Để tồn tại và phát triển đòi hỏi những người sản xuất phảiliên kết lại với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, kết hợp sức mạnh tập thể vàsức mạnh của từng thành viên để đứng vững trong nền
Trang 1DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNGNgành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Dương Thị Thu Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã được sự giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhấttới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban hiệu, Khoa Đào tạosau Đại học, cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinhdoanh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhhọc tập tại trường
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Trần Đình Tuấn người trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luậnvăn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, Chi cụcPhát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên và các phòng, ban đơn vị liên quan,phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp và PTNT huyệnPhú Bình, phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên và Giám đốc các HTX trên địa bàntỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trìnhthu thập thông tin để thực hiện luận văn
Đồng thời, Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp và bạn bè đã giúp
đỡ, chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Dương Thị Thu Hương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG
viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ix MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4 5 Kết cấu luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI 6
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
6 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
6 1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trong phát triển kinh tế - xã hội 21
1.1.3 Nội dung của phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới 25
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới 27
1.2 Kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới 29
1.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh 29
1.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình 33
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên
37 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 38
Trang 72.2 Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 38
2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 41
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 41
2.3 Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu 41
2.3.1 Chỉ tiêu phân loại HTX nông nghiệp 42
2.3.2 Chỉ tiêu về tình hình phát triển HTX kiểu mới 42
2.3.3 Chỉ tiêu về xếp loại các hợp tác xã nông nghiệp 43
2.3.4 Chỉ tiêu về tạo việc làm tăng thêm, thu nhập tăng thêm cho thành viên hợp tác xã 43
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 44
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
44 3.1.1 Vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 44
3.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp và nông thôn Thái Nguyên 49
3.2 Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới tỉnh Thái Nguyên 51
3.2.1 Sơ lược quá trình phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 51
3.2.2 Các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh trong phát triển hợp tác xã nông nghiệp 52
3.2.3 Tình hình chuyển đổi và phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo Luật hợp tác xã năm 2012 55
3.2.4 Số lượng và quy mô hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở tỉnh Thái Nguyên 57
Trang 83.2.5 Mô hình hoạt động và ngành nghề của các hợp tác xã nông nghiệp
kiểu mới ở Thái Nguyên 59
3.3 Thực trạng phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo kết quả điều tra 63
3.3.1 Thông tin cơ bản của các hợp tác xã điều tra
63 3.3.2 Trình độ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp kiểu mới 67
3.3.3 Tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới qua điều tra 70
3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 80
3.4.1 Các yếu tố chủ quan 80
3.4.2 Các yếu tố khách quan 86
3.5 Đánh giá chung về phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 93
3.5.1 Thuận lợi 93
3.5.2 Những khó khăn, hạn chế 93
3.5.3 Nguyên nhân 94
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2019-2025 95
4.1 Bối cảnh phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 95
4.2 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 96
4.2.1 Quan điểm phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 96 4.2.2 Định hướng và mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên
Trang 104.2.3 Phương hướng đầu tư, ưu đãi, chính sách hỗ trợ phát triển HTX
nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2019-2025 100
4.3 Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 112
4.3.1 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 112
4.3.2 Về công tác tổ chức, xây dựng HTX 113
4.3.3 Về công tác huy động và sử dụng nguồn vốn 114
4.3.4 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm 115
4.4 Kiến nghị, đề xuất 116
4.4.1 Đối với các Bộ, Ban, Ngành Trung ương 116
4.4.2 Đối với Liên minh HTX Việt Nam 116
4.4.3 Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên 116
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 122
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng so sánh sự khác biệt trong nội dung của HTX kiểu cũ và
HTX kiểu mới 19
Bảng 2.1 Chọn số lượng mẫu điều tra 39
Bảng 3.1 Diện tích và cơ cấu đất đai tỉnh Thái Nguyên 2017 45
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên 46
Bảng 3.3 Tỷ trọng các ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 47
Bảng 3.4 Tổng hợp các HTX nông nghiệp trên toàn tỉnh Thái Nguyên (Tính đến ngày 31/12/2017) 58
Bảng 3.5 Số HTX chia theo lĩnh vực kinh doanh 59
Bảng 3.6 Danh sách và thông tin cơ bản của các HTX điều tra tại TP Thái Nguyên 63
Bảng 3.7 Danh sách và thông tin cơ bản của các HTX điều tra tại thị xã Phổ Yên 65
Bảng 3.8 Danh sách và thông tin cơ bản của các HTX điều tra tại huyện Phú Bình 66
Bảng 3.9 Trình độ cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới tỉnh Thái Nguyên 68
Bảng 3.10 Doanh thu của HTX chè Tân Hương 72
Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả phân loại chất lượng HTXNN qua các năm
75 Bảng 3.12 Ý kiến của HTXNN về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
82 Bảng 3.13 Ý kiến của HTXNN về vấn đề vốn
84 Bảng 3.14 Ý kiến của HTXNN về chính sách thuế
88 Bảng 3.15 Ý kiến của HTXNN về thị trường tiêu thụ 91
Trang 13DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2013-2017 47
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu trình độ cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới 68
Biểu đồ 3.3 Doanh thu của HTX chè Tân Hương 73
Biểu đồ 3.4 Phân loại chất lượng HTX giai đoạn 2015-2017 76
Hình: Hình 1.1 Sản xuất rau an toàn tại HTX Nông nghiệp Hương Việt 33
Hình 1.2 HTX liên kết với doanh nghiệp trồng bí xanh cho hiệu quả kinh tế cao 36
