1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong mối liên hệ với công ước quốc tế về quyền trẻ em

18 215 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ước quốc tế về quyền trẻ em CRC Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 Luật BVCSGDTE Bộ luật dân sự BLDS Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục BVCSGD Bộ Lao đ

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Công ước quốc tế về quyền trẻ em CRC Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 Luật BVCSGDTE

Bộ luật dân sự BLDS Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục BVCSGD

Bộ Lao động, thương binh và xã hội Bộ LĐTB&XH

Trang 2

A – LỜI MỞ ĐẦU:

Trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, Liên Hợp Quốc đã Công bố rằng, trẻ em có quyền được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt; và cũng chỉ ra trong Tuyên bố

về quyền trẻ em, “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và

bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” Hiểu rõ tầm quan trọng đó, Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được thông qua

năm 1989 Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước vào ngày 20/2/1990 Sau đó, vào năm 2004, Quốc hội nước ta

đã soạn thảo và thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm bảo đảm

quyền lợi cho trẻ em Chính vì vậy, nhóm 5 xin chọn đề bài số 5: “Luật bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em trong mối liên hệ với Công ước quốc tế về quyền trẻ em”.

B – NỘI DUNG:

I, Khái quát chung về Công ước quốc tế về quyền trẻ em:

1 Hoàn cảnh ra đời:

Công ước quốc tế về quyền trẻ em (the Convention on the Rights of the Child –

CRC) được thông qua ngày 20/11/1989 (còn gọi là Công ước Quyền trẻ em năm 1989) theo Nghị quyết 44/25 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990 theo điều 49 của Công ước Đây là một văn kiện quyền con người mang đậm tính nhân văn và được nhiều nước phê chuẩn nhất trên thế giới Công ước quy định về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em Hiện có 197 quốc gia tham gia, các quốc gia phê chuẩn Công ước này chịu ràng buộc của các quy định Công ước Công ước còn để ngỏ cho các quốc gia tham gia ký kết, phê chuẩn và gia nhập

Sự ra đời của Công ước quốc tế về quyền trẻ em là một bước tiến quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới của Lên Hợp Quốc Đây được coi là văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay Công ước ra đời là sự kế thừa, phát triển và bổ sung cho những văn kiện pháp

lý quốc tế trước đây Trước đó, sự cần thiết phải dành cho trẻ em sự chăm sóc đặc biệt

Trang 3

là một yêu cầu, được khẳng định trong Tuyên bố Giơ-ne-vơ về quyền trẻ em năm 1924, trong Tuyên bố về quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1959 và điều đó cũng được thừa nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người; trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Điều 23 và 24); trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Điều 10);…

Công ước quốc tế về quyền trẻ em còn nhắc lại các điều khoản của Tuyên bố về

các nguyên tắc xã hội và pháp lý có liên quan đến bảo hộ và phúc lợi cho trẻ em, đặc biệt đối với chế độ bố trí nuôi dưỡng và nhận con nuôi trong phạm vi quốc gia và quốc tế; Những quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) và Tuyên bố về bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong trường hợp khẩn cấp hoặc xung đột vũ trang Đồng thời, Công ước cũng thừa

nhận, nhấn mạnh rằng “ở mọi quốc gia trên thế giới, vẫn còn trẻ em sống trong các

điều kiện đặc biệt khó khăn và những trẻ em đó cần nhận được sự quan tâm đặc biệt”

và “tầm quan trọng của hợp tác quốc tế đối với việc cải thiện điều kiện sống của trẻ em

ở mọi quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển”.

