1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy hải sản đông lạnh trên địa bàn thành phố hồ chí minh

26 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 426,01 KB

Nội dung

Lý luận và giả thiết mô hình nghiên cứu lý thuyết...Tóm tắt chương 1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TRẠNG GIẢI PH

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

nghiệp sản xuất chế biến thủy hải sản đông lạnh trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh

GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền Nhóm thực hiện:10

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2011

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

1.1 Lịch sử hình thành khái niệm trách nhiệm xã hội 1.2 Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội:

1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về trách nhiệm xã hội:

1.2.2 Một số nghiên cứu của Việt nam về trách nhiệm xã hội:

1.3 Khái niệm trách nhiệm xã hội 21.4 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

Trang 3

1.5 Tác động của trách nhiệm xã hội đối với việc phát triển doanh nghiệp và xã hội trong

thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới 1.6 Đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.7 Lý luận và giả thiết mô hình nghiên cứu lý thuyết Tóm tắt chương 1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÀY

2.1 Tổng quan về ngành chế biến thực phẩm

2.2.1 Ngành chế biến thực phẩm thế giới

2.2.2 Ngành chế biến thực phẩm Việt Nam

2.2 Tổng quan về doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố

3.1 Thiết kế nghiên cứu giải pháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngành

3.2 Nghiên cứu sơ bộ

3.3 Nghiên cứu chính thức

3.4 Kết quả nghiên cứu 22

Tóm tắt chương 3

KẾT LUẬN 25TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.1 Giới thiệu đề tài

a Lý do chọn đề tài

- Ngành chế biến thực phẩm đang là vấn đề nhạy cảm hiện nay bởi đây là ngành

mà mặt hàng trực tiếp ảnh hưởng đế sức khỏe của người tiêu dùng Tuy nhiênkhông ít trường hợp có liên quan như: vụ nhiễm sữa có Melamin, thức ăn ướpnhiều hóa chất công nghiệp độc hại làm ảnh hưởng đế sức khỏe, tính mạngngười sử dụng, Công ty Vedan và hàng loạt doanh nghiệp khác xả trộn chất thảiphá hoại môi trường và những vấn đề về trách nhiệm xã hội, đạo đức kinhdoanh, văn hóa doanh nghiệp đã được xã hội đặt lên bàn cân

- Những qui định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bìnhđẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo

và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng thể hiện trong bộ quy tắc ứng xử(Code of conduct-COC) được Liên hiệp Quốc, các qui định pháp luật

Trang 4

- Doanh nghiệp mong muốn sự phát triển bền vững phải tuân thủ những chuẩnmực về vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh

an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động,quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và pháttriển cộng đồng Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thựchiện đối với xã hội Có trách nhiệm đối với xã hội là tăng đến mức tối đa các tácdụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội Bằngchứng là họ có thể thực hiện trách nhiệm đạt tới một chứng chỉ quốc tế hoặc ápdụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of conduct-COC) Đó cũng là nguyênnhân góp phần cho nền kinh tế phát triển

- Trách nhiệm xã hội là giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa doanh nghiệp, bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi người lao động, chống tham nhũng, bảo

vệ môi trường, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động, thu hẹpkhoảng cách nhân viên và lãnh đạo, và góp phần phát triển xã hội lợi ích cộngđồng

Vì những lợi ích trên, nhóm … chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp nâng cao tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy hải sản đông lạnh trên địa bànthành phố Hồ chí Minh”

b Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các khía cạnh, vai trò của trách nhiệm xã hội nói chung

- Nghiên cứu các khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất chế biếnthủy hải sản đông lạnh

- Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp về trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp SXCBthủy hải sản đông lạnh đã và đang áp dụng

- Tìm ra những vấn đề và giải pháp mà doanh nghiệp còn bỏ qua hay chưa áp dụng

mà cần thiết cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới

- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp

c Nội dung nghiên cứu

- Đề tài sẽ tìm hiểu các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các chuyên gia thế giới

và Việt Nam, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm

- Từ đó đề xuất một số mô hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội và để chọn một môhình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội thiết thực với doanh nghiệp làm cơ sở lýthuyết của đề tài

