Khóa luận đi vào nghiên cứu một số định nghĩa, lý luận cơ bản về kết quả kinhdoanh, doanh thu, lợi nhuận; phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận; tổng quan tìnhhình nghiên cứu về phân
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong cơ chế thị trường mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế thìtính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn Mỗi doanh nghiệp phảinăng động, sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh củamình, bảo toàn nguồn vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi Vì mụcđích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đúng đắn kếtquả kinh doanh là vô cùng quan trọng Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao
là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh
tế thị trường cạnh tranh sôi động và quyết liệt
Tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận luôn là câu hỏi đặt ra với bất kỳ một doanhnghiệp nào bởi đây là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Do vậy, phân tích kết quả kinh doanh là một nội dung quan trọng đối với doanhnghiệp Thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc phân tích kết quả kinhdoanh và từ đó đề ra các giải pháp làm tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, em
đã chọn đề tài “Phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đại An” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình
Khóa luận đi vào nghiên cứu một số định nghĩa, lý luận cơ bản về kết quả kinhdoanh, doanh thu, lợi nhuận; phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận; tổng quan tìnhhình nghiên cứu về phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận tại công ty từ những nămtrước.Qua việc phân tích các nội dung này giúp công ty đánh giá những ưu điểm cũngnhư những tồn tại và nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp hợp lý nhằm tăng kết quảkinh doanh giúp cho công ty nắm bắt tình hình hoạt động trong các năm 2016 và 2017
để tiếp tục nâng cao hoạt động trong các năm sau
Với đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Đại An” em hy vọng phần nào sẽ giúp công ty xác định rõ hơn phương hướng
kinh doanh, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của công ty
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Ths Phạm Thị Thu Hoài đã hướng dẫn
em rất tỉ mỉ và nhiệt tình từ khâu chuẩn bị đề cương đến việc hoàn thành khóa luận
Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán Công ty Cổ phần Đại An đãtận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cho em biết thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và đượcthực hành những kiến thức mà em đã được hoc và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn củacác thầy cô trong trường Đại học Thương Mại
Mặc dù bài khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành nhưng do hạn chế về kiến thức vàkinh nghiệm thực tế cũng như hạn chế về thời gian nên không tránh khỏi những thiếusót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo
để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Sinh viên
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
(Đơn vị: VNĐ) 36
(Đơn vị: VNĐ) 38
(Đơn vị: VNĐ) 40
2.3.2.1 Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành 44
( Đơn vị: VNĐ) 44
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đại An 23
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 24
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Cổ phần Đại An năm 2016 và 2017 26
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm 31
Bảng 2.3: Phân tích khái quát doanh thu của Công ty 4 năm 2014-2017 36
Bảng 2.4: Phân tích sự biến động của doanh thu theo phương thức thanh toán 37
Bảng 2.5 : Phân tích sự biến động của doanh thu theo tháng 38
Bảng 2.6 : Phân tích sự biến động của doanh thu theo quý 38
Bảng 2.7: Phân tích ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá hàng bán đến sự biến động của doanh thu 40
Bảng 2.8 Bảng số liệu doanh thu, số lao động và năng suất lao động bình quân của công ty Cổ phần Đại An 42
Bảng 2.9 Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đến sự biến động của doanh thu 43
Bảng 2.10 : Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành 44
Bảng 2.11: Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh 45
Bảng 2.12 : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh 48
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đại An Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Error: Reference source not found
Trang 517 BH&CCDC Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 6là yếu tố quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xáchiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Việc xác địnhđúng kết quả kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được ưu vànhược điểm, những vấn đề còn tồn tại và tìm ra được nguyên nhân, từ đó đưa ra nhữnggiáp pháp khắc phục, đề ra các phương án kinh doanh chiến lược thích hợp trong thờigian tới Do đó kết quả của phân tích là cơ sở đưa ra các quyết định của quản trị ngắnhạn và dài hạn Phân tích kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp dự báo,đề phòng vàhạn chế những rủi ro trong kinh doanh
Hiện nay trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tếnước ta nói riêng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực rất lớn mới có thể tồn tại vàphát triển được Đặc biệt đối với doanh nghiệp Nhà nước, bởi vì trước đây các doanhnghiệp này tồn tại trong sự ưu đãi về mọi mặt của Nhà nước Nhưng từ khi chuyểnsang hoạt động trong cơ chế thị trường thì mọi sự ưu đãi đó không còn nữa Điều nàyđòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải biết rõ thực lực của doanh nghiệp mình mà
đề ra các phương hướng phát triển phù hợp Để làm được điều này, nhà quản trị phảithực hiện nghiêm túc việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Việc hoàn thành hay không đạt được kế hoạch kinh doanh đã đề ra sẽ quyết định sựsống còn của một doanh nghiệp Để rút ngắn khoảng cách giữa những dự định kếhoạch và thực tế thì việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpphải được thực hiện cẩn trọng nhằm có được sự đánh giá đúng đắn, chính xác Thông
Trang 7qua việc xem xét, đánh giá những chỉ tiêu kinh tế của những năm trước sẽ giúp choban lãnh đạo có được những quyết định hay những định hướng cho tương lai củadoanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp pháttriển bền vững.
