Sự phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc đã khiến Trung Quốc trở thành quốc gia điển hình cho chế độ phong kiến ở Phương Đông.. Việc tìm hiểu cơ sở hình thành và phá
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
So với các quốc gia phương Tây thì ở Phương Đông, chế độ phong kiến hình thành từ rất sớm và tồn tại lâu dài Trong đó chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành sớm nhất (từ thế kỉ III TCN), trải qua nhiều triều đại khác nhau Sự phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc đã khiến Trung Quốc trở thành quốc gia điển hình cho chế
độ phong kiến ở Phương Đông Việc tìm hiểu cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc sẽ giúp chúng ta nắm nguyên nhân dẫn đến sự ra đời từ rất sớm của nhà nước phong kiến Trung Quốc cũng như những yếu tố chi phối sự phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc các triều đại về sau
NỘI DUNG I-Khái quát về nhà nước phong kiến Trung Quốc
Ngay từ khi nền văn minh Hoàng Hà đi vào ổn định, chế độ phong kiến ở Trung Quốc
đã dần được hình thành Tuy nhiên phải đến triều đại nhà Tần thì chế độ phong kiến Trung Quốc mới bắt đầu hoàn chỉnh Như vậy từ thế kỉ XXI TCN khi nhà Hạ thành lập cho đến cuối thời Chiến Quốc (475-221 TCN) Trung Quốc chưa bước vào chế độ phong kiến Đến năm 221 TCN khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa lập ra nhà Tần thì chế độ phong kiến ở Trung Quốc mới chính thức được xác lập
Chế độ phong kiến Trung Quốc tồn tại trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều triều đại khác nhau trong đó tiêu biểu là các triều đại: nhà Tần (221 TCN – 206 TCN), nhà Hán (206 TCN – 220 SCN), nhà Đường (618-907), nhà Tống (960-1279), nhà Nguyên (1271-1368), nhà Minh (1369-1644) và nhà Thanh (1644-1911) Năm 1911 với sự thành công của cách mạng Tân Hợi, triều đình nhà Thanh sụp đổ đã chính thức chấm dứt sự tồn tại hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc
II-Cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc.
Như chúng ta đã biết thì nhà nước và pháp luật là hai bộ phận quan trọng thuộc kiến trúc thượng tầng Sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Do đó cơ sở hình thành và phát triển của pháp luật cũng dựa trên cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước
1 Cơ sở kinh tế
Trang 2Chế độ sở hữu đặc biệt là chế độ sở hữu ruộng đất là yếu tố quan trọng nhất trong cơ sở kinh tế dẫn đến sự hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc Bởi ruộng đất chính là tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp - nền kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Trung Quốc cũng như các quốc gia phương Đông khác Chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung Quốc là chế độ sở hữu không thuần nhất, tồn tại song song cả chế độ sở hữu công và chế độ tư hữu về ruộng đất
Sở hữu nhà nước về ruộng đất (sở hữu công): Về mặt hình thức thì toàn bộ ruộng đất
thuộc sở hữu của nhà nước mà người đứng đầu là hoàng đế Tuy nhiên trên thực tế, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước chỉ bao gồm một bộ phận nhỏ trong đó một phần được phân phong cho quý tộc, quan lại, một phần được cấp cho nông dân cày cấy để thu thuế
Sở hữu tư nhân về ruộng đất: Đây là hình thức sở hữu phổ biến trong xã hội Chế độ tư
hữu ruộng đất ở Trung Quốc đã được manh nha từ thời Xuân Thu và phát triển ở thời Chiến Quốc Trong thời kì này, chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước lâm vào tình trạng tan rã, ruộng đất tư ngày càng phát triển Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:
- Vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc, khi chính quyền nhà Chu trở nên suy yếu, các nước chư hầu được nhà Chu phân phong ruộng đất trước đây không còn phục tùng nhà Chu nữa mà tranh nhau quyền lực, đất đai, giành quyền bá chủ Để có đủ tiềm lực theo đuổi chiến tranh, các nước lớn đều lần lượt thi hành các cải cách về chính trị, kinh tế (như cải các Thượng Ưởng của nhà Tần năm 359 TCN) Một trong những nội dung cải cách quan trọng trong thời kì này đó là thừa nhận sự tư hữu ruộng đất và ruộng đất được tự
do mua bán Chính điều này đã làm cho chế độ phân phong ruộng đất bị phá vỡ, chế độ tỉnh điền tan rã dần dần, nhiều ruộng đất của nhà vua trở thành ruộng đất tư của quý tộc
- Sự ra đời và phát triển của công cụ lao động bằng sắt đã thúc đẩy quá trình khai hoang
mở rộng đất Các quý tộc đã sử dụng sức lao động của nô lệ để khai hoang và biến thành ruộng đất tư của mình
- Việc mua bán ruộng đất ngày càng phổ biến, các quý tộc có tiềm lực về kinh tế đã tập trung một số lượng lớn ruộng đất trong tay của mình
Chế độ tư hữu đã khiến cho ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, nông dân tự do biến thành nông dân tá điền, bị địa chủ bóc lột đã dẫn đến sự ra đời của quan hệ sản xuất phong kiến Đây chính là nhân tố quan trọng, chi phối sự ra đời của nhà nước phong kiến Trung
Trang 3Quốc Cùng với sự xác lập của quan hệ sản xuất phong kiến, pháp luật phong kiến cũng bắt đầu được khẳng định, chứa đựng những nội dung mới, thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến như sự thừa nhận và bảo vệ chế độ tư hữu ruộng đất, cũng như cho phép được tự
