1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

day hoc lay HS lam trung tam

7 4,9K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 98 KB

Nội dung

-Mô hình dạy học là kế hoạch tổ chức việc giảng dạy ở trong lớp, thể hiện cách sử dụng nguồn lực học tập sách, tài liệu, trang thiết bị… và việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy

Trang 1

M ỤC L ỤC

I KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH DẠY HỌC

1 Định nghĩa 2

2 Một số đặc điểm của mô hình dạy học hiện đại 2

2.1 Chú trọng vào việc hỗ trợ các học viên trong việc học tập của họ 2

2.2 Khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong quá trình học tập 2

2.3 Tăng cường khả năng giao tiếp giữa GV-HV, giữa HV-HV 2

II MÔ HÌNH DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM 1 Mục đích 3

2 Đặc điểm: 4

3 Hoạt động của giáo viên 5

4 Hoạt động của học sinh 6

1

Trang 2

I KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH DẠY HỌC

1 Định nghĩa

- Mô hình là hình thức diễn đạt hết sức ngắn gọn những đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, là sự điển hình hóa những mối liên hệ bản chất của các sự vật hiện tượng, quá trình diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội

-Mô hình dạy học là kế hoạch tổ chức việc giảng dạy ở trong lớp, thể hiện cách sử dụng nguồn lực học tập (sách, tài liệu, trang thiết bị…) và việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy tương ứng

2 Một số đặc điểm của mô hình dạy học hiện đại

2.1 Chú trọng vào việc hỗ trợ các học viên trong việc học tập của họ

- Dạy cách học, học cách học

- Xây dựng, củng cố một môi trường học tập tập tốt;

- Ủng hộ, tôn trọng HV; tin tưởng và nâng cao ý thức trách nhiệm của từng HV, giữa các HV

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực học tập

- Tạo cơ hội để các học viên có khả năng chia sẻ thông tin một cách hiệu quả

2.2 Khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong quá trình học tập

- Nắm rõ đặc điểm đối tượng HV

- Lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra

- Tôn trọng ý kiến của HV

- Cung cấp sự phản hồi thường xuyên

- Đảm bảo cơ hội cho việc thảo luận và sự tham gia của các học viên

- Khuyến khích khả năng tự học của HV

2.3 Tăng cường khả năng giao tiếp giữa GV-HV, giữa HV-HV

- Tạo cơ hội để các học viên có khả năng chia sẻ thông tin

- Hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết

Trang 3

II MÔ HÌNH DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM

1 Mục đích

- Mô hình dạy học với học sinh là trung tâm là một cách thức dựa trên nguyên tắc kích thích sự ham hiểu biết của học trò, từ đó người thầy sẽ đáp ứng xoay quanh các câu hỏi và vấn đề trò gặp phải, trò đóng vai trò chủ động trong việc tiếp cận tri thức, học những gì mình muốn tiếp thu Xu hướng dạy học với học sinh là trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể Dạy học với học sinh là trung tâm có nội hàm rộng hơn phương pháp dạy học tích cực

Đó là một tư tưởng, một quan điểm, một triết lý giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức

và đánh giá hiệu quả dạy và học

Mô hình mô phỏng dạy học với học sinh là trung tâm

3

Trang 4

2 Đặc điểm:

Để làm rõ những đặc điểm của xu hướng dạy học với học sinh là trung tâm, có thể so sánh nó với dạy học với giáo viên là trung tâm

Dạy học với giáo viên là trung

tâm

Dạy học với học sinh là trung

tâm

Truyền đạt hết những kiến thức

đã qui định trong chương trình và

sách giáo khoa, chú trọng khả

năng và lợi ích của người dạy

Hướng vào việc chuẩn bị cho người học sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu, lợi ích, tiềm năng của người học

- Chương trình học tập được thiết

kế chủ yếu theo logic nội dung

khoa học của các môn học, chú

trọng trước hết đến hệ thống kiến

thức lý thuyết, sự phát triển tuần

tự của các khái niệm, định luật,

học thuyết khoa học

- Dạy cái thầy có, thích, muốn

- Diễn tiến theo một chiều từ thầy

đến trò

- Lời thầy nói, sách là chân lý, là

khó thay đổi

- Học sinh thiếu cơ hội để nêu ý

tưởng, cách làm riêng

- Chương trình giúp cho từng cá nhân người học biết hành động

và tích cực tham gia vào các chương trình hành động của cộng đồng “từ học đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại phát triển như nhân cách một con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo”

- Dạy cái mà trò cần và xã hội đòi hỏi

- Diễn tiến theo 5 chiều: GV-HS, HS-GV, HS-HS, HS-XH, XH-HS

- Lời thầy và sách vở chỉ để tham khảo, có thể biến đổi

- Học trò được khuyến khích và được kích lệ có ý tưởng riêng, cách làm riêng

Xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Mục tiêu

Phương pháp Nội dung

Trang 5

3 Hoạt động của giáo viên

- Giữ vai trò là người định hướng, tổ chức, hướng dẫn, huấn luyện, nhận xét phần làm việc của học sinh và nếu có thể thì trợ giúp, bổ sung những kiến thức ngoài mà học sinh chưa biết

