ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI VĂN ẦN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO THÔNGTƯ
22/2016/TT-BGDĐT CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌCHUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI VĂN ẦN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO THÔNGTƯ
22/2016/TT-BGDĐT CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌCHUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: PGS TS TRẦN THỊ TUYẾT OANH
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứucủa bản thân Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực,không trùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được công bố dưới bất kỳhình thức nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã cảm ơn và cóthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Văn Ần
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâusắc tới Ban lãnh đạo, Phòng Sau đại học, các thầy cô giảng viên trong vàngoài trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, giúpđỡ, tạo điều kiện, cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tậpvà hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Tuyết Oanh đãtận tình trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôinghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viênPhòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã nhiệt tình tạođiều kiện về thời gian, cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến giúp đỡ động viêntôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong thời gian thực hiện đề tài, nhưng dođiều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn khó tránh khỏi nhữngthiếu sót Kính mong nhận được ý kiến chỉ dẫn quý báu của các thầy cô,các nhà khoa học trong hội đồng khoa học cùng các bạn đồng nghiệp đểluận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Văn Ần
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Giả thuyết khoa học 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Dự kiến cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒIDƯỠNGKỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giáhọc sinh cho giáo viên các trường Tiểu học
71.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
71.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.2 Một số khái niệm 10
1.2.1 Giáo viên tiểu học 10
1.2.2 Khái niệm đánh giá học sinh theo Thông tư 22, bồi dưỡng, bồidưỡng giáo viên 11
1.2.3 Đánh giá học sinh, bồi dưỡng GVTH kỹ năng đánh giá học sinh
141.3 Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 18
Trang 61.3.1 Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học 181.3.2 Yêu cầu giáo dục tiểu học 191.3.3 Quản lý trường Tiểu học 20
Trang 71.4 Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 22 cho
GV tiểu học 21
1.4.1 Ý nghĩa, sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá họcsinh cho giáo viên ở trường Tiểu học 21
1.4.2 Mục tiêu bồi dưỡng 22
1.4.3 Hình thức bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh 22
1.4.4 Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh 23
1.5 Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáoviên Tiểu học 24
1.5.1 Vị trí, vai trò của Phòng GD&ĐT trong quản lý bồi dưỡng kỹ năngđánh giá học sinh cho giáo viên Tiểu học 24
1.5.2 Nội dung Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinhcho giáo viên trường Tiểu học 24
1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năngđánh giá học sinh cho GVTH 33
1.6.1 Các yếu tố khách quan 33
1.6.2 Các yếu tố chủ quan 33
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 35
2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 35
2.1.1 Xác định nội dung khảo sát 35
2.1.2 Xây dựng phiếu khảo sát 36
2.1.3 Đối tượng khảo sát 36
Trang 82.3 Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh của đội ngũ GVTH
tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 40
2.3.1 Nhu cầu về bồi dưỡng GVTH 40
2.3.2 Nội dung bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho GVTH 41
2.3.3 Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đánh giá họcsinh cho GVTH 41
2.3.4 Các điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động bồi dưỡng GV 44
2.3.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH 45
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinhcho GVTH huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 46
2.4.1 Thực trạng nhận thức mục đích quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹnăng đánh giá học sinh cho GVTH 46
2.4.2 Thực trạng kỹ năng đánh giá HS của GVTH nhằm xác định nhu cầubồi dưỡng 46
2.4.3 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinhcho GVTH 48
2.4.4 Thực trạng quản lý bồi dưỡng GVTH về kỹ năng đánh giá HS 49
2.4.5 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡngGVTH về kỹ năng đánh giá HS 50
2.4.6 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH 52
2.4.7 Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia bồi dưỡng kỹ năng đánhgiá học sinh cho GVTH 54
2.4.8 Thực trạng quản lý các nguồn lực đáp ứng yêu cầu hoạt động bồidưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho GVTH 55
2.4.9 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động bồidưỡng GVTH 56
2.5 Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá HScho GV các trường Tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 57
2.5.1 Mặt tích cực 57
2.5.2 Mặt hạn chế 58
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại 60
Trang 9Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO THÔNG TƯ 22/2016 TT- BGDĐT CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 62
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 62
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bồi dưỡng 62
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp điều kiện của đội ngũ giáo viên khuvực miền núi 62
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 63
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 63
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá họcsinh cho GVTH theo Thông tư 22/2016 64
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về tầm quantrọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016 64
3.2.2 Biện pháp 2: Xác định nhu cầu bồi dưỡng về đánh giá HS theoThông tư 22/2016 của GVTH 69
3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu GVTH 72
3.2.4 Biện pháp 4: Đa dạng hình thức bồi dưỡng kỹ năng đánh giá HStheo Thông tư 22/2016 cho GVTH 74
3.2.5 Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năngđánh giá HS theo Thông tư 22/2016 cho GVTH 76
3.2.6 Biện pháp 6: Huy động các nguồn lực đáp ứng hoạt động bồi dưỡngkỹ năng đánh giá HS theo Thông tư 22/2016 cho GVTH 78
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 81
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 81
3.4.1 Khái quát về khảo nghiệm 81
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 93
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH : Ban giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý GD&ĐT : Giáo dục và đào tạoGDTH : Giáo dục tiểu học GV : Giáo viên
GVTH : Giáo viên tiểu họcHS : Học sinh
QLGD : Quản lý giáo dụcTH : Tiểu học
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số lượng học sinh đến trường năm học 2017-2018 36
Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục tiểu học năm học 2016-2017 37
Bảng 2.3 Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo giới tính 37
Bảng 2.4 Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi 38
Bảng 2.5 Tổng hợp trình độ chuyên môn 38
Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả kỹ năng đánh giá học sinh của GVTH 39
Bảng 2.7 Tổng hợp ý kiến GVTH về các lĩnh vực cần bồi dưỡng 40
Bảng 2.8 Tổng hợp thực trạng các nội dung bồi dưỡng GVTH 41
