của quanhệ sản xuất với lực lượng sản xuất cũng tồn tại khách quan, bên trongcủa nền sản xuất vật chất như là yếu nội nội sinh của sự phát triển.Chính vì thế, chủ nghĩa xã hội cũng phải
Trang 1A KHỐI KIẾN THỨC I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CN MÁC-LÊNIN I/ Nội dung 1: Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất (Bài 2, Môn Những vấn đề cơ bản của CN Mác-Lênin)
Câu 1: Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ với quá trình phát triểntheo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Câu 2: Cách tiếp cận của Mác về lịch sử nguồn gốc, động lực của sựphát triển xã hội Nội dung, ý nghĩa quy luật LLSX-QHSX Nhận thức
và vận dụng của Đảng ta
II/ Nội dung 2: Chủ nghĩa duy vật Mác xít về nhà nước (Bài 2,
Môn Những vấn đề cơ bản của CN Mác-Lênin và Bài 4, Môn Những vấn đề cơ bản về hê thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa).
Câu 3: Trình bày nguồn gốc, bản chất của nhà nước; đặc điểm của nhànước Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
(Bài 2 Môn CN Mác-Lênin).
Câu 4: Đặc trưng và yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam Liên hệ thực tiễn (Bài 4 Môn NN và PL).
Câu 5: Phân tích Phương hướng phát huy dân chủ bảo đảm quyền làmchủ của nhân dân nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
Liên hệ thực tiễn (Bài 4 Môn NN và PL).
III/ Nội dung 3: Nội dung cơ bản về thời kỳ quá độ (Bài 2, Bài 4,
Bài 6 và Bài 7, Môn Những vấn đề cơ bản của CN Mác-Lênin).
Câu 6: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh về tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN Vận
dụng lý luận này vào Việt Nam (Bài 4)
Câu 7: Tính tất yếu của sự lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ quachế độ TBCN ở VN Nhận thức của Đảng ta về CNXH và con đường
đi lên CNXH trong thời kỳ đổi mới (Bài 4: tính tất yếu, và Bài 6: nhận thức).
Trang 2Câu 8a: Liên minh công - nông - trí thức trong TKQĐ lên CNXH ở
VN hiện nay (Bài 7)
Câu 8b: Nội dung cơ bản của liên minh công - nông - trí thức trong
thời kỳ quá độ lên CNXH Vấn đề liên minh giai cấp ở Việt Nam hiện
nay (Bài 7).
Câu 8c: Vì sao trong TKQĐ lên CNXH phải thực hiện liên minh công
- nông - trí thức? Liên hệ với Việt Nam hiện nay (Bài 7).
Câu 9: Thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp? Vấn đề đấu tranh giai
cấp trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay? (Bài 2)
Câu 10: Tại sao nói thời kỳ quá độ lên CNXH là khó khăn, lâu dài,phức tạp? Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, (tư tưởng
Hồ Chí Minh) vào con đường đi lên CNXH ở nước ta như thế nào?
Trang 3Câu 1: Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
- Từ khi xuất hiện con người trên hành tinh này, đến ngày nay đãtrải qua 5 phương thức sản xuất: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô
lệ, xã hội phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội Tư duy nhậnthức của con người không dừng lại ở một chỗ mà ngày càng phát triểnhoàn thiện hơn Từ đó kéo theo sự thay đổi phát triển lực lượng sảnxuất cũng như quan hệ sản xuất Từ hái lượm săn bắt để duy trì cuộcsống đến trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, đến ngày nay trình độkhoa học đã đạt tới mức tột đỉnh Mà cốt lõi của nền sản xuất xã hộichính là sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượngsản xuất, như Mác và Ănghen nói, đó là quy luật về sự phù hợp giữaquan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
Nội dung quan hệ sản xuất phù hợp với sự trình độ phát triển củalực lượng sản xuất là phép biện chứng cơ bản của chủ nghĩa duy vậtlịch sử, thể hiện phương pháp nhận thức khoa học, đối lập với phépnhận thức siêu hình Phép biện chứng này nhìn thấy sự tác động qualại của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong từng gia đoạn lịch
sử nhất định
Vậy quan hệ sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất là gì? Nó có quan
hệ phù hợp như thế nào?
- Các khái niệm cơ bản:
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình
sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Hay nói mộtcách khác là một nền sản xuất xã hội ở giai giai đoạn lịch sử cụ thểtrong đó lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định thống nhấtvới quan hệ sản xuất tương ứng Phương thức sản xuất bao gồm haimặt có quan hệ mật thiết với nhau: lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất
Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động
với tư liệu sản xuất tạo ra một sức sản xuất nhất định trong sản xuấtvật chất Trong toàn bộ tư liệu sản xuất thì công cụ sản xuất giữ vai tròquyết định đối với trình độ phát triển của xã hội, của lực lượng sảnxuất, là thước đo trình độ làm chủ tự nhiên
Trang 4Công cụ lao động là khí quan vật chất "nối dài", "nhân lên" sứcmạnh con người trong quá trình biến đổi giới tự nhiên Nó là yếu tốquyết định năng suất lao động, là cầu nối giữa lao động sống và đốitượng lao động Là yếu tố nhân lên sức mạnh tư duy con người vàhiện thực hóa sức mạnh tư duy đó Quyết định thắng lợi của mộtphương thức sản xuất C.Mác viết: "Những thời đại kinh tế khác nhaukhông phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuấtbằng cách nào, với những tư liệu lao động nào".
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất
vật chất Quan hệ sản xuất được cấu thành từ quan hệ sở hữu về tưliệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau,quan hệ phân phối sản phẩm lao động, trong đó quan hệ sở hữu về tưliệu sản xuất giữ vai trò quết định Quan hệ sản xuất được hình thànhmột cách khách quan trên cơ sở một trình độ phát triển của lực lượngsản xuất
Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, quan hệ sở hữugiữ vai trò quyết định đối với quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.Ngược lại, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối cũng tác động trở lại tolớn đến quan hệ sở hữu
Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
Đây là một quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển của xãhội loài người Nội dung của quy luật được thể hiện trên ba điểm chủyếu sau:
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mốiquan hệ khách quan, vốn có trong mọi quá trình sản xuất vật chất Nóicách khác, để tiến hành sản xuất vật chất, con người phải thực hiệnmối quan hệ “đôi”, quan hệ “kép”, quan hệ song trùng này Thiếu mộttrong hai quan hệ đó, quá trình sản xuất vật chất không thực hiệnđược
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, ở nhiềunước, trong đó có cả nước ta, do nóng vội, chủ quan duy ý chí đã sớmthiết lập một nền kinh tế thuần nhất dưới hai hình thức sở hữu tư liệusản xuất (sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể), nên đã để lãng phí rấtnhiều năng lực sản xuất trong nước và trên thế giới
Trang 5Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấtthì lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định Khuynh hướng của sảnxuất xã hội là không ngừng biến đổi theo chiều tiến bộ Sự biến đổi
đó, xét đến cùng, bao giờ cũng bắt đầu tự sự biến đổi và phát triển củalực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động Trong một phươngthức sản xuất, lực lượng sản xuất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định.Lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm choquan hệ sản xuất phải biến đổi theo phù hợp với nó
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hìnhthức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất Nghĩa là trạng thái mà
ở đó quan hệ sản xuất, các yếu tố cấu thành của nó “tạo địa bàn đầy
đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển
Như vậy, trong trạng thái phù hợp, cả ba mặt của quan hệ sản xuấtđạt tới thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạođiều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa lao động và tư liệusản xuất Sự phù hợp đó biểu hiện rõ rệt ra kết quả lực lượng sản xuấtphát triển, kinh tế phát triển, phát huy được mọi năng lực sản xuất vànăng suất lao động cao
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất là sự phù hợp biện chứng, sự phù hợp bao hàm mâuthuẫn Đây là sự phù hợp giữa một yếu tố động (lực lượng sản xuấtluôn biến đổi) với một yếu tối mang tính ổn định tương đối (quan hệsản xuất ổn định hơn, ít biến đổi hơn) Quan hệ sản xuất từ chỗ thíchứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng do lực lượng sảnxuất luôn biến đổi, phát triển, lại trở thành xiềng xích, kìm hãm sựphát triển của lực lượng sản xuất Con người phát hiện những yếu tốdẫn đến không phù hợp, tức là phát hiện những mâu thuẫn và giảiquyết những mâu thuẫn đó đem lại sự thích ứng mới của quan hệ sảnxuất với lực lượng sản xuất Sự vận động và phát triển của sản xuất xãhội cứ tiếp diễn theo tiến trình đó
Cho nên sự phù hợp - không phù hợp - phù hợp là biểu hiệnkhách quan của quá trình tương tác giữa lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất của mọi phương thức sản xuất trong lịch sử
Trước đây, trong cải tạo và xây dựng nền kinh tế mới ở các nước
xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã nhận thức về sự phù hợp của quan hệ