- Về mặt thực tiễn
Công ty Cổ phần Đại An là Công ty đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh và xâydựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp, tư vấn xây dựng, đầu tư, kinh doanh bất độngsản, kinh doanh nhà ở, nhà cho thuê cùng các dịch vụ xã hội khác phục vụ cho côngnghiệp Trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, công ty cần đặt ranhững mục tiêu về nâng cao kết quả kinh doanh nhất có thể Qua quá trình thực tậpthực tế tại công ty Cổ phần Đại An , em nhận thấy công ty vẫn còn nhiều tồn tại trongviệc thực hiện các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh:
Thứ nhất, công ty chưa có bộ phận chuyên trách về phân tích kinh tế Do đó,
công tác phân tích kinh tế của công ty nói chung và công tác phân tích kết quả kinhdoanh nói riêng của công ty đã được chú ý nhưng chưa có bộ phận chuyên trách dẫnđến quá trình phân tích chưa được chuyên sâu Phân tích kết quả kinh doanh có vai tròrất quan trọng đối với công ty Từ kết quả của phân tích kết quả kinh doanh, công ty cóthể đưa ra những giải pháp kịp thời làm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh vàtăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty Vì vậy, mặc dù công ty có tiến hànhphân tích kinh tế nhưng hiệu quả chưa cao, chưa giúp ban giám đốc đưa ra nhữngquyết định kịp thời trong việc phát triển công ty
Thứ hai, trong nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay thì vấn đề nâng cao
kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung là rất cần thiết, tác động trực tiếpđến sự phát triển của công ty Tuy nhiên, doanh thu qua các năm có tăng nhưng chưathực sự ổn định, thể hiện qua tốc độ phát triển của doanh thu không đồng đều, lơinhuận các năm không cao, có năm lợi nhuận ở mức âm
Chính vì vậy, việc tổ chức tốt công tác phân tích kết quả kinh doanh là một vấn đềrất cần thiết đối với công ty Cổ phần Đại An Thực hiện tốt công tác phân tích kết quảkinh doanh góp phần tìm ra các yếu tố tác động đến việc tăng kết quả kinh doanh, từ đóđưa ra các giải pháp tăng kết quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, qua
đó góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường
Trang 8Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
đối với doanh nghiệp nên em chọn đề tài “ Phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Đại An ” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Thông qua việc phân tích kết quả họat động kinh doanh để đánh giá đúng thựctrạng hoạt động của công ty, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt hạnchế, phát huy những mặt tích cực nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt đượchiệu quả tốt hơn
- Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chung về kếtquả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân
về phân tích nói chung và phân tích kết quả kinh doanh nói riêng đồng thời làm tiền đềcho việc phân tích và đề ra các giải pháp tăng kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phầnĐại An
- Đánh giá thực trạng phân tích kết quả kinh doanh của công ty chỉ ra những ưuđiểm trong công tác phân tích kết quả kinh doanh mà công ty đã làm được, những mặttồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác phân tích đồng thời đưa ra những địnhhướng phân tích trong tương lai của công ty
- Đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tạicông ty Cổ phần Đại An
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: kết quả kinh doanh
Về không gian: công ty cổ phần Đại An
Về thời gian: số liệu sử dụng cho đề tài được lấy trong 2 năm từ năm 2016-2017
Về nội dung: thông qua các báo cáo tài chính giúp chúng ta phân tích tìnhhình về doanh thu, lợi nhuận và một số nhóm chỉ tiêu Từ đó, chúng ta có thể đánh giá
và so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2016-2017 Xem xét các yếu tố
có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh và tìm ra phương hướng nhằm kiệntoàn bộ máy quản lý của Công ty
Trang 94 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập và tập hợp số liệu
4.1.1 Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra là phương pháp được tiến hành thông qua việc điều trachọn mẫu và áp dụng bảng câu hỏi điều tra để thu thập dữ liệu
Quá trình tiến hành được chia làm 4 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng điều tra (Giám đốc công ty, Kế toán trưởng, Trưởngphòng kinh doanh và các nhân viên phòng kế toán)
Bước 2: Xác định thông tin cần điều tra, trên có sở đó thu thập tài liệu, số liệu có
liên quan đến việc phân tích doanh thu và tình hình kinh doanh trong công ty để thiết
kế phiếu điều tra
Bước 3: Phát phiếu điều tra cho các đối tượng trong công ty
Bước 4: Thu phiếu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra và đưa ra kết luận
4.1.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin rất thông dụng và rấthiệu quả Người nghiên cứu đặt câu hỏi trực tiếp cho đối tượng được điều tra và thôngqua câu trả lời của họ sẽ nhận được những thông tin mong muốn
Các bước tiến hành phỏng vấn:
Bước 1: Xác định đối tượng cần phỏng vấn (Giám đốc công ty và Kế toán trưởngcông ty)
Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn Giám đốc công ty và Kế toán trưởng theo các câuhỏi đã được chuẩn bị trong bảng câu hỏi phỏng vấn
Bước 4: Tổng hợp câu trả lời và rút ra kết luận
4.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để tiến hành phân tích kết quả kinh doanh và đề ra một số giải pháp nâng caohiệu quả kinh doanh tại công ty em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu Tàiliệu bao gồm tài liệu bên trong và tài liệu bên ngoài Tài liệu bên ngoài gồm nhữngchuẩn mực, thông tư, các tạp chí, bài báo của các nhà nghiên cứu, các luận văn tốtnghiệp…Tài liệu bên trong được sử dụng trong khóa luận là các báo cáo tài chính, các
sổ kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu bán hàng của công ty
Trang 104.1.4.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các tài liệu, dữliệu sẵn có của công ty Trong quá trình thực tập em đã thu thập được số liệu các báocáo tài chính của công ty đặc biệt là các báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh trong 4 năm 2014, 2015, 2016 và 2017 để làm cơ sở cho việcphân tích
Ngoài ra, em còn thu thập một số tài liệu khác liên quan đến giấy đăng ký kinhdoanh, quá trình hình thành và phát triển của công ty, và một số tài liệu chuyên ngànhphục vụ cho việc làm khóa luận
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
4.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được cáchiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng nàyvới sự vật hiện tượng khác Mục đích của so sánh là thấy được sự giống nhau hoặckhác nhau giữa các sự vật, hiện tượng
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá về cơ cấu và sự biến động của cácchỉ tiêu có liên quan đến kết quả kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận trong 2 năm
2016 và 2017
4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượngphân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiệnbằng những công thức toán học mang tính chất hàm số, trong đó khi có sự thay đổi củacác nhân tố (biến số) thì kéo theo sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích (hàm số)
Thông qua các số liệu về doanh thu và lợi nhuận từ báo cáo tài chính và các tàiliệu khác thu thập được, phương pháp này có thể được sử dụng để xác định mức độảnh hưởng của chúng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
4.2.3 Phương pháp chỉ số
Phương pháp chỉ số được áp dụng để tính toán phân tích sự biến động tăng giảm
và mối liên hệ tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế có một hoặc nhiềuyếu tố khác nhau
Chỉ tiêu chỉ số được xác định bằng mối liên hệ so sánh của một chỉ tiêu kinh tế ởnhững thời điểm khác nhau, thường so sánh giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc
Trang 11Phân tích kinh tế bằng phương pháp chỉ số cho phép ta thấy được mức biến độngtăng giảm(số tương đối) và mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố hợp thànhcủa một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp tại thời điểm khác nhau Phương pháp này được sửdụng trong nội dung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.
