Chính vì vậycông tác kế toán với người lao động cần được thực hiện khoa học, hợp lý để đảm bảokết hợp một cách hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động.Công t
Trang 1TÓM LƯỢC
Thông qua quá trình thực tập tại công ty TNHH đầu tư công nghệ An Thịnh Phát,dựa trên nhu cầu thực tế kết hợp với kiến thức được trang bị trong 4 năm đại học, em
đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình
Trong một doanh nghiệp, người lao động đóng vai trò rất quan trọng trong việctái tạo của cải vật chất cho xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh Conngười chính là nhân tố chủ động, mang tính quyết định đến sự thành bại của doanhnghiệp Vì vậy, công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong doanhnghiệp là vô cùng quan trọng
“Kế toán các khoản thanh toán với người lao động” là một đề tài không mới songđây là vấn đề mà được hầu hết các doanh nghiệp đề cập tới vì nó liên quan tới lợi íchcủa người lao động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp Trong phạm vi kiến thức
có hạn của mình, em chỉ tập trung nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về cáckhoản thanh toán với người lao động theo các văn bản pháp luật và quy định hiệnhành Đồng thời, qua quá trình khảo sát tại Công ty TNHH đầu tư công nghệ An ThịnhPhát, em đi sâu nghiên cứu thực trạng để từ đó rút ra các kết luận và đưa ra các đề xuấtkhắc phục những tồn tại trong kế toán các khoản thanh toán với người lao động
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ từ phía trường Đại Học Thương Mại, khoa Kế toán – Kiểm toán cũng như
từ phía Công ty TNHH đầu tư công nghệ An Thịnh Phát
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán, và đặc biệt là
cô giáo T.s Nguyễn Thanh Phương, người đã hướng dẫn, chỉ bảo em rất tận tình trongquá trình thực hiện khoá luận
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNVtại Công ty TNHH đầu tư công nghệ An Thịnh Phát đã tạo mọi điều kiện cho em trongsuốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này
Do sự hiểu biết và trình độ còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót
Em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của thầy cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Mai Thị Dung
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC PHỤ LỤC vii
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 8
2 Mục tiêu nghiên cứu 9
3 Đối tượng và pham vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Kết cấu khóa luận 10
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 11
1.1 Lý luận cơ bản về thanh toán với người lao động 11
1.1.1 Khái niệm các khoản thanh toán với người lao động 11
1.1.2 Nội dung các khoản thanh toán với người lao động 14
1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán 17
1.2 Kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo quy định hiện hành 18
1.2.1 Nguyên tắc và quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam chi phối kế toán thanh toán với người lao động 18
1.2.2 Phương pháp kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo chế độ kế toán hiện hành 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ AN THỊNH PHÁT 34
2.1 Tổng quan về công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến ‘‘kế toán thanh toán đến người lao động tại công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ An Thịnh Phát” 34
2.1.1 Tổng quan về công ty 34
Trang 42.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thanh toán với người lao động tại công
ty 41
2.2 Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty Cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát 48
2.2.1 Nội dung các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP đầu tư công nghệ An Thịnh Phát 48
2.2.2 Chứng từ sử dụng 49
2.2.3 Giới thiệu phần mềm kế toán sử dụng tại công ty 51
2.2.4 Vận dụng tài khoản 54
2.2.5 Vận dụng sổ kế toán 56
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN “KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ” 57
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 57
3.1.1 Những kết quả đạt được 57
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 58
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kê toán các khoản thanh toán với người lao động tại doang nghiệp 59
3.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty 61
KẾT LUẬN 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5Phụ lục 01
67
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 68 Cổ phần CP
Trang 7Phụ lục số 05: Phiếu chi tháng 1 năm 2017
Phụ lục số 06: Phiếu thu tháng 1 năm 2017
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Các khoản thanh toán cho người lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cảdoanh nghiệp và người lao động Người lao động luôn mong muốn có được nhữngkhoản thu nhập cao để bù đắp sức lao động và đảm bảo cuộc sống của bản thân cũngnhư gia đình họ.Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp thì đây lại là một khoản chi phítrong quá trình sản xuất kinh doanh nên họ lại muốn giảm thiểu hóa Chính vì vậycông tác kế toán với người lao động cần được thực hiện khoa học, hợp lý để đảm bảokết hợp một cách hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động.Công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động tốt sẽ làm cho người laođộng yên tâm làm việc vì khoản tiền lương được trả xứng đáng với công sức lao động
mà họ đã bỏ ra, còn tổ chức doanh nghiệp giảm được chi phí mang lại lợi nhuận nhiềuhơn cho doanh nghiệp
Việc hạch toán kế toán các khoản thanh toán với người lao động cần phải đảm bảo
độ chính xác, đầy đủ, rõ ràng, kịp thời về thời gian, kết quả và cần phân bổ hợp lý về chiphí tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng có liên quan, cáckhoản tiền thưởng cho những sáng kiến cải tạo hay chế độ phúc lợi xã hội… cần phảiđược thực hiện một cách khoa học theo đúng những quy định của nhà nước và phù hợpvới tình hình thực tế của tổ chức, doanh nghiệp Điều này sẽ kích thích người lao độngphát huy tính sáng tạo, nhiệt tình hăng say làm việc, đồng thời nâng cao đời sống cán bộcông nhân viên, từ đó giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng khảnăng cạnh tranh trên thị trường, hoàn thành kế hoạch đề ra Vì vậy hoàn thiện công tác kếhoạch nói chung và kế toán các khoản thanh toán với người lao động nói riêng là mục tiêu
vô cùng cần thiết và quan trọng với hoạt động kinh doanh của công ty
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, đồng thời qua thời gian tìm hiểuthực tế tại Công ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát, được tiếp xúc với công tác
kế toán tại công ty em đã thấy được tầm quan trọng của kế toán các khoản thanh toán với
người lao động trong doanh nghiệp nên đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty cổ phần đầu tư công nghệ
An Thịnh Phát” cho bài Khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 92 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu và làm rõ tình hình thực trạng công tác kế toán các khoản thanh
toán với người lao động tại công ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát để từ đóđưa ra được những nhận xét chung về mặt tích cực và hạn chế về việc thanh toán vớingười lao động tại công ty
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tế khảo sát tại công ty để đóng góp một số đềxuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán thanh toán với người lao động tạicông ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát
3 Đối tượng và pham vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán các khoản thanh toán với người laođộng trong doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát.+ Phạm vi về thời gian: Quý I năm 2017
4 Phương pháp nghiên cứu.
Để thu thập và phân tích dữ liệu phục vụ cho cho việc thực hiện đề tài của mình,
em đã sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau như phương pháp điều tra phỏngvấn kết hợp với phương pháp nghiên cứu tài liệu Cuối cùng em sử dụng phương pháptổng hợp số liệu để đưa ra cách nhìn tổng quan và có hệ thống về hoạt động kế toánnói chung và kế toán các khoản thanh toán với người lao động nói riêng tại Công ty
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các nguồn tài liệu trong công ty:
Trang 10khoản thanh toán với người lao động trong chuẩn mực, chế độ, sách tham khảo và các luận văn khóa trước.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Các câu hỏi phỏng vấn được tập trung chủ
yếu xung quanh vấn đề về kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty
cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát như: công tác kế toán các khoản thanh toánvới người lao động có những ưu, nhược điểm gì và hạn chế còn tồn tại cần khắcphục… Việc phỏng vấn được tiến hành tại phòng hành chính-kế toán tại Công ty
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát về cách quản lý, hoạt động của bộ
máy kế toán DN, sau đó tiến hành quan sát chi tiết hơn đối với công việc ở phòng hànhchính-kế toán như thu thập chứng từ, vào số liệu các TK liên quan…
- Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu cần thiết, cần
tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu giữa số liệu chứng từ gốc và bảng phân bổ vớibảng kê, sổ kế toán chi tiết…nhằm đưa ra được những đánh giá, nhận xét đúng đắn,chính xác về công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong DN
5 Kết cấu khóa luận
Nội dung khóa luận gồm 3 phần chính:
Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về các khoản thanh toán với người lao động Chương II:Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công
ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát
Chương III: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện về kế toán các khoản thanh
toán với người lao động tại công ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát
Trang 11CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC KHOẢN THANH
TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1.1 Lý luận cơ bản về thanh toán với người lao động.
1.1.1 Khái niệm các khoản thanh toán với người lao động.
Khái niệm các khoản phải thu từ người lao động
Theo giáo trình kế toán tài chính – Đại học Thương Mại thì trong quá trình hoạtđộng kinh doanh, giữa doanh nghiệp với khách hàng, với các đối tượng khác ở bênngoài và bên trong doanh nghiệp phát sinh các mối quan hệ kinh tế Các mối quan hệkinh tế đó làm phát sinh các quan hệ thanh toán mà doanh nghiệp được quyền đòi tiền
ở các đối tượng có liên quan, từ đó hình thành nên các khoản phải thu Các khoản phảithu gồm: Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, dự phòng phải thukhó đòi,
Trong đó, các khoản phải thu từ NLĐ dùng để phản ánh các khoản phải thu vàtình hình thanh toán các khoản phải thu từ người lao động của doanh nghiệp về thuếthu nhập các nhân, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải thuNLĐ, thu các khoản khấu trừ vào lương khác, tiền bồi thường, thu hồi tiền tạm ứng
Thuế Thu nhập cá nhân.
Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xãhội, trong khoảng thời gian nhất định ( thường là 1 năm) Thuế TNCN là một sắc thuế
có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện côngbằng xã hội Thuế TNCN đánh vào các cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinhdoanh Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì nó có lưu ý đến hoàn cảnhcủa các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuếhoặc khoản miễn trừ đặc biệt
Khoản bồi thường vật chất.
Trong quá trình sản xuất, NLĐ làm hư hỏng tới tài sản của công ty, hoặc làm mấtmát, thất thoát tài sản thì phải bồi thường theo quy định của công ty
Tiền tạm ứng khấu trừ vào lương.
Gồm tạm ứng tiền lương vì lý do công việc mà chưa sử dụng hết hoặc tạm ứngtiền lương tháng sẽ được khấu trừ trực tiếp vào lương Ngoài ra còn có các khoản như:
Trang 12 Các khoản trích theo lương :
Ngoài các khoản phải thu trên NLĐ còn phải nộp BHXH, BHYT, BHTN
Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập
cho người lao động khi họ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già, Dựa trên cơ sở một quỹ tài chính
do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội mà chủ yếu là từ người sử dụnglao động, người lao động và một phần sự bảo hộ của Nhà nước theo Pháp luật, nhằmđảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo antoàn xã hội
Bảo hiểm y tế (BHYT): Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe nhằm đảm bảo chi trả một phần hay toàn bộ chi phí khám chữa bệnh chongười tham gia quỹ BHYT khi có ốm đau, bệnh tật bằng nguồn quỹ BHYT do sự đónggóp theo chu kỳ của người sử dụng lao động, NLĐ, tổ chức, cá nhân
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Là biện pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp,
nhằm trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm đượcviệc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới
Kinh phí công đoàn (KPCĐ): là khoản tiền để duy trì để hoạt động các tổ chức
công đoàn đơn vị và công đoàn cấp trên Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệquyền lợi và nâng cao đời sống của người lao động
Khái niệm các khoản phải trả cho người lao động
Theo giáo trình kế toán tài chính – Đại học Thương Mại thì các khoản phải trả làcác khoản mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán bằng các nguồn lực củamình, đó chính là nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã qua của doanh nghiệp.Các khoản phải trả phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp baogồm nhiều loại khác nhau như: Phải trả cho người bán, phải trả người lao động, phảinộp cho Nhà nước
Các khoản phải trả cho NLĐ dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hìnhthanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiềncông, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập củangười lao động
Trang 13 Tiền lương.
Tiền lương (tiền công) là số tiền mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động căn
cứ vào khối lượng, tính chất và chất lượng lao động của từng người sau thời gian làmviệc Tiền lương (tiền công ) là những khoản thu nhập chủ yếu dùng để bù đắp nhữnghao phí về thời gian, về sức lực, về trí tuệ và tích lũy cho người lao động trong quátrình làm việc tại doanh nghiệp
(Giáo trình Kế toán tài chính – Trường Đại học Thương Mại – Tác giả TrầnXuân Nam)
Các khoản bảo hiểm người lao động được hưởng (BHXH).
Bảo hiểm xã hội (BHXH): Người sử dụng lao động phải đăng ký đầy đủ số laođộng thuộc diện tham gia BHXH, đóng đầy đủ số tiền BHXH cho số lao động của đơn
vị và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của NLĐ để đóng cho cơ quan BHXHcùng với phần BHXH của người sử dụng lao động theo quy định
Các khoản phải thanh toán khác:
Tiền thưởng: là những khoản thu nhập ngoài lương mà doanh nghiệp trả
cho người lao động do hoàn thành tốt hoặc có những thành tích xuất sắc trong khi thựchiện các nhiệm vụ được giao, mang lại hiệu quả thực tế cho doanh nghiệp
( Giáo trình Kế toán tài chính- Trường Đại học Thương Mại – Tác giả TrầnVăn Nam)
Phụ cấp lương:
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH
“Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tínhchất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tínhđến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thanglương, bảng lương”
(Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH)
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số BLĐTBXH
“Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện laođộng, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà
Trang 14đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút vàcác phụ cấp có tính chất tương tự.“
Theo đó, phụ cấp lương sẽ bao gồm: phụ cấp chức vụ; phụ cấp trách nhiệm; phụcấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên…
Phúc lợi: số tiền DN trả cho NLĐ ngoài lương, thưởng, trợ cấp Quỹ phúc
lợi có tác dụng động viên tinh thần của công nhân, làm cho NLĐ gắn bó với doanhnghiệp, nâng cao đời sống và tinh thần
Các khoản phải trả khác lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Nếu người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp đã đủ từ
12 tháng trở lên bị mất việc làm thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việclàm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, thấp nhất cũng bằng hai tháng lương
1.1.2 Nội dung các khoản thanh toán với người lao động.
Nội dung các khoản phải thu của người lao động
a) Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Đối với CBCNV làm việc đã ký hợp đồng lao động và có bảng lương, thuếTNCN được tính theo biểu lũy tiến từng phần theo quy định, tức là tính theo từng bậcthu nhập, mỗi bậc thu nhập có một mức thuế suất tương ứng, được quy định như sau:
Trang 15(điều 9 thông tư 111/TT-BCTC) thì cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công,thu nhập từ kinh doanh được giảm trừ gia cảnh vào thu nhâp chịu thuế trước khi tínhthuế là 9 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế (108 triệu đồng/năm).
Cụ thể: Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụnuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nuôi dưỡng ( phải được đăng
ký với thuế)
Mỗi CBCNV trong công ty đều phải làm tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân
và giảm trừ gia cảnh, để làm căn cứ cho kế toán tính mức chịu thuế của CBCNV trongcông ty
b) Các khoản khác
Bồi thường vật chất: Khi CBCNV làm hư hại đến tài sản của Công ty thì giá trị
thiệt hại sẽ trừ vào lương của người lao động theo % giá trị của sản phẩm đó
Tạm ứng khấu trừ vào lương: các khoản CBCNV tạm ứng tiền lương vì lý do
công việc mà chưa sử dụng hết hoặc tạm ứng tiền lương tháng sẽ được khấu trừ trực
tiếp vào tiền lương Tiền điện, nước, thuê nhà do công ty trả thay cho người lao động Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải tham gia bảo
hiểm bắt buộc
Theo điều 5, điều 14, điều 18 quyết định 959/QĐ- BHXH quy định:
Bảng 1.2 Tỷ lệ trích nộp các khoản trích nộp theo lương 2017
Loại Bảo hiểm tham gia Doanh nghiệp (%) Người lao động (%) Cộng
Như vậy thì DN phải thu từ người lao động 10,5% ( trong đó 8% đóng vào quỹhưu trí và tử tuất, 1.5 % vào BHYT và 1% vào BHTN) trừ vào tiền lương được ghitrong hợp đồng lao động và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
2.2.1.2 Nội dung các khoản phải trả:
Trang 16Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả chotất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quảnlý và sử dụng Thành phần quỹ lươngbao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực
tế làm việc ( theo thời gian, theo sản phẩm ) Trong quan hệ với quá trình sản xuấtkinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệp thành hai loại cơ bản:
- Tiền lương chính: Là tiền Lương trả cho người lao động trong thời gian lamnhiệm vụ chính đã được quy định, bao gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấpthường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất
- Tiền lương phụ : Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian khônglàm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lươngtrả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hộihọp, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất
b Quỹ thưởng
Được lập nhằm mục đích đưa công tác thi đua, khen thưởng trở thành một độnglực thúc đẩy sản xuất phát triển, động viên khuyến khích CBCNV phát huy tinh thầnsáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thiện nhiệm vụ được giao Nhưng quỹ thưởngchưa được công ty quan tâm nhiều nên chưa phát huy được vai trò của nó
Có các loại tiền thuởng:
- Tiền thưởng mang tính chất lương: là các khoản tiền thưởng gắn với số lượng,chất lượng của người lao động như thưởng tiết kiệm chi phí, thưởng nâng cao năngsuất lao động, thưởng cải tiến sáng tạo, kỹ thuật… Các khoản tiền này thường đượctính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Tiền thưởng không mang tính chất tiền lương: các khoản tiền này không mangtính chất thường xuyên như thưởng hoàn thành kế hoạch năm, các khoản tiền nàythường lấy từ quỹ khen thưởng của doanh nghiệp
Ngoài các chế độ và hình thức thưởng như trên, các doanh nghiệp còn có thểthực hiện các hình thức khác, tuỳ theo các điều kiện và yêu cầu thực tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh Qua đó người lao động được trả lương theo đúng chất
lượng công việc
c Phụ cấp
Trang 17Phụ cấp là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạpcông việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tínhchưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảnglương, cụ thể:
- Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độchại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đàotạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việckhác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợptrong quá trình làm việc của người lao động
- Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi,hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ,khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làmviệc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động khôngthuận lợi khi thực hiện công việc
1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán.
1.1.3.1 Yêu cầu quản lý các khoản thanh toán với người lao động.
Quản lý quá trình phải thu và phải trả các khoản thanh toán với NLĐ là một yêucầu thực tế xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp quản lý tốt cáckhâu thanh toán với NLĐ thì mới đảm bảo và đánh giá chính xác hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Do đó những vấn đề quản lý nghiệp vụ các khoản thanhtoán với NLĐ cần đặt ra là:
Trước tiên, quản lý nguồn tài chính của công ty, tính toán khả năng thanh toán đểkịp thời, đầy đủ các khoản thanh toán với NLĐ đảm bảo uy tín cho công ty
Tiếp theo, cần quản lý tổng số phải thu, phải trả NLĐ thường xuyên lên danhsách các khoản đến hạn phải trả và phải thu, quy mô và đối tượng cụ thể
Ngoài ra cần quản lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh các khoản thanh toán vớiNLĐ hạch toán vào sổ kế toán chi tiết, tổng hợp
Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên đối chiếu số liệu giữa các sổ sách tránh trườnghợp khai khống, khai thiếu, bỏ sót nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
Trang 18Các khoản thanh toán với NLĐ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với NLĐ
mà còn rất quan trọng đối với Nhà nước, đối với sự sống còn của nền kinh tế Vì vậy,việc tổ chức công tác kế toán hết sức quan trọng và để thực hiện tốt điều đó kế toáncần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi, ghi chép, phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác các khoảnphải thu, phải trả cho NLĐ và tình hình thanh toán các khoản đó cho NLĐ
Tổ chức kế toán chi tiết các khoản phải trả cho NLĐ theo từng đối tượng theocác chỉ tiêu tổng số phải trả, số đã trả, số còn lại phải trả và xác định thời hạn trả
- Theo dõi chi tiết, cụ thể từng khoản phải thu của từng đối tượng, báo cáo kịpthời về khả năng thanh toán của NLĐ
- Cung cấp kịp thời ( thường xuyên và định kỳ) những thông tin về tình hìnhthanh toán các khoản thanh toán với NLĐ cho chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lýdoanh nghiệp làm cơ sở, căn cứ cho việc để ra quyết định hợp lý trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo quy định hiện hành.
1.2.1 Nguyên tắc và quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam chi phối kế toán thanh toán với người lao động
Kế toán các khoản thanh toán với người lao động chịu sự chi phối của chuẩn mức
kế toán số 01- Chuẩn mực chung ( VAS 01)
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêucầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanhnghiệp Kế toán thanh toán với người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc kế toánnhư: Cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng vàtrọng yếu Đồng thời tuân thủ các yêu cầu cơ bản đối với kế toán: trung thực, kháchquan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh.Cụ thể:
Nguyên tắc cơ sở dồn tích:
Theo nguyên tắc này thì mọi nghiệp vụ liên quan đến các khoản thanh toán vớingười lao động phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thờiđiểm thực tế thu, chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền
Trang 19Nguyên tắc phù hợp:
Theo nguyên tắc này thì chi phí liên quan đến khoản phải trả người lao động phátsinh trong kỳ nào phải được ghi nhận ngay trong kỳ đó mà không phụ thuộc khoản chiphí đó được chi ra trong kỳ nào, nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả kinh doanhcủa từng thời kỳ kế toán giúp cho các nhà quản trị có những quyết định kinh doanhđúng đắn và có hiệu quả
Nguyên tắc thận trọng:
Theo nguyên tắc này thì doanh nghiệp nên thực hiện việc trích trước tiền lươngnghỉ phép cho công nhân viên, vì lực lượng này có ảnh hưởng nhất định đến tình hìnhhoạt động kinh doanh của Công ty Nếu không có trích trước, thì tháng đó doanhnghiệp vẫn phải trả lương bình thường trong khi hoạt động kinh doanh của công ty vịđình trệ gây biến động đến doanh thu và lợi nhuận của công ty giữa các kỳ
Nguyên tắc nhất quán:
Theo nguyên tắc này thì việc xác định nội dung các khoản thanh toán phải được
áp dụng nhất quán từ kỳ này sang kì khác
Nguyên tắc hoạt động liên tục:
Các khoản thanh toán với người lao động phải được lập trên cơ sở giả định làdoanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thườngtrong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phảingừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình
Nguyên tắc giá gốc:
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo sốtiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tàisản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổitrừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể Việc ghi nhận giá gôc của tàisản ảnh hưởng đến việc thanh toán với người lao động trong trường hợp các khoản bồithường vật chất để tính cho chính xác giá trị trước khi thanh toán lương với nhân viên
Nguyên tắc trọng yếu:
Theo nguyên tắc này thông tin về bảng chấm công, bảng lương hay về phiếu thu,phiếu chi, hay số liệu về các khoản trích theo lương phải được coi là trọng yếu Nếu
Trang 20cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tàichính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sótđược đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xéttrên cả phương diện định lượng và định tính.
Các khoản thanh toán với người lao động sẽ được ghi nhận là khoản nợ phải trảtrên Bẳng cân đối kế toán trong Báo cáo tài chính Các khoản thanh toán với người laođộng được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanhnghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại màdoanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải được xác định một cáchđáng tin cậy
Đối với các khoản thanh toán với NLĐ, tiền lương được tính để trả cho NLĐ sẽđược ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán và đến ngày thanh toán lương cho NLĐ, kếtoán phải trích quỹ lương và các quỹ có liên quan để chi trả cho NLĐ
1.2.2 Phương pháp kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo chế
- Bảng chấm công ( Mẫu số 01a- LĐTL)
- Bảng chấm công làm thêm giờ ( Mẫu số 01b- LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền thưởng ( Mẫu 03 – LĐTL )
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ ( Mẫu số 06- LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu số 07 – LĐTL)
- Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08 – LĐTL)
- Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng giao khoán ( Mẫu số 09 – LĐTL)
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ( Mẫu số 10- LĐTL)
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( Mẫu số 11 –LĐTL)
Trang 21- Chứng từ thanh toán : phiếu chi, báo nợ, hóa đơn GTGT
Nhóm chứng từ liên quan đến các khoản trích theo lương
- Chứng từ phân bổ KPCĐ, BHXH, BHTN, BHYT để phản ánh số trích lập vàphân bổ các khoản bảo hiểm, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Bảng thanh toán BHXH
- Chứng từ thanh toán : Phiếu chi, phiếu báo nợ của ngân hàng
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng.
Kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong doanh nghiệp theo thông
tư 133/2016/TT-BTC sử dụng chủ yếu các tài khoản:
Tài khoản 334: Phải trả người lao động
Nguyên tắc kế toán:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán cáckhoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương , tiền công, tiềnthưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả thuộc về thu nhập của người lao động
Kết cấu tài khoản
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiển xã hội
và các khoản phait trả , phải chi cho người lao động
- Số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương
và các khoản khác còn phải trả cho người lao động
Tài khoản 335: Chi phí phải trả
Nguyên tắc kế toán:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phả trả cho người lao động trong kỳnhư phải trả về tiền lương nghỉ phép và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳbáo cáo trước như:
Trang 22- Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ mà doanhnghiệp có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất Kế toán tiến hành tính trước vàhạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trongthời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.
- Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau
Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ :
Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả
Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảmchi phí
- Bên có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất
- Số dư bên có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưngthực tế chưa phát sinh
Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác
Nguyên tắc kế toán:
Tài khoản này dùng để phản ánh
- Số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thấtnghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoàn
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên theo quy định của toàn án
Kết cấu tài khoản
Trang 23- Số dư bên Có:
+ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản
lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộpnhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưađược thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có các tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toánkinh phí công đoàn ở đơn vị
- Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảohiểm xã hội ở đơn vị
- Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảohiểm y tế ở đơn vị
- Tài khoản 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toánbảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: TK 111, 112, 154, 353, 642…
Tài khoản 138: Phải thu khác
+ Số tiền đã thu về từ các khoản nợ phải thu khác
- Số dư bên nợ: Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được
Trang 24Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên có phản ánh số đã thu nhiềuhơn số phải thu.
1.2.2.3 Trình tự kế toán.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hach toán kế toán các khoản phải trả người lao động.
TK 334 Phải trả người lao động TK138,141,333,338 TK 631, 642
TK335 TK111,112
Sơ đồ 1.2: Các khoản trích theo lương
Phải trả tiền lương nghỉ phép
Ứng, thanh toán tiền lương và các khoản khác
Bảo hiểm xã hội phải trả
CBCNVThanh toán lương, thưởng
bằng sản phẩm hàng hóa
Trang 25Các khoản trích theo lương
TK 111,112 TK 642, 631
TK334
Trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phíNộp BHXH, BHYT,
BHTN theo quy định
Khấu trừ BHXH, BHYT,BHTN vào lương
Trang 26TK 214
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hach toán kê toán các khoản phải thu người lao động trong
doanh nghiệp
TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý TK151,152,153 TK111,112,334 ,155,156,157
TK 632 TK111,112
TK 811
211
Giá trị hàng tồn kho mất mát , hao hụt
Thu bồi thường của cá nhân theo quyết định về tiền và TS mất mát
Giá trị hàng tồn kho mất mát,hao hụt
Tiền phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý
Giá trị chênh lệch của TSCĐ được tính và chi phí
TSCĐ phát hiện thiếu khi
kiểm kê
Hao mòn
Trang 27Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép
1.2.2.4 Hình thức tổ chức sổ kế toán.
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế
đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến DN Đểphản ánh tình hình KQKD trong kỳ của DN, kế toán mở sổ theo dõi tùy theo hình thức
DN áp dụng
Trang 28Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký chung
chi tiết TK 111,334,338,
Hình thức kế toán Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, tất cả các nghiệp vụ kinh tế về các khoản thanh toánvới người lao động phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tựthời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên
sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái các tài khoản theo từng nghiệp vụ phát sinh
Sơ đồ 1.4: Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
Trang 29Chứng từ kế toán( HĐGTGT, Phiếu thu,
phiếu chi
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Nhật ký- sổ cái
Sổ quỹ
Sổ thẻ kế toán chi tiết TK 334,338,138,
Bảng tổng hợp chi tiết
TK 334,338,138,
Ưu điểm :
+ Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán.+ Được dùng phổ biến, thuận tiện cho việc úng dụng tin học và sử dụng máy vitính trong công tác kế toán
+ Có thể tiến hành kiểm tra đối chiểu ở mọi thời điểm tên sổ Nhật ký chung.Cung cấp thông tin kịp thời
Nhược điểm:
+ Lượng ghi chép nhiều
+ Hay ghi trùng, mỗi chứng từ thường được vào ít nhất 2 sổ nhật ký trở lên Bởivậy, cuối tháng sau khi cộng số liệu từ các sổ nhật ký, kế toán phải loại bỏ các số liệutrùng lắp rồi mới ghi vào sổ cái
Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái.
Sơ đồ 1.5: Hình thức sổ kế toán nhật ký – sổ cái.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm traBáo cáo tài chính
Trang 30Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tựthời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kếtoán tổng hợp duy nhất là Nhật ký – Sổ cái, căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái làcác chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Điều kiện áp dụng: Sử dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít tàikhoản kế toán
Ưu điểm:
+ Số lượng sổ ít, mẫu sổ đơn giản ít ghi chép
+ Việc thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu có thể tiến hành thường xuyên trên sổtổng hợp Nhật ký- sổ cái
Trang 31Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ cái
Chứng từ kế toán (HĐGTGT, phiếu chi, phiếu
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết (TK 334, 3388,
1388, 1111…)
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để lập cácchứng từ ghi sổ và ghi vào sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ do kế toán lậptrên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, cócùng nội dung kinh tế Sau đó căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán để ghi sổ, thẻ kế
Trang 32Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho những doanh nghiệp có quy mô vừa, quy mô lớn, sửdụng nhiều lao động kế toán và số lượng lớn các tài khoản ké toán được sử dụng.
Ưu điểm:
+ Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện phân công cho việc phân công laođộng kế toán
Nhược điểm:
+ Số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên sảy ra hiện tượng trùng lặp
+ Việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường được thực hiện vào cuối tháng, vì vậycung cấp thông tin thường chậm
Kế toán có thể sử dụng các sổ sau:
+ Sổ quỹ, sổ chi tiết các tài khoản: TK 334, TK338, TL338.3, TK338.2,TK338.4, TK338.6, TK138.8
+ Sổ cái các tài khoản: TK 334, TK338, TK138
Hình thức kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ 1.4: Hình thức sổ kế toán trên máy tính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Trang 33Nếu thực hiện trên máy vi tính, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm kếtoán khác nhau phù hợp với điều kiện và đặc điểm hoạt động của công ty Phần mềm
kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán
đó Nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ ghi bằng tay
Hàng ngày, kế toán căn cứ và chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ để nhập dữ liệu vào máy
vi tính Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, lập báo cáo tài chính
Ưu điểm: Sử dụng phần mềm kế toán luôn đảm bảo được tính chính xác, trungthực hợp lý theo thông tin đã được nhập vào trong kỳ
Nhược điểm: Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi thì
kế toán máy sẽ khó thay đổi ngay cho phù hợp được Ngoài ra, kế toán trên máy vitính không thể hiệp đầy đủ quá trình ghi sổ nên sẽ khó khăn với các kế toán viên mớitrong việc hình dung tổng quát về quá trình này
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ AN
THỊNH PHÁT
2.1 Tổng quan về công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến
‘‘kế toán thanh toán đến người lao động tại công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ An Thịnh Phát”.
2.1.1 Tổng quan về công ty.
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty : Công ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát
- Tên tiếng anh : AN THINH PHAT TEGHNOLOGY INVESMENT JOINTSTOCK COMPANY
- Tên viết tắt: ATP.JSC
- Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà T & H số 2, ngõ 100 đường Hoàng Quốc Việt,Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại : 0437880707
- Fax: 0105337378
- Giám đốc : Ông Đinh Tuấn Anh
- MST :0105337378
- Nơi đăng ký MST : Chi cục Thuế quận Cầu Giấy
- Giấy ĐKKD số :0105337378, cấp ngày 31/05/2011 do TP Hà Nội cấp
- Quy mô:
+ Vốn điều lệ : 2 tỷ đồng
+ Lao động: Trước đây lao động chỉ có 5 người nhưng hiện nay tổng số lao độngcủa Công ty là 10 người Số lao động nữ là 7 người và số lao động nam là 3 người.Trình độc chuyên môn: Trong đó tất cả các nhân viên trong công ty đều có bằngđại học, cao đẳng Bên cạnh đó đa số lao động của Công ty được đào tạo ở các trườngnghiệp vụ và hàng năm Công ty có điều kiện tổ chức bồi dưỡng thêm chuyên môn,nghiệp vụ cho một số bộ phận trực tiếp sản xuất đã tạo ra một đội ngũ kỹ sư giàu kinh
Trang 35nghiệm, đội ngũ công nhân kỹ thuật cao lành nghề, đam mê và có trách nhiệm vớicông việc.
Công tác quản lý lao động: Nhân viên lao động tại các phòng ban, tuân thủ theocác quy định của công ty và các điều khoản trong hợp đồng lao động
- Ngành nghề kinh doanh
+ Lắp đặt hệ thống điện là ngành nghề chính
+Tư vấn thiết kế, cung cấp và lắp đặt các hệ thống đồng bộ bao gồm: hệ thốngphòng cháy chữa cháy; hệ thống thông gió, tăng áp cầu thang, hút khói hành lang; hệthống camera an ninh giám sát
+ Sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị phân phối và điều khiển điện,sản xuất các máy chuyên dụng
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát được thành lập vào ngày 31tháng 05 năm 2011 Công ty hoạt động và giao dịch tại trụ sở, ngoài ra công ty còngiao dịch qua mạng internet để tăng khả năng tiếp cận khách hàng Với hơn 5 năm xâydựng và phát triển công ty đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thươngtrường đặc biệt là trên lĩnh vực mà công ty hoạt động,
Cùng với thời gian và sự phát triển của mình, nguồn vốn và nguồn nhân lực củacông ty ngày càng mở rộng Trong năm 2015 công ty hoạt động rất hiệu quả, tạo chomình được một lượng khách hàng lớn, thời gian tới công ty đang có kế hoạch mở rộngchi nhánh kinh doanh để tăng quy mô, tăng hiệu quả kinh doanh phát triển thị trườngđồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
Công ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát đến nay là một trong nhữngcông ty có uy tín hàng đầu tại Việt nam trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống điện
Trong những năm đầu thành lập công ty trong giai đoạn 2011-2012 công ty đã gặpphải rất nhiều khó khăn do ngành nghề lắp đặt hệ thống điện lúc đó chưa phổ biến Do đó,công ty đã gặp rất nhiều khó khăn và thử thách Giai đoạn 2012-2014, do nền kinh tế gặpnhiều khó khăn, khiến cho công ty lại càng gặp nhiều trở ngại Đến cuối năm 2014 với sựlãnh đạo của ban giám đốc, công ty đã mạnh dạn ký những hợp đồng lớn với các doanh
Trang 36Giai đoạn từ 2015 đến nay, công ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát đã
và đang có thế mạnh trong các lĩnh vực lắp đặt hệ thống điện cả trong nước và quốc tếMột số dự án mà công ty đã tham gia như:
- Thi công xây dựng và cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy thuộc dự án: Khunhà xưởng sản xuất công ty CP nội thất Hòa Phát
- Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động và chữacháy vách tường thuộc dự án: Siêu thị EBEST Hà nội
- Dự án hệ thống các trạm điện 110KV- Công ty lưới điện cao thế Miền Bắc sửdụng hệ thống chữa cháy dạng vách tường hoặc sprinkler hở, hệ thống báo cháy tựđộng.Và còn nhiều Dự án khác như Dự án trường tiểu học Hoàng Liệt, dự án ký túc xãsinh viên Đại học Vinh,
Tuy công ty mới thành lập hơn 6 năm nhưng với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm,đội ngũ công nhân kỹ thuật cao lành nghề, đã tham gia thành công nhiều dự án lớn,công ty đã tạo được uy tín với các đối tác hứa hẹn sẽ là một nhà cung cấp các thiết bịchữa cháy uy tín tại Việt Nam trong tương lai gần
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư công nghệ
An Thịnh Phát.
Đặc điểm sản phẩm phòng cháy chữa cháy, sản phẩm cấp thoát nước
Công ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất các sản phẩm về phòng cháy chữa cháy và xây lắp đồng thời cung cấp dịch vụ lắpđặt hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy Tùy vào đặc điểm của các côngtrình, dự án, đơn hàng mà công ty sẽ cung cấp dịch vụ cũng như sản phẩm mà kháchhàng yêu cầu
Thị trường cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Công ty CPĐTCN An Thịnh Phát là một đơn vị hoạt động chuyên sâu tronglĩnh vực tư vấn thiết kế, cung cấp và lắp đặt các hệ thống đồng bộ bao gồm: hệ thốngphòng cháy chữa cháy; hệ thống thông gió, tăng áp cầu thang, hút khói hành lang; hệthống camera an ninh giám sát, hệ thống điện nhẹ và cơ điện trong tòa nhà, hệ thốngchống sét, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải do đó phạm vi hoạt động củacông ty cũng tương đối rộng.Đối tác của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp kinhdoanh về lắp đặt thiết bị điện : công ty Honeywell, công ty Tohatsu
- Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm cả thương mại và xây lắp
Trang 37- Số người lao động: 10 người, chưa kể tới số lao động thời vụ mà công tythường sử dụng.
- Phương thức hoạt động của công ty: Kết hợp xây lắp và thương mại dịch vụ một cách năng động, linh hoạt vì mục tiêu tăng trưởng của công ty
2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã có nhiều thay đổi về số lượng nhân viên, về
cơ cấu cũng như phạm vi quản lý Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môncao trong và ngoài nước, công ty đã đem đến những giải pháp tối ưu về kinh tế và kỹthuật cho mỗi công trình Đến nay Công ty CP ĐTCN An Thịnh Phát đã có một bộmáy tổ chức tương đối hoàn thiện, gọn nhẹ, hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao Bộ máy
tổ chức của Công ty được hình thành hoạt động tuân theo Luật Doanh Nghiệp, cácLuật khác có liên quan và theo Điều lệ Công ty Bộ máy tổ chức của Công ty được thểhiện qua sơ đồ :
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần đầu tư
công nghệ An Thịnh Phát.
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện hợp pháp trước pháp luật của công ty, có
chức năng quản lý điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh
Phó giám đốc
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng tài chính-kế toán
Trang 38các hoạt động khác của công ty Là người đại diện công ty ký kết các văn bản , hợpđồng, đồng thời đưa ra những đối sách, phương hướng, chiến lược phát triển
Phó Giám đốc Công ty : phụ trách các hoạt động kinh doanh, kế hoạch kinh
doanh, hợp đồng, chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, thiết kế nhằm nâng cao năngsuất lao động và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị
Phòng kinh doanh: Thực hiện các chiến lược kinh doanh, phân phối hàng hóa.,
dịch vụ cho khách hàng
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về chuyên môn, thực hiện các nhiệm vụ bàn
giao tài liệu và hướng dẫn các nhà máy các chi tiết yêu cầu trên sản phẩm
Phòng xuất nhập khẩu: Có trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động liên
quan tới việc nhập nguyên phụ liệu chuyển cho các nhà máy và xuất thành phẩm chocác đơn vị khách hàng của công ty
Phòng tài chính- kế toán : có chức năng tham mưu cho Giám đốc, tổ chức triển
khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động củacông ty, đồng thời quản lý vốn, vật tư, hàng hóa tiền mặt và sử dụng có hiệu quảkhông để thất thoát vốn, hàng hóa, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo tínhkịp thời, chính xác, trung thực các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, cơ quan cấp trên về pháp luật, và chịutrách nhiệm thực hiệ các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty
2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ An Thịnh Phát là một doanh nghiệp có quy
mô vừa và nhỏ nên công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung để phù hợp với điềukiện kinh doanh của công ty Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việcquan trọng hàng đầu trong công tác kế toán, với chức năng cung cấp thông tin và kiểmtra các hoạt động kinh tế- tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng của công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng cácyêu cầu khác nhau của các đối tượng Phòng kế toán tài chính của công ty gồm có 5người: kế toán trưởng, kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán thanh toán, kếtoán vật tư kiêm tài sản cố định và thủ quỹ
Trang 39Kế toán Doanh thu tiêu thụ hàng hóa
(Nguồn : Phòng tài chính- Kế toán) )
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo mô hình tập trung (cơ cấu đườngthẳng) và hiện đang có 4 nhân sự tham gia công tác tại phòng kế toán Đứng đầu là kếtoán trưởng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc
Bộ máy kế toán của Công ty được chia thành các bộ phận sau:
Kế toán trưởng ( Trưởng phòng Tài chính- Kế toán): Là người chịu trách
nhiệm tổ chức chỉ đạo mọi công tác tài chính kế toán của công ty Là người chịu tráchnhiệm tổng hợp số liệu kế toán, căn cứ vào số liệu kế toán phần hành để tập hợp phân
bổ các số liệu liên quan tới ghi sổ tổng hợp và lập BCTC Ngoài ra Kế toán trưởng còn
có vai trò tham mưu cho ban Giám đốc về các biện pháp phương hướng giúp bảo toàn
và phát triển nguồn vốn KD, tổ chức công tác kế toán phù hợp đặc điểm loại hình
Trang 40Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt quản lý
lượng tiền trong quỹ, căn cứ phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ hợp lệ vào sổsách theo quy định
Kế toán tổng hợp : tổng hợp quyết toán , tổng hợp nhật ký chung, sổ cái, bảng
tổng kết tài sản của công ty , đồng thời kiểm tra , xử lý chứng từ , lập hệ thống báo cáotài chính, …
Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ của khách hàng và nhà cung cấp
lên kế hoạch thu hồi nợ đối với các khách hàng nợ quá hạn và thanh toán các khoản nợđến hạn thanh toán
Kế toán Thanh toán: Là người chịu trách nhiệm theo dõi doanh thu và giá vốn
hàng bán, ngoài ra đến tháng hoặc quý lập báo cáo tình hình số lượng sản phẩm tạicác nhà máy gia công đã được hoàn thành, theo dõi các khoản chi phí phát sinh trongquá trình gia công hàng tại các nhà máy… theo yêu cầu của Giám đốc, theo dõi công
nợ của khách hàng.đồng thời là người chịu trách nhiệm và theo dõi thường xuyên cáckhoản tiền, các khoản thanh toán
Kế toán TSCĐ, XDCB: theo dõi tình hình tang , giảm , tình hình nhập , xuất
CCDC, phân bổ giá trị CCDC và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các bộ phận theo cácđơn hàng , theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu của từng đơn hàng
Kế toán tiền : quản lý chứng từ thu, chi , giấy báo nợ, giấy báo có, tài khoản
ngân hàng , nhập lên hệ thống máy tính , cuối ngày chiếu số liệu với thủ quỹ của kháchhàng, hợp đồng giao dịch của công ty
Kế toán Tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian
và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên toàn Công ty Hàng tháng căn cứ bảng chấmcông để tính lương và các khoản có liên quan, cuối tháng có tạm ứng, thanh toán tiền lươngcho cán bộ công nhân viên đồng thời phải tính trích các khoản bảo hiểm cho CBCNV Quản
lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương, tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí vềtiền lương và trích
Chính sách kế toán áp dụng ở công tycổ phần ĐTCN An Thịnh Phát.
- Hình thức ghi sổ kế toán: áp dụng theo hình thức Nhật ký chung trên phần
mềm kế toán CNS
-Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 kết thúc ngày 31/12 dương lịch hàng năm.