- Nghiên cứu một số giải pháp của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm trênthế giới đã và đang thực hiện, chủ yếu của các nước tiên tiến những mặt tốt, mặtchưa tốt của các giải pháp này so với tình hình Việt nam

- Nghiên cứu thực trạng ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ ChíMinh, thực trạng các giải pháp của các doanh nghiệp đã và đang thực hiện liênquan đến trách nhiệm xã hội thông qua trao đổi với các chuyên gia, lập và điều traqua bảng câu hỏi thăm dò ý kiến, sau đó phân tích, đánh giá những mặt tốt, mặtchưa tốt của các giải pháp này so với mô hình lý thuyết

- Thiết kế nghiên cứu các đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp ngành sản xuất chế biến thủy hải sản đông lạnh trên địa bàn thành phố Hồ

Trang 5

Chí Minh có tham khảo ý kiến các chuyên gia và bảng câu hỏi điều tra để đánh giámức độ tin cậy của các giải pháp tác giả đề xuất.

d Đối tượng nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội

- Giải pháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

e Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Các doanh nghiệp ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính:

Thu thập ý kiến của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp ngành chế biến thủy hải sảnđông lạnh

- Thu thập ý kiến của người tiêu dùng

- Thu thập ý kiến của người lao động

- Phương pháp chuyên gia

- Các ý kiến này là cơ sở để lập bảng câu hỏi điều tra các giải pháp về tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm

- Lập bảng câu hỏi điều tra về giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp ngành chế biến thủy sản đông lạnh mà tác giả đề xuất để kiểm chứng độ tincậy

1.3 Bố cục của luận văn

Ngoài chương mở đầu và chương kết luận, đề tài còn bao gồm 4 chương chủ yếu sau:Chương 1: Cơ sở lý luận về Trách nhiệm xã hội,

Chương 2: Tổng quan về doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh và thực trạng giải pháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nàyChương 3: Thiết kế nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực trạng giải pháp về tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh trên địa bàn thành phố HồChí Minh

Chương 4: Nghiên cứu giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chếbiến thủy sản động lạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

1.1 Lịch sử hình thành khái niệm trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội ngày quay trở lại những ngày đầu của chủ nghĩa tư bản khi nhữngngười như Titus Salt đã chứng minh rằng xã hội không phải chỉ cai trị bởi các lực lượngthị trường Nhiều sự kiện đã ảnh hưởng lớn trong việc định hình chương trình tráchnhiệm xã hội:

1848: Yorkshire len trùm Titus Salt Saltaire tạo ra, một mô hình cộng đồng bên

ngoài Bradford cho nhân viên của mình, nơi mà mỗi nhà có nước máy

1911: David Lloyd George giới thiệu Đạo luật Bảo hiểm Quốc gia Nó đòi hỏi các

doanh nghiệp để đóng góp cho bảo hiểm thất nghiệp và bệnh tật cho tất cả nhânviên

1969:Ralph Nader sáng lập Trung tâm Luật Trách nhiệm ở Mỹ để lộ lạm dụng của

công ty và thiếu quy định thi hành

1971: Anita Roddick mở chi nhánh Body Shop đầu tiên ở Brighton Công ty hoạt

động theo một chính sách đạo đức và môi trường nghiêm ngặt

1982: Kinh doanh trong cộng đồng được thiết lập để giả mạo liên kết giữa chính

phủ kinh doanh thương mại,, đoàn thể và cộng đồng

1992: Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc thống trị hội nghị Rio về Môi

trường và Phát triển, giải quyết thiệt hại môi trường và nghèo đói trên thế giới

1995: Greenpeace kêu gọi tẩy chay của Shell trong kế hoạch của mình để lưu trữ

nền tảng chìm dầu Brent Spar của nó Shell của doanh số bán hàng, đặc biệt là ởĐức, và nó giảm mạnh xuống lưng

