Điều ước quốc tế: ĐƯQT là sự thỏa thuận các quốc gia, do đó chúng có giá trị bắt buộc áp dụng đối với các nước thành viên trên nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế, được co
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong giao dịch kinh doanh quốc tế, sự thoả thuận giữa các bên thương nhận được thể hiện trong hợp đồng Hợp đồng quy định trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia giao dịch Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng cũng dự liệu được trước các tình huống có thể xảy ra Do đó, tập quán thương mại quốc tế (TQTMQT) được đặt ra để bổ sung cho hợp đồng Như vậy, tập quán thương mại quốc tế có gì giống và khác so với các nguồn luật khác của thương mại quốc tế? Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ vấn đề này
NỘI DUNG
1 Khái quát nguồn của luật thương mại quốc tế (TMQT):
a Điều ước quốc tế:
ĐƯQT là sự thỏa thuận các quốc gia, do đó chúng có giá trị bắt buộc áp dụng đối với các nước thành viên trên nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế, được coi là nguồn của luật TMQT khi các điều ước này điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực TMQT đã được mở rộng
Vì vậy bất cứ điều ước nào được ký kết nhằm điều chỉnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư có yếu tố nước ngoài đều được coi là nguồn của luật thương mại quốc
tế Căn cứ vào số lượng chủ thể của ĐƯQT, có thể chia thành hai loại: ĐƯQT song phương và ĐƯQT đa phương ĐƯQT
b Pháp luật quốc gia (PLQG):
Pháp luật là công cụ pháp lý cơ bản và chủ yếu để nhà nước thực hiện các chức năng của mình, cũng như mọi lĩnh vực khác nhau Luật quốc gia trong TMQT là tổng hợp các quy định điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế PLQG được áp dụng trong TMQT trong hai trường hợp: các bên chủ thể thỏa thuận áp dụng và khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật của quốc gia
c Tập quán thương mại quốc tế (TQTMQT):
TQTMQT là những thói quen phổ biến được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ở một số khu vực kinh doanh hoặc trên phạm vi toàn cầu TQTMQT chỉ có tính chất hướng dẫn không có tính chất bắt buộc, tuy vậy, khi một tập quán được các bên thỏa thuận ghi nhận hoặc dẫn chiếu vào hợp đồng mua bán quốc tế, thì sẽ có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với các chủ thể.1
d Án lệ:
1 Giáo trình ngàn tràng
Trang 2Là những bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để tòa đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó
2 Mối quan hệ giữa TQTMQT và các nguồn luật khác của TMQT:
a Mối quan hệ giữa TQTMQT và ĐƯQT:
Về mặt lịch sử, tập quán quốc tế xuất hiện sớm hơn ĐƯQT, nhưng giữa hai loại nguồn luôn
có mối quan hệ gắn bó với nhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau, cùng thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ liên quốc gia phát sinh trong quan hệ quốc tế Cơ sở của mối quan hệ qua lại này thể hiện ở quá trình hình thành quy phạm của chúng
Trước hết TQTMQT tác động đến sự hình thành và phát triển của ĐƯQT Việc nghiên cứu
sự hình thành và phát triển của luật quốc tế cho phép khẳng định rằng, nhiều quy phạm ĐƯQT có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế Cùng với sự phát triển tiến bộ của luật quốc tế, nhiều quy phạm tập quán được thay thế hoặc phát triển thành quy phạm điều ước Trong quá trình soạn thảo ĐƯQT, hàng loạt quy phạm tập quán được các nhà làm luật tập hợp và pháp điển hoá trong điều ước quốc tế Ví dụ : các quy định về luật biển quốc tế trong Công uớc Luật biển 1982 như chế độ qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải, quyền tài phán của quốc gia trong nội thuỷ của mình, nhiều nội dung trong quy chế vùng trời hoặc quy định của luật ngoại giao và lãnh sự trong điều ước quốc tế đa phương có nguồn gốc, cơ sở từ tập quán quốc tế (sai vd rồi)
Sự tác động qua lại giữa hai loại nguồn của luật quốc tế thể hiện tiếp theo ở chỗ ĐƯQT tác động trở lại đến sự hình thành và phát triển của TQTMQT Sự tác động này thường xuất hiện chủ yếu từ các ĐƯQT có tính phổ cập Ví dụ chứng minh cho lập luận này là có những điều ước quốc