Hình 3.1 HTX Chè Tuyết Hương tham gia trưng bày sản phẩm tại Hội chợ 2017 89
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Qua nhiều năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đạt được nhữngthành tựu rất quan trọng, mặc dù năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranhkhông cao nhưng nông nghiệp là ngành duy nhất trong các ngành có xuấtsiêu, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầuthế giới về nhiều loại nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng
gỗ và thủy sản Đời sống nông dân không ngừng được tăng lên Tuy nhiên,bên cạnh những thành tựu đó, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều bất cập,đặc biệt hiện tượng được mùa rớt giá năm nào cũng xảy ra Hiện nay, thu nhậpcủa nông dân vẫn thấp hơn đáng kể so với lao động trong công nghiệp và dịch
vụ Mặc dù, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 50% lao độngnhưng chỉ đóng góp hơn 16% tổng sản phẩm quốc nội
Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất chính là việc tổchức sản xuất nông nghiệp còn chậm đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế Đa số hộ nông dân của nước ta, những đơn
vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, rất nhỏ về tiềm lực kinh tế, sản xuất đơn
lẻ và không tương thích với kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay Với quy
mô nhỏ, nếu canh tác độc lập, riêng lẻ thì sức mạnh kinh tế của hộ nông dânrất nhỏ bé, khả năng chịu đựng rủi ro rất thấp, tình trạng thoát nghèo rồi táinghèo rất dễ xảy ra
Để liên kết các hộ nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tế lớn hơn, từ lâu chúng
ta đã có chủ trương và chỉ đạo hình thành các hợp tác xã Tuy nhiên, do nhiềunguyên nhân nên có một thời gian dài nhận thức của chúng ta về bản chất vàvai trò của hợp tác xã trong nông nghiệp chưa phù hợp với quy luật phát triểnhợp tác xã Vì vậy, tác dụng và hiệu quả của hợp tác xã còn hạn chế Đa số cáchợp tác xã chỉ cung cấp một số dịch vụ đầu vào cho xã viên như giống, phânbón, thức ăn, còn hơn 90% hợp tác xã không quan tâm đến điều xã viên quan
Trang 15tâm nhất, đó là tiêu thụ sản phẩm của hộ xã viên Các hợp tác xã hoạt độnghiệu quả chỉ liên kết, hỗ trợ được khoảng 5% số hộ nông dân cả nước, còn95% số hộ thực chất là sản xuất theo phương thức tự phát Bên cạnh đó, donhận thức về hợp tác xã còn rất khác nhau ở các địa phương nên quy mô hợptác xã và số lượng các dịch vụ hợp tác xã cũng rất khác nhau Chưa kể, chấtlượng, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của các hợp tác xã còn thấp (ướctính chỉ có khoảng
10% số hợp tác xã nông nghiệp làm ăn đạt hiệu quả tốt, còn lại hoạt độngkhông hiệu quả, cầm chừng hoặc phải ngừng hoạt động, lợi nhuận bình quânnăm rất thấp Đa số các hợp tác xã nông nghiệp trước đây mới chỉ cung cấpđược các dịch vụ đầu vào cơ bản cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, rất ítcác hợp tác xã cung cấp được dịch vụ đầu ra Một số hợp tác xã không cònkhả năng hoạt động, muốn giải thể nhưng gặp phải những vấn đề phức tạpliên quan tới vốn góp, tài sản, công nợ của hợp tác xã được chuyển từ giaiđoạn này sang giai đoạn khác, còn có một số địa phương cần giữ lại mô hìnhnày để đáp ứng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới là những lý do chínhkhiến hơn 20% số hợp tác xã dù đã ngừng hoạt động nhưng vẫn không giảithể được
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kết quả phát triển HTX trên địa bàncủa tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm như: Kinh tế hộnông dân Thái Nguyên hầu hết là nhỏ bé, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất,thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tác và nhiều khâu của quá trình sản xuất hộnông dân không tự làm được, năng lực nội sinh, địa vị và quyền lợi của thànhviên và người lao động; vị thế kinh tế HTX trong nền kinh tế nhiều thành phầnđịnh hướng XHCN Để tồn tại và phát triển đòi hỏi những người sản xuất phảiliên kết lại với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, kết hợp sức mạnh tập thể vàsức mạnh của từng thành viên để đứng vững trong nền kinh tế thị trường
Từ yêu cầu khách quan đó, sự tồn tại của các hình thức kinh tế hợp tác,HTX trong nông nghiệp là cần thiết Mặt khác trước yêu cầu của sự nghiệp
Trang 16quan
Trang 17trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảmnghèo, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa - hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành tỉnhcông nghiệp vào năm 2020 Vì vậy vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra đối vớiThái Nguyên là phải đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động của cácHTX, rút ra những kinh nghiệm, đồng thời đề ra được những giải pháp để tiếptục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế HTX nông nghiệp kiểu mới trongthời gian
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển HTXNN kiểu mới
- Đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới theo LuậtHTX năm 2012 tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua
- Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển HTX nông nghiệp kiểumới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 183.1 Đối tượng nghiên cứu
Những nội dung có liên quan đến phát triển HTX nông nghiệp kiểu mớitheo Luật HTX 2012 tại tỉnh Thái Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Các thông tin và tài liệu về tình hình kinh tế - xã
hội, tình hình phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnhThái Nguyên giai đoạn 2013-2017 Các thông tin sơ cấp là các số liệu hợp tác
xã nông nghiệp kiểu mới thực hiện trong năm 2018 Các giải pháp đề xuất chogiai đoạn 2019-2025
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
thực trạng và giải pháp phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địabàn tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứ sự ảnh hưởng của HTX đến quá trình pháttriển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, quá trình xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn tỉnh
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn có giá trị cả về lý luận và thực tiễn
* Về lí luận:
- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về sự phát triển của hợp tác
xã kiểu mới và hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
* Về thực tiễn:
- Thông qua việc nghiên cứu về thực trạng tình hình hoạt động của cácHTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đánh giá những kết quả đãđạt được, những mặt hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm
- Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần phát triển HTX nông nghiệpkiểu mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trongthời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Trang 19- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trongviệc xây dựng các chính sách về phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểumới, đồng thời có thể là tài liệu sử dụng trong giảng dạy nghiên cứu trongnhà trường.
