1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên

98 29 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tàiThực hiện chủ trương nhất quán của Đảng về phát triển kinh tế hợp tác,HTX, trong những năm qua, nhất là từ khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thihành, khu vực kin

Trang 1

NGUYỄN HỮU DUÂN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

NGUYỄN HỮU DUÂN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Kinh tế nông nghiệpMã số: 8.26.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Văn Sơn

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luậnvăn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn, trước nhàtrường và phòng Đào tạo về các thông tin, số liệu trong đề tài luận văn này

Phổ Yên, tháng 01 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Duân

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian thâm nhập thực tế và nghiên cứu tình hình kinh tế xãhội, tình hình hoạt động của các HTX, HTX nông nghiệp tại đại bàn thị xãPhổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp củamình Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhậnđược sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, giađình và bạn bè Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới;

Ban giám hiệu Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, Phòng đào tạonhà trường, cùng toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giúp đỡ tôi trongsuốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đặcbiệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn là PGS.TSDương Văn Sơn người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quátrình thực hiện, phân tích số liệu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND thị xã Phổ Yên,Phòng kinh tế và hạ tầng thị xã Phổ Yên,Trạm khuyến nông thị xã Phổ Yên vàUBND các xã, phường tại thị xã Phổ Yên… đã tạo mọi điều kiện cho tôihoàn thành đề tài luận văn này

Với trình độ, năng lực và thời gian có hạn, do đó bản luận văn của tôikhông thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Vì vậy tôi rất mong nhận đượcsự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bản luận văn của tôi được hoàn thiệnhơn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phổ Yên, tháng 01 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Duân

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 6

1.1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan 6

1.1.2 Vai trò của HTX nông nghiệp trong phát triển nông thôn 10

1.1.3 Đặc trưng và quy định của HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012

121.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 20

1.2.1 Tình hình hoạt động và phát triển HTX ở một số nước trên thế giới

201.2.2 Tình hình hoạt động và phát triển HTX ở Việt Nam

231.2.3 Tình hình hoạt động và phát triển HTX ở Thái Nguyên 27

1.2.4 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 28

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 31

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 31

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 33

2.2 Nội dung nghiên cứu 33

Trang 6

2.3 Phương pháp nghiên cứu 34

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 34

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 35

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 36

2.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển của HTX nông nghiệp 36

2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về lao động, việc làm 37

2.4.3 Nhóm chỉ tiêu về vốn và thu nhập 37

2.4.4 Nhóm chỉ tiêu về biến số trong mô hình hồi quy đa biến 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

3.1 Thực trạng hoạt động và phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn thịxã Phổ Yên 37

3.1.1 Quá trình phát triển HTX trên địa bàn thị xã Phổ Yên 37

3.1.2 Tình hình hoạt động và phát triển HTX nông nghiệp thị xã Phổ Yên 41

3.2 Hạn chế, yếu kém và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của HTXnông nghiệp tại thị xã Phổ Yên 54

3.2.1 Một số hạn chế, yếu kém trong hoạt động và phát triển HTX thị xãPhổ Yên 54

3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém 56

3.2.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của HTX 57

3.3 Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp ở thịxã Phổ Yên 64

3.3.1 Quan điểm , định hướng và mục tiêu 64

3.3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở thị xã Phổ Yên

69KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

1 Kết luận 78

2 Khuyến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 83

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾTTẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 3.1 Tình hình phát triển HTX nông nghiệp thị xã Phổ Yên 42

Bảng 3.2 Ngành và lĩnh vực sản xuất của các HTX 43

Bảng 3.3 Tuổi và thời gian cư trú của giám đốc HTX 44

Bảng 3.4 Trình độ cao nhất của giám đốc HTX 44

Bảng 3.5 Nghề nghiệp chính của giám đốc HTX trước khi bắt đầu sảnxuất kinh doanh 46

Bảng 3.6 Thời gian hoạt động, vốn và số thành viên HTX phân theongành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh 47

Bảng 3.11 Diễn giải các biến số trong mô hình hồi quy đa biến 58

Bảng 3.12 Mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị sản xuất HTX 58

Bảng 3.13 Mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến lợi nhuận HTX 60

Bảng 3.14 Mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởngđến thu nhập người lao động

62Hình 3.1 Tổng số HTX và HTX nông nghiệp thị xã Phổ Yên 43

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRÍCH YÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên: Nguyễn Hữu Duân Sinh ngày 10/01/1982Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Khóa học: 2017- 2019Cơ quan công tác: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Phú BìnhGiáo viên hướng dẫn: PGS.TS: Dương Văn Sơn

1 Tên đề tài luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã

Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên

2 Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây việc phát triển kinh tế hợp

tác và Hợp tác xã đang là chủ trương quan trọng của Đảng và nhà nước ta,chính vì vậy phát triển hợp tác xã đang được coi là một trong 19 tiêu chí trongChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Chính vì vậy đâylà một mục tiêu đặc biệt quan trọng và không thể thiếu ở khu vực nông thôn,đặc biệt là trong quá trình phấn đấu hoàn thành mục tiêu về đích xây dựngnông thôn mới ở các địa phương Thị xã Phổ Yên cũng rất quan tâm phát triểnkinh tế hợp tác, hợp tác xã trong những năm qua, các xã về đích nông thônmới đều có ít nhất 01 HTX hoạt động có hiệu quả Hiện nay thị xã Phổ Yêncó khoảng trên

50 Hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên không phảiHTX nào thành lập ra cũng đều hoạt động hiệu quả, nhiều HTX được thànhlập chỉ để đủ điều kiện hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới, còn bảnchất là không hề có hoạt động thực sự, nhiều HTX được thành lập một thờigian dài cũng chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh và không có báo cáo tàichính Do vậy sau một thời gian rất nhiều HTX đã phải giải thể hoặc khôngcòn hoạt động Xuất phát từ thực tế đó cần có một công trình nghiên cứu sâu,cụ thể và khoa học về mô hình kinh tế HTX để làm cơ sở thực tiễn, khoa họccho các nhà quản lý có thể tham khảo để đưa ra những chính sách, bước điđúng đắn nhằm đưa mô hình kinh tế HTX phát triển và hiệu quả hơn trongthời gian tới

3 Mục tiêu nghiên cứu

-Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX và HTX sản xuất nông nghiệp

-Đánh giá thực trạng hoạt động, sự phát triển về lượng và chất của cácHTX nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

Trang 10

- Đánh giá những khó khăn, thách thức, rào cản và yếu tố ảnh hưởngđến phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh TháiNguyên.

-Đề xuất các giải pháp phát triển HTX nông nghiệp tại thị xã Phổ Yên,tỉnh Thái Nguyên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến lý luận vàthực tiễn về HTX, kinh tế hợp tác và hoạt động sản xuất kinh doanh của cácHTX nông nghiệp Đối tượng điều tra khảo sát là các HTX nông nghiệp trênđịa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

-Về nội dung: Nghiên cứu vấn đề liên quan đến các hoạt động về tổ chứcquản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, phương thức điều hành và thựctiễn hoạt động của các HTX nông nghiệp

- Về không gian: Toàn bộ các HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã PhổYên, tỉnh Thái Nguyên

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập liên tục các năm 2013 đến2018 Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018 để lấy số liệu đã diễn ra tại các HTX trong năm 2017

5 Cơ sở khoa học của đề tài

- Cơ sở lý luận của đề tài: tập trung nghiên cứu khái niệm, những quyđịnh trong luật của từng giai đoạn phát triển về kinh tế hợp tác, hợp tác xã

- Cơ sở thực tiễn của đề tài: Nêu tình hình hoạt động và phát triển kinh tếhợp tác, hợp tác xã ở một số nước trên thế giới, ở Việt Nam và tỉnh TháiNguyên qua các giai đoạn khác nhau từ đó rút ra được những bài học kinhnghiệp đóng góp trong quá trình nghiên cứu đề tài

6 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, kinh tếhợp tác và hợp tác xã

- Nội dung nghiên cứu:+ Thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã PhổYên, tỉnh Thái Nguyên

+ Đánh giá sự phát triển về lượng và chất của các HTX nông nghiệp trênđịa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

