Sự lớn mạnh rộngkhắp của xu hướng này một mặt đã tạo ra rất nhiều cơ hội, làm tiền đề cho sự cất cánhcủa nền kinh tế các quốc gia, mặt khác nó cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trongt
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian gần đây, nền kinh tế thế giới đang có những bước tăng trưởng vôcùng mạnh mẽ và nhanh chóng Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang dần trởthành xu hướng chủ đạo, chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế Sự lớn mạnh rộngkhắp của xu hướng này một mặt đã tạo ra rất nhiều cơ hội, làm tiền đề cho sự cất cánhcủa nền kinh tế các quốc gia, mặt khác nó cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trongthị trường, tạo ra những thách thức đòi hỏi mỗi nước phải thực sự sáng suốt nhìn nhận
và đối phó Đối với mỗi nền kinh tế, đánh giá đúng đắn năng lực cạnh tranh củamình, hình thành và tăng cường các lợi thế cạnh tranh quốc gia trong các sản phẩmchủ đạo trở thành chiến lược phát triển hàng đầu và có tính chất quyết định
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter hay mô hình khốikim cương của Michael Porter là một công cụ được áp dụng một cách phổ biến vàrộng rãi trong việc xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp hay rộng hơn là củamỗi quốc gia Mô hình này chỉ rõ các yếu tố cấu thành nên thế mạnh cạnh tranh củamỗi quốc gia, góp phần định hướng chiến lược phát triển kinh tế quốc gia
Trong nội dung bài tiểu luận này, chúng em sử dụng mô hình kim cương của
M Porter để phân tích năng lực cạnh tranh của Hàn Quốc, một trong bốn con rồngchâu Á, đã đạt được tốc độ tăng trưởng thần kì vươn lên là nền kinh tế đứng thứ 15trên thế giới và là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhất châu Á (2011) Hàn Quốc nổitiếng với ngành công nghiệp đóng tàu đứng số một thế giới qua nhiều năm Bên cạnh
đó, nằm trong chiến lược chính phủ về việc tăng mạnh tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấunền kinh tế, ngành du lịch của Hàn Quốc cũng đang có những bước tiến vượt bậc vàngày càng khẳng định được vị thế của mình.Vì những lý do trên, nhóm em xin được
triển khai đề tài “Áp dụng mô hình kim cương phân tích năng lực cạnh tranh của Hàn Quốc” trên cơ sở ngành công nghiệp đóng tàu và ngành dịch vụ du lịch
Bài tiểu luận của chúng em gồm ba phần:
I Khái quát về mô hình kim cương của Michael Porter
II Áp dụng mô hình kim cương phân tích lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc III Đánh giá năng lực cạnh tranh của Hàn Quốc
Trang 2Điều kiện các yếu tố sản xuất
Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành
Điều kiện về cầuCác ngành hỗ trợ và có liên quan
Cơ hộiChính phủ
I Khái quát về mô hình kim cương của Michael Porter
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Micheal Porter đưa ra vào những năm
1990 Mục đích của lý thuyết này là giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vịtrí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có nhữngquốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhómyếu tố Mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương (diamond) Cácnhóm yếu tố đó bao gồm:
(1) Điều kiện các yếu tố sản xuất
Sự phong phú dồi dào của yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đối với lợi thế cạnhtranh quốc gia, các quốc gia có lợi hơn khi sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sửdụng nhiều yếu tố đầu vào mà quốc gia đó có nhiều
