KĨ NĂNGỨNGXỬ TRONG TRƯỜNGHỌC 1. Ứngxử giữa học sinh với học sinh: mối quan hệ giiữa học sinh với học sinh là quan hệ bạn bè có mục đích cơ bản chung là học tập sao cho đạt kết quả tốt. Quan hệ giữa học sinh với học sinh là bình đẳng, hồn nhiên và vô tư. Quan hệ cùng học để lại nhiều dấu ấn khó phai mơ trong mỗi con người. Rất nhiều người giữ được mối quan hệ thân tình này đến già, va chúng càng ngày càng trở nên thân mật hơn. Để gây dựng và duy trì tốt mối quan hệ bạn học cần phải thực hiện một số ứngxử sau: - Tôn trọng nhau. Trong lớp học có người học khá, người học bình thường, người sôi nổi, người trầm tư . mỗi người mỗi vẻ, không nên xúc phạm đến lòng tự trọng, cá tính của nhau. Việc chơi trội trong quan hệ, sự kiêu căng tronghọc tập xem thường người khác hoặc tự ti tronghọc tập và cuộc sống đều là những điều cần tránh trong quan hệ bạn bè nói chung và trong quan hệ bạn học nói riêng. - Quan tâm, giúp đỡ nhau tronghọc tập và cuộc sống. nếu lực học của bản thân vững vàng thì hãy động viên, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. Ngược lại, nếu lực học của mình thua kém bạn thì cần phải nhớ bạn giúp đỡ. E ngại, tự ti dẫn đến ngày càng thua kém bạn bè. Khi bạn đau ốm hay gặp khó khăn . cần thăm hỏi, giúp đỡ thân tình. - Hãy giao tiếp với nhau cởi mở, chân tình: từ cách xưng hô đến ánh mắt, nụ cười khi gặp nhau hay khi đi du lịch, học hành . - Cần nhớ ngày sainh nhật, những ngày vui của bạn và chúc mừng bạn. - Khi gia đình bạn gặp chuyện không may cần quan tâm, thăm hỏi theo đúng lễ nghi của văn hoá địa phương. - nên tổ chức những chuyến du lịch, dã ngoại để qua đó hiểu biết và gắn bó nhau hơn. hằng năm nên tổ chức buổi gặp mặt những người bạn cũ. - Đoàn kết, giúp đỡ bạn nhưng không bao che khuyết điểm cho bạn khi bạn mắc sai lầm cần tế nhị khuyên bảo. 2. Ứngxử giữa thầy với thầy: Quan hệ giữa thầy giáo với thầy giáo trong nhà trường là quan hệ đồng nghiệp. Do vậy trongứngxử đồng nghiệp cần có sự tôn trọng, bình đẳng, trách nhiệm và hoà hợp. Sự tôn trọng nhau thể hiện ở cách xưng hô trong sinh hoạt chuyên môn, trong giảng dạy và công tác. Không nên hạ thấp đồng nghiệp, đề cao mình, nhất là trước mặt học sinh. Sự bình đẳng thể hiện trong việc phân công công tác, trong đánh giá giáo viên, trong đãi ngộ. Sự bình đẳng ở đây không có nghĩa là cào bằng mà là sự công bằng. Mỗi người đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tròn chức năng của mình. Trong một trường học, đội ngũ giáo viên là một tập thể những người không có cùng độ tuổi, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng khác nhau. Giáo viên giàu kinh nghiệm cần giúp đỡ giáo viên ít kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. Những giáo viên trẻ - mới ra trường cần khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm những giáo viên lâu năm về công tác giảng dạy và giáo dục. Đối với người giáo viên, kinh nghiệm nghề nghiệp là điều rất cần thiết và cần phải không ngừng học hỏi tích luỹ nó. Ông cha ta đã dạy “thầy giáo già, cô hát trẻ”. Trong giao tiếp cần cởi mở, chân tình. Hãy đến với nhau bằng những nụ cười, ánh mắt thân thiện, những cái bắt tay, hay gật đầu chào thân tình. Trong mọi công việc cần tôn trọng giờ giấc, chất lượng công việc. Khi muộn giờ hay vắng mặt cần phải xin phép đổi giờ, đổi lịch . Khi đồng nghiệp gặp khó khăn cần quan tâm, giúp đỡ chân tình. Khi đồng nghiệp có niềm vui hãy vui cùng đông nghiệp, chúc mừng đồng nghiệp một cách thành thật. Chỉ có kẻ ích kỉ mới buồn cho sự vui sướng của người khác. 3. Ứngxử giữa thủ trưởng và nhân viên: Các nhân viên trong một cơ quan, đơn vị trườnghọc là những người lao động hưởng lương, là đồng nghiệp của nhau. Tuy nhiên, trình độ tay nghề, kinh nghiệm sống và thâm niên nghề nghiệp khác nhau, tuổi tác khác nhau, do vậy sự khác biệt về tâm lí, tính cách càng lớn. Trong việc ứngxử với người thừa hành, là thủ trường đơn vị cần chú ý đến những vấn đề sau: - Không thể ứngxử như nhau với tất cả nhân viên. Đối với những giáo viên cao tuổi, có thâm niên công tác cao, kinh nghiệm sống và nghề nghiệp dày dặn thì cần tôn trọng họ. Cần sử dụng những giáo viên này trong việc kèm cặp - giúp đỡ những giáo viên còn ít kinh nghiệm là cần thiết. Đối với những giáo viên mới vào nghề, trẻ tuổi thì cần khuyến khích họ trong công việc và cuộc sống; tạo điều kiện cho họ học tập và phát huy sáng kiến của mình; lạc quan tin tưởng ở sức bật của tuổi trẻ. - Dù trẻ hay già, giáo viên nào cũng thích được khen, không ai thích người khác chê (nhất là trước đông người) ngay cả khi điều đó là chính đáng. Lời khuyên của của thủ trưởng là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho nhân viên. A.Xukhômlinxki (nhà giáo dục Nga) nói rằng: “Những lời khen như dòng nước mát, nếu đem tưới cho những mầm non ấy sẽ nảy lộc đâm chồi, nhanh chóng phát triển cành non lá mới và chúng lấn át mầm xấu trong con người không cho chúng phát triển”. Không tiếc lời khen đối với nhân viên. Song lời khen đó phải chân thành. Khi phê bình nhắc nhở nhân viên cần tế nhị, sao cho họ thấy được lỗi của họ và thấy lỗi đó ai cũng có thể nhận ra. Và do vậy họ không giận người góp ý mà trái lại họ tự trách mình, cảm thấy ân hận và có ý thức khắc phục. Trong công tác phê bình, cần chú ý mấy vấn đề sau: + Cần nói ưu điểm của người mắc sai lầm trước. Dù ưu điểm đó là nhỏ. Sau đó mới nêu lên những khuyết điểm của họ. + Không nên phê bình cấp dưới khi có mặt người thứ ba. Vì như vậy, cấp dưới sẽ bị hạ thấp. + Sau nhiều lần gặp riêng mà nhân viên không tiến bộ, chưa sữa chữa lỗi lầm mới phê bình công khai. Phê bình công khai là bước cuối cùng. Khi phê bình công khai cần nói vào chính khuyết điểm của họ, chứ không nên từ khuyết điểm đó mà nhận xét về bản thân họ. + Mọi sự phê bình đều xuất phát từ tình yêu thương, sự tôn trọng và mong muốn họ tiến bộ. trong khi phê bình phải biết trân trọng những mặt tốt của họ, biết cáci gì đáng chê, cái gì không đáng chê. + Trong khen ngợi sự thẳng thắn là cần thiết, nhưng khi phê bình, sự thẳng thắn nhiều khi dẫn đến xích mích. Bởi vì nếu sự thẳng thắn chỉ có 1 % không đúng thì đủ để gây ra sự cãi cọ, xích mích to tiếng - do cộng hưởng tâm lí. Nhưng trong sự xu nịnh thì dù 99 % là giả tạo, người ta vẫn nghĩ rằng ít ra một nữa vẫn là sự thật. + Khi nhân viên mắc lối đến mức thi hành kỉ luật lao động thì người Hiệu trưởng cơ quan cần phải xem xét, tìm hiểu nguyên nhân chủ quan, khách quan, xét quá trình công tác của họ xem lỗi lầm của họ (dù rất nặng) là hiện tượng hay là bản chất, có sự lặp đi lặp lại nhiều lần không. Bởi vì mỗi quyết đinh thi hành kỉ luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của họ vì danh dự của họ bị tổn thương. - Không bao giờ thổ lộ chuyện tâm tình của người khác. Trong cơ quan, xí nghiệp, người lao động có thể thổ lộ những chuyện “kín” một cách thân tình với thủ trưởng để thủ trưởng hiểu hoàn cảnh, hiểu tâm trạng của họ màothong cảm cho công việc của họ, tạo điều kiện cho họ công tác tích cực. - Đừng bao giờ khơi mào chuyện ngồi lê. Cẩn trọng, kín đáo trong mọi công việc và lời nói. Sự ba hoa đơm đặt, chuyện con gà con kê, . là không có lợi cho công tác quản lí. - Hãy gìn giữ thông tin về gia đình, của bản thân ở cơ quan, nơi đông người. - Hãy xác lập ranh giới rõ ràng trong giao tiếp và ứng xử: + Bạn đáng tin. + Bạn quan hệ ngoại giao + Bạn không tin được. - Dập tắt ngay những chuyện xì xào, nói xấu người khác, những chuyện ngộ nhận trong cơ quan. - Lựa chon cho mình một phong cách lãnh đạo, cách ứngxử phù hợp với không khí tâm lí của cơ quan. “Miệng dân sóng biển”. Không cố chấp, nhưng cũng không bàng quan. . KĨ NĂNG ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC 1. Ứng xử giữa học sinh với học sinh: mối quan hệ giiữa học sinh với học sinh là quan hệ bạn bè. duy trì tốt mối quan hệ bạn học cần phải thực hiện một số ứng xử sau: - Tôn trọng nhau. Trong lớp học có người học khá, người học bình thường, người sôi