CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG
DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ - HÓA HỌC 11
Quảng Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2019
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG
DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ - HÓA HỌC 11
Người thực hiện: Dương Thị Vân Quỳnh Chức vụ: Phó tổ trưởng chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú.
Quảng Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2019
Trang 3HSTHPT Học sinh trung học phổ thông
Trang 4MỤC LỤC
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.4 Đối tương và khách thể nghiên cứu 2
1.4.1 Khách thể nghiên cứu 2
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Đóng góp mới của đề tài 3
2 PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1.1 Cơ sở lý luận về bài tập thực tiễn 4
2.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đề 4
2.1.2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề 4
2.1.2.2 Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển NLGQVĐ cho người học 5
2.1.3 Thực trạng của việc sử dụng BTTT 5
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ - LỚP 11 6
2.2.1 Nguyên tắc xây dựng BTTT 6
2.2.2 Một số dạng BTHH thực tiễn 6
2.2.3 Tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 7 2.2.4 Sử dụng BTTT trong dạy học Hóa học để phát triển NLGQVĐ 8
2.2.4.1 Giới thiệu bài học 8
2.2.4.2 Dạy kiến thức mới 8
2.2.4.3 Sử dụng trong các bài ôn tập, luyện tập 9
2.2.4.4 Sử dụng trong các bài kiểm tra 10
2.2.4.5 Một số BTTT trong chương trình hóa hữu cơ lớp 11 11
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 17
2.3.1 Mục đích thực nghiệm 17
Trang 52.3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 17
2.3.3 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 17
2.3.4 Kết quả thực nghiệm 18
3 PHẦN KẾT LUẬN 19
3.1 Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến , giải pháp 19
3.2 Kiến nghị, đề xuất 19
a Đối với nhà trường 19
b Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 71 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, với xu thế toàn cầuhóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới Những thay đổi và pháttriển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc sống đã đặt ra những thách thức cho ngànhgiáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”.
Vì thế, để thực hiện tốt về mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục vàĐào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, chúng ta cần có nhận thức đúng về bảnchất của sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lựcngười học Trong đó, năng lực giải quyết vấn đề là 1 trong 10 năng lực chung củahọc sinh được đề cập đến trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
Mục tiêu chính của đổi mới giáo dục là tạo ra những con người đáp ứng đượcyêu cầu của xã hội Vì vậy cần luyện tập cho học sinh biết phát hiện và giải quyếtvấn đề trong học tập, trong cuộc sống và cả trong cộng đồng
Từ những năm 1960, giáo viên Việt Nam đã làm quen với thuật ngữ “dạy họcnêu vấn đề”, nhưng cho đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo Trước hết, cần tậpdượt cho học sinh khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huống trong học tập hoặcthực tiễn Đây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người vàkhông dễ dàng gì có được Sự thành đạt của mỗi người không chỉ tùy thuộc vàonăng lực phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà còn phải biếtgiải quyết nó một cách hợp lí Vì vậy, ngay từ khi còn ở ngồi trên ghế nhà trường,học sinh cần phải được luyện tập năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức Hóa học được vận dụng rất nhiềutrong thực tế cuộc sống, do đó thông qua bài tập thực tiễn học sinh được mở rộngtri thức, rèn luyện khả năng tư duy, tính kiên nhẫn… và vận dụng những kiến thứcđược học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra
Trang 8Tuy nhiên, chương trình dạy và học Hóa học phổ thông hiện nay còn nặng về
lí thuyết đã làm hạn chế khả năng tư duy và vận dụng sáng tạo của học sinh ViệtNam so với bạn bè quốc tế Do vậy, việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tậpthực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là cần thiết
Trong chương trình Hóa học lớp 11, kiến thức hóa hữu cơ có nội dung rấtphong phú, đa dạng và gần gũi với thực tế Các kiến thức hóa hữu cơ không chỉ sẽgiúp học sinh tìm hiểu những nội dung liên quan đến kiến thức sau này mà quantrọng hơn nó giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng sẽ gặp trong thực tếđời sống Vì vậy, việc sử dụng bài tập thực tiễn về hóa hữu cơ lớp 11 để phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trung học phổ thông là vấn đề mang tínhcấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Hóa hữu cơ - Hóa học 11”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm thiết kế và sử dụng hệ thống các bài tập gắnvới thực tiễn trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11 Thông qua các bài tập thực tiễn này,học sinh sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề Từ đó sẽ tạo hứng thú học tập
cho học sinh và nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học Hóa học ở trường THPT 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở khoa học của việc tạo niềm say mê, hứng thú trong giờ họcmôn Hóa học cho học sinh
Đánh giá thực trạng việc học môn Hóa học trong thời gian qua và kết quả đạtđược trong thời gian qua
Rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra biện pháp thực hiện trong thời gian tới