5 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luậnvăn được kết cấu thành 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông
nghiệp kiểu mới
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Chương 3: Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp
kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm hợp tác xã:
Hợp tác, với tư cách là đặc tính xã hội của lao động, được thực hiện từkhi loài người xuất hiện và ngày càng phát triển như là hình thức tất yếu tronglao động sản xuất và hành động kinh tế của con người Nhận định về quá trìnhsản xuất của con người, Các Mác đã từng chỉ rõ: “Người ta không thể sản xuấtđược nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung
và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người ta phải cónhững mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và quan hệ của họ với giới
tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ra trong khuôn khổ và những mối liên
hệ và quan hệ xã hội đó” [12] Có thể nói, hợp tác là một phạm trù rộng, quátrình thực hiện nó biểu hiện ra ở nhiều hình thức và cấp độ khác nhau, từ đơngiản đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành Mỗi loại hình kinh tế hợp tácphản ánh đặc điểm, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và hình thứcphân công lao động tương ứng, trong đó kinh tế hợp tác phát triển và được tổchức ở trình độ cao chính là các hợp tác xã
Hợp tác xã xuất hiện trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (giữathế kỉ XIX), bởi trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, để có thể tồn tại và pháttriển, những người sản xuất nhỏ cần phải hợp sức, hợp vốn với nhau chống lại
sự chèn ép, khống chế và bần cùng hoá của tư bản lớn Từ đây đã tạo cơ sởcho sự liên kết, hợp tác giữa những người lao động tự nguyện, dân chủ, bìnhđẳng Trên thực tế, ở mỗi nước có những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhaunên sự ra đời và phát triển của các hợp tác xã có những đặc điểm khác nhau,nhưng nói chung, hợp tác xã là động lực kinh tế - xã hội quan trọng, có nhiềuđóng góp vào phúc lợi của dân chúng ở nhiều quốc gia
Trang 21Được thành lập từ tháng 8/1895 tại Luân Đôn (Anh), liên minh Hợp tác
xã quốc tế (International Cooperative Alliance - ICA) đã định nghĩa hợp tác xãnhư sau: “Hợp tác xã là một hình thức tự trị của những người tự nguyện liênhiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xãhội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ” [15]
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “HTX là sự liên kết của nhữngngười đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kếtnhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đãchuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khókhăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng cácchức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất vàtinh thần chung”
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về HTX song các loại hình HTXtrên thế giới đều có những đặc điểm chung như: là tổ chức kinh tế do các chủthể kinh tế tự nguyện góp vốn, góp sức hình thành; hoạt động chủ yếu nhằmmục đích phục vụ hoạt động kinh tế của các thành viên tham gia với phươngchâm giúp đỡ lẫn nhau; nguyên tắc cơ bản của HTX là tự nguyện, bình đẳng,cùng có lợi và quản lý dân chủ…
Ở nước ta, khi bắt đầu công cuộc xây dựng CNXH, chúng ta thườngdùng các khái niệm: tổ đổi công, tập đoàn sản xuất, HTX bậc thấp, bậc cao, Vào thời kỳ này, kinh tế HTX phát triển mạnh và đã có nhiều đóng góp quantrọng trong xây dựng nông thôn và phát triển cộng đồng Sau khoán 10, cácHTX và tập đoàn sản xuất bắt đầu tan rã, trên diễn đàn khoa học và đời sốnghàng ngày, khái niệm "hợp tác xã" ít được đề cập đến Nhiều nhận thức khôngđúng về kinh tế hợp tác cùng với những lúng túng trong việc tìm tòi, thửnghiệm mô hình HTX kiểu mới đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới cả về nội dung
và phương thức hoạt động của HTX cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới khiđất nước bước vào thời kỳ đổi mới
Trang 22Trước yêu cầu đó của thực tiễn, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII (1996) đã đề ra nhiệm vụ phải xây dựng HTX kiểu mới Tháng3/1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá IX đã ban hành Luật HTX để tạo cơ
sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng XHCN
Theo Luật này, HTX được định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tựchủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng gópvốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tậpthể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước” [13]
Sự ra đời của Luật HTX đánh dấu một bước phát triển quan trọng trongtiến trình đổi mới HTX, mở ra một môi trường thể chế thuận lợi để HTX tiếptục phát triển
Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi, thành lập HTX theo Luật HTX (năm
1996), hội nghị Trung ương 5 khoá IX (3/2002) đã ra Nghị quyết về "Tiếp tụcđổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" để lãnh đạo sự pháttriển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX Trên cơ sở nghị quyết của Đảng vàthực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, ngày 26-11-2003, tại kỳ họp thứ 4,Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật HTX sửa đổi, bổ sung (Luật HTX năm2003) Theo đó, HTX được định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể
do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhucầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luậtnày để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùnggiúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nângcao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước”
Trang 23Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách phápnhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốnđiều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định củapháp luật [11].
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX
Trong di sản lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, chế độ HTX có vai trò, ýnghĩa đặc biệt Mặc dù so với các vấn đề khác mà các nhà kinh điển chủ nghĩaMác đã đề cập, các ông không có điều kiện đi sâu nghiên cứu vấn đề nôngnghiệp, nông thôn và nông dân, nhưng khi bàn về quá trình đưa nông nghiệp,nông dân lên CNXH, các ông đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tếhợp tác, coi đó là hình thức thích hợp để nhân lên sức mạnh tiềm ẩn trongngười nông dân và là con đường để đưa nông dân đi đến ấm no, hạnh phúc -mục tiêu của CNXH
Xuất phát từ những tiền đề kinh tế nảy sinh từ trong lòng xã hội tư bản,Các Mác và Ăngghen thấy rằng để có thể đứng vững được, những người sảnxuất nhỏ cần phải hợp sức, hợp vốn với nhau dưới hình thức tổ chức HTX.Mục tiêu của các HTX không phải vì lợi nhuận mà là vì sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫnnhau để có thể cạnh tranh với tư bản lớn Các HTX đã chứng tỏ sức sống củamình trong nền kinh tế tự do cạnh tranh Cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuốithế kỷ XIX gây nên tình trạng hạ giá nông sản ở khắp nơi, tuy nhiên, các HTXkhông những không bị tan rã mà lại còn phát triển mạnh ở các nước phụ thuộcvào sự trao đổi quốc tế.Ăngghen cho rằng: "Trong bước quá độ lên nền kinh tếcộng sản chủ nghĩa đầy đủ, chúng ta sẽ phải áp dụng trên quy mô lớn nền sảnxuất hợp tác xã với tính cách là một khâu trung gian - điều đó Mác và tôikhông bao giờ hoài nghi cả" [4] Mác và Ăngghen thấy được tiềm năngXHCN của phong trào HTX sẽ được phát huy dưới chính quyền của nhân dân,