+ Khó khăn, thách thức, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXnông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Trang 11

+ Định hướng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp tại thị xã PhổYên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích số liệu ( Thuthập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp ) Phân tích số liệu bằng phươngpháp thống kê thông qua phần mềm Excel/PivotTable…Sử dụng phương phápphân tích hồi quy đa biến

7 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đề tài nêu được thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bànthị xã Phổ Yên thông qua các phương pháp phân tích, đánh giá, sử lý số liệuđã cho thấy được cái nhìn toàn diện về quá trình phát triển HTX nông nghiệptrên địa bàn thị xã

8 Kết luận và khuyến nghị

Thông qua phân tích đánh giá thực trạng, đề tài đã đưa ra được thực trạngphát triển HTX nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra được nhữngthuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển HTX nông nghiệp Cuối cùng đềtài đưa ra những khuyến nghị với cơ quan chức năng nhằm đưa ra những giảiphát hiệu quả, khoa học để phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian tới /

Phổ Yên, ngày 15 tháng 3 năm 2019

GIAO VIÊN HƯỚNG DẪN

Dương Văn Sơn

HỌC VIÊN

Nguyễn Hữu Duân

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng về phát triển kinh tế hợp tác,HTX, trong những năm qua, nhất là từ khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thihành, khu vực kinh tế hợp tác, HTX đã có sự phát triển cả về lượng và chất.Số HTX gắn với chuỗi giá trị ngày càng tăng và đang trở thành phương thứctổ chức sản xuất phổ biến để tăng quy mô, hiệu quả và phát triển bền vững.Các HTX tham gia tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựngnông thôn mới,… và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong pháttriển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vai trò toàn diện trong phát triển kinhtế xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Hợp tác xã hiện nay được thành lập và hoạt động theo Luật HTX năm2012 là một loại hình kinh tế tập thể rất phổ biến và hoạt động trên nhiều lĩnhvực kinh tế khác nhau Nhìn ra thế giới ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan,Úc,…cho thấy mô hình HTX vẫn đang tỏ ra là loại hình kinh tế hoạt độnghiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng cao trong nền kinhtế.Đặc biệt thông qua Hợp tác xã thì các hộ nông dân, cá nhân, các doanhnghiệp nhỏ có thể dễ dàng hợp tác với nhau, tạo thành sức mạnh tập thể gópphần làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng sức mạnh về nguồn lực để đối phóvới những khó khăn trong nền kinh tế thị trường, giảm các nguy cơ tổnthương rủi ro từ thị trường Chính vì vậy mô hình HTX hiện nay đang chothấy là mô hình có hiệu quả, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển kinh tếhợp tác và HTX là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinhtế xã hội Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo luật HTX đạt hiệu quả thiết thực, pháttriển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất hoặckinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phùhợp với quá trình CNH –HĐH” Như vậy nghị quyết đại hội Đảng toàn quốcrõ ràng đã

Trang 13

làm sáng tỏ một điều rằng: Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ bao cấp hayđổi mới nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng thì HTX vẫn là nềntảng của nền kinh tế bền vững để phát triển.

Thực tế đã cho ta thấy rất rõ phong trào hợp tác hoá ở nước ta trải quanhiều bước thăngtrầm Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động đặc biệt là giaiđoạn xây dựng đất nước thời bình mô hình HTX kiểu cũ đã ngày càng tỏ rakhông phù hợp với yêu cầu lịch sử phát triển kinh tế trong điều kiện mới SốHTX làm ăn có hiệu quả chỉ còn chiếm tỷ lệ thấp, đa số không thích ứng đượcvới nền kinh tế thị trường sôi động, nhạy bén Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là:làm thế nào để mô hình kinh tế hợp tác, HTX thích ứng được với nền kinh tếthị trường, đem lại hiệu quả cho những người trực tiếp tham gia HTX nóiriêngvà góp phần thúc đẩy cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển nói chungđang trở thành một đề tài quan trọng, cần thiết phải nghiên cứu, để tìm ra lờigiải đáp thực sự sáng tạo và mang tính thuyết phục nhất

Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều hợp tác xã hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp được thành lập, các loại hình sản xuất kinh doanhchủ yếu là dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp, Bước đầumột số HTX hoạt động có hiệu quả.Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn có đến 80%số HTX đăng ký kinh doanh hoạt động kém hiệu quả, số HTX yếu kém chiếmtỷ lệ cao Trong đó, đáng lưu ý là còn một số HTX hoạt động mang tính hìnhthức, chưa được củng cố hoặc phải giải thể Tình trạng một số HTX thành lậpmới không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn mà ra đời với mục đích để đượchưởng chính sách vay vốn ưu đãi hoặc đón các chương trình tài trợ của tỉnhcòn khá nhiều Vì thế, khi phải bước vào hạch toán độc lập thì các HTX nàytỏ ra lúng túng và bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng.Nhưng quantrọng hơn là do những thiếu sót khuyết điểm của các cấp uỷ Đảng và Chínhquyền từ Trung ương đến địa phương: nhận thức về vị trí ,vai trò tất yếukhách quan của Kinh tế tập thể mà nòng cốt là kinh tế HTX chưa thốngnhất,việc tuyêntruyền chính

Trang 14

sách của Đảng và Nhà nước, giải thích mô hình HTX kiểu mới chưa đượcquan tâm đúng mức, bộ máy quản lý của Nhà nước đối với các HTX hầu nhưkhông còn; Nhà nước vừa lúng túng vừa buông lỏng trong tổ chức chỉ đạo,chưa làm tốt việc tổ chức thi hành luật HTX, chưa quan tâm đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho HTX;chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để đẩymạnh phát triển các HTX Tâm lý hoài nghi, mặc cảm với mô hình HTXkiểu cũ trong xã hội còn phổ

biến

Chính vì vậy cần có một công trình nghiên cứu sâu, cụ thể và khoa họcvề mô hình kinh tế HTX để làm cơ sở thực tiễn, khoa học cho các nhà quản lýcó thể tham khảo để đưa ra những chính sách, bước đi đúng đắn nhằm đưa mô

hình kinh tế HTX phát triển và hiệu quả hơn nữa Do đó em chọn đề tài"Giải

pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã Phổ yên, tỉnh TháiNguyên”để thực hiện nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

-Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác,HTX và HTX sản xuất nông nghiệp

-Đánh giá thực trạng hoạt động, sự phát triển về lượng và chất của cácHTX nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá những khó khăn, thách thức, rào cản và yếu tố ảnh hưởngđến phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh TháiNguyên

-Đề xuất các giải pháp phát triển HTX nông nghiệp tại thị xã Phổ Yên,tỉnh Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến lý luận vàthực tiễn về HTX, kinh tế hợp tác và hoạt động sản xuất kinh doanh của cácHTX nông nghiệp, bao gồm HTX sản xuất, kinh doanh, chế biến, dịch vụtrong

Trang 15

lĩnh vực nông lâm nghiệp Đối tượng điều tra khảo sát là các HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

-Về nội dung: Nghiên cứu vấn đề liên quan đến các hoạt động về tổchức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, phương thức điều hành vàthực tiễn hoạt động của các HTX nông nghiệp

- Về không gian: Toàn bộ các HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã PhổYên, tỉnh Thái Nguyên

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập liên tục các năm 2013 đến2018 Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018 để lấy số liệu đã diễn ra tạicác HTX trong năm 2017

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1 Những đóng góp mới

Hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu về các HTX nôngnghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Chính vì vậy việc lựachọn đề tài tại một địa bàn mà mô hình phát triển HTX nông nghiệp đang cóxu hướng phát triển và đầu tư mạnh mẽ như hiện nay là cần thiết và mới mẻ.Sẽ giúp cho địa phương cũng như các HTX nông nghiệp hiện nay có nhữnggiải pháp khả thi để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, khắc phục những tồn tại,rào cản hiện nay trong việc phát triển mô hình kinh tế HTX nông nghiệp

4.2 Ý nghĩa khoa học

Phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đề ra các giải pháp có tính khoa học về phát triển HTX nông nghiệptỉnh Thái Nguyên nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong công táctổ chức, điều hành hoạt động của các HTX nông nghiệp trong giai đoạn hiệnnay