1.4 Đối tương và khách thể nghiên cứu
1.4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 ở trường THPT và khả năng phát triểnnăng lực của học sinh
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống lý thuyết và bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn
đề trong dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 ở trường THPT
Trang 91.5 Phạm vi nghiên cứu
Khối 11 trường THPT nơi tôi đang công tác
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trao đổi, thống kê số liệu,
so sánh, lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh
1.7 Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý luận: Đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực giải quyết
vấn đề của học sinh trung học phổ thông
Về mặt thực tiễn: Thiết kế và xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập thực tiễn
trong chương trình hóa hữu cơ lớp 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề chohọc sinh trung học phổ thông
Trang 102 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Cơ sở lý luận về bài tập thực tiễn
Dạy học Hóa học gắn liền với thực tiễn là mong muốn của rất nhiều GV Hóahọc Bởi Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với cuộc sống con người.Nếu HS thấy được sự gần gũi giữa kiến thức bộ môn với thực tế các em sẽ yêuthích môn Hóa học hơn, hứng thú tìm hiểu khoa học, có thêm kĩ năng sống, ý thứcbảo vệ môi trường tốt hơn và có NL vận dụng kiến thức tốt hơn Theo tôi, việcđưa các kiến thức Hóa học gắn liền với thực tiễn trong quá trình dạy học đem lạinhiều lợi ích:
- Học sinh tiếp nhận kiến thức đó một cách tự nhiên, nhớ kiến thức được lâuhơn, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức trong thực tiễn, từ đó tăng hứng thúhọc tập và tìm hiểu kiến thức
- Kích thích học sinh tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống,đặt các giả thuyết và nghiên cứu
- Có kiến thức thực tiễn sẽ thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hànhtrong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương
châm “ học đi đôi với hành”.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với các nội dung cóliên quan tới thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Nhiều bài tập Hóa học cònrất xa vời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phứctạp Để phần nào đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tậpmôn Hóa học phổ thông theo hướng gắn với thực tiễn nên trong đề tài tôi tuyểnchọn và xây dựng thêm một số kiến thức lý thuyết và bài tập Hóa học dạng này,đồng thời đưa chúng vào trong dạy học với phương pháp phù hợp nhằm góp phầnnâng cao hứng thú học tập cho HS THPT
2.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đề
2.1.2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề là tổ hợp các NL thể hiện ở các kĩ năng (thao táctác duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả nhữngnhiệm vụ của bài toán
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyếttình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng Nó bao gồm sự sẵn
Trang 11sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công
dân tích cực và xây dựng ( Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012)
2.1.2.2 Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển NLGQVĐ cho người học
- Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS hiểu và nắm chắc nội dung
cơ bản của bài học HS có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội củamình
- Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp,
tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng
- Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp GV có thể đánh giá một cáchkhá chính xác khả năng tiếp thu của HS và trình độ tư duy của học sinh, tạo điềukiện cho việc phân loại HS một cách chính xác GV có thể trực tiếp uốn nắn nhữngkiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức cần thiết cho HS
2.1.3 Thực trạng của việc sử dụng BTTT
Trong quá trình dạy học ở trường THPT Trần Phú, tôi nhận thấy rằng: Kiếnthức của HS còn hời hợt, thiếu vững chắc, chưa liên hệ với thực tế sinh động củasản xuất và đời sống Nhiều HS chưa nắm chắc các khái niệm Hóa học cơ bản,chưa hiểu được các hiện tượng Hóa học thông thường xảy ra trong đời sống và sảnxuất, HS chưa biết liên hệ với kiến thức đã học để giải thích HS tiếp thu kiến thức
ở lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về bài học, thuộc bài một cách máy móc, nên cònlúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức của mình Về nhà HS học bài cònnặng về học thuộc lòng
GV ít liên hệ kiến thức Hóa học với thực tế Do cách thi cử có ảnh hưởngquan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câuhỏi có nội dung gắn với thực tiễn Do vậy, đa số GV chỉ đưa những kiến thức Hóahọc thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiết học tuyền thụ kiến thứcmới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bị cho các kì kiểm trathì GV chỉ tập trung các kĩ năng khác có nội dung thuần túy Hóa học để có thể đápứng được yêu cầu của bài kiểm tra
Chính vì thế vốn hiểu biết thực tế của HS về các hiện tượng có liên quan đếnHóa học trong đời sống hàng ngày còn ít
Giải pháp của chúng tôi đưa ra là thiết kế và sử dụng BTTT trong các bài họcnhiều hơn, có thể dùng trong nhiều trường hợp như nghiên cứu tài liệu mới, củng
cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kiểm tra, đánh giá kiến thức
Trang 12Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ - LỚP 11 2.2.1 Nguyên tắc xây dựng BTTT
- Phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại.