1999: Báo cáo Turnbull, khuyến cáo rằng công ty Hội đồng cần tập trung và quản

lý đầy đủ các rủi ro bao gồm cả sức khỏe, môi trường, an toàn và danh tiếng

2001: Sự sụp đổ của Enron, do thiếu trách nhiệm và minh bạch, gây ra một cuộc

khủng hoảng kinh tế

Trang 7

2004: Đó là thông báo rằng từ năm 2005 tất cả các công ty niêm yết sẽ phải cung

cấp một đánh giá hoạt động và tài chính với báo cáo hàng năm của họ, có tính, xãhội của họ tác động môi trường và kinh tế

Như vậy trách nhiệm không phải hình thành từ một ngày, một tác giả mà nó được hình thành từ sự phát triển của xã hội, từ những việc làm của các doanh nghiệp trong cả một quá trình nhằm đem lại lợi ích cho chính họ.

1.2 Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội:

1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về trách nhiệm xã hội:

Đề tài phân tích một số nghiên cứu trên thế giới về CSR (Arthaud-Day, 2005 [11];Carroll, 1979 [12]; Clarkson, 1995 [13]; Friedman, 1970 [15]; Jones & Goldberg, 1982[16]) Ví dụ, Manakkalathil và Rudolf (1995) [17] đã định nghĩa CSR là “trách nhiệmcủa những tổ chức trong việc định hướng, chỉ đạo, kiểm soát việc kinh doanh theo hướngtôn trọng những quyền của cá nhân và thúc đẩy hạnh phúc con người” Nghiên cứu củaCarroll năm 1979 [12] mở rộng mô hình CSR theo bốn loại trách nhiệm tổ chức: tráchnhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tuỳ ý Nghiên cứucũng phân tích một số khái niệm gần hay tương đương với CSR: Hiệu quả xã hội doanhnghiệp (Corporate Social Performance – CSP); “Tư cách công dân” của doanh nghiệp(Corporate Citizenship – CC); Sự đáp ứng xã hội của doanh nghiệp (Corporate SocialResponsiveness); Lòng bác ái của doanh nghiệp (Corporate Philanthropy – CP); Đạo đứcdoanh nghiệp (Business Ethics) Từ đó, nghiên cứu thống nhất với một định nghĩa kháhoàn chỉnh của Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng Thế giới, “Trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triểnkinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người laođộng và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cảdoanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội"

1.2.2 Một số nghiên cứu của Việt nam về trách nhiệm xã hội:

Trong các ngày 9-10/3, Đại sứ quán Canada và Tổng Lãnh sự quán đã lần lượt tổ chứchai cuộc hội thảo thường niên lần thứ hai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) với chủ đề "CSR Sức mạnh tổng hợp: Phối hợpgiữa Nhà nước, Doanh nghiệp và Tổ chức phi chính phủ" Năm nay, mỗi cuộc hội thảodiễn ra trong nửa ngày đã thu hút được sự tham gia của 95 đại biểu từ Chính phủ, các tổchức phi chính phủ (NGO), doanh nghiệp và giới học giả cùng nhau trao đổi về các lĩnhvực hợp tác trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trên thực tế vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không còn quá mới, nhưngkhông quá mới không có nghĩa là đã cũ Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSRhướng tới sự phát triển bền vững" được tổ chức bởi Phòng thương mại và Công nghiệpViệt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội Dagiày, Dệt may tổ chức, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trongbối cảnh hội nhập Năm 2006 đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham dự.Theo tiến sỹ Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam, "CSR trở thành một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệpkhông tuân thủ CSR sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới." Dù quan trọngnhư thế nhưng ở Việt Nam việc thực hiện CSR còn tương đối khó khăn, trước đây vàngay cả bây giờ không có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề Trách nhiệm xã hộicủa Doanh nghiệp Có những doanh nghiệp Việt Nam có đóng góp đáng kể trong cáchoạt động từ thiện nhưng phần nhiều xuất phát từ lòng thiện tâm của lãnh đạo doanhnghiệp chứ chưa được đưa vào như là một triết lý, một chiến lược kinh doanh lâu bền.Trước hết đó là sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ

Trang 8

hiểu đơn thuần là làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là từ ngay trong