(2) Điều kiện về cầu
Tốc độ tăng nhu cầu thị trường sẽ buộc các doanh nghiệp liên tục đổi mới và cải tiến,tạo sức ép giảm giá, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh
(3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
Ngành hỗ trợ là chất xúc tác chuyển tải thông tin và đổi mới từ doanh nghiệp này đếndoanh nghiệp khác, đẩy nhanh tốc độ đổi mới toàn bộ nền kinh tế
(4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành
Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp đối phó với sự cạnh tranhtrong nước và quốc tế góp phần quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh quốcgia Ngoài ra còn 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội Đây là 2 yếu tố
có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên
Trang 3II Áp dụng mô hình kim cương để phân tích năng lực cạnh tranh của Hàn Quốc
1 Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc
Hàn Quốc là đất nước nghèo tài nguyên, trước thập niên 60 -thế kỷ XX vẫn làmột đất nước chưa phát triển, chìm trong đổ nát của chiến tranh và khủng hoảng Tìnhhình đất nước chỉ thực sự thay đổi khi người dân Hàn bắt tay thực hiện kế hoạch 5năm lần thứ nhất năm 1962 Sau thời kì này, Hàn Quốc đã bứt lên bậc thang phát triểnmột cách thần tốc Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản năm 1965, tiến hành nhữngcải cách tài chính giữa thập kỷ 60, là căn cứ quân sự cung cấp vật tư cho cuộc chiếntranh Việt Nam, tất cả đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh Đến năm
1971, Hàn Quốc trở thành nước công nghiệp mới (NICs), nếu tính thu nhập quốc dânđầu người, Hàn Quốc đã vượt CHDCND Triều Tiên và Philippin Mặc dù xảy ra haicuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, Hàn Quốc vẫn đạt được tốc độ tăngtrưởng cao và đến cuối thập kỷ 70 đã vượt cả Malaysia (vốn được coi là quốc gia tiêntiến thứ hai ở khu vực Đông Nam Á) Đến Thế vận hội mùa hè năm 1988, người ta đãbiết đến Hàn Quốc như một trong những quốc gia phát triển có thu nhập đầu ngườicao nhất trên thế giới thuộc khối các nước như Israen, Hồng Kông, Singgapo và ĐàiLoan (ba con rồng Châu Á) Đến năm 1995, Hàn Quốc trở thành quốc gia phát triểnlớn thứ ba sau Trung Quốc, Braxin tính theo quy mô kinh tế GDP Năm 1996, HànQuốc trở thành thành viên của OECD
Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc giốngnhư là một huyền thoại về "Kỳ tích sông Hàn” và cho đến nay huyền thoại này vẫncòn tiếp tục Hàn Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ ba ở Châu Á và lớn thứ 15trên thế giới Trong năm 2005, giá trị thương mại Hàn Quốc đạt tới 545 tỷ đôla, đứngthứ 12 trên thế giới Hàn Quốc cũng có nguồn dữ trữ ngoại tệ lớn thứ 4 Mặc dù giádầu lửa cao và chi phí nguyên liệu ngày càng tăng, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn đangtăng trưởng ở một mức độ tốt Ngoài ra, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sốngcủa nhân dân cũng được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn cácquốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ Chỉ số phát triển con người(HDI) đạt 0,912 vào năm 2006
Duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là những ngành công nghiệp thenchốt và đã được thế giới công nhận Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới;đối với chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng thứ 4 May mặc, sắt thép
và các sản phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô tô
Trang 4đứng thứ 6 trên thế giới Đặc biệt ngành đóng tàu của Hàn Quốc là một ngành côngnghiệp tiên phong, chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế giới trong năm 2005.Ngoài ra, giống như nhiều quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ Hàn Quốc cũngđang phát triển hết sức mạnh mẽ và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP
cả nước, chiếm tới 70% GDP năm 2008 Trong đó, nổi bật và giàu tiềm năng nhấtphải kể đến ngành du lịch Cùng với ngành đóng tàu, ngành du lịch đã thực sự tạo nênnhững lợi thế cạnh tranh rất lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc
2 Áp dụng mô hình kim cương để phân tích năng lực cạnh tranh của Hàn Quốc 2.1 Điều kiện yếu tố sản xuất
a) Ngành đóng tàu
Cơ sở hạ tầng
Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ bắctới nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp vớiphần cực tây của Thái Bình Dương Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc vàNga Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản.Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ Bao quanh là đại dương với đườngbiển dài 2413km và hệ thống cảng biển phát triển, gồm 51 cảng trong đó có 28 cảngquốc tế,Busan là cảng container lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ 3 thế giới Vì thế, kéotheo sự hình thành và phát triển các hoạt động kinh tế liên quan, đặc biệt là ngànhđóng tàu
Vị trí địa lý thuân lợi đã tạo điều kiện phát triển hệ thống cảng biển tối tân,rộng khắp từ đó dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các xưởng đóng tàu, với quy mô phân
bố các xưởng đóng tàu theo hướng tận dụng lợi thế cảng biển Hơn nữa, hệ thống nhàxưởng hiện đại ngày càng được quan tâm, đầu tư và trở thành yếu tố đầu vào cao cấp,chuyên môn hóa của ngành đóng tàu Hàn Quốc
Nguồn nhân lực
Đóng tàu là ngành đòi hỏi và thu hút một lượng lao động lớn Hiện nay, ngành
đã tuyển dụng hơn 130.000 lao động với chi phí nhân công chiếm khoảng 30% chi phítoàn ngành Con số này đã ít nhiều phản ánh được sự phát triển về quy mô của ngành
Lao động trong ngành đóng tàu Hàn Quốc có ưu thế về tay nghề và trình độ kỹthuật cao Trung bình một lao động của Tập đoàn Huyndai có kinh nghiệm làm việc
19 năm tại xưởng đóng tàu Lao động trong ngành đóng tàu không chỉ có kinh nghiệm
mà Hàn Quốc còn rất chú trọng đầu tư cho chất lượng nguồn nhân lực Hiện nay, Hàn
Trang 5Quốc đã có 14 trường đại học đào tạo lao động cho ngành đóng tàu với chương trìnhgiảng dạy 4 năm Với nguồn đàu tư lớn của 3 tập đoàn đóng tàu lớn nhất của HànQuốc vào các trường đại học và chính sách khuyến khích công tác nghiên cứu pháttriển công nghệ của Chính Phủ Hàn Quốc đã ngày càng tạo ra cho ngành đóng tàuHàn Quốc lực lượng lao động có uy tín và chất lượng cao, là yếu tố đầu vào cao cấpcủa ngành - một yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho ngành đóng tàu HànQuốc
Trình độ khoa học công nghệ
