Sơ lược về các phương thức chiếm cứ và sự ra đời của phương thức chiếm cứ hữu hiệu Vào thế kỷ XVI, khi nhiều quốc gia khác bắt đầu tham gia vào công cuộc đi tìm đất mới, các nước như Hà
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia Việc xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia trong những giai đoạn lịch sử khác nhau đều được thực hiện theo những phương thức khác nhau Trong đó phương thức chiếm
cứ hữu hiệu được coi là phương thức toàn diện nhất để xác nhận chủ quyền của quốc gia đối với những vùng đất họ mới chiếm cứ Chính phương thức chiếm cứ hữu hiệu này đã trở thành cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng xác nhận chủ quyền
của Việt Nam đối với vùng biển của mình Do đó, em xin chọn đề tài: “Phân tích thực tiễn vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu để xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam” để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Một số vấn đề chung về phương thức chiếm cứ hữu hiệu
1 Sơ lược về các phương thức chiếm cứ và sự ra đời của phương thức chiếm cứ hữu hiệu
Vào thế kỷ XVI, khi nhiều quốc gia khác bắt đầu tham gia vào công cuộc đi tìm đất mới, các nước như Hà Lan, Anh, Pháp cũng phát triển dần trở thành cường quốc, bị đụng chạm quyền lợi, không chịu chấp hành nguyên tắc phân chia các
vùng lãnh thổ mới phát hiện ngoài Châu Âu trước đây Từ thực tế này, các nước đã
tìm ra nguyên tắc mới về thiết lập chủ quyền trên những vùng lãnh thổ mà họ phát hiện, đó chính là thuyết “quyền phát hiện” Quyền ưu tiên chiếm cứ một vùng lãnh thổ thuộc về quốc gia nào đã phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên Phát hiện đây
có nghĩa là chỉ nhìn thấy đất thôi, không cần đặt chân lên đất đó, cũng đủ để tạo chủ quyền
Sau này, thời kì chủ nghĩa thực dân, khái niệm lãnh thổ vô chủ được hiểu theo hướng hợp pháp hoá cho các hoạt động thôn tính, chiếm đoạt lãnh thổ của các dân tộc từ các nước đế quốc Cho nên lãnh thổ “vô chủ” không chỉ là lãnh thổ không thuộc chủ quyền quốc gia mà còn bao gồm cả những vùng lãnh thổ chưa được các quốc gia văn minh xác lập chủ quyền Do đó điều kiện chỉ cần “phát hiện” trên được xem như không đủ, nên người ta đưa thêm một điều kiện nữa, là sự chiếm cứ hình thức Quốc gia chiếm hữu phải lưu lại trên lãnh thổ một vật gì tượng trưng cho ý chí muốn chiếm hữu của mình: cờ, bia đá, đóng cọc, hoặc bất cứ một vật gì tượng trưng cho chủ quyền của quốc gia mình Đây là chiếm cứ hình thức
Đến thế kỷ XVIII, với sự phát triển của giao lưu kinh tế, thương mại cùng với
sự mở rộng khả năng chinh phục, khám phá tự nhiên của con người, các quốc gia ngày càng gia tăng về số lượng và mở rộng ảnh hưởng, chủ quyền về phạm vi lãnh thổ, vì vậy người ta thấy chiếm cứ hình thức cũng không đủ để chứng tỏ chủ quyền của một quốc gia Vì vậy, đến năm 1885, hội nghị Berlin về châu Phi của 13 nước Châu Âu và Hoa Kỳ và sau khoá họp của Viện Pháp Luật Quốc Tế ở Lausanne (Thuỵ Sĩ) năm 1888 đã ấn định một tiêu chuẩn mới sát thực hơn cho sự chiếm cứ lãnh thổ Đó là sự chiếm cứ hữu hiệu (chiếm cứ thực sự) Tuyên bố của Viện Pháp
Luật Quốc Tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh “mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên một danh nghĩa sở hữu độc quyền … thì phải là thật sự tức là thực tế, không
Trang 2phải là danh nghĩa” Chính tuyên bố trên của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne
đã khiến cho nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu của định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ có giá trị với các nước ký định ước trên Nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu sau này đã trở thành tập quán quốc tế và được làm
cơ sở cho sự chiếm cứ lãnh thổ vô chủ trong luật quốc tế hiện đại
2 Khái niệm chiếm cứ hữu hiệu
Theo quan điểm của khoa học pháp lý hiện đại, chiếm cứ hữu hiệu được hiểu là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó
3 Đối tượng lãnh thổ áp dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu
Đối tượng lãnh thổ áp dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi
Thứ nhất, về khái niệm lãnh thổ vô chủ là:
- Lãnh thổ phải không có người ở vào thời điểm quốc gia thực hiện chiếm cứ
- Lãnh thổ này chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ một quốc gia nào vào thời điểm quốcgia chiếm cứ thựchiện việc chếm cứ
Thứ hai, về khái niệm lãnh thổ bị bỏ rơi: Luật quốc tế cho rằng một lãnh thổ bị
bỏ rơi là kết quả của cả 2 yếu tố về 2 phương diện vật chất (đó là sự vắng mặt của một sự quản lý thật sự trên lãnh thổ) và tâm lý (là ý định từ bỏ lãnh thổ của quốc gaia đã từng là người chủ của lãnh thổ đó) Cụ thể:
- Lãnh thổ đó không còn là đối tượng điều chỉnh, áp dụng pháp luật của quốc gia nữa
- Quốc gia từ bỏ sự duy trì đời sống kinh tế, khai thức tiềm năng kinh tế trên hoặc trong lãnh thổ như không tiến hành thu thuế, khai thác tài nguyên, khoáng sản
- Quốc gia xoá bỏ các thiết chế quản lý trên lãnh thổ
- Quốc gia không thực hiện các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ bỏ việc bảo hộ lợi ích của cư dân sống trên lãnh thổ
4 Nội dung chính của phương thức chiếm cứ hữu hiệu theo pháp luật quốc tế hiện hành
- Hành vi chiếm cứ phải đúng đối tượng và bằng các biện pháp hoà bình Mọi hành động sử dụng vũ lực để chiếm cứ một vùng lãnh thổ của quốc gia khác đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế
- Hành vi chiếm cứ được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước, các nhân viên Nhà nước hoặc một tổ chức công được Nhà nước uỷ quyền Hành vi chiếm cứ bởi các hành động mang tính cá nhân không tạo ra danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ
- Hành vi chiếm cứ phải là thực sự, điều này đòi hỏi hành vi chiếm cứ của quốc gia không chỉ được xác lập bằng tuyên bố công khai, rõ ràng mà quốc gia còn phải đưa công dân của mình tới định cự trên lãnh thổ mới, thiết lập và điều hành trên thực tế hoạt động của cơ quan Nhà nước, khai thác tiềm năng kinh tế, thể hiện vùng lãnh thổ đó trên bản đồ hành chính quốc gia Một tuyên bố chiếm cứ không
Trang 3kèm theo hành động cụ thể chỉ là một sự phát hiện đơn giản không đủ tạo thành danh nghĩa chủ quyền
- Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện với mục đích tạo ra một danh nghĩa chủ quyền
- Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện một cách liên tục, hoà bình trong một thời gian dài không có tranh cấp
II Thực tiễn vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu để xác lập và bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam
Lịch sử Việt Nam được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau với những nét đặc trưng nhất định, kéo theo đó mỗi giai đoạn việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam lại có những điểm khác việt Tuy rằng đã có những bằng chứng chứng minh rằng Việt Nam đã có những hoạt động khám phá, phát hiện đối với các vùng biển, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỉ XV, nhưng phương thức chiếm
cứ hữu hiệu chỉ mới xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVIII trở đi, hơn nữa việc thực hiện chủ quyền của Việt Nam với vùng biển đảo này cũng mới chính thức được thực hiện từ tầm thế kỉ XVII trở đi, do đó ta chỉ nghiên cứ việc vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu để xác lập và bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam từ giai đoạn thế kỉ XVII đến nay Từ trước khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, thì việc vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu đối với lãnh thổ trên biển của Việt Nam được thể hiện rõ nhất và cũng quan trọng nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
1 Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước khi Việt Nam bị Pháp xâm lược
Trước khi bị các nước ngoài xâm phạm chủ quyền Việt Nam vào thời đểm
1909, từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, xét theo pháp lý quốc tế có giá trị phổ biến lúc bây giờ là Tuyên bố của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne năm 1888, thì Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ khi hai quần đảo chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình một cách thật sự, liên tục và hoà bình theo cơ sở pháp lý quốc tế đương thời