Trang 16

4.3.Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài hoành thành sẽ là tài liệu quan trọng cung cấp các thông tin cầnthiết cho các nhà quản lý tại địa phương trong việc đưa ra những chính sáchthúc đẩy Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả hơn nữa

Cung cấp các giải pháp khoa học để cho các HTX nông nghiệp tại địaphương áp dụng vào thực tiễn, giúp giải quyết những khó khăn, rào cản,vướng mắc trong quá trình phát triển

Trang 17

CHƯƠNG 1CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan

1.1.1.1.Phát triển, kinh tế hợp tác, HTX và HTX nông nghiệp1.1.1.1.1 Phát triển

Theo triết học phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận độngtheo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kémhoàn thiện đến hoàn thiện hơn Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ rađời thay thế cái lạc hậu

Theo Raanan Weitz (1995), phát triển được coi là một quá trình pháttriển liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và giúp phân phối côngbằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội

1.1.1.1.2 Kinh tế hợp tác

Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phốihợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh củatừng thành viên với ưu thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn đềcủa sản xuất, kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng và lợi ích của mỗi thành viên

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Kinh tế hợp tác tồn tại ở một số hình thứcchủ yếu, cụ thể:

- Tổ hợp tác: Tổ hợp tác thường có quy mô nhỏ, có nội dung hoạt độnghẹp, đơn mục tiêu, hình thành và hoạt động trên cơ sở hợp tác giản đơn, chưacó tổ chức chặt chẽ, thường có vốn quỹ chung, hoạt động chưa có điều lệ,không phải đăng ký kinh doanh nên chưa phải là pháp nhân kinh tế Các tổhợp tác trong nông nghiệp thường không cố định

- Hợp tác xã: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ, có cơ cấu tổ chức chặtchẽ, có vốn quỹ chung, được cấp đăng ký kinh doanh và có tư cách pháp nhân

Trang 18

Luật HTX nước ta quy định “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do nhữngngười lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sứclập ra theo quy định của pháp luật” Ở nước ta HTX được xem là hình thức cơbản của KTHT.

- Hội (câu lạc bộ) nghề nghiệp: Hội (câu lạc bộ) nghề nghiệp là một hìnhthức hợp tác có phạm vi hoạt động linh hoạt, thường gắn với một loại sảnphẩm trồng trọt, chăn nuôi hay một lĩnh vực hoạt động nào đó (nhu hội sinhvật cảnh, hội làm vướn, hội nuôi ong), song không phải là một tổ chức sảnxuất kinh doanh, không có tư cách pháp nhân Các thành viên tham gia chủyếu là để trao đổi, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm

- Hiệp hội theo sản phẩm hay nhóm sản phẩm: Đây là hình thức hợp táccó phạm vi hoạt động rộng, có thể là phạm vi một xã, một miền hay cả nước.Thành viên của hiệp hội là những chủ thể kinh tế (có thể thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau) tham gia hiệp hội nhằm phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong sảnxuất kinh doanh Hiệp hội có điều lệ hoạt động song không phải là đơn vị sảnxuất kinh doanh

Như vây, mỗi hình thức KTHT nêu trên đều có vị trí, vai trò quan trọngthích hợp trong những điều kiện nhất định mà khi hình thức hợp tác nào có thểthay thế Bất kỳ một sự áp đặt hình thức hợp tác không phù hợp nào cũng đềudẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động và làm suy yếu kinh tế hợp tác

1.1.1.1.3 Hợp tác xã

Theo Liên Minh HTX quốc tế (International Cooperative Alliance- ICA):HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứngcác nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thôngqua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ Đến năm 1995, định nghĩanày đã được hoàn thiện, theo đó HTX thành lập dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp

Trang 19

mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết Theo truyềnthống của những người sáng lập ra HTX, các thành viênHTX tin tưởng vào ýnghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâmchăm sóc người khác”.

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): HTX là sự liên kết của nhữngngười đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kếtnhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng tài sản mà họ cóchuyển giao vào HTX Phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khókhăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụngcác chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chấtvà tinh thần chung,…

Theo Luật HTX năm 1996: HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do nhữngngười lao động có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sứclập ra để phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơncác hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo Luật HTX năm 2003: HTX là đơn vị kinh tế tự chủ do cá nhân, hộgia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, gópsức lập ra theo quy định của Pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể, củatừng thành viên, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinhtế xã hội

Theo Luật Hợp tác xã năm 2012: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thànhlập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạoviệc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tựchịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã

1.1.1.1.4 HTX nông nghiệp

Trang 20

a) Khái niệm

HTX nông nghiệp trước là một tổ chức kinh tế hợp tác của những ngườisản xuất nông nghiệp Được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủnhằm đáp ứng những yêu cầu về dịch vụ đa dạng trong sản xuất nông - lâm -nghiệp và đời sống của chính các thành viêntham gia HTX nông nghiệp có

thể là các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân, ít nhất trên 3 lĩnh vực: Thứnhất, đó là lĩnh vực cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất như phân bón,thuốc trừ sâu,… hợp tác trong khâu làm đất, thuỷ lợi; thứ hai, trong lĩnh vực

giải quyết đầu ra của sản xuất nông nghiệp bao gồm hoạt động thu mua chế

biến đóng gói và tiêu thụ nông sản ở thị trường trong và ngoài nước; thứ ba,

trong lĩnh vực trực tiếp tổ chức sản xuất tập trung trong trồng trọt, chăn nuôi,kể cả nuôi trồng thuỷ sản

b)Phân loại HTX nông nghiệp

Theo Thông tư 09 ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn về hướng dẫn, phân loại và đánh giá HTX hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp, HTX nông nghiệp được chia thành 7 loại, cụ thể:

- Hợp tác xã trồng trọt: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất trồng trọt(trồng cây hàng năm, cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp)và dịch vụ trồng trọt có liên quan; dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống đểnhân giống

- Hợp tác xã chăn nuôi: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất chăn nuôi(trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ chănnuôi có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan

- Hợp tác xã lâm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất lâm nghiệp(trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từrừng không phải gỗ và lâm sản khác) và dịch vụ lâm nghiệp có liên quan

Trang 21

- Hợp tác xã thủy sản: Là hợp tác xã có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản(nuôi trồng thuỷ sản biển, nội địa; sản xuất giống thuỷ sản); khai thác thủy sản(khai thác thủy sản biển và nội địa, bao gồm cả bảo quản thuỷ sản ngay trêntàu đánh cá).

- Hợp tác xã diêm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác muối(khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển,nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, và tinh chếmuối phục vụ cho sản xuất) và dịch vụ có liên quan đến phục vụ khai thácmuối

- Hợp tác xã nước sạch nông thôn: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác,xử lý và cung cấp nước sạch (khai thác nước từ sông, hồ, ao; thu nước mưa;thanh lọc nước để cung cấp; khử muối của nước biển để sản xuất nước như làsản phẩm chính; phân phối nước thông qua đường ống, bằng xe hoặc cácphương tiện khác) cho nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn nông thôn

- Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp: Là hợp tác xã có hoạt động từ hai lĩnhvực hoạt động của các hợp tác xã được phân loại tại các HTX trên trở lên

1.1.2 Vai trò của HTX nông nghiệp trong phát triển nông thôn

a) Kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan, là conđường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân Bởi lẽ, do đặc điểm của sảnxuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi đều là những cơ thể sống chịu ảnh hưởngtrực tiếp của ngoại cảnh như thời tiết thuỷ văn, khí hậu và các sinh vật khác.Cùng với các điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệp gặp không ít khókhăn, trở ngại do tác động của thời tiết, khí hậu và các yếu tố sâu bênh, thúdữ phá

hoại.Từ thời xa xưa các hộ nông dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để hỗ trợ,giúp nhau vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất

Khi nền sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp thì quá trình hợp tácmang tính chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhaunhằm đáp ứng yêu cầu thời vụ hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những

Trang 22

công việc mà từng hộ gia đìng không có khả năng thực hiện hoặc làm riêng rẽthì không có hiệu quả cao Quá trình hợp tác này còn mang đặc điểm tình cảm,tâm lý truyền thống cộng đồng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăntrong sản xuất và đời sống Đặc điểm cơ bản của HTX kiểu này là hợp tác theovụ việc hợp tác ngẫu nhiên, không thường xuyên, chưa tính đến giá trị ngàycông Đây là các hình thức hợp tác xuất hiện từ trước CNTB khi nền nôngnghiệp hàng hoá phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình tái sản xuất ngàycàng tăng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ như dịch vụ về giống, phòng trừsâu bênh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thuỷ lợi,… trong điều kiện này từnghộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu trong quá trình sản xuất sẽ gặp khókhăn hoặc không có khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp kém hơn sovới hợp tác Từ đó nảy sinh nhu cầu hợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tácthường xuyên, ổn định, có tính đến giá trị ngày công, giá trị dịch vụ, dẫn đếnhình thành HTX Như vậy, sự ra đời của HTX trong nông nghiệp là nhu cầukhách quan gắn với quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.

Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển cùng với quá trình phân côngchuyên môn hoá làm nảy sinh cơ các chuyên ngành như sản xuất lương thực,hoa, rau, quả, cây công nghiệp,… Đồng thời cũng xuất hiện nhiều loại hìnhdịch vụ chuyên ngành phục vụ cho nông nghiệp như cung ứng vật tư, vậnchuyển, chế biến tiêu thụ nông sản

Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chế độchính trị, xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế nông dân đều có nhu cầu hợptác từ hình thức giản đơn đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành Lực lượngsản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu hợp tác ngày càng tăng, mối quan hệhợp tác ngày càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và ngày càng phát triểncác hình thức kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn

b) Vai trò của HTX nông nghiệp trong phát triển nông thôn

Ở những nước tư bản, kinh tế HTX có vai trò đặc biệt đối với nông dân.HTX giúp đỡ các chủ trang trại nông dân tồn tại trước những tác động củakinh

Trang 23

tế thị trường và ảnh hưỏng của các tổ chức độc quyền lớn Do vậy ngoài mục tiêu kinh tế, HTX còn là loại hình kinh tế mang tính chất xã hội nhân đạo.

Ở những nước nông nghiệp như nước ta thì HTX nông nghiệp là hìnhthức kinh tế tập thể nông dân vì vậy hoạt động của HTX nông nghiệp có tácđộng to lớn, tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ nông nghiệp nông dân.Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạtđộng sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chấtlượng, các khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuấtcủa hộ nông dân được nâng lên

Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp đượcthực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạođiều kiện hình thành các xã sản xuất tập trung chuyên môn hoá Ví dụ dịch vụlàm đất, dịch vụ tưới nước, dịch vụ bảo vệ thực vật,… đòi hỏi sản xuất của hộnông dân phải được thực hiện thống nhất trên từng cánh đồng và chủng loạigiống, về thời vụ gieo trồng và chăm sóc

HTX là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vìvậy hoạt động của HTX có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dânmột cách có hiệu quả trong một số trường hợp, khi có nhiều tổ chức tham giahoạt động dịch vụ cho hộ nông dân hoạt động của HTX là đối trọng buộc cácđối tượng phải phục vụ tốt cho nông dân

1.1.3.Đặc trưng và quy định của HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012

1.1.3.1 Đặc trưng nổi bật của HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012

Trong Luật HTX năm 2012 làm rõ hơn bản chất mô hình HTX kiểu mớilà việc giải phóng sức lao động, sức sáng tạo, trên cơ sở phân chia lợi ích phùhợp giữa các thành viên Trong hoạt động của HTX kiểu mới thì yếu tố lợi íchcủa các thành viên phải đặt lên hàng đầu, đóng góp của từng thành viên phảiđược nhìn nhận và trả công xứng đáng, như vậy mới đảm bảo việc các thànhviên muốn gia nhập, duy trì và phát triển HTX

Trang 24

Theo Luật HTX năm 2012, các thành viên khi tham gia HTX sẽ đượchưởng rất nhiều lợi ích như: Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên; các thànhviên được vay vốn từ HTX với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn hay được muanguyên liệu sản xuất với giá thấp hơn so với trước khi vào HTX (do HTXđứng ra mua nguyên liệu với số lượng lớn, giá rẻ và bán lại cho các thànhviên); HTX sẽ đứng ra là người đại diện cho các thành viên để giải quyết cácvấn đề như xây dựng thương hiệu, đàm phán gia nhập thị trường, tổ chức lạisản xuất hiệu quả,… đã góp phần hỗ trợ tốt hơn cho cá nhân, hộ gia đình yêntâm, sản xuất, không phải bươn trải một mình như trước.

1.1.3.2 Những quy định mới trong Luật HTX năm 2012

Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013,thay thế Luật Hợp tác xã 2003 Với mục tiêu nhằm khuyến khích và phát triểnmô hình HTX kiểu mới, đồng thời định hướng phát triển các HTX hiện cóhoạt động theo đúng bản chất HTX Hoạt động nhằm mục đích tập trungmang lại lợi ích cho thành viên thông qua việc cam kết cung ứng, tiêu thụ sảnphẩm, dịch vụ, việc làm theo nhu cầu của thành viên So với Luật HTX 2003thì Luật HTX

2012 có những điểm mới cụ thể sau:

- Thứ nhất, Luật HTX 2012 gồm 9 chương, 64 điều (Luật HTX 2003,

gồm10 chương, 52 điều)

- Thứ hai,Luật HTX 2012 đã làm rõ hơn bản chất HTX là tổ chức kinh tế

thuộc thành phần kinh tế tập thể; quản lý dân chủ, tự chịu trách nhiệm, đồngsở hữu HTX; số lượng tối thiểu 7 thành viên mới được thành lập HTX Mặcdù Luật không xác định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp,nhưng xác định HTX thành lập để hợp tác tương trợ nhau trong sản xuất, kinhdoanh HTX vẫn được thành lập doanh nghiệp trực thuộc, nhưng chỉ khác làkhi HTX phát triển đến trình độ cao hơn, có nghĩa là HTX mới thành lập hoặcHTX hoạt động yếu kém thì chưa được thành lập doanh nghiệp trực thuộc.Đối với Liên hiệp HTX, ít nhất 4 HTX mới được thành lập Liên hiệp (thay vìHTX và doanh

Trang 25

nghiệp có nhu cầu là có thể thành lập Liên hiệp HTX như Luật HTX 2003),…Cụ thể, tại Điều 3, Luật HTX năm 2012 định nghĩa:

+ Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách phápnhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫnnhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhucầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng vàdân chủ trong quản lý hợp tác xã

+ Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cáchpháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợlẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chungcủa hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng vàdân chủ trong quản lý Liên hiệp hợp tác xã

+Khi hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thìsẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; doanhnghiệp của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp

- Thứ ba, tại điều 5, Luật HTX năm 2012 về bảo đảm của Nhà nước đối

với HTX, liên hiệp HTX, Luật đã thêm nội dung về “Bảo đảm môi trường sảnxuất, kinh doanh bình đẳng giữa HTX, Liên hiệp HTX với các loại hình doanhnghiệp và tổ chức kinh tế khác”

- Thứ tư, về chính sách sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước (Điều 6), Luật

HTX 2012 đã làm rõ hơn bao gồm 6 danh mục chính sách hỗ trợ; 02 danhmục chính sách ưu đãi chung cho các loại hình HTX; đặc biệt trong lĩnh vựcnông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài các chính sách hỗtrợ, ưu đãi trên, còn được hưởng thêm 5 mục ưu đãi nữa về đầu tư phát triểnkết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động; tín dụng; vốn,giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; những chính sách này sẽ đượcChính phủ quy định cụ thể

Trang 26

- Thứ năm, về điều kiện trở thành thành viên (Điều 13), luật 2012 bổ

sung quy định cá nhân là người nước ngoài đủ điều kiện như công dân Việtnam được tham thành viên HTX

- Thứ sáu, về điều lệ của HTX (Điều 21)Khoản (5) Mức độ thường xuyên

sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ; giá trị tốithiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên sử dụng; thời gian liên tục khôngsử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX nhưng không quá 3 năm, đối với HTXtạo việc làm là không quá 2 năm;Khoản (12) Nội dung hợp đồng dịch vụ giữaHTX với thành viên,.… Khoản(13) việc HTX cung ứng sản phẩm, dịch vụ rathị trường cho từng lĩnh vực, loại hình do Chính phủ quy định,…

- Thứ bảy, về tổ chức của HTX (Điều 29), cơ cấu tổ chức của hợp tác xã,

Liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc(tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát Theo đó, tổ chức của hợptác xã, Liên hiệp hợp tác xã thống nhất chỉ có một mô hình (Luật Hợp tác xã2003, cho phép chọn 1 trong 2 mô hình tổ chức, gồm: một bộ máy vừa quảnlý vừa điều hành - Điều 27; hoặc thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máyđiều hành

- Điều 28)

- Thứ tám, Luật HTX 2012 quy định Hội đồng quản trị HTX, Liên hiệp

hợp tác xã (Điều 35) là cơ quan quản lý hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã dohội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theothể thức bỏ phiếu kín Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượngthành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tốt thiểu là 03 ngườivà tối đa là 15 người Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị tối thiểu là 02 năm, tốiđa là 05

năm

- Thứchín, vềtên gọi một số chức danh trong HTX (Điều 35- 40), Luật

HTX năm 2012 quy định Ban quản trị được đổi thành Hội đồng quản trị; chủnhiệm, phó chủ nhiệm được gọi là giám đốc, phó giám đốc HTX; thànhviênđược gọi chung là thành viên như Liên hiệp HTX

Trang 27

- Thứ mười, về phân phối thu nhập (Điều 46), Luật HTX 20012 quy định,

HTX sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, thu nhập của HTXđược phân bổ như sau: (1) Trích lập quỹ đầu tư phát triển không thấp hơn20%/thu nhập; (2) Trích lập quỹ dự phòng tài chính không thấp hơn 5%/ thunhập Phân chia chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, công sức laođộng đóng góp của thành viên đối với HTX, Liên hiệp HTX phần còn lại chiatheo vốn góp

- Thứ mười một, về tài sản của HTX (Điều 48): Tài sản chung, không

chia cho thành viên trong suốt quá trình hoạt động của HTX bao gồm: quyềnsử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất; khoản trợ cấp, hỗ trợ khônghoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thoản thuận là tài sảnkhông chia; phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hộiquyết định đưa vào tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quyđịnh là tài không chia Xử lý tài sản và vốn của HTX, Liên hiệp HTX khi giảithể được thực hiện tương tư như Luật HTX 2003, riêng tài sản không chia doChính phủ quy định việc xử lý khi HTX, Liên hiệp HTX giải thể

- Thứ mười hai, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, Liên hiệp

HTX là Chủ tịch Hội đồng quản trị.Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền vànhiệm vụ: Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị vàphân công nhiệm vụ cho thành viên hội đồng quản trị; chuẩn bị nội dung,chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp của hội đồng quản trị, đại hội thànhviên; chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và hội đồng quản trị về nhiệmvụ được giao; ký văn bản của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luậtvà điều lệ; thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của LuậtHTX

2012 và điều lệ

- Thứ mười ba, Theo luật HTX năm 2012, việc điều hành hoạt động của

hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, Liênhiệp Hợp tác xã Giám đốc (tổng giám đốc) có quyền và nhiệm vụ: Tổ chức

Trang 28

thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tácxã; thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quảntrị; ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; theo ủyquyền của chủ tịch hội đồng quản trị; trình hội đồng quản trị báo cáo tài chínhhành năm; xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộccủa hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định; tuyểndụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị; thực hiện quyền hạn vànhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệphợp tác xã Trong trường hợp giám đốc (tổng giám đốc) do hợp tác xã, Liênhiệp hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ như quyđịnh trên còn phài thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng laođộng và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồngquản trị,

- Thứ mười bốn, về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của HTX, Liên hiệp

HTX (tại Điều 7), quy định:+ Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏiHTX HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi Liên hiệp HTX “Tựnguyện” là 1 trong những nguyên tắc cơ bản nhất của HTX, Liên hiệp HTX.Tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX, Liên hiệp HTX khi thực sự cónhu cầu hợp tác, có nhu cầu sử dụng dịch vụ của HTX, Liên hiệp HTX vàkhông ai, tổ chức nào có quyền ép buộc Khi tất cả đều tự nguyện thì mọi việcsẽ tốt đẹp hơn

+ HTX, Liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên, HTX thành viên.“Thành viên” là cốt lõi, là đối tác, là khách hàng, là thị trường chính của HTX,Liên hiệp HTX Không có thành viên: không có HTX, Liên hiệp HTX Đốivới HTX, Liên hiệp HTX việc phát triển thành viên là tăng cường nguồn lực(góp vốn), tăng thị trường, bạn hàng (sử dụng dịch vụ, sản phẩm) đây là nềntảng để HTX, liện hiệp HTX phát triển bền vững trong cơ chế thị trường vàhội nhập quốc tế

Trang 29

+ Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngangnhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạtđộng của HTX, Liên hiệp HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời,chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập vànhững nội dung khác theo quy định của điều lệ “Bình đẳng” là bản chất, làgiá trị ưu việt của mô hình HTX Bình đẳng trong quyết định về tổ chức, quảnlý, điều hành, hoạt động, chiến lược, kế họach phát triển và phân phối,…không phụ thuộc vào trình độ, vốn góp, vị trí trong HTX.

+ HTX, Liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động củamình trước pháp luật “Tự chủ, tự chịu trách nhiệm” vừa là quyền, vừa là tráchnhiệm của HTX, Liên hiệp HTX Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc tổ chứccác hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành, nghề gì? chất lượng? hiệu quả? môitrường? trước pháp luật và trước HTX, Liên hiệp HTX, trước các thành viêncủa mình và cộng đồng xã hội

+ Thành viên, HTX thành viên và HTX, Liên hiệp HTX có trách nhiệmthực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ Thunhập của HTX, Liên hiệp HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụngsản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo công sức laođộng đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm “Hợp đồng dịchvụ”Đây là điều không mới so với Luật HTX 2003 nhưng quy định cụ thể hơn,là thành viên phải cam kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, Liên hiệpHTX bằng hợp đồng Hình thức giao kết hợp đồng do điều lệ HTX, Liên hiệpHTX quy định Một khi thành viên có hợp đồng với HTX, Liên hiệp HTX thìtrong đó phải có thỏa thuận về phân phối thu nhập sau khi thực hiện hợpđồng Nhưng ở đây, điểm mới là phân chia lợi nhuận dựa trên mức độ sửdụng dịch vụ của HTX, Liên hiệp HTX Có nghĩa là thành viên nào có doanhthu sử dụng dịch vụ của HTX, Liên hiệp HTX lớn thì được phân phối lợinhuận nhiều hơn

Trang 30

+ HTX, Liên hiệp HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thànhviên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, Liên hiệpHTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX, Liên hiệp HTX “Giáo dục” làhoạt động thường xuyên của mỗi tổ chức Giáo dục đối với thành viên HTX,Liên hiệp HTX tập trung vào thông tin, phổ biến, giới thiệu những giá trị,nguyên tắc và lợi ích của thành viên khi tham gia vào HTX, Liên hiệp HTX;giáo dục tinh thần tự chủ, tự giác, trách nhiệm với HTX, với cộng đồng thànhviên và xã hội,… “Đào tạo” là hoạt động không thể thiếu ở bất cứ tổ chức nào.Đào tạo trong HTX, Liên hiệp HTX tập trung vào đào tạo nâng cao trình độnghiệp vụ, kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhân viên nghiệp vụlàm việc thường xuyên tại HTX, Liên hiệp HTX Đào tạo nghề, nâng cao taynghề cho thành viên,… Đây phải được đưa vào kế hoạch hoạt động hàng nămvà phải có đầu tư về kinh phí cho hoạt động này.

+ HTX, Liên hiệp HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thànhviên, HTX thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTXtrên quy mô địa phương, xã, quốc gia và quốc tế “Chăm lo” cho thành viênlà trách nhiệm của HTX, Liên hiệp HTX Thành viên được đáp ứng càngnhiều các nhu cầu của mình, các quyền lợi của thành viên ngày một nhiều hơnthì thành viên càng gắn bó với HTX, Liên hiệp HTX, HTX cũng sẽ mạnh lên,phát triển bền vững hơn và ngược lại

Hợp tác là bản chất nổi bật của mô hình HTX, Liên hiệp HTX Thực tiễnhơn 200 năm hình thành và phát triển của mô hình HTX cho thấy: đã là HTX,Liên hiệp HTX mà thiếu hợp tác của các thành viên với HTX, giữa HTX vớiHTX thành viên và giữa các thành viên với nhau đều dẫn đến không hiệu quả.Hợp tác có nhiều hình thức khác nhau, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh;hợp tác chia sẻ kinh nghiệm; hợp tác chia sẻ, tương trợ nhau khi gặp khókhăn, rủi ro; hợp tác thông qua việc tham gia liên kết, liên doanh, Liên hiệpHTX trên quy mô khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể củamỗi HTX, mỗi địa phương và từng quốc gia để hợp tác

Trang 31

Nhận dạng HTX: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, tự chủ củanhững người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng những nhu cầu vànguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua hợp tác xãdo chính các thành viên đồng sở hữu và quản lý một cách dân chủ.

Các giá trị của HTX: Các HTX dựa trên những giá trị tự lực, tự chịutrách nhiệm, dân chủ và bình đẳng

Các nguyên tắc hợp tác xã: 7 nguyên tắc tổ chức, hoạt động của HTXgiống như 7 nguyên tắc HTX quốc tế

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tình hình hoạt động và phát triển HTX ở một số nước trên thế giới

1.2.1.1.Tại Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đã trao nhiều quyền hạn hơn cho các HTX cơ sởthông qua 2 chính sách, cụ thể: Chính sách nâng cao quy mô kinh tế cho cácHTX cơ sở để có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nhu cầu của nông dân;

Chính sách hình thành các “HTX cơ sở - doanh nghiệp đa chức năng” Từ đó

các HTX cơ sở đã hoạt động tất cả trên 4 lĩnh vực chính: Cung cấp tín dụng,cung cấp phân bón, cung cấp hóa chất nông nghiệp và cung cấp các dịch vụbảo hiểm

Từ khi thành lập vào năm 1961, Liên đoàn quốc gia hợp tác xã nôngnghiệp Hàn Quốc (NACF) đã tạo ra mạng lưới hợp tác xã từ trung ương đếncơ sở Cho đến nay, hệ thống hợp tác xã ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh, đápứng được nhu cầu ngày càng tăng lên của nông dân về hỗ trợ dịch vụ, làm chủtoàn bộ thị trường và kinh tế nông thôn, từng bước tiến vào các đô thị, tiếntới hội nhập vào nền kinh tế thế giới Hiện tại, Liên đoàn quốc gia hợp tác xãnông nghiệp Hàn Quốc, với gần 1.400 hợp tác xã thành viên, hoạt động rất đadạng, bao gồm từ tiếp thị sản phẩm, chế biến nông sản, cung cấp vật tư vàhàng tiêu dùng, tín dụng và ngân hàng, bảo hiểm, kho tàng, vận tải, khuyếnnông, xuất bản và các dịch vụ hỗ trợ cho 5 triệu nông dân và cộng đồng nôngthôn trong

Trang 32

cả nước Liên đoàn quốc gia hợp tác xã nông nghiệp hiện đang nắm giữ 40%thị phẩn nông sản trong nước và là một ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất HànQuốc Nhằm mở rộng thị trường nông sản, NACF quản lý một mạng lưới dịchvụ vận chuyển nông sản từ cửa nông trại đến người tiêu dùng, giúp ngườinông dân sản xuất theo yêu cầu của thị trường, giảm tối thiểu chi phí lưuthông, hao hụt, thất thoát Liên đoàn quốc gia hợp tác xã nông nghiệp HànQuốc cũng điều hành một hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớnnhất và cạnh tranh mạnh nhất ở đất nước này Liên đoàn quốc gia hợp tác xãnông nghiệp là nơi chịu trách nhiệm cung cấp các vật tư nông nghiệp bảo đảmcho nông dân có đủ vật tư thiết yếu, đúng thời gian, giá rẻ, chất lượng Trongkhâu chế biến, Liên đoàn quốc gia hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc sở hữumột hệ thống hạ tầng và thiết bị hiện đại để chế biến và qua đó làm tăngthêm giá trị cho hàng nông sản Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NACFđiều hành cả hệ thống ngân hàng nông nghiệp và các quỹ tín dụng của hợp tácxã, cung cấp nhiều loại dịch vụ: giao dịch ngânhàng, dịch vụ thẻ tín dụng, tín dụng cho vay, đầu tư, bảohiểm, giao dịch quốc tế,… Hệ thống bảo hiểm của NACF chiếm lĩnh toànbộ thị trường nông thôn

1.2.1.2 Tại Thái Lan

Liên đoàn HTX Thái Lan được thành lập là tổ chức HTX cấp cao quốcgia, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợppháp của các HTXvà thành viêntheo luật định Hiện nay Thái Lan có một sốmô hình HTX tiêu biểu: HTX nông nghiệp và HTX tín dụng HTX nôngnghiệp được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viêntrong các lĩnhvực: Vay vốn, gửi tiền tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, hỗtrợ phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khác Hiện nay, số HTX tham giahoạt động kinhdoanh này chiếm khoảng 39% Để tạo điều kiện cho khu vựcHTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hànhnhiều chính sách thiết thực như chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khíchnông dân nước

Trang 33

này phát triển sản xuất Mục tiêu của chính sách giá cả là đảm bảo chi phí đầuvào trong quá trình sản xuất để có giá bán ổn định cho thị trường, góp phầnlàm ổn định tình hình giá cả nông sản trên thị trường, giữ giá cả trong nướcluôn thấp hơn giá thị trường thế giới, khuyến khích xuất khẩu nông sản Pháttriển chính sách tín dụng, các thành viên có thể vay vốn tín dụng từ các HTXnông nghiệp, các cơ quan chính phủ, các ngân hang thương mại để đầu tư vàosản xuất, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp Từ năm 2002-2004, Chính phủ Thái Lan đã dành 134 tỷ Bạt để cải thiện và phát triển HTX,bao gồm phát triển sản phẩm mới, lai tạo giống, phát triển công nghệ sinhhọc, cải thiện hệ thống thủy loại đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong quá trình tổchức sản

xuất.Các tổ chức tín dụng của Thái Lan đã dành ra 2 tỷ Bạt để khuyến khuyếnkhích thành viên HTX sản xuất kinh doanh, Ngoài ra chính phủ đa thành lậpBộ nông nghiệp và HTX, trong đó có 2 vụ chuyên trách về HTX là Vụ pháttriển HTX và Vụ kiểm toán HTX Vụ Phát triển HTX có vai trò quan trọngtrong việc giúp đỡ các HTX thực hiện chức năng kiểm toán và hướng dẫnnghiệp vụ kế toán trong công tác quản lý tài chính, kế toán HTX Hàng nămliên đoàn HTX Thái Lan đều tổ chức Hội nghị về HTX với sự tham ra của đạidiện các cơ quan của Chính phủ liên quan để tổ chức HTX Sự hỗ trợ, giúp đỡcủa Chính phủ Thái Lan thực sự mang lại hiệu quả rất cao trong việc hoạchđịnh chính sách đối với sự phát triển bền vững của các HTX tại nước nàytrong những năm gần đây

1.2.1.3 Tại Malaysia

Bên cạnh luật HTX, Chính phủ Malaysia đã thành lập Cục Phát triểnHTX với một số hoạt động chính như: Quản lý và giám sát các hoạt hộngHTX; giúp đỡ tài chính và cơ sở hạ tầng để HTX có thể tồn tại hoạt động; xâydựng kế hoạch phát triển HTX, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý và nông dân

Tại Malaysia thì các tổ chức HTX được thành lập từ những năm đầu củathế kỷ thứ XX Hiện nay, loại hình HTX đang là một trong những động lựcthúc

Trang 34

đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước HTX Malaysia Angkasa là tổ chức ấpcao của các HTX Malaysia Angkasa có nhiệm vụ hỗ trợ các HTX thành viênvề phương thức điều hành và quản lý các hoạt động cả HTX bằng cách tư vấn,giáo dục hoặc tổ chức những dịch vụ cần thiết Angkasa có 4.049 HTX cácloại với 4,33 triệu thành viên Sự phát triển vững chắc của các khu vục kinh tếHTX đã thúc đẩy nền kinh tế có bước phát triển mới Năm 1993, Luật HTXra đời, là khuôn khổ pháp lý để các HTX hoạt động, đồng thời xây dựng kếhoạch phát triển và đào tạo cán bộ quản lý HTX Củng cố quyền của xã viêncũng như công tác đào tạo thành viên HTX Luật HTX cũng quy định việckiểm toán nội bộ và xây dựng báo cáo toàn diện của Ban quản trị Đặc biệtchính phủ Malaysia đã thành lập Cục phát triển HTX với một số hoạt độngchính như: QUản trị và giám sát các hoạt động của HTX, Kế hoạch đào tạocán bộ quản lý,…

1.2.2 Tình hình hoạt động và phát triển HTX ở Việt Nam

Thực tiễn cho thấy, phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tácđa dạng trong đó các HTX là nòng cốt, là tất yếu khách quan trong quá trìnhphát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở nước ta Trongđiều kiện cụ thể hiện nay, việc mở rộng mô hình kinh tế hợp tác và HTX kiểumới đang là một trong những hướng cơ bản để giải quyết vấn đề phát triểnkinh tế gắn với các vấn đề xã hội, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu hợp tác của những người sản xuấtnhỏ là rất lớn, rất đa đạng và với nhiều hình thức khác nhau, không giới hạn ởmột địa giới hành chính hay một ngành nghề như trước đây, do đó xu hướngliên kết hợp tác không chỉ thuần tuý là những người nghèo, người ít vốn màcó cả những người lao động có nhiều vốn, có tri thức, kinh nghiệm quản lý.Đồng thời, tham gia vào HTX không chỉ đơn thuần là các cá nhân người laođộng, hộ gia đình, mà còn có cả các tổ chức, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi tự bản thân các HTX, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có nhu cầu hợptác, liên kết lại vì những mục tiêu khác nhau để hình thành các liên hiệp HTXđa dạng

Trang 35

và phát triển các liên hiệp HTX thành những tập đoàn kinh tế mạnh trongtương lai Trên cơ sở những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vềphát triển kinh tế hợp tác và HTX, thời gian qua nhiều địa phương đã tiếnhành củng cố, đổi mới kinh tế HTX đạt được nhiều hiệu quả.

Từ thực tế hoạt động của các HTX có thể ghi nhận những thành công từđó nhân ra diện rộng những nội dung cụ thể như: Về lựa chọn mô hình sảnxuất kinh doanh: Điển hình trong việc lực chọn mô hình hoạt động có hiệuquả phải kể đến các HTX nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh như: HTXnông nghiệp Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức, HTX nông nghiệp Xuân Lộcquận 12 Từ chỗ là HTX nông nghiệp, sau khi có Luật HTX, các HTX này đãbầu Ban quản trị HTX mới, xây dựng điều lệ hoạt động mới và đặc biệt làchuyển hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình mới, cụ thể là tậptrung nuôi bò sữa, cá giống, lợn thịt, trồng cây cảnh; kinh doanh điện, chothuê nhà kho, cửa hàng; làm dịch vụ suất ăn cho các khu công nghiệp, Vớisự linh hoạt trong việc chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh nên HTXkhông ngừng phát triển, doanh thu tăng lên, thành viêncó thu nhập khá, có hộcòn vươn lên giàu

Về công tác đào tạo cán bộ quản lý HTX: Thực tế hoạt động của cácHTX cho thấy cán bộ quản lý HTX đóng vai trò đặc biệt quan trọng Vì vậynhiều tỉnh rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX.Chẳng hạn như: tỉnh An Giang, cán bộ HTX được cử đi đào tạo, tập huấnđược ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền học phí Thành phố Hải Phòng bằngnguồn ngân sách thành phố hỗ trợ cho chủ nhiệm HTX quy mô toàn xãmức lương

200.000/tháng.Về hỗ trợ các HTX: Nhiều tỉnh có những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợHTX phát triển như: cho các HTX vay vốn bằng tín chấp, vay vốn từ cácchương trình, dự án ưu đãi để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cườngnăng lực hoạt động của HTX Tỉnh An Giang quy định HTX đầu tư lắp máysấy được vay vốn tín dụng với lãi suất bằng không, trả chậm trong 3 năm, đầutư xây dựng kho tàng, bến bãi, nhà máy chế biến với lãi suất 0,5%/tháng trong

Trang 36

thời hạn 10 - 15 năm; Nam Định hỗ trợ 40% kinh phí đối với các HTX xâydựng nhà bảo quản lạnh sản phẩm tươi sống; Hà Giang hỗ trợ 50% lãi suấttiền vay cho các HTX với mức vay bình quân 100 triệu đồng/HTX trong vòng3 năm để kiên cố hoá kênh mương thủy lợi và tổ chức các hoạt động dịch vụphục vụ phát triển kinh tế hộ,

Về mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình HTX kiểumới: Thời gian qua các địa phương đã chú trọng xây dựng, tổng kết mô hìnhHTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả để nhân ra diện rộng như mô hình HTXdịch vụ tổng hợp và HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp Ngoài những môhình HTX đó, một số địa phương đã chỉ đạo xây dựng mô hình HTX chuyênngành như HTX chăn nuôi lợn hướng nạc Nam Sách của tỉnh Hải Dương,HTX sản xuất lúa giống Vũ Chính của tỉnh Thái Bình, HTX nuôi trồng thuỷsản Nam Hải của thành phố Hải Phòng Đồng thời các HTX đã rà soát lại cácnội dung và hiệu quả hoạt động, những HTX chuyên khâu như HTX dịch vụđiện, HTX thuỷ nông, đã tổ chức thêm những dịch vụ mới hoặc sáp nhập lạiđể tăng năng lực hoạt động Ở hầu hết các địa phương đã xuất hiện nhiều môhình các HTX làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là mô hình liên doanh liên kết dướinhiều hình thức như liên kết các HTX cùng ngành (HTX nuôi lợn ở Hà Nội,Hà Tây, liên kết thành HTX chăn nuôi lợn hướng nạc), liên kết giữa HTXvới công ty tư nhân (HTX Phước Thiện của Ninh Thuận liên kết sản xuất ngôcao sản cho Thái Lan, HTX của các chủ trang trại Tân Trường của BìnhDương liên kết với nhà máy đường Lam Sơn, HTX Cò Nòi của Sơn La liênkết với công ty mía đường Sơn La, ) Đặc biệt, một mô hình liên kết mớiđang bước đầu được thực hiện ở một số địa phương đó là mô hình liên kết 4nhà như ở HTX Trường Thành của tỉnh An Giang đã tổ chức HTX gồm cácpháp nhân là: một công ty xuất nhập khẩu An Giang, bốn pháp nhân HTX, bapháp nhân là nhà máy xay xát, một pháp nhân là tổ thương lái, nhờ đó HTXđã tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn cho thành viên Đây chính là môhình công nghiệp hoá nông nghiệp điển hình,

Trang 37

gắn sản xuất với chế biến, hoặc HTX nông nghiệp Vạn Hoa của tỉnh Lào Caiđã tập hợp lực lượng gồm: hộ nông dân, nhà khoa học, các doanh nghiệp đặcbiệt là doanh nghiệp nhà nước nhằm hỗ trợ, tổ chức cho thành viên sản xuấtcác mặt hàng rau, 41 hoa quả, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, giáthành hạ thông qua việc chuyển giao cho thành viên HTX các tiến bộ khoahọc kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đồng thời thực hiện các dịch vụ tư vấn, chếbiến, bảo quản nông sản và bao tiêu sản phẩm do thành viên làm ra Hoạtđộng sản xuất kinh doanh dịch vụ của các HTX kiểu mới cũng được đẩy mạnhvà có những bước phát triển Số HTX làm ăn có hiệu quả ngày một tăng, điểnhình là: HTX dịch vụ nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Duy Sơn II của tỉnhQuảng Nam; HTX dịch vụ tổng hợp Văn Yên; HTX Phù Nham của tỉnh YênBái; HTX nông nghiệp Thiệu Hưng của tỉnh Thanh Hoá; HTX Hoà Quang củatỉnh Phú Yên; HTX Bình Phú của Đồng Tháp, Qua thực tế hoạt động củacác HTX kiểu mới tiêu biểu ở các địa phương trong cả nước, có thể rút ra mộtsố kinh nghiệm để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa kinh tế hợp tác và các HTX như sau: Một là phát triển kinh tế HTX phảilấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chính Chỉ khi nào thành viên, người laođộng được chứng minh làm ăn hợp tác có hiệu quả hơn, lúc đó họ mới tựnguyện gắn bó với HTX HTX hoạt động không hiệu quả sẽ không có điềukiện để phát triển, không thể hỗ trợ tốt cho kinh tế thành viêncùng như cónhững tác động tích cực đến cộng đồng Vì vậy, các HTX phải luôn coi trọnghiệu quả kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế làm căn cứ quyết định các hoạt động củamình Hai là, trong đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và HTX cần hết sứccoi trọng các nguyên tắc, giá trị đạo đức của HTX, đặc biệt là nguyên tắc dânchủ, tự nguyện, cùng có lợi của những thành viên tham gia, đồng thời thựchiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực về vốn, đất đai, khoa học kỹthuật, tiếp thị và mở rộng thị trường, cho các HTX Ba là, việc bảo đảm vàphát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bản thân các HTX về kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh là nhân tố chủ yếu tạo

Trang 38

sự chuyển biến tích cực trong các HTX, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng, khắc phục những hạn chế, yếu kém trước đây của kinh tế HTX Bốn là,phát triển vững chắc các HTX kiểu mới, tổng kết thực tiễn và nhân rộngnhững mô hình mới, những điển hình tiên tiến, đồng thời cần đẩy mạnh việcchuyển đổi và hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh đối với các HTX cònlại Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ, nhóm hợp tác giản đơn pháttriển Năm là, tuyên truyền, vận động để thu hút đông đảo sự tham gia của cáchộ kinh tế cá thể tiểu chủ, các cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa, các chủ trangtrại, vào các loại hình kinh tế hợp tác và HTX với nhiều hình thức thích hợptrên cơ sở tôn trọng lợi ích kinh tế riêng của từng hộ, từng thành viên tham giađồng thời không ngừng vun đắp cho lợi ích chung của từng cơ sở kinh tế hợptác, HTX Sáu là, đề cao vai trò và tính chất xã hội của HTX trong việc giảiquyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảmnghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường tình làng nghĩa xóm và đoàn kếtcộng đồng.

1.2.3 Tình hình hoạt động và phát triển HTX ở Thái Nguyên

Năm 2018, toàn tỉnh có 45 tổ hợp tác (THT) và 18 HTX thành lập mới,nâng tổng số THT, HTX lên 7.197 THT và 448 HTX Các đơn vị kinh tế tậpthể hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp, xây dựng, vận tải, tín dụng, thương mại dịch vụ… Mặc dù cònnhiều khó khăn, song về cơ bản, các THT, HTX đã chủ động khắc phục, duytrì hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả Nhằm hỗ trợ kịp thời, liên tục cácHTX, những năm gần đây, Liên minh HTX tỉnh đã triển khai nhiều hoạt độngtư vấn, đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, thành viên HTX Về công tác hỗtrợ tín dụng Năm 2018, quỹ hỗ trợ phát triển HTX (Liên minh HTX tỉnh) đãtiếp nhận, xem xét cho vay và giải ngân số tiền là 15,53 tỷ đồng cho 46 HTX,THT để đầu tư sản xuất kinh doanh Quỹ đang quản lý và phối hợp quản lýnguồn vốn là 41,34 tỷ đồng Nhìn chung, các đơn vị sau khi vay vốn đều sửdụng hiệu quả, đúng mục đích, góp phần cải thiện đáng kể hoạt động sản xuất,kinh doanh

Trang 39

Cuối năm 2018, Liên minh HTX tỉnh đề ra kế hoạch tăng cường các hoạt độnghỗ trợ đối với các THT, HTX, phấn đấu kết nạp thêm từ 20-25 đơn vị thànhviên hàng năm.

1.2.4 Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Hợp tác xã là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trênnhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ pháttriển khác nhau Kinh nghiệm thế giới cho thấy, đến nay HTX vẫn tỏ ra làmôhình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gaygắt Và quan trọng hơn nữa, thông qua các HTX, các hộ nông dân, các doanhnghiệp nhỏ hợp tác với nhau, tăng sức cạnh tranh để đối phó với khó khăn vàtránh các nguy cơ thua lỗ cao trong quá trình hoạt động Đối với các nướckhác nhau, phát triển HTX cũng có những sự khác nhau để phù hợp với điềukiện của từng nước, từng nền kinh tế Các nghiên cứu đã chỉ ra kinh nghiệmphát triển HTX của một số nước như sau:

Vấn đề HTX đã trở thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau Tiêu biểu là những côngtrình đã được công bố của một số tác giả như:

Tác giả: Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ trong nghiên cứu“Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, NXB Chính trị quốcgia, Hà Nội, 2003 Các tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận vàthực tiễn về kinh tế hợp tác, Hợp tác xã; sự cần thiết khách quan phải xâydựng những mô hình HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế nôngnghiệp nông thôn nước ta Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển các môhình kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Tác giả Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã với nghiên cứu: “Đổi mới tổchức và quản lý các HTX trong nông nghiệp, nông thôn”, NXB, Hà Nội, 1999đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh tế hợp tác trongnôngnghiệp, nông thôn Việt Nam; khái quát quá trình phát triển các hình thức

Trang 40

tổ chức và quản lý HTX giai đoạn trước năm 1986 và từ 1986 đến nay Từthực trạng phát triển mô hình tổ chức quản lý các HTX ở nông thôn của mộtsố địa phương tiêu biểu ở miền Bắc, các tác giả cũng đã đưa ra những phươnghướng và giải pháp cụ thể để xây dựng mô hình tổ chức và quản lý có hiệuquả HTX

Tác giả Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng với nghiêncứu; “Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng pháttriển”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2001 đã hệ thống hóa quá trình hình thành,phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam vớinhững thành công và tồn tại, từ đó xây dựng những định hướng và phát triểnphù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ

Tác giả Hồ Văn Vĩnh với nghiên cứu: “Phát triển HTX nông nghiệptrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số8-2005 đã bàn đến những cách thức chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũsang HTX nông nghiệp kiểu mới trên cơ sở quán triệt đường lối đổi mới HTXnông nghiệp của Đảng Tác giả cũng nêu lên mối quan hệ tác động qua lạigiữa HTX nông nghiệp và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên nhâncủa sự khó khăn khi phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ mới và nhữnggiải pháp để tháo gỡ khó khăn này

Như vậy, các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiềucông trình nghiên cứu về mô hình Hợp tác xã và xác định HTX nông nghiệplà tổ chức không thể thiếu ở khu vực nông thôn Ở các nước khác nhau thì môhình HTX cũng có sự khác nhau Tuy nhiên, tựu trung lại HTX nông nghiệpcó những đặc điểm nổi bật như: Tối đa hóa các dịch vụ cho thành viên, đemlại lợi ích cho thành viên và cho cộng đồng, không phải tối đa hóa lợi nhuậncho các nhà đầu tư; HTX không thay thế kinh tế hộ, kinh tế trang trại hay kinhtế tư nhân của người dân mà chủ yếu thực hiện việc cung cấp các dịch vụmang tính hỗ trợ thành viên của mình; Dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, chúý đến chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu mạnh cũng như quảng báthương hiệu

Ngày đăng: 03/10/2019, 09:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w