Trang 6sản xuất với lực lượng sản xuất một cách chủ quan, giản đơn, máymóc, cứng nhắc Đó là những quan niệm cho rằng nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa luôn diễn ra sự không phù hợp giữa quan hệ sản xuất vớilực lượng sản xuất, vì ở đó, quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ
sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Còn nềnsản xuất xã hội chủ nghĩa thường xuyên có sự phù hợp của quan hệsản xuất đối với lực lượng sản xuất, vì ở đây, quan hệ sản xuất đượcxây dựng trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sảnxuất Cả hai quan niệm trên đều trái với phép biện chứng khách quancủa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Chủ nghĩa tư bản, chủnghĩa xã hội đều tồn tại khách quan về sự phù hợp này Nghĩa là trongchủ nghĩa tư bản hay trong chủ nghĩa xã hội, nền sản xuất vật chất của
xã hội đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn của sự phù hợp - không phùhợp -phù hợp, như là yếu tố nội sinh Vấn đề là ở chỗ, nhân tố chủquan có phát hiện kịp thời và giải quyết một cách có hiệu quả nhữngmâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hay không.Giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấtcũng không phải chỉ bằng cách duy nhất là xóa bỏ quan hệ sản xuất
cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới Giải quyết mâu thuẫn giữa lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một quá trình, mà biện phápthường xuyên là đổi mới, cải cách, điều chỉnh quan hệ sản xuất trướcmỗi sự phát triển của lựa lượng sản xuất Dĩ nhiên, cải cách, điềuchỉnh quan hệ sản xuất bao giờ cũng có giới hạn của nó Khi mâuthuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đã trở nên gay gắt,không thể không giải quyết thông qua biện pháp cải cách, điều chỉnhđược nữa thì tất yếu phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệsản xuất mới cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.Ngày nay, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một lực lượngsản xuất đồ sộ, tính chất xã hội hóa ngày càng cao, dẫn đến mâu thuẫnngày càng gay gắt với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tưnhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Biện pháp mà các nước tưbản đang cố giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất là cải cách, điều chỉnh quan hệ sản xuất tạo ra sự thích nghinhất định Biện pháp đó trước mắt vẫn tạo ra được tiềm năng để pháttriển kinh tế Tuy nhiên, biện pháp đó không giải quyết được triệt đểcác mâu thuẫn, khủng hoảng chu kỳ vẫn đang tiếp tục diễn ra đang đòi
Trang 7hỏi phải có những thay đổi căn bản quan hệ sản xuất, thiết lập quan hệsản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Dưới chủ nghĩa xã hội, sự phù hợp và không phù hợp, của quan
hệ sản xuất với lực lượng sản xuất cũng tồn tại khách quan, bên trongcủa nền sản xuất vật chất như là yếu nội nội sinh của sự phát triển.Chính vì thế, chủ nghĩa xã hội cũng phải thường xuyên phát hiện mâuthuẫn và giải quyết mâu thuẫn một cách có hiệu quả, tạo ra sự phù hợpcủa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, kinh tế phát triển
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ cơ trình độ phát triển củalực lượng sản xuất, do lực lượng sản xuất quyết định Nhưng sau khiđược xác lập, nó có sự tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sảnxuất
Quan hệ sản xuất quy định mục đích xã hội của sản xuất, quyđịnh hình thức tổ chức, quản lý sản xuất, quy định khuynh hướng pháttriển của các nhu cầu về lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, từ đó hìnhthành hệ thống những yếu tố tác động trở lại đối với sự phát triển củalực lượng sản xuất
Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất, nó sẽ tạo địa bàn cho sự phát triển lực lượng sản xuất,trở thành một trong những động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất pháttriển Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độphát triển của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lựclượng sản xuất
Tác động theo chiều hướng tiêu cực của quan hệ sản xuất đối với
sự phát triển lực lượng sản xuất chỉ có ý nghĩa trương đối Quan hệsản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất, sớm muộn gì cũngđược thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độmới của lực lượng sản xuất Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển sảnxuất, sự phát triển kinh tế, mà không một gia cấp nào, một chủ thể nào
có thể cưỡng lại được
Trang 8Ý nghĩa của quy luật
Phải xuất phát từ LLSX để xác lập QHSX cho phù hợp, phải nắmvững thực trạng về đặc điểm, tính chất, trình độ của LLSX, của đấtnước, từng ngành, từng địa phương để có hình thức QHSX cho phùhợp, tránh chủ quan duy ý chí khi xác lập QHSX
Phải tiến hành CNH, HĐH để phát triển LLSX không ngừng lớnmạnh kết hợp với củng cố QHSX theo kịp quá trình CNH, HĐH.Phát triển kinh tế tri thức, không ngừng nâng cao trình độ chuyênmôn cho người lao động kết hợp với trang bị máy móc hiện đại để trithức của người lao động kết tinh trong hàng hoá nhiều hơn
Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam :
Trước thời kỳ đổi mới, việc nhận thức và vận dụng quy luật này ở
các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và ở những nước mà xuất phátđiểm đi lên chủ nghĩa xã hội thấp như ở nước ta nói riêng đã mắc phảinhững lệch lạc, sai lầm, chủ quan
Chủ trương xây dựng sớm một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuầnnhất với hai hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thểtrong khi trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém và phát triển khôngđồng đều là một chủ trương nóng vội, chủ quan, duy ý chí Đó khôngphải là sự vận dụng một cách sáng tạo quy luật - như có thời kỳ chúng
ta vẫn lầm tưởng - mà là vi phạm quy luật, làm trái quy luật kháchquan
Ở nước ta Đại hội IV (năm 1976) đến trước Đại hội VI (năm1986) của Đảng, chúng ta đã mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí, nóngvội và bệnh bảo thủ trì trệ do vi phạm các quy luật khách quan, đặcbiệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất Chúng ta đã thoát ly khỏi điều kiện thực tiễn củamột đất nước kinh tế kém phát triển, còn nghèo nàn lạc hậu nhưng lại
muốn tạo ra một quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước để mở đường cho
lực lượng sản xuất phát triển Nhưng hậu quả thì ngược lại
Đúng như văn kiện Đại hội VI đã khẳng định: “Kinh nghiệm thực
tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợpquan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khôngđồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực
Trang 9lượng sản xuất” Lúc đó chúng ta đã chủ quan muốn tạo ra một quan
hệ sản xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫngiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đấtnước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội Chúng ta đã có nhữngbiểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xãhội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốcdoanh; mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,kìm hãm sự phát triển của đất nước Chúng ta vừa chủ quan nóng vội,vừa bảo thủ trì trệ, hai mặt đó cùng tồn tại và cản trở bước tiến củacách mạng
Sự nhận thức sai quy luật chứng tỏ sự lạc hậu về nhận thức lýluận và vận dụng quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; thànhkiến không đúng những quy luật của sản xuất hàng hóa; coi nhẹ việctổng kết kinh nghiệm thực tiễn Cuộc sống dạy cho chúng ta một bài
học thấm thía là không thể nóng vội làm trái quy luật
Từ sự trình bày trên đây, có thể rút ra một số sai lầm phổ biếntrong nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tức mối quan hệ biện chứnggiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không phù hợp thực tiễn:Không hiểu đúng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất vớiquan hệ sản xuất, tách rời quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất,cường điệu quan hệ sản xuất mà coi nhẹ lực lượng sản xuất, coi nhẹviệc phát triển, giải phóng lực lượng sản xuất, muốn tạo ra quan hệsản xuất tiên tiến đi trước mở đường cho lực lượng sản xuất, muốnnhanh chóng thực hiện nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điềukiện kinh tế còn lạc hậu, mới giành được chính quyền
Nhận thức quan hệ sản xuất không trong chỉnh thể, cường điệuchế độ sở hữu, nhất là muốn nhanh chóng thiết lập chế độ công hữuvới bất kỳ giá nào, coi sở hữu tư nhân nằm ngoài bản chất của chủnghĩa xã hội cần phải nhanh chóng xóa bỏ; coi nhẹ quan hệ tổ chức -quản lý và phân phối; coi nhẹ động lực lợi ích cá nhân của người laođộng
Duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, coi nhẹ quyluật giá trị, quan hệ hàng hóa - tiền tệ, cơ chế thị trường, từ đó tạothành cơ chế kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
Trang 10Muốn tạo ra một quan hệ sản xuất nhất loạt như nhau trong nhữngngành sản xuất khác nhau, những vùng miền, địa bàn khác nhau (vùngđồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa ) với những trình độ lựclượng sản xuất rất khác nhau, tức là cào bằng quan hệ sản xuất.