Bảng 2.9 Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng phương pháp, hình thứctổ chức bồi dưỡng GVTH 42
Bảng 2.10 Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng điều kiện cần thiết đểthực hiện hoạt động bồi dưỡng GVTH 44
Bảng 2.11 Tổng hợp ý kiến thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồidưỡng GVTH 45
Bảng 2.12 Tổng hợp ý kiến thực trạng nhận thức mục đích quản lý hoạtđộng bồi dưỡng GVTH 46
Bảng 2.13 Tổng hợp thực trạng các nội dung GVTH sử dụng để đánhgiá HSTH 47
Bảng 2.14 Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng GVcủa nhà trường 48
Bảng 2.15 Tổng hợp ý kiến thực trạng các nội dung bồi dưỡng GVTH 49
Bảng 2.16 Tổng hợp ý kiến thực trạng quản lý phương pháp, hình thứctổ chức bồi dưỡng kỹ năng đánh giá HS cho GVTH 51
Bảng 2.17 Tổng hợp ý kiến thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kếtquả bồi dưỡng GVTH 53
Bảng 2.18 Tổng hợp ý kiến thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GVTH 54
Trang 12Bảng 2.19 Tổng hợp ý kiến thực trạng các nguồn lực đáp ứng hoạt độngbồi dưỡng kỹ năng đánh giá HS cho GVTH 55Bảng 2.20 Tổng hợp ý kiến thực trạng quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật
phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá HScho GVTH 57Bảng 3.1 Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi
dưỡng kỹ năng đánh giá, nhận xét HS cho giáo viên các trường Tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 83
Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá, nhận xét HS cho giáo viên các trường Tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 84
Trang 13MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục TH là bậc học nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân, cóvai trò đặc biệt quan trọng nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển toàn diện nhân cách HS Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáodục toàn diện HSTH, vấn đề đổi mới hoạt động giáo dục toàn diện, trong đó cóđổi mới hoạt động đánh giá HSTH đã và đang trở thành một yêu cầu cấp thiết.Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HSTH là một khâu rất quan trọngtrong hoạt động giáo dục ở trường TH Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằmđánh giá kết quả quá trình học tập và rèn luyện của HS, khuyến khích, tạo độnglực cho HS, giúp HS tiến bộ không ngừng mà còn cung cấp thông tin phản hồigiúp GV nắm bắt được chất lượng, phương pháp của việc dạy học và giáo dụcđể từ đó có những điều chỉnh thích hợp Đánh giá kết quả học tập và rèn luyệnHS còn giúp cơ quan giáo dục, các nhà quản lí và hoạch định chính sách cóđược các số liệu, thông tin về chất lượng và trình độ của hệ thống giáo dục cáccấp để có những điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo kịp thời Trong những năm gầnđây, vấn đề đánh giá HSTH đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng và banhành những văn bản liên quan như Thông tư 30/2014/TTBGDĐT ngày28/8/2014 (có hiệu lực từ tháng 10/2014); Thông tư 22/2016/TTBGDĐT ngày22/9/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HSTH banhành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 (có hiệu lực từngày 06/11/2016) Mục đích đánh giá HSTH nhằm “Giúp GV điều chỉnh, đổimới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệmngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, hoạt động giáo dục; kịpthời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và pháthiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưara nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để cógiải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn
Trang 14luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học Trong hoạt độngđánh giá HSTH, GV là lực lượng đóng vai trò chủ đạo Hiệu quả hoạt độngđánh giá HSTH phụ thuộc vào trình độ, năng lực đánh giá HS của GV Do đó,hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GVTH là rất cần thiết trong giaiđoạn đổi mới đánh giá HS ở trường TH hiện nay.
Trong những năm qua, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chođội ngũ GV các trường Tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên luôn được cáccấp quản lý giáo dục chú trọng, tập trung vào các chuyên đề bồi dưỡng về đổimới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hoặc tổ chức các hoạt động hỗtrợ dạy học (tăng cường thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng khối cộng đồng giáodục,…) Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GVTH vẫncòn hạn chế, đa số GVTH còn lúng túng trong đánh giá HS theo Thông tư30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
Trong các cơ sở giáo dục Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước cơquan quản lý cấp trên về tổ chức, điều khiển toàn bộ hoạt động của nhà trườngtheo mục tiêu đào tạo của cấp học Trên thực tế đối với các trường Tiểu học trênđịa bàn huyện Nậm Pồ, công tác quản lý bồi dưỡng năng lực cho giáo viên nóichung và năng lực về đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh chưa thựcsự hiệu quả Chính điều đó dẫn đến một số bộ phận giáo viên đánh giá kết quảhọc tập của học sinh còn nhiều bất cập, nổi bật là vấn đề đánh giá thường xuyên,đánh giá quá trình học tập, rèn luyện, năng lực phẩm chất của học sinh chưachính xác Điều đó đã làm ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, hứng thú học tậpcủa học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ Để khắc phụcnhững hạn chế trên, yêu cầu cần thiết là phải đẩy mạnh quản lý nâng cao nănglực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên các trường Tiểu họchuyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ
năng đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT cho giáo viênTiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên”.
Trang 152 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động bồidưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên Tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnhĐiện Biên, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giáhọc sinh cho giáo viên tiểu học của huyện nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổimới hình thức, phương pháp đánh giá học sinh cho phù hợp; giúp cán bộ quảnlý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo hoạt động đánh giá học sinh của giáo viêntiểu học đạt hiệu quả.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năngđánh giá học sinh theo Thông tư 22 cho GVTH
3.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹnăng đánh học sinh cho giáo viên Tiểu học ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
3.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh học sinh
theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT cho GVTHH huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên3.4 Tổ chức khảo nghiệm
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiểu học về kỹ năng đánh giá học sinh.
Trang 16cho giáo viên Tiểu học và đề xuất biện pháp cho Phòng GD&ĐT huyện NậmPồ, tỉnh Điện Biên.
Trang 17Đề tài được triển khai, nghiên cứu tại 15 trường Tiểu học trên địa bànHuyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên bao gồm các trường: TH Si Pa Phìn, phổthông dân tộc bán trú TH Tân Phong, phổ thông dân tộc bán trú TH PhìnHồ, phổ thông dân tộc bán trú TH Chà Nưa, TH Chà Cang, phổ thông dântộc bán trú TH Chà Tở, phổ thông dân tộc bán trú TH Pa Tần, phổ thôngdân tộc bán trú TH Na Cô Sa, phổ thông dân tộc bán trú TH Nà Khoa, phổthông dân tộc bán trú TH Nậm Nhừ, Tiểu học Nà Hỳ số 1, phổ thông dântộc bán trú TH Nà Hỳ số 2, phổ thông dân tộc bán trú TH Vàng Đán, phổthông dân tộc bán trú TH Nà Bủng thuộc huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biêntrong thời gian từ năm 2016 đến nay.