Nhà nước phong kiến Việt Nam đã biết đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa và coi chúng là một phần lãnh thổ của mình Từ thể kỷ XVII, chính quyền phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền của mình Về mặt quản lý hành chính, Hoàng Sa được các chính quyền ở Việt Nam để thể hiện quyền lực tối thiểu của mình, đặt dưới sự quản lý hành chính của Quảng Ngãi (khi là phủ hoặc là trấn hay tỉnh qua từng thời kỳ lịch sử) Nhà nước phong kiến còn củng cố sự chiếm hữu và xác lập chủ quyền bằng việc tổ chức các đội Hoàng Sa để tiến hành khai thác với tư cách Nhà nước Một tổ chức bán quân sự đã được giao nhiệm vụ kiểm soát, khai thác định kỳ, liên tục và hoà bình các loại hải sản quý, thu lượm các hàng hoá của các tàu bị đắm ở vùng các quần đảo này
Trước thời kỳ bị xâm phạm, bất cứ dưới thời đại nào, nhà nước ở Việt Nam cũng có những hành động tiếp tục khẳng định và thực thi chủ quyền hàng năm như
đo đạc thủy trình, để vẽ bản đồ Dưới triều Nguyễn, nhất là từ năm 1836 trở thành
Trang 4lệ, hàng năm đều luôn luôn tổ chức xây dựng bia chủ quyền từng hòn đảo Ngoài,
ở thời vua Minh mạng đã cho trồng cây tại các đảo để cho thuyền bè ở đằng xa nhận thấy, tránh bị nạn Việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn công khai
và không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể
cả Trung Quốc Ngoài ra còn những tài liệu chính thức của nhà nước, chính sử địa
lý như những bộ sử chính thức của Quốc Sử quán của Triều đình Huế, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) hoặc địa dư như Hoàng Việt Dư Địa Chí hoặc sách hội điển như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, cũng như hàng chục sách khác như Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam thực lục tiền biên đều đề cập khẳng định chủ quyền các vùng biển, hải đảo này của Việt Nam
Tóm lại ta có thể thấy việc chiếm hữu được thực hiện bởi nhà nước phong kiến Việt Nam đối với lãnh thổ vô chủ một cách hoà bình, Nhà nước phong kiến đã là Nhà nước đầu tiên xác lập quyền chiếm cứ với hai quần đảo này khi chúng vẫn còn
là đảo vô chủ, hoàn toàn phù hợp với đối tượng của phương thức chiếm cứ hữu hiệu, và thực thi chủ quyền thực sự cho Việt Nam rất cụ thể như việc thực hiện chức năng kiểm soát, trực tiếp khai thác các sản vật, cắm cột mộc, dựng bia, xây miếu, trồng cây, đo đạn thủy trình vẽ bản đồ của thủy quân Việt Nam, những lời tuyên bố của vua, triều đình nhà Nguyễn và sự quản hạt hành chính vào Quảng Ngãi và chiếm cứ này được thực hiện một cách liên tục, công khai trong ba thế kỉ không có tranh chấp Như vậy, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực hiện hoàn toàn đúng và đầy đủ nội dung của phương thức chiếm cứ hữu hiệu trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ đối trên biển
2 Giai đoạn Pháp thuộc đến khi giành được độc lập dân tộc
Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân 1884 với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ Pháp thuộc Việc Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp không hề thay đổi tính chất chiếm cứ hữu hiệu mà Việt Nam đã xác lập vào thời ký trước đó mà trong thời kỳ này, chính quyền thuộc địa Pháp thay mặt Nam Triều trong những quan hệ ngoại giao, đồng thời đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có việc cai quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Trong khuôn khổ của những cam kết chung, trong những năm đầu của thập kỷ
30 của thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều động thái tích cực, liên tục củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này:
Cử phái đoàn đến treo cờ trên quần đảo Trường Sa, kí lệnh quần đảo Trường Sa quy thuộc vào tỉnh Bà Rịa, xác lập đơn vị hành chính trên quần đảo Hoàng Sa; cho dựng bia chủ quyền, xây dựng xong đèn biển, trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở quần đảo Hoàng Sa xây dựng trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở quần đảo Trường Sa; cho một đội quân cảnh vệ được cử đến đồn trú thường xuyên tại đây Việc chiếm cứ này được thông báo trong Công báo và việc chiếm cứ này không gặp bất
