1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sa Pa là một điểm nóng trong phát triển du lịch, đặc biệt sau khi hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và dự án cáp treo Fanxipan đi vào hoạt động từ cuối năm 2015. Số lượng khách đến với Sa Pa tăng đột biến mang lại doanh thu lớn cho địa phương, tạo s

19 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Sa Pa là một điểm nóng trong phát triển du lịch, đặc biệt sau khi hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và dự án cáp treo Fanxipan đi vào hoạt động từ cuối năm 2015. Số lượng khách đến với Sa Pa tăng đột biến mang lại doanh thu lớn cho địa phương, tạo sinh kế và thu nhập cho nguời dân bản địa. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng không theo kịp với sự gia tăng của du khách khiến cho Sa Pa quá tải về mọi mặt như giao thông tắc nghẽn, mất điện, mất nước... gây bức xúc cho du khách và tranh cãi trong nhân dân. Để có cái nhìn tổng thể và đánh giá khách quan về những tác động của du lịch tới Sapa, bài viết tập trung phân tích về những tác động tiêu cực và tích cực của du lịch tới Sapa từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp để giúp Sapa phát triển một cách bền vững

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TPHCM

Học phần: Văn Hóa Du Lịch

Đề tài : Tác động của du lịch tới văn hóa-điểm du lịch Sa Pa- Lào Cai

Sinh viên : Phạm Duy Tân

Mssv: d15vn171

Lớp: đhdl 10hd1

Gvhd: Nguyễn Thị Minh Ngọc

Tphcm _ 03/03/2019

Trang 2

Mục Lục

Lời mở đầu: 3

Chương 1: Giới thiệu về Sapa 4

a): Điều kiện tự nhiên 4

b): Khái quat về tình hình phát triển kinh tế- xã hội 6

c): Khái quát về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Sapa 7

Chương 2: Những tác động tích cực của du lịch tới Sapa 9

a): Quảng bá văn hóa hình ảnh Sapa 9

b): Mở rộng giá trị của sản phẩm văn hóa Sapa 11

c): Bảo tồn lâu bền những giá trị văn hóa Sapa 12

Chương 3: Những tác dộng tiêu cực của du lịch tới Sapa 14

a) Thương mại hóa những giá trị văn hóa thuần túy bản địa 14

b) Ảnh hưởng tới lối sống dân cư địa phương 16

Chương 4: : Những giải pháp hạn chế những tiêu cực và phát triển bền vững du lịch Sapa 17

Kết luận: 19

Trang 3

Lời Mở Đầu

Sapa nằm ở độ cao gần 2000m được ví như cô gái đẹp trong buổi sớm mai đất trời còn ngái ngủ, với hang mi dợp mát trên cặp mắt mơ màng của nàng thiếu nữ đang tuổi xuân thì Ở Sapa có rất nhiều khu du lịch với những vị trí lí tuởng giúp bạn có thể thỏa sức quan sát tứ phía, cảm nhận đuợc thế núi hung vĩ của thị trấn tận cùng phương Bắc: Kia thị trấn 4 mùa xuân mây phủ,nguyên mẫu của nhiều bức tranh từng đoạt giải thưởng quốc

tế Xa hơn những thửa ruộng bậc thang đang mùa thu hoạch vàng óng 1 mầu, xoáy những vòng tròn bất tận Phía bên trái, Bản Hồ như 1 chiếc gương soi của mặt trời sậm đỏ rang chiều

Sa Pa là một điểm nóng trong phát triển du lịch, đặc biệt sau khi hệ thống đường cao tốc

Hà Nội – Lào Cai và dự án cáp treo Fanxipan đi vào hoạt động từ cuối năm 2015 Số lượng khách đến với Sa Pa tăng đột biến mang lại doanh thu lớn cho địa phương, tạo sinh

kế và thu nhập cho nguời dân bản địa Tuy nhiên, tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng không theo kịp với sự gia tăng của du khách khiến cho Sa Pa quá tải về mọi mặt như giao thông tắc nghẽn, mất điện, mất nước gây bức xúc cho du khách và tranh cãi trong nhân dân Để có cái nhìn tổng thể và đánh giá khách quan về những tác động của du lịch tới Sapa, bài viết tập trung phân tích về những tác động tiêu cực và tích cực của du lịch tới Sapa từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp để giúp Sapa phát triển một cách bền vững