6 Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, công tác đánh giá học sinh tiểu học theoThông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT đã đượcPhòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên tổ chức bồidưỡng cho CBQL, GV trong dịp bồi dưỡng hè hàng năm và các buổi tậphuấn, chuyên đề cấp huyện, cấp cụm trường Tuy nhiên, trong quá trìnhthực hiện vẫn gặp một số khó khăn như năng lực một số bộ phận giáo viêncòn hạn chế Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV còn một bộc lộmột số yếu kém Nếu đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồidưỡng kỹ năng đánh học sinh theo Thông tư 22/2016 TT-BGDĐT choGVTH phù hợp với điều kiện thực tế tại các đơn vị trường Tiểu học huyệnNậm Pồ, tỉnh Điện Biên thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá kết quảhọc tập của học sinh trong các trường tiểu học của huyện.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp qui, các công trìnhnghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục, quản lý giáo dục tiểu học, công tácđánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học Từ đó phân tích và tổng hợpcác vấn đề lý luận liên quan đến luận văn.
Trang 187.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điểu tra bằng bảng hỏi.
+ Bảng hỏi giáo viên về những công việc liên quan đến công tác đánhgiá kết quả học tập của học sinh.
+ Bảng hỏi Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng về quản lý công tác bồi dưỡngkỹ năng đánh giá học sinh của giáo viên trong nhà trường.
+ Bảng hỏi phụ huynh học sinh về việc giáo viên nhận xét, đánh giá kếtquả học tập của học sinh.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế công tác bồi dưỡng kỹ năngđánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường Tiểu học.
Phương pháp chuyên gia: Xin tư vấn thêm từ các chuyên gia có kinh
nghiệm về công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh, các cán bộ quản lýcó kinh nghiệm trong quản lý công tác bồi dưỡng kỹ năng đánh giá kết quảhọc tập của học sinh.
Phân tích kết quả kiểm tra định kỳ của học sinh TH tại các đơn vịtrường học.
7.3 Phương pháp: Phương pháp thống kê trong toán học: Sử dụng phương
pháp thống kê trong toán học để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏithu thập được.
8 Dự kiến cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lụcluận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:
Trang 19Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh
giá học sinh cho giáo viên Tiểu học.
Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên kỹ năng đánh giá học sinh
tại các trường Tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học
sinh theo Thông tư 22/2016 cho giáo viên các trường Tiểu học huyện Nậm Pồ,tỉnh Điện Biên.
Trang 201.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
J Vianl (1993) nhà giáo dục Pháp, trong cuốn “Lịch sử và Thời sự vềcác phương pháp sư phạm” đã xây dựng một quan điểm mới về đặc điểm lao
động của giáo viên J Vianl khẳng định: Người dạy không chỉ làm tốt chứcnăng kép của mình là biết cách truyền đạt cái người học cần mà còn biết tổchức quá trình nhận thức cho người học có thể tích cực, chủ động chiếm lĩnhnội dung học Để thực hiện vai trò “trọng tài, cố vấn” trong quá trình dạy học,người giáo viên phải có phẩm chất đồng thời của nhà sư phạm và nhà khoa học
[18] Từ lập luận của J Vianl, có thể xem đây là đặc thù lao động ở bình diệnchức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp của người giáo viên.
J.A Centra (1998) với công trình nghiên cứu “Xác định hiệu quả côngtác của giáo viên” J.A Centra cho rằng: Bất cứ người giáo viên nào cũng cần
thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như giảng dạy, nghiên cứukhoa học, sử dụng chuyên môn phục vụ cộng đồng Vì vậy, cần tập trungđánh giá chất lượng và hiệu quả công tác của nhà giáo theo ba lĩnh vực hoạtđộng chính đã nêu [19].
UNESCO (1998) tại Hội nghị “Higher Education in the Twenty - FirstCentury - vision and action” đã thông qua tuyên ngôn về giáo dục với việc xácđịnh sứ mạng cốt lõi của hệ thống giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũgiáo viên trong thế kỷ XXI [29] Tuyên ngôn xác định, chất lượng trong giáodục là một khái niệm đa chiều, bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nó:Giảng dạy, chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đội ngũ GV và HS,cấu trúc
Trang 21hạ tầng và môi trường học thuật Trong đó, nhân tố người dạy giữ vai trò quyếtđịnh nhất Tuyên ngôn cũng chỉ rõ cần có một chính sách mạnh mẽ về phát triểnđội ngũ GV sao cho có thể nâng cao kỹ năng của họ, khuyến khích khả năngsáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giảng dạy.
J.A Kômenxky (1592-1670) là nhà giáo dục lỗi lạc - người đặt nền móngcho lý luận dạy học hiện đại đã đánh giá cao vai trò của giáo dục và coi nghềdạy học là nghề vinh quang nhất Nên đòi hỏi người thầy phải được bồi dưỡngvề năng lực dạy học và nghệ thuật sử dụng các cách thức, thủ thuật khác nhautrong giảng dạy nhằm giúp học sinh lĩnh hội tốt hơn những tri thức được trangbị Ông cho rằng, phương pháp giảng dạy muốn trở nên hấp dẫn, điều hiểnnhiên là “không thể thiếu năng khiếu dạy học” Trong quá trình tổ chức dạyhọc, giáo viên cần chuẩn bị bài giảng “Ngắn gọn nhưng phải xúc tích Mỗi quytắc cần diễn đạt thật xúc tích, những lời lẽ rõ ràng và nên có thật nhiều thí dụ đểhọc sinh nhận thức được đầy đủ sự bổ ích rộng lớn của nó” Kômenxky đề rayêu cầu cao về năng lực của người thầy và cũng là người đầu tiên đặt nền tảngcho việc hình thành kỹ năng giảng dạy của người giáo viên.
Dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin các nghiên cứu của:B.M Chieplop; X.I.Kixegôp; A.N Leeonchiev; N.X Laaytex; A.G.Coovaliov;Ph N Gonnobolin; B.G Ananhiev; A.V Peetrovxki và một số tác giả khác đãcó những cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu năng lực dạy học của ngườigiáo viên Nhưng đáng chú ý là A.S Makarencô, nhà giáo dục nổi tiếng từngnhấn mạnh rằng, những người làm công tác dạy học, giáo dục phải có phẩmchất và năng lực, đặc biệt là tri thức và nghệ thuật dạy học Để trở thành nhàgiáo dục chân chính, ông yêu cầu phải thật sự coi trọng nghề, tích cực làm việc,rèn luyện trau dồi tri thức toàn diện phải được bồi dưỡng để đạt chuẩn vàkhông ngừng tự bồi dưỡng trau dồi nghề nghiệp bản thân Những đóng góp củaMakarencô cho lý luận dạy học, giáo dục là vô cùng lớn lao nhất các vấn đề vềđào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Trang 22Như vậy, các tác giả có những khẳng định tầm quan trọng của hoạt độnggiảng dạy và đưa ra những yêu cầu về năng lực giảng dạy đối với người thầy.Nhưng các ông chưa chỉ ra được con đường, cách thức để bồi dưỡng năng lựcdạy học và người thầy cần làm thế nào để có được năng lực đó.