do mua bán ruộng đất
2 Cơ sở xã hội.
Thứ nhất, về kết cấu giai cấp: Sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến đã dẫn đến sự
biến đổi trong xã hội Hai giai cấp chính dần dần được hình thành đó là: giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân Đồng thời, xuất hiện một phương thức bóc lột mới – bóc lột bằng địa tô
- Giai cấp địa chủ bao gồm vua và địa chủ:
Nhà Vua với tư cách là đại địa chủ, gián tiếp bóc lột nông dân bằng các loại tô, sưu thuế
Địa chủ bao gồm: Địa chủ quý tộc phong kiến là bộ phận giàu sang, có thế lực lớn cả về
kinh tế và chính trị, gồm các vương hầu, tôn thất, công thần… Địa chủ bình dân là tầng lớp không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước Tuy vậy, bằng biện pháp chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân … mà trở nên rất giàu có Thông qua địa tô, địa chủ bóc lột nông dân một cách trực tiếp và đây cũng chính là mối quan hệ phổ biến và chủ yếu trong xã hội
- Giai cấp nông dân: Nhiều nông dân không có ruộng đất và nô lệ trở thành tá điền, cày cấy ruộng đất của chủ đất Một số khác, do ít ruộng cũng phải lĩnh canh thêm ruộng để cày cấy
Họ phải nộp địa tô (tô tiền hay tô hiện vật) cho chủ đất, ngoài ra họ còn phải nộp các khoản sưu thuế khác, phải đi làm không công cho nhà nước trong một thời gian nhất định trong năm, như đắp đê, xây dựng các công trình… (tô lao dịch)
Sự bóc lột bằng tô thuế của địa chủ với giai cấp nông dân đã dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội khiến cho các cuộc đấu tranh của nông dân thường xuyên xảy ra Đây chính là một trong những phương thức dẫn đến sự thay đổi các triều đại phong kiến Trung Quốc
Thứ hai, về quan hệ đẳng cấp: Đây là quan hệ khá nổi trội trong xã hội bao gồm hai
đẳng cấp là quan viên và bình dân Sự phân chia đẳng cấp kéo theo cả sự bất bình đẳng về địa
vị chính trị, xã hội cũng như các quyền và lợi ích liên quan đến địa vị của hai đẳng cấp này
Trang 4Quan hệ đẳng cấp có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống nhà nước và pháp luật thời kì phong kiến.
Đó là sự bảo vệ và ưu tiên mọi quyền lợi cũng như giảm nhẹ tội cho quan viên Ngược lại, đẳng cấp bình dân sẽ có thể bị phạt nặng hơn so với tội mà họ gây ra
Tuy vậy, quan hệ đẳng cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc mang tính mở Nó không có một tiêu chí cụ thể nào để quy định, xét đẳng cấp cho một người như xuất thân, giá trị tài sản nắm giữ… Một người ở đẳng cấp bình dân có thể thông qua khoa cử hoặc lập công
sẽ được thăng lên đẳng cấp quan viên Ngược lại, một người đang là quan viên có thể bị giáng thành thứ dân nếu như phạm tội nghiêm trọng Đây chính là yếu tố góp phần hình thành tính
xã hội của nhà nước phong kiến Trung Quốc
3 Cơ sở lịch sử
Quá trình hình thành nhà nước ở Trung Quốc gắn liền với quá trình xâm lược, mở rộng lãnh thổ Chính vì vậy mà các quốc gia có vùng lãnh thổ rất rộng lớn đặt ra yêu cầu phải tập trung quyền lực để đảm bảo sự thống nhất lãnh thổ Vì vậy mà xu hướng phát triển của nhà nước phong kiến Trung Quốc chính là “tôn quân đại thống nhất” Và để đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thống nhất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia rộng lớn như vậy đòi hỏi pháp luật phải được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước chính vì vậy mà các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn chú trọng đến việc xây dựng pháp luật thông qua ban hành các bộ luật Nội dung của pháp luật cũng hướng đến bảo vệ địa vị tối cao và tuyệt đối của hoàng đế
Bên cạnh các vương triều người Hán còn có sự tồn tại song song của các vương triều ngoại tộc Giữa các vương triều này luôn có sự tranh giành quyền lực với nhau Do đó mà khi các vương triều lên nắm quyền luôn có các quy định thể hiện sự bất bình đẳng giữa các dân tộc
4 Cơ sở tư tưởng
Cơ sở tư tưởng là điều kiện quan trọng dẫn tới sự hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Trung Quốc Từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã xuất hiện hai trường phái tư tưởng đó là Nho gia vào Pháp gia Đây chính là nền tảng cho chế độ phong kiến và sau này hai trường phái tư tưởng này đã được vận dụng rất nhiều trong hệ tư tưởng chính trị pháp lý của nhà nước phong kiến Trung Quốc