do giai cấp công nhân lãnh đạo, dưới sự tác động của quan hệ sản xuất XHCN(chế độ công hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản khác) Trongđiều kiện ấy, hợp tác
Trang 24sẽ là con đường giản đơn nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dânnói riêng và đối với những người sản xuất nhỏ nói chung Mặt khác, kinh tếhợp tác xã là dòng kinh tế mang tính chất nhân đạo, đối lập với mặt phi nhân,phi văn hoá của thị trường tư bản Mục tiêu của hợp tác xã không phải vì lợinhuận tối đa mà vì sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên tham giahợp tác, những người quản lý điều hành HTX không phải vì có nhiều vốn góp
mà vì sự tín nhiệm của các thành viên, mọi người tham gia hợp tác xã đều cóquyền hạn ngang nhau, không phụ thuộc vào vốn góp nhiều hay ít Chính vìvậy, HTX là mô hình mà Mác và Ăngghen khuyến khích mở rộng dướiCNXH
Kế tục tư tưởng của Các Mác và Ăngghen, bằng phương pháp biện chứngMácxít và hoạt động thực tiễn của mình, V.I.Lênin đã có nhiều đóng góp quantrọng vào hệ thống lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã.Trong tác phẩm
"Bàn về chế độ hợp tác xã", Lênin đã nghiên cứu con đường hợp tác hoá trongđiều kiện ở một nước tư bản chủ nghĩa trung bình như nước Nga để đưa nôngdân đi lên CNXH Đây là tác phẩm chứa đựng những vấn đề lý luận cơ bản vềchế độ HTX dưới CNXH Lênin cho rằng, để lôi cuốn nông dân tham gia vàocông cuộc xây dựng CNXH, cần phải quan tâm tới vấn đề hợp tác HTXkhông chỉ có vai trò quan trọng trong liên minh lao động, tổ chức sản xuất vàtiêu thụ nông sản mà còn đảm bảo được quyền lợi cho nông dân Lênin đãtriển khai chương trình phát triển hợp tác hoá như một phương thức cơ bản đểtiến lên CNXH ở một nước có đông dân cư nông nghiệp Lênin viết "Chế độ
ấy (tức chế độ hợp tác xã) có một ý nghĩa đặc biệt trước hết là về phương diệnnguyên tắc (nhà nước nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất), sau nữa là vềphương diện bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường giản đơn nhất,
dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với người nông dân" [7]
Chế độ kinh tế hợp tác là bước quá độ để đưa kinh tế tiểu nông đi lênCNXH Khi xây dựng, phát triển được "Chế độ của những xã viên HTX vănminh" thì mới "Là chế độ XHCN" [7] Ý nghĩa đặc biệt này của chế độ HTX
Trang 25cũng đồng nhất với ý nghĩa và mục tiêu của CNXH Lênin quan niệm: "Khinhân dân đã vào hợp tác xã tới một mức đông nhất, thì CNXH tự nó sẽ thựchiện" [7] và "Nếu không kể những tô nhượng, thì thường thường trong hoàncảnh nước ta, chế độ HTX là hoàn toàn đồng nhất với CNXH" [7] hoặc" Nếuchúng ta tổ chức được toàn thể nông dân vào HTX thì chúng ta đứng vữngđược hai chân trên miếng đất XHCN nhưng điều kiện đó bao hàm trình độvăn hoá nhất định của nông dân" [7] và "Khi các tư liệu sản xuất đã thuộc về
xã hội, khi giai cấp vô sản, với tư cách là giai cấp, đã thắng giai cấp tư sản thì chế độ đó của xã viên HTX văn minh là chế độ XHCN" [7]
-Bàn về bản chất của mô hình kinh tế hợp tác trong những chế độ xã hộikhác nhau V.I.Lênin cho rằng: "Trong một nước tư bản chủ nghĩa, HTX lànhững tổ chức tư bản tập thể", thì dưới chế độ XHCN, chế độ HTX là "chủnghĩa tư bản nhà nước, hoặc ít ra cũng cần phải viện đến một cái gần giốngnhư chủ nghĩa tư bản nhà nước" [7] Chế độ đó phải đa dạng về hình thức,phong phú về nội dung hợp tác; trong quá trình xây dựng phải đi từ thấp đếncao và phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học kỹthuật và trình độ tổ chức, quản lý; căn cứ vào đặc điểm của nền kinh tế, tâm
lý của người nông dân Đặc biệt, để phát triển vững chắc loại hình tổ chứckinh tế này, vai trò của nhà nước là rất quan trọng Nhà nước cần phải xácđịnh những cơ chế, chính sách, thể thức khuyến khích, giúp đỡ "có hiệu quảcác HTX và đào tạo những xã viên HTX văn minh" Với tư cách là "bà đỡ",nhà nước "phải cho chế độ HTX hưởng một số những đặc quyền kinh tế, tàichính, ngân hàng; sự ủng hộ mà nhà nước XHCN của chúng ta mang lại chonguyên tắc tổ chức mới của dân cư phải là như vậy" Lênin còn đưa ra nhiềuluận điểm quan trọng về phương châm, nguyên tắc xây dựng HTX, về vai tròtrách nhiệm của chính quyền Xô viết đối với HTX
Có thể thấy những vấn đề mà Các Mác, Ăngghen và Lênin đề cập vềHTX là những chỉ dẫn hết sức quý báu trong việc xây dựng đường lối, chiếnlược, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân; đối với việc xâydựng
Trang 26kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên con đường đi lên CNXH Tuy nhiên, sựphác thảo của Các Mác và Ăngghen về con đường hợp tác hoá nông nghiệp làtrong điều kiện nghiên cứu ở các nước tư bản phát triển; V.I.Lênin phát triển
lý luận về HTX trong điều kiện một nước tư bản chủ nghĩa trung bình Điều
đó cho thấy sự vận dụng những quan điểm trên rất cần phải tính đến nhữngđặc thù của mỗi nước, trong đó có Việt Nam
Phát triển sáng tạo lý luận Mác- Lênin trong việc hình thành đường lốiphát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã hiện thực hoá
và hoàn thiện lý luận đó ở một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến lên CNXH bỏqua chế độ CNTB Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, hợp tác hoá nông nghiệp, xâydựng hợp tác xã là con đường đúng đắn và phù hợp để đưa nông dân tới cuộcsống ấm no, hạnh phúc Hồ Chí Minh đã đề cập đến hình thức kinh tế hợp tác
xã từ rất sớm và chủ trương một con đường hợp tác hoá mang tính đặc thù củaViệt Nam trên cơ sở theo dõi, tổng kết, kế thừa kinh nghiệm hợp tác hoá ởLiên Xô, Trung Quốc và nhiều nước XHCN Người viết: “HTX là hợp vốn,hợp sức với nhau Vốn nhiều, sức mạnh thì khó nhọc ít mà lợi nhiều” [5].Theo quan điểm của Người, HTX là một hình thức tổ chức kinh tế “hợp vốn,hợp sức” với nhau để cùng hoạt động Sự hợp vốn ở đây không chỉ đơn thuần
là một phép tính cộng, mà sự hợp tác đó nhằm có vốn nhiều, thêm sức mạnh,giảm bớt khó khăn đưa lại lợi ích nhiều hơn Đây là mô hình được tổ chức trên
cơ sở hợp lực để có lợi cho mọi người
Năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã đề cậptương đối toàn diện các hình thức tổ chức HTX Lý luận về hợp tác xã, vềkinh tế hợp tác được Hồ Chủ tịch tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong điều kiệnĐảng ta trở thành Đảng cầm quyền Đến cuối những năm 50, đầu những năm
60 của thế kỷ 20, quan niệm về hợp tác xã nằm trong tổng thể đường lối cảitạo XHCN, xây dựng CNXH ở miền Bắc, là một bộ phận cấu thành cơ bảntrong tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế cũng như tư tưởng về CNXH vàcon đường đi lên
Trang 27CNXH ở nước ta.
