Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 70)

2.5.1. Những mặt mạnh

Tất cả các HT ở các trường tiểu học Quận 5 đều là những GV có trình độ CM, có thâm niên công tác, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, có uy tín trong tập thể sư phạm.

HT nắm vững các nội dung QL, các chức QL và thực hiện các nội dung QL hoạt động dạy học trong nhà trường theo đúng quy định.

Tất cả các HT đều nhận thức đầy đủ vai trò của công tác QL hoạt động dạy học và từng nội dung cụ thể của hoạt động này.

HT triển khai đầy đủ các chủ trương, chính sách về GD-ĐT của Đàng và nhà nước đến từng GV, chỉ đạo GV thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về GD. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo của cấp học.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, tháng và có biện pháp xử lý kịp thời đối với GV vi phạm quy chế, quy định chuyên môn.

Phân công xếp lớp phù hợp với năng lực chuyên môn của từng GV, phát huy khả năng công tác của GV.

Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thường xuyên bổ sung nguồn sách tham khảo cho GV.

Có những quy định, quy chế về sử dụng tài chính, về công tác tổ chức hoạt động thi đua.

TTCM của các trường đã cải tiến biện pháp quản lý và xây dựng lại nội dung quản lý phong phú bám sát chương trình nội dung của Bộ GD-ĐT. GV mạnh dạn tham gia hội thi GV giỏi cấp trường vấp Quận, cấp Thành phố, thao giảng, viết SKKN, thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” và cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Đội ngũ cán bộ quản lý và GV luôn luôn có ý thức trong đổi mới phương pháp dạy học và trong đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá HS.

2.5.2. Những hạn chế

- HT chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm tình hình soạn giảng của GV. Việc dự giờ thăm lớp chưa được thực hiện thường xuyên.

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ GV còn nhiều hạn chế.

- Một số TTCM quản lý HĐDH theo kiểu kinh nghiệm dẫn đến thiếu chủ động, không đảm bảo kế hoạch HĐDH trong thời gian dài. Trong quá trình quản lý HĐDH, TTCM hay làm thay các thành viên trong tổ, không phân công nhiệm vụ cho từng GV, lại không xác định quyền hạn trách nhiệm cho mỗi thành viên trong từng công việc. Vì vậy kết quả thiếu chiều sâu hiệu quả và không thường xuyên.

- Đa số các TTCM làm việc bằng kinh nghiệm bản thân, chưa có nhiều sáng tạo, công tác tham mưu của một số TTCM còn bị hạn chế.

- Việc phân công TTCM nhiều khi không căn cứ vào trình độ quản lí và trình độ tay nghề. Một số trường, nếu ai lớn tuổi nhất khối sẽ được phân công làm TTCM. Cá biệt, ở một số trường, TTCM là những người thân cận với BGH. Điều này có ảnh hưởng đến vai trò cầu nối của TTCM với BGH và GV. - Một bộ phận GV do tuổi cao ngại đổi mới, thiếu nhiệt tình, sẵn tâm lí chuẩn bị về nghỉ hưu nên nảy sinh tư tưởng chủ quan, làm việc không có sự

sáng tạo.

- Đội ngũ GV lớn tuổi, sắp về hưu khá đông, việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học còn lúng túng, tiến độ đổi mới còn chậm.

- Ở một số trường, CSVC trang thiết bị phục vụ học tập còn thiếu thốn. Do đó chất lượng dạy học ít nhiều bị ảnh hưởng.

- Một bộ phận học sinh chưa có ý thức động cơ học tập đúng đắn, còn ỷ lại, phương pháp tự học còn nhiều lúng túng, vì vậy chất lượng học tập còn thấp.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Tổ chức nhân lực hiện nay ở các trường tiểu học còn nhiều bất cập. Tình trạng thừa thiếu GV, nhà trường không được quyền chủ động trong việc tiếp nhận, biên chế GV, gây khó khăn trong công tác phân công, sử dụng lao động trong nhà trường.

- Đội ngũ GV trẻ mới ra trường phải mất một thời gian khá lâu mới hòa nhập với môi trường giảng dạy vì kiến thức học tập ở các trường Sư phạm còn nặng về lý thuyết, thiếu nội dung thực hành.

- Kinh phí đầu tư cho GD còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhu cầu đổi mới, công tác bồi dưỡng, nghiên cứu chuyên môn của GV.

Kết luận chương 2

Ở chương này chúng tôi khái trên cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục của các trường tiểu học của Quận 5, TP. Hồ Chí Minh trong 5 năm qua.

Qua khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ TTCM của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy hầu hết Hiệu trưởng các trường tiểu học nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí TTCM trong trường tiểu học. Giáo dục tiểu học trên địa bàn Quận 5 đã và đang phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Công tác QL hoạt động CM của HT các trường tiểu học của Quận 5 đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Đội ngũ GV đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác QL hoạt động TCM trong việc nâng cao chất lượng dạy và học

Tuy nhiên, Hiệu trưởng các trường Tiểu học mặc dù quản lý trực tiếp đội ngũ TTCM nhưng chưa sử dụng và phát huy hết năng lực sẵn có của đội ngũ TTCM. Hạn chế lớn nhất của đội ngũ TTCM là năng lực quản lý của họ, bởi TTCM điều hành hoạt động của tổ chỉ dựa vào kinh nghiệm nên các kỹ năng như: kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, kỹ năng kiểm tra đánh giá và những kỹ năng cần thiết khác chưa được quan tâm bồi dưỡng kịp thời.

Qua việc phân tích thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng TTCM, đặc biệt là xác định rõ những hạn chế về quản lý công tác bồi dưỡng TTCM, trong nhà trường tiểu học, luận văn sẽ giải quyết ở chương 3: đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 5, TP.Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 5, TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)