Tóm lại, những sai lầm có tính phổ biến trên đây chính là do nhậnthức không đúng bản chất quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độlực lượng sản xuất, những điều kiện tác động của nó, không tính đếnđiều kiện thực tiễn khi vận dụng, kết cục không tránh khỏi rơi vào thấtbại
Từ những sai lầm trong nhận thức đã dẫn tới những chỉ đạo sailầm trong chỉ đạo thực tiễn Cụ thể:
Một là, xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất một cách
ồ ạt, trong khi chế độ đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển lực lượngsản xuất
Hai là, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất một cáchtràn lan, trong khi trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém và pháttriển không đồng đều; khả năng quản lý còn yếu kém
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã chủ trương chuyển từ một nền
kinh tế thuần nhất xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế nhiều thành phầntheo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đảng nhận thức rằng: sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất không bao giờ là sự phù hợp tuyệt đối, không có mâuthuẫn, không thay đổi Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượngsản xuất không bao giờ là sự phù hợp chung mà bao giờ cũng tồn tạidưới những hình thức cụ thể, thích ứng với những đặc điểm nhất địnhvới trình độ nào đó của Lực lượng sản xuất Trong thời kì quá độ đilên CNXH, nền kinh tế không còn là nền kinh tế tư bản, nhưng cũngchưa hoàn toàn là nền kinh tế XHCN Bởi vậy công cuộc cải tạoXHCN phải chú ý đến đặc điểm của sự tồn tại khách quan của nềnkinh tế nhiều thành phần Trong cải tạo Quan hệ sản xuất cũ và xâydựng Quan hệ sản xuất mới, Đại hội VI đã nhấn mạnh là phải giảiquyết đồng bộ ba mặt, xây dựng chế độ sử hữu, chế độ quản lý và chế
độ phân phối, không chỉ nhấn mạnh việc xây dựng chế độ sở hữu mà
bỏ qua việc xây dựng hai chế độ kia Không nên quá đề cao chế độcông hữu, coi đó là cái duy nhất để xây dựng Quan hệ sản xuất mới.Thực tế chỉ rõ, nếu chế độ quản lý và phân phối không được xác lập
Trang 11theo những nguyên tắc của CNXH và trình độ phát triển của Lựclượng sản xuất nhằm củng cố chế độ công hữu về tư liệu sản xuất màcòn cản trở Lực lượng sản xuất phát triển.
Hiện nay nền kinh tế ở nước ta - như Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI đã chỉ ra các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tếtập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thànhphần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quantrọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bìnhđẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranhlành mạnh Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chấtquan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế, tạo nên môitrường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển
Sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa quan
hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳđổi mới đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượtbậc Nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, tạo đà cho sự pháttriển, tốc độ tăng trưởng cao
Có thể nói quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ pháttriển của LLSX là quy luật cơ bản của mọi nền kinh tế Việc nhận thứcđúng và vận dụng một cách sáng tạo quy luật này có ý nghĩa đặc biệtquan trọng đối với các nước đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa
- Trong bất kỳ một phương thức sản xuất nào quan hệ sản xuấtcũng phải phù hợp với lực lượng sản xuất Sự tác động qua lại và mốiquan hệ giữa chúng phải hài hòa và chặt chẽ Tuy nhiên trong hai yếu
tố đó thì lực lượng sản xuất luôn quyết định quan hệ sản xuất Mộthình thái kinh tế - xã hội có ổn định và tồn tại vững chắc thì phải cómột phương thức sản xuất hợp lý Chính bởi lẽ đó mà lực lượng sảnxuất phải tương xứng phù hợp với quan hệ sản xuất bởi vì xét đếncùng thì quan hệ sản xuất chính là hình thức của lực lượng sản xuất Vậy nên nếu lực lượng sản xuất phát triển trong khi đó quan hệ sảnxuất lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Ngược lại quan hệ sản xuất tiến bộ hơn lực lượng sản xuất thì khôngphù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất gây ra sự bất
ổn cho xã hội Do đó một phương thức sản xuất hiệu quả thì phải có
Trang 12một quan hệ sản xuất phù hợp cới tính chất và trình độ của lực lượngsản xuất.
Liên hệ cá nhân, trách nhiệm bản thân sau khi học trung cấp chính trị về vấn đề trên (Mỗi học viên tự trình bày theo đơn vị của mình)
Qua phần lý luận trên được học tại lớp trung cấp chính trị, đã chotôi nâng cao thêm một bậc về nhận thức mối quan hệ giữa lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất, có thể thấy việc nghiên cứu mối quan hệbiện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hết sức cầnthiết Bản thân đang công tác tại đơn vị sản xuất kinh doanh, sự pháttriển và vận dụng các máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất tuy khácnhau nhưng đều có một số điểm chung, dựa trên một số quy tắc cơ bản
để xây dựng và phát triển kinh tế, một trong những nguyên tắc cơ bảntrong phát triển kinh tế ở mỗi doanh nghiệp là quan hệ sản xuất phảiphù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mỗi doanhnghiệp đều có điều kiện kinh doanh khác nhau và trình độ công nhânlao động không giống nhau dẫn đến quan hệ sản xuất và trình độ củalực lượng sản xuất ở mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau Do tính đặcthù trên, bản thân tôi nhận thấy và có trách nhiệm tham mưu đến lãnhđạo bố trí trình độ lao động phù hợp với máy móc hiện có, hoặc có thểđầu tư thêm máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến giảm thiểu lao độngchân tay nếu trình độ lao động có thể đáp ứng sử dụng tốt nhất
Trang 13
Câu 2: Cách tiếp cận của Mác về lịch sử nguồn gốc, động lực của
sự phát triển xã hội Nội dung, ý nghĩa quy luật lực lượng sản xuất
- quan hệ sản xuất Nhận thức và vận dụng của Đảng ta.
- Trong lịch sử tư tưởng có nhiều cách tiếp cận khác nhau giảithích về sự vận động, phát triển của lịch sử nhân loại Nhưng nhữngtiếp cận đó về cơ bản chưa giải thích đúng bản chất của sự vận động,phát triển của lịch sử loại người, chỉ đến khi lý luận hình thái kinh tế
xã hội ra đời mới cho chúng ta phương pháp hoàn bị, sâu sắc giải thích
về sự vận động, phát triển của lịch sử Học thuyết đó vạch ra nhữngquy luật chung của sự vận động lịch sử xã hội, vạch ra phương phápkhoa học nhận thức và cải tạo xã hội Tư duy nhận thức của con ngườikhông dừng lại ở một chỗ mà ngày càng phát triển hoàn thiện hơn Từ
đó kéo theo sự thay đổi phát triển lực lượng sản xuất cũng như quan
đã đứng trên lập trường duy tâm hoặc chưa thoát quan điểm duy tâm
về lịch sử, họ đã dừng lại ở những nguyên nhân tư tưởng để giải thíchlịch sử xã hội
Trang 14Kế thừa những thành tựu của các nhà triết học trước đây, Mác vàĂngghen đã xây dựng một triết học mới với thế giới quan duy vật biệnchứng nhất quán cả trong việc nhận thức đời sống xã hội Triết họcMác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biệnchứng trong lịch sử triết học trước đó, xác lập chủ nghĩa duy vật biệnchứng nhờ một hệ thống khoa học chặt chẽ, thống nhất và hoàn chỉnh.Cải tạo cả chủ nghĩa duy vật siêu hình lẫn phép biện chứng trong cái
vỏ duy tâm thần bí, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã vạch ra những quyluật chung nhất, những động lực chung nhất của sự phát triển xã hộivới tính cách là một chỉnh thể Mác đã tìm ra quy luật phát triển củalịch sử loài người chính là: Con người trước hết cần phải ăn, mặc, ở,
đi lại rồi mới có thể làm chính trị, khoa học và cả tôn giáo và conngười muốn tồn tại và phát triển thì trước hết cần phải sản xuất ranhững tư liệu sinh hoạt vật chất Lịch sử xã hội loài người đã chứngminh rằng xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không có quátrình thường xuyên sản xuất và tái sản xuất xã hội Trong sự sản xuấttoàn bộ đời sống xã hội thì sản xuất vật chất giữ vai trò nền tảng Sở dĩnhư vậy là vì sản xuất vật chất vừa là điều kiện, tiền đề cơ bản, đầutiên của đời sống con người và xã hội và trong quá trình đó, nó nảysinh ra mọi quan hệ trong xã hội, đồng thời thông qua đó mà conngười tự hoàn thiện bản thân mình
Để có một nền sản xuất vật chất phải dựa vào hoàn cảnh địa lý,dân số và phương thức sản xuất Trong 3 điều kiện đó thì phương thứcsản xuất là điều kiện quyết định
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trìnhsản xuất vật chất ở một giai đoạn lịch sử nhất định Mỗi hình thái kinh
tế - xã hội có một phương thức sản xuất riêng, các cuộc cách mạng xãhội đều gắn với sự thay thế phương thức sản xuất này bằng phươngthức sản xuất mới, tiến bộ hơn Phương thức sản xuất là biện chứnggiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, là sự thống nhất hai mặtđối lập của mâu thuẫn biện chứng trong nền sản xuất vật chất giữa lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Nội dung quy luật lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động
với tư liệu sản xuất tạo ra một sức sản xuất nhất định trong sản xuấtvật chất Trong toàn bộ tư liệu sản xuất thì công cụ sản xuất giữ vai trò
Trang 15quyết định đối với trình độ phát triển của xã hội, của lực lượng sảnxuất, là thước đo trình độ làm chủ tự nhiên.