cứ sự phản đối nào từ phía Trung Quốc, Philippines, Hà Lan (khi đó đang chiếm Brunei) hay Mỹ Bên cạnh việc gìn giữ an ninh trên Biển Đông, các năm
1917-1918 trong báo cáo của chính quyền Pháp tại Đông Dương có đề cập đến việc lắp
Trang 5đặt đài radio TSF, trạm quan sát khí tượng, hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Từ năm 1925 đến năm 1927, Pháp cho tàu ra cả hai quần đảo Hoàng Sa rồi Trường Sa khảo sát, nghiên cứu về hải dương, địa chất, sinh vật
Trong thời kì này cũng xuất hiện các cuộc tấn công, xâm chiếm của Nhật Bản, Trung Quốc vào khu vực biển đảo Việt Nam, nhưng không làm thay đổi, chấm dứt chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh thổ trên biển bởi lẽ Pháp cũng có những hành động nhằm giữ gìn bảo vệ việc thực thi quyền chiếm hữu đối với những vùng biển đảo này Các cuộc công xâm lược của Nhật Bản, Trung Quốc đều bị Pháp đẩy lùi và đảm bảo và sự có mặt của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Như vậy, với tư cách nhà nước bảo hộ đại diện cho quyền lợi của An Nam, chính phủ Pháp không hề từ bỏ mà vẫn thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa một các liên tục Suốt thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp chưa bao giờ tuyên bố phủ nhận chủ quyền của Vương quốc An Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa mà nước Pháp có trách nhiệm bảo hộ
Đến khi thua trận rút khỏi Đông Dương, Chính phủ Pháp cũng đã bàn giao quyền quản lý vùng biển này lại cho một chính phủ tuy do Pháp dựng lên nhưng cũng là của người Việt Nam (chính quyền Bảo Đại) Tại Hội nghị 51 nước ở San Prancisco năm 1951, Trưởng đoàn đại biểu của Quốc gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại) đã chính thức tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Không có một phản đối hay bảo lưu nào từ phía 51 nước tham dự Hội nghị Sau Hiệp ước Geneva năm 1954, hai quần đảo được Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, với tư cách người thừa kế danh nghĩa pháp lý cùng các quyền và yêu sách của Pháp, đã liên tục tiến hành quản lý hành chính, khảo sát, khai thác và bảo vệ hai quần đảo bằng các hành động như: cắm cờ, lập bia chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, tổ chức lại hai quần đảo
về mặt hành chính, thành lập tại mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo bằng thông cáo của Bộ Ngoại Giao, cấp phép cho khai thác phân chim, duy trì các trạm khí tượng cho một số nhà kinh doanh ra khai thác phân chim ở Hoàng Sa và cử các đoàn khảo sát khoa học ra hai quần đảo nghiên cứu Tại Hội nghị của Tổ chức Khí tượng thế giới (OMM) năm
1975 tại Colombo, Chính phủ trên cũng đã kiên quyết đấu tranh đòi bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và duy trì trạm khí tượng của nước mình tại quần đảo này
Như vậy, suốt từ khi Pháp bắt đầu xâm lược đến khi Việt Nam hoàn toàn độc lập, người Pháp cũng như người Việt, dù là dưới hành động của người Pháp, hay Nam Triều (tuy chỉ tồn tại trên danh nghĩa), hay dưới hành động của Việt Nam Cộng hoà, song vẫn chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Do đó, việc thực hiện chủ quyền của Việt Nam trong thời kì dù có sự thay đổi của chủ thể thực hiện hành vi chiếm cứ nhưng trên thực tế
dù bên thực hiện sự chiếm cứ này là người Pháp hay người Việt cũng đều đảm bảo danh nghĩa chủ quyền cho Việt Nam, việc chiếm cứ này vẫn đảm bảo tính liên tục, hoà bình, công khai và chiếm cứ thực sự
Trang 63 Giai đoạn độc lập dân tộc đến nay
Khi Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày vào năm
1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ trên biển nói chung và đặc biệt với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng Đối với 2 quần đảo này, Nhà nước Việt Nam tiến hành điều chỉnh quản lí hành chính, cuối cùng năm 1982, Quốc hội Việt Nam quyết định sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hoà), năm