Trang 4

Chương 1: Giới thiệu về Sapa

a) Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329 ha, chiếm 8,24 % diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong toạ độ địa lý từ 220 07’04’’ đến 220 28’46’’ vĩ độ bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đông Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu

Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn Thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện lỵ nằm cách thị

xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam Nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu,

Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng đông bắc và tây bắc

* Địa hình:

Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng

và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:

- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả

Hồ Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở

- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van,

Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72 % diện tích của huyện Đây

là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500

m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp

- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp sâu

* Khí hậu thời tiết:

Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh

với hai mùa điển hình Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau

Trang 5

* Thuỷ văn :

Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7 -1,0 km/km2 , với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo

- Hệ thống suối Đum có tổng chiều dàu khoảng 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đông Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lưu vực khoản 156 km2

- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km2 chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng

Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp Mùa khô các suối thường cạn

Hình ảnh đặc trưng về điều kiện tự nhiên tại Sapa

Trang 6

b) Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Sa Pa

Sa Pa là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Lào Cai, giáp ranh với các huyện Bát Xát (phía Bắc), Phong thổ, Than Uyên tỉnh Lai Châu (phía Tây), huyện Văn Bàn (phía Nam), huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai (phía Đông) Nằm ở độ cao trung bình từ 1500m-1800m nên khí hậu toàn huyện mang sắc thái ôn đới

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư Lào Cai (2017), Sa Pa có tốc độc tăng trưởng kinh tế nhanh, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn huyện (GRDP) và cơ cấu kinh tế có chuyển dịch tích cực, tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 18,5%, tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 28,12%; tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm 53,38%, tăng 4,99% so với năm 2015 Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) đạt 32,063 triệu đồng, tăng 16,8%

so với năm 2015 Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 343,531 tỉ đồng, vượt 15% so với

dự toán tỉnh giao

Dân số trên địa bàn huyện Sa Pa tính đến năm 2015 là 58.568 người, cuối năm 2016 gần 60.000 người Số người trong độ tuổi lao động huyện Sa Pa năm 2016 là 33.678 lao động, chiếm gần 60% dân số toàn huyện Dân số tập trung đông nhất tại thị trấn Sa Pa theo thống kê năm 2016 là 10.399 người, mật độ dân số trung bình 290 người/km2 (cao hơn tỉnh Lào Cai 106 người/km2 ) trong khi đó sức chứa tối đa của thị trấn Sa Pa theo tính toán là 6000 khách/ngày Điều đó gây nên tình trạng quá tải tại thị trấn Sa Pa Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa tại thị trấn Sa Pa diễn ra nhanh, mật độ dân cư cục bộ rất cao, trở thành đô thị tập trung với hình thái và lối sống phổ biến của thành thị Khu vực trung tâm được tận dụng quỹ đất một cách triệt để cho mục tiêu thương mại kinh doanh

Sa Pa là nơi có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 6 dân tộc chính: Mông, Dao, Tày, Kinh, Giáy, Xa Phó (Phù Lá) Các đồng bào dân tộc sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan mây tre… Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại Tuy du lịch khu vực khá phát triển nhưng người dân tộc thiểu số hưởng lợi

từ du lịch còn hạn chế, do đó đời sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp

Trang 7

c) Khái quát về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Sa Pa

Khí hậu ở Sa Pa thuận lợi cho việc phát triển du lịch Mùa hè mát và có nhiệt độ trung

bình từ 15-18oC Theo chỉ tiêu đánh giá sinh khí hậu của các học giả Ấn Độ thì Sa Pa là nơi có điều kiện khí hậu rất thích hợp với sức khỏe con người, do vậy đây là cơ hội thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng và chữa bệnh Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, hướng sườn và quy luật đai cao (càng lên cao nhiệt độ càng giảm), nên chế độ nhiệt ở Sa Pa cũng biến đổi nhanh chóng theo độ cao Mùa đông ở Sa Pa rất lạnh (do ảnh hưởng của gió cực đới và độ cao địa hình), nhiệt độ thường xuyên xuống thấp từ

5 oC-10oC Điều thú vị nữa khi đến Sa Pa là du khách có thể cảm nhận được thời tiết của bốn mùa trong một ngày: sáng và chiều là thời tiết của mùa xuân, mùa thu; trưa là thời tiết của mùa hạ và đêm là thời tiết của mùa đông Do vậy, Sa Pa đã trở thành nơi nghỉ mát

lí tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước

Ruộng bậc thang là đặc trưng của địa hình núi cao Sa Pa xen kẽ với đồi núi thấp Do

bị chia cắt lớn cùng kĩ thuật canh tác lâu đời của người dân bản địa nơi đây đã tạo nên ruộng bậc thang có hình thái uốn lượn, vừa kì vĩ vừa đẹp mắt, cuốn hút du khách thập phương Trong đó phải kể đến ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa, nơi đây đã được xếp hạng di sản cấp quốc gia vào tháng 10/2013

Tài nguyên nước của Sa Pa phong phú, đây là đầu nguồn của hai hệ thống suối Bo và suối Đum Hàng năm, hai con suối này được bổ sung lượng mưa đáng kể, để lại một khối lượng lớn nước mặt và nước ngầm Nguồn nước mặt phong phú tạo nên thác nước đẹp được thêu dệt thành câu chuyện trữ tình như Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Thác Cát Cát Nguồn nước ngầm, theo tài liệu khảo sát của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia (1994) - Viện Địa lí: Trữ lượng tự nhiên nước ngầm của Sa Pa ở mức 383.566 m3 /ngày, độ pH từ 6 - 8,5oC, độ khoáng hóa từ 0,16-0,75g/l và các thành phần hóa học đạt yêu cầu nước dùng cho sinh hoạt Sa Pa còn có nguồn nước siêu nhạt ở Tắk

Cô (xã Trung Chải), có giá trị rất lớn cho sức khỏe nên cần được đầu tư và nghiên cứu để đưa vào khai thác sử dụng Đặc biệt, nguồn suối nước nóng (Bản Hồ) có nhiệt độ đến 40oC, có giá trị lớn đối với du lịch nghỉ dưỡng

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị quý cho phát triển du lịch Các tài

nguyên này bao gồm những giá trị văn hóa vật thể như di tích lịch sử văn hóa, di chỉ khảo

cổ, những sản phẩm thủ công truyền thống Những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương Tài nguyên du lịch nhân văn tại Sa Pa hiện nay bao gồm các loại hình như: Tài nguyên du lịch – lễ hội, tài nguyên

du lịch chợ truyền thống, tài nguyên du lịch nghề thủ công truyền thống, tài nguyên du lịch kiến trúc nhà ở và tài nguyên ẩm thực

Trang 8

Ngoài ra, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai với tổng chiều dài 264 km đi qua địa phận 5 tỉnh đã hoàn thành và đi vào khai thác năm 2013 Hệ thống cáp treo lên đỉnh Phanxipan được đưa vào sử dụng là bước ngoặt thay đổi tình hình phát triển du lịch Sa Pa

Hoạt động du lịch tại SaPa

Số lượng du khách đến với Sa Pa tăng đột biến Tổng số khách du lịch đến với Sa Pa trong năm 2016 là 970.000 lượt khách, chiếm 35,02% tổng số lượt khách du lịch đến với tỉnh Lào Cai, trong đó du khách quốc tế là 745.000 người, chiếm 76,8% Tuy nhiên, số ngày khách lưu trú bình quân tại Sa Pa chỉ là 2 ngày/khách Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch từ 300.000 - 950.000 VNĐ/ngày, trong đó, mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế khoảng từ 650.000 - 850.000 VNĐ/ngày (tương đương khoảng 30-40 USD/ngày) Khách nội địa chi tiêu thấp hơn so với khách quốc tế với mức chi tiêu từ 450.000 - 650.000 VNĐ/ngày (tương đương khoảng 20-30 USD/ngày) Nguồn thu du lịch chủ yếu từ ăn uống, lưu trú Sắp tới, dự án đường cao tốc Lào Cai – Sa Pa hoàn thành

và dự án xây dựng cảng hàng không Lào Cai đang được triển khai sẽ mở ra tiềm năng lớn

để phát triển du lịch Sa Pa, thu hút nhân lực lao động và du khách đến với Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng Theo số lượng thống kê năm 2017, du khách trong và ngoài nước có xu hướng đổ mạnh về Sa Pa, tính đến 31/12/2017 lượng du khách đến với Sa Pa

đã đạt hơn 1,7 triệu lượt người, gần gấp hai lần so với năm 2016, đem lại doanh thu gần

2000 tỉ đồng Đây sẽ là cơ hội vàng để du lịch ở Sa Pa phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai, 2017)

Trang 9

Chương 2: Những tác động tích cực của du lịch tới Sapa

a) Quảng bá văn hóa hình ảnh của Sapa

Là một trong những điểm du lịch đẹp nhất, Sapa đang làm tốt vai trò trong công việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam cũng như tạo nên khu du lịch mang đầy ý nghĩa

Nói đến Sapa người ta thường nghĩ đây chính là vẻ đẹp hiếm có mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này, những phong cảnh tự nhiên đẹp, quyến rũ khách du lịch Hầu hết khách đi du lịch Sapa, ai cũng có một cảm nhận chung đó là nó mang vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên Nó như một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc hòa nhập gần gũi với con người

Du khách được làm quen với cuộc sống của người dân thiểu số ở Sapa, ăn thử món ăn của họ Tôi cảm thấy rất thích thú khi bắt chước cách phát âm của các em bé Mông Những ngọn núi xanh ngắt và vùng thung lũng bát ngát khiến du khách cảm thấy rất thích thú

Ruộng bậc thang leo ngoằn ngoèo trên khắp các sườn núi Phụ nữ mặc những trang phục dân tộc xinh đẹp và bán các đồ thủ công cho khách du lịch như vòng bạc, kiềng bạc

và túi thổ cẩm

Sapa cũng là điểm đến du lịch khá thú vị vì có thể nhìn thấy toàn cảnh một vùng đất bậc thang Thời tiết mát mẻ, hơi se lạnh vào đêm và sáng Điều tuyệt vời nhất là Sapa là nơi có nhiều làng nhỏ các dân tộc sinh sống nên nền văn hóa cũng rất đa dạng

Để thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển thương hiệu du lịch Sa Pa theo hướng bền vững, xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, huyện Sa Pa

đã đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, trong đó xác định xây dựng văn hóa du lịch là ưu tiên hàng đầu

Ông Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết: "Sa Pa đã triển khai việc thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, trong giao tiếp trong quản lý du lịch trên địa bàn kể cả việc nâng cao trình độ năng lực quản lý điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước và chỉ đạo các hiệp hội du lịch Sa Pa, tuyên truyền đến người dân có ứng xử văn minh thân thiện với du khách"

Một trong những yếu tố níu chân du khách là sản phẩm du lịch, do đó thời gian qua huyện Sa Pa đã ưu tiên đầu tư vào 7 nhóm sản phẩm Đó là phát triển các dịch vụ gia tăng như hàng lưu niệm, hoạt động vui chơi, phát triển các khu thể thao mạo hiểm, mở rộng du lịch điều dưỡng chữa bệnh bằng sản phẩm truyền thống dân tộc như tắm lá thuốc, sử dụng các sản phẩm dược liệu chính hiệu của Sa Pa… Đặc biệt khai thác có hiệu quả các

lễ hội văn hóa dân tộc thiểu số, các lễ hội theo mùa, tạo điểm nhấn của loại hình du lịch homestay để mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị

Trang 10

Xây dựng văn hóa du lịch tại Sapa chính là tạo ra những hình ảnh đẹp trong lòng du khách về vùng đất Sa Pa thơ mộng, để rồi đến một lần sẽ muốn trở lại thêm nhiều lần

Du lịch tại Sapa góp phần không nhỏ vào công cuộc giới thiệu quảng bá hình ảnh, văn hóa của Sapa nói riêng cũng như đất nước nói chung ra thế giới

Ngày đăng: 27/03/2019, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w