TÓM LƯỢCTên đề tài:“Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty Cổ phần CK Thăng Long” Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thu Thủy Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Viết Tiến Thô
Trang 1TÓM LƯỢC
Tên đề tài:“Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty
Cổ phần CK Thăng Long”
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thu Thủy
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Viết Tiến
Thông qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần CK Thăng Long, dựa trênnhu cầu thực tế kết hợp với hệ thống kiến thức được trang bị trong 4 năm đại học,tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
Trên phương diện lý thuyết, bài viết đi tìm hiểu khái niệm các khoảnthanh toán với người lao động và các hình thức trả lương trong các doanh nghiệptheo quy định và chế độ kế toán hiện hành
Trên phương diện thực tế, bằng các phương pháp nghiên cứu khoa họckết hợp với phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, bài viết đi sâunghiên cứu để đánh giá kế toán các khoản thanh toán với người lao động
Sau khi tìm hiểu rõ vấn đề, tôi xin đưa ra các ưu nhược điểm còn tồn tại Từ
đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện kế toán các khoản thanh toán với ngườilao động tại công ty Cổ phần CK Thăng Long
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rấtnhiều sự giúp đỡ từ phía trường Đại Học Thương Mại, khoa Kế toán – Kiểm toáncũng như từ phía Công ty Cổ phần CK Thăng Long
Tôi xin cám ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán, và đặc biệt
là thầy giáo TS Nguyễn Viết Tiến, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi rất tận tình trongquá trình thực hiện khoá luận
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng toàn thểCBCNV tại Công ty Cổ phần CK Thăng Long đã tạo mọi điều kiện cho tôi trongsuốt quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này
Do sự hiểu biết và trình độ còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi thiếusót Tôi rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của thầy cô giáo
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu “ Kế toán các khoản thanh toánvới người lao động trong công ty Cổ phần CK Thăng Long” là công trình của riêngtôi, không trùng lặp với các công trình đã công bố Các kết quả, số liệu nêu trongkhóa luận là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty Cổ phần CKThăng Long
Sinh viên
Phạm Thị Thu Thủy
Trang 4MỤC LỤC
Trang 7TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tếnước ta đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, việc phát triển nền kinh
tế theo hướng nền kinh tế thị trường cùng với chính sách mở cửa đã thu hút đượccác nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởngkhông ngừng của nền kinh tế Đứng trước những cơ hội cũng như thách thức trongbối cảnh nền kinh tế phát triển, việc nâng cao lợi ích cho người lao động ngày càngđược chú trọng nhằm thu hút tài năng, nguồn lực lao động góp phần tạo nên một thếmạnh để cạnh tranh trên thị trường Như MarX đã nói: “Con người là tiền đề cho sựphát triển, quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất, giữ vai trò chủ chốt trongviệc tạo ra của cải vật chất và tinh thần trong xã hội Lao động có năng suất, chấtlượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo sự phồn vinh của mỗi quốc gia”.Xét về thực tế, là một công ty xây dựng nhiệm vụ trước tiên và quyết định đếnhoạt động kinh doanh của công ty là phải tổ chức tốt nguồn lao động Có như vậycông ty mới có cơ hội phát triển nhanh và mạnh Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với bộphận kế toán là hạch toán các khoản thanh toán với người lao động sao cho chínhxác và hợp lý, làm cho người lao động tận tâm với công việc, hoàn thành kế hoạch
đề ra, làm cho năng suất lao động tăng, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trênthị trường Vì vậy hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán các khoản thanhtoán với người lao động nói riêng là mục tiêu vô cùng cần thiết và quan trọng đốivới hoạt động kinh doanh của công ty
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần CK Thăng Long, nhận thức đượctầm quan trọng của người lao động và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của công ty
đối với người lao động và ngược lại, tôi quyết định chọn đề tài: “ Kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong công ty Cổ phần CK Thăng Long”.
2 Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu hệ thống các khoản thanh toán với người laođộngvà kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo quy định của chuẩn
Trang 9Về mặt thực tiễn, vận dụng lý luận để tìm hiểu thực trạng kế toán các khoảnthanh toán với người lao động trong công ty Cổ phấn CK Thăng Long về: tài khoản
và vận dụng tài khoản, chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ, sổ kế toán Từ đóđánh giá thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công tyxem có những ưu điểm, hạn chế nào, nguyên nhân của những tồn tại đó, sau đó đưa
ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các khoản thanh toán với người laođộng tại Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
֍ Đối tượng nghiên cứu: Kế toán các khoản thanh toán với người lao động
trong công ty Cổ phần CK Thăng Long
֍ Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài thực hiện tại Công ty Cổ phần CK Thăng Long
Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ 19/02/2017 đến 22/04/2017
Về phạm vi số liệu sử dụng cho nghiên cứu đề tài: các số liệu được lấy tại thờiđiểm tháng 3/2017 do bộ phận Kế toán của Công ty cung cấp
4 Phương pháp( cách thức) thực hiện đề tài
Để thu thập và phân tích dữ liệu phục vụ cho cho việc thực hiện đề tài củamình, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau như phương pháp điều traphỏng vấn kết hợp với phương pháp nghiên cứu tài liệu Cuối cùng tôi sử dụngphương pháp tổng hợp số liệu để đưa ra cách nhìn tổng quan và có hệ thống về hoạtđộng kế toán nói chung và kế toán các khoản thanh toán với NLĐ nói riêng tạiCông ty
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Các câu hỏi phỏng vấn được tập trung chủ
yếu xung quanh vấn đề về kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công
ty Cổ phần CK Thăng Long như: công tác kế toán các khoản thanh toán với ngườilao động có những ưu, nhược điểm gì và hạn chế còn tồn tại cần khắc phục… Việcphỏng vấn được tiến hành tại phòng hành chính-kế toán
Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát về cách quản lý, hoạt động của bộ
máy kế toán DN, sau đó tiến hành quan sát chi tiết hơn đối với công việc ở phònghành chính-kế toán như thu thập chứng từ, vào số liệu các TK liên quan…
Trang 10Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các nguồn tài liệu trong công ty:
thông tin về lịch sử hình thành, bộ máy quản lý của DN, các tài liệu về kế toán cáckhoản thanh toán với người lao động trong chuẩn mực, chế độ, sách tham khảo vàcác luận văn khóa trước
Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu cần thiết, cần
tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu giữa số liệu chứng từ gốc và bảng phân bổvới bảng kê, sổ kế toán chi tiết…nhằm đưa ra được những đánh giá, nhận xét đúngđắn, chính xác về công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động trongDN
5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ,danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì bài viết được chianhư sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Công ty Cổ phần CK Thăng Long
Chương 3: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Công ty Cổ phần CK Thăng Long
Trang 11CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CÁC
KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản và nhiệm vụ kế toán các khoản thanh toán với người lao động.
1.1.1 Khái niệm và nội dung các khoản thanh toán với người lao động
1.1.1.1.Khái niệm và nôi dung các khoản phải thu từ NLĐ
a) Khái niệm các khoản phải thu từ NLĐ:
Theo giáo trình kế toán tài chính – Đại học Thương Mại thì trong quá trìnhhoạt động kinh doanh, giữa doanh nghiệp với khách hàng, với các đối tượng khác ởbên ngoài và bên trong doanh nghiệp phát sinh các mối quan hệ kinh tế Các mốiquan hệ kinh tế đó làm phát sinh các quan hệ thanh toán mà doanh nghiệp đượcquyền đòi tiền ở các đối tượng có liên quan, từ đó hình thành nên các khoản phảithu Các khoản phải thu gồm: Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thukhác, dự phòng phải thu khó đòi,…
Trong đó, các khoản phải thu từ NLĐ dùng để phản ánh các khoản phải thu vàtình hình thanh toán các khoản phải thu từ người lao động của doanh nghiệp về thuếthu nhập các nhân, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phảithu NLĐ, thu các khoản khấu trừ vào lương khác, tiền bồi thường, thu hồi tiền tạmứng
b) Nội dung các khoản phải thu từ NLĐ:
-Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xãhội, trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) Thuế TNCN là một sắcthuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thựchiện công bằng xã hội Thuế TNCN đánh vào cả các cá nhân kinh doanh và cá nhânkhông kinh doanh Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đếnhoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn,giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt
Trang 12- Khoản bồi thường vật chất: Trong quá trình sản xuất, NLĐ làm hư hỏng tới
tài sản của công ty, hoặc làm mất mát, thất thoát tài sản thì phải bồi thường theo quyđịnh của công ty
- Tiền tạm ứng khấu trừ vào lương: Gồm tạm ứng tiền lương vì lý do công
việc mà chưa sử dụng hết hoặc tạm ứng tiền lương tháng sẽ được khấu trừ trực tiếp vàolương Ngoài ra, còn các khoản như: Tiền điện, nước, thuê nhà do công ty trả thay NLĐ
-Các khoản trích theo lương:
Ngoài các khoản phải thu trên NLĐ còn phải nộp BHXH, BHYT, BHTN
+ Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu
nhập cho NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tại nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất…Dựa trên cơ sở một quỹ tàichính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH mà chủ yếu là từ người sử dụnglao động, NLĐ và một phần sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo
an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xãhội
+ Bảo hiểm y tế (BHYT): Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo chi trả một phần hay toàn bộ chi phí khám chữabệnh cho người tham gia vào quỹ BHYT khi có ốm đau, bệnh tật bằng nguồn quỹBHYT do sự đóng góp theo chu kỳ của người sử dụng lao động, NLĐ, tổ chức, cánhân
+ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Là một loại hình phúc lợi tạm thời dành cho
người đã đi làm và bị cho thôi việc ngoài ý muốn BHTN sẽ góp phần ổn định đờisống và hỗ trợ cho NLĐ được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làmviệc
+ Kinh phí công đoàn ( KPCĐ) ( nếu doanh nghiệp có tổ chức công đoàn): là
nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp Theo chế độ hiện hành,KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động > doanh
nghiệp phải chịu toàn bộ (và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh)
Trang 131.1.1.2 Khái niệm và nôi dung các khoản phải trả cho NLĐ
a) Khái niệm các khoản phải trả cho NLĐ:
Theo giáo trình kế toán tài chính – Đại học Thương Mại thì các khoản phải trả
là các khoản mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán bằng các nguồn lựccủa mình, đó chính là nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã qua của doanhnghiệp Các khoản phải trả phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như: Phải trả cho người bán, phải trả ngườilao động, phải nộp Nhà nước
Các khoản phải trả cho NLĐ dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hìnhthanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương,tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thunhập của người lao động
b) Nội dung các khoản phải trả cho NLĐ:
-Các khoản bảo hiểm NLĐ được hưởng:
Bảo hiểm xã hội (BHXH): Người sử dụng lao động phải đăng ký đầy đủ số laođộng thuộc diện tham gia BHXH, đóng đầy đủ số tiền bảo hiểm xã hội cho số laođộng của đơn vị và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động đểđóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội cùng với phần đóng bảo hiểm xã hội của người
sử dụng lao động theo quy định
-Các khoản phải thanh toán khác:
Tiền thưởng: Là tổng số tiền doanh nghiệp trả cho lao động nhằm nâng cao
năng suất lao động, rút ngắn thời gian làm việc Tiền thưởng thực chất là khoản tiền
bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối lao động và nângcao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của các doanhnghiệp
Trang 14Các loại tiền thưởng: tiền thưởng bao gồm tiền thưởng thi đua (lấy từ quỹkhen thưởng) và tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chấtlượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến…)
Phụ cấp:
+Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người trực tiếp sản xuất hoặc
làm công việc chuyên môn nghiệp vụ, vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộcchức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưađược xác định trong mức lương Phụ cấp trách nhiệm được tính và trả cùng lươngtháng
+Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với CBCNV đến làm việc tại những vùng kinh
tế mới, cơ sở kinh tế và các đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa
có cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ
+ Phụ cấp khác: Là số tiền doanh nghiệp trả cho NLĐ ngoài tiền lương,
thưởng gồm: Phụ cấp làm ngoài giờ, làm thêm, NLĐ gặp khó khăn…
Phúc lợi:
Là số tiền mà doanh nghiệp trả cho NLĐ ngoài lương, thưởng, trợ cấp Quỹphúc lợi có tác dụng động viên tinh thần của công nhân, làm cho NLĐ gắn bó vớidoanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
Các khoản phải trả khác lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:
Nếu người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12tháng trở lên bị mất việc làm thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việclàm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, thấp nhất cũng bằng hai thánglương
c) Hình thức thanh toán:
Hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theothời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động Tiềnlương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việccủa người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanhnghiệp Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuận
Trang 15định.Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tínhtheo thời gian có thưởng
+ Trả lương theo thời gian giản đơn:
Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương căn bản + Phụ cấp theo chế độkhi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu
Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậclương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợpđồng lao động Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhấtđối với công nhân viên chức
Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN:
Mức Lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương +tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)
Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác:
Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hs lương + hs cáckhoản phụ cấp đc hưởng theo qđ)/ số ngày làm việc trong tháng theo qđ ] * số ngàylàm việc thực tế trong tháng
Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc:
Lương tuần = (Lương tháng *12) /52
Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được ápdụng cho lao động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viêntrong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắnhạn
Lương ngày = Mức lương tháng / số ngày làm việc trong tháng theo quyđịnh (22 hoặc 24 hoặc 26)
Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng đểtrả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm
cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm
Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo quy định
+ Trả lương theo thời gian có thưởng:
Trang 16Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiềnlươngtrong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăngnăng suất lao động, tiết kiệm NVL, … nhằm khuyến khích người lao động hoànthành tốt các công việc được giao
Trả lương theo tg có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + cáckhoản tiền thưởng
Nhận xét : Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho ngườilao động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật haynghiệp vụ của họ
Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán
Nhược điểm : Chưa chú ý đến chất lương lao động, chưa gắn với kết quả laođộn cuối cùng do đó không có khả năngkích thích ngườilao động tăng năng suất laođộng
Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theokết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêuchuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vịsản phẩm, lao vụ đó
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:
+ Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp :
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay chomột tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất Theo cách tính này tiềnlương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoànthành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc làkhông vượt hoặc vượt mức quy định
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sp, công việc hoàn thành * Đơngiá tiền lương
+ Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp :
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm nhữngcông việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các
Trang 17gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người laođộng Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩmcủa bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanhnghiệp xác định Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sxquan tâm đến kết quả hoạt động sxkd vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương đc lĩnh của bộ phận trực tiếp sx
* tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp
+ Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế
độ khen thưởng do DN quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiếtkiệm nguyên vật liệu v.v
+ Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến :
Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vàomức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt luỹtiến Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tínhthêm càng nhiều Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽviệc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết
để đẩy nhanh tốc độ sx, … Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhâncông trong giá thành sản phẩm
Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từngngười lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán Tiền lương khoán được
áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải đượchoàn thành trong một thời gian nhất định
Nhận xét : Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả chongười lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành
và đạt được yêu cầu chất lượng đã qui định
- Ưu điểm : Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quảlao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động
- Nhược điểm : tính toán phức tạp
1.1.2 Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ kế toán
1.1.2.1 Yêu cầu quản lí các khoản thanh toán với NLĐ
Trang 18Quản lý quá trình phải thu và phải trả các khoản thanh toán với người lao động
là một yêu cầu thực tế xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệpquản lý tốt các khâu thanh toán với người lao động thì mới đảm bảo và đánh giáchính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó những vấn đềquản lý nghiệp vụ các khoản thanh toán với NLĐ cần đặt ra là :
Trước tiên, quản lý nguồn tài chính chính của công ty, tính toán khả năng thanhtoán để thanh toán kịp thời, đầy đủ các khoản thanh toán với NLĐ đảm bảo uy tín chocông ty
Tiếp theo cần quản lý tổng số phải thu, phải trả người lao động thường xuyênlên danh sách các khoản đến hạn phải trả và phải thu, quy mô và đối tượng cụ thể Ngoài ra cần quản lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh các khoản thanh toán vớiNLĐ hạch toán vào sổ kế toán chi tiết, tổng hợp
Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên đối chiếu số liệu giữa các sổ sách tránhtrường hợp khai khống, khai thiếu, bỏ sót nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới kết quả kinhdoanh
1.1.2.2 Nhiệm vụ kế toán các khoản thanh toán với NLĐ
Các khoản thanh toán với NLĐ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối vớiNLĐ mà còn rất quan trọng đối với Nhà nước, đối với sự sống còn của nền kinh tế
Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán hết sức quan trọng và để thực hiện tốt điều đó
kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Theo dõi, ghi chép, phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác cáckhoản phải trả cho NLĐ và tình hình thanh toán các khoản đó cho NLĐ
Tổ chức kế toán chi tiết các khoản phải trả cho NLĐ theo từng đối tượng, theocác chỉ tiêu tổng số phải trả, số đã trả, số còn lại phải trả và xác định thời hạn trả.Theo dõi chi tiết, cụ thể từng khoản phải thu của đối tượng, báo cáo kịp thời
về khả năng thanh toán của NLĐ
Cung cấp kịp thời ( thường xuyên và định kỳ) những thông tin về tình hìnhthanh toán các khoản với NLĐ cho chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý doanhnghiệp làm cơ sở, căn cứ cho việc đề ra quyết định hợp lý trong quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp
Trang 191.2 Lí luận cơ bản về kế toán các khoản thanh toán với người lao động
1.2.1.Sự chi phối của chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán các khoản thanh toán với người lao động
Kế toán các khoản thanh toán với người lao động chịu sự chi phối của chuẩnmực kế toán số 01 chuẩn mực chung (VAS 01)
Chuẩn mực này hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu
tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC của doanh nghiệp Kế toán các khoản thanhtoán với NLĐ tuân thủ cá nguyên tắc kế toán Cụ thể:
- Nguyên tắc thận trọng:
Theo nguyên tắc này thì doanh nghiệp nên thực hiện việc trích trước tiềnlương nghỉ phép cho công nhân viên vì lực lượng này có ảnh hưởng nhất định đếntình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu không có trích trước, thìtháng đó doanh nghiệp vẫn phải trả lương bình thường trong khi hoạt động kinhdoanh của công ty bị đình trệ gây biến động đến doanh thu và lợi nhuận của công tygiữa các kỳ
- Nguyên tắc nhất quán:
Theo nguyên tắc này thì việc xác định nội dung các khoản thanh toán phảiđược áp dụng nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác
Trang 201.2.2.Nội dung kế toán các khoản thanh toán với người lao động
1.2.2.1 Chứng từ kế toán.
Để hạch toán tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH, kế toán trong các doanhnghiệp phải sử dụng đày đủ các chứng từ kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính,các chứng từ kế toán bao gồm:
- Bảng chấm công: dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc,nghỉ hưởng BHXH, của công chức, viên chức và NLĐ, làm căn cứ tính trả lươngcho từng công chức, vien chức và NLĐ trong đơn vị
- Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương,phụ cấp cho NLĐ làm việc trong đơn vị đồng thời làm căn cứ để thống kê tiềnlương Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận tươngứng với bảng chấm công Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán tiềnlương lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn
cứ lập phiếu chi và phát lương
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH: Khi CNV trong thời gian nghỉ việc ốm đau, thaisản, tai nạn thì công ty sử dung phiếu nghỉ hưởng BHXH tùy thuộc vào thời giannghỉ mà công ty có thể cho hưởng lương hoạc hưởng các quyền lợi khác về bảohiểm
Ngoài ra còn có các loại chứng từ khác:
- Hợp đồng giao khoán
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
- Giấy tạm ứng tiền, phiếu chi
- Phiếu thanh toán tợ cấp BHXH
- Bảng thanh toán BHXH toàn công ty
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Bảng trích nộp, tờ khai thuế TNCN
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Phiếu thanh toán BHXH, quyết toán BHXH
Trang 211.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng.
Các tài khoản sử dụng trong kế toán các khoản thanh toán với NLĐ gồm:Tài khoản 334- Phải trả người lao động: dùng để phản ánh các khoản thanhtoán với NLĐ của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiềnthưởng và các khoản về thu nhập của họ
Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 3341- Phải trả công nhân viên: dùng để phản ánh các khoản thanhtoán với NLĐ của doanh nghiệp
Tài khoản 3342- Phải trả NLĐ khác: dùng phản ánh tình hình thanh toán vớiNLĐ khác không thuộc lao động trong danh sách của doanh nghiệp
Tài khoản 338- Phải thu, phải nộp khác: dùng để phản ánh tình hình thanhtoán về các khoản phải trả, phải nộp liên quan đến hạch toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương, phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các quỹ BHXH,BHYT, BHTN và KPCĐ tại các doanh nghiệp Ngoài ra tài khoản này còn đượcdùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng
và các khoản chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch bán thuê tài sản là thuê tàichính, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Khi hạch toán các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2của tài khoản 338:
+ Tài khoản 3382- Kinh phí công đoàn
+ Tài khoản 3383- BHXH
+ Tài khoản 3384- BHYT
+ Tài khoản 3385- BHTN ( Theo thông tư 113)
Tài khoản 335- Chi phí phải trả: phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phíhoạt động, sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, mà sẽ phátsinh trong kỳ này hoặc kỳ sau
Nội dung, kết cấu TK 335
Bên nợ:
– Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả
– Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảmchi phí
Bên có: Chi phí trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh
Trang 22Dư có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.Ngoài ra kế toán nghiệp vụ các khoản thanh toán với NLĐ còn sử dụng một sốtài khoản sau:
TK 111 “Tiền mặt”
TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”
TK 627 “chi phí sản xuất chung”
(9)
(1)
TK622,623,627,641,642
TK 353(2a)
TK 335
TK338 (3382, 3383,
3384, 3385)
TK622,623,
Trang 23(2b): Khi xuất qũy chi trả tiền thưởng
(3): Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên
(4): Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên vàngười lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, tiền thu bồithường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý…,
(5a): Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
(5b): Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
(5c): BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn(5d): Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị
(5e): KPCĐ chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền kế toán ghi
(6): Tính tiền thuế TNCN của công nhân viên và người lao động khác củadoanh nghiệp phải nộp Nhà nước
(7): Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên vàngười lao động khác của doanh nghiệp
(8): Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động kháccủa doanh nghiệp
(9): Trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác củadoanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hóa, kế toán phản ánh doanh thu bán hàngkhông bao gồm thuế GTGT
(10a): Xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động củadoanh nghiệp
(10b): Khi chi trả cho công nhân viên, người lao động
1.2.2.3 Sổ kế toán
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xâydựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về cácgiao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu
Trang 24Các hình thức sổ kế toán theo hướng dẫn của Thông tư 133/2016/TT – BTC:Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu,mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán
Hình thức kế toán Nhật ký chung (phụ lục 03)
Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: tất cả cácnghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọngtâm là sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán củanghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từngnghiệp vụ kinh tế phát sinh Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủyếu: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái (phụ lục 04)
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tếtrên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái Căn cứ
để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từgốc Hình thức Nhật ký – Sổ Cái sử dụng các loại sổ kế toán: Sổ Nhật ký – Sổ Cái;các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (phụ lục 05)
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp đểghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp baogồm: ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; ghi theo nội dungkinh tế trên Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc BảngTổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổđược đánh số liên tục trong từng thàng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng
ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởngduyệt trước khi ghi sổ kế toán
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ;
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trang 25 Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ (phụ lục 06)
Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ sử dụng các loại sổ kế toán: Nhật ký –chứng từ; Bảng kê; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Hình thức kế toán trên máy vi tính (phụ lục 07)
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính: Công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được thiết kế theo 1 trong 4 hình thức kế toán hoặc kết hợp các hìnhthức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị được đầy đủ quytrình ghi sổ kế toán nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theoquy định
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CK THĂNG LONG
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần CK Thăng Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần CK Thăng Long
- Tên Công ty: Công ty cổ phần CK Thăng Long
- Tên tiếng Anh: Thang Long CK Joint Stock Company
- Điạ chỉ trụ sở chính: 79/40/10C, đường Dương Quảng Hàm, phường QuanHoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Giám đốc : Ông Nguyễn Minh Hoàng
- Phó giám đốc: Ông Đặng Lê Hà, ông Võ Hồng Hà
- Mã số thuế:0102635626
- Quy mô:
+ Quy mô vốn: Vốn điều lệ là 22.000.000.000 ( Hai mươi hai tỷ đồng )
+ Quy mô lao động: Năm 2015, tổng số lao động của Công ty là 36 người Đa
số lao động của Công ty được đào tạo ở các trường nghiệp vụ và hàng năm Công ty
có điều kiện tổ chức bồi dưỡng thêm chuyên môn, nghiệp vụ cho một số bộ phậntrực tiếp sản xuất
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ vào chức năng, ngành nghề đã được ra quyết định Giấy phép hoạtđộng trên địa bàn cả nước, Công ty đã xác định chức năng ngành nghề chính chomình như sau:
- Xây dựng công trình dân dụng
- Chuyển giao công nghệ
- Dịch vụ trang trí nội thất, ngoại thất
Nhiệm vụ của công ty là xem xét, nắm chắc tình hình thị trường xây dựng,hợp lý hóa các quy chế quản lý của công ty để đạt được hiệu quả kinh tế, xây dựng
tổ chức đảm đương được nhiệm vụ hiện tại, đáp ứng được yêu cầu trong tương lai,
có kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và kế hoạch dài hạn.Xây dựng và tổ chức
Trang 272.1.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là phát triển công nghệ mới tronglĩnh vực xây dựng công nghiệp, sản xuất hàng hóa và dịch vụ mua bán thiết bị baogồm không hạn chế các loại hình như sau:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi
- Xây dựng nền móng các công trình
- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng , tấm bê tông đúc sẵn, hệ thống cấukiện thép
- Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giao thông, xây dựng
- Dịch vụ trang trí nội, ngoại thất
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
- Kinh doanh Siêu thị
- Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá
2.1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần CK Thăng Long
Công ty cổ phần CK Thăng Long là một công ty xây dựng được thành lậpvào năm 2008 nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trong lĩnh vực, kỹ thuật xử lý nềnmóng đặc biệt là ngành xây dựng giao thông Công ty đặc biệt chú trọng và mongmuốn phát triển thành một công ty có thương hiệu trong lĩnh vực khoan nhồi và xử lý
nền móng, từ CK có nghĩa là “ Chuyên Khoan “ – đây là một trong các thế mạnh của
công ty
Công ty được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0102635626 đăng ký lần đầu ngày 29/01/2008, đăng ký thay đổi lần 3 ngày20/12/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
Với bề dày kinh nghiệm của tập thể cán bộ công nhân viên lành nghề trựctiếp thi công trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là ngành cầu đường, chuyên thi côngcọc khoan nhồi các dự án trọng điểm trong cả nước như:
- Đường Hồ Chí Minh: cầu Vĩnh Sơn, cầu Bùng, cầu Đá Mài, cầu Đuồi
- Công trình cầu Phù Đồng 2, cầu Thanh Trì – Tổng công ty xây dựngThăng Long
- Cầu Sông Nhuệ, cầu vượt An Khánh – Dự án đường cao tốc Láng HòaLạc – ban Thăng Long
- Chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm - Hà đông – Tổng công ty XD Sông Đà
Trang 28- Công trình cầu Tó – Tổng công ty XD Trường Sơn.
- Khu chung cư 5.4ha – khu đô thị Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội – Tậpđoàn Nam Cường
- Dự án XD đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Tổng công ty XDCTGT8
- Gói EX10 – đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (nhà thầu Namkwang Hàn Quốc)
Cầu Đầm Năng gói A4 đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (nhà thầuKeangnam - Hàn Quốc)
2.1.2 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty Cổ phần CK Thăng Long
2.1.2.1 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty Cổ phần CK Thăng Long
- Là một công ty kinh doanh tổng hợp gồm nhiều ngành nghề khác nhau, đadạng, phong phú từ sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình đến cungứng các dịch vụ nội thất và kinh doanh bất động sản,
- Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm cả sản xuất và thương mại,dịch vụ hay nói cách khác là sản xuất và lưu thông
- Số người lao động: 36 người, chưa kể tới số lao động thời vụ mà công tythường sử dụng, cũng tương đối lớn
- Phạm vi hoạt động của công ty tương đối rộng Do ngành nghề kinh doanh
và dịch vụ đa dạng nên công ty không những hoạt động trên địa bàn Hà Nội mà còn
mở rộng ở nhiều địa phương khác
- Phương thức hoạt động của công ty: kết hợp sản xuất và thương mại dịch
vụ một các năng động, linh hoạt vì mục tiêu tăng trưởng của công ty
- Đối tác của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng và khách sạn,nhà hàng
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Cổ phần CK Thăng Long
Với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm trong hoạtđộng xây dựng và kinh doanh, đặc biệt đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độchuyên môn cao được đào tạo và trau dồi kinh nghiệm khá vững chắc đã nâng caohiệu quả kinh doanh cho toàn công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ, các nhiệm vụ quản lý
Trang 29của cán bộ nhân viên, công tác quản lý cũng như công tác báo cáo kết quả kinhdoanh
Mô hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm :
- Hội đồng quản trị :
- Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
- 04 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ : Phòng kỹ thuật công nghệ, Phòng tàichính- kế toán, Phòng kinh tế kế hoạch, Phòng tổ chức hành chính
Cụ thể sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần CK Thăng Long như sau:
Trang 30Sơ đồ Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần CK Thăng Long
( Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty,
thường được tổ chức mỗi năm một lần, phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng
kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thảo luận và thông qua các vấn đề về : Báo cáotài chính kiểm toán từng năm, Báo cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo của Hội đồngquản trị, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Phòng tổ chức hành chính
Phó Giám đốc
Đội máy thi công I Đội máy thi công II Đội máy thi công III Đội máy thi công IV
Trang 31 Hội đồng quản trị : là cơ quan có quyền nhân danh công ty quyết định các
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trừcác vấn đề thuộc quyền Đại hội đồng cổ đông Mọi hoạt động kinh doanh chịu sửquản lý và chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát: có 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và trong đó
có 2 thành viên có trình độ về chuyên môn kế toán, đây là tổ chức thay mặt cổ đông
để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành công ty Thànhviên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và cán bộ quản lý phải cung cấp tất cả cácthông tin và tài liệu liên quan đến hoạt động của Công ty theo yêu cầu của Ban kiểmsoát
Ban giám đốc công ty: gồm 1 giám đốc và hai phó giám đốc là phó giám đốc phụ trách kinh doanh, và phó giám đốc phụ trách sản xuất kỹ thuật.
- Giám đốc công ty: giám đốc công ty là người điều hành chung mọi hoạtđộng của công ty, là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạtđộng sản xuất cũng như kết quả sản xuất kinh doanh Ngoài việc uỷ quyền cho phógiám đốc, giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp các phòng kế toán và tổ chức hành chính
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: phó giám đốc có nhiệm vụ triển khai thịtrường, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong côngtác kinh doanh, công tác chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, cùngvới giám đốc tìm kiếm việc làm và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đúng pháp luật,duy trì kỷ luật và các chế độ sinh hoạt khác
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất kỹ thuật : Kiểm tra, nghiệm thu các phương
án kỹ thuật mà phòng kỹ thuật nêu ra Là người quyết định phương án kỹ thuật cóđược thông qua hay không Giám sát, nghiệm thu công trình trước khi hoàn thànhgiao cho khách hàng Phụ trách toàn bộ công tác kỹ thuật công nghệ sản xuất trongcông ty
Các phòng ban:
Việc tổ chức các phòng ban phụ thuộc vào yêu cầu quản lý kinh doanh của công ty.Đứng đầu các phòng là trưởng phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc vàđồng thời có nhiệm vụ trợ giúp ban giám đốc về các mặt mình phụ trách
Trang 32- Phòng kỹ thuật công nghệ: thực hiện các chức năng tư vấn về kỹ thuật cho chủdoanh nghiệp Kiểm tra và đánh giá chất lượng, số lượng, nguyên phụ liệu trước khisản xuất Thiết lập các quy tắc, quy trình kỹ thuật, quy trình chất lượng sản phẩm,nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới đưa vào sản xuất.
- Phòng kinh tế - kế hoạch: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, cung ứng đầy
đủ kịp thời các loại vật tư phục vụ sản xuất và cân đối các loại vật tư theo kế hoạch
đã đề ra Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, công tác sửa chữa nhỏ về thiết bị, nhàxưởng và các công trình khác của công ty… Tham mưu cho Giám đốc, tổ chức thựchiện kế hoạch sản xuất phát triển sản phẩm phù hợp với khả năng của Công ty, thíchứng với thị trường
- Phòng tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính của doanhnghiệp, ghi chép, cập nhật và phản ảnh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vềnguyên vật liệu, tình hình tăng giảm tài sản cố định, biến động vốn bằng tiền mặt…theo dõi tình hình công nợ của khách hàng Tổ chức theo dõi suốt quá trình sản xuất
từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành và chuyển giaocho khách hàng Hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, phân tích hoạtđộng tài chính của đơn vị Thực hiện đúng các chế độ chính sách kế toán do bộ tàichính và nhà nước ban hành
- Phòng tổ chức – hành chính: Đảm nhiệm công tác cán bộ, tổ chức bộ máyquản lý lao động, theo dõi thi đua, công tác văn thư tiếp khách, bảo vệ tài sản, Ngoài ra còn làm công tác tuyển dụng và hợp tác lao động, quản lý theo dõi bổ sung
hồ sơ của nhân viên toàn Công ty
- Các đội máy thi công : Là những đội trực tiếp tiến hành xây dựng, hoànthành đơn đặt hàng của khách hàng Là lực lượng đông đảo nhất trong công ty cũngnhư giúp cho công ty hoàn thành được kế hoạch đề ra ngoài thực tế Tổ chức thicông các công trình của Công ty theo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật dưới sự quản
lý trực tiếp của đội trưởng, các nhân viên kinh tế kỹ thuật
- Ngoài ra còn có tổ bảo vệ, tổ y tế, tổ vệ sinh môi trường
Trang 332.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần CK Thăng Long
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần CK Thăng Long
Tổ chức bộ máy kế toán được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọngtrong tổ chức công tác quản lý ở doanh nghiệp Với chức năng cung cấp thông tin
và kiểm tra các hoạt động kinh tế- tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng của công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đápứng các yêu cầu khác nhau của các đối tượng trực tiếp và gián tiếp
Công ty Cổ phần CK Thăng Long là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏnên công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung để phù hợp với điều kiện kinhdoanh của công ty Phòng tài chính – kế toán có nhiệm vụ thực hiện hạch toán cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, cuối tháng, kế toán tổng hợp sốliệu chung cho toàn công ty và lập báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Phòng kế toán có chức năng phản ánh tới Giám đốc một cách liên tục và toàndiện các mặt hoạt động kinh tế tài chính của công ty.Những thông tin mà kế toáncung cấp được sử dụng để ra các quyết định quản lý.Tại công ty, chức năng chínhcủa phòng kế toán là ghi chép, phản ánh vào sổ sách mọi nghiệp vụ phát sinh giữatính toán chi phí, lợi nhuận.Không chỉ là ghi chép và trình bày số liệu mà còn là dựavào số liệu đó kế toán có thể tiến hành phân tích sơ bộ giúp thực hiện quản trị nộibộ.Có thể nói phòng kế toán là trợ thủ đắc lực cho lãnh đạo công ty trong việc đưa
ra các quyết định
Trang 34Bộ phận tài chính - kế toán của công ty gồm 5 người: kế toán trưởng, kế toántổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán kho, thủ quỹ
Kế toán trưởng: là người bao quát toàn bộ công tác kế toán của công ty,quyết định mọi việc trong phòng kế toán, tham mưu giúp việc cho Giám đốc và làngười chịu trách nhiệm của công ty Đồng thời kế toán trưởng còn kiềm phần hành
kế toán vật tư, lên báo cáo biểu kế toán Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc
Kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm về tài chính của công ty vàlàm công việc kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp phụ trách chung và có quyền yêucầu, giám sát sử dụng vốn của phòng kinh doanh, phân tích đánh giá, thuyết minhbáo cáo tài chính
Kế toán kho: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho củatừng loại vật tư trong quá trình thi công, báo cáo tồn kho vật tư theo niên độ kếtoán
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi quản lý tình hình chi tiền mặtbảo đảm đáp ứng kịp thời, chính xác phục vụ tất cả mọi hoạt động của công ty Tậphợp và kiểm soát chứng từ trước khi thu – chi, thanh toán, cung cấp các thông tin vàlập báo theo yêu cầu quản lý
Thủ quỹ: là người chuyên thu tiền, chi tiền khi có các nghiệp vụ liênquan đến tiền mặt phát sinh, hàng ngày lập sổ quỹ tiền mặt và đối chiếu số tồn quỹvới kế toán thanh toán
2.1.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần CK Thăng Long
Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng: theo quyết định BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 Từ ngày 01/01/2017 công ty áp dụngtheo thông tư 133/2016/BTC
48/2006/QĐ- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng theo hình thức Nhật ký chung trênphần mềm kế toán CNS
Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo Chuẩn mực số 02 –Hàng tồn kho ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể:
Trang 35- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo trị giá gốc (Mục 04)
Công ty áp dụng phương pháp kế toán tài sản cố định: theo Chuẩn mực
số 03 – Tài sản cố định hữu hình ban hành và công bố theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể:
- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: theo nguyên giá (Mục 13)
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được khấuhao theo phương pháp đường thẳng (Mục 32)
Công ty tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch
Đơn vị tiền tệ được sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ)
2.2 Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công
ty Cổ phần CK Thăng Long
2.2.1 Nội dung các khoản thanh toán với người lao động tại công ty Cổ phần CK Thăng Long
2.2.1.1 Nội dung các khoản phải thu từ người lao động
a) Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Đối với CBNV làm việc trong công ty đã ký hợp đồng lao động và có bảnglương, thuế TNCN được tính theo biểu lũy tiến theo quy định tại điều 22 của luậtthuế thu nhập cá nhân như sau:
Biểu số 2.2: Biểu lũy tiến từng phần thuế TNCN
Bậc
Thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất (%)