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Giáo viên phải am hiểu sâu sắc vềchuyên môn mình giảng dạy Người thầy đạt trình độ “Thạo” nghề cần dạy“Sao cho học sinh mau hiểu, mau nhớ, lý luận đi đôi với thực hành” Bác cònnhấn mạnh: Đội ngũ làm thầy giáo, những người làm công tác huấn luyện giáodục phải có phẩm chất và năng lực hoạt động sư phạm phát triển toàn diện, phải“Vừa hồng, vừa chuyên” Người chỉ ra phải thường xuyên tu dưỡng, bồi dưỡngvề chuyên môn nghiệp vụ.
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, từ những năm 1960 có nhiều nghiêncứu về dạy học, nhân cách người GV Tác giả Lê Hồng nghiên cứu “Một sốvấn đề năng lực sư phạm của người giáo viên xã hội chủ nghĩa” Đã nêu tươngđối cụ thể về những mặt riêng biệt của năng lực sư phạm người giáo viên xã hộichủ nghĩa và cũng chỉ ra các năng lực cụ thể, con đường hình thành và pháttriển năng lực giáo viên.
Các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khánh Bằng, Phạm Thanh Bình quanniệm, năng lực dạy học là một phương diện của năng lực sư phạm, có sự nhấnmạnh năng lực truyền đạt tri thức, khả năng giúp người học nắm vững tri thức,biết vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn Vì vậy, việc bồi dưỡng giáoviên đạt chuẩn là một nhiệm vụ thường xuyên của các nhà trường mà đứng đầulà cán bộ quản lý giáo dục các cấp Theo tác giả Phạm Minh Hạc, sự thànhcông trong việc dạy học và giáo dục học sinh đòi hỏi người thầy giáo phải cóthế giới quan tiên tiến, những phẩm chất đạo đức cao quý, trình độ tri thức, kỹnăng nghề nghiệp và những phẩm chất đó có được đều phải thông qua bồi
dưỡng thường xuyên [16] Tác giả Hà Nhật Thanh cho rằng: "Năng lực sư
Trang 23phạm đối với thầy giáo chính là năng lực dạy học và năng lực tổ chức hoạtđộng giáo dục” Năng lực đó có được trong quá trình đào tạo ở các trường sư
phạm, thực tiễn hoạt động của người giáo viên.
Các tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Thái Duy Tuyên, Nguyễn Quang Uẩn,Nguyễn Như An quan niệm, năng lực dạy học là một yếu tố của nhóm năng lựcsư phạm cùng với nhóm năng lực giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục Nóđược hình thành, hoàn thiện và phát triển trong quá trình đào tạo và bồi dưỡnggiáo viên.
Các tác giả Nguyễn Hữu Châu, Đinh Quang Bảo, Nguyễn Đức Trí khinghiên cứu về chất lượng giáo dục đã chỉ ra, người thầy cần được bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ để có kiến thức sâu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Tóm lại, kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cáchcon người, không mang tính chất chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải làkỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhàlãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột Những kỹnăng “Cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lí lịch - khả nănghọc vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Giáo viên tiểu học
Theo điều 70 Luật giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giáo dục năm 2009: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong nhà trường hoặc cơ sở Giáo dục đào tạo khác, Nhà giáo giảngdạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giao dục nghề nghiệp trìnhđộ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là GV Nhà giáogiảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên”.
Luận văn này sử dụng khái niệm “Giáo viên tiểu học” được ghi trong Điều 33,
Điều lệ trường tiểu học: “Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dụchọc sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trìnhgiáo dục tiểu học”[24].
Trang 24Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học: (1) Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chấtlượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra,đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục donhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm vềchất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục (2) Trau dồi đạo đức, nêu cao tinhthần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫutrước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của họcsinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡđồng nghiệp (3) Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy (4) Tham gia công tácphổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương (5) Thực hiện nghĩa vụ công dân, cácquy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhậnnhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởngvà các cấp quản lí giáo dục (6) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong HồChí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạtđộng.
1.2.2 Khái niệm đánh giá học sinh theo Thông tư 22, bồi dưỡng, bồi dưỡnggiáo viên
* Khái niệm đánh giá HS theo Thông tư 22
Đánh giá HS là quá trình tìm kiếm và diễn giải các chứng cứ được thểhiện ra bởi người học, giáo viên họ sẽ quyết định người học đang ở đâu trongquá trình học tập, người học tiếp theo sẽ tiến đến đâu và làm cách nào tốt nhấtđể đưa người học đến mục tiêu đó Đánh giá định kỳ và đánh giá thường xuyênkhông mâu thuẫn hay đối nghịch nhau trong thực tiễn giảng dạy Do đó, việcđánh giá thường xuyên không có nghĩa là chúng ta đột nhiên không chấm vànhận xét các sản phẩm học tập của học sinh, đánh giá định kỳ luôn có một vị trítrong thực tiễn giảng dạy Thay vào đó, đánh giá thường xuyên và đánh giáđịnh kỳ là các cách tiếp cận có thể bổ sung cho nhau và đánh giá thường xuyênsẽ giúp học sinh thể hiện tốt hơn trong các khi thực hiện các đánh giá định kỳ,trong khi đó đánh giá định kỳ có thể phản ánh mức độ ảnh hưởng của đánh giáthường xuyên
Trang 25* Khái niệm bồi dưỡng
Bồi dưỡng là quá trình diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nângcao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để đáp ứng
nhu cầu lao động nghề nghiệp Theo từ điển tiếng Việt: “Bồi dưỡng làm chotăng thêm năng lực hoặc phẩm chất”[31] Còn NSESCO định nghĩa: “Bồidưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cánhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”[27].
Theo từ điển giáo dục, bồi dưỡng (nghĩa hẹp) là trang bị thêm kiếnthức, thái độ, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạtđộng trong các lĩnh vực cụ thể Bồi dưỡng (nghĩa rộng) là quá trình giáo dụcđào tạo nhằm hình thành phẩm chất và nhân cách của cá nhân theo mục đíchđã chọn Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượngngười học, làm cho đối tượng được bồi dưỡng thêm năng lực, phẩm chất vàphát triển theo chiều hướng tốt hơn.