Hàn Quốc luôn tự hào đi đầu trong ứng dụng công nghệ Theo báo cáo điều tratoàn cầu năm 2008, trình độ khoa học công nghệ của Hàn Quốc đã tăng 2 bậc và hiệnđang đứng ở mức thứ 5 thế giới Vị trí này có được là do chính sách đầu tư hợp lý vàohoạt động R&D ở cấp quốc gia Một kênh trao đổi thông tin công nghệ được duy trìtrong toàn ngành thông qua các cuộc tiếp xúc giữa các kỹ sư đóng tàu Đây là phươngpháp hữu hiệu để các kỹ sư có thể tiếp cận thông tin, nâng cao trình độ của mình Cácdoanh nhiệp Hàn Quốc luôn nỗ lực tìm biện pháp giảm thiểu khoảng cách về côngnghệ thông tin của nước mình so với thế giới Công nghệ 3D, CAD đang được ứngdụng và ko ngừng được cải tiến trong hoạt động của ngành Với thế mạnh là mộtcường quốc thông tin, Hàn Quốc còn kết hợp công nghệ đóng tàu với công nghệ IT đểphát triển những loại tàu mới như tàu thông minh có thể điều khiển từ đất liền và tàuchở dầu phá băng mà không phải nơi nào cũng sản xuất được Chỉ duy nhất các hãngđóng tàu Hàn Quốc có thể làm ra những chiếc tàu đặc biệt như thế cùng nhiều loại tàukhác đáp ứng theo đơn đặt hàng của chủ tàu
b) Ngành du lịch
Tài nguyên thiên nhiên
Với 4 mùa rõ rệt, địa hình đa dạng bao gồm cả núi, biển, đồng bằng và một nềnlịch sử lâu đời, Hàn Quốc là đất nước của những phong cảnh thiên nhiên kỳ thú và ditích văn hóa vô giá Các điểm đến của Hàn Quốc liên tục thu hút rất nhiều khách dulịch cho đất nước này
Trước tiên có lẽ phải kể đến các cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của Hàn Quốc.Với ba mặt giáp biển, Hàn Quốc đã phô diễn rất nhiều cảnh vật phong phú điển hình
Đáng tự hào nhất có lẽ phải kể đến đảo Jeju - hòn đảo lớn nhất của Hàn Quốc và
được đánh giá là “Thiên đường du lịch” lý tưởng, quyến rũ Nơi đây đã đượcUNESCO công nhân là di sản văn hóa thế giới bởi sự kỳ bí, tuyệt đẹp của nó Bên
Trang 6cạnh đảo Jeju, còn có rất nhiều hòn đảo và các bãi biển đặc sắc, có thể kể ra như: đảo Nami, bãi biển Haeundae, bãi biển Gwangalli…
Ngoài ra, Hàn Quốc còn hấp dẫn khách du lịch bởi hàng trăm di tích lịch sử
và văn hóa đặc sắc Các di tích lịch sử điển hình có thể kể đến như khu di tích Shillatại Gyungju, Tong miếu tại Seoul, khu di tích hóa thạch tại Suwon, cung điệnChangdeok, Gyungbok, …Các di tích này đều đã được công nhận là di tích lịch sửquốc gia, ghi dấu những thời kì lịch sử vàng son của Đại Hàn Dân Quốc Ngoài ra, bất
cứ nơi nào, du khách cũng có thể bắt gặp những ngôi chùa, mái đền, cột tháp haynhững điện thờ nơi chúng ta có thể cảm nhận những ý tưởng độc đáo khuynh hướngkiến trúc và nghệ thuật cổ của Hàn Quốc
Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống cũng là một trong những điểm hấp dẫn
và mời gọi du khách đến với Hàn Quốc Với một nền văn hóa lâu đời và giàu bản sắc,mỗi lễ hội của Hàn Quốc đều có những nét độc đáo và thu hút riêng Hàng năm, tínhtrung bình có khoảng hơn ba mươi lễ hội truyền thống rất lớn được tổ chức ở khắp cácđịa phương, tiêu biểu nhất có lẽ là : lễ hội văn hóa Hyoseok, lễ hội nấm YangyangSongyi, lễ hội Rượu và bánh gaọ Gyeongju, lễ hội nhân sâm Geumsan, , lễ hội gốmGimhae,
Thời gian gần đây, công viên chủ đề hiện đang là điểm tham quan tăngnhanh ở nhiều quốc gia và nhận được sự ưa thích rất lớn của du khách Hiện nay
có sáu công viên chủ đề lớn ở Hàn Quốc và trong đó, phổ biến nhất là Lotte
World, Everlandvà Seouland Lotte World là công viên chủ đề trong nhà lớn nhất thế giới và nằm ở phía đông nam Seoul Everland (tiền thân là "Nông trại Yongin"), mặc