tế như Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước viên năm 1980 … có sự ký kết và tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới Thực tiễn cho thấy, các quốc gia không ký kết hoặc tham gia những Công ước này cũng đều áp dụng các quy phạm của chúng, coi đó là quy phạm pháp lý ràng buộc mình với tư cách là tập quán Như vậy, trong những trường hợp này quy phạm điều ước của luật quốc tế chung lại trở thành quy phạm tập quán điều chỉnh nhiều mối quan
hệ phát sinh giữa các quốc gia với nhau trong đời sống quốc tế
Sự tồn tại của một ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của TQTMQT tương đương về nội dung, mặc dù ĐƯQT có những ưu thế so với TQTMQT (như tính rõ ràng, khả năng hình thành nhanh và áp dụng thuận lợi) và nhiều trường hợp ĐƯQT có giá trị ưu thế hơn Ví dụ:
Trang 3nguyên tắc tự do biển cả dù được pháp điển hóa trở thành nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật biển 1982 nhưng nó vẫn tồn tại với tư cách độc lập là tập quán quốc tế
Hay như trong vụ các hoạt đông quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, tòa án quốc
tế đã đưa ra nhận định rằng “việc các nguyên tắc tập quán được pháp điển hóa hoặc đưa vào các điều ước quốc tế đa phương không thể nói rằng chúng đã chấm dứt tồn tại…”
Tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế và ngược lại
Ví dụ như trước khi Công ước Luật biển 1982 ra đời, các quốc gia đã áp dụng một số điều trong công ước với tư cách tập quán quốc tế như: chế độ qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải, quyền tài phán của quốc gia trong nội thủy nước mình,…(lặp ý)
Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, huỷ bỏ bằng con đường điều ước quốc tế và cá biệt, cũng có thể có trường hợp, điều ước quốc tế bị thay đổi hay huỷ bỏ bằng con đường tập quán pháp lí quốc tế Ví dụ đối với trường hợp xuất hiện quy phạm Jus Cogens mới của luật quốc tế dưới dạng tập quán pháp (phải là TQTMQT chứ sao lại là tập quán pháp lý)
TQTMQT có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của ĐƯQT Đó là trường hợp tập quán quốc tế hình thành từ điều ước quốc tế được pháp điển hóa Những điều ước này rất lâu mới có hiệu lực pháp lý Đồng thời cũng có nhiều quốc gia không tham gia và không ràng buộc về mặt pháp lý đối với điều ước này Tuy nhiên nếu những điều ước đó thể hiện quy phạm tập quán quốc
tế chung thì nó lại trở thành bắt buộc đối với mọi quốc gia Ví dụ như những quy định của Công ước về Luật biển 1982 có sự tham gia kí kết của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng vẫn không phải của tất cả các quốc gia Nhưng thực tiễn cho thấy các quốc gia không kí kết hoặc tham gia công ước này đều áp dụng các quy phạm của chúng và coi đó là quy phạm pháp lý ràng buộc mình với tư cách là tập quán
b Mối quan hệ giữa TQTMQT và PLQG:
TQTMQT có vai trò thay thế, bổ sung cho PLQG TQTMQT thường quy định về những vấn đề đặc thù trong mua bán hàng hóa quốc tế mà PLQG không có quy định hoặc có nhưng không đầy đủ Ví dụ; Các vấn đề như thời gian, địa điểm giao hàng, địa điểm thanh toán, giá cả, việc chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua, nghĩa vụ của các bên liên quan đến vận tải hàng hóa, mua bảo hiểm, thực hiện thủ tục thông quan thường được điều chỉnh bởi TQTMQT là INCOTERMS
Ngược lại, PLQG sẽ ghi nhận và bảo vệ những tập quán phù hợp với thương TMQT Cụ thể, PLQG cho phép các bên trong hợp đồng TMQT sử dụng tập quán thương mại quốc tế để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của họ phát sinh từ hợp đồng Ví dụ Khoản 2 Điều 5 Luật thương mại
Trang 42005 của Việt Nam quy định, các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Đây cũng
là một cách thức làm cho việc kí kết, thực hiện hợp đồng trở nên nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu linh hoạt của hoạt động thương mại
