Vấn đề thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi An toàn lao động vệ sinh lao động.Vấn đề thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi An toàn lao động vệ sinh lao động.Vấn đề thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi An toàn lao động vệ sinh lao động.Vấn đề thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi An toàn lao động vệ sinh lao động.Vấn đề thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi An toàn lao động vệ sinh lao động.
Trang 1BÀI TẬP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
1.Hai công ty, một công ty của Anh(công ty X) và một công ty của Đức(công ty Y) ký kết với nhau một hợp đồng mua bán hàng hóa.Hợp đồng này được thiết lập ở nước Pháp, hàng hóa được xếp xuống tàu ở một cảng của Achentina và vận chuyển đến một cảng của Đan mạch, trên một con tàu của Hà lan
Nguồn luật nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng nêu trên trong trường hợp xảy ra nhừng tranh chấp về những vấn đề mà các bên đã không dự liệu trước trong hợp đồng?
2.Khi các bên tham gia ký kết hợp đồng không chỉ rõ và cũng không có ngụ ý việc họ dự định chọn nguồn luật nào để áp dụng đối với hợp đồng của họ thì khi giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ áp dụng nguồn luật nào?
Cho đáp án cụ thể đối với trường hợp sau đây:
Một Công ty của Tây Ban Nha ký một hợp đồng xây dựng một giếng khoan dầu cho một Công ty của Việt nam, việc thanh toán được thực hiện thông qua một ngân hàng tại Hoa kỳ, Hợp đồng được ký kết tại nước Pháp
3.Các sự kiện như:Nơi ký kết hợp đồng,Nơi thực hiện hợp đồng, Nơi hợp đồng bị vi
phạm… có ý nghĩa như thế nào trong thương mại quốc tế?
4.Trong những trường hợp nào thì Công ước Viên 1980 sẽ được áp dụng? cho ví dụ?
5.Công ty M có trụ sở tại Việt nam gửi đề nghị giao kết hợp đồng cho Công ty N có trụ sở
tại Hoa kỳ để chào bán 500 tấn gạo theo điều kiện CIF Cảng A INCOTERMS
2000.Công ty N gửi chấp nhận hợp đồng bằng thư hàng không nhưng Công ty M không nhận được bản chấp nhận này Công ty N đã phát đơn kiện Công ty M tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng kông, khiếu nại rằng Công ty M đã không thực hiện hợp đồng mua bán nêu trên Theo Công ước Viên 1980 thì Công ty M có vi phạm hợp đồng hay không?
6.Công ty A của Việt nam gửi đề nghị giao kết hợp đồng cho một Công ty B của Pháp
.Trong đề nghị hợp đồng có quy định:Lời đề nghị này chỉ có hiệu lực đến hết ngày 20/7/2001.Công ty B đã thông báo sự chấp nhận bằng thư hàng không vào ngày 20/7/2001 và thư đến Công ty A vào ngày 23/7/2001
Theo Công ước Viên 1980 thì sự chấp nhận nêu trên có hiệu lực pháp luật hay không
? vì sao? Nếu thông báo chấp nhận nêu trên có ghi thêm: “Chung tôi chấp nhận đề nghị của quý Ông nhưng đề nghị giảm giá 10% để làm hoa hồng cho phía chúng tôi”,Thông báo này có được coi là một đề nghị mới hay không?
Trang 27 Ngày 30/6/2010 là thời hạn cuối cùng mà bên dề nghị quy định trong đề nghị giao kết
hợp đồng của mình, ngày 25/6/2010 bên được đề nghị gửi chấp nhận của mình và họ
có cơ sở để tinh rằng, theo điều kiện thông thường thì chấp nhận của họ sẽ đến tay người nhận trước ngày 30/6/2010.Tuy nhiên,vì một lý do nào đó mà đến ngày 30/6 bên đề nghị không nhận được sự chấp nhận.Vào ngày 30/6, vì tin rằng bên đề nghị
đã nhận được sự chấp nhận của mình và cho rằng hợp đồng đã được ký kết,bên được
đề nghị đã chuyển tiền vào tài khoản của người bán ,đồng thời thuê phương tiện đến kho của người bán để nhận hàng Ngày2/7 người mua đến kho người bán và biết rằng, hàng hóa đã được người bán bán cho người khác.Theo quy định của công ước Viên 1980 thì thiệt hại của bên mua có được bù đắp hay không?Vì sao?