2 Những nội dung cơ bản:

Ngoài lời nói đầu, nội dung của Công ước gồm 3 phần với 54 điều khoản (Đại

hội đồng Liên Hợp Quốc, trong Nghị quyết số 50/155 ngày 21 tháng 12 năm 1995, thông qua việc sửa đổi khoản 2, điều 43 của Công ước Quyền trẻ em Việc sửa đổi này

có hiệu lực vào ngày 18 tháng 11 năm 2002 khi được chấp nhận bởi đa số 2/3 của các quốc gia thành viên (128 trong 191)), bao quát được tất cả những khía cạnh liên quan

đến quyền trẻ em và xác định rõ nghĩa vụ của các quốc gia trong việc đảm bảo quyền của trẻ em, mối quan hệ giữa trẻ em và quyền con người nói chung

Bốn nhóm Quyền của trẻ em theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em: 1.Quyền được sống; 2.Quyền được bảo vệ; 3.Quyền được phát triển; 4.Quyền được tham gia

Lần đầu tiên, vấn đề “trẻ em” được xác định, làm cơ sở cho việc thúc đẩy và bảo

Trang 4

(mà rất nhiều quyền chưa hề được đề cập ở các văn kiện trước đó) đã được Công ước ghi nhận, bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu quả; được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã hội Không chỉ đề cập đến trẻ em nói chung, Công ước còn đề cập đến việc bảo vệ quyền của những nhóm trẻ em đặc biệt (tàn tật, lang thang cơ nhỡ, bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang ); đồng thời, xác định những biện pháp nhằm xóa bỏ những nguy cơ đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhiều trẻ em như bị lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, ảnh hưởng của chất ma túy và bị buộc phải tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang Cùng với các điều đó, Công ước còn xác lập một cơ chế quốc tế để giám sát việc thực hiện các quyền trẻ em trên thế giới, tạo điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ Tóm lại có thể thấy, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 có những điểm nổi bật sau:

Thứ nhất: Thời gian từ khi ký đến khi Công ước có hiệu lực rất ngắn (9 tháng 18

ngày) và là điều ước quốc tế đa phương có số lượng quốc gia thành viên lớn nhất so với tất cả các điều ước quốc tế được ký trên thế giới Điều này phản ánh tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền trẻ em cũng như sự quan tâm của các quốc gia đối với thế hệ trẻ

Thứ hai: Công ước Quyền trẻ em năm 1989 lần đầu tiên đã khái quát được các

khía cạnh của quyền trẻ em và xác định rõ nghĩa vụ của các quốc gia trong việc đảm bảo quyền của trẻ em Mối quan hệ giữa quyền trẻ em với quyền con người nói chung

Thứ ba: Theo Điều 43 Công ước quyền trẻ em năm 1989, Ủy ban về quyền trẻ em

được thành lập nhằm xem xét sự tiến bộ mà các quốc gia thành viên đạt được trong việc thực hiện các nghĩa vụ mà họ đã cam kết thông qua các báo cáo định kỳ Đồng thời theo Điều 45, bên cạnh Ủy ban về quyền trẻ em thì các cơ quan chuyên môn, UNICEF và các tổ chức khác thuộc Liên Hợp Quốc cũng có thẩm quyền giám sát, giúp đỡ các quốc gia thành viên trong quá trình thực hiện Công ước

Với nội dung trên, Công ước được coi là văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay Tuy vậy, để hỗ trợ cho Công ước này, năm 2000, Liên Hợp Quốc còn thông qua hai Nghị định thư bổ sung, đề cập đến

Trang 5

việc cấm sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang và việc cấm buôn bán, bóc lột mại dâm trẻ em và cấm văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em

II, Khái quát chung về Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:

1 Hoàn cảnh ra đời:

a) Giai đoạn trước khi Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ra đời:

Trong những ngày đầu mới thành lập đất nước, mặc dù còn phải đối phó với thù trong giặc ngoài song Nhà nước đã quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ, phục vụ quốc kế dân sinh, trong đó có vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàn diện, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước Điều này thể hiện trong trong các bản Hiến pháp – văn kiện pháp lí quan trọng nhất của nước ta

Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã quy định những vấn

đề cơ bản của chế độ, trong đó có các quyền cơ bản của công dân và trẻ em là công dân được hưởng các quyền đó Hiến pháp năm 1946 đã giành 2 điều quy định ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước đối với trẻ em: Điều 14 quy định

“Trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng” và Điều 15 quy định “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí học trò nghèo được Chính phủ giúp”.