dù diện tích chỉ bằng một phần trăm của Công viên thế giới Nhật Bản, nhưng là côngviên chủ đề đầu tiên lớn nhất ở Hàn Quốc và được xếp vị trí thứ 8 trong danh sách 10công viên du lịch giải trí thu hút đông du khách nhất thế giới
Nguồn nhân lực
Hướng dẫn viên là nguồn nhân lực có giá trị nhất đối với ngành du lịch Bởi lẽ
họ làm việc như là những đại sứ của đất nước Tất cả các hướng dẫn viên du lịch đềuphải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mới được cấp giấy phép hành nghề Họ sẽlàm việc như một hướng dẫn viên quốc tế hoặc là như một hướng dẫn viên dulịch trong nước Theo thống kê thì hiện ở Hàn Quốc, có 10.396 hướng dẫn viên quốc
tế chịu trách nhiệm đối với các đoàn khách nước ngoài và 46.780 hướng dẫn viên du
Trang 7lịch trong nước Những con số này thể hiện một nguồn nhân lực hết sức dồi dào vàđông đảo, cực kì có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch Hàn Quốc
Về chất lượng, khảo sát hàng năm được tiến hành bởi Tổ chức du lịch quốcgia Hàn Quốc (KNTO) đã chỉ ra rằng hầu hết các khách du lịch đều rất hài lòng vớivốn kiến thức chung của các hướng dẫn viên du lịch Hàn Quốc Số lượng hướng dẫnviên được đào tạo bài bản trong các trường ngày càng tăng cao Hiện nay con số ấychiếm tới hơn 66,7% Hầu hết tất cả các hướng dẫn viên đều thành thạo từ hai ngoạingữ trở nên Những hướng dẫn viên thành thạo tiếng Nhật và tiếng Anh thì tương đốinhiều, tuy nhiên thành thạo tiếng Trung Quốc thì đang thiếu Hiện nay, một biệnpháp tạm thời nhằm giảm bớt tình trạng này đang được áp dụng là cấp giấy phép tạmthời để những người Trung Quốc có thể trở thành hướng dẫn viên cho các đoàn kháchTrung Quốc
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông đường bộ và vận tải biển
Để cải thiện khả năng tiếp cận, nhà nước đã tiến hành nhiều dự án xây dựng vànâng cấp đường bộ, đường ray nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động giao thông vậntải Mạng lưới đường xe tải ở Hàn Quốc là khá rộng rãi và phục vụ chủ yếu là xetải và xe bus, nó chính là đại diện cho một chế độ vận chuyển rẻ tiền cho mọi ngườidân địa phương
Ngoài ra, Hàn Quốc còn có một mạng lưới đường sắt kết nối tất cả các thànhphố lớn và hệ thống bán vé thì được điều khiển hoàn toàn bởi máy tính Tuyến đườngsắt quốc gia Hàn Quốc vận hành rất nhanh chóng, đáng tin cậy, lịch trình chặtchẽ và giá cả vừa phải Nó được coi là một công cụ trợ giúp đắc lực nhằm hạn chếtình trạng ùn tắc nổi tiếng của Seoul Mạng lưới đường sắt siêu tốc Saemaul-hokhông bị ảnh hưởng bởi sự tắc nghẽn và do đó nó được đánh giá là phương tiện hiệuquả nhất để đi du lịch khắp đất nước Với những mạng lưới giao thông ngày càng cóchất lượng cao như thế, theo thống kê, mười năm qua, trong lĩnh vực vận tải hànhkhách thì vận tải bằng đường sắt trung bình tăng 2,5% hàng năm
Bên cạnh đó, hệ thống tàu điện ngầm Seoul cũng rất hiện đại, nhanh chóng và
rẻ tiền Nó đã đón phần lớn các đoàn khách du lịch chính của thành phố và được dánnhãn tiếng Anh khiến cho du khách có thể dễ dàng nhận ra.Hàn Quốc cũng có một
Trang 8mạng lưới các bến phà nối ra các hải đảo, các hồ nước ngoài xa nhằm phục vụ nhucầu của những du khách thích du lịch trên biển Hiện nay có những bến phà đã liênkết Incheon với Đại Liên, Uy Hải và Thanh Đảo, Trung Quốc tạo nhiều thuận lợi choviệc thu hút các hoạt động du lịch.
Vận tải hàng không
Về hàng không, Hàn Quốc hiện có 17 sân bay, trong đó Incheon, Kimpo,Kimhae và Cheju là các sân bay quản lý các chuyến bay quốc tế Hai sân bay trongnước tại Yangyang và Muan hiện đang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng của vận tải hàng không Trung bình, cứ mỗi một tỉnh trong số chín tỉnh lại
có sân bay riêng phục vụ cho các chuyến bay nội địa cũng như phục vụ nhu cầu vậntải hàng không trong phạm vi Hàn Quốc,do đó, cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi
Sân bay Incheon mới được mở từ tháng 3 năm 2001 nhằm mục đích tăngcường công suất vận tải của ngành cũng như biến Seoul trở thành một trung tâm giaothông, trở thành cửa ngõ chính để liên kết Hàn Quốc với các khu vực khác của châu
Á Nó thay thế Kimpo, sân bay quốc tế cũ đã đạt công suất tối đa của
nó sau khi hoạt động trong khoảng hai thập kỷ Incheon được đặt ở một vị trírất thuận tiện cách Seoul 52 km với hai đường băng và nó có thể chuyên chởtới 27 triệu hành khách Hiệu quả hoạt động cũng như công suất vận hành cao đã chophép nó có thể cạnh tranh thuận lợi với các sân bay lân cận như Narita của NhậtBản và Chek Lap Kok của Hồng Kông
Trong năm 2011, hơn 70 hãng hàng không đến từ hơn 100 thành phố lớn trênthế giới đã bay tới Hàn Quốc Hiện nay, ở Hàn Quốc có hai hãng hàng không lớn làKorean Air và Asiana Airlines Korean Air, một trong số ít các hãng hàng không trênthế giới có các chuyến bay đến cả 6 châu lục, là một thành viên củaSkyTeam và là một trong số 20 hãng hàng không lớn nhất trên thế giới, đã kết nối hơn
100 thành phố tại 40 quốc gia Asiana Airlines được thành lập vào tháng 2năm 1988 và là hãng hàng không lớn thứ hai của Hàn Quốc và hiện nay đangphục vụ khoảng 70 thành phố tại 27 quốc gia Cả hai hãng hàng không đều có uy tínhoạt động và độ an toàn tương đối tốt Sự cạnh tranh giữa hai hãng nàycũng ngăn cản tình trạng độc quyền và góp phần làm giảm áp lực về giá vé
Trang 9Như vậy, điều kiện về yếu tố sản xuất là một trong những nhân tố rất quan trọnglàm nên lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc Tuy nhiên, với mỗi ngành lợi thế về điềukiện này lại được biểu hiện ở các nhân tố cụ thể khác nhau Đối với ngành đóng tàu,lợi thế này tập trung chủ yếu vào điều kiện cơ sở hạ tầng, cụ thể là hệ thống các cảngbiển, trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến Còn đối vớingành du lịch, sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng và phong phú về bảnsắc và văn hóa là nhân tố cơ bản nhất làm nên tiềm năng cạnh tranh Ngoài ra sự pháttriển của hệ thống giao thông- vận tải cũng là nhân tố không thể thiếu đối góp phầnvào sự phát triển của ngành du lịch xứ sở Kim chi
2.2 Điều kiện về cầu
a) Ngành đóng tàu
Hiện nay, khoảng 90% lượng tàu biển của Hàn Quốc được sản xuất đáp ứngnhu cầu ngoài nước Vì vậy cầu nội địa không phải nhân tố quan trọng duy trì lợi thếcạnh tranh trong ngành công nghiệp đóng tàu của quốc gia này
Trang 10lượng đơn đặt hàng trên toàn thế giới trong quý 1 là 6,29 triệu CGT, giảm 6,6% so vớinăm ngoái Tuy nhiên, do đơn đặt hàng đầu năm đều tập trung vào tàu có giá trị giatăng cao như tàu container, tàu khoan dầu, tàu LNG mà đây lại là thế mạnh của HànQuốc Do đó, Hàn Quốc đã chiếm tới 52,46% số lượng đơn đặt hàng trên toàn thế giớitrong quý I
b) Ngành du lịch
Cả nhu cầu trong nước và nước ngoài đều đóng một vai trò quan trọng trong việctạo động lực để thúc đẩy ngành du lịch không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh củamình Ngoài ra, người tiêu dùng càng khắt khe và khó tính thì đòi hỏi ngành du lịchcàng phải cải thiện và nâng cao chất lượng về mọi mặt để đáp ứng cho kì được nhữngyêu cầu đó Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch tiên tiến
Về nhu cầu nước ngoài, trong năm 2009, khách du lịch chiếm tới 74,1% trongtổng số hành khách đến với đất nước Hàn Quốc, trong khi các chuyến đi công tác vàcác cuộc thăm tương ứng chỉ chiếm 3,4% và 0,6% 21,9% còn lại bao gồm các hànhkhách đến thăm gia đình và những người khác Về con số cụ thể, ước tính tầmkhoảng 6.659.785 và riêng du khách đến từ Nhật Bản đã chiếm 46,9%
Cầu nội địa ngày càng có sự gia tăng đặc biệt là trong kỳ nghỉ Đó là một kết quảcủa việc thu nhập tăng cao, thời gian giải trí nhiều hơn và sự thay đổi trong ý thứccủa người dân Năm 1999, theo thống kê, khoảng 33 triệu dân tức là khoảng 91,8%người dân Hàn Quốc từ 13 tuổi trở lên đã đi du lịch ít nhất là một ngày trong năm,tăng 5% so với năm 1997 Nhu cầu trong nước lớn (gấp khoảng sáu lần nhu cầu nướcngoài) đã góp phần thúc đẩy sự đầu tư của các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ dulịch, đồng thời, nó cũng tạo ra những tác động hỗ trợ cần thiết cho ngành dịch vụ nàykhi nhu cầu từ thị trường nước ngoài mới ở giai đoạn đầu tăng trưởng Gần đây, cácchương trình và các gói du lịch trong nước đang có sự thay đổi, đáp ứng mục tiêu xâydựng lối sống của người dân theo định hướng văn hóa trong một đất nước già hóa vàtuổi thọ ngày càng tăng cao
Bên cạnh sự tăng cao trong nhu cầu, những thay đổi và đòi hỏi của du kháchcũng là điều kiện thúc đấy ngành du lịch ngày càng đa dạng hóa và mới mẻ hơn.Trong các hình thức du lịch, hình thức du lịch gia đình hiện ngày càng tăng, các loạihình du lịch cũng thay đổi từ tham quan ngắm cảnh đơn thuần sang loại hình du lịchtrải nghiệm thực tế Quan niệm về một kỳ nghỉ cũng đã dần dần thay đổi Không chỉ
Trang 11đơn thuần là để nghỉ dưỡng, hiện nay du khách đang dành sự quan tâm cho các tour
du lịch mang nhiều tính vận động hơn, ở đó du khách sẽ theo đuổi và đạt được sự hàilòng thông qua các hoạt động sáng tạo như nghệ thuật, thể thao và các chương trình
tự phát triển bản thân Làm gốm sứ và taekwando là một ví dụ về các hoạt động dulịch hiện đàng ngày càng phổ biến ở Hàn Quốc Triển lãm Gốm sứ 2001 đã thu húthơn 600.000 khách du lịch đến từ hơn 81 quốc gia trên thế giới tham dự