Lực lượng sản xuất là toàn bộ quan hệ của con người với giới tựnhiên được hình thành trong quá trình sản xuất Lực lượng sản xuấtbao gồm tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó, người lao động
là yếu tố cơ bản của LLSX, là người trực tiếp trong quá trình sản xuất,đồng thời sáng tạo và sử dụng công cụ lao động Ngày nay khoa học
đã trở thành LLSX trực tiếp, các thành tựu phát minh ra được áp dụngvào sản xuất một cách nhanh chóng và tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hộicao
Công cụ lao động là khí quan vật chất "nối dài", "nhân lên" sứcmạnh con người trong quá trình biến đổi giới tự nhiên Nó là yếu tốquyết định năng suất lao động, là cầu nối giữa lao động sống và đốitượng lao động Là yếu tố nhân lên sức mạnh tư duy con người vàhiện thực hóa sức mạnh tư duy đó Quyết định thắng lợi của mộtphương thức sản xuất C.Mác viết: "Những thời đại kinh tế khác nhaukhông phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuấtbằng cách nào, với những tư liệu lao động nào"
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất
vật chất Quan hệ sản xuất được cấu thành từ quan hệ sở hữu về tưliệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau,quan hệ phân phối sản phẩm lao động, trong đó quan hệ sở hữu về tưliệu sản xuất giữ vai trò quết định Quan hệ sản xuất được hình thànhmột cách khách quan trên cơ sở một trình độ phát triển của lực lượngsản xuất
Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, quan hệ sở hữugiữ vai trò quyết định đối với quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.Ngược lại, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối cũng tác động trở lại tolớn đến quan hệ sở hữu
Khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì thúcđẩy LLSX và nền sản xuất của xã hội phát triển Trong sự phù hợpnày, QHSX là hình thức biểu hiện của LLSX, còn LLSX là nội dunghình thành nên QHSX Như vậy, LLSX quyết định QHSX và QHSXkhông những là hình thức mà còn tác động trở lại đối với LLSX, khihình thức phù hợp với nội dung thì thúc đẩy nội dung LLSX, khikhông phù hợp thì nó kìm hãm nội dung LLSX
Trang 16Còn QHSX tác động trở lại đối với LLSX thông qua hành độngcủa con người, nó định hướng cho sự phát triển của LLSX, cho nộidung và cách thức vận động của LLSX thông qua đường lối phát triểnkinh tế, hiến pháp, chính sách kinh tế và quản lý nền kinh tế Chínhsách kinh tế đúng thì LLSX phát triển và ngược lại, nó kìm hãm sựphát triển của LLSX, nhất là người lao động.
Trang 17Sự phù hợp giữa QHSX và LLSX là biện chứng cho nên trong sựphù hợp đó có sự khác biệt, đó là mầm mống nảy sinh ra mâu thuẫngiữa LLSX và QHSX, nếu không kịp thời phát hiện và giải quyết mâuthuẫn ấy dẫn đến gay gắt thậm chí là đối kháng Vì vậy, sự phù hợpbao giờ cũng chứa đựng khuynh hướng mâu thuẫn, nó đòi hỏi phảinăng động sáng tạo trong nhận thức và vận dụng quy luật một cáchkhách quan
Quy luật này là cơ bản, phổ biến của mọi nền sản xuất vật chất, từ
sự tác động của quy luật này, nó sẽ nảy sinh ra các quy luật khác của
xã hội trong lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hoá, tồn tại xã hội và ýthức xã hội, trong đấu tranh giai cấp, trong hoạt động của Nhà nước
Sự biến đổi của quy luật này sẽ dẫn đến sự biến đổi các quy luật kháctrong đời sống
Ý nghĩa của quy luật
Phải xuất phát từ LLSX để xác lập QHSX cho phù hợp, phải nắmvững thực trạng về đặc điểm, tính chất, trình độ của LLSX, của đấtnước, từng ngành, từng địa phương để có hình thức QHSX cho phùhợp, tránh chủ quan duy ý chí khi xác lập QHSX
Phải tiến hành CNH, HĐH để phát triển LLSX không ngừng lớnmạnh kết hợp với củng cố QHSX theo kịp quá trình CNH, HĐH.Phát triển kinh tế tri thức, không ngừng nâng cao trình độ chuyênmôn cho người lao động kết hợp với trang bị máy móc hiện đại để trithức của người lao động kết tinh trong hàng hoá nhiều hơn
Nhận thức và vận dụng của Đảng ta
Những lý luận về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác là cơ sởkhoa học để vạch ra sách lược cơ bản của con đường đi lên CNXH ởnước ta và mô hình XHCN trong tương lai
Trang 18Từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hộikhác có một giai đoạn lịch sử đặc biệt với độ dài ngắn khác nhau, kếtcấu và hình thức biểu hiện khác nhau, đó là thời kỳ quá độ Đối vớinước ta đang trong giai đoạn đầu quá độ lên CNXH Song để nhậndạng con đường đi lên ở nước ta trước hết cần phân tích đầy đủ vàchính xác điểm xuất phát, và điều cần thiết là phải xuất phát từ thựctrạng kinh tế, xã hội của đất nước, xuất phát từ đặc điểm LLSX vàQHSX để lựa chọn đúng hình thức kinh tế, xác định trúng những bước
đi cụ thể theo mục đích đã chọn Từ đó Đảng ta có những quan điểmvận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ LLSX ở nước ta tronggiai đoạn đầu quá độ lên CNXH cụ thể như sau:
Đối với LLSX tập trung:
Hiện đại hoá LLSX kết hợp với củng cố hoàn thiện QHSX nhằmđảm bảo sự phù hợp giữa QHSX với LLSX để phát triển kinh tế Do
đó, phải xem CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm để vừa có nhữngbước phát triển tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt về chất Pháttriển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế điđôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nềnkinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.Kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triểnđất nước Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đẩynhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, củng cố các ngành sử dụngnhiều lao động với các ngành dịch vụ Từng bước hiện đại hoá khítượng thuỷ văn, vật lý địa cầu, tích cực phòng chống thiên tai, sử dụnghợp lý và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng hoá sinh học
Đối với QHSX tập trung:
Thực hiện chính sách nhất quán phát triển kinh tế nhiều thànhphần theo định hướng XHCN trong đó kinh tế nhà nước đóng vai tròchủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước địnhhướng điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng chính sách Kinh tế hợp tác xã
là nòng cốt, kinh tế cá thể tiểu chủ có vị trí lâu dài làm vệ tinh cho cácdoanh nghiệp hoặc phát triển lên thành doanh nghiệp Khuyến khíchkinh tế tư bản tư nhân, phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới hìnhthức liên doanh, liên kết Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thịtrường, đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước Đổimới công tác kế hoạch hoá, nâng cao chất lượng quy hoạch để phát
Trang 19triển kinh tế phải kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện côngbằng trong phân phối tạo động lực phát triển sản xuất và tạo ra nhiềuviệc làm.
- Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất được thể hiện thành một quy luật cơ bản của sự vận động, pháttriển xã hội loài người - quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuấtvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đây là quy luật do C.Mác phát hiện ra và được trình bày trong nhiều tác phẩm của ông Đây
là quy luật cơ bản, phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sửnhân loại và cùng với các quy luật khác làm cho lịch sử loài người vậnđộng từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình tháikinh tế - xã hội khác cao hơn, quy định sự phát triển của các hình thái
kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Có thể coi quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất, quy luật gốc của
sự phát triển xã hội Sự biến đổi, phát triển xã hội xét đến cùng là bắt
nguồn từ quy luật này
Liên hệ cá nhân, trách nhiệm bản thân sau khi học trung cấp chính trị về vấn đề trên (Mỗi học viên tự trình bày theo đơn vị của mình)
Qua phần học tập nghiên cứu lý luận trên tại lớp trung cấp chínhtrị, đã cho tôi nâng cao thêm một bậc về tư duy phát triển kinh tế xãhội, nhận thức đúng bản chất của quy luật về mối quan hệ giữa lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất, những điều kiện tác động của nó,điều kiện thực tiễn khi vận dụng Có thể thấy việc nghiên cứu lý luậntrên đã cho tôi một kiến thức bổ ích trong quá trình công tác tại đơn
vị, từ đó vận dụng đúng đắn hơn trong điều kiện thực tế tại đơn vị,không thể nóng vội phát triển tại đơn vị mà là trái với quy luật
_
Trang 20Câu 3: Trình bày nguồn gốc, bản chất của nhà nước; đặc điểm của nhà nước Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Chú ý: Tùy câu hỏi có thể chọn trả lời ở từng nội dung phù hợp (Nếu câu hỏi
về nhà nước nhưng ở các dạng khác nhau thì cũng chỉ có bấy nhiêu nội dung này).