Khi bàn đến vai trò của hợp tác xã, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 3luận điểm quan trọng:
Một là, HTX cải thiện đời sống cho xã viên, làm cho họ được ấm no,
hạnh phúc, giàu mạnh và được học hành Người nhấn mạnh, HTX có làmđược điều đó thì dân mới tin vào HTX, còn HTX mà không thấy ích lợi gì thìngười ta cũng chẳng muốn vào Người nói: “Việt Nam là một nước sống vềnông nghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xâydựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nôngnghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp muốnthịnh thì cần có HTX” [9] Từ nhận định đó, một trong những giải pháp mà HồChủ Tịch đưa ra nhằm đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nôngdân thoát khỏi đói nghèo là phải xây dựng tốt phong trào tổ đổi công, trên cơ
sở đó sẽ xây dựng HTX nông nghiệp từ thấp đến cao Người nhấn mạnh:
“Chúng ta nhất định phải nâng cao dần đời sống của đồng bào nông dân.Nhưng nếu nông dân cứ làm ăn riêng lẻ thì đời sống không thể nâng cao.Muốn nâng cao đời sống thì chỉ có một cách là tổ chức nông dân làm ăn tậpthể, tức là tổ chức nông dân vào HTX nông nghiệp Tổ chức HTX tốt thì mới
có thể tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, do đó mà nâng cao dần đời sốngvật chất, văn hoá của người dân và củng cố khối liên minh công nông”
[10]
Hai là, HTX phải chủ lực trong việc giải quyết những công việc lớn như:
chống hạn, lũ lụt, thuỷ lợi… Bởi những khâu này cần đến sức lực của nhiềungười, phải nhiều người cùng chung sức, chung lòng mới làm được và có nhưvậy mới đem đến lợi ích cho dân, cho xã hội Mặt khác, HTX phải xây dựng
kế hoạch về sản xuất, về lao động, về kỹ thuật, về tài vụ Có như vậy mới đảmbảo cho hoạt động của HTX chủ động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lựcphát triển, không phải là hoạt động tự phát đến đâu hay đến đó
Ba là, các HTX phải giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau, trao đổi sáng kiến kinh
Trang 28nghiệm cho nhau Như vậy HTX không phải chỉ đóng cửa trong nội bộ mà đểtạo nền tảng cho nền kinh tế và HTX phát triển kinh nghiệm trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh, là sự chia sẻ thông tin cho nhau về các mặt tổ chức quản
lý, khoa học kỹ thuật và cả sự hỗ trợ khi gặp rủi ro trong kinh doanh Có nhưvậy HTX mới có thể vững mạnh được Hồ Chí Minh cũng khẳng định, muốn
tổ chức HTX thành công, hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nhận thức đúng
về lý luận mà trong chỉ đạo thực hiện cần phải có phương châm, phương pháp
và nguyên tắc phù hợp Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX, Người cũng đãkhái quát và xây dựng thành hệ thống các nguyên tắc bảo đảm cho quá trìnhhợp tác hoá diễn ra phù hợp với các quy luật khách quan và điều kiện ViệtNam, trong đó nổi bật là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản
lý dân chủ Những chỉ dẫn đó của chủ tịch Hồ Chí Minh về kinh tế hợp tác
và HTX đã định hướng cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước về vấn đề này trong nhiều thời kỳ lịch sử của cách mạng ViệtNam Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ thống tư tưởng về HTX của Ngườiđến nay vẫn còn nguyên giá trị
*Quá trình phát triển nhận thức để đi đến hợp tác xã kiểu mới ở nước ta
Có thể nói, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việcchỉ đạo xây dựng các HTX nông nghiệp theo mô hình hợp tác hóa - tập thểhoá được đề cập sớm, ngay từ những năm 50, đầu những năm 60, trong thời
kỳ đẩy mạnh cải tạo XHCN ở miền Bắc Trên cơ sở thực hiện các chỉ thị,hướng dẫn về phát triển HTX của Đảng, đến cuối những năm 60, nông nghiệpmiền Bắc nước ta đã thu được nhiều thắng lợi, phong trào HTX đã góp phầnquan trọng vào việc khôi phục nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp,nâng cao đời sống nông dân, cung cấp nhiều nông sản cho xã hội,…
Tuy nhiên, do nóng vội, chủ quan, lấy mục tiêu cải tạo XHCN là thenchốt, chạy theo số lượng, mở rộng quy mô HTX quá nhanh, không tính toánđầy đủ đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nông thôn cũng như
bộ máy
Trang 29quản lý HTX cồng kềnh, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ hạn chế, yếukém, tình trạng mất dân chủ diễn ra phổ biến, năng suất lao động ngày càngsút kém… cho nên đến những năm 70, 80 hệ thống HTX với mô hình tổ chứckiểu cũ đã tan rã từng mảng lớn, góp phần làm cho nông nghiệp lâm vàokhủng hoảng Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tìm ra mô hình kinh tếhợp tác phù hợp để thay thế.