Sử dụng các bảng để hệ thống các số liệu đã thu thập được một cách khoa học đểtính toán và phân tích, đồng thời phản ánh mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau Từ
đó đưa ra các nhận xét về những mặt tốt, mặt hạn chế của doanh nghiệp Phương pháplập biểu được sử dụng để phân tích các nội dung sau: Phân tích khái quát doanh thuqua các năm; phân tích sự biến động của doanh thu theo nhòm hàng, theo phương thứcbán, theo phương thức thanh toán; phân tích sự biến động của doanh thu theo tháng,quý; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu; phân tích lợi nhuận theo nguồnhình thành; phân tích chung tình hình thực hiện lợi nhuận kinh doanh; phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh; phân tích các chỉ tiêu phản ảnh khả năngsinh lời của lợi nhuận
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kếtluận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài khóa luận bao gồm 3 chương sau:
Trang 12- Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về kết quả kinh doanh và phân tích kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Chương 2: Phân tích thực trạng kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đại An
- Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Đại An.
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm về kết quả kinh doanh, phân tích kết quả kinh doanh
a Khái niệm kết quả kinh doanh
- Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp trong một kì nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằngtiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đãđược thực hiện Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi( nếu doanh thu lớn hơnchi phí) và lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí)
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quantâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất( tức là tối đa hóa lợinhuận, giảm thiểu hóa rủi ro) Muốn có kết quả như vậy, doanh nghiệp cần phải cóđược những kết quả cụ thể trong sản xuất kinh doanh để định hướng, phát triển các sảnphẩm phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai Kết quả kinh doanh là chỉtiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế cơ bản, là điều kiện tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp
- Vậy kết quả kinh doanh là yếu tố chính yếu để nhận định được hiện tại doanhnghiệp đang trong tình trạng như thế nào, nó thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp, xácđịnh là doanh nghiệp đó có thể tiếp tục hoạt động hay không Việc xác định cũng nhưphân tích kết quả kinh doanh rất quan trọng, từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý chodoanh nghiệp, nếu xác định hay phân tích sai sẽ nhận định sai về tình trạng hiện tại củadoanh nghiệp dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm
b.Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và
mối liên hệ giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpbằng những phương pháo khoa học nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn nănglực sản xuất tiềm tàng trêm cơ sở đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác
có hiệu quả
Trang 141.1.2 Vai trò của phân tích kết quả kinh doanh
Việc phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp là điều cần thiết, nó gắnliền với quá trình hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho nhiều quyết định quan trọng vàchỉ ra hướng phát triển cho doanh nghiệp
-Phân tích tình hình kết quả kinh doanh nhằm nhận thức, đánh giá đúng đắn, toàndiện và khách quan tình hình thực hiện các các chỉ tiêu lợi nhuận
- Là công cụ cung cấp thông tin quan trọng giúp nhà Quản trị điều hành hoạtđộng kinh doanh tại đơn vị một cách hiệu quả
- Kiểm tra,đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh
tế mà đơn vị đề ra
-Cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp
1.1.3 Một số vấn đề lý luận có liên quan.
1.1.3.1 Một số vấn đề lý luận về doanh thu
Khái niệm về doanh thu
Tổng doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu đượchoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ sản xuất kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Nguồn hình thành doanh thu.
Doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạtđộng tài chính
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị của việc bán hàng và
cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán
- Doanh thu từ hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm: tiền lãi: lãi cho
vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu…
Ý nghĩa của việc tăng doanh thu.
- Đối với doanh nghiệp: tăng doanh thu bán hàng là điều kiện để doanh nghiệp
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phísản xuất kinh doanh, tạo những điều kiện để đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu chohoạt động kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước Đồng thời, tăng doanh thubán hàng sẽ ảnh hưởng tăng lợi nhuận, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động
Trang 15- Đối với xã hội: Doanh nghiệp là tế bào của xã hội Khi doanh thu của doanh
nghiệp tăng lên sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển của mỗi doanhnghiệp Các doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để giảiquyết việc làm cho người lao động, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội,đồng thời nâng cao mức sống cho người lao động
1.1.3.2 Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận.
Khái niệm lợi nhuận.
-Lợi nhuận của một doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa thu nhập đạt được và
toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được kết quả doanh thu đó đồng thời
có tính đến yếu tố bảo toàn vốn
Công thức tổng quát: Lợi nhuận = Thu nhập – Chi phí
Ý nghĩa của lợi nhuận:
- Là nguồn tài chính để đánh giá hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình tài chính cuả doanh nghiệp
- Là nguồn để doanh nghiệp tái đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất.
-Là nguồn tài chính để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động
Nguồn hình thành lợi nhuận.
-Lợi nhuận được hình thành từ hoạt động kinh doanh: Là khoản tiền thu được do
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của DN tạo nên như lợi nhuận bán sản phẩmsản xuất, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ và thực hiện các chức năng tài chính
-Lợi nhuận được hình thành từ hoạt động khác: Là khoản tiền thu được do các
hoạt động phát sinh không thường xuyên tạo nên như thanh lý TSCĐ, xử lý tài sảnthừa, thiếu, xử lý vi phạm hợp đồng…
Phương pháp xác định lợi nhuận.
Để xác định lợi nhuận đạt được trong kỳ doanh nghiệp có thể sử dụng một trongcác phương pháp tính toán như phương pháp trực tiếp hay phương pháp gián tiếp.Công ty Cổ phần Đại An đã lựa chọn phương pháp trực tiếp để tính lợi nhuận
Theo phương pháp này lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng tổng hợplợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận các hoạt động khác Cách thứcxác định như sau:
Trang 16 Đối với lợi nhuận hoạt động kinh doanh
-Chi phítàichính
-Chi phí kinhdoanh hợp lý,hợp lệTrong đó:
- Trị giá vốnhàng bán
Các khoảngiảm trừ
-Thuế phảinộp ở khâutiêu thụTrong đó:
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ
- Các khoản giảm trừ doanh thu: bao gồm các khoản chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán cho khách hàng, doanh thu hàng bán bị trả lại
- Trị giá vốn hàng bán: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trị giá thực tế của sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kì như: trị giávốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ; các khoản hao hụt, mất máthàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; số trích lập
dự phòng giảm giá hàng tồn kho; chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý bất động sản đầu
tư phát sinh trong kỳ
-Thuế phải nộp ở khâu tiêu thụ: là những khoản thuế gián thu như thuế GTGT (nếu
tính theo phương pháp trực tiếp), thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có
- Doanh thu hoạt động tài chính: Có thể bao gồm lãi được chia từ hoạt động liên
doanh, liên kết; lợi tức cổ phiếu, trái phiếu; lãi từ tiền gửi ngân hàng hoặc cho các đốitượng khác vay; lãi từ kinh doanh chứng khoán; cho thuê tài sản; chiết khấu thanh toánđược hưởng…
-Chi phí hoạt động tài chính: Là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra bên ngoài
doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng caohiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các khoản chi phí này bao gồm: chi phí trả lãitiền vay; chi phí thực hiện hoạt động liên doanh, liên kết (không bao gồm phần vốn
Trang 17góp); chi phí cho thuê tài sản; chi phí mua bán các loại chứng khoán; chiết khấu thanhtoán cho khách hàng…
-Chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ: Là toàn bộ chi phí kinh doanh phân bổ cho
hàng hóa và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, được xác định là hợp lệ và nằm trong phạm
vi chi phí kinh doanh Nhà nước đã quy định Các khoản chi phí kinh doanh trên sẽ baogồm thuế GTGT nếu tính theo phương pháp trực tiếp và không bao gồm thuế GTGTnếu tính theo phương pháp khấu trừ Chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ bao gồm: Một
là, trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ Hai là, chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Đối với hoạt động khác lợi nhuận được xác định như sau:
- Thu nhập từ hoạt động khác: Là những khoản thu phát sinh không thường
xuyên từ những hoạt động riên biệt như: Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định;
nợ phải thu khó đòi được xóa sổ nay đòi được; các khoản thu nhập bất thường khácnhư tiền được phạt, tiền được bổi thường
- Chi phí hoạt động khác: là những khoản chi như: tiền phạt do doanh nghiệp vi
phạm hợp đồng; chi phạt thuế; chi do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,…
Sau khi đã xác định được lợi nhuận của các hoạt động, tiến hành tổng hợp lạiđược tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp như sau :
LN trước thuế thunhập doanh nghiệp =
LN từ hoạt độngsản xuất kinh doanh +
LN hoạt độngkhácPhần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp chính là lợinhuận sau thuế (lợi nhuận ròng)
LN sau thuế = LN trước thuế thu nhập - Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp trong kỳ
1.1.3.3 Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích kết quả kinh doanh.
a Mục đích phân tích
- Nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch
đề ra, để xem xét trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đã cố gắng trong
Trang 18việc hoàn thành mục tiêu hay không Từ đó, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp đểdoanh nghiệp ngày càng hoàn thiện.
- Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp cho doanh nghiệp thấy được những mặt
ưu thế của mình trên thị trường Từ đó, xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh doanh hiệuquả, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Phân tích hoạt động kinh doanh cũng giúp ta nhìn ra các nhân tố bên trong, bênngoài ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tìm ra các nguyên nhân gây nên mức độảnh hưởng đó Từ đó, giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và khắcphục những yếu kém, tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
b Nguồn số liệu phân tích
Nguồn tài liệu có thể sử dụng để phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệpgồm: nguồn tài liệu bên ngoài và nguồn tài liệu bên trong doanh nghiệp cung cấp
Nguồn tài liệu bên ngoài là các nguồn tài liệu phản ánh chủ trương chính sáchcủa Đảng nhà nước và các ngành về việc chỉ đạo, phát triển sản xuất và lưu thôngtrong và ngoài nước
- Chính sách kinh tế tài chính do nhà nước quy định trong từng thời kỳ như:chính sách cấp vốn hoặc cho vay vốn, các chính sách thuế của nhà nước, chính sách vềkinh tế đối ngoại,chính sách về ngoại giao…
- Tình hình thay đổi về thu nhập thị hiếu trong và ngoài nước
- Biến động về cung cầu giá cả trên thị trường trong và ngoài nước
Nguồn tài liệu bên trong là các tài liệu liên quan đến việc phản ánh quá trình
và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
- Tài liệu thông tin t ừ các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra bao gồm: kếhoạch tài chính, kế hoạch xuất khẩu hàng hóa, kế hoạch về sử dụng vốn…
- Số liệu trên báo cáo tài chính do phòng kế toán lập hàng kỳ: báo cáo kết quảkinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,thuyết minh báo cáo tài chính
- Số liệu do các phòng kinh doanh cung cấp hàng tháng: báo cáo xuất khẩu theotháng, theo quý
- Tài liệu hạch toán: các sổ sách kế toán, hạch toán tổng hợp, chi tiết, các chứng
từ, hóa đơn
Trang 191.2 Nội dung phân tích kết quả kinh doanh
1.2.1 Phân tích về doanh thu.
1.2.1.1 Phân tích khái quát sự biến động của doanh thu qua từng thời kỳ.
a Mục đích phân tích doanh thu
Qua quá trình phân tích, ta tìm ra được xu thế và quy luật phát triển của chỉ tiêudoanh thu bán hàng, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sởcho việc xây dựng kế hoạch trung và dài hạn Đồng thời qua phân tích xác định thịphần doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường và sự tăng giảm của các chỉ tiêu này
để đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp
b Nguồn số liệu phân tích
Các số liệu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế qua các năm thôngqua báo cáo tài chính, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết TK511
c Phương pháp phân tích
Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu trong một thời kỳ bằng cách tính toáncác chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ pháttriển bình quân
+ Tốc độ phát triển định gốc: = x 100
+ Tốc độ phát triển liên hoàn: = x 100
+ Tốc độ phát triển bình quân: = x 100
Trong đó:
: Tốc độ phát triển liên hoàn : Doanh thu bán hàng kỳ i.
: Tốc độ phát triển định gốc : Doanh thu bán hàng kỳ i-1.
Trang 20: Tốc độ phát triển bình quân : Doanh thu bán hàng kỳ gốc.
M n :Doanh thu bán hàng kỳ n i =
1.2.1.2 Phân tích sự biến động của doanh thu theo hình thức thanh toán.
a Mục đích phân tích
Phân tích doanh thu bán hàng theo hình thức thanh toán nhằm mục đích nghiêncứu, đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu doanh thu bán hàng gắn với tình hìnhthu tiền bán hàng theo các phương thức khác nhau (thanh toán trực tiếp, thanh toánchậm…) Qua đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi tiền bán hàng nhanh, địnhhướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức bán và thanh toán hiệu quả trong kỳ tới
b Nguồn số liệu phân tích
Các số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ”, Tài khoản “Phải thu của khách hàng”, Tài khoản “Dự phòng phải thu khóđòi” và các tài khoản liên quan khác như tài khoản “Tiền mặt”, tài khoản “Tiền gửingân hàng”
c Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số liệu thực hiện với kế hoạch, kỳnày với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu phần trăm, số chênh lệch và tỷ trọngdoanh thu của từng phương thức thanh toán
1.2.1.2.Phân tích sự biến động của doanh thu theo tháng, quý.
a Mục đích phân tích
Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý nhằm mục đích thấy được mức độ
và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng Đồng thời qua phân tích cũng thấy được sựbiến động của doanh thu bán hàng qua thời điểm khác nhau và những nhân tố ảnhhưởng của chúng để có những chính sách và biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạokinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội theo mùa vụ
b Nguồn số liệu phân tích
Các số liệu doanh thu bán hàng thực tế từng tháng, quý thông qua sổ chi tiếtdoanh thu bán hàng kỳ báo cáo và kỳ kỳ trước
c Phương pháp phân tích
So sánh giữa số liệu thực tế với số cùng kỳ năm trước kết hợp lập biểu để thấyđược mức độ hoàn thành, tăng giảm
1.2.1.4.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu
Trang 21a. Mục đích phân tích:
Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình doanh thu của doanh nghiệpnói riêng chịu tác động bởi rất nhiều các nhân tố trong đó có những nhân tố mang tính chủquan, có những nhân tố mang tính khách quan; hay có những nhân tố có thể lượng hoáđược (định lượng), lại có những nhân tố không thể lượng hoá được (định tính) Do vậy,việc nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng là rất cần thiết Nó giúp cho cácdoanh nghiệp có thể khai thác được ảnh hưởng của những nhân tố tích cực, hạn chế ảnhhưởng của những nhân tố tiêu cực, đồng thời dự đoán những khả năng có thể xảy ra từ đó
có những biện pháp ứng phó nhằm không ngừng tăng doanh thu cho doanh nghiệp
b Nguồn số liệu phân tích
Số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch thông qua sổ chi tiết doanh thu, chỉ tiêugiá cả, sản lượng các năm, số lượng lao động, năng suất lao động các năm
c.Phương pháp phân tích
Phân tích ảnh hưởng của số lượng hàng bán và giá bán
M = q x pTrong đó:
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố q tới sự biến động của chỉ tiêu M
Trang 22M = T x
Trong đó:
M - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
T - Tổng số lao động
- Năng suất lao động bình quân một lao động
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố T tới sự biến động của chỉ tiêu M
1.2.2 Phân tích về lợi nhuận
1.2.2.1 Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành.
a Mục đích phân tích
Phân tích tổng hợp tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành nhằm đánh giátổng quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận và cơ cấu tỷ trọng lợinhuận theo từng nguồn Qua đó thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệch tănggiảm và sự ảnh hưởng của nó tới chỉ tiêu tổng lợi nhuận Đánh giá được việc thực hiệnchức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp Việc đánh giá cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận củatừng nguồn giúp ta thấy được mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp, Nhà nước vàngười lao động
b Nguồn số liệu phân tích
Trang 23Căn cứ vào số liệu năm 2017 so với năm 2016 trên Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh của Công ty.
Trang 24c Phương pháp phân tích
Phương pháp sử dụng trong nội dung phân tích này là so sánh số thực hiện năm
2016 với năm 2017 để thấy mức độ tăng giảm trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính tổnghợp và kết quả hoạt động kinh doanh Và sử dụng biểu biểu 8 cột có các chỉ tiêu sau:Lợi nhuận kinh doanh, lợi nhuận khác, tổng lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp,tổng lợi nhuận sau thuế,…
1.2.2.2 phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
a Mục đích phân tích
Phân tích chung tình hình lợi nhuận theo hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá sựbiến động của các chỉ tiêu hình thành lên lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, qua
đó thấy được nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận kinh doanh.Không những vậy việc phân tích còn giúp ta đánh giá kết quả kinh doanh, hiệu quả sửdụng chi phí và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
b Nguồn số liệu phân tích
Sử dụng số liệu thực tế trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công tynăm 2016 và 2017
c Phương pháp phân tích
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ suất kết hợp vớilập biểu 5 cột
1.2.2.3 phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
a Mục đích phân tích
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh là để thấyđược những nhân tố nào ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận thì doanh nghiệp tiếp tục khaithác còn những nhân tố ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận thì doanh nghiệp cần tìmnhững biện pháp khắc phục trong kỳ kinh doanh tới
b Nguồn số liệu phân tích
Số liệu thực tế về các khoản doanh thu và chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh của Công ty trong 2 năm 2016 và 2017
c Phương pháp phân tích
Để phân tích nội dung này em đã sử dụng phương pháp so sánh kết hợp vớiphương pháp biểu mẫu sử dụng biểu 7 cột
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI AN
Trang 252.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Đại An
2.1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Đại An
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
a Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần Đại An
- Tên giao dịch: ĐẠI AN.,JSC
-Quy mô vốn: đến nay là 286 tỷ đồng Việt Nam
-Quy mô lao động: Qua quá trình thành lập và phát triển, đến nay công ty có 230người trong đó có 3 thạc sĩ, 51 đại học cao đẳng , 22 trung cấp và 154 lao đông phổ thông
b Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cổ Phần Đại An được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 0101192040 cấp lần đầu ngày 12 tháng 12 năm 2001 với sốvốn đăng ký 3,5 tỷ đồng Việt Nam Thay đổi lần thứ 8 ngày 07 tháng 4 năm 2009 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp số vốn đăng ký đến nay là 286 tỷ đồngViệt Nam
Khi mới thành lập Công ty đã gặp nhiều khó khăn về vốn, song đến nay doanh sốCông ty đã phát triển không ngừng, đạt gần 1000 tỷ đồng Riêng các KCN ở HảiDương doanh thu đạt gần 800 tỷ đồng với quy mô KCN Đại An là 577ha, hiện đã hoànchỉnh hạ tầng và các công trình phụ trợ với diện tích 401ha Ngoài ra công ty đang xâydựng quy hoạch để đầu tư tại một số Tỉnh như: Đồng Nai, Tây Ninh, Bình PhướcĐến nay, công ty đã cơ bản hoàn thành xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật.KCN Đại An, đồng thời tiến hành xây dựng trục đường giao thông Đông Tây nối liền
từ đường rộng 52m của Thành phố Hải Dương qua KCN đến đường 394 có mặt cắt33m, tạo một hệ thống giao thông thuận tiện cho việc phát triển mở rộng Thành phố
Trang 26Hải Dương và Khu Dân cư Đại An II kết nối thành một chuỗi đô thị dịch vụ và côngnghiệp, góp phần đưa thành phố Hải Dương trở thành thành phố loại I trong tương lai.Luôn xác định không đầu tư tràn lan, lấy mục tiêu phát triển của các nhà máy làmthành công của mình Với chủ trương như vậy nên KCN được nhiều doanh nghiệpnước ngoài tin tưởng và đã quyết định đặt nhà máy tại KCN Đại An Đến nay KCNĐại An đã thu hút được 36 Dự án đầu tư nước ngoài đến từ 12 quốc gia trên thế giới,với tổng vốn đăng ký là 650 triệu USD Ngoài ra công ty cũng đang tiếp tục đàm phánmột số dự án mới với các nhà đầu tư nước ngoài Các dự án đang hoạt động trongKCN Đại An hàng năm góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phươngđạt hơn 6.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu là gần 300 triệu USD, giải quyết việc làm chohơn 14.000 lao động Ngoài ra còn tạo ra hàng ngàn lao động phụ, lao động dịch vụtrong khu vực góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷtrọng công nghiệp Đặc biệt trong KCN mở rộng đã có nhà máy công nghệ cao sảnxuất linh kiện ô tô của Bosch và Hàn Quốc.
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh.
a Chức năng, nhiệm vụ.
Căn cứ vào chức năng, ngành nghề đã được ra quyết định Giấy phép hoạt độngCông ty Cổ phần Đại An là Công ty đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh và xây dựng hạtầng kỹ thuật Khu công nghiệp, tư vấn xây dựng, đầu tư, kinh doanh bất động sản,kinh doanh nhà ở, nhà cho thuê cùng các dịch vụ xã hội khác phục vụ cho công nghiệpnhư: Trường học, bệnh viện và bảo hiểm y tế
b Đặc điểm kinh doanh
Công ty Cổ phần Đại An Hải Dương là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực san tạo mặt bằng xây dựng, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng đườnggiao thông nội bộ xây dựng công trình công nghiệp; nhà máy sử lý nước và nhà máycung cấp nước sạch; xây dựng các công trình cấp thoát nước, xây dựng mạng lưới điện
và chiếu sáng; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc; mua bán lẻ xăng dầu; kinh doanhdịch vụ khách sạn; kinh doanh dịch vụ ăn uống kinh doanh dịch vụ giao nhận hànghoá; kinh doanh dịch vụ kho bãi, tư vấn đầu tư… Các ngành nghề kinh doanh kháctheo quy định của pháp luật
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty , bộ máy kế toán.
Trang 27a Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
Với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm trong hoạt độngkinh doanh, đặc biệt đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao được đàotạo và trau dồi kinh nghiệm khá vững chắc đã nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàncông ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ, các nhiệm vụ quản lý đượcphân chia cho các bộ phận theo mô hình phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh,chức năng, nhiệm vụ của Công ty, giúp quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động của cán
bộ nhân viên, công tác quản lý cũng như công tác báo cáo kết quả kinh doanh
Mô hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm :
-Hội đồng quản trị
-Ban giám đốc : gồm giám đốc và 2 phó giám đốc
-09 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: Phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuậtgiám sát, ban dự án, phòng kinh doanh nhà, ban quàn lý dự án, phòng kinh doanh,phòng xúc tiến đầu tư, phòng kế toán., có 01 Đội bảo vệ và các Tổ trực thuộc, 1 chinhánh tại TP Hồ Chí Minh, 1 Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Đại An tại Hà Nội
và 01 Công ty TNHH Một thành viên (công ty con) Công ty có 01 Công đoàn cơ sởtrực thuộc Công đoàn Ban quản lý các KCN Hải Dương
Trang 28Cụ thể sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Đại An như sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đại An
b.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
tổ chức công tác quản lý ở doanh nghiệp Với chức năng cung cấp thông tin và kiểmtra các hoạt động kinh tế- tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến
P kinh doanh nhà
Ban quản
lý dự án
Ban văn hóa
P kinh doanh
P xúc tiến đầu tư
P kế toán
Đội vệ sinh môi trường
Đội cây xanh
Trang 29chất lượng của công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng cácyêu cầu khác nhau của các đối tượng trực tiếp và gián tiếp.
Kế toán của công ty gồm 1trưởng phòng kế toán , 1 phó phòng , 4 kế toán viên, 1thủ quỹ , mỗi người đảm nhiệm 1 phần hành kế toán, cụ thể:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
(Nguồn: Phòng kế toán- Tài chính)
* Mọi phần hành kế toán có chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
+Trưởng phòng kế toán
- Phụ trách chung và điều hành toàn bộ công tác kế toán của đơn vị chịu tráchnhiệm trước Ban giám đốc và Nhà nước về quản lý và sử dụng các loại lao động vật tưtiền vốn trong sản xuất kinh doanh Kế toán trưởng là người trực tiếp thông báo, cungcấp các thông tin kế toán cho ban Giám Đốc Công ty, chịu trách nhiệm chung về cácthông tin do phòng cung cấp, là người thay mặt Giám đốc công ty tổ chức công tác kếtoán của công ty thực hiện các khoản đóng góp với ngân sách nhà nước Tổ chức hạchtoán các quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước, xác định kết quảkinh doanh và lập báo cáo theo quy định
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Thủ quỹ kiêm kế toán lương, BHXH
Phó phòng kế toán( kế toán tổng hợp)
Kế toán vật tư, TSCĐ
Kế toán công
nợ, kế toán thuế
Trang 30- Chỉ đạo trực tiếp hướng dẫn công nhân viên dưới quyền thuộc phạm vi vàtrách nhiệm của mình, có quyền phân công chỉ đạo trực tiếp nhân viên kế toán tại công
ty làm việc ở bất cứ bộ phận nào
- Các tài liệu tín dụng Liên quan đến công tác kế toán đều phải có chữ ký của
kế toán trưởng mới có tác dụng pháp lý
số tồn quỹ tại mọi thời điểm
+Kế toán tiền gửi ngân hàng
- Đảm bảo chức năng giao dịch với các ngân hàng: thực hiện các thủ tục thanhtoán, chuyển tiền liên quan đến hoạt động tín dụng
- Tiếp nhận, xử lý chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng.Hạch toán thu chi, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng Lập báo cáothường xuyên liên quan đến hoạt động tín dụng
+ Kế toán công nợ, kế toán thuế
- Theo dõi công nợ phải trả, phải thu chi tiết cho từng đối tượng khách hàng trên cơ
sở các hợp đồng kinh tế, theo dõi tiến độ phải thu, phải trả và báo cáo định kỳ Làm cácbáo cáo cần thiết theo yêu cầu của Cục thuế, theo các chế độ báo cáo tài chính khác
+Kế toán kho và TSCĐ
- Có trách nhiệm theo dõi nguyên liệu, vât liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố địnhchi tiết cho từng loại, căn cứ vào thẻ kho và phiếu nhập kho, xuất kho để ghi sổ kếtoán định kỳ kiểm kê, lên báo cáo nhập - xuất - tồn kho, để xác định chính xác số vật
tư, TSCĐ hiện có
+ Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương, BHXH
Trang 31- Thủ quỹ: Tiến hành thu chi tại doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý và nhập,xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ quỹ kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu sốliệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Là người có nhiệm vụ bảo quản tiền mặt,thu và chi tiền Cuối kỳ xác định số tiền tồn quỹ Tính toán tiền lương phải trả choCBCNV, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tính phần trăm bảo hiểm cho công nhân viên,theo dõi tình hình tăng giảm số người đóng BHXH hàng tháng.
2.1.1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị năm 2016 và 2017 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Cổ phần Đại An năm
2016 và 2017
(Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Số tiền So sánh Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 57,136,390,902 158,988,214,021 101,851,823,119 178.26
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
11 Chi phí quản lý doanh nghiệp 15,560,767,503 16,935,183,092 1,374,415,589 8.83
12 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
13 Chi phí khác 669,533,298 2,281,509,657 1,611,976,359 240.76
14 Lợi nhuận khác (654,785,504) (2,257,476,647) (1,602,691,143) 244.77
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,639,171,972 1,589,229,221 (49,942,751) (3.05)
16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 117,423,884 227,737,313 110,313,429 93.94
17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 1,521,748,088 1,361,491,908 (160,256,180) (10.53)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016-2017)
Trang 32Nhận xét :
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của DN năm
2017 so với năm 2016 có một số chuyển biến tốt, do công ty đã có những chính sách,
kế hoạch cụ thể và quản lý chặt chẽ hơn, cụ thể :
Tổng doanh thu năm 2017 đạt 160,266,919,991vnđ tăng 103,123,651,688vnđ
so với năm 2016 tương ứng tăng 180,47%, cụ thể là :
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 là57,136,390,902vnđ, năm 2017 là 158,988,214,021vnđ tăng 101,851,823,119vnđ,tương đương với tăng 178.26% so với năm 2016
+ Doanh thu tài chính năm 2017 so với năm 2016 tăng 1,271,828,569vnđ, tươngứng với tỷ lệ tăng 18,492.87%
Tổng chi phí năm 2017 là 37,732,736,134vnđ, năm 2016 là
27,704,471,760vnđ, tăng 10,028,264,374vnđ so với năm 2016 ; tương ứng tăng 36.20
Lợi nhuận trước thuế năm 2017 là 1,589,229,221vnđ, năm 2016 là
1,639,171,972vnđ Lợi nhuận trước thuế năm 2017 giảm 49,942,751vnđ so với năm
2016 ,tương ứng với tỷ lệ giảm 3.05% Lợi nhuận trước thuế năm 2017 giảm so vớinăm 2016 chủ yếu do chi phí doanh nghiệp bỏ ra năm 2017 tăng so với năm 2016 mặc
dù tổng doanh thu năm 2017 tăng so với năm 2016
Lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 1,521,748,088vnđ Lợi nhuận sau thuế năm
2017 là 1,361,491,908 giảm 160,256,180vnđ so với năm 2016 tương ứng với tỷ lệgiảm 10.53%
Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty năm 2017 so với năm 2016 nhìnchung có nhiều kết quả tốt Mặc dù lợi nhuận lợi nhuân năm 2017có giảm nhẹ so vớinăm 2016 nhưng qua doanh thu tăng cho thấy doanh nghiệp đã có những biện phápđẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và cung câp dịch vụ, tạo ra nguồn lợi nhuận cho công ty
Trang 332.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Đại An
2.1.2.1 Nhân tố bên trong.
Bộ máy quản trị doanh nghiệp
Công ty cổ phần Đại An hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trịdoanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển công ty.Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúngđắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động Chất lượng của chiến lượckinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bạicủa một doanh nghiệp Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấplãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậcnhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp Kết quả
và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độchuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanhnghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó
Nhân tố vốn
Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
mà không có vốn Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Vốn trong doanh nghiệp được phân bổ dưới haihình thức là vốn cố định và vốn lưu động Công ty cổ phần Đại An là công ty lớn với
số vốn đến nay gần 300tỷ, ngành nghề chính là xây dựng công trình khu công nghiệpnên nên vốn cố định lớn hơn vốn lưu động Do đó để mở rộng kinh doanh nhằm nângcao kết quả kinh doanh, Công ty cần tăng vốn đầu tư vào trang thiết bị máy móc, đấtđai cũng như nhà xưởng,…
Tóm lại, nguồn vốn tăng sẽ giúp cho Công ty đảm bảo hoạt động sản xuất kinhdoanh theo đúng kế hoạch, doanh thu sẽ ổn định và kiểm soát được lợi nhuận cũngnhư chủ động trong việc kinh doanh
Nhân tố con người
Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mọi tổ chức và ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả, chất lượng của tổ chức đó Đội ngũ nhân viên của Công ty có trách