- Xây dựng nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tấtyếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại Việt Nam cũngkhông nằm ngoài quỹ đạo chung đó Tuy nhiên, xét về cả phương diện lý luậnlẫn thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Namhiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết
Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Đảng ta chínhthức đưa vào văn kiện Đại hội VII của Đảng, nhưng tại Đại hội này Đảng tamới chỉ xác định yêu cầu phải xây dựng nhà nước pháp quyền và mới chỉđịnh hình được rằng, đó là nhà nước có năng lực định ra một hệ thống luậtpháp đồng bộ để quản lý mọi mặt đời sống xã hội Thì đến Đại hội VIII, Đảng
ta lại xác định thêm tính “xã hội chủ nghĩa” cho nhà nước pháp quyền, tức làchủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Từ Đại hội IXđến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa và xác định bản chất của nhà nước, đó là của dân, do dân và vìdân
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định đặc trưngthứ bảy trong tám đặc trưng chủ yếu của xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng
là “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân”
- Một số khái niệm:
Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt của quốc gia, một bộ
máy làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiên chức năng quản lý nhằm bảo vệlợi ích của giai cấp thống trị đồng thời thiết lập, cũng cố, duy trì trật tự và ổnđịnh xã hội
Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử
nhân loại là Nhà nước bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong đời sống
xã hội, trong đó pháp luật phải phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của nhândân; thực hiện và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân; trịu trách nhiệmtrước công dân về những hoạt động của mình và yêu cầu công dân thực hiệncác nghĩa vụ đối với Nhà nước thích hợp bảo đảm chủ quyền thuộc về nhândân, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; ngặn
Trang 21chặn được sự tùy tiện, lạm quyền từ phía Nhà nước, xử lý nghiêm minh cáchành vi vi phạm pháp luật, kể cả vi phạm pháp luật của các cơ quan và côngchức nhà nước.
Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước XHCN thực sực của dân, do
dân, vì dân; tất cả các quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm tínhtối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích vàhạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạođồng thời, chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn vớimột giai cấp (nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhànước XHCN) mà là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ chứchoạt động của nhà nước tuân thủ theo quy định của pháp luật, thực hiện đượcquản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủcủa nhân dân
(Nguồn gốc) Vấn đề nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất và
bị các nhà tư tưởng của giai cấp bóc lột xuyên tạc nhiều nhất Các nhà tưtưởng của giai cấp bóc lột thống trị luôn tuyên truyền những tư tưởng xuyêntạc bản chất của nhà nước nhằm biện hộ cho sự thống trị chính trị của mình.Trong thời kỳ cổ đại và trung cổ, họ tuyên truyền những quan điểm mang tínhchất thần bí, thần thánh, “siêu tự nhiên” của nhà nước Còn trong thời kỳ hiệnđại, giai cấp tư sản lại ra sức tuyên truyền cho tính chất “siêu giai cấp” củanhà nước tư sản
Lý luận khoa học về nhà nước, về nguồn gốc và bán chất của nhà nước,chỉ có thể có được trên cơ sở những quan điểm biện chứng duy vật về sự pháttriển xã hội Theo quan điếm mácxít, xã hội không phải, khi nào cùng có nhànước Nhà nước ra đời và tồn tại khi trong xã hội xuất hiện những mâu thuẫngiai cấp phát triển đến mức không điều hòa được Xã hội cộng sản nguyênthủy không có giai cấp, nhà nước cũng chưa xuất hiện Đứng đầu các thị tộc,
bộ lạc - những tổ chức xã hội thời kỳ này - là những tộc trưởng, hội đồng cáctộc trưởng Đó là những cơ quan quản lý xã hội còn rất đơn giản và mang tính
tự quản
Khi xã hội phân chia thành giai cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắtkhông thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện Khẳng định điều đó,V.I.Lênin viết: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn
giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà,
về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì
Trang 22nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằngnhững mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.
(Bản chất) Nhà nước xuất hiện và tồn tại không phải do ý muốn chủ quan
của một cá nhân hay một giai cấp nào Trái lại, sự xuất hiện nhà nước là mộttất yếu khách quan để “khống chế những đối kháng giai cấp”, để làm “dịu”xung đột giai cấp, làm cho xung đột giai cấp diễn ra trong vòng “trật tự”; trật
tự ấy hoàn toàn cần thiết để duy trì chế độ kinh tế, trong đó giai cấp này bóclột giai cấp khác Nhà nước, “đó là sự kiến lập một “trật tự”, trật tự này hợppháp hóa và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp”.Đương nhiên, trên cơ sở tất yếu nói trên, giai cấp lập ra và sử dụng nhànước phải là giai cấp mạnh nhất, giai cấp giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế.Nhờ có nhà nước, giai cấp này trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị.Nhà nước, do đó về bản chất là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị vềmặt kinh tế
Nhà nước là công cụ thống trị chính trị giai cấp, nhưng trong thực tế, nó lạitồn tại như một công quyền, một quyền lực công cộng Vì vậy, nhà nướckhông chỉ mang tính giai cấp, mà còn mang tính xã hội; không chỉ có chứcnăng thống trị giai cấp mà còn có những chức năng xã hội Hơn nữa, chứcnăng xã hội còn là cơ sở cho sự thống trị chính trị
Vì vậy, sẽ là mơ hồ nếu không thấy được tính chính trị, tính giai cấp củacác chủ trương, chính sách và sự tác động can thiệp của nhà nước vào cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v Nhưng ngược lại, nếu quy các chứcnăng đa dạng của nhà nước về chức năng giai cấp, hoặc tuyệt đối hóa tính giaicấp, mà không thấy được tính xã hội, vai trò tích cực sáng tạo của chức năng
xã hội của nhà nước trong sự phát triển đất nước thì sẽ là cực đoan, phiếndiện
Khi nhà nước nằm trong tay giai cấp đại biểu cho toàn thể xã hội trongthời đại của mình, nghĩa là trong tay giai cấp đang đóng vai trò tiến bộ vàcách mạng, thì tính tích cực của chức năng xã hội của nó biểu hiện càng rõrệt
(Các kiểu NN trong lịch sử) Trong lịch sử xã hội có đối kháng giai cấp đã
xuất hiện ba kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước
tư bản Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau.Nhà nước chủ nô có nhà nước chủ nô dân chủ, có nhà nước chủ nô quý tộc;nhà nước phong kiến có nhà nước phong kiến quân chủ phân quyền, có nhànước quân chủ tập quyền Dưới chủ nghĩa tư bản hình thức nhà nước phổ biến
Trang 23là chế độ cộng hòa dân chủ tư sản Chế độ cộng hòa dân chủ tư sản - nhưV.I.Lênin đã chỉ ra: “Xét về phương diện phát triển của xã hội trên toàn thếgiới, đều là một bước tiến rất lớn” Song, nếu từ đó mà cho rằng, nhà nướcdân chủ tư sản hiện nay không còn là nhà nước giai cấp nữa thì lại là một sailầm Khẳng định về vấn đề này, Ph.Ăngghen viết: “Nhà nước chẳng qua chỉ
là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác, điều
đó, trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độquân chủ”
Như vậy, nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng
dù tồn tại dưới hình thức nào độc tài hay dân chủ, quân chủ hay cộng hòa thì về bản chất nhà nước vẫn là quyền lực chính trị của một giai cấp
-(Tính tất yếu của NN vô sản) Học thuyết Mác-Lênin về nhà nước bác bỏ
luận điểm của phái vô chính phủ cho rằng, sau khi lật đổ nhà nước tư sản thì
xã hội không cần phải có nhà nước nữa, vì nhà nước nào cũng là nguyên nhângây ra tai họa Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng bác bỏ quan điểm cơ hội, hữukhuynh khi cho rằng, sau khi lật đổ nhà nước tư sản, sẽ thực hiện một nhànước dân chủ phi giai cấp Khẳng định tính tất yếu của nhà nước vô sản,C.Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa làmột thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng vớithời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không
thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Sau khi cách mạng thành công, giai cấp công nhân và nhân dân lao độngvẫn còn cần có nhà nước của mình vì ba lý do sau:
Thứ nhất, xã hội còn phân chia giai cấp, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn
tiếp tục, vẫn còn các lực lượng mưu toan phục hồi chế độ cũ, vẫn còn âmmưu xâm lược của các thế lực đế quốc Giai cấp công nhân, nhân dân laođộng cần có nhà nước của mình để trấn áp lực lượng phản cách mạng, trấn ápbọn phá hoại trật tự xã hội mới và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Thứ hai, xã hội trong thời kỳ quá độ vừa thoát thai từ xã hội cũ, còn mang
rất nhiều dấu vết của xã hội cũ Để quản lý một xã hội như vậy, vẫn cần có sựcưỡng chế, cần pháp luật, kỷ cương, nghĩa là cần có nhà nước, công cụ làmchủ của nhân dân
Thứ ha, xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vĩ đại, khó khăn, phức tạp,
nó đòi hỏi phải có một nhà nước do những người lao động dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản lập ra để tổ chức quản lý công việc xây dựng xã hội mới.Nhà nước kiểu mới đó chính là nhà nước vô sản
Trang 24(Đặc điểm của NN vô sản) Là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử, nhà
nước vô sản có những đặc trưng cơ bản của nhà nước nói chung - công cụtrấn áp của một giai cấp với một giai cấp khác Song, “chuyên chính” khôngphải là đặc trưng duy nhất của kiểu nhà nước này Nhà nước vô sản có cácđặc trưng khác với các nhà nước của giai cấp bóc lột, đó là:
Một là, lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện một nhà nước của dân, do dân
và vì dân Nó không còn là nhà nước của thiểu số thống trị đa số như trướcđây, mà là nhà nước của đa số thống trị thiểu số những kẻ chống lại lợi íchcủa nhân dân lao động Cơ sở xã hội và nòng cốt của nhà nước vô sản là liênminh công nhân, nông dân, trí thức, tức là liên minh giữa các giai cấp, tầnglớp lao động, trong đó giai cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo thông qua độitiên phong chính trị của mình Trong nhà nước vô sản, mọi quyền lực đềuthuộc về nhân dân Nhân dân lao động không những làm chủ về chính trị màcòn làm chủ về kinh tế, văn hóa, xã hội Đó là bản chất của nền dân chủ xãhội chủ nghĩa Tính chất của dân, do dân, vì dân thể hiện thông qua nguyêntắc tổ chức, cơ chế hoạt động và pháp luật nhà nước
Hai là, lần đầu tiên trong lịch sử, đã ra đời một nhà nước mà chức năng
chủ yếu nhất của nó không phải là bạo lực trấn áp mà là tổ chức xã hội.V.I.Lênin chỉ rõ rằng: “Chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đốivới bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực”, mà chủ yếu là thựchiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản.Tóm lại, với hai đặc điểm trên, nhà nước vô sản không còn là nhà nướctheo nguyên nghĩa mà là nhà nước “nửa nhà nước”
(Xây dựng NN pháp quyền ở VN hiện nay hoặc liên hệ) Nhà nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soátgiữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật vàkhông ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” Đảng Cộng sản ViệtNam đã xác định: “Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhândân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân Tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công,phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương” Đó là
Trang 25nhà nước thuộc phạm trù nhà nước vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam
là một tất yếu khách quan Tính tất yếu đó không chỉ bắt nguồn từ đặc điểmcủa thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội, mà còn xuất phát từ thực tế và đòi hỏi của cách mạng Việt Nam, “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa làmột quá trình, hơn nữa đối với nước ta, đó là một quá trình lâu dài Nước taquá độ lên chủ nghĩa xã hội không phải từ một nước tư bản phát triển, mà từmột xã hội tiền tư bản, bỏ qua chế độ tư bản; xây dựng chế độ dân chủ xã hộichủ nghĩa không phải từ chế độ dân chủ tư sản, mà từ chế độ dân chủ nhândân, hơn nữa từ một chế độ dân chủ nhân dân chủ yếu thích ứng với nhiệm vụđấu tranh giải phóng dân tộc và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc Vớixuất phát thấp như vậy, chúng ta không có khả năng tạo lập ngay được cơ sởkinh tế - xã hội đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội, cho nhà nước xã hội chủ nghĩa.Chính vì vậy, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trìnhlâu dài, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xãhội chủ nghĩa
Trong điều kiện nước ta hiện nay, áp đặt một chế độ dân chủ xã hội chủnghĩa đầy đủ là không phù hợp Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa làhiện nay chúng ta chưa nên “phát huy dân chủ đến cùng” “Phát huy dân chủđến cùng” không phải là sự áp đặt một hình thức dân chủ cao trong điều kiệnkinh tế và dân trí còn thấp kém, mà là “tìm kiếm”, “thử nghiệm” và xây dựngnhững thiết chế, cơ chế nhà nước phù hợp với điều kiện hiện nay, nhằm thựchiện một cách hữu hiệu quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân
Trong đổi mới, Đảng ta chủ trương dân chủ hóa xã hội, dân chủ hóa tổchức và phương thức hoạt động của Nhà nước Chủ trương đó không chỉ phảnánh đòi hỏi tất yếu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủnghĩa từ một đất nước chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản, mà còn bắt nguồn
từ yêu cầu phải khắc phục tình trạng thiếu dân chủ và dân chủ còn mang nặngtính hình thức trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta Một trong những
lý do chủ yếu của tình trạng đó là do Nhà nước chưa thực sự tồn tại dưới hìnhthức chế độ dân chủ Do ảnh hưởng của chiến tranh và những nguyên nhânkhác, thực chất Nhà nước ta còn mang nặng tính chất là một hệ thống quanliêu, mệnh lệnh hành chính Vì vậy, dân chủ hóa tổ chức và phương thức hoạt
Trang 26động của Nhà nước ở nước ta phải gắn liền với quá trình đổi mới căn bản tổchức và hoạt động của Nhà nước Chủ trương từng bước xây dựng Nhà nướctheo mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đánh dấu mốc quantrọng trong quá trình đổi mới và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam.
Có thể nói trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta trước đây chưa sửdụng thuật ngữ nhà nước pháp quyền, nhưng xét theo các đặc trưng, nhữnggiá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền thì đã được nhận thức và diễn đạtkhá rõ nét trong các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980
Đó chính là kết quả của việc vận dụng tư tưởng về nhà nước kiểu mới củaC.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh
Bước vào đổi mới, nhận thức của Đảng ta về nhà nước pháp quyền ngàycàng đầy đủ hơn, rõ ràng, cụ thể hơn và quyết tâm xây dựng nhà nước xã hộichủ nghĩa dưới hình thức nhà nước pháp quyền cũng ngày càng cao hơn.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, trong chủ trương đổi mới nhànước, đã manh nha một số nội dung về nhà nước pháp quyền Đó là sự khẳngđịnh “quản lý nhà nước bằng pháp luật, chứ không phải chỉ bằng đạo lý”
“Phải quan tâm xây dựng pháp luật Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ
thống pháp luật để bảo đảm cho bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt độngtheo pháp luật” Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, trong quan điểm
đổi mới nhà nước được bổ sung thêm nội dung: “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch
ba quyền đó” Như vậy, qua hai nhiệm kỳ Đại hội của thời kỳ đổi mới, tư duy
về đổi mới nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng cónhững bước tiến quan trọng Tuy nhiên, chỉ đến Hội nghị đại biểu toàn quốcgiữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa ở nước ta mới được chính thức khẳng định Thuật ngữ nhànước pháp quyền lần đầu tiên được chính thức sử dụng trong văn kiện quantrọng của Đảng
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyểnđổi nền kinh tế đối với nước ta là điều mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít,
có nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm Vì vậy, cần thậntrọng trong quyết định, cũng như tiến hành thực hiện Trong Văn kiện Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng coi xây dựng nhà nước pháp quyền nhưmột trong năm quan điểm cần quán triệt trong việc tiếp tục cải cách bộ máynhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Trang 27Nam Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, qua tổng kết những thànhtựu trong nghiên cứu lý luận, cũng như thực tiễn từng bước xây dựng nhànước pháp quyền ở nước ta, Đảng ta coi xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là một nhiệm vụ có tính chiến lược
và xuyên suốt, trong “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước,phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế” Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổimới, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp
tục khắng định: ‘Đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
” tập trung vào ba nội dung lớn: một là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động
của bộ máy nhà nước, trong đó nhấn mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội, của Chính phủ, đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương; hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; ba là, tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
- Nhà nước bao giờ cũng được xây dựng trên những cơ sở lịch sử, kinh tế,văn hóa, truyền thống của một xã hội nhất định Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa có nguồn gốc sâu xa từ các quan điểm trong lịch sử về nhà nướcpháp quyền, đồng thời xuất phát từ bản chất của chế độ, điều kiện, hoàn cảnhlịch sử cụ thể Vì vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam phải trên cơ sở kế thừa có phê phán và phát triển sáng tạo trong điềukiện mới
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Namđặt ra nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu thiết kế phù hợp với đặc điểm,truyền thống dân tộc và trình độ phát triển của xã hội Đặc biệt, phải gắn vớiviệc bảo tồn, phát huy các giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp truyềnthống - hiện đại trong quản lý bao hàm cả xây dựng và cải tạo, gạn lọc kếthừa và phát huy trên tinh thần đổi mới; khắc phục những lực cản về tư tưởng,tâm lý, tập quán thói quen của quá khứ đối với sự phát triển, phù hợp yêu cầucủa đất nước và thời đại để tạo nên sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn trongquản lý xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Liên hệ cá nhân, trách nhiệm bản thân sau khi học trung cấp chính trị
về vấn đề trên (Mỗi học viên tự trình bày theo đơn vị, bản thân của mình)
Qua phần học tập nghiên cứu về lịch sử nguồn gốc, bản chất, đặc điểm củaNhà nước, và các vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta tại
Trang 28lớp trung cấp chính trị, đã cho tôi nâng cao thêm tầm hiểu biết về một nhànước pháp quyền XHCN Việc hiểu biết những kiến thức trên đã cho tôi mộtsuy nghĩ khác, bản thân phải tự học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh để trở thành một người năng lực, phẩm chất; đồng thời, đẩy mạnhđấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những tiêu cực khác đáp ứng yêucầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân, mang đậm nét dân tộc và nhân đạo.