8.Người bán đồng ý bán cho người mua 10.000 bao bột mì.Tại thời điểm giao hàng,có 100
bao bị hư hại hoàn toàn, không thể sử dụng được.Nêu các phương án xử lý của người mua theo quy định của Công ước viên 1980?
9.Một người bán tại Hoa kỳ đồng ý giao hàng cho người mua tại nhà máy của người mua ở
Pakistan với tổng giá trị hợp đồng là 500.000 USD.Trên đường vận chuyển,
chiến tranh đã xảy ra và tàu hàng bị một trong ba nước tham chiến giữa lại trong ba tháng.Sau khi tàu đến nơi thì hàng hóa bị ẩm mốc, chất lượng giảm xuống tương đương với hàng loại ba.Nêu các phương án xử lý của bên mua theo quy định của Công ước Viên 1980?
10.Hiện tại, Việt nam là quốc gia chưa tham gia vào Công ước Viên 1980 Vậy, trong
những trường hợp nào thì Công ước viên 1980 sẽ được áp dụng đối với những hợp đồng thương mại quốc tế mà một bên tham gia là thương nhân Việt nam?Nêu các lợi ích mà Công ước Viên 1980 có thể mang lại cho thươngg nhân Việt nam, nếu Việt nam gia nhập Công ước này?
11.Phân biệt chào hàng với mời thương lượng hợp đồng, với quảng cáo hàng…?
12.Trong trường hợp người bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng và người mua
đã không tuyên bố hủy hợp đồng trong một thời hạn do pháp luật quy định thì người mua được sử dụng những biện pháp bảo hộ pháp lý gì?
13.Nêu các trường hợp mà người mua được quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo quy
dịnh của Công ước Viên 1980?Nêu các biện pháp bảo hộ pháp lý khác mà người mua được sử dụng trong các trường hợp này?
Trang 314.Trường hợp người bán đã giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng đi đúng hạn theo quy
đinh trong hợp đồng nhưng hàng đã đến cảng chậm so với thời hạn quy định, làm thiệt hại đến quyền lợi người mua thì bên mua có quyền khiếu nại bên bán đòi bồi thường thiệt hại không?vì sao?
15 Phân loại các điều kiên giao hàng trong INCOTERMS 2000 theo tiêu chí phương thức
vận tải(dùng cho vận tải đường biển và dùng cho các phương thức vận tải khác)? 16.Với những điều kiện nào trong INCOTERMS 2000 thì người nhập khẩu chắc chắn được
bảo hiểm hàng hóa?
17.Điều kiện nào sau đây trong INCOTERMS 2000 sẽ chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ
người xuất khẩu sang người nhập khẩu sớm hơn:FOB, CFR,CIF?
18.Hãy chỉ ra các điều kiện giao hàng trong vận tải hàng không tương ứng với FOB,
CFR,CIF?
19.Một người nhập khẩu cần nhập 10.000 tấn hàng hóa để tung ra thị trường đang khan
hiếm, giá tăng cao Vậy, khi đã tìm được một thương gia nước ngoài thích hợp, người nhập khẩu nên chọn điều kiện giao hàng nào trong INCOTERMS 2000 là thích hợp ?vì sao?
20.Một lô hàng nhập khẩu theo giá CFR 2000 Trên đường vận chuyển, do tránh bão phải
đi vòng mất nhiều ngày nên hàng bị giảm sút chát lượng Người mua có thể từ chối nhận hàng được không? Vì sao?
21.Sau khi nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn trong phương thức
nhờ thu kèm chứng từ nhưng sau đó nhà nhập khẩu đã bị nhà xuất khẩu kiện ra tòa vì
lý do không thanh toán khi hối phiếu đến hạn Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu
có thể viện dẫn những lý do thực tế như: nhà nhà nhập khẩu chưa nhận được hàng tuy thời hạn giao hàng theo hợp đồng đã kết thúc hoặc đã nhận được hàng nhưng hàng không phù hợp với hợp đồng để thoái thác trách nhiệm thanh toán được không?
Vì sao?
22.Trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ nếu người trả tiền không chịu trả
tiền vì lý do bộ chứng từ không đầy đủ theo quy định của hợp đồng đã ký kết thì ngân hàng có phải chịu trách nhiệm do không kiểm tra chứng từ trước khi nhận hay không vì sao?
Trang 423.Trường hợp ngân hàng thu hộ nhận được bức điện trực tiếp từ nhà xuất khẩu yêu cầu
trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng thì ngân hàng có thực hiện không ? vì sao?
24.Ngân hàng A nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng đại lý B ở nước ngoài gửi đến với
điều kiện trao chứng từ là D/A Nhà nhập khẩu đã có văn bản chấp thuận thanh toán
và ngân hàng A đã giao chứng từ cho khách hàng đi lấy hàng Đến hạn thanh toán, nhà nhập khẩu đã không thanh toán.Trách nhiệm của ngân hàng A trong trường hợp này như thế nào?
25.Trong phương thức nhờ thu phiếu trơn, ngân hàng nhờ thu có kiểm soát bộ chứng từ gửi
hàng không? Vì sao?
26.Trong phương thức nhờ thu D/P loại hối phiếu nào thường được sử dụng( đích danh,
theo lệnh, ký hậu để trống)?
27.Nhà xuất khẩu ký phất hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu thuộc phương thức thanh
toán nào( tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền)?
28.Ai là người ký hậu hối phiếu đầu tiên?( người xuất khẩu, người thụ hưởng ghi trên mặt
trước hối phiếu, người ký phát hối phiếu)?
29.Người ký phát hối phiếu đòi nợ trong thương mại quốc tế là ai( người nhập khẩu, người
xuất khẩu, ngân hàng)?
30.Người trả tiền trong phương thức nhờ thu là ai?( người xk, người nk, ngân hàng thu
hộ)
31 Người thụ hưởng ghi trên mặt trước hối phiếu là ai( ngân hàng phát hành L/C, người
xk, ngân hàng phục vụ người xk)?
32.Trong phương thức thanh toán bằng L/C ai là người ký chấp nhận hối phiếu( người XK,
người NK,NH mở L/C, NH chiết khấu)?
33 Trong phương thức rhanh toán bằng L/C Vận đơn thường được ký theo lệnh của
ai( người XK, NH mở L/C, NH chiết khấu)
34 Để ứng trước tiền cho người XK thì người NK thường yêu cầu NH phát hành loại L/C
nào?Người bán nên yêu cầu người mua mở L/C loại nào thì có lợi nhất cho họ?
Trang 535.Một L/C không ghi rõ là loại nào thì mặc nhiên được coi là L/C không thể hủy ngang
hay L/C có thể hủy ngang theo quy định của UCP 600?
36.Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày nào( ngày giao hàng, ngày phát hành L/C,
ngày người XK nhận được thông báo)?
37.Ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng L/C với những điều kiện
nào( Bộ chứng từ xuất trinh phù hợp với hợp đồng thương mại, hàng hóa nhận tại cảng phù hợp với L/C, Bộ chứng từ xuất trình phù hợp)?
38.Người xin mở L/C không phải hoàn trả tiền cho ngân hàng trong trường hợp nào( hàng
không đúng với yêu cầu của hợp đồng,các chứng từ nhận được không cho phép nhận hàng, các chứng từ không thể hiện trên bề mặt phù hợp với các điều kiện cua L/C)? 39.Một ngân hàng được chỉ định đã quyết định bộ chứng từ là phù hợp nhưng không chiết
khấu Trên đường gửi đến cho ngân hàng phát hành thì bộ chứng từ bị thất lạc Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành có phải thanh toán cho người thụ hưởng L/C hay không? Vì sao?
40.Phân biệt chứng từ tài chính với chứng từ thương mại?
41.Ai là người ký hậu hối phiếu đầu tiên( người XK,người thụ hưởng ghi ở mặt trước hối
phiếu,người ký phát hối phiếu)?
42.L/C là hợp đồng giữa những bên nào( người XK và người NK; người XK, người NK và
ngân hàng phát hành; ngân hàng phát hành và người hưởng lợi)?
43.Người XK ký phát hối phiếu đòi tiền người NK thuộc phương thức thanh toán nào
( L/C, chuyển tiền, nhờ thu kèm chứng từ, ghi sổ)?
44.Một L/C không dẫn chiếu áp dụng một UCP cụ thể nào thì có thể thực hiện được
không ?vì sao?
45.Người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp cho ngân hàng phát hành, trong khi đó
người nhập khẩu có chứng cứ về việc giao hàng thiếu và yêu cầu ngân hàng phát hành dừng thanh toán Ngân hàng phát hành có quyền dưng thanh toán hay không?
Vì sao? Nếu có “Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” từ phía Tòa án theo yêu cầu của người nhập khẩu thì ngân hàng phát hành có phải dừng thanh toán theo yêu cầu của quyết định nêu trên hay không ? vì sao?
Trang 646.Một Công ty xuất khẩu Việt nam bán hàng cho nhà nhập khẩu Pháp, thanh toán bằng
L/C do ngân hàng Pháp phát hành NHPH nhận được bộ chứng từ hoàn hảo và đã điện chấp nhận thanh toán Trước khi thanh toán cho người thụ hưởng, NHPH đã được lệnh của Tòa án găm giữ toàn bộ số tiền của L/C để giải quyết nợ của Công ty
XK Việt nam với một khách hàng khác của Pháp trong các thương vụ trước
đó.NHPH có phải dừng thanh toán hay không?Ví sao?
47.Tàu A chơ cà phê từ Colombo đi Luân Đôn, khi dỡ hàng có một bao cà phê bị ướt
Biên bản giám định dỡ hàng ghi nguyên nhân hàng bị ướt là do nước nhỏ từ trong đoạn ống nước đi qua hầm hàng Sau khi bồi thường cho chủ hàng, Công ty bảo hiểm kiện chủ tàu với lý do tàu không đủ khả năng đi biển Tòa án bác đơn vì các chứng cứ ở cảng đi đều chứng minh là tàu có khả năng đi biển Theo anh, (chị) thì trong trường hợp này Công ty bảo hiểm nên khởi kiện chủ tàu với lý do gì thì sẽ được bảo vệ?
48.Công ty A của Hoa kỳ thuê hãng tàu B của Colombo chở 12.000T đường từ Hawaid đi
Vịnh Mếch xích Sau khi tàu rời Pânama một ngày thì mắc cạn tại vùng biển aribee
và một số hàng bị tổn thất Theo anh (chị) thì Hãng tàu B có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?Vì sao?
49.Tháng 3/2003 Công ty B nhập lô hàng điện máy từ Công ty A theo điều kiện CIF Cảng
thành phố Hồ Chí Minh Số hàng này đã được xếp lên tàu và hãng tàu đã phát hành Vận đơn(B/L) số 14 ngày 10/5/2003 Bộ chứng từ hàng hóa hợp lệ đã được chuyển
về Công ty B và Công ty B đã thanh toán xong tiền mua hàng Ngày 12/6/2003 Công
ty B mang vận đơn gốc đến hãng tàu để nhận hàng thì bị từ chối giao hàng với lý do bên thuê tàu chưa hoàn tất nghĩa vụ trả tiền cước vận chuyển cho hãng tàu(còn nợ 10.000USD) Ngày23/6
/2003 Công ty B kiện lên tòa án đòi hãng tàu phải giao hàng và bồi thường thiệt hại.Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của mình về vụ việc nêu trên?
50 Công ty A có trụ sở ở Hà nội bán 30.000 thùng cotton cho công ty B theo điều kiện
CFR Cảng Ôsaka Nhật bản-INCOTERMS 2000 Người bán vận chuyển hàng hóa tới cảng Hải phòng và lên con tầu C do người mua chỉ định Do có sai sót trong quá trình đếm hàng, chỉ có 25.000 thùng cotton được xếp xuống tàu.Tuy nhiên, vận đơn đường biển(B/L) lại ghi tổng số hàng là 30.000 thùng.Người bán sau đó đã ký trên B/L cho người mua để thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng cotton.Khi tàu A đến Cảng Ôsaka thì lỗi về số lượng nêu trên bị phát hiện Hãy cho biết người mua nên kiện ai đòi bồi thường thiệt hại và vì sao?
Trang 751.Công ty may mặc M có trụ sở thương mại ở Hà nội ký hợp đồng với Công ty vận tải N
có trụ sở ở Singapo để vận chuyển 200 thùng quần áo đi một cảng của Hà lan Để tận dụng trọng tải, người vận tải chở số hàng hóa nói trên cùng với tinh dầu tỏi cùng một container Khi nhận hàng, người mua phát hiện lô quần áo trên đã bị nhiễm mùi tỏi nghiêm trọng và không thể sử dụng được.Công ty N có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Vì sao?
52.Công ty A của Việt nam ký hợp đồng bán một lượng ngũ cốc cho Công ty B của Nga
theo điều kiện FOB-Cảng Hải phòng Toàn bộ số ngũ cốc đó bị tổn thất khi chưa được bốc lên tàu.Công ty b của Nga có quyền khiếu kiện Công ty bảo hiểm hay không? Vì sao?
53.Trong những trường hợp nào thì chủ hàng có quyền từ bỏ toàn bộ hàng hóa của mình và
yêu cầu Công ty bảo hiểm bồi thường?
54.Bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp nào dưới đây:
- Một chiếc tàu chở hoa quả va vào đá ngầm làm cho nước rò vào trong tàu, thuyền trưởng buộc phải ra lệnh lái tàu vào chỗ cạn, hàng hóa bị hư hỏng nhiều;
- Một chiếc tàu bị mắc cạn,hàng không hỏng nhưng sau đó tàu gặp thời tiết xấu, hàng hóa bị hư hỏng nhiều
- Thủy thư hút thuốc vứt xuống sàn làm cho hàng hóa bị cháy;
- Đốt hàng hóa tàu để tránh khỏi bị bắt hoặc để tiêu diệt một số thứ bệnh truyền nhiễm;
- Hàng hóa bị bốc cháy tự phát;
- Hàng hóa bị hư hỏng do tàu đi chệch hướng dẫn đến chạm trễ;
55 Công ty A đặt mua 2 xe ô tô 12 chỗ ngồi và 4 xe ô tô 4 chỗ ngồi(đều đã qua sử dụng,
chất lượng còn lại là 80%) của công ty B theo điều kiện CFR-Cảng Hải phòng, ngày giao hàng là 2/7/2003 Đúng hạn, Công ty A đã nhận đủ số xe Khi kiểm tra hàng tại Hải phòng, Công ty A phát hiện thấy 1 chiếc xe 12 chỗ ngồi đã bị đục số máy, 2 xe 4 chỗ ngồi bị bẹp đầu do không được chằng buộc, chèn lót kỹ trong quá trình vận chuyển.Qua kết quả giám định của VINACONTROL,chất lượng còn lại của 1 xe 12 chỗ ngồi và 2 xe 4 chỗ ngồi nói trên chỉ đạt 50% Ngày 5/7/2003 Công ty A đòi Công ty bảo hiểm C(công ty bảo hiểm cho lô hàng trên)bồi thường các tổn thát nêu trên
Với tư cách là đại diện của của công ty bảo hiểm, anh, chị có chấp nhận các yêu cầu bồi thường của công ty A hay không?vì sao?