1996, Hoàng Sa sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ươn, lập thị trấn Trường Sa bao gồm quần đảo Trường Sa, thị xã Cam Ranh và các đảo phụ cận (2007) Nhà nước cũng tiến hành xây dựng quân đồn trú tại các đảo trên biển nói chung, việc tuần tra kiểm soát trên vùng biển được tổ chức chặt chẽ Các lãnh đạo của Việt Nam tiến hành các chuyến đi thăm và khảo sát khẳng định chủ quyền, tiến hành xây dựng cột mốc chủ quyền, trồng cây lâu năm, xây dựng nhiều trạm đèn biển tại các đảo Khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân ra sinh sống ở các đảo trên biển, chính phủ đã chỉ đạo các ngành hữu quan triển khai nhiều biện pháp đồng bộ vừa để hỗ trợ vừa để bảovệ hoạt động của ngư dân trên biển ra Các hoạt động nghiên cứu thăm dò khai thác tài nguyên thuỷ sản được đẩy mạnh Để khẳng định chủ quyền đối với lãnh thổ trên biển của mình, Việt Nam còn ban hành một loạt các văn bản pháp quy liên quan đến quy chế các vùng biển và chủ quyền của việt nam (tuyên bố 1977, tuyên bố 1982, luật biên giới quốc gia 2003 ), đưa vào sách giáo khoa, bản đồ các vùng biển của Việt Nam, để khẳng định chủ quyền đối với lãnh thổ trên biển của Việt Nam Mọi hành động vi phạm chủ quyền, sử dụng bảo lực để giành chủ quyền trên lãnh thổ biển của Việt Nam Nhà nước đều có những động thái phản đối rõ ràng, kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam, giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà bình chứ hoàn toàn không sử dụng vũ lực Việt Nam đã tiến hành đàm phán với các nước và
đi đến ký kết nhiều Hiệp định quan trọng để giải quyết vấn đề phân định biển tại các khu vực biển chồng lấn, tham gia các tuyên bố và quy tắc ứng xử Biển Đông, tiến hành đàm phán với các nước liên quan về vấn đề giải quyết tranh chấp và hợp tác trên Biển Đông, kiên quyết đấu tranh đấu tranh bác bỏ yếu sách “đưỡng lưỡi bò” của Trung Quốc cả trong diễn đàn đàm phán song phương cũng như trong các diện đàn hội thảo khoa học và trong dư luận
Như vậy ta có thể thấy, sau khi nước nhà đã giành được độc lập, việc thực hiện chiếm cứ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển ngày càng được chú trọng quan tâm thực hiện hơn so với trước kia Với sự kế thừa của các thời kì trước, việc chiếm cứ của Việt nam đối với lãnh thổ trên biển vẫn được thực hiện liên tục, hoà bình, công khai và được thực hiện thông qua những hành vi thực sự
đã nêu ở trên Do đó, có thể nói, việc thực hiện chiếm cứ hữu hiệu của Việt Nam vào giai đoạn này vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý theo pháp luật quốc tế hiện hành
III Đánh giá chung về thực tiễn vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu
để xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam
Trang 7Như vậy, suốt từ thế kỉ 17 đến nay, nội dung của phương thức chiếm cứ hữu hiệu luôn được Việt Nam vận dụng một cách tích cực và đúng với quy định pháp luật quốc tế Việc chiếm cứ hữu hiệu của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng sa, Trường sa được tiến hành khi các đảo này vẫn còn là đảo vô chủ Hành vi chiếm
cứ được xác lập ban đầu bởi Nhà nước phong kiến Việt Nam, một cách hoà bình
và không có sự phản đối của quốc gia nào Sau đó việc chiếm cứ được tiếp tục thực hiện chính Nhà nước phong kiến Việt Nam, rồi bởi Pháp – nhân danh Việt Nam thực hiện việc bảo vệ chủ quyền, chính quyền Sài gòn và cuối cùng là Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Mỗi giai đoạn tuy có những đối tượng thực hiện các nhau nhưng họ đều thực hiện hành vi chiếm cứ thực sự, tuyên bố công khai rõ ràng và đều với mục đích tạo nên chủ quyền cho Việt Nam Và cuối cùng, việc chiếm cứ của Việt Nam luôn được thực hiện một cách liên tục, hoà bình suốt
từ thế kỉ 17 đến nay Mặc dù sau này có sự tranh chấp xuất hiện, nhưng trước khi tranh chấp xảy ra, việc chiếm cứ hữu hiệu của Việt Nam đã thoả mãn hết tất cả những nội dung pháp lý theo quy định của pháp luật quốc tế trong một thời gian dài mà không có tranh chấp, hay nói cách khác việt nam hoàn toàn có chủ quyền đối với những quần đảo nằm trong diện tranh chấp, do đó việc tranh chấp này không làm thay đổi đến chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh thổ trên biển của mình
Mặc dù đã vận dụng rất tốt phương thức chiếm cứ hữu hiệu vào việc xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, nhưng những tranh chấp về là 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường sa vẫn còn kéo dài, chưa đi đến giải pháp cuối cùng Điều này