Bồi dưỡng là quá trình giáo dục có kế hoạch nhằm tăng giá trị cho conngười, làm biến đổi thái độ, kiến thức, kỹ năng thông qua việc thu thập, xử lýthông tin thực tế trong một hoạt động hoặc chuỗi nhu cầu hành động nhằmnâng cao giá trị nhân cách, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc Sau khiđược bồi dưỡng, năng lực cá nhân được gia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triểnnguồn nhân lực trong hiện tại và trong tương lai của tổ chức.
Bồi dưỡng là một quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặcđã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng mộtchứng chỉ Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng vậndụng kiến thức để bù đắp kiến thức còn thiếu hoặc lạc hậu so với nhu cầu pháttriển của xã hội, thường được xác định bằng chứng chỉ Do đó bồi dưỡng cónhững yếu tố cơ bản là: Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng và hiệuquả công việc đang làm; đối tượng bồi dưỡng là những người đã được đào tạo,có một trình độ chuyên môn nhất định, cần dược bồi dưỡng thêm về chuyênmôn, chính trị, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,
Trang 26Tóm lại, khái niệm “Bồi dưỡng” thường chỉ hoạt động dạy học nhằm bổsung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho cả người dạy và người học Xét vềmặt thời gian thì đào tạo thường có thời gian dài hơn, nếu có bằng cấp thì bằngchứng nhận về mặt trình độ, còn bồi dưỡng ngắn có thể có giấy chứng nhận đãhọc xong khóa bồi dưỡng Xét một cách khác, bồi dưỡng được xác định nhưmột quá trình biến đổi hành vi, thái độ con người một cách có hệ thống thôngqua việc học tập Việc học tập nảy sinh trong quá trình tự học, giảng dạy, giáodục và quá trình lĩnh hội kinh nghiệm từ sách vở.
* Bồi dưỡng giáo viên
Bồi dưỡng giáo viên là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật nhữngkiến thức mới hoặc nâng cao trình độ giáo viên để tăng thêm năng lực, phẩmchất theo yêu cầu của ngành dọc Công tác bồi dưỡng GV được thực hiện trênnền tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước Hoạt động bồidưỡng GV là việc làm thường xuyên, liên tục cho mỗi GV, cấp học, ngành học,không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ để thích ứng với đòi hỏi của nềnkinh tế - xã hội Nội dung bồi dưỡng được triển khai ở các mức độ khác nhauphù hợp cho từng đối tượng cụ thể [1].
Dưới góc độ khoa học, giáo dục, GV là người có hiểu biết về giáo dụchọc, tâm lý học, hiểu được rằng nếu không có những tri thức về khoa học giáodục thì sẽ không thể cộng tác được với học sinh Giáo viên giỏi phải là ngườinắm vững các kỹ năng đến mức hoàn thiện trong một lĩnh vực hoạt động, laođộng nào đó, là người “lão luyện” trong công việc của mình Những giáo viênnhư vậy, ngoài kết quả đào tạo của các trường sư phạm và tự bồi dưỡng, rènluyện bản thân, còn phụ thuộc không ít vào vai trò quản lý trường học, củaHiệu trưởng trong việc bồi dưỡng cho giáo viên.
Hoạt động bồi dưỡng GV là một nội dung trong công tác quản lý nhàtrường của Hiệu trưởng, đồng thời cũng là nội dung quản lý của các cấp QLGD.Chủ thể của hoạt động bồi dưỡng GV, những người đã được đào tạo để có mộttrình độ chuyên môn nhất định Bồi dưỡng GV thực chất là quá trình bổ sungtri
Trang 27thức, kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất nhà giáo, năng lựcdạy học và giáo dục Như vậy, hoạt động bồi dưỡng giáo viên là bổ sung nhữngkiến thức còn thiếu hụt hoặc đã lạc hậu, cập nhật thêm những tri thức mới vềlĩnh vực khoa học và giáo dục nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho giáo viênđể đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển giáo dục Bồi dưỡnggiáo viên còn được xem là quá trình đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kỹnăng nghề nghiệp, thuật ngữ này thể hiện tinh thần đào tạo liên tục trước vàtrong khi làm việc Quá trình này gồm các thành tố cơ bản như sau: Mục tiêubồi dưỡng; nội dung bồi dưỡng; phương pháp bồi dưỡng; hình thức bồi dưỡng.
1.2.3 Đánh giá học sinh, bồi dưỡng GVTH kỹ năng đánh giá học sinh
1.2.3.1 Đánh giá học sinh
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quảcủa công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu vớinhững mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợpđể cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Đối chiếu với khái niệm đo, nhận xét ở trên, chúng ta thấy:+ Đánh giá là một khái niệm bao hàm một quá trình.
+ Đo, nhận xét chỉ nói lên một khâu của quá trình ấy.
a Đánh giá chẩn đoán
Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy xong một chương haymột vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hìnhkiến thức liên quan đã có của học sinh, những điểm mà học sinh đã nắm vững,những thiếu sót cần bồi dưỡng,… để đánh giá, nhận xét HS cho phù hợp.
b Đánh giá từng phần
Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong dạy học nhằm cungcấp những thông tin ngược, qua đó, giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnhcách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chươngtrình một cách vững chắc.
Trang 28c Đánh giá tổng kết
Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóahọc bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu vớinhững mục tiêu đã đề ra.
1.2.3.2 Đánh giá học sinh tiểu học
Đánh giá học sinh tiểu học được quy định tại Thông tư BGDĐT ngày 22/9/2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy đinh đánh giáhọc sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
22/2016/TT-a Đánh giá thường xuyên* Về học tập:
GV dùng lời nói chỉ ra cho HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cáchsửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết, cóbiện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
HS tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhómbạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
Khuyến khích cha mẹ HS trao đổi với GV về các nhận xét, đánh giá HSbằng các hình thức phù hợp và phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS học tập,rèn luyện.
Trang 29+ Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặchoạt động giáo dục.
+ Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặchoạt động giáo dục.
+ Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập củamôn học hoặc hoạt động giáo dục.
Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt,Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bàikiểm tra định kì.
Đối với lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, mônToán vào giữa học kì I và giữa học kì II.
Đề kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng pháttriển năng lực gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.
Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiếnthức theo cách hiểu của cá nhân.
Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấnđề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mớihoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
Bài kiểm tra được GV sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm,không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho HS Điểm củabài kiểm tra định kì không dùng để so sánh HS này với HS khác Nếu kết quảbài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thườngxuyên, GV đề xuất với nhà trường có thể cho HS làm bài kiểm tra khác để đánhgiá đúng kết quả học tập của HS.
Trang 30* Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV chủnhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trongquá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực,phẩm chất của mỗi HS, tổng hợp theo các mức sau:
+ Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.+ Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
+ Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiệnchưa rõ.
1.2.3.3 Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên Tiểu học
Khi giáo viên đánh giá học sinh chuẩn chính là thước đo để GV xác địnhđược điểm mạnh, điểm yếu của HS Từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đểhọc sinh đạt chuẩn ở mức độ cao hơn và đồng thời phụ đạo cho những học sinhcòn yếu tiến bộ trong học tập.
Các tiêu chí đặt ra trong đánh giá học sinh được mềm hóa và vận độngtheo sự phát triển của các yêu cầu nghề nghiệp GVTH ở các giai đoạn pháttriển của xã hội Vì vậy GVTH có nhiệm vụ luôn luôn phải đưa ra những giảipháp tăng cường năng lực cho chính bản thân mình và có kế hoạch hỗ trợ đồngnghiệp cùng phát triển năng lực nghề nghiệp Với công tác đánh giá học sinhGV phải thật công tâm, đánh giá chính xác để học sinh có động lực phấn đấucũng như biết hạn chế của bản thân để vươn lên trong học tập Vì vậy bồidưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho GV là một hình thức bồi dưỡng có địnhhướng rõ rệt cho mỗi GVTH trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh.
Bồi dưỡng giáo viên kỹ năng đánh giá học sinh mà luận văn đề cập đếnđây là bồi dưỡng đáp ứng nhiệm vụ đánh giá học sinh, gồm 02 hình thức: Đánhgiá thường xuyên và đánh giá định kỳ được quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy đinh đánh giáhọc sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trang 31Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh là yêu cầu bắt buộc để đáp ứng yêucầu đổi mới đánh giá HSTH Với yêu cầu đó GVTH là yếu tố quyết định đểđánh giá chính xác về học sinh nên bắt buộc mỗi giáo viên phải nỗ lực tự họchỏi, tự bồi dưỡng, tự đổi mới để nâng cao năng lực nghề nghiệp.
1.3 Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốcdân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
.Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy địnhnhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học: (1) Tổ chức giảng dạy, học tập vàhoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổthông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (2) Huyđộng trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ họcđến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và xóa mù chữ trong cộng đồng Nhậnbảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục củacác cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phâncông của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thànhchương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàntrường được phân công phụ trách (3) Xây dựng, phát triển nhà trường theo cácquy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địaphương (4) Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục (5) Quản lí cán bộ, giáoviên, nhân viên và học sinh (6) Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trangthiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật (7) Phối hợp với gia đình, cáctổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục (8) Tổ chứccho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xãhội trong cộng đồng (9) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quyđịnh của pháp luật.
Trang 3241/2010/TT-1.3.2 Yêu cầu giáo dục tiểu học
Nội dung giáo dục tiểu học: Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của
học sinh, nhằm giúp học sinh nâng cao những cơ sở ban đầu đã có cho sự pháttriển hài hòa về tinh thần và thể chất, năng lực và phẩm chất định hướng chínhvào giá trị gia đình, dân tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tậpvà sinh hoạt Có những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học chobậc học trung học.
Phương pháp đánh giá học sinh:
Đánh giá quá trình được thiết kế để phản hồi cho học sinh tiến bộ củahọ đối với việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ Đánh giá quá trìnhnhằm thu thập thông tin về việc học của học sinh trong quá trình học tập đểcải thiện việc học.
Đánh giá tổng kết hay đánh giá kết quả thường được sử dụng vào khi kếtthúc một chủ đề học tập hoặc cuối một học kỳ, một năm học, một cấp học.Cách đánh giá này thường sử dụng hình thức cho điểm và nó giúp cho ngườihọc biết được khả năng học tập của mình.
Đánh giá trên lớp là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong cáctrường học là việc tự nhiên của cả việc dạy và học Nó thường được thực hiệnnhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báocáo về nhiệm vụ của họ, và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo.
Đánh giá GV được dựa trên đánh giá các tiêu chí đã định rõ về thànhtích, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được Khi đánh giá theo tiêuchí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lựccủa người khác mà phụ thuộc chính mức độ cao thấp về năng lực của ngườiđược đánh giá so với các tiêu chí đã đề ra Thông thường, đánh giá theo tiêu chídùng để xác lập mức độ năng lực của một cá nhân Đánh giá kỹ năng đánh giáhọc sinh của GVTH là hình thức đưa ra những nhận xét về mức độ cao thấptrong năng lực của cá nhân so với những người khác.
Trang 33Tự suy ngẫm và tự đánh giá là việc HS tự đưa ra các quyết định đánh giávề công việc và sự tiến bộ của bản thân Hai hình thức đánh giá này góp phầnthúc đẩy học tập suốt đời, bằng cách giúp HS đánh giá thành tích học tập củabản thân và của bạn một cách thực tế, không khuyến khích sự phụ thuộc vàođánh giá của GV Tự đánh giá rất hữu ích trong việc giúp HS nhận thức sâu sắcvề bản thân, nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó rút ranhững bài học kinh nghiệm thiết thực để điều chỉnh hoạt động học kịp thời Vìvậy tự suy ngẫm, tự đánh giá cần được diễn ra trong suốt quá trình học tập vàđược sử dụng như một phần của đánh giá quá trình.
Đánh giá đồng đẳng là loại hình đánh giá, trong đó HS tham gia vào việcđánh giá sản phẩm công việc của các bạn học Khi đánh giá HS phải nắm rõ nộidung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm của các bạn học.
Đánh giá qua thực tiễn là đưa ra cho HS những thách thức, thực tế vàthường được đánh giá thông qua năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong thực tiễn.
1.3.3 Quản lý trường Tiểu học
Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của bậc học GD phổ thông nên quản lýtrường tiểu học là khâu cơ bản của hệ thống quản lý ngành dọc Đó là quá trìnhtác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tậpthể cán bộ, GV để chính họ tác động trong việc giáo dục học sinh nhằm thựchiện mục tiêu giáo dục đối với độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi và mục tiêu của bậc học.Trẻ độ tuổi này chuyển từ trạng thái chơi sang học nên cần phải kết hợp giữahọc và tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp để học sinh không quá mệt mỏitrong thời gian đến trường.