Bước vào thời kỳ đổi mới, để thực hiện nhiệm vụ cấp bách là đưa đấtnước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, Đảng ta đã xác định vai trò quan trọng củanông nghiệp và kinh tế nông thôn, từ đó có sự đổi mới mạnh mẽ trong cơ chếquản lý kinh tế nông nghiệp Cùng với quá trình đổi mới, HTX đã có nhiềuthay đổi dựa trên nền tảng nhận thức mới, tư duy mới và từng bước được hoànthiện qua các kỳ đại hội Nhìn chung những chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đều thể hiện sự nhất quán đối với sự tồn tại lâu dài của nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta,trong đó có kinh tế tập thể và HTX
Trải qua gần nửa thế kỉ tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, chúng ta đãtích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong xây dựng mô hình HTX và kinh tế hợptác Chính từ thực trạng khủng hoảng của mô hình HTX kiểu cũ đã dần hìnhthành những mô hình HTX kiểu mới xuất phát từ sự đổi mới nhận thức vàmong muốn của các hộ nông dân Trong cơ chế kinh tế mới, các HTX kiểu cũcàng bộc lộ sự yếu kém, lúng túng trong sản xuất kinh doanh,sự tồn tại của nóchỉ còn là hình thức Vấn đề đặt ra là kinh tế hợp tác và HTX thoát khỏikhủng khoảng như thế nào, mối quan hệ của nó với kinh tế hộ và các thànhphần kinh tế khác ra sao trong điều kiện kinh tế hộ bên cạnh những thế mạnhvẫn còn nhiều hạn chế không thể vượt qua Thực tiễn cho thấy, kinh tế hộcàng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng trở nên bức thiết hơn Quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta là tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất trongnông nghiệp, nông thôn, tăng cường khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện pháttriển
Trang 30kinh tế hợp tác và HTX trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện ở các hộ, cáctrang trại bằng nhiều hình thức, bước đi, quy mô thích hợp để nâng cao hiệuquả kinh tế - xã hội Trong các chính sách và giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước, đại hội X của Đảng nêu rõ:
“Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình HTX kiểu mới trên cơ sở tổngkết các đơn vị làm tốt để tăng sức hấp dẫn, tạo động lực cho kinh tế tập thểnhất là đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp Đa dạng hoá hình thức sở hữutrong kinh tế tập thể,… phát triển các loại hình doanh nghiệp trong HTX vàcác hình thức liên hiệp HTX” [8]
Cũng tại đây, văn kiện Đại hội X khẳng định: Kinh tế nhà nước cùng vớikinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX ngày càng trở thành nền tảng vững chắccủa nền kinh tế quốc dân HTX ở nước ta đã được xác định vừa là tổ chứckinh tế, vừa là tổ chức xã hội, là nhân tố quan trọng để người lao động, hộ xãviên tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nước, liên kết với doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế, thực hiện liên minh công nông
Trên cơ sở nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng, hình thành môhình kiểu mới, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, hệ thống chính sách,pháp luật của Nhà nước về HTX đã được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý đểtiến hành chuyển đổi, đổi mới và tổ chức hoạt động trong các HTX, bao gồm:Hiến pháp năm 1992, luật HTX năm 1996, luật sửa đổi, bổ sung một số điềuluật HTX năm 2003 và nhiều chính sách cụ thể khác nhằm tạo điều kiện thuậnlợi, hỗ trợ HTX phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnhtranh để có thể tham gia bình đẳng trong nền kinh tế thị trường gồm nhiềuthành phần kinh tế So với mô hình HTX kiểu cũ, HTX kiểu mới có nhiềuthay đổi quan trọng về vai trò, vị trí, con người trong các quan hệ kinh tế - xãhội ở nông thôn HTX được xác định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể
do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhucầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luậtnày để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùnggiúp nhau thực hiện
Trang 31có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [11] Sự phát triểnnhận thức và tổ chức hoạt động đối với các HTX được cụ thể hoá một cáchsâu sắc ở sự hình thành các HTX kiểu mới theo những hình thức khác nhau.Luật HTX được ban hành và có hiệu lực năm 1997, đặc biệt là sau khi có nghịquyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 củaHội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng caohiệu quả kinh tế tập thể”, khu vực HTX đã dần khôi phục tình trạng khủnghoảng, có những thay đổi quan trọng và có bước phát triển mới Hiện nay, cảnước có hơn
11.756 HTX nông nghiệp, 21 liên hiệp HTX, tăng 1.370 HTX so với thờiđiểm ngày 01/07/2013 khi Luật HTX bắt đầu có hiệu lực (con số lúc đó là10.386
HTXNN)
Tuy vậy, theo thống kê mỗi năm cả nước vẫn thành lập mới được một sốlượng các HTX khá lớn, trung bình là từ 800 đến 1.000 HTXNN Nguyênnhân số HTX thành lập mới hàng năm thì lớn nhưng số lượng HTX tăng thêmsau 4 năm thực thi luật lại không nhiều là vì trong thời gian qua cả nước đã
nỗ lực giải thể được trên 2.000 các HTX yếu kém, đã ngừng hoạt động nhưngvẫn còn tên trên sổ sách
Hoạt động của HTX hiện nay chủ yếu là phục vụ các nhu cầu kinh tế củathành viên HTX và phát triển cộng đồng mà chưa tính đến kinh tế thành viên,riêng khu vực này đã đóng góp 6,83% GDP Thông qua các hoạt động kinh tế,
xã hội của mình, các HTX đã và đang khẳng định vai trò quan trọng không chỉđối với sản xuất, kinh doanh và đời sống của hàng chục triệu người dân màcòn là nhân tố không thể thay thế góp phần thúc đẩy dân chủ hoá, bảo đảm ansinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở
* Hợp tác xã kiểu mới: Là loại hình hợp tác xã được Quốc hội thông
qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất
Trang 33động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung củathành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trongquản lý hợp tác xã Và những HTX được hình thành theo luật HTX năm 2012
được gọi là “HTX kiểu mới”.
HTX kiểu mới đã định hướng các hợp tác xã phát triển về hình thức và tổchức sản xuất phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước như sau:
1 Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏihợp tác xã Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tácxã
2 Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xãthành viên
3 Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyếtngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý
và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy
đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phốithu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ
4 Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạtđộng của mình trước pháp luật
5 Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định củađiều lệ Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếutheo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viênhoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạoviệc
làm
6 Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡngcho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động tronghợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã
Trang 347 Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộngđồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triểnphong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
* Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp: Hợp tác xã nông nghiệp là hợp tác
xã có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các hợp tác xã được phân loạibao gồm các lĩnh vực sau: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêmnghiệp, nước sạch nông thôn
Những tư liệu sản xuất của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đều thuộcquyền sở hữu tập thể Hợp tác xã phải sử dụng tốt những thứ đó, tổ chức laođộng tập thể, phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động trên cơ sở tăngcường giáo dục tư tưởng và cải tiến kỹ thuật, đồng thời thực hiện phân phốitheo lao động
* Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới: Là HTX nông nghiệp mang các
đặc trưng cơ bản, hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012 mà theo đó ta cóthể nhìn nhận một vài sự khác biệt rất cơ bản giữa HTXNN kiểu mới so vớiHTXNN kiểu cũ qua bảng sau:
Bảng 1.1 Bảng so sánh sự khác biệt trong nội dung của HTX kiểu cũ
Thành viên gồm cả cá nhân, hộ giađình và pháp nhân (người lao động,cán bộ, công chức, các hộ sản xuấtkinh doanh, trang trại, doanh nghiệpnhỏ và vừa thuộc các thành phầnkinh tế…),
Người đứng đầu gọi là Giám đốcHTX hoặc Tổng giám đốc HTX
Vốn góp
Góp vốn theo quy địnhcủa Điều lệ hợp tác xã;
mức vốn góp không vượtquá 30% vốn điều lệ củahợp tác xã
Số vốn góp của các thành viênkhông vượt quá 20% vốn Điều lệcủa HTX
Trang 35Nội dung HTXNN kiểu cũ HTXNN kiểu mới
Về sở
hữu
Sở hữu cá nhân của ngườinông dân không đượcthừa nhận, sở hữu của các
hộ gia đình bị xóa bỏ, chỉthừa nhận chế độ sở hữutập thể về tư liệu sản xuất;
người nông dân vào HTXphải góp ruộng đất trâu
bò, công cụ sản xuất chủyếu
Sở hữu tập thể và sở hữu cá nhâncủa thành viên được phân định rõ
Sở hữu tập thể (sở hữu của HTX)bao gồm các nguồn vốn tích lũy táiđầu tư, Thành viên khi tham giaHTX nông nghiệp kiểu mới khôngphải góp ruộng đất và các công cụsản xuất
Quan hệ giữa HTX và thành viên làquan hệ bình đẳng, thỏa thuận, tựnguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi
ro trong sản xuất, kinh doanh
đều theo sự chỉ huy của
cơ quan quản lý cấp trên
và theo kế hoạch của nhànước
Thực sự là một tổ chức kinh tế độclập, tự chủ có đầy đủ tư cách phápnhân trong cơ chế thị trường, bìnhđẳng trước pháp luật như các doanhnghiệp, tự quyết định và tự chịutrách nhiệm về kết quả hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đảmbảo hoàn thành nghĩa vụ đối với nhànước và trách nhiệm đối với thànhviên
Hình thức phân phối được thể hiệntrên nguyên tắc công bằng, cùng cólợi, vừa theo vốn góp và theo mức
độ sử dụng dịch vụ Đây là động lựckhuyến khích thành viên gắn bó vớiHTX
Trang 36Nội dung HTXNN kiểu cũ HTXNN kiểu mới
Quy mô và phạm vi hoạt động đãkhông còn bị giới hạn như trước.Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiềulĩnh vực, ngành khác nhau, khônggiới hạn địa giới hành chính Môhình HTX linh hoạt, đa dạng vềhình thức, phù hợp với đặc điểmcủa từng vùng, từng ngành
Về nghĩa
vụ xã hội
Các HTX kiểu cũ trướcđây phải gánh vác nghĩa
vụ xã hội rất nặng
Vẫn mang tính xã hội, nhưng trướchết là một tổ chức kinh tế HTX chỉthực hiện nghĩa vụ xã hội trên cơ sởhoạt động kinh tế có hiệu quả;những chăm lo về mặt xã hội trướchết cũng dành cho các thành viêncủa HTX
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Có thể thấy, HTX kiểu mới đã thể hiện tư duy mới về mô hình HTX kiểumới với hạt nhân là “hợp tác”, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợpvới cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranhngày càng gay gắt như hiện nay
1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các HTX là mộttất yếu khách quan mang tính phổ biến Bởi vì, khi kinh tế thị trường pháttriển, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhu cầu hợp tác, liên kết củanhững người sản xuất hàng hoá ngày càng trở nên bức thiết hơn Trong bốicảnh đó, HTX nông nghiệp tập hợp những người sản xuất cá thể nhằm tạo rasức mạnh tổng hợp và giải quyết những bế tắc về vốn, về thị trường Đồngthời tạo ra những điều kiện quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếphù hợp với xu hướng vận động của nền kinh tế, tăng tích luỹ vốn để thựchiện tái sản xuất mở rộng
Trang 37Đó là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Ở nước ta hiện nay, sự tồn tại và phát triển của HTX nông nghiệp khôngchỉ xuất phát từ đòi hỏi khách quan của nền kinh tế mà còn là điều kiện quantrọng cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN Trong tácphẩm “Về cách mạng XHCN và xây dựng XHCN”, Chủ tịch Hồ Chí Minhcũng đã khẳng định: “Mục đích tổ chức HTX là để cải thiện đời sống nhândân, làm cho nông dân no ấm, hạnh phúc, làm cho dân giàu, nước mạnh Nhưvậy, HTX nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng trong cách mạng XHCN vàtrong sự nghiệp cách mạng đó, HTX nông nghiệp là hình thức tổ chức kinh tế
để tập hợp đông đảo những người lao động, hướng vào nhu cầu và lợi íchthiết thực của họ đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Sự tập hợp đông đảo những người lao động để hướng hoạt động của họvào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chính là làm cho nền kinh tếthị trường phát triển theo định hướng XHCN”
Chính vì vậy, phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX nông nghiệpđang là một trong những hướng ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta Mục tiêuđặt ra là từ nay đến năm 2020 sẽ đưa kinh tế tập thể thoát khỏi tình trạng yếukém và có đóng góp ngày càng lớn vào GDP của nền kinh tế Thúc đẩy kinh tếhợp tác, HTX phát triển nhanh và bền vững sẽ góp phần quan trọng vào sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước đặc biệt là đối với lĩnhvực sản xuất nông nghiệp và khu vực kinh tế nông thôn