Trang 29
Câu 4: Đặc trưng và yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Liên hệ thực tiễn.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tấtyếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại Việt Nam cũngkhông nằm ngoài quỹ đạo chung đó
Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Đảng ta chínhthức đưa vào văn kiện Đại hội VII của Đảng, nhưng tại Đại hội này Đảng tamới chỉ xác định yêu cầu phải xây dựng nhà nước pháp quyền và mới chỉđịnh hình được rằng, đó là nhà nước có năng lực định ra một hệ thống luậtpháp đồng bộ để quản lý mọi mặt đời sống xã hội Thì đến Đại hội VIII, Đảng
ta lại xác định thêm tính “xã hội chủ nghĩa” cho nhà nước pháp quyền, tức làchủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Từ Đại hội IXđến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa và xác định bản chất của nhà nước, đó là của dân, do dân và vìdân
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định đặc trưngthứ bảy trong tám đặc trưng chủ yếu của xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng
là “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân”
- Để thấy được những đặc trưng và yêu cầu của Nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam và tìm ra phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam, ta tìm hiểu khái niệm thế nào là nhà nước pháp quyền vànhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử
nhân loại là Nhà nước bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong đời sống
xã hội, trong đó pháp luật phải phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của nhândân; thực hiện và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân; trịu trách nhiệmtrước công dân về những hoạt động của mình và yêu cầu công dân thực hiệncác nghĩa vụ đối với Nhà nước thích hợp bảo đảm chủ quyền thuộc về nhândân, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; ngặnchặn được sự tùy tiện, lạm quyền từ phía Nhà nước, xử lý nghiêm minh cáchành vi vi phạm pháp luật, kể cả vi phạm pháp luật của các cơ quan và côngchức nhà nước
Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn với
Trang 30một giai cấp (nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhànước XHCN) mà là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ chứchoạt động của nhà nước tuân thủ theo quy định của pháp luật, thực hiện đượcquản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủcủa nhân dân.
Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước XHCN thực sực của dân, do
dân, vì dân; tất cả các quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm tínhtối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích vàhạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạođồng thời, chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân
Đặc trưng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Trong những năm đổi mới vừa qua Đảng ta đã từng bước phát triển hệthống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN của dân, do dân, vì dân Từ nhận thức lý luận và thực tiễn xây dựngnhà nước pháp quyền XHCN có thể khái quát Nhà nước pháp quyền XHCN
có những đặc trưng sau đây:
Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân
Hai là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạtđộng trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
và pháp luật trong đời sống xã hội
Ba là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng, thựchiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người; bảo đảmtrách nhiệm giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ gắn với tăngcường kỷ cương, kỷ luật
Bốn là, Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lựcnhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và
tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhândân, sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên của Mặt trận
Đó là Nhà nước thực hiện đường lối hòa bình, hữu nghị với nhân dân các
Trang 31dân tộc và các nhà nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủquyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ củanhau và cùng có lợi; đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước,điều ước, hiệp ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.
Yêu cầu Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay phải đáp ứng các yêu cầudưới đây:
Một là, Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảođảm thực hiện ngày càng đầy đủ nền dân chủ XHCN Cơ cấu tổ chức và cơchế hoạt động của Nhà nước phải đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân, bảo đảm quyền làm chủ, quyền con người của nhân dân, tất cả vìhạnh phúc của nhân dân
Hai là, Nhà nước có đủ năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội có hiệuquả, phát huy được mọi tiềm năng của dân tộc; đồng thời, tiếp thu hợp lýnhững thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới của thế giới và nhữngtinh hoa văn hóa của nhân loại
Ba là, Nhà nước có bộ máy gọn nhẹ, được tổ chức chính quy, có quy chếlàm việc khoa học, bảo đảm kiểm tra, giám sát và điều hành được hoạt độngcủa xã hội, cũng như hoạt động của bản thân bộ máy nhà nước
Bốn là, Nhà nước hoạt động trên cơ sở pháp luật, thực hiện quản lý xã hộitheo pháp luật, giữ vững kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội, bảo đảm anninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng
Năm là, Nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, toàn tâm, toàn
ý phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với dân, đồng thời có bản lĩnh chính trị,năng lực quản lý, loại trừ được bệnh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặclợi, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân
Sáu là, Bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớiNhà nước Trong điều kiện là Đảng duy nhất cầm quyền đòi hỏi Đảng phảiđổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, quan tâm thích đáng choviệc lãnh đạo xây dựng nhà nước, xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thờibảo đảm cho các tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật, tôn trọng các thể chế của Nhà nước
Trang 32Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân phảitrở thành định hướng, yêu cầu bao trùm toàn bộ tổ chức hoạt động của nhànước, đồng thời là trách nhiệm, của Đảng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chứcthành viên của Mặt trận và mọi công dân.
Các yêu cầu nêu trên của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phảiđược quán triệt trong quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội,HĐND các cấp, trong cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách tư pháp,xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cũng như trong đổi mới cơ chế vận hànhcủa Nhà nước
Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Thứ 1: Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân
Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng
và là mục tiêu bao trùm của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn củanhà nước ta Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân còn là tiêu chí đánh giátính chất nhà nước của dân, do dân, vì dân
Trong xây dựng Nhà nước: dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân đượcthể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, Nhân dân tham gia bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội,Hội đồng nhân dân các cấp
Hai là, Nhân dân tham gia công việc quản lý nhà nước ở địa phương và cơsở
Ba là, Nhân dân tham gia xây dựng, đánh giá các chủ trương, chính sáchcủa Nhà nước Trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương, góp ý kiếnđiều chỉnh, bổ sung, sửa chữa các chủ trương, chính sách cho phù hợp vớithực tiễn
Bốn là, Nhân dân có quyền giám sát và chất vấn về hoạt động của các cơquan, tổ chức nhà nước, các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Năm là, Nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phát hiện và đề nghịthanh tra, xử lý các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, các vụ việc viphạm chính sách, luật pháp, đạo đức của cán bộ, công chức nhà nước
Trang 33Sáu là, Nhân dân có quyền đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nhà nước và cán
bộ, công chức có thẩm quyền phải công khai mọi hoạt động của mình, cungcấp thông tin kịp thời theo quy định để dân biết, dân bàn, dân làm và dânkiểm tra
Trong quản lý xã hội: việc phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủcủa nhân dân được thể hiện ở những nội dung và phương thức chủ yếu sauđây:
Một là, Tham gia quản lý xã hội bằng phương thức tự nguyện “Nhà nước
và nhân dân cùng làm”, huy động các nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đềtrong đời sống xã hội Chẳng hạn: Huy động nhân, tài, vật lực để xây dựngcác công trình hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch, cáccông trình vệ sinh, xử lý nước thải chăn nuôi, làng nghề…)
Hai là, Thông qua các tổ chức phi nhà nước, tham gia quản lý xã hội củacác tổ chức xã hội, các hội đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội (các hộinghề nghiệp, các tôn giáo, Mặt trận và các tổ chức thành viên)
Ba là, kết hợp các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để phát triển
KT-XH (Về kinh tế: giúp nhau làm kinh tế, hủ gạo tiết kiệm, heo đất, tiền bỏ ống,
họ hụi, nuôi rẽ; Về XH, tổ chức các thư viện gia đình, huy động các nguồnlực xây dựng nhà văn hoá thôn, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài củadòng họ, của thôn, của xã …)
Thứ 2: Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.
Phấn đấu hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý xãhội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính dân chủ, phápchế, khoa học Đồng thời đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật quốc gia vàpháp luật quốc tế mà nhà nước đã tham gia ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập.Trong đều kiện Đảng cầm quyền , phải bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật
Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối đầy
đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.Công tác xây dựng pháp luật đã được cụ thể hoá trong từng khoá, từng năm
và từng kỳ họp Quốc hội
Trang 34Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là công tác tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật phải được đẩy mạnh Các hoạt động tư vấn pháp lý,hoạt động luật sư, công chứng, giám định…nhằm đáp ứng yêu cầu của mộtnhà nước pháp quyền.
Thứ 3: Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội
Xây dựng Quốc hội đảm bảo thực hiện được vai trò, chức năng, nhiệm vụquyền hạn do Hiến pháp và luật quy định
Theo đó cần thực hiện các giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các chứcnăng của Quốc hội
Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao năng lực, bản lĩnh vànghiệp vụ hoạt động đại biểu của đại biểu Quốc hội
Ba là, tiếp tục kiện toàn các cơ quan của Quốc hội
Bốn là, tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với nhân dân
Năm là, bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Quốc hội
Thứ 4: Đẩy mạnh cải cách hành chính.
