Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 5,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 66)

học Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

2.4.1. Thực trạng quản lý công tác kế hoạch của tổ chuyên môn và của tổ viên

a) Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Để tìm hiểu công tác này, chúng tôi đã sử dụng phiếu khảo sát các đối tượng ở các trường tiểu học Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát HT + PHT (32) TT + TP.CM (160) GV (702) SL % SL % SL % Rất đầy đủ, đáp ứng tốt công tác 31 96,9 652 92,8 Bình thường, chỉ làm cho có 1 3,1 50 7,2

Không xây dựng kế hoạch 0 0 0 0 0 0

Vào đầu năm học các TTCM đều xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Qua khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM đầy đủ, đáp ứng tố công tác, được đội ngũ BGH, TT+TPCM và GV đanh giá cao. Một số ít ý kiến đánh giá việc xây dựng kế hoạch là bình thường, chỉ làm cho có, không có sự quan tâm đầu tư xây dựng kế hoạch CM. Tuy tỉ lệ này

không cao nhưng điều đó cho thấy một vài HT chưa quan tâm và kiểm tra việc lập kế hoạch đầu năm của các TCM.

b) Thực trạng xây dựng kế hoạch giảng dạy của GV:

Vào đầu mỗi năm học, mỗi GV phải xây dựng kế hoạch giảng dạy cho cá nhân. Một kế hoạch được xây dựng chi tiết, rõ ràng, hợp lí, khoa học sẽ giúp GV đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

Hiện nay, CBQL của một số trường chưa không góp ý và trực tiếp ký duyệt kế hoạch chuyên môn của GV mà giao hẳn cho TTCM.

2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn

2.4.2.1. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học của giáo viên

a) Thực trạng quản lý việc soạn bài, chuẩn giờ lên lớp của GV

Đa số GV soạn đủ bài, đúng phân phối chương trình. Một số giáo viên nòng cốt có ý thức tốt đầu tư nhiều cho bài soạn. Song một số ít GV vẫn còn soạn giáo án sơ lược, chưa chú ý đúng mức đến phương pháp dạy học, nội dung kiến thức, bài tập phù hợp với những đối tượng học sinh trong lớp.

Hiện nay các TTCM duyệt giáo án của các tổ viên 1 lần/ tuần, PHTCM ký duyệt theo lịch kiểm định kì. Qua đó cho thấy việc quản lý nội dung dạy học trong việc soạn bài của GV có phần chưa sâu sát.

b) Thực trạng quản lý giờ lên lớp của GV

Hiện nay, HT các trường quản lý giờ lên lớp của GV thông qua các việc: - Dự giờ đột xuất hoặc dự giờ qua việc Kiểm tra, Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo của GV, qua các tiết thao giảng chuyên đề.

- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

- Rèn kĩ năng học tập, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS. - Qua việc thực hiện quy chế chuyên môn.

Theo chúng tôi đánh giá, công tác quản lý của HT đối với giờ lên lớp của GV đã thực hiện tương đối tốt, đạt hiệu quả.

c) Thực trạng tổ chức, chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học là một khâu quan trọng hoạt động dạy và học (chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp và đổi mới cách đánh giá) nhằm thực hiện chức năng quản lý, kiểm soát, điều chỉnh hoạt động dạy - học và giáo dục, phát triển người học

Đối với HS, kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, HS tự đánh giá, rút kinh nghiệm đánh giá mức độ đạt được của bản thân, tự điều chỉnh để có phương pháp tự mình ôn tập, củng cố bổ sung, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để học tập tiến bộ hơn.

Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra của HS sẽ giúp GV tự đánh giá được kết quả giảng dạy của bản thân và có hướng điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn.

Đối với cha mẹ HS, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá quá trình học tập, rèn luyện; quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục.

Đối với lãnh đạo nhà trường, kiểm tra đánh giá là biện pháp để đánh giá kết chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS. Qua đó kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học/giáo dục, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Việc đánh giá với học sinh tiểu học lấy động viên, khuyến khích sự tiến bộ của các em là chính, không gây áp lực cho cả giáo viên và học sinh, đảm bảo lợi ích chính đáng của học sinh.

Hiện nay, HT các trường chỉ đạo GV thực hiện việc đánh giá HS theo hướng dẫn Thông tư 32 khá tốt. Kết hợp đánh giá định lượng (điểm số) và đánh giá định tính (nhận xét), kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh; kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên cái khó của nhà trường là làm thế nào để giáo viên đưa ra được một nhận xét tốt tránh hiện tượng điểm số vô hồn và điểm số ảo. Một số ít GV còn đánh giá học sinh theo cách cảm tính, thiếu công bằng, ít nhận xét, sữa chữa lỗi sai của học sinh. Lãnh đạo nhà trường cần sâu sát, thường xuyên kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các giáo viên cần:

- Thường xuyên tham khảo các tiêu chí đã được xác lập để có thể hình dung rõ trong đầu các tiêu chí cần đánh giá.

- Xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá từng trường hợp nội dung để xếp loại học sinh.

- Quan sát và ghi nhận các biểu hiện hành vi của học sinh theo các tiêu chí đã quy định. Thu thập thông tin đủ, phù hợp và tránh định kiến.

- Khi đưa ra một nhận xét hay nhận định nào cần xem xét chứng cứ có thích hợp không, đã đủ cho việc đưa ra nhận xét chưa, các ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của học sinh cần đưa ra lý do đưa ra nhận xét ấy

Nếu GV đưa ra nhận xét tốt nó sẽ động viên học sinh phấn đấu học tập thành công, hướng dẫn học sinh điều chỉnh việc học tập.

Những nhận xét có tác dụng động viên và hướng dẫn học sinh điều chỉnh là những nhận xét: Thực tế, cụ thể, nhạy cảm đối với những quan tâm, mục đích hay cố gắng của người học; khuyến khích; hướng dẫn; kịp thời không chậm trễ; nói thẳng không bóng gió, úp mở; cho những ý kiến riêng thay vì đưa ra những lời nhận định đầy uy quyền.

Nhìn chung, hiện nay, HT các trường đã chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá học sinh của GV.

2.4.2.2.Thực trạng tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên

Cán bộ quản lí cũng như GV trong các trường TH trong Quận 5 đều xác định rõ: Công tác tự học tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, viết sáng kiến kinh nghiệm là giải pháp cần thiết để nâng cao hiểu biết cho người GV về vốn tri thức cũng như CM nghiệp vụ sư phạm, giúp người GV đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Đồng thời đây cũng là một giải pháp hữu hiệu nhất để tạo nên một môi trường học tập với nhận thức là: "học tập suốt đời" cho người GV trong các nhà trường.

Chúng tôi đã tìm hiểu nhận thức của HT các trường tiểu học Quận 5 về nội dung của QL việc bồi dưỡng GV. Kết quả điều tra thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 2.10. Nhận thức của Hiệu trưởng về các nội dung quản lý việc bồi dưỡng GV

TT Nội dung quản lý

Nhận thức của Hiệu trưởng (%)

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

1 Bồi dưỡng theo chuyên đề về chuyên

môn 87,5 12,5 0

2 Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 100 0 0

3 Bồi dưỡng các năng lực sư phạm 85,2 14,8 0

4 Bồi dưỡng dài hạn 86,4 13,6 0

5 Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè 60,2 39,8 0

6 Qua dự giờ, phân tích giảng dạy 100 0 0

7 Tự học, tự bồi dưỡng 78,6 21,4 0

8 Tham quan, học hỏi kinh nghiệm các

Để bồi dưỡng CM có hiệu quả, HT quan tâm đền nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau.

Qua kết quả bảng ta nhận thấy: HT đánh giá cao tầm quan trọng nội dung bồi dưỡng đội ngũ GV. Trong đó, nội dung dự giờ, phân tích giảng dạy đặc biệt được quan tâm, được đánh giá với tỷ lệ 100%. Bởi vì nội dung, phương pháp, chất lượng giảng dạy quyết định chất lượng học tập của học sinh. Nội dung bồi dưỡng theo chuyên đề về CM được đánh giá với tỷ lệ 87,5% cho rằng rất quan trọng, cho thấy người GV phải có năng lực CM mới có thể tạo được niềm tin, uy tín đối với học sinh và phụ huynh.

Việc tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các trường tiên tiến là một việc làm quan trọng nhưng không phải trường nào cũng có điều kiện để tổ chức cho GV thường xuyên được đi tham quan học hỏi. Nội dung này được HT đánh giá 87,5% rất quan trọng là hợp lí.

CBQL nhà trường chưa làm tốt việc chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra công tác quản lý của TTCM, kết quả kiểm tra nhiệm vụ năm học chủ yếu lấy chuyên môn làm chính, dẫn đến công tác khác ít được chăm lo.

Qua đó chúng tôi nhận thấy thực trạng thực hiện công tác bồi dưỡng GV đã được HT các trường trong Quận 5 quan tâm và thực hiện tốt.

2.4.2.3. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học đã trở thành một nhiệm vụ năm học của tất cả các trường và tổ CM. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cán bộ, GV, tổ CM và nhà trường hàng năm. Do đó ngay từ đầu năm học, HT các nhà trường đã chỉ đạo các tổ CM đăng kí đề tài sáng kiến kinh nghiệm sẽ nghiên cứu và viết trong năm học của các thành viên trong tổ. Trường thành lập hội đồng khoa học để thẩm định và xét duyệt các đề tài sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy

học. Và việc xét duyệt sẽ được Hội đồng tiến hành vào tháng 4 hàng năm trước khi gửi về Phòng GD để Hội đồng khoa học các cấp xét duyệt, xếp loại. Kết quả xếp loại đề tài cũng như đồ dùng dạy học của các cấp sẽ là một điều kiện quan trọng để xếp loại danh hiệu GV giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hay cấp Thành phố hàng năm của mỗi cá nhân cán bộ GV. Vì thế việc nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học đã trở thành phong trào thi đua của các trường trong toàn Quận và là động lực thúc đẩy các cán bộ GV trong các trường tham gia. Nhờ có phong trào này mà GV có nhiều sáng kiến về việc đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường, nhiều tiết dạy đạt loại tốt hơn do áp dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá cao. Trong 3 năm qua, bậc TH Quận 5 đã có được đề tài sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao.