- Đưa ra chủ đề (hay những chủ đề) cần thảo luận, chia lớp thành nhiều

nhóm, cho mỗi nhóm thảo luận với nhau

- Giúp học sinh giải quyết những vấn đề tranh cãi chưa ngã ngũ Chốt lại những kiến thức trọng tâm sau khi học sinh đã tham gia thảo luận, mang tính chất tổng kết

- Kiểm soát thời gian: Thầy phải tốn rất nhiều thời gian để soạn bài nhưng vẫn chưa yên tâm hay tìm ra lời giải đúng cho bài toán về thời gian phân phối với lượng kiến thức và các hoạt động trên lớp Cái khó là làm sao kiểm soát và

sử dụng được tối ưu thời gian lên lớp Đôi khi, giáo viên có cảm giác là rất khó điều khiển các hoạt động trên lớp cho vừa khít với thời gian được phân phối Đặc biệt là khi cho sinh viên thảo luận nhóm hay nêu ý kiến đề xuất Trong trường hợp này, thầy phải ấn định thời gian cho từng hoạt động một cách rõ ràng trước khi cho sinh viên làm việc theo nhóm Trong lúc sinh viên hoạt động nhóm, thầy phải đi đến từng nhóm để giúp đở, hướng các em đi đúng theo yêu cầu bài tập và nhắc nhở các em về thời gian còn lại cho từng hoạt động

- Để bảo đảm tính công bằng, thầy có thể cho phép những sinh viên - không hài lòng với điểm của nhóm - làm bài và nộp để lấy điểm riêng

5

Trang 6

- Yêu cầu sinh viên sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với yêu cầu của tiết dạy, hoặc sắp xếp lớp cho phù hợp điều kiện cơ sở vật chất hiện có, vận dụng phương pháp mới vào tình hình thực tế của lớp học

- Giới thiệu những tài liệu, hay địa chỉ những trang web cần thiết cho sinh viên tham khảo để thảo luận hoặc chuẩn bị cho giờ học sau

- Thích ứng được xu hướng dạy học với học sinh là trung tâm Coi dạy học với học sinh là trung tâm là một tư tưởng tiến bộ

- Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về xu hướng dạy học với học sinh

là trung tâm

- Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm

- Mạnh dạn ứng dụng xu hướng dạy học với học sinh là trung tâm vào môn học mà mình đang phụ trách

- Nắm vững mục đích dạy học - giáo dục, lựa chọn, sắp xếp nội dung tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng phương pháp, hình thức dạy học, phương tiện dạy học

- giáo dục để giúp học sinh tìm tòi chân lý, biết cách thức tìm tòi chân lý

- Tính đến nhu cầu, nguyện vọng của người học, đến những đặc điểm tâm sinh lý và cấu trúc tư duy của từng người Coi trọng việc phát huy cao độ tính tích cực và nội lực của người học, tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập và theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích số liệu )

- Có năng lực chẩn đoán, giao tiếp và các kỹ năng thiết kế, quản lý, tổ chức, dạy học trên lớp

- Kiểm tra, đánh giá đúng đắn, kịp thời học sinh

- Giáo dục động cơ, thái độ, hứng thú học tập của học sinh trên cơ sở thấm nhuần mục đích học tập, động viên kịp thời tính tự nguyện, tích cực, độc lập của học sinh

4 Hoạt động của học sinh

- Phải lao động thực thụ để có thể tiếp thu được kiến thức, đóng vai trò chủ động trong việc tiếp thu tri thức

- Tự nghiên cứu khám phá tri thức từ nhiều nguồn khác nhau như: từ sách vở, bạn bè, internet chứ không chỉ ở trường, thầy cô để tham gia thảo luận

- Tiến hành các thao tác tư duy, so sánh các sự vật hiện tượng, hệ thống hóa, khái quát hóa các tri thức đã học

- Tìm cách để bảo vệ quan điểm của nhóm mình, tranh luận, chất vấn với

Trang 7

- Vừa tự nắm vững các tri thức, kỹ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu

- Thay đổi quan điểm học như lâu nay Từng bước thích nghi với xu hướng dạy học với học sinh là trung tâm Xem xu hướng dạy học với học sinh là trung tâm là môi trường để tiếp thu và sản sinh ra tri thức một cách có hiệu quả nhất

- Tự trang bị cho bản thân các kỹ năng tìm kiếm thông tin và giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

- Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo, giáo dục con người mới cho xã hội hiện đại Đó là phát huy nội lực tự học, tự làm của người học,

- Thay đổi liên tục bên trong các mô hình tâm lý trong cấu trúc của hoạt động nhận thức nhằm cải tạo khách thể theo mục đích, nhiệm vụ dạy học đề ra

- Cấu trúc tâm lý của hoạt động nhận thức bao gồm: vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, phẩm chất đạo đức, tình cảm, ý chí và hành động của từng cá nhân người học Trong mô hình này, yếu tố có tính chất quán xuyến, nổi lên như một hoạt động chủ đạo là hoạt động trí tuệ, đặc biệt là hoạt động tư duy

7

Ngày đăng: 26/08/2013, 17:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

II. MÔ HÌNH DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM 1. Mục đích  - day hoc lay HS lam trung tam
1. Mục đích (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w