Nền hành chính nhà nước chính là hoạt động thực hiện chức năng hànhpháp, bao gồm hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ TW đếnđịa phương
Nền hành chính nhà nước là nơi cụ thể hoá chủ trương đường lối, chínhsách , pháp luật của Đảng và Nhà nước
Hoạt động hành chính là bộ mặt của một nhà nước, của một địa phương.Kết quả quản lý nhà nước gồm nhiều cơ quan nhưng hiệu quả cụ thể là thôngqua hoạt động của cơ quan hành chính, là cầu nối của Đảng, Nhà nước vànhân dân
Nền hành chính nhà nước đảm bảo hoạt động của nhà nước được thực hiệntheo chương trình, kế hoạch đã dự kiến; xử lý các tình huống trong quản lýnhà nước nhằm đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
Nội dung của cải cách hành chính:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế của nền hành chính
Hai là, cải cách thủ tục hành chính
Ba là, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước hành chính
Trang 35Bốn là, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức.
Năm là, cải cách tài chính công
Sáu là, hiện đại hóa hành chính
Thứ 5, Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp
Hoạt động tư pháp chủ yếu là hai cơ quan: Toà án và Viện kiểm sát Trongtruy tố và xét xử phải đảm bảo khách quan, vô tư, đúng người đúng tội, không
để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
Cần thực hiện đồng bộ các phương hướng, giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sởpháp lý vững chắc cho hoạt động tư pháp
Hai là, đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp
Cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
Một là, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc màmình đảm nhiệm
Hai là, tận tâm, mẫn cán với công việc, thể hiện trách nhiệm và đạo đứccông vụ trong khi thực hiện công việc được giao Có tinh thần hợp tác, giúp
đỡ đồng nghiệp
Ba là, thực hiện đúng các quy định của pháp luật với ý thức tự giác và kỷluật nghiêm minh, không làm điều gì trái với lương tâm và trách nhiệm côngvụ
Bốn là, kính trọng, lễ phép với nhân dân; tôn trọng quyền con người,quyền công dân; gần dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân vàkhiêm tốn học hỏi nhân dân
Năm là, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách, pháp luật;
tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, phong cách làm việc
Trang 36Để có được đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong giai đoạnmới, phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau đây:
Một là, xây dựng và thực hiện tốt chiến lược và quy hoạch cán bộ
Trang 37Hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Ba là, đổi mới cơ chế đánh giá, tuyển dụng cán bộ, công chức
Bốn là, đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức đảm bảo thunhập, đãi ngộ …
Năm là, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát cán bộ, công chức.Phải kết hợp chặt chẽ các khâu: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá,luân chuyển, sắp xếp, điều động…cán bộ và người làm công tác cán bộ phảikhách quan, vô tư
Thứ 7, Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước.
Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Một là, đánh giá đúng thực trạng tình hình và kết quả đấu tranh với các cănbệnh nêu trên
Hai là, nhận thức đúng tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống quan liêu,tham nhũng và những tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước
Ba là, xác định đúng đắn quan điểm và thái độ trong đấu tranh chống quanliêu tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác
Bốn là, triển khai đồng bộ các giải pháp thích hợp trong đấu tranh chốngquan liêu, tham nhũng và tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước
Thứ 8, Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền thểhiện ở các nội dung:
Một là, đường lối, chính sách của Đảng là định hướng chính trị và nộidung hoạt đông của Nhà nước
Hai là, Đảng xác định những quan điểm, phương hướng, nội dung cơ bản
Ba là, Đảng lãnh đạo hoạt động bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp bảo đảmthật sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Bốn là, Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát
Năm là, Đảng lãnh đạo hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiệnpháp luật
Sáu là, Đảng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Trang 38Phương thức lãnh đạo của Đảng là: Công tác tư tưởng, tổ chức và kiểm tra,thể hiện hai nhóm giải pháp sau đây:
Đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền, đoàn thể
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
Thứ hai, nhóm giải pháp đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo:
Xây dựng và hoàn thiện các quy chế phối hợp làm việc giữa Đảng với Nhànước
Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ nội bộ của Đảng
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ trong bộmáy nhà nước
Liên hệ thực tiễn
Từ năm 1919, tại điều 7 trong 8 Yêu sách của nhân dân An Nam, Nguyễn
Ái Quốc đã viết: “Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” Tuy nhiên, cụm từ “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên
được sử dụng tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (11- 1991) Những nộidung đặc trưng của NNPQXHCN Việt Nam từng bước được làm rõ và khẳngđịnh Những đặc trưng cơ bản của NNPQXHCN Việt Nam được xác định ởnhững nội dung chủ yếu sau: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân trong đó nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc với nòng cốt là liênminh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức; Nhà nướchợp hiến, quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọnggiáo dục, nâng cao đạo đức và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; quyềnlực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Nhànước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; Nhà nước
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Trong quá trình nhận thức ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò của pháp luật,Đảng ta đã sử dụng khái niệm “nhà nước pháp quyền” và từng bước xác định
rõ ràng, cụ thể những yêu cầu, đặc trưng phù hợp với các đặc điểm về chính
Trang 39trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của nước ta, nhất là những đặc điểm đó đượcđặt trong bối cảnh của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Từ chỗ sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như: “Nhà nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”; “Nhà nướcpháp quyền Việt Nam”; “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; “Nhà nướcpháp quyền của dân, do dân, vì dân” đến nay, trong các văn kiện chínhthức của Đảng đã thống nhất sử dụng khái niệm “Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam”
Quá trình hình thành quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềNNPQXHCN cũng chính là quá trình nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác -Lênin nói chung, học thuyết Mác - Lênin về nhà nước nói riêng cho phù hợpvới đặc điểm cụ thể và định hướng phát triển của xã hội Việt Nam Có thểkhẳng định, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nướcđược Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng ngày càng nhuầnnhuyễn, sáng tạo và hiệu quả trong quá trình xây dựng và hoàn thiệnNNPQXHCN ở Việt Nam
Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Ðảng, việc xây dựngNNPQXHCN đã được đẩy mạnh, đạt được kết quả tích cực, tổ chức bộ máyNhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động của Nhànước được đổi mới; Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước,giảm bớt các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, hiệulực, hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơnyêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Công tác xây dựng pháp luật được tăng cường, hoạt động của Quốc hộitrong lĩnh vực giám sát tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chínhsách của Ðảng và Nhà nước được đẩy mạnh, chất lượng được nâng cao hơn
Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ từng bước được sắp xếp, điều chỉnhtheo hướng tinh gọn; các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực được thành lập vớinhững chức năng, nhiệm vụ được điều chỉnh, đổi mới, tập trung vào lĩnh vựcquản lý nhà nước, quản lý vĩ mô, giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng,tách khỏi quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Cải cáchhành chính được chú trọng, nhất là ở những lĩnh vực có quan hệ tới đời sốngcủa nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp, bước đầu đạt được một số kết
Trang 40quả Cải cách tư pháp được đẩy mạnh Tổ chức và hoạt động của các cơ quan
tư pháp được đổi mới Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp đượccủng cố, kiện toàn, chất lượng, hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên.Việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcđược quan tâm
Tuy nhiên, công tác xây dựng NNPQXHCN còn chưa theo kịp yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước Năng lực xây dựng thể chế cònhạn chế, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất.Công tác điều hành, tổ chức thực thi pháp luật có những mặt còn yếu Tổchức bộ máy ở một số cơ quan nhà nước còn chưa hợp lý, chức năng, nhiệm
vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo Chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đấtnước Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra, còn nhiều thủ tục hànhchính gây phiền hà cho tổ chức và công dân Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước trên một số lĩnh vực còn yếu Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ.Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưachính xác, tình trạng án tồn đọng, án bị hủy còn nhiều Công tác phòng,chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra Quan liêu, thamnhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi Sựnghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta trong thời kỳmới đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn nhiệm
vụ xây dựng NNPQXHCN
- Như vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếukhách quan đối với Việt Nam Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng, đây là sựnghiệp dài lâu của toàn Đảng, toàn dân, bởi vì trong việc này còn ngổn ngangnhiều vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết cả về phương diện lý luận lẫnthực tiễn Những vấn đề đó không phải dễ gì một sớm một chiều mà giảiquyết được Để đạt tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúngnghĩa của nó cần có sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư về trítuệ, sức người, sức của, của toàn xã hội
Liên hệ cá nhân, trách nhiệm bản thân sau khi học trung cấp chính trị
về vấn đề trên (Mỗi học viên tự trình bày theo đơn vị, bản thân của mình)
Qua phần học tập nghiên cứu về đặc trưng, yêu cầu và phương hướng đểxây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta tại lớp trung cấp chính trị,
đã cho tôi nâng cao thêm tầm hiểu biết về một nhà nước pháp quyền XHCN.Việc hiểu biết những kiến thức trên đã cho tôi một suy nghĩ khác, bản thân