5 0 0 GV(100) 78 78,0 22 22,0 0 0 TB 156 79,6 40 20,4 0 0 6. Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm nhà giáo trong các TCM. HT, PHT(16) 11 68,8 5 31,3 0 0 TT,TPCM(80) 55 68,8 25 31,2 0 0 GV(100) 62 62,0 38 38,0 0 0 TB 128 65,3 38 34,7 0 0 7. Chỉ đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động TCM. HT, PHT(16) 7 43,8 9 56,2 0 0 TT,TPCM(80) 52 65,0 28 35 0 0 GV(100) 78 78,0 22 22,0 0 0 TB 137 69,9 59 30,1 0 0

Kết quả thăm dò ở bảng 3.2 cho thấy hầu hết HT, PHT; TTCM, TPCM; GV đều cho rằng các biện pháp quản lý hoạt động TCM mà chúng tôi đề xuất đều mang tính khả thi. Một số biện pháp mang tính khả thi rất cao như: Chỉ đạo việc thưc hiện nội dung, chương trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học của GV (TB có 86,2 % ý kiến cho rằng rất khả thi); Chỉ đạo việc

thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV (TB có 80,1% ý kiến cho

rằng rất khả thi); Tuy nhiên mốt số biện pháp có tính rất khả thi chưa cao như: Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm nhà giáo trong các TCM (TB có 65,3 % ý kiến cho rằng rất khả thi); Chỉ đạo sát sao công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và viết sáng kiến kinh nghiệm của GV (TB có

67,3% ý kiến cho rằng rất khả thi). Điều đó cho thấy việc triển khai một biện

pháp hoạt động trong công tác QLGD còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Điều kiện CSVC, tài chính, thời gian, năng lực và các yếu tố tâm lý của đội ngũ CBQL nhà trường nhất là HT, PHT và đội ngũ TTCM.

Với kết quả thăm dò trên, một lần nữa khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp mà chúng tôi đề xuất trong quản lý hoạt động của TCM ở các trường tiểu học Quận 5, TPHCM.

Kết luận chương 3

Xuất phát từ những thực trạng của công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 5, TP.Hồ Chí Minh và từ những vấn đề mà thực tế xã hội đang đòi hỏi. Căn cứ những định hướng phát triển GD- ĐT, chiến lược phát triển GD và những yêu cầu thức tiễn của các trường tiểu học Quận 5, TP.Hồ Chí Minh, yêu cầu thực tiễn của ngành giáo dục TP.HCM, đề tài đã đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 5, TP.Hồ Chí Minh. Qua khảo sát, lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý, GV cho thấy các giải pháp đề xuất trong luận văn này đều cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. Đồng thời luận văn tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận về hoạt động TCM và quản lý hoạt động TCM phù hợp với yêu cầu quản lý giáo dục, tình hình nhà trường và địa phương.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM. Qua khảo sát có thể nhận xét: HT các trường đã có nhiều cố gắng trong việc QL các hoạt động nói chung trong nhà trường, góp phần đáp ứng những yêu cầu đổi mới của GD trong giai đoạn hiện nay. Qua nghiên cứu, đa số các TTCM đã có nhận thức và thực hiện linh hoạt nhiều biện pháp quản lý trong quản lý HĐDH. Tuy nhiên, vẫn còn một số TTCM nhận thức và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH còn nhiều hạn chế, một số mặt trong công tác QL hoạt động của TCM vẫn còn tồn tại những bất cập như: nội dung sinh hoạt tổ còn mang tính hình thức, nội dung nghèo nàn, chưa đầy đủ và toàn diện để giúp GV thực hiện các hoạt động dạy học. Việc kiểm tra hoạt động của GV và TCM chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời, chưa phát huy vai trò quản lý tổ của TTCM. Có HT chưa thực sự tin tưởng giao một số phạm vi quyền hạn cho TTCM trong QL hoạt động tổ do đó hiệu quả hoạt động chưa cao…

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, chúng tôi đề xuất 7 giải pháp cơ bản, giúp lãnh đạo các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM quản lý có hiệu quả hoạt động của TCM trong nhà trường. Các giải pháp đó là:

Giải pháp 1: Quản lý công tác kế hoạch hoạt động của TCM.