Công việc của GV tiểu học khá vất vả vì họ là người đặt nền móng chocác em HS, dạy dỗ, uốn nắn để học sinh tiếp cận được tri thức và hình thànhnhân cách, phẩm chất cũng như năng lực cho các em Để vượt lên những khó
Trang 34khăn đó người giáo viên phải có lòng yêu thương học sinh, coi học sinh nhưcon của mình thì mới hoàn thành được nhiệm vụ Cho nên CBQL trường Tiểuhọc phải am hiểu sâu về nghề nghiệp, biết thông cảm, quan tâm tới đời sống vậtchất và tinh thần cho đội ngũ GV và tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho giáoviên để họ thực hiện tốt nhiệm vụ.
1.4 Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 22 choGV tiểu học
1.4.1 Ý nghĩa, sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá họcsinh cho giáo viên ở trường Tiểu học
Kỹ năng đánh giá học sinh vô cùng quan trọng đặt ra yêu cầu cho GVluôn phải tự trao dồi kiến thức đặc biệt là năng lực đánh giá HS theo Thông tư22/2016/TT-BGDĐT Hoạt động bồi dưỡng đặc biệt quan trọng đối với giáoviên nếu họ được tiếp cận với những nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thựctế và giải quyết các khó khăn trong công tác đánh giá học sinh mà họ gặp phải.
Một bộ phận GV đưa ra những nhận xét âm tính, tiêu cực, làm học sinhmất niềm tin Đánh giá lại dựa vào một số kiểu loại toán, dạng bài văn khôngnhằm bộc lộ năng lực suy nghĩ, sự trải nghiệm đa dạng phong phú của ngườihọc Tâm lý của một số GV vẫn còn e dè trong việc đánh giá mức độ học tậpcủa HS giữa 3 mức độ: Chưa hoàn thành, hoàn thành, hoàn thành tốt Do đó GVnày “tự ngầm hiểu” sẽ đánh giá dựa trên điểm số bài kiểm tra của học sinh: Nếudưới điểm 5 xếp chưa hoàn thành; từ 5 đến 8 xếp hoàn thành; và từ 9-10 xếphoàn thành tốt Điều này đi ngược lại hoàn toàn với điều 3 về mục đích đánh giácủa TT 22.
GV cũng gặp nhiều khó khăn khi phải đánh giá các hoạt động giáo dục(đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp, đánh giá đạo đức, giá trị sống, kỹ năngsống,…) Nếu đánh giá chỉ là sự học thuộc bài, làm lại theo các kiểu, dạng bàimẫu thầy cô đã cho… sẽ triệt tiêu sự phát triển vươn lên của người học Việc đolường năng lực HS chủ yếu dựa vào điểm số bài các bài kiểm tra, trong khi cáctiêu chí khác rất quan trọng như: Sức khỏe, kỹ năng sống của HS lại bị xem nhẹ.
Trang 35Do vậy GV phải nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng, cơ chế khen thưởng cũngnhư chế tài,… để thúc đẩy GV đổi mới kiểm tra, đánh giá.
GV phải tổ chức, hướng dẫn để HS biết cách tự đánh giá, HS được đánhgiá lẫn nhau, mọi sự kiểm tra đánh giá phải làm cho HS tích cực hơn, nỗ lựchơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức kỹnăng mà thay đổi cả thái độ niềm tin) hình thành ở HS khả năng tự kiểm tra, tựđánh giá Đánh giá này mới hình thành năng lực của HS, cái mà chúng ta đangrất mong muốn Tích cực tuyên truyền và hướng dẫn cha mẹ HS tham gia quátrình đánh giá, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của conem mình.
1.4.2 Mục tiêu bồi dưỡng
Bồi dưỡng GVTH kỹ năng đánh giá học sinh nhằm tăng cường các nănglực nghề nghiệp đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với công tác đánh giá học sinhnhằm vun đắp, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho đội ngũGVTH trên cơ sở những kiến thức, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn,nghiệp vụ cho họ để đánh giá học sinh đạt hiệu quả tốt nhất Thực chất quátrình bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực kỹ năng đánh giá học sinh mộtcách linh hoạt và phù hợp nhất.
1.4.3 Hình thức bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh
Tùy theo đặc điểm tình hình, đặc điểm của từng đơn vị nhà trường, thờiđiểm trong năm học, có thể tổ chức các hình thức bồi dưỡng sau:
+ Bồi dưỡng tại chỗ: Là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường, nơi GV côngtác thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo theo từngtrường hoặc cụm trường, Có nhiều hoạt động phong phú để bồi dưỡng GVtheo hướng này như: Tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá sau mỗi kỳ, mỗi nămhọc, GV trong trường có thể giúp đỡ nhau học hỏi về kinh nghiệm đánh giá,
Trang 36thông qua các hoạt động chuyên môn trong nhà trường và tự học hỏi các đồngnghiệp có kỹ năng đánh giá học sinh tốt.
Trang 37+ Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GVTH để họđược bổ sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương,đường lối về GDTH, về nội dung chương trình, phương pháp dạy học đặc biệtlà kỹ năng đánh giá học sinh Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗiGV phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trao dồi kiến thức nếu không thìkhó có thể có kỹ năng tốt về đánh giá học sinh.
+ Bồi dưỡng qua tự học, tự nghiên cứu: Phát huy hình thức tự bồi dưỡng,kết hợp trao đổi, thảo luận; tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻcùng đồng nghiệp Trong bồi dưỡng, việc tự bồi dưỡng sẽ phát huy hiệu quả tốiưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn, của tổ chức cũng như sự tácđộng đúng hướng của quản lý Bồi dưỡng tập trung chỉ có hiệu quả khi đượcquản lý hợp lý và dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tự bồi dưỡng của người học.
1.4.4 Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh
Phương pháp tiến hành triển khai hoạt động bồi dưỡng gồm có: Nêu vấnđề, thảo luận theo nhóm; nêu tình huống, tổ chức giải quyết tình huống theonhóm; nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo; tọa đàm traođổi; thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh; thuyết trình kết hợp luyện tập,thực hành phối hợp các phương pháp Phương pháp bồi dưỡng là khâu đột phácó tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả về công tác đánh giá họcsinh Do vậy cần chú trọng những vấn đề: Đổi mới hình thức đánh giá học sinhvới phương châm tự học tự bồi dưỡng là chính Lôi cuốn, hướng dẫn giáo viêntích cực, chủ động sáng tạo trong đánh giá học sinh, luôn phát hiện, tìm tòi,không cứng nhắc, gò bó, rập khuân theo những gì đã quy định Tăng cường tổchức theo nhóm, nêu thắc mắc, tự giải đáp ở tổ, nhóm, tạo điều kiện cho GVđược đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung, kỹ năng đánh giáhọc sinh Tiểu học.
