Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.. Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém
Trang 1ĐỀ 27
I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài "đệ nhất thiên hạ", nhưng lần nào cũng bị thua Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!" Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.
Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thoả lòng ích kỉ tăng lên Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt
đã nói: "Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công” Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công
Trên thực tế không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác Kẻ đố kị không hiểu rằng "ngoài trời còn có trời” (cao hơn), "ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài còn có người tài hơn
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.
(Phỏng theo Băng Sơn, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, Sdid, tr 96 — 97)
Câu 1: Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào?
Câu 2: Theo tác giả, thế nào là đố kị?
Câu 3: Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào về thói đố kị của con người?
Câu 4: Theo anh/ chị, cần làm gì để khắc phục thói đố kị trong bản thân mỗi chúng ta?
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Con người cần phải có long
Câu 2: (5.0 điểm)
"Cái tôi" Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích bài bút kí 4i đã đặt tên cho dòng sông?
Trang 2GỢI Ý – HƯỚNG DẪN
I ĐỌC HIỂU
Câu 1: Đoạn trích sử dụng các thao tác lập luận: chứng minh, phân tích, bình luận
Câu 2: HS cần nêu được cách hiểu của tác giả về sự đố kị: là một thói xấu của con người vốn có từ xưa;
đố kị là không thích người khác hơn mình, ghen ghét và không muốn nhìn thấy người khác thành công Câu 3: Thái độ của tác giả về thói đố kị: phê phán (thể hiện qua việc chỉ ra biểu hiện của thói đố kị, phân tích các tác hại, nguyên nhân của thói đố kị và cách khắc phục)
Câu 4: HS nêu được một vài ý trong các ý sau đây:
- Ý thức được đố kị là một thói xấu cần khắc phục;
- Thấy được những tác hại của thói đố kị;
- Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực: chia sẻ niềm vui thành công của người khác thay vì muốn phủ nhận, hạ thấp họ;
- Khẳng định bản thân bằng cách khiêm nhường học hỏi để hoàn thiện mình chứ không phải bằng cách
hạ thấp người khác;
- Thay đổi lối nghĩ chỉ có mình là nhất
II LÀM VĂN
Câu 1:
HS cần nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề "Con người cần phải có lòng cao thượng"; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đoạn văn đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ, có thể trình bày theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng - phân - hợp, ; đảm bảo các quy tắc chính
tả, dùng từ, đặt câu Tham khảo gợi ý sau:
- Giải thích: "cao thượng" là "vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần" (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (Chủ biên), Nhà Xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2005) Cao thượng là đức tính tốt, là lối sống đẹp Lòng cao thượng rất cần thiết trong sự ứng xử giữa con người với con người Người có lòng cao thượng là người luôn suy nghĩ, hành động vì mục đích tốt đẹp: mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác
- Con người cần phải có lòng cao thượng vì:
+ Lòng cao thượng giúp con người sống đẹp hơn, có ích hơn, hạnh phúc hơn
+ Lòng cao thượng là động lực thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống tạo ra những giá trị tốt đẹp, khiến xã hội ngày càng phát triển
+ Trong cuộc sống luôn có những khó khăn, thử thách nên con người rất cần có lòng cao thượng để chia
sẻ, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau
- Đề cao lòng cao thượng, chúng ta cũng cần phê phán thói đố kị, nhỏ nhen, lối sống ích kỉ
Trang 3Câu 2: Đề bài yêu cầu HS nghị luận về hình tượng "cái tôi" Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích Ai
đã đặt tên cho dòng sông? HS cần viết bài văn có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp lí lẽ và dân chứng, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Có thể tham khảo những ý chính sau:
- Nhà văn Nguyễn Tuân từng gọi tuỳ bút là lối văn "độc tấu", nghĩa là trong tác phẩm tuỳ bút, "cái tôi" của người viết trở thành nhân vật trung tâm Sự hấp dẫn của tuỳ bút xét đến cùng là sự hấp dẫn của "cái tôi" tác giả: "cái tôi" ấy thông minh, sắc sảo thế nào, vốn văn hoá ra sao, tư tưởng, tâm hồn thế nào, vốn liếng và cách dùng chữ nghĩa ra sao, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng cho rằng điều cốt yếu làm nên sức mạnh của thể loại tuỳ bút là "để cho hiện thực cuộc sống chảy qua trái tim người cầm bút như một dòng máu nồng ấm" (Một vài suy nghĩ về thể kí, báo Văn nghệ, số 31 – 1983)
- Hình tượng "cái tôi" Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
là một "cái tôi" tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, gắn bó và say mê với vẻ đẹp của cảnh sắc và con người xứ Huế
+ Một con người có vốn tri thức phong phú, uyên bác về sông Hương và về địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật xứ Huế
• Tác giả đã miêu tả dòng sông Hương với các tư liệu cụ thể, chính xác khiến người đọc có thể hình dung một cách rõ ràng, sinh động về địa hình và những đổi thay đầy biến ảo trong dòng chảy của nó: khi thì mạnh mẽ, dữ dội; khi lại êm đềm, dịu dàng, có khi trầm mặc, Suy tư
• Những địa danh cụ thể làm nên cả một "không gian Huế" với những nét đẹp đặc trưng của đất cố đô: ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, bãi Nguyệt Biều, đồi Vọng Cảnh, ngoại ô Kim Long, Cồn Hến, Cồn Giã Viên, vườn cau Vĩ Dạ,
• Cái nhìn nghệ thuật độc đáo, có khả năng soi chiếu đối tượng từ nhiều góc độ khác nhau Dòng sông Hương được miêu tả từ các góc nhìn địa lí, lịch sử, văn hoá, Mỗi góc nhìn đều mang đến những khám phá mới mẻ, bất ngờ không chỉ về thiên nhiên mà cả về tâm hồn Huế
+ Một con người gắn bó sâu nặng với quê hương, có tâm hồn nghệ sĩ, có khả năng quan sát tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng:
• Cái nhìn tràn đầy cảm hứng tình yêu: Hoàng Phủ Ngọc Tường hình dung sông Hương với kinh thành Huế như nàng Kiều với chàng Kim Trọng của Nguyễn Du gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở Con đường từ thượng nguồn ra biển cả của sông Hương trong cái nhìn của nhà văn trở thành hành trình kiếm tìm người tình hằng mong đợi
• Trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn: hình dung sông Hương như một người con gái với tâm hồn phong phú, bí ẩn, chứa đựng bao nhiêu cung bậc cảm xúc vừa nồng nàn, táo bạo vừa dịu dàng, đằm thắm Qua đó, nhà văn khám phá vẻ đẹp của tâm hồn Huế "vừa mãnh liệt vừa lắng sâu, vừa trữ tình thiết tha vừa bình thản, trí tuệ" (Trần Đình Sử)
+ Một nhà văn có vốn ngôn ngữ phong phú, có khả năng vận dụng một cách tài hoa các thủ pháp của hội hoạ, âm nhạc, Lối viết hướng nội tài hoa và đậm chất trữ tình đã mang lại sức rung cảm mãnh liệt cho tác phẩm – một "bài thơ bằng văn xuôi"
- Sự tài hoa, uyên bác và mê đắm của "cái tôi" tác giả đã tạo nên vẻ đẹp riêng
Trang 4cho những trang kí Hoàng Phủ Ngọc Tường: giàu chất trí tuệ và đậm chất thơ Đoạn trích đã thể hiện nét đặc sắc trong phong cách bút kí của nhà văn xứ Huế này