Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 5, TP.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 56)

Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

2.3.1. Cơ cấu tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Bảng 2.8. Cơ cấu tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

STT Tên trường Tổ chuyên môn Số lượng (người/ tổ)

1 MINH ĐẠO Khối 1 10 Khối 2 10 Khối 3 10 Khối 4 11 Khối 5 11 2 CHÍNH NGHĨA Khối 1 10 Khối 2 10 Khối 3 10 Khối 4 10 Khối 5 10

3 BÀU SEN Khối 1 6

Khối 3 7 Khối 4 6 Khối 5 7 4 TRẦN BÌNH TRỌNG Khối 1 6 Khối 2 6 Khối 3 6 Khối 4 6 Khối 5 6 5 NGUYỄN ĐỨC CẢNH Khối 1 6 Khối 2 6 Khối 3 6 Khối 4 4 Khối 5 6 6 PHẠM HỒNG THÁI Khối 1 5 Khối 2 5 Khối 3 5 Khối 4 5 Khối 5 5 7 HÀM TỬ Khối 1 6 Khối 2 6 Khối 3 6 Khối 4 5 Khối 5 6 8 NGUYỄN VIẾT XUÂN Khối 1 6 Khối 2 6 Khối 3 6 Khối 4 4 Khối 5 6

Hiện nay mỗi trường tiểu học trong Quận 5 có 5 TCM. Mỗi TCM đều có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó.

Trong việc sinh hoạt chuyên môn, các tổ gặp nhiều thuận lợi trong việc sinh hoạt chuyên môn vì các GV trong tổ dạy cùng một khối kể cả GV bộ môn.

2.3.2. Đánh giá về hoạt động của các tổ chuyên môn của các trường tiểu học Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Qua việc khảo sát các kế hoạch của các TCM từ năm 2009 đến năm 2013 và qua thăm dò phỏng vấn HT, TTCM, TPCM, GV ở các trường tiểu học Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy các TCM ở các trường chủ yếu có các hoạt động cơ bản sau:

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình; tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm rèn kĩ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tổ chức cho GV học tập và thảo luận theo các chuyên đề: vận dụng phương pháp và các kĩ thuật trong dạy học một cách phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập; Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách có hiệu quả.

- Bồi dưỡng chuyên môn của GV thông qua các hoạt động sinh hoạt của TCM.

- Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của GV.

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh.

a) Nhận xét về chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn:

Qua tham khảo ý kiến của thanh tra Sở GD-ĐT và kết luận của thanh tra về hoạt động của các TCM từ năm 2009 đến năm 2013, qua xem xét hồ sơ quản lý của HT, qua khảo sát kế hoạch của các TCM, biên bản sinh hoạt của TCM, kế hoạch năm học và báo cáo tổng kết của các trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy:

- Các trường thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường TH, quy chế CM và đã hiện thực hóa Luật GD trong nhà trường.

- Trong quá trình QL và chỉ đạo HĐ tổ CM các HT luôn bám sát mục tiêu đào tạo của Đảng, Nhà nước, ngành và của địa phương. Nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với GD luôn là kim chỉ nam cho HĐ QL nhà trường nên các HT đã có được một số biện pháp QL HĐ tổ CM phù hợp, đem lại hiệu quả cao.

- TTCM hàng tuần, hàng tháng có lên kế hoạch hoạt động chung cho tổ, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, dự giờ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, soạn giảng của giáo viên và có chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho GV qua việc dự giờ rút kinh nghiệm.

- Tổ chuyên môn hoạt động căn cứ vào kế hoạch hoạt động của TCM, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và các tiêu chí theo chỉ đạo của HT và góp ý của ngành GD.

- Các trường đều xây dựng và thực hiện phong trào thi đua "Hai tốt", phong trào làm đồ dùng dạy học, thi GV dạy giỏi các cấp, viết sáng kiến kinh nghiệm...

- Tổ chuyên môn của các trường làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường, môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại các trường ngày càng được đầu tư tốt hơn.

- Cơ cấu GV bộ môn của các trường còn thiếu theo quy định nên các GV bộ môn sinh hoạt ghép chung với GV chủ nhiệm theo khối lớp dạy.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động, các GV trẻ mới ra trường, ít kinh nghiệm trong giảng dạy, còn nhiều lúng túng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các trang thiết bị dạy học… Vì vậy các TCM thực hiện các kế hoạch của tổ và kế hoạch của nhà trường còn hạn chế.

b) Đánh giá chung về hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học:

- Nề nếp sinh hoạt tổ CM trong các nhà trường đã được cải thiện rõ rệt, nội dung sinh hoạt tổ CM đã thể hiện rõ nét đặc thù của từng khối lớp với từng môn học cụ thể.

- Ý thức tự giác học hỏi để vươn lên của các thầy, cô giáo ở trong các nhà trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được triển khai và tiến hành thường xuyên liên tục.

- Cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị phục vụ cho dạy và học trong các nhà trường đã được thường xuyên nâng cấp và bổ sung tương đối đầy đủ.

- Chất lượng GD ở trong các nhà trường được chuyển biến rõ nét qua từng năm học, dần dần đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành GD và của xã hội.

- Các nhà trường đã thực hiện tốt cuộc vận động lớn của Công đoàn ngành là : "Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" trong chỉ đạo HĐ CM. Đại bộ phận các thầy, cô giáo đã thực sự trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo.

- Các nhà trường đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường để chỉ đạo HĐ CM.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành tương đối đồng bộ với việc đổi mới nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, phương pháp QL HĐ tổ CM của HT trong các trường tiểu học Quận 5 còn một số điểm hạn chế như sau:

- Vẫn còn có những trường, những tổ CM chưa coi trọng việc xây dựng nội dung sinh hoạt tổ hàng tuần một cách thiết thực và bổ ích cho công tác dạy học nên nội dung sinh hoạt tổ CM nghèo nàn, nặng thủ tục

hành chính, nhất là ở các trường chưa đạt tiên tiến hoặc ở trường có HT có thâm niên QL thấp.

- Hoạt động của các TCM chưa đồng bộ về nội dung sinh hoạt CM, hình thức tổ chức các hoạt động chuyên môn chưa lôi cuốn GV trong tổ phát biểu, tham gia ý kiến…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)