DN Việc làm thứ hai tác động đến việc thực hiện CSR là do DN thiếu nguồn tài chính,

và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, mà phần lớn

DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa Việc đánh giá thực hiện CSR quy định trong các quy tắccủa Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct hay Code of Ethics) và các tiêu chuẩn nhưSA8000, WRAP, ISO 14000, GRI , tuy nhiên các tiêu chuẩn này không phải là thoảthuận giữa các chính phủ hay quy định của các công ước quốc tế, vì vậy, ràng buộc chỉ làgiữa các nhà xuất nhập khẩu hoặc do chính DN tự đặt ra Chúng ta đã có các doanhnghiệp sản xuất sạch: sản xuất rau sạch, nuôi trồng thủy sản sạch, sản xuất than sạch Nhưng những việc làm này mang nhiều tính bắt buộc hoặc là tự phát hơn là một việc làm

tự nguyện gắn liền với hoạt động kinh doanh và hình ảnh của doanh nghiệp Như vậy,trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh ở các nướcphát triển, trong khi đó ở Việt Nam , các doanh nghiệp phần lớn chỉ thực hiện do mangtính bắt buộc hay từ thiện tâm của người đứng đầu doanh nghiệp Đó là hai quan niệmkinh doanh hoàn toàn khác nhau Vậy thực hiện CRS có lợi gì đối với doanh nghiệp? Vàdoanh nghiệp Việt Nam có cần tự nguyện thực hiện CRS giống như ở các nước pháttriển

1.3 Khái niệm trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) đuợchiểu là "sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững,thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thànhviên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệpcũng như phát triển chung của xã hội"

Đối với nước ta, đây là một khái niệm khá mới mẻ và trên thực tế người ta rất dễ hiểulầm khái niệm Trách nhiệm xã hội theo nghĩa "truyền thống" Tức là doanh nghiệp thựchiện Trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hộimang tính nhân đạo, từ thiện

Theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới :"Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự camkết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng ngườilao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung dể cải thiện chất lượng cuộc sống

cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển ".(Mr NiGel Twose

-WB tại Washington DC USA - Hội thảo quốc gia về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh quốc gia, Hà Nội, 16-17/12/2002 ) Vấn đề cốt lõi là mỗi

doanh nghiệp tự quyết định một cách tự nguyện về thực hiện Trách nhiệm xã hội củamình và doanh nghiệp đó có được lợi ích trong kinh doanh thông qua các hoạt động đó

1.4 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội:

Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái

 Khía cạnh kinh tế

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hànghóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy vàlàm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứnglao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triểnsản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệthống xã hội

Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêmphúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm vớimức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn,hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảoquyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc

Trang 9

Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá vàdịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, antoàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnhtranh

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạtđộng của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chếhoá thành các nghĩa vụ pháp lý

 Khía cạnh pháp lý

Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phảithực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan Nhữngđiều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường,thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành visai trái Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự Về cơ bản,nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:

(1) Điều tiết cạnh tranh

(2) Bảo vệ người tiêu dùng

(3) Bảo vệ môi trường

(4) An toàn và bình đẳng

(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái

Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành viđược chấp nhận Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện tráchnhiệm pháp lý của mình

 Khía cạnh đạo đức

Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi vàhoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệthống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật

Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua

cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thànhviên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúngkhông được viết thành luật

Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyêntắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty.Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sựphối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan

Những doanh nghiệp (DN) mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ nhữngchuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao

động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng.

Khía cạnh nhân văn: thể hiện ở các khía cạnh như:

- Là những sự đóng góp của DN cho xã hội, chia sẻ gánh nặng cho nhà nước

- Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm

- Đào tạo nhân viên, nâng cao năng lực quản lý của nhân viên

Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận Không có lợi nhuận thì lấy đâu ra mà làm từthiện Lợi nhuận đó phải là từ hoạt động hợp pháp, nếu làm ăn phi pháp thì bị pháp luậttrừng trị và không thể lâu bền Các tiêu chuẩn khác không mâu thuẫn với mục tiêu lợinhuận Giữ được chữ tín với khách hàng, bạn hàng, nhân viên, cộng đồng và nhà nướctạo nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ được mối làm ăn, bạn hàng, nhân viên

và điều này lại tạo cho doanh nghiệp cơ hội có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa.Tạo công ăn việc làm là một trong những việc làm cao cả bậc nhất của doanh nhân.Nhiều người làm thì chi phí tăng lên, chi phí tăng thì lợi nhuận giảm, đấy là một cách suynghĩ có vẻ hợp lý Và như thế tạo nhiều công ăn việc làm có vẻ mâu thuẫn với mục tiêulợi nhuận, song suy ngẫm kỹ hơn chưa chắc phải vậy Nếu làm khéo, việc tăng số người

Trang 10

làm có thể tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Đây là vấn đề khó, song không nhất thiết gây

ra mâu thuẫn

Tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt cho người lao động làm tăng chi phí, có vẻ ngượcvới mục tiêu chính là lợi nhuận, nhưng xét dài hạn đó là cách đầu tư thông minh để thuđược lợi nhuận nhiều hơn vì người lao động có thể phát huy hết tài năng, yên tâm làmviệc

Đóng góp lớn nhất cho cộng đồng chính là việc doanh nghiệp góp phần vào phát triểnkinh tế của đất nước, của địa phương, là thuế mà doanh nghiệp nộp, là công ăn việc làm

mà doanh nghiệp tạo ra, tuy các khoản "từ thiện" là rất đáng quý, rất đáng trân trọng,song vẫn không phải là "chính", là "thường xuyên" Như thế, nếu nhà nước có khung khổpháp lý, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, thu được nhiều lợi nhuậnnhất, thì chính là cách để doanh nhân có “chữ tâm” càng lớn, càng lâu, càng bền

1.5 Tác động của trách nhiệm xã hội đối với việc phát triển doanh nghiệp và xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến môi trường xãhội trong công việc sản xuất kinh doanh của mình Ngày nay xu hướng trên toàn thế giới

là người ta ngày càng chú ý nhiều hơn tới những nhân tố khuyến khích doanh nghiệp đối

xử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạođức, văn hoá ở doanh nghiệp

Đối với bên mua:

Các nhà đầu tư nước ngoài (bên mua ) thường quan tâm tới những yếu tố cơ bản nhưkinh tế vĩ mô, quản trị đất nước và uy tín của doanh nghiệp họ trên những thị trường vớinhững tiêu chuẩn cao Từ đó thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với động lực

của thị trường trên cơ sở nâng cao tiêu chuẩn lao động có thể mang lại lợi ích kinh tế, sự

cân bằng hài hoà giữa mục tiêu kinh tế và xã hội và như vậy sẽ nâng cao được thươnghiệu của mình Sau đây là lợi ích cơ bản của doanh nghiệp:

+ Bảo vệ thương hiệu không bị xã hội chỉ trích

+ Nâng cao uy tín của sản phẩm một cách bền vững; mở rộng thị trường; ưu thế về giácả

+ Được tham gia các chương trình đầu tư vì Trách nhiệm xã hội

Đối với bên bán:

Đối với các nhà cung cấp (bên bán ) lợi ích trong thực hiện trách nhiệm xã hội là duy trìđược các hợp đồng hoặc thu hút thêm được các hợp đồng mới

Sau đây là các lợi ích của doanh nghiệp:

+ Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

+ Giảm số công nhân bỏ việc

+ Tăng uy tín xã hội để dễ dàng hoạt động hơn

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động chủ yếu thông qua các BộQuy tắc ứng xử Trách nhiệm xã hội Các bộ Quy tắc quy định về xã hội, môi trường vàđạo đức giúp các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn cao hơn luật pháp quốc gia vàđối với các nhà cung ứng (bên bán) phải được giám sát việc thực hiện cũng như kiểm trađộc lập thường xuyên chẳng hạn SA8000 có các quy định về Trách nhiệm xã hội sau :