Ở Đức, Italy, Áo, TQTMQT lại có giá trị cao hơn so với các đạo luật trong nước Theo Điều 9, Hiến pháp Áo: ““Các nguyên tắc được chấp nhận chung của luật quốc tế” được coi là một
bộ phận của luật quốc gia” Điều 25, Luật cơ bản của Đức quy định: “Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là một bộ phận không tách rời của pháp luật Liên bang Chúng có giá trị ưu tiên so với các đạo luật và trực tiếp làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho những người cư trú trên lãnh thổ Liên bang”2
Ở một số nước Common law như Anh và Mỹ, các tập quán pháp luật quốc tế được coi là một phần của luật chung, và có giá trị áp dụng trực tiếp Sự thay đổi trong tập quán pháp luật quốc
tế đương nhiên được thừa nhận trong hệ thống luật chung
c Mối quan hệ giữa TQTMQT và án lệ:
TQTMQT góp phần hình thành nên các án lệ: có thể thấy tập quán được ra đời một khoảng thời gian dài trước án lệ do đó nó đóng vai trò định hướng, là cơ sở ban đầu cho các thẩm phán trong giải quyết tranh chấp và từ đó hình thành phát triển nên án lệ Tại các nước Common law,
“ban đầu các thẩm phán giải quyết tranh chấp theo một cách thức đặc biệt, phụ thuốc vào họ hiểu
ra sao và nhận thức như thế nào về tập quán địa phương có liên quan đến vụ việc.”3 Sau mỗi vụ xét xử như vậy các thẩm phán lại thảo luận về những vụ án họ đã xử, về tập quán đã áp dụng và phán quyết và họ đưa ra Các phán quyết đó được ghi chép lại và gọt giũa, sắp xếp có hệ thống và phát triển thành hệ thống án lệ
- Án lệ quốc tế góp phần tạo ra các TQTMQT mới Từ thực tiễn xét xử, các thẩm phán có thể chỉ ra các nguyên tắc xử xự mới trong luật TMQT dần dần các nguyên tắc này đc sử dụng như một thói quen trong các giao dịch thương mại quốc tế Chẳng hạn như trong lĩnh vực FDI, Tòa án quốc tế (ICJ) đã chỉ ra nguyên tắc xác định quốc tịch của các công ty đa quốc gia (NMCs) thông qua án lệ Barcelona Traction(1970)
- Án lệ quốc tế góp phẩn bổ sung các khiếm khuyết của các TQTMQT làm cho các tập nàyquán a trở nên rõ ràng từ đó các chủ thể trong TMQT có thể áp dụng các tập quán một cách
2 TS Đặng Minh Tuấn – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia: nhìn từ góc độ hiến pháp trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam, 23/6/2013.
3 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb Công an nhân dân 2010
Trang 5đúng đắn, tránh nhầm lẫn ví dụ: Nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT là 2 nguyên tắc trụ cột trong thương mại quốc tế 2 nguyên tắc này ra đời từ thế kỷ XIII và trở thành nên phổ biến các hoạt động TMQT cho đến tận ngày nay vì thế chúng có thể được coi là những TQTMQT Trong khuôn khổ pháp luật WTO, nguyên tắc MFN và NT mặc dù được áp dụng rộng rãi nhưng việc áp dụng MFN và NT thường gây tranh cãi xung quanh vấn đề sản phẩm tương tự (like product) Từ đó, các
án lệ liên quan như vụ Japan-Alcoholic Bervarage (1996) đã góp phần làm sáng rõ khái niệm sản phẩm tương tự (like product)
- Các án lệ quốc tế cũng giúp chỉ ra những điểm không phù hợp, lỗi thời của tập quán nhằm đưa ra các quy định khắc phục các nhược điểm của tập quán dần tiến tới xóa bỏ các tập quán không còn phù hợp với sự phát triển của thương mại quốc tế
KẾT LUẬN
Ngày nay có rất nhiều tập quán thương mại được sử dụng rộng rãi trong hoại động thương mại quốc tế của Việt Nam như Incoterms, UCP500 v v điều chỉnh các vấn đề khác nhau như thanh toán, vận chuyển hang hóa, giao hang , Do đó, các thương nhân cần tìm hiểu rõ về tập quán thương mại quốc tế và xem xét kĩ lưỡng để có thể đưa ra những thỏa thuận tối ưu, mang lại lợi ích cho các bên và giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra trong môi trường kinh doanh quốc tế phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn: http://luatquocte.wordpress.com/2013/01/18/phan-8-moi-quan-he-giua-dieu-uoc-quoc-te-va-tap-quan-quoc-te/
http://www.alibook.vn/ebook/giao-duc/cao-dang dai-hoc/tap-quan-quoc-te-dieu-uoc-quoc-te.319292.html
http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-moi-quan-he-giua-dieu-uoc-quoc-te-va-tap-quan-quoc-te-37455/