Hiến pháp năm 1980, quy định việc bảo vệ trẻ em gắn liền với bảo vệ phụ nữ, đồng thời khẳng định trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với

sự nghiệp bảo vệ bà mẹ và trẻ em: Điều 47, “…Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ

em; vận động sinh đẻ có kế hoạch” Điều 64, “Gia đình là tế bào của xã hội ”

Hiến pháp năm 1992, kế thừa các bản Hiến pháp trước đó, chế định bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tái khẳng định, đề cao trách nhiệm của gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, đồng thời cũng quy định bổn phận của con cháu đối với ông

bà, cha mẹ: “Gia đình là tế bào của xã hội Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình Cha

mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc

Trang 6

phân biệt đối xử giữa các con ” (Điều 64)

Ngoài ra, các chủ trương, chính sách về trẻ em được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 và nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội Khóa VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12/8/1991

b) Giai đoạn sau khi Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ra đời:

Bước sang thế kỷ XXI cộng đồng quốc tế đã cam kết cùng nhau phấn đấu thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu vì trẻ em và kêu gọi toàn thể nhân loại hãy bảo đảm cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn Thực hiện cam kết này, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, trong đó có chính sách về trẻ em, cụ thể là: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan đến trẻ em của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương Và đặc biệt không thể không nhắc tới sự

ra đời của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Luật BVCSGDTE) số 25/2004/QH11 được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 Đây là văn bản pháp lý cơ bản và hoàn thiện nhất về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam Bởi nó không những kế thừa tinh thần của Công ước quốc tế về quyền trẻ em

1989 và các văn bản pháp lí trước đây về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam mà còn bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật cho phù hợp với hoàn cảnh, thực tiễn của trẻ em Việt Nam hiện nay Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành Nghị định số 36/2005/NĐ-CP, Nghị định số 71/2011/NĐ-CP thay thế Nghị định số 36/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVCSGDTE

Chính sách về trẻ em trong giai đoạn này nhằm mục tiêu bảo đảm cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn, với 5 nguyên tắc cơ bản là: Không phân biệt đối xử với trẻ em;

Trang 7

các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội; dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em; trẻ em thuộc diện chính sách xã hội, có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp để được hoà nhập với gia đình, cộng đồng

Đồng thời, tổ chức bộ máy làm công tác BVCSGD trẻ em được quy định tại Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em là cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVSCGD trẻ em; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực BVCSGD trẻ em

Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở Hiện nay, ở Trung ương, qua quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em không còn Các chức năng của Ủy ban được chuyển giao sang một số bộ, ngành như Bộ LĐTB&XH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế trong đó, chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên phạm vi cả nước được giao cho Bộ LĐTB&XH

2 Những nội dung cơ bản:

a) Những quy định chung:

Trước hết, Điều 1 Luật BVCSGDTE 2004 quy định: “Trẻ em quy định trong

Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” Quy định này kế thừa Luật

BVCSGDTE năm 1991, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai khái

niệm “trẻ em” theo Luật BVCSGD trẻ em và khái niệm “Người chưa thành niên” quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) Điều 18-BLDS quy định: “Người từ đủ

mười tám tuổi trở lên là người thành niên Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên” Hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau Người chưa thành

niên gồm có trẻ em (người dưới 16 tuổi) và nhóm người từ 16 đến dưới 18 tuổi Điều này có nghĩa là: Tất cả trẻ em công dân Việt Nam đều là người chưa thành niên nhưng không phải tất cả người chưa thành niên đều là trẻ em

Trang 8

Luật còn quy định các nguyên tắc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em: Không phân biệt đối xử với trẻ em (Điều 4); Tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em (Khoản 1 Điều 6); Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội (Khoản 1 Điều 5); Dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em (Khoản 1 Điều 5); Trẻ em thuộc diện chính sách xã hội, có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp Đây chính là kim chỉ nam cho công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em

Điều 7 Luật BVCSGD trẻ em quy định 10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh Đây là 10 nhóm hành vi vi phạm quyền trẻ em đặc thù đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Ngoài 10 nhóm hành vi được quy định, các hành vi vi phạm khác làm tổn hại đến quyền

và lợi ích của trẻ em đã được quy định và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành

Điều 8 Luật BVCSGDTE quy định có tính nguyên tắc về trách nhiệm quản lý nhà

nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Khoản 1: “Chính phủ thống nhất quản lý

nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” với cơ quan giúp việc là Uỷ ban Dân

số, Gia đình và Trẻ em Ngoài ra, các bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo sự phân công của Chính phủ.