Trong một bài tập HH thực tiễn, bên cạnh nội dung HH, còn có những dữ liệuthực tiễn Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác, không tuỳtiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán
Đối với một số bài tập về sản xuất HH, nên đưa vào các dây chuyền côngnghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa các côngnghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng
- Phải gần gũi với kinh nghiệm của HS.
Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến HH thì rất nhiều và rộng Nếu BTTT
có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm đời sống và môi trườngxung quanh HS thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi tiếp nhận vàgiải quyết vấn đề
- Phải sát với nội dung học tập.
Các BTTT cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học Nếu BTTT
có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức HH thì sẽ không tạo được động lực cho
HS để giải bài tập đó
2.2.2 Một số dạng BTHH thực tiễn
Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành:
Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình
huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn…
Ví dụ: Làm cách nào để quả mau chín ?
Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Vì sao khi bị muỗi đốt nếu bôi vào vết muỗi đốt ít nước xà phòng sẽ cảm thấybớt ngứa, xót?
Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá chất cần dùng, pha chế dung dịch…
Trang 13Ví dụ: - Vitamin A có công thức phân tử C20H30O có chứa 1 vòng 6 cạnh,không chứa liên kết ba Hãy cho biết trong phân tử có mấy liên kết đôi.
- Thành phần chủ yếu của chất trong trong mùi thơm của dứa là một chấtchứa 62,04% C và 10,41% H theo khối lượng, M=110±10 Tìm CTCT của hợpchất trên
Bài tập về sản xuất hoá học
Ví dụ: Trước kia người ta sản xuất phenol từ clobenzen Hiện nay phươngpháp chủ yếu điều chế phenol trong công nghiệp là đi từ benzen quaisopropylbenzen Viết phương trình phản ứng minh hoạ
Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất Bao gồm
các dạng bài tập về:
Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệmnhư: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tai nạn xảy ra,phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm…
Ví dụ: - Cà rốt là loại củ có chứa đường và có hàm lượng vitamin A rất cao.Nhiều người thích ăn cà rốt sống và làm nộm cà rốt vì cho rằng sẽ hấp thụ hếtlượng tiền vitamin A trong đó Quan điểm đó có đúng không? Tại sao?
- Phương pháp cấp cứu sơ bộ khi bị bỏng phenol: “Rửa nhiều lần bằngglixerol cho tới khi màu da trở lại bình thường rồi bằng nước, sau đó băng chỗbỏng bằng bông tẩm glixerol” Hãy giải thích tại sao lại làm như vậy
2.2.3 Tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Bước 1: Đặt vấn đề GV hoặc HS phát hiện vấn đề, nhận dạng vấn đề, nêu
vấn đề cần giải quyết.
Bước 2: Tạo tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề thường xuất hiện
khi:
- Nảy sinh mâu thuẫn giữa điều HS đã biết và điều đang gặp phải
- Gặp tình huống bế tắc trước nội dung mới
- Gặp tình huống, xuất phát từ nhu cầu nhận thức tại sao
Bước 3: GQVĐ GV hoặc HS đề xuất cách GQVĐ khác nhau (nêu giả thuyết khác nhau), thực hiện cách giải quyết đã đề ra (kiến thức giả thuyết).