Như vậy, đối với cả hai ngành, điều kiện về cầu đều là nhân tố đóng vai tròtích cực đối với sự phát triển của ngành, góp phần tăng cường và nâng cao lợi thếquốc gia Tuy nhiên, đối với ngành đóng tàu, điều kiện về cầu ở đây chủ yếu chỉ làcầu từ nước ngoài, cầu nội địa thực sự đóng vai trò không quan trọng lắm trong việctạo dựng lợi thế Còn đối với ngành du lịch, cả cầu nội địa và cầu nước ngoài đều lànhân tố hết sức có ý nghĩa Ngoài ra, những đặc điểm, đòi hỏi trong nhu cầu củakhách hàng cũng chính là định hướng để cả hai ngành có những điều chỉnh, phát huy
và tạo dựng nên lợi thế cạnh tranh vượt trội của mình
2.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan
a) Ngành đóng tàu
Ngành thép
Thép được coi là nguyên vật liệu cốt lõi cho ngành công nghiệp đóng tàu,chiếm khoảng 20% lượng vật tư một con tàu Chính vì vậy sự biến động của thịtrường thép sẽ ảnh hưởng rất lớn tới ngành này Khi giá thép tăng sẽ làm cho giá mộtcon tàu tăng lên Chi phí thép chiếm khoảng 15% giá thành và khoảng 13% giá bán
Do đó nếu giá thép tăng 10% thì lãi gộp giảm đi khoảng 1,3%
Ngành công nghiệp thép Hàn Quốc thực sự bắt đầu đi lên sau khi chiến tranh kết thúc
và khi chính phủ lần đưa ra chiến lược “phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất” vàonăm 1962 Theo Hiệp hội thép Quốc tế, năm 1970 Hàn Quốc chiếm 0,1% sản lượngthép thô toàn thế giới Hiện tại, Hàn Quốc đang là quốc gia đứng thứ 6 thế giới về sảnxuất thép, năm 2009 đạt 48,6 triệu tấn và chiếm 4% sản lượng thép thô toàn thế giới.POSCO và Huyndai đã trở thành 2 công ty sản xuất thép đứng đầu thế giới xếp hạngthứ 4 và thứ 30 trong năm 2008 do Hiệp hội thép Quốc tế đánh giá
Trang 12Biểu đồ : Thị phần về sản lượng thép thô thế giới của Hàn Quốc
(Nguồn : Hiệp hội thép Thế giới)
Chủng loại Thép loại dài Thép dẹt Thép ống Tổng cộng
1995 14,9 (40,6%) 17,3 (47,1%) 4,5 (12,3%) 36,8 (100%)
2005 16,2 (33,8%) 26,6 (55,7%) 5,0 (10,5%) 47,8 (100%)
Bảng 2: Sản lượng thép của Hàn Quốc theo chủng loại (đơn vị: triệu tấn)
(Nguồn: Hiệp hội thép Quốc tê, Hiệp Hội sắt thép hàn Quốc)
Theo những số liệu ở trên, sản lượng thép qua các năm đều có sự gia tăngnhanh chóng và liên tục từ 36,8 triệu tấn (1995) đã đạt tới 57,5 triệu tấn (2010) Thépdẹt chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng sản lượng khi so sánh với các loại thép khác.Nguyên nhân là nhu cầu thép loại dài cho các công trình và việc xây dựng cơ sở hạtầng đang giảm còn sản lượng thép dẹt dùng trong ngành đóng tàu, máy móc và điện
tử lại tăng Năm 2010 nhu cầu về thép cho ngành đóng tàu tăng 21,1% Sự phát triển
và lớn mạnh của ngành thép thực sự sẽ tạo những tiền đề hết sức thuận lợi cho ngànhcông nghiệp đóng tàu phát triển
Ngành cơ khí
Ra đời kể từ đạo luật khuyến khích phát triển ngành công nghiệp đóng tàu,được thông qua năm 1967, ngành công nghiệp cơ khí đã phát triển nhanh chóng Nhậpkhẩu sản phẩm cơ khí giảm từ 62% năm 80 xuống còn 10% từ năm 2008, đứng thứ 8thế giới về công nghiệp cơ khí Hiện nay sản phẩm của ngành không chỉ đáp ứng nhucầu nội địa mà còn đóng góp vào giá trị xuất khẩu Có khoảng 463 doanh nghiệp ởHàn Quốc cung cấp thiết bị đóng tàu, đứng đầu là Huyndai, Dossan…đáp ứng 90%các bộ phận của tàu biển Hàn Quốc Ngành cơ khí cung cấp đa dạng vật tư: vỏ tàu,động cơ, máy chân vịt, thiế bị cắt, hàn Tổng giá trị trang thiết bị tàu biển được cung