Điều 10 Luật BVCSGDTE quy định về nguyên tắc, chính sách, nội dung hợp tác quốc

tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

b) Quyền và bổn phận của trẻ em:

Chương 2: Pháp luật quy định các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em

Các quyền cơ bản bao gồm: Quyền được khai sinh và có quốc tịch, Quyền được

có họ tên; Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng, quyền sống chung với cha mẹ, Quyền được tôn trọng , bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, Quyền được chăm sóc sức khoẻ, Quyền được học tập, Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; Quyền được phát triển năng khiếu, Quyền có tài sản; Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

Trang 9

Bên cạnh việc quy định các quyền cơ bản của trẻ em pháp luật cũng đặt ra cho trẻ

em những bổn phận nhất định Cụ thể điều Điều 21: “Trẻ em có bổn phận sau đây:

1 Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;

2 Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;

3 Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;

4 Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;

5 Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.”

Pháp luật không đặt ra vấn đề nghĩa vụ với trẻ em Vì xuất phát từ đặc điểm của trẻ em là lứa tuổi chưa phát triển ổn định tâm sinh lý, không thể tự chăm sóc và bảo vệ bản thân mình Hơn nữa, khi trẻ em mắc lỗi, không thực hiện bổn phận của mình chỉ sử dụng các biện pháp giáo dục chứ không phải áp dụng cơ chế hay biện pháp xử lý nào

c) Trách nhiệm chăm sóc giáo dục, và bảo vệ trẻ em:

Xuất phát từ đặc điểm của trẻ em luôn cần được sự bảo vệ chăm sóc, do đó pháp luật cũng đặt ra trách nhiệm cụ thể với từng cá nhân, tổ chức và của toàn thể cộng đồng Quy định này được ghi nhận tại Chương 3 Luật BVCSGDTE Cụ thể: trách nhiệm đăng

kí khai sinh (Điều 23), trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 24), Trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em sống chung với cha mẹ (Điều 25), Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự (Điều 26)

d) Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:

Trang 10

Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở đây bao gồm: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật

Luật BVCSGDTE cũng đưa ra những biện pháp cụ thể để đảm bảo quyền lợi của những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt này Cụ thể: đã đưa ra các hình thức trợ giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như: đóng góp bằng tiền , hiện vật; hay nhận nuôi, đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tham gia giúp

đỡ tại các cơ sở trợ giúp trẻ, tổ chức các hoạt động hỗ trợ trẻ ở những hoàn cảnh này về phục hồi sức khỏe, tinh thần.Ngoài ra pháp luật cũng xác định cụ thể cơ quan , tổ chức

có trách nhiệm trong việc bảo vệ đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ( Điều 48, Điều 52 đến 58), với từng đối tượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khác nhau thuộc trách nhiệm của cá nhân , tổ chức khác nhau

III, Mối liên hệ giữa Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em:

Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được xây dựng và hoàn thiện dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng - Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em:

Ngày 26/01/1990, Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) và phê chuẩn theo Quyết nghị số 241 NQ/HĐNN7 của Hội đồng Nhà nước ngày 20/2/1990 (không bảo lưu điều nào) Liên hợp quốc công nhận ngày phê chuẩn là ngày 28/2/1990 Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Sau đó, ngày 20/12/2001, Việt Nam phê chuẩn 2 nghị định thư bổ sung Công ước, đó là: Nghị định thư (không bắt buộc) về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa khiêu dâm trẻ em; Nghị định thư (không bắt buộc) về sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang

Ngày đăng: 25/03/2019, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 Khác
3. Nghị định của Chính phủ số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVCSGDTE Khác
4. Nghị định của Chính phủ số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thay thế Nghị định số 36/2005 Khác
5. Đặc san tuyên truyền pháp luật số 02/2011 khái quát chung về Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính Phủ Khác
6. Một số trang web: duthaoluatonline.vn baomoi.com Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w