1 Lao động trẻ em;

2 Lao động cưỡng bức;

3 An toàn và vệ sinh lao động;

4 Tự do hiệp hội và quyền thoả ước lao động tập thể;

5 Phân biệt đối xử;

6 Xử phạt;

7 Giờ làm việc;

8 Trả công

Trang 11

9 Hệ thống quản lý.

1.6 Đánh giá trách nhiệm xã nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp:

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tránh né trách nhiệm xã hội củamình Trong khi cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi từkhách hàng ngày càng cao và xã hội do đó có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối vớidoanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì các doanh nghiệpmuốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sảnxuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận mà cả những chuẩn mực vềbảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toànlao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phầnphát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từthiện…

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏqua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặcbiệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiệntốt hơn Luật pháp Lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựngvăn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại

1.7 Lý luận và giả thiết mô hình nghiên cứu lý thuyết:

Khái niệm “giả thuyết”:

Về phương pháp luận NCKH, “Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định củanghiên cứu”, cũng có thể hiểu: “Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh của tác giả”,hoặc “Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh, vào câu hỏi nghiên cứu của đềtài”

Ví dụ:

 Khi nói nước sôi ở 1000 C, người ta đã ngầm hiểu, nước đó được quy vềnhững điều kiện giả định, đó là: (1) Nước nguyên chất, (2) Được đun nóngdưới áp suất là 1 atm

 Khi xem xét quan hệ giữa khu vực sản xuất tư liệu sản xuất (khu vực I) vàkhu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng (khu vực II) trong quá trình tái sản xuất

mở rộng, Marx đã đặt giả thuyết là khu vực I quyết định khu vực II với giảthiết rằng, giữa các quốc gia không có ngoại thương

Tóm lại giả thuyết nghiên cứu có thể được hiểu:”Giả thiết” là một điều kiện mang tínhquy ước của người nghiên cứu, nó có thể không tồn tại hoặc không phải lúc nào cũng tồntại trong thực tế

 Vai trò của “giả thuyết” trong NCKH:

Trang 12

Tất cả các khoa học thực nghiệm, bất kể trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật haykhoa học xã hội, đều cần có giả thuyết Kết luận này là kết quả của cuộc tranh luận diễn

ra vào nửa cuối thế kỷ XIX, trong đó có mặt cả các nhà khoa học tự nhiên và các nhàkhoa học xã hội

Tuy là một kết luận mang tính giả định được đặt ra để chứng minh, nhưng giả thuyếtkhông thể được đặt ra một cách tùy tiện, mà phải dựa trên cơ sở quan sát sơ bộ quy luậtdiễn biến của đối tượng mà chúng ta nghiên cứu Có những sự kiện diễn ra một cách phổbiến, giúp chúng ta đưa ra một giả thuyết phổ biến

Trong giới nghiên cứu ở nước ta hiện nay, một số người vẫn cho rằng, giả thuyết chỉ cầnthiết với những nghiên cứu giải thích và nghiên cứu giải pháp, còn nghiên cứu mô tả thì

cứ việc “thấy sao nói vậy”, không cần phải đặt giả thuyết Có lẽ các bạn đồng nghiệp củachúng ta tưởng thế thôi, trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy

Có thể lấy ví dụ, mô tả một hiện trạng kinh tế, hoàn toàn có hai quan điểm trái ngượcnhau: Một quan điểm cho rằng nền kinh tế đang phát triển tốt đẹp; một quan điểm chorằng, nó đang có những biểu hiện khủng hoảng Ví dụ khác, một triều đại lịch sử, chẳnghạn, nhà Mạc, có thể mô tả như một ngụy triều; song trên một góc nhìn khác, nó lại cóthể được mô tả như một chính triều

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Như vậy trách nhiệm không phải hình thành từ một ngày, một tác giả mà nó được hìnhthành từ sự phát triển của xã hội, từ những việc làm của các doanh nghiệp trong cả mộtquá trình nhằm đem lại lợi ích cho chính họ Trên thế giới và trong nước hiện nay cácdoanh nghiệp đều đang tập chung trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, vì trong thời

kỳ phát triển hiện nay con người quan tâm nhiều đến lợi ích tinh thần và lợi ích xã hộinhiều hơn Sẽ không có người mua nào chịu mua những sản phẩm xuất sứ không tốt, nơisản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng cũng như đảm bảo vệ sinh Một doanhnghiệp có trách nhiệm xã hội phải thực hiện đầy đủ trên 4 khía cạnh : pháp lý, đạo đức,

xã hội, nhân văn.