2.4.2.4. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng học của học sinh

Trong các trường Tiểu học, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc thường xuyên mà HT chỉ đạo TCM, GV thực hiện. Lãnh đạo nhà trường và đội ngũ GV luôn trăn trở tìm những giải pháp hướng dẫn giảng dạy để học sinh đạt thành tích cao trong học tập.

Trong các tiết học trên lớp GV có thể lồng ghép việc bồi dưỡng học sinh giỏi song song với các đối tượng học sinh khác bằng cách đưa thêm những câu hỏi hay, cấp độ khó dần lên xen kẽ với những bài tập nâng cao để phát huy óc sáng tạo của học sinh.

Mỗi năm học, học sinh ở các trường tiểu học Quận 5 đều đạt các giải cao ở các hội thi cấp Thành phố:

- Năm 2008-2009: Phong trào "Vở sạch chữ đẹp" tiếp tục được phát động sôi nổi tại 20 trường công lập và dân lập, toàn khối Tiểu học có 678 học sinh dự thi (tăng 263 em so với năm học trước). Các trường Minh Đạo, Chính

Nghĩa, Trần Bình Trọng, Phạm Hồng Thái, Bàu Sen là những đơn vị giữ vững thành tích.

- Năm 2009-2010: Phong trào "Vở sạch chữ đẹp” tiếp tục được phát động sôi nổi tại 22 trường công lập và dân lập. Học sinh dự thi cấp Thành phố đạt 3 giải cá nhân: khối lớp 3 đạt 2 giải Ba (trường Trần Bình Trọng, Minh Đạo) và 1 giải Khuyến khích (trường Bàu Sen). Có 22 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 được công nhận Vở sạch chữ đẹp cấp Thành phố (học sinh thuộc các trường Nguyễn Đức Cảnh, Minh Đạo, Phạm Hồng Thái, Trần Bình Trọng, Việt Úc, Hùng Vương, Huỳnh Kiến Hoa, Chính Nghĩa). Quận 5 đạt 9 giải tập thể, trong đó có thành tích của các trường Minh Đạo, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Phạm Hồng Thái.

- Năm 2010-2011:

+ Dự thi Tài năng tin học cấp Thành phố lần 3 dành cho học sinh tiểu học: đạt 7 giải gồm 4 Giải Ba, 1 Giải Khuyến khích, 2 học sinh được tuyên dương (Các trường đạt giải là Phạm Hồng Thái, Minh Đạo, Bàu Sen).

+ Toàn Quận tiếp tục duy trì phong trào "Vở sạch chữ đẹp" với phong trào thi đua được phát động sôi nổi tại 20 trường công lập và dân lập, toàn quận có 760 học sinh dự thi. Kết quả: 216 giải (12 Giải Nhất, 24 Giải Nhì, 68 Giải Ba, 112 Giải Khuyến khích). Trường Hàm Tử có sự đầu tư tốt và lần đầu đạt nhiều giải cao

- Năm 2011-2012: Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân dự thi "Viết chữ đẹp" do Câu lạc bộ Hoa văn thành phố tổ chức, đạt 1 Giải Nhất, 1 Nhì.

- Năm 2012-2013: Trong Hội thi “Tài năng tin học” lần IV do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức: Quận 5 có 4/5 học sinh đạt giải cấp Thành phố. Trường Phạm Hồng Thái đạt 2 giải gồm Giải xuất sắc và Giải Ba, Trường Minh Đạo đạt Giải Nhất, Trường Huỳnh Kiến Hoa đạt Giải Khuyến khích.

Qua kết quả trên, ta thấy kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường Tiểu học được giữ vững và tiếp tục phát triển.

2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn và của giáo viên

Nhận thức về kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Đặc biệt trong việc quản lý hoạt động CM. Việc kiểm tra đanh giá của HT có ý nhĩa quan trọng.

Những năm qua, HT các trường Tiểu học đã tiến hành kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ CM, GV với nhiều nội dung để nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Căn cứ vào các nội dung kiểm tra, thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo của HT. Chúng tôi đã thiết kế phiếu hỏi và điều tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn. Kết quả thu được số liệu như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn

TT Nội dung kiểm tra

Mức độ thực hiện %

Tốt Trung bình Chưa tốt

1 Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 66)