Tóm lại, phương pháp bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho GVTH
là những người đã có phương pháp, kỹ năng để bồi dưỡng một cách linh hoạt,phù hợp nghiêng về phương pháp tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫnkhai thác nhiều kênh thông tin.
Trang 381.5 Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viênTiểu học
1.5.1 Vị trí, vai trò của Phòng GD&ĐT trong quản lý bồi dưỡng kỹ năngđánh giá học sinh cho giáo viên Tiểu học
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo Chỉ đạoxây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên vào thờiđiểm đầu năm học hàng năm Đưa nội dung bồi dưỡng kỹ năng đánh giá họcsinh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tổ chức các chuyên đề chuyên sâu về kỹ năng đánh giá học sinh theocụm trường, chỉ đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho GV được thamgia bồi dưỡng nhằm giúp GV có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa cácđơn vị trường.
Chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV về kỹ năng đánhgiá HS, tổ chức các chuyên đề tại nhà trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Giúp đỡ nhà trường về chuyên môn, nghiệp vụ (giảng viên) trong quátrình nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên.
Thường xuyên giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡngthường xuyên tại các nhà trường Từ đó rút kinh nghiệm và có các biện phápquản lý đạt hiệu quả cao nhất.
1.5.2 Nội dung Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh chogiáo viên trường Tiểu học
1.5.2.1 Đánh giá đội ngũ, xác định nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh
Nhiệm vụ đầu tiên của cơ quan QLGD, Ban giám hiệu các trường THtrong quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh là quản lý việcđánh giá đội ngũ, xác định nhu cầu bồi dưỡng GV cũng như đưa ra các kết luậnvề các nội dung cần bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho GVTH là việccần thiết thông qua khảo sát.
Trang 39Giáo dục tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm hình thành nhữngcơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách HS, nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện HSTH Vấn đề đổi mới hoạt động giáo dục toàn diện,trong đó có đổi mới hoạt động đánh giá HSTH đã và đang trở thành một yêucầu cấp thiết Chính vì thế trong khi khảo sát, có thể điều chỉnh nội dung khảosát cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn Sau khi khảo sát, tiếnhành phân tích các thông tin đã thu thập được Dựa trên kết quả phân tích, địnhhướng về những nội dung cần thiết phải bồi dưỡng GV, tiến hành triển khai bồidưỡng thí điểm để rút kinh nghiệm, sau đó lập kế hoạch và triển khai trên diệnrộng Để xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV một cách chính xác thì cơ quanQLGD cũng như BGH các trường Tiểu học cần tìm hiểu kỹ nhận thức của GVvề sự cần thiết, mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng GVđáp ứng yêu cầu về kỹ năng đánh giá học sinh Vì vậy cần phải phân loại và xácđịnh nhu cầu bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch tổ chức, tạo điều kiện cho GV thamgia các lớp bồi dưỡng Có thể phỏng vấn hoặc xin ý kiến trực tiếp CBQL và GVvề mục đích, ý nghĩa của việc bồi dưỡng Đây là những cơ sở ban đầu để tiếnhành các nội dung tiếp theo.
Từ kết quả xác định được nhu cầu bồi dưỡng, cơ quan QLGD xây dựngkế hoạch đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của GV với những hình thức tổ chức khácnhau: Bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ, tự bồi dưỡng Từ những nhu cầuđó cơ quan QLGD xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng nhu cầu cụ thể vớinhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau: Lồng ghép nội dung bồi dưỡng vào cácchuyên đề về chuyên môn hoặc tổ chức các chuyên đề chuyên sâu, cung cấp tàiliệu liên quan cho GV nghiên cứu,
1.5.2.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng kỹ năng đánh giáhọc sinh cho GVTH
Xây dựng kế hoạch là chức năng quan trọng của hoạt động quản lý Xâydựng kế hoạch bồi dưỡng GV thường xuyên, liên tục, cập nhật các thông tinvề công tác đánh giá học sinh, là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan
Trang 40QLGD Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV một cách khoa học, hợp lý, có tínhkhả thi sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới về công tác đánh giá học sinh cũng nhưnhu cầu về bồi dưỡng về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Xây dựngkế hoạch bồi dưỡng GV bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kếhoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của nội dung cần bồi dưỡng Kế hoạchphải mang tính thống nhất, toàn diện, tăng cường tính thực tiễn trong nội dungvà phương pháp bồi dưỡng.
Kế hoạch dài hạn được dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển giáo dục về sốlượng, đối tượng, nội dung, chương trình bồi dưỡng toàn diện và cần có sựphân loại GV để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể Kếhoạch bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm được cơ quan QLGD xây dựng thông quaviệc kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, kết hợp với nhu cầu thực tế về đội ngũ,nhu cầu bồi dưỡng cụ thể của GV.
Mục tiêu là tiền đề cho việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng.Trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần xây dựng mục tiêu bồi dưỡng đượcxem là kết quả lĩnh hội kiến thức của GV Những kiến thức, kỹ năng của GVđược hoạch định cụ thể trong mục tiêu bồi dưỡng Do đó, mục tiêu phải mangtính cụ thể hóa, định lượng hóa, tiêu chuẩn hóa và dự báo kết quả cao Mục tiêucàng cụ thể, càng thiết thực, càng phù hợp thì càng có nhiều khả năng thực hiệnthành công và việc xây dựng chương trình càng có cơ sở thực hiện Mục tiêu bồidưỡng phải được xây dựng cụ thể trên mục tiêu tổng quan của toàn ngành, mụctiêu của cơ sở phải bám sát mục tiêu cấp trên Tùy điều kiện thực tế của từngPhòng Giáo dục và Đào tạo mà xây dựng mục tiêu sao cho hoàn thành chỉ tiêunhiệm vụ được giao.
Nội dung bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng đánh giá học sinh gồm: (1)Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về yêu cầu đổi mới đánh giá HSTHMục đích của biện pháp này nhằm giúp CBQL, GV nhận thức đúng đắn về vaitrò và trách nhiệm đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá HSTH, góp