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÀY

2.1 Tổng quan về ngành chế biến thuỷ hải sản đông lạnh

Gần đây, tại các siêu thị, cửa hàng xuất hiện nhiều loại thủy hải sản đông lạnh mới (cả hàng nội lẫn hàng ngoại nhập) Đa số các mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng vì tính tiện ích cao

Trên 10 sản phẩm mới/tuần

Bộ phận đông lạnh Maximark cho biết: Hiện nay có khoảng 60 nhà sản xuất, phân phốicung cấp thủy hải sản đông lạnh cho siêu thị Thời gian gần đây, những nhà cung cấpliên tục chào sản phẩm mới, trung bình trên 10 sản phẩm mới/tuần nên chủng loại mặthàng này rất đa dạng Đại diện Co.opMart cho biết: Tuy có nhiều mặt hàng, trong đónhiều sản phẩm cùng loại, nhưng sản phẩm của mỗi nhà sản xuất, nhà phân phối đều cóhương vị riêng và khẩu vị riêng, không ai giống ai, nên khách hàng có thể tự do chọnlựa

Sẽ có thêm nhiều hàng mới, giá rất cạnh tranh

Theo chị Ngọc Diệu, Trưởng bộ phận đông lạnh Maximark 3 Tháng 2, mức tiêu thụ thủyhải sản đông lạnh tăng nhanh Khách hàng đi siêu thị rất thích tìm hiểu, sử dụng sảnphẩm mới nên các loại thủy hải sản đông lạnh mới bán chạy Cán bộ một công ty chếbiến thủy hải sản phân tích: Thị trường càng có nhiều mặt hàng, nhiều nhà sản xuất thìngười tiêu dùng càng được lợi Vì khi có nhiều người cùng kinh doanh một chủng loạihàng, mỗi đơn vị phải có chiến lược đầu tư nâng cấp sản phẩm, cạnh tranh chất lượng,giá cả và đa dạng sản phẩm để lôi kéo khách Cho nên, người tiêu dùng ngày càng cónhiều cơ hội lựa chọn và mua hàng với giá phải chăng Chẳng hạn, công ty nào cũng sảnxuất chả giò thì hàng của đơn vị nào ngon hơn, rẻ hơn sẽ bán được nhiều hơn

Nối tiếp thành công của Agifish, thời gian gần đây, nhiều công ty chuyên sản xuất thủyhải sản đông lạnh xuất khẩu đã có chiến lược nghiên cứu thâm nhập thị trường nội địa

Ở hội chợ thủy hải sản tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Hoàng Văn Thụ - TPHCM vừaqua, nhiều công ty quảng bá rất nhiều mặt hàng mới và cho biết sẽ tung ra thị trường nộiđịa trong nay mai

2.2.1. Ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh thế giới

Nigiêria là thị trường lớn cho thủy sản với khả năng tiêu thụ 2,6 triệu tấn Năm

2009, nhu cầu thủy sản của nước này đạt gần 2 triệu tấn (trên 1,8 tỷ USD).

Tổng quan thị trường

Nigiêria là thị trường lớn nhất vùng cận Sahara của Châu Phi với số dân trên 150 triệungười và tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm ước tính 3% XK dầu mỏ chiếm 20% GDP,95% tổng doanh thu XK và gần 85% thu nhập của Nigiêria Sản xuất trong nước yếukém với việc sử dụng công suất trung bình 40% năm 2009, chủ yếu do chi phí cao,nguồn điện không ổn định và cơ sở hạ tầng kém phát triển Những người thu nhập thấpchiếm ưu thế trên thị trường Nigiêria vẫn là nước NK nhiều thực phẩm (trên 3 tỷ USD)mặc dù ngành nông nghiệp có tăng trưởng trong vài năm qua

Ngày đăng: 04/04/2019, 06:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w