2.2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng rõ thực trạng quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng ở các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM, chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý mặt công tác này ở chương 3 của luận văn.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động của TCM ở các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM.
- Thực trạng các giải pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động TCM ở các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM.
2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo
Đối tượng khảo sát tổng cộng: 216 người, gồm có: HT, PHT: 16 người; GV của 8 trường Tiểu học: 200 người (bao gồm 80 TCM, TPCM)
Các trường được khảo sát bao gồm: Minh Đạo, Chính Nghĩa, Bàu Sen, Trần Bình Trọng, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Viết Xuân, Hùng Vương.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các biện pháp quản lý hoạt động của TCM của 8 trường ở các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM theo phương pháp: phỏng vấn bằng phiếu; quan sát, phân tích, tổng hợp các biên bản thanh tra về công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường hàng năm do chuyên môn nhà
trường tiến hành và qua kết quả điều tra trong bộ phiếu hỏi ý kiến của các cấp QLGD.
Bộ phiếu hỏi ý kiến được xây dựng theo các nội dung HĐTCM ở các trường tiểu học Quận 5, TP.HCM trong giai đoạn hiện nay. Bộ phiếu còn kèm theo một số câu hỏi mở về quản lý tốt hoạt động tổ chuyên môn cần làm tốt các việc gì, những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý, giảng dạy và những kiến nghị đối với cấp trên.
Phiếu phỏng vấn mức độ cần thiết, mức độ thực hiện, kết quả thực hiện các giải pháp quản lý của Hiệu trưởng.