- Hệ tư tưởng Nho giáo:
Trang 5Do Khổng Tử khởi xướng từ thời Xuân Thu, sau đó được bổ sung và phát triển trong các thời kì sau Tư tưởng cơ bản của Nho giáo là muốn tạo ra những thể chế xã hội ổn định trong trật tự gia đình, trong nhà nước, coi việc đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị là mục tiêu cơ bản Chủ trương của Nho giáo là đường lối đức trị được thể hiện qua các tư tưởng về đạo đức và chính trị
Về đạo đức, Nho giáo nêu ra năm chuẩn mực đạo đức của người quân tử (ngũ thường),
đó là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín và nêu ra năm mối quan hệ cơ bản trong xã hội: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh em và bằng hữu Trong đó ba mối quan hệ đầu được gọi là “tam cương”, cũng chính là yếu tố nền tảng để duy trì trật tự xã hội Thực chất ba mối quan hệ này đều nhằm củng cố trật tự đẳng cấp phong kiến mà cụ thể là trật tự quan liêu và trật tự gia trưởng Trong đó trung quân là cốt lõi của mọi trật tự xã hội và quan hệ xã hội Chính vì vậy mà pháp luật phong kiến hướng tới bảo vệ các mối quan hệ trên nhằm duy trì một trật tự xã hội thống nhất
Về chính trị, tồn tại các học thuyết như thuyết “Thiên mệnh” – coi vua là Thiên tử, nhận mệnh trời để cai trị thiên hạ nhằm mục đích thần bí hóa địa vị của nhà vua, để địa vị của nhà vua được chính danh; thuyết “tôn quân quyền” – nhằm xác lập địa vị của nhà vua, quyền lực của vua là tuyệt đối và tối cao, nhà vua không chỉ nắm vương quyền mà còn nắm cả thần quyền trong tay; thuyết “Đức trị” – tức lấy đức để cai trị dân thì mới được lâu dài; bên cạnh đó còn có một số học thuyết khác như thuyết “chính danh”, thuyết “pháp tiên vương”,…
- Hệ tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia
Đối với tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia, cũng được khởi đầu từ thời Xuân Thu sau được Hàn Phi Tử tổng kết và hoàn thiện Tư tưởng pháp gia đề cập đến ba yếu tố, đó là: pháp, thuật, thế Theo đó, pháp là pháp luật Luật pháp phải được trình bày rõ ràng và thông báo rộng rãi cho dân chúng biết, tất cả thần dân đều bình đẳng trước pháp luật, phải lấy pháp luật
để cai trị và răn dạy Thuật là thuật cai trị của người cầm quyền thông qua việc bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt quan lại Thế là tính chính thống, quyền lực tuyệt đối hay uy tín của nhà vua
Mặc dù là hai hệ tư tưởng hoàn toàn khác nhau cùng song song tồn tại nhưng tư tưởng Nho gia và Pháp gia có điểm chung đó là đều hướng tới bảo vệ địa vị pháp lý và quyền lực
Trang 6tuyệt đối của nhà vua và nó đã được nhà cầm quyền vận dụng triệt để trong quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Trung Quốc Cũng chính vì sự tồn tại song song
và sự ảnh hưởng sâu sắc của hai trường phái này mà trong thời kì phong kiến Trung Quốc đã hình thành con đường cai trị “đức pháp kết hợp” thể hiện thông qua các đặc trưng của pháp luật Trung Quốc thời kỳ phong kiến đó là sự kết hợp giữa Lễ và Hình, giữa Đức trị và Pháp trị
KẾT LUẬN
Nhà nước phong kiến Trung Quốc là nhà nước phát triển nhất và điển hình cho chế độ phong kiến phương Đông Qua việc phân tích các cơ sở về kinh tế, xã hội, lịch sử và tư tưởng
có thể thấy rằng sự hình thành, phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc chịu sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố khác nhau Chính những điểm đặc thù trong cơ
sở hình thành và phát triển đã dẫn đến sự khác biệt của nhà nước phong kiến Trung Quốc so với các nhà nước phong kiến phương Đông khác cũng như so các nước phong kiến phương Tây
Thuật ngữ viết tắt
TCN: trước công nguyên SCN: sau công nguyên
Danh mục tài liệu tham khảo
1 Trương Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb CAND, Hà Nội, 2008
2 Ths Lê Thị Thanh Nhàn, Nhà nước phong kiến Trung Quốc
(http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/53376-Nha-nuoc-phong-kien-Trung-Quoc-ThS-Le-Thi-Thanh-Nhan)