do nhiều nguyên nhân chủ quan khách quan khác nhau, nhưng chúng ta cũng không hể phủ nhận số một số thiếu sót nhỏ nằm trong vấn đề chiếm cứ hữu hiệu của việt nam Trước tiên, phải nhắc đến thiếu sót của Việt Nam trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc xác lập lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa Tiếp đó là những vướng mắc do các tuyên bố đơn phương được đưa ra từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa mà Trung Quốc đã dựa vào đó để cho rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng
Sa Tương lai Việt Nam cần sớm đưa ra những biện pháp giải quyết trực tiếp những thiếu sót liên quan đến việc chiếm cứ hữu hiệu – căn cứ quan trọng nhất để xác định chủ quyền Việt Nam đối với lãnh thổ trên biển
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Ta có thể thấy được mặc dù trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, việc xác lập quyền chiếm cứ ban đầu cũng như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển của Việt Nam sau này đều đã được quan tâm thực hiện, hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế đương đại Trong tương lai, Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong vệc vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu này để bảo vệ lãnh thổ quốc gia trên biển, đồng thời coi đây là căn cứ quan trọng nhất để có thể tiếp tục duy trì, khẳng định chủ quyền của Việt Nam, giải quyết các tranh chấp trên biển còn tồn tại
Trang 8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội, 2007;
2 Giáo trình luật quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành luật và ngoại giao), TS Nguyễn Thị Kim Ngân, TS Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012;
3 Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông – nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn
và lời giải cho bài toán “Giải quyết tranh chấp Biển Đông”, Trần Thị Họa My, Luận văn thạc sĩ ngành Luật quốc tế;
4 Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, Monique Chemiller-Gendreau, Quỹ nghiên cứu Biển Đông;
5 Lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa , Uỷ ban nhân dân huyện Hoàng sa;
6 Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển đông, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Biên giới quốc gia;
7 Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế giải quyết hoà bình các tranh chấp ở Biển Đông, PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
8 Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (Kỳ I), Nguyễn Thái Linh Thạc sĩ ngành Công pháp quốc tế, Đại học Warszawa, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông;
9 Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Từ Đặng Minh Thu, Tiến sĩ Luật, Đại học Sorbonne;
10 Tuyên bố của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne năm 1888;
11 http://nghiencuubiendong.vn;
12 http://tiasang.com.vn;
13 http://biendong.net;
14 http://reds.vn;
15 http://vietbao.vn
Trang 9MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I Một số vấn đề chung về phương thức chiếm cứ hữu hiệu 1
1 Sơ lược về các phương thức chiếm cứ
và sự ra đời của phương thức chiếm cứ hữu hiệu 1
2 Khái niệm chiếm cứ hữu hiệu 2
3 Đối tượng lãnh thổ áp dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu 2
4 Nội dung chính của phương thức chiếm cứ hữu hiệu
theo pháp luật quốc tế hiện hành 3
II Thực tiễn vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu để xác lập
và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam 3
1 Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước khi Việt Nam bị Pháp xâm lược 3
2 Giai đoạn Pháp thuộc đến khi giành được độc lập dân tộc 4
3 Giai đoạn độc lập dân tộc đến nay 6 III Đánh giá chung về thực tiễn vận dụng phương thức chiếm cứ
hữu hiệu để xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
trên biển của Việt Nam 6 KẾT THÚC VẤN ĐỀ 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
Trang 10ĐỀ BÀI
Phân tích thực tiễn vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu để xác lập và bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam