Xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia mà lễ tân ngoại giao trở thành công cụ chính trị của hoạt động đối ngoại của một Nhà nước, là phương tiện thực hiện và cụ thể
Trang 1Xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia mà lễ tân ngoại giao trở thành công cụ chính trị của hoạt động đối ngoại của một Nhà nước, là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền là một trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có tính chất jus cogen và đặt nền tảng cho nguyên tắc bình đẳng không đối xử của lễ tân ngoại giao Chính vì vậy, các quốc gia trong giao tiếp đối ngoại cũng như các hoạt động đối ngoại của mình phải hết sức lưu ý để đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia.
I Khái quát về lễ tân ngoại giao.
1 Định nghĩa.
Lễ tân ngoại giao là tổng thể những nguyên tắc, quy định truyền thống, tập quán được các quốc gia thừa nhận mà các chính phủ, các bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức phải tuân thủ trong giao tiếp quốc tế
Như vậy, lễ tân ngoại giao bao gồm cả các quy định của luật quốc tế và luật quốc gia, cũng như các quy tắc truyền thống, tập quán được sử dụng trong quan hệ ngoại giao
2 Vai trò của lễ tân ngoại giao.
Thứ nhất, nó là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối ngoại nói chung, của
ngoại giao nói riêng Tuy không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động đối ngoại nhưng công tác lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến quan hệ quốc gia Đây là lĩnh vực hoạt động vừa phức tạp, lại vừa tinh tế, đòi hỏi có tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật
Thứ hai, giới thiệu và chuyển tải những đặc trưng văn hóa của dân tộc thế giới Việc
ứng xử như thế nào cho đúng trong quan hệ với nước ngoài là điều không đơn giản vì lẽ
nó liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy tín và thể hiện dân tộc, đồng thời còn liên quan đến phong tục tập quán và các nền văn hóa khác nhau
Thứ ba, lễ tân ngoại giao còn là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa những nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế Đó là các nguyên tắc như: nguyên tắc chủ quyền quốc gia, nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc không phân biệt đối xử
3 Đặc điểm của lễ tân ngoại giao.
(i)Lễ tân ngoại giao mang tính quốc tế: tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm thực hiện những nguyên tắc cơ bản của lễ tân ngoại giao khi tham gia quan hệ quốc tế dù không có những quy định cụ thể nào bắt buộc các chủ thể trong quan hệ quốc tế phải thực hiện; (ii) lễ tân ngoại giao mang tính dân tộc: dù mang tính quốc tế nhưng khi vận dụng
Trang 2thì mỗi nước đều có những bổ sung sửa đổi để phù hợp với đặc điểm, truyền thống, tập quán dân tộc; (iii) lễ tân ngoại giao mang tính chính trị: mỗi thái độ, động tác trong lễ tân ngoại giao đều thể hiện thái độ chính trị, các biện pháp lễ tân ngoại giao được áp dụng đến mức nào còn phụ thuộc vào trạng thái quan hệ giữa các nước hữu quan; (iiii) lễ tân ngoại giao mang tính hiện đại: mỗi quốc gia mỗi thời kỳ lại có những nghi thức lễ tân nhất định, có những nghi thức lễ tân có từ thời phong kiến vẫn tồn tại nhưng cũng có những quy định đã tỏ ra không phù hợp
II Nội dung nguyên tắc bình đẳng trong lễ tân ngoại giao.
Bình đẳng giữa các quốc gia có nghĩa là đối xử bình đẳng không phân biệt nước nhỏ nước lớn, nước mạnh nước yếu, nước giàu nước nghèo Các quốc gia có quyền tham gia vào các quan hệ quốc tế hay những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của quốc gia mình Trong lễ tân ngoại giao, bình đẳng giữa các quốc gia là nguyên tắc rất quan trọng cần được thực hiện và nó được thể hiện ở những vấn đề:
1 Treo cờ.
Quốc kỳ là biểu trưng của chủ quyền hay sự tự trị đã được thừa nhận Quốc kỳ của bất cứ một quốc gia nào đều mang một thông điệp, một ý nghĩa nhất định Do đó, khi treo
cờ của các quốc gia khác nhau phải chú ý đến nguyên tắc bình đẳng, các lá cờ phải có kích cỡ bằng nhau, độ cao treo cờ cũng phải như nhau; giữa các quốc gia không được cờ
to, cờ nhỏ, cái treo thấp, cái treo cao
Việc sử dụng và treo quốc kỳ cần phải hết sức thận trọng, chính xác, tránh nhầm lẫn quốc kỳ của quốc gia này thành quốc gia khác Hơn nữa, quốc kỳ của các quốc gia có các
tỷ lệ khác nhau, có quốc kỳ theo tỷ lệ 2:3, có quốc kỳ theo tỷ lệ 1:2 hoặc 3:5… nên để đảm bảo việc đối xử công bằng trong sự đa dạng đó thì thông lệ quốc tế quy định là kích
cỡ của một quốc kỳ được treo ở nước ngoài phải theo tỷ lệ quốc kỳ của nước chủ nhà khi
nó được treo bên cạnh quốc kỳ của nước chủ nhà Một điểm nữa cũng cần phải lưu ý khi thực hiện nghi thức treo cờ nhằm bảo nguyên tắc bình đẳng là độ cao treo cờ cũng phải như nhau, không được treo quốc kỳ nước này trên quốc kỳ nước khác
Để minh chứng cho điều này chúng ta có thể căn cứ vào một số tình huống lễ tân cụ thể trong thực tiễn quan hệ ngoại giao của các nước và Việt Nam:
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia Trong lễ tiếp đón thì quốc kỳ của
Trang 3hai nước có kích thước bằng nhau, quốc kỳ của nước CHDC nhân dân Lào được treo ở bên phải quốc kỳ của Việt Nam, hai quốc kỳ được treo ở độ cao bằng nhau Như vậy, việc treo quốc kỳ như vậy đã thể hiện được sự bình đẳng, ko phân biệt đối xử giữa Việt Nam và Lào
Trong các kỳ họp thượng đỉnh của ASEAN được tổ chức tại các quốc gia (Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 16 khai mạc tại Hà Nội) thì việc treo quốc kỳ của ASEAN
và các nước thành viên cũng tuân thủ theo thông lệ quốc tế và hiến chương ASEAN Cờ của các nước thành viên và của ASEAN được bố trí ngang hàng theo thứ tự các quốc gia xếp theo vần ABC tiếng anh (Bruney – Campuchia – Indonexia – Lào – Malaixia – Philipin – Singapore – Thái Lan – Việt Nam), cờ ASEAN xếp cuối cùng Việc bố trí như trên cũng thể hiện được nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, các quốc gia có địa vị ngang nhau, ko có sự phân biệt đối
2 Trong các nghi lễ ngoại giao.
Trong các nghi lễ ngoại giao phải thực hiện sự bình đẳng: sắp xếp ngôi thứ dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền, không được xếp nước lớn đứng trên, nước nhỏ đứng dưới, phải xếp ngang hàng giữa các đại diện quốc gia Trong thực tiễn quan hệ ngoại giao, vấn đề ngôi thứ có ý nghĩa hết sức quan trọng,
có khi còn xảy ra tranh chấp về vấn đề này Ta lấy 1 ví dụ trong thực tiễn để minh họa sau:
“Ngày 30 tháng 9 năm 1761 đã xẩy ra ở Luân đôn vụ tranh chấp giữa những người lân cận của Đại sứ Pháp và những người hầu cận của Đại sứ Tây Ban Nha trong buổi lễ đón Đại sứ Thuỵ Điển đến nhậm chức Đại sứ Tây Ban Nha cùng đi với một số quý tộc
và 40 cận vệ có vũ trang Khi xe của Đại sứ Tây Ban Nha đến địa điểm đón thì thấy xe của Đại sứ Pháp đỗ sau cỗ xe ngựa dành cho Đại sứ Thuỵ Điển Sau lễ đón, đại sứ Thuỵ điển lên xe ra về, xe của Đại sứ Tây Ban Nha vượt lên đi liền sau Việc này đã dẫn đến một vụ đấu kiếm, phía Tây Ban Nha đông hơn, vũ khí tốt hơn đã đâm chết ngựa, làm bị thương người đánh xe của Đại sứ Pháp Vua Louis 14 của Pháp, khi được tin này liền trục xuất Đại sứ Tây Ban Nha ở Paris, gọi Đại sứ Pháp ở Madrid về, đình chỉ cuộc Hội nghị đang họp giữa hai nước bàn về vấn đề Biên giới và gửi thông điệp cho vua Tây Ban Nha biết là từ nay nếu Đại sứ Tây Ban Nha không nhường chỗ cho Đại sứ Pháp ở những buổi lễ tại các cung đình, và nếu vua Tây Ban Nha không trịnh trọng tuyên bố xin lỗi thì Pháp sẽ tuyên chiến với Tây Ban Nha Vua Tây Ban Nha thấy không nên cắt đứt quan hệ
Trang 4ngoại giao với Pháp, nên đã triệu hồi Đại sứ của mình ở Luân đôn về và cử Đại diện của mình sang Pháp bái kiến vua Louis 14.Trước triều đình Pháp và Đoàn ngoại giao nước ngoài ở Paris, đại diện của Vua Tây Ban Nha đã đảm bảo với Vua Pháp từ nay các Đại sứ của Vua Tây Ban Nha sẽ không tranh chấp ngôi thứ với các Đại sứ của Vua Pháp nữa.” Việc xe của Đại sứ Tây Ban Nha vượt lên xe của Đại sứ quán của Pháp trong khi lúc đến đỗ ngay sau xe của Đại sứ quán Pháp thể hiện thái độ không tôn trọng đối với Đại sứ quán nước Pháp Theo lẽ thường các cỗ xe phải theo thứ tự quay trở ra sau lễ đón là Thụy Điển- Pháp- Tây Ban Nha thì sẽ thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau bởi trong quan
hệ ngoại giao thì không có nước nào là có vị trí thấp hèn hơn nước nào cả
3 Tại các bữa tiệc ngoại giao.
Tiệc chiêu đãi là một loại hình hoạt động ngoại giao quan trọng và phổ biến, không những mang tính chất chính trị mà còn thể hiện tính văn hoá Tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi khách là một dịp để bày tỏ sự trọng thị, mến khách nhằm tăng cường mối quan hệ và giới thiệu văn hoá ẩm thực Trong các bữa tiệc ngoại giao, sắp xếp chỗ ngồi cho các đoàn đại biểu phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, việc xếp chỗ cho các trưởng đoàn, xếp cờ phải thể hiện được nguyên tắc bình đẳng
Trong lễ tân nhà nước, việc sắp xếp chỗ ngồi là một vấn đề hết sức quan trọng Thực chất, điều cốt yếu nằm trong vấn đề ngôi thứ Những khó khăn trong việc sắp xếp ngôi thứ thường phát sinh khi có các cuộc gặp gỡ của các nhân vật cao cấp và của các nhà ngoại giao Để tránh những sai lầm trong vấn đề bố trí vị trí danh dự thì điều đầu tiên ta phải cần biết ngôi thứ của những người tham gia hoạt động đó Vị trí các ngôi thứ càng rõ thì nhà tổ chức càng có cơ may tránh được những sai lầm trong việc bố trí chỗ ngồi trong
đó vị trí danh dự trong cuộc gặp gỡ của các nhân vật ngoại giao, bên phải luôn được công nhận là vị trí ưu tiên Bố trí chỗ ngồi thích hợp cho mỗi người theo ngôi thứ và cấp bậc là một trong những bậc tế nhị nhất trong công tác lễ tân Vấn đề ngôi thứ và chỗ ngồi không những bảo đảm cho một buổi lễ diễn ra có tổ chức, trang trọng mà còn nói lên cả lý do cũng như mục đích của buổi lễ
Các nước có chủ quyền đều bình đẳng với nhau nên nguyên tắc bình đẳng giữa các nước được tôn trọng như một trong những thành tựu quý báu nhất trong sự phát triển của quan hệ quốc tế Nguyên tắc bình đẳng này còn bao hàm việc xác định chuẩn bị để dành cho khách sự thịnh tình tương xứng với họ Bữa tiệc tổ chức đón tiếp các nguyên thủ quốc gia trong khối G20 là một trong những minh chứng cụ thể nhất về điều này
Trang 5Các nguyên thủ quốc gia lãnh đạo các nước G20 – khối kinh tế chiếm gần 90% GDP thế giới và 80% thương mại toàn cầu đã bắt đầu nhóm họp tại thủ đô London của Vương Quốc Anh Bữa tối của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã được xắp sếp khá thú vị Cụ thể, chủ toạ bàn tiệc không phải là Thủ tướng Anh (chủ nhà hội nghị G-20 năm nay) mà là ông Dominique Strauss-Kahn (Giám đốc quỹ tiền tệ quốc
tế IMF); Robert Zoellick (Chủ tịch ngân hàng thế giới WB) và ngài Pascal Lamy (Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới WTO) Vấn đề ngôi thứ và chỗ ngồi không những bảo đảm cho một buổi lễ diễn ra có tổ chức, trang trọng mà còn nói lên cả lý do cũng như mục đích của buổi lễ Việc xếp chỗ như vậy thể hiện mục tiêu của nước chủ nhà trong việc đề cao mục đích của hội nghị vì mục tiêu chính của hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này là giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng toàn thế giới Bên cạnh đó, nước chủ nhà cũng thể hiện được nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử trong việc xếp chỗ cho các nguyên thủ quốc gia; ví dụ việc Tổng thống Mỹ Barack Obama được bố trí ngồi gần Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso; Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon là
để tạo điều kiện để các nguyên thủ của các nước này có thể tranh thủ trao đổi thêm về tuyên bố chuẩn bị phóng tên lửa đang hết sức “nóng bỏng” của Triều Tiên
Có thể lấy thêm một ví dụ tại Việt Nam để minh chứng thêm cho nguyên tắc này
Đó là sự kiện Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni mở quốc yến chiêu đãi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Việt Nam nhân dịp sang thăm hữu nghị cấp nhà nước vương quốc Campuchia - Quốc yến (State banquet) là hình thức tiệc chiêu đãi trọng thể nhất, thường do Nguyên thủ quốc gia chiêu đãi trong các dịp Nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến thăm nhà nước, thăm chính thức hoặc những ngày quốc lễ quan trọng Bàn tiệc tiếp đón tổng bí thư được xếp theo hình chữ nhật, quốc vương Sihamoni ngồi ở
vị trí trung tâm và vị trí danh dự bên phải là chỗ ngồi của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Điều này không những thể hiện sự bình đẳng giữa quốc vương và tổng bí thư mà đó còn
là biểu hiện cho chính sách ngoại giao thân thiết, gắn bó của hai nước
Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử được thể hiện ở nhiều khía cạnh Lễ tân ngoại giao áp dụng nhiều hình thức và biện pháp để đảm bảo quyền bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia được nói tiếng nói độc lập của mình, bảo đảm các đặc quyền cho các nhà ngoại giao được hưởng như nhau không phân biệt người đại diện đó là của nước nhỏ hay lớn, giàu hay nghèo.