Giải pháp 2 : Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình dạy học của GV. Giải pháp 3: Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học của GV.

Giải pháp 4: Chỉ đạo sát sao công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng CM nghiệp vụ và viết sáng kiến kinh nghiệm của GV.

Giải pháp 5: Chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt TCM. Giải pháp 6: Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm nhà giáo trong các TCM.

Giải pháp 7: Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động TCM.

Kết quả thăm dò cho thấy tất cả các giải pháp mà chúng tôi đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi đối với công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM.

Như vậy mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã thực hiện được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động của TCM nằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM đồng thời có thể phát huy tác dụng của các giải pháp đề xuất, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

2.1.Đối với BGD và Sở Giáo dục và Đào tạo

- Bộ GD - ĐT cần tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan ban hành chế độ chính sách về tài chính, quỹ đất, cơ sở vật chất cho nhà trường để có nhiều trường đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia.

- Bộ GD - ĐT cần đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa để nội dung bài dạy cập nhật những thông tin mới, những sự thay đổi của xã hội trong giai đoạn hiện nay nhưng không nặng về lý thuyết, kiến thức không

mang tính hàn lâm, và cần tăng lượng bài tập thực hành, tạo điều kiện để học sinh được rèn luyện kỹ năng và phát huy được sự sáng tạo của học sinh trong học tập.

- Bộ GD-ĐT thực hiện phân cấp quản lý về tổ chức nhân lực cho HT trường Tiểu học nhất là được quyền tham mưu trong việc tuyển chọn, điều động, tiếp nhận GV để đảm bảo chất lượng GD của đơn vị

- Sở GD-ĐT cần tăng cường tổ chức các chuyên đề, hội thảo về chuyên môn, hội thảo về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của TTCM đối với quản lý HĐDH trong các nhà trường.

- Sở GD-ĐT kết hợp với các sở bồi dưỡng CBQL nhành, tăng cường bồi dưỡng CBQL của ngành, tăng cường bồi dưỡng cán bộ kế cận.

- Sở GD-ĐT tổ chức hội thi TTCM giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác xây dựng TCM để các TTCM chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân các cấp

- Xây dựng chế độ ưu đãi đối với các nhà giáo, chính sách về nghĩa vụ và trách nhiệm của các ngành đối với GD.

- Tạo điều kiện phân luồng cho học sinh sau khi học xong tiểu học, tránh tình trạng dồn ép quy mô đào tạo đối với giáo dục tiểu học.

2.3. Đối với phòng GD & ĐT

Tăng cường tổ chức các chuyên đề, hội thảo về chuyên môn, hội thảo về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của TTCM đối với quản lý HĐDH trong các nhà trường.

Làm tốt công tác tham mưu với cấp trên thực hiện luật GD, điều lệ nhà trường về luân chuyển cán bộ quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ đãi ngộ, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM hợp lý ở các trường TH trên địa bàn Quận.

2.4. Đối với đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học

- Phải chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của TCM ngay từ đầu năm học.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, khuyến khích, động viên TTCM và đội ngũ kế cận tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm và năng lực quản lý.

- Tin tưởng, giao quyền hạn nhất định cho TTCM trong công tác quản lý hoạt động tổ; thường xuyên kiểm tra công tác quản lý của TTCM để giúp GV và các TTCM hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao.

- HT cần tăng cường đầu tư CSVC trang thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động dạy và học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2000), Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 11/7/2007 Về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học.

2. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng BGD&ĐT

3. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm quản lý giáo dục, trường CBQL Giáo dục – Đào tạo, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005, Về phê duyệt đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược

phát triển Giáo dục 2001 – 2010, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. (Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.

8. Nguyễn Phúc Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đấu thế kỷ XXI. NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong GD và dạy học.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”

12. Trần Khánh Đức, GD và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI,

NXB GD Việt Nam, 2010.

13.Trần Khánh Đức, GD và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI.

NXB GD Việt Nam, 2010.

14. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB GD Việt

Nam, 2010

15. Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý GD, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội, 2006.

16. Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý GD, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội, 2006.

17. Đặng Xuân Hải, Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)