Vai trò của HTX kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở nước ta thể hiện ở những góc độ sau:
- Vai trò kinh tế
Từ khi luật HTX đi vào thực tiễn và sau hơn 15 năm thực hiện nghị quyếtTrung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quảkinh tế tập thể, có thể thấy nhiều HTXNN kiểu mới đã thể hiện tốt vai trò kinh
tế của mình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Các HTXNN đã bước đầu
Trang 38hỗ trợ cho kinh tế thành viên thông qua việc đáp ứng từng bước các loại dịch
vụ và các nhu cầu cơ bản trong sản xuất và đời sống của thành viên, giúp kinh
tế thành viên giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng quy
mô hoạt động
Cụ thể:
+ Hỗ trợ các dịch vụ: HTX thực hiện vai trò “bà đỡ” thúc đẩy kinh tế hợptác phát triển Trong nông nghiệp, HTX xúc tiến các dịch vụ quan trọng nhấtphục vụ sản xuất của các thành viên và cộng đồng như: khâu tưới tiêu nước,cung cấp cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật, làm đất… HTX cũng tiến hànhcác hoạt động sản xuất, chế biến, cung ứng tín dụng tương hỗ, giúp đỡ tiêu thụnông phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế hộ và tổng hợp đượcsức mạnh, tăng khả năng cạnh tranh của HTXNN và kinh tế hợp tác trên thịtrường
+ Cầu nối khoa học công nghệ: nhờ tham gia HTXNN, các hộ nhất là hộnghèo có điều kiện ổn định và nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng khoa học
- Kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh HTXNN là cầunối để đưa các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại ứng dụng vào sản xuấtlàm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi Ở nông thôn, các HTX dịch vụ nôngnghiệp đã tạo ra một số thay đổi đáng kể trong quá trình sản xuất nôngnghiệp, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi, hướng dẫncác hộ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất làm tăng giá trị sản lượng trênmột đơn vị diện tích, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới cho xã viên thôngqua việc triển khai các dịch vụ phục vụ đời sống và phát triển ngành nghề.+ Đa dạng hoá các ngành nghề: một số ngành nghề mới được hình thành
và phát triển, tăng cường các khâu dịch vụ, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,giúp cho người lao động có việc làm, nhất là thời điểm “nông nhàn” Hướngtạo việc làm này đã giúp giảm sức ép về số lượng lao động trực tiếp trên mộtđơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp và như vậy sẽ có tác dụng làm tănghiệu suất sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn (do chuyển dịch laođộng từ thuần nông sang đa dạng ngành nghề)
Trang 39+ Tín dụng: Hoạt động này của các HTX tín dụng có vai trò quan trọngtrong việc cho vay, hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.Trong bối cảnh người dân luôn có nhu cầu phát triển sản xuất, vươn lên thoátnghèo nhưng lại thiếu vốn và không thể tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổchức tài chính hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, việc thành lập các HTX tíndụng hoặc tổ chức hoạt động tín dụng nội bộ trong các HTX nông nghiệp làgiải pháp rất cần thiết và hiệu quả.
+ Phát triển thị trường: trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh,các thành viên thường gặp khó khăn trong vấn đề thị trường tiêu thụ sảnphẩm HTXNN với những hoạt động tích cực của mình đã là cầu nối giữakinh tế hộ và thị trường Hiện nay, khi thị trường dịch vụ ở các địa phươnghoạt động theo cơ chế mở, bản thân các HTXNN đã nỗ lực vươn lên làm tốt
và hiệu quả hơn các lĩnh vực dịch vụ thuỷ lợi, nước sạch, xử lý ô nhiễm môitrường… Thông qua việc phát triển các mô hình HTXNN kiểu mới này mànhiều vùng sản xuất hàng hoá đã hình thành, khả năng cạnh tranh của sảnphẩm hàng hoá ngày càng được nâng cao
Với tư cách là người tạo điều kiện và cung cấp các dịch vụ về vốn, tíndụng, khoa học kỹ thuật, vật tư,… cho các hộ nông dân, HTXNN kiểu mới đãgóp phần đáng kể vào việc mở rộng cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy kinh tế hộphát triển Quá trình sản xuất kinh doanh theo mô hình HTXNN kiểu mới gópphần tăng năng suất lao động, sản xuất và cung cấp phần lớn hàng hoá phục
vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đầu tư đáng kể cho việc xâydựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn
Hiện nay, các HTX dịch vụ nông nghiệp có chiều hướng phát triển đangành nghề, kinh doanh tổng hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của cácthành viên, góp phần tạo nên những thay đổi đáng kể trong quá trình sản xuấtnông nghiệp như: động viên và tạo điều kiện cho thành viên chuyển đổi cơ cấusản xuất, cây trồng, vật nuôi, chống hạn, chống lũ, chống sâu bệnh Nhờ việccung ứng các dịch vụ đầu vào của hợp tác xã, các thành viên đã tiết kiệm đượcphần kinh phí không nhỏ so với trước đó
Trang 40* Vai trò xã hội - văn hoá:
HTXNN là tổ chức kinh tế - xã hội mang tính chất trợ giúp người dân,được xây dựng trên cơ sở các giá trị về tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bìnhđẳng, công khai và đoàn kết Về bản chất, HTXNN trước hết là một tổ chức xãhội có mục tiêu đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của thành viên vềkinh tế và đời sống, phục vụ và hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất kinhdoanh, khác với các doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động
Vai trò nổi bật của HTXNN ở nông thôn chính là việc góp phần quantrọng trong xoá đói giảm nghèo thông qua nhiều hoạt động thiết thực nhưHTXNN đứng ra làm tín dụng, hỗ trợ các thành viên vay vốn phát triển sảnxuất kinh doanh, là cầu nối đưa phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại ứngdụng vào sản xuất làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi
Bên cạnh vai trò tích cực trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, HTXNNtheo sự lớn mạnh của mình đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, xã hội, chăm
lo phát triển cộng đồng như hỗ trợ về kinh tế khi thành viên, gia đình thànhviên hiếu hỷ, ốm đau, cơ nhỡ; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
1.1.3 Nội dung của phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới
HTX nông nghiệp kiểu mới thể hiện sự thay đổi căn bản nhận thức củachúng ta về bản chất và vai trò của HTX, phù hợp với sự phát triển HTX củathế giới hơn 150 năm qua
* Về đối tượng tham gia
Trong HTX nông nghiệp kiểu mới, thành viên gồm cả cá nhân, hộ giađình và pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất kinhdoanh, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế…);
cả người có ít vốn và người có nhiều vốn nếu có nhu cầu tự nguyện cùng nhaulập ra và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của phápluật về HTX
* Về sở hữu
Trong HTX kiểu mới, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của thành viênđược phân định rõ Sở hữu tập thể (sở hữu của HTX